Web1-kncb

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Web1-kncb as PDF for free.

More details

  • Words: 2,835
  • Pages: 5
Bài giảng Thiết kế Web 1

Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Internet Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên phạm vi toàn cầu dựa trên giao thức TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin, cung cấp các dịch vụ mua bán, truyền dữ liệu, thư điện tử,... một cách thuận tiện và nhanh chóng. Internet được thiết lập vào năm 1983 và không ngừng phát triển nhờ có nhiều người sử dụng sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho mọi người cùng sử dụng, nhờ công nghệ cho các máy chủ ngày càng cải tiến và nguồn thông tin trên mạng ngày càng phong phú. Internet có hàng trăm triệu người sử dụng nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó. Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo, các doanh nghiệp và hàng triệu người trên thế giới. Hiệp hội Internet (Internet Socity- ISOC) là một hiệp hội tự nguyện có mục đích phát triển khả năng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ Internet. Hiệp hội bầu ra Uỷ ban kiến trúc mạng (Internet Architecture Board - IAB). Ban này có trách nhiệm đưa ra các hướng dẫn về kỹ thuật cũng như phương hướng để phát triển Internet. IAB họp định kỳ để bàn về các vấn đề như các chuẩn, cách phân chia tài nguyên, địa chỉ,... Mọi người trên Internet thể hiện nguyện vọng của mình thông qua uỷ ban kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force - IETF). IETF cũng là một tổ chức tự nguyện, có mục đích thảo luận về các vấn đề kỹ thuật và sự hoạt động của Internet. Nếu một vấn đề được coi trọng, IETF lập một nhóm kỹ thuật để nghiên cứu vấn đề này. Trung tâm thông tin mạng (Network Information Center-NIC) gồm có nhiều trung tâm khu vực như APNIC (Châu Á - Thái Bình Dương). NIC chịu trách nhiệm phân tên và địa chỉ cho các mạng máy tính nối vào Internet. Người dùng trong Internet hình dung Internet làm một mạng thống nhất và bất kỳ hai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất. Hình vẽ sau mô tả kiến trúc tổng thể của Internet.

Hình 1.1. Kiến trúc tổng quát của mạng Internet. Các máy tính trong Internet hoạt động và trao đổi với nhau được là do chúng cùng sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Bộ giao thức TCP/IP là tập hợp các quy định về khuôn dạng dữ liệu và phương thức truyền dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng. Mỗi máy tính khi tham gia vào Internet phải có một địa chỉ duy nhất, được gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một số 32 bit chia thành nhóm 4 số 8 bit (từ 0 đến 255), các số cách nhau bởi dấu chấm, ví dụ 203.162.0.181, 192.168.1.2 (địa chỉ trong mạng cục bộ LAN),…

Vũ Chí Hiếu – GV Trường CĐSP Gia Lai

1

Bài giảng Thiết kế Web 1

Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Để dễ dàng hơn trong việc nhớ các địa chỉ IP, người ta sử dụng tên miền (domain). Mỗi tên miền được ánh xạ một-một với một địa chỉ IP. Mỗi tên miền có thể gồm nhiều trường phân cách nhau bởi dấu chấm. Ví dụ tên miền edu.net.vn ứng với địa chỉ IP là 222.255.2.57. Trên Internet có một số máy chủ DNS (Domain Name Server) thực hiện chuyển đổi giữa địa chỉ IP và tên miền. Khi có một tên miền mới được đăng ký (cùng với một địa chỉ IP), thông tin này sẽ được cập nhật trên tất cả các máy chủ DNS trên Internet. Các dịch vụ cơ bản của Internet: • Thư điện tử (E-mail): là dịch vụ gửi/nhận thư trên Internet

• World Wide Web (WWW): dịch vụ cung cấp thông tin đa phương tiện dạng siêu văn bản •

File Transfer Protocol (FTP): dịch vụ truyền file trên Internet

• Tán gẫu (Chat): nói chuyện trên Internet • • • •

Làm việc từ xa (Telnet) Gọi điện thoại qua Internet (NetPhone) Thương mại điện tử (E-commerce) Các dịch vụ khác (Gopher, Giải trí…)

2. World Wide Web (WWW) 2.1. WWW là gì? WWW là thường được gọi là Web, là một dịch vụ trên Internet. WWW được phát minh năm 1989 bởi Tim Berners Lee, đây là dịch vụ phân tán cung cấp thông tin đa phương tiện (multimedia) dưới dạng siêu văn bản. Thông tin có thể được đặt trên nhiều máy chủ trên khắp thế giới (phân tán), có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, video (đa phương tiện), được cung cấp theo kỹ thuật siêu văn bản (hypertext). Tất cả các máy tính trên Web đều có thể giao tiếp với nhau sử dụng chuẩn giao tiếp HTTP.

2.2. WWW hoạt động như thế nào? Thông tin Web được lưu trữ trong những tài liệu gọi là trang Web (Web page). Trang Web được lưu trữ trên một máy tính gọi là máy chủ (host), máy chủ cài đặt một chương trình gọi là Web server. Máy tính dùng để đọc trang Web gọi là máy khách (Web client). Máy khách xem trang web bằng một chương trình gọi là trình duyệt Web (Web browser). Một số trình duyệt web thông dụng: Internet Explorer, Mozilla Firefox, Opera,… Trình duyệt tải một trang web từ server bởi một yêu cầu HTTP (request), yêu cầu thường là một địa chỉ trang (page address). Ví dụ một địa chỉ trang: http://www.someone.com/page.htm

Hình 1.2. Hoạt động của Web Tất cả các trang web đều chứa các chỉ thị quy định cách thức trình bày trên trình duyệt, hầu hết các chỉ thị trình bày là các thẻ HTML. Trình duyệt trình bày trang bằng cách đọc các chỉ thị đó. Vũ Chí Hiếu – GV Trường CĐSP Gia Lai

2

Bài giảng Thiết kế Web 1

Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN

W3C (World Wide Web Consortium) là tổ chức đưa ra các chuẩn Web. Các chuẩn Web cơ bản là HTML, CSS và XML. Chuẩn HTML mới nhất là XHTML 1.0.

2.3. HTML (Hypertext Markup Language) HTML là ngôn ngữ của Web, mỗi nhà phát triển Web phải có sự hiểu biết cơ bản về nó. HTML sử dụng các thẻ đánh dấu (markup tags) để định nghĩa nội dung và cách trình bày trên trang Web. Ví dụ: Thẻ

định nghĩa một tiêu đề lớn, và

định nghĩa một đoạn.

2.4. CSS (Cascading Style Sheets) Kiểu dáng (styles) định nghĩa cách hiển thị của các phần tử HTML. CSS giúp thuận lợi trong việc thống nhất định dạng của toàn Website. Khi lưu kiểu dáng ở tập tin ngoài, bạn có thể thay đổi kiểu dáng và hình thức của tất cả các trang trong Website bằng cách thay đổi một file CSS.

2.5. JavaScript - Client Side Scripting JavaScript là ngôn ngữ kịch bản phía client. JavaScript sử dụng để "lập trình" cho trình duyệt, giúp hiển thị nội dung trang web theo nhiều cách hơn. Ví dụ một câu lệnh JavaScript: document.write("

" + date + "

") dùng để viết nội dung văn bản từ một biến ra trang HTML. Một số ngôn ngữ kịch bản phía client: JavaScript, VBScript

2.6. XML - Extensible Markup Language XML không phải là sự thay thế cho HTML. XML được sử dụng để mô tả và truyền dữ liệu, trong khi HTML được dùng để trình bày dữ liệu. XML và một số chuẩn XML khác đang nhanh chóng trở thành công cụ phổ biến nhất để truyền dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và khai phá dữ liệu.

2.7. Server Side Scripting Server-side scripting (kịch bản phía server) dùng để “lập trình” cho Web server, thường dùng để tạo nên các trang Web động. Một số ngôn ngữ kịch bản phía server: PHP, ASP, ASP.NET, JSP, PERL,…

3. Một số điều chú ý khi thiết kế website Thiết kế Web (Web Design) cần nhiều ý tưởng và kế hoạch thận trọng hơn bạn nghĩ. Điều quan trọng nhất là phải HIỂU ĐỌC GIẢ CỦA BẠN.

3.1. Giữ chân đọc giả Đọc giả thông thường chỉ xem lướt qua, nếu nghĩ rằng họ sẽ đọc hết toàn bộ nội dung trang web thì bạn đã nhầm. Không cần biết bạn đưa thông tin hữu ích gì lên trang web, đọc giả chỉ dành một vài giây để lướt qua trước khi họ quyết định bỏ đi hay ở lại. Nếu muốn đọc giả xem nội dung trang web, bạn phải tạo được thiện cảm từ dòng tiêu đề đầu tiên của trang. Sau đó bạn nên giữ họ lại bằng những dòng mô tả ngắn và những tiêu đề thú vị ngay sau đó. Quan trọng nhất vẫn là nội dung trang web phải thật sự cần thiết và bổ ích.

3.2. Nội dung vừa đủ Cố gắng gọt giũa các câu văn, các đoạn, các chương, các trang ngắn gọn nhất có thể. Nên sử dụng khoảng cách rộng giữa các đoạn và chương. Những trang có quá nhiều văn bản sẽ làm cho đọc giả cảm thấy mệt mỏi. Không nên đặt quá nhiều nội dung trên một trang. Nếu có nhiều thứ muốn trình bày, bạn hãy chia thông tin nhỏ ra và đặt ở nhiều trang. Đừng hy vọng rằng đọc giả nào cũng cuộn xuống đến cuối trang để xem hết nội dung với hàng ngàn từ.

3.3. Sự điều hướng (Navigation) Cố gắng tạo một cấu trúc điều hướng phổ biến như các trang web khác hay dùng. Nên sử dụng ít liên kết trong nội dung. Không nên sử dụng liên kết để đưa người dùng đến một trang ngẫu nhiên nào Vũ Chí Hiếu – GV Trường CĐSP Gia Lai

3

Bài giảng Thiết kế Web 1

Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN

đó, điều này sẽ làm cho người dùng có cảm giác cấu trúc điều hướng trang web của bạn không nhất quán. Nếu phải sử dụng liên kết, nên thêm chúng vào cuối của trang hoặc menu điều hướng của trang. Đừng bao giờ đưa đọc giả đến đường cụt (không có liên kết quay trở lại các trang khác).

3.4. Tốc độ download Lỗi phổ biến của các nhà thiết kế web là phát triển site trên máy cục bộ và truy xuất dữ liệu trực tiếp, hoặc phát triển site trên một kết nối Internet tốc độ cao. Đôi khi các nhà phát triển không quan tâm đến thực tế rằng các trang web của họ phải mất nhiều thời gian để tải về. Hầu hết những người viếng thăm web sẽ bỏ qua một trang web mất nhiều hơn 7 giây để tải về. Trước khi xuất bản các trang có nội dung “nặng”, bạn nên kiểm tra qua một kết nối tốc độ chậm. Nếu trang web mất nhiều thời gian để tải về, bạn nên cân nhắc đến việc bỏ đi một vài hình ảnh hoặc nội dung đa phương tiện.

3.5. Lắng nghe phản hồi Thông tin phản hồi từ đọc giả là rất quan trọng. Những người viếng thăm trang web của bạn chính là “khách hàng”. Họ sẽ cung cấp cho bạn những suy xét quan trọng, hoặc những lời khuyên bổ ích. Nếu có thể, hãy tạo điều kiện tốt nhất để đọc giả phản hồi bất cứ lúc nào.

3.6. Thực trạng của đọc giả Đọc giả của bạn sẽ sử dụng phần cứng và phần mềm khác nhau, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến điều này khi thiết kế website. 3.6.1. Màn hình Không phải đọc giả nào cũng dùng cùng một loại màn hình. Nếu thiết kế trang web hiển thị trên màn hình có độ phân giải 1024x768, một vài đọc giả có màn hình với độ phân giải thấp hơn (như 640x480) có thể sẽ hiển thị trang web không như mong muốn. Một cách sáng suốt khi bố trí trang web thiết đặt kích cỡ thay đổi theo độ phân giải màn hình. 3.6.2. Trình duyệt Cả hai trình duyệt Internet lớn (Netscape và Microsoft) đều có những đặc trưng và quy cách riêng mà bạn phải cân nhắc kỹ khi thiết kế trang web. Các trình duyệt phổ biến nhất hiện nay là Microsoft Internet Explorer và Mozilla Firefox. Khi thiết kế web, bạn nên kiểm tra chúng hiển thị như thế nào trên các trình duyệt này. Ngoài ra, một vài đọc giả có thể sử dụng các trình duyệt thuần văn bản, như Lynx, hoặc họ có thể duyệt web từ một dịch vụ online như AOL, CompuServe hoặc Prodigy. Một vài trình duyệt khác có thể không hiển thị trang web như bạn mong đợi. Khi thiết kế trang web, bạn nên sử dụng HTML (hoặc XHTML) một cách chính xác và hợp chuẩn. Điều này sẽ giúp cho trình duyệt hiển thị trang web của bạn như mong muốn. 3.6.3. Plug-Ins Một vài phần tử trong trang web (như âm thanh, video hoặc các nội dung đa phương tiện khác) có thể cần sử dụng thêm các chương trình riêng biệt (ứng dụng trợ giúp hay plug-ins). Không nên sử dụng các phần tử như thế trừ khi bạn chắc chắc đọc giả có thể truy cập các phần mềm cần thiết để hiển thị chúng.

4. Một số thuật ngữ TCP/IP: Tập hợp các giao thức truyền thông khác nhau trên cơ sở hai giao thức nguyên bản là TCP và IP. TCP (Transmission Control Protocol) sử dụng để truyền dữ liệu từ một ứng dụng đến một mạng. TCP có trách nhiệm chia nhỏ dữ liệu thành các gói IP trước khi gửi, và lắp ráp các gói khi chúng đến nơi. IP (Internet Protocol) sử dụng để giao tiếp giữa các máy tính. IP có trách nhiệm gửi và nhận các gói dữ liệu qua Internet. Vũ Chí Hiếu – GV Trường CĐSP Gia Lai

4

Bài giảng Thiết kế Web 1

Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN

HTTP (Hyper Text Transfer Protocol) đảm bảo giao tiếp giữa máy chủ web và trình duyệt web. HTTP sử dụng để gửi các yêu cầu từ máy khách (một trình duyệt) đến máy chủ web, trả về nội dung (trang web) từ máy chủ đến máy khách. HTTPS (Secure HTTP) đảm bảo giao tiếp giữa máy chủ web và trình duyệt web. HTTPS thường quản lý các giao dịch thẻ dịch vụ và các dữ liệu dễ bị hỏng khác. SSL (Secure Sockets Layer) sử dụng để mã hóa dữ liệu cho việc truyền an toàn hơn. SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) sử dụng để truyền các thư điện tử. MIME (Multi-purpose Internet Mail Extensions) cho phép SMTP truyền các file đa phương tiện bao gồm âm thanh, và các dữ liệu nhị phân qua mạng TCP/IP. IMAP (Internet Message Access Protocol) sử dụng để lưu trữ và nhận thư điện tử. POP (Post Office Protocol) sử dụng để tải thư điện tử từ một máy chủ thư (Email server) về một máy tính cá nhân. FTP (File Transfer Protocol) giao thức truyền file giữa các máy tính. NTP (Network Time Protocol) sử dụng để đồng bộ thời gian (đồng hồ) giữa các máy tính. DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) sử dụng để cấp phát địa chỉ IP động cho một máy tính trên mạng. SNMP (Simple Network Management Protocol) sử dụng để quản trị các mạng máy tính. LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) sử dụng để tập hợp thông tin về người dùng và địa chỉ email từ Internet. ICMP (Internet Control Message Protocol) dùng để điều khiển lỗi trên mạng. ARP (Address Resolution Protocol) được sử dụng bởi IP để tìm địa chỉ phần cứng của card mạng máy tính dựa trên địa chỉ IP. RARP (Reverse Address Resolution Protocol) sử dụng bởi IP để tìm địa chỉ IP dựa trên địa chỉ phần cứng của một card mạng máy tính. BOOTP (Boot Protocol) sử dụng để khởi động máy tính từ mạng. PPTP (Point to Point Tunneling Protocol) sử dụng để thiết đặt kết nối giữa các mạng riêng.

BÀI TẬP 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Internet 2. Lịch sử hình thành WWW và đặc điểm các chuẩn liên quan (HTML, CSS, XML) 3. Lịch sử hình thành và so sánh các trình duyệt web phổ biến (Nescape Navigator, Internet Explorer, Firefox, Opera,…) 4. Sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet 5. Sử dụng dịch vụ email (Gmail, Yahoo!Mail)

Vũ Chí Hiếu – GV Trường CĐSP Gia Lai

5