Xu Ly Nuoc Thai

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Xu Ly Nuoc Thai as PDF for free.

More details

  • Words: 808
  • Pages: 3
BỂ LẮNG SƠ CẤP Để giữ lại các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi cho nước thải vào các bể xử lý sinh học người ta dùng bể lắng sơ cấp. Bể lắng sơ cấp dùng để loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước) và các chất nổi (tỉ trọng nhẹ hơn tỉ trọng của nước). Nếu thiết kế chính xác bể lắng sơ cấp có thể loại được 50 ÷ 70% chất rắn lơ lửng, 25 ÷ 40% BOD của nước thải. Nếu bể lắng sơ cấp được thiết kế như là giai đoạn sửa soạn cho quá trình xử lý sinh học thì các thông số tính toán có thể thay đổi như là thời gian lưu tồn ngắn hơn lưu lượng nạp cho một đơn vị diện tích lớn hơn so với trường hợp bể lắng sơ cấp là phương pháp xử lý duy nhất. Trước khi vào bể lọc sinh học hoặc bể aeroten, hàm lượng chất lơ lửng trong nước không được quá 150mg/l. Thời gian lắng khi đó chọn không dưới 1,5 giờ. Nếu hàm lượng chất lơ lửng cho phép lại trong nước đã lắng trên 150 mg/l (chẳng hạn khi xử lý nước thải ở cánh đồng lọc, cánh đồng tưới) thời gian lắng có thể giảm xuống 0,5 ÷ 1 giờ. Bể lắng sơ cấp có thể có hình chữ nhật hoặc hình trụ tròn, được trang bị thêm thiết bị gạt váng trên bề mặt và cặn dưới đáy bể, các thiết bị này đã được thương mại hóa nên trong giáo trình này không đề cập đến vấn đề tính toán thiết kế.

Phân loại các hiện tượng lắng trong việc xử lý nước thải Loại

Mô tả

Ứng dụng

Lắng từng Xảy ra đối với nước thải có hàm lượng chất rắn lơ Loại bỏ đá, cát trong nước thải. hạt riêng lửng thấp. Các hạt được lắng xuống riêng lẻ, không lẻ xảy ra phản ứng đáng kể nào đối với các hạt lân cận. Tạo bông cặn

Trong quá trình lắng các hạt liên kết lại với nhau Loại bỏ một phần SS ở nước thải hoặc tạo thành bông cặn do đó tăng trọng lượng và chưa xử lý và nước thải sau quá lắng nhanh hơn. trình xử lý sinh học.

Lắng theo Lực tương tác giữa các hạt đủ lớn để ngăn cản các Xảy ra ở bể lắng thứ cấp đặt sau vùng hạt bên cạnh. Mặt phân cách giữa chất lỏng và chất bể xử lý sinh học. rắn xuất hiện ở phía trên khối lắng Nén

Diễn ra khi hàm lượng chất các hạt đủ để tạo nên một cấu trúc nào đó và các hạt này phải được đưa lên tục vào cấu trúc đó.

Diễn ra ở đáy của các bể lắng thứ cấp và trong các thiết bị cô bùn.

Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991 Các số liệu tham khảo để thiết kế bể lắng sơ cấp

Thông số

Giá trị Khoảng biến thiên

Thông dụng

1,5 ÷ 2,5

2,0

Bể lắng sơ cấp đi trước các hệ thống xử lý khác Thời gian lưu tồn (giờ) Lưu lượng gal/ft2.d •

Trung bình

800 ÷ 1200



Tối đa

2000 ÷ 3000

2500

10000 ÷ 40000

20000

1,5 ÷ 2,5

2

Lưu lượng qua băng phân phối nước gal/ft.d Bể lắng sơ cấp có hoàn lưu bùn hoạt tính Thời gian lưu tồn (giờ) Lưu lượng gal/ft2.d •

Trung bình



Tối đa

Lưu lượng qua băng phân phối nước gal/ft.d

600 ÷ 800 1200 ÷ 1700

1500

10000 ÷ 40000

20000

Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991 Chú ý: gal/ft2.d × 0,0407 = m3/m2.d gal/ft.d × 0,0124 = m3/m.d

Các số liệu tham khảo để thiết kế bể lắng sơ cấp hình chữ nhật và trụ tròn

Thông số

Giá trị Khoảng biến thiên

Giá trị thông dụng

Hình chữ nhật •

Sâu(ft)

10 ÷ 15

12



Dài(ft)

50 ÷ 300

80 ÷ 130



Rộng(ft)

10 ÷ 80

16 ÷ 32



Vận tốc thiết bị gạt váng và cặn (ft/min)

2÷4

3

Hình trụ tròn •

Sâu(ft)

10 ÷ 15

12



Đường kính (ft)

10 ÷ 200

40 ÷ 150



Độ dốc của đáy (in/ft)

0,75 ÷ 2

1



Vận tốc thiết bị gạt váng và cặn (ft/min)

0,02 ÷ 0,05

0,03

Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991 Chú ý : ft × 0,3048 = m in/ft × 83,333 = mm/m

Xem sơ đồ và hình bể lắng (lưu ý: file lớn, bạn phải chờ lâu)

[Phaàn 1] [Phaàn 2] [Phaàn 3] [Phaàn 4] [Phaàn 5] [Phaàn 6] [Phaàn 7]

© Lê Hoàng Việt - Trung Tâm Năng Lượng Mới

Related Documents