Triz-trac

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Triz-trac as PDF for free.

More details

  • Words: 4,163
  • Pages: 6
TRIZ – PHƯƠNG PHÁP LUẬN MẠNH MẼ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MỘT CÁCH SÁNG TẠO [10/01/2007 - Tác giả: trannguyenphong - TrizVietnam.com - Câu lạc bộ học viên Phương Pháp Luận Sáng Tạo]

Tất cả các loại dự án thường đạt đến một điểm đích, nơi có càng nhiều sự phân tích được thực hiện thì càng tốt, nhưng cách thức để đạt tới thì vẫn không rõ ràng. Tiến trình dường như bị khóa lại, và nếu như nhóm thực hiện dự án có ý định hướng về phía trước, thì ắt phải phát triển những giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề đối mặt. Bạn đã biết về các kỹ thuật như phương pháp não công chẳng hạn, nó có thể hữu ích trong tình huống này. Tuy nhiên, phụ thuộc vào khả năng trực giác và kiến thức của các thành viên trong nhóm, hướng giải quyết này sẽ có xu hướng đưa ra các kết quả không thể dự đoán trước và không thể lặp lại được. Hơn nữa, sẽ có một lượng lớn các giải pháp bị bỏ qua, đơn giản là do chúng nằm ngoài hiểu biết của nhóm thực hiện dự án. TRIZ là một phương pháp luận giải quyết vấn đề dựa trên logic, dữ liệu và quá trình nghiên cứu, không phải bằng trực giác. Nó vạch ra trong kiến thức từng trãi và tính khéo léo của hàng ngàn kỹ sư nhằm gia tăng khả năng của nhóm thực hiện dự án để giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Chẳng hạn như, TRIZ có thể lặp lại, có thể dự đoán trước và rất đáng tin cậy đối với tiến trình giải quyết vấn đề mà hướng giải quyết của nó có cấu trúc và giải thuật đàng hoàng. Về TRIZ “TRIZ” là từ viết tắt (từ tiếng Nga) có nghĩa là “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế”. G.S Altshuller và các đồng nghiệp ổ Liên Xô trước đây đã phát triển thành phương pháp vào giữa năm 1946 và 1985. TRIZ là một khoa học quốc tế về sáng tạo dựa vào những nghiên cứu về các mô hình của các bài toán và giải thuật, chứ không phải vào khả năng sáng tạo tự phát và trực giác của các cá nhân hay các nhóm người. Có hơn 3 triệu bằng sáng chế đã được phân tích để khám phá ra các mô hình nhằm dự đoán ra các giải pháp đột phá để giải quyết vấn đề. Và tất cả các giải pháp đó đã được hệ thống hóa thành TRIZ. TRIZ đã được truyền bá thành ứng dụng hợp nhất thông qua một số hướng đi tương đương – nó càng trở nên thông dụng trong các tiến trình 6 Sigma, trong quản lý dự án, các hệ quản lý rủi ro, và trong các đề xuất đổi mới mang tính tổ chức. Các giải pháp tổng quát hóa Các nghiên cứu về TRIZ bắt đầu bằng giả thuyết rằng có các nguyên tắc phổ biến của sáng tạo mà chúng là nền tảng của sự đổi mới mang tính sáng tạo, và phát triển các kỹ thuật. Ý tưởng đưa ra là nếu như các nguyên tắc này có thể được đồng nhất hóa và hệ thống hóa thì chúng có thể đem dạy cho mọi người để tạo ra quá trình sáng tạo một cách thiết thực hơn. Nói tóm lại là: “Một ai đó ở một nơi nào đó đã giải quyết vấn đề này (hoặc một vấn đề khác tương tự). Ngày nay, sự sáng tạo bao gồm việc tìm ra giải pháp đó và hiệu chỉnh cho nó phù hợp với vấn đề riêng biệt này”. Ba sự nhận biết cơ bản trong 65 năm nghiên cứu là: 1. Các vấn đề và các giải pháp được lặp lại trong các ngành công nghiệp và các ngành khoa học. Bằng cách phân loại “các mâu thuẫn” trong từng vấn đề, bạn có thể dự đoán các giải pháp sáng tạo tốt để giải quyết vấn đề. 2. Các mô hình của quá trình tiến hóa kỹ thuật có xu hướng được lặp lại trong các ngành công nghiệp và các ngành khoa học. 3. Sự đổi mới sáng tạo thường dùng các hiệu ứng khoa học nằm ngoài phạm vi mà chúng phát triển. Có rất nhiều thực tiễn rèn luyện của TRIZ bao gồm việc nghiên cứu các mô hình giải

quyết vấn đề được lặp lại này, các mô hình tiến hóa kỹ thuật và các giải pháp dùng các hiệu ứng khoa học và rồi ứng dụng các mô hình TRIZ tồng quát này vào trong từng tình huống riêng biệt gặp phải. Hình 1 dưới đây diễn tả sinh động tiến trình này. Các mũi tên thể hiện phép biến đổi từ một phát biểu có hệ thống của vấn đề hay giải pháp này thành cái khác. Mũi tên màu xám thể hiện sự phân tích của các vấn đề hay ứng dụng giải tích thuộc cơ sở dữ liệu của TRIZ. Mũi tên màu tía thể hiện bước suy nghĩ bằng phương pháp tương tự hay loại suy để phát triển thành giải pháp cá biệt. Ở đây, bạn có vấn đề cá biệt phải đối mặt, và tổng quát hóa nó thành một trong những vấn đề tổng quát của TRIZ. Từ các vấn đề tổng quát của TRIZ, bạn nhận ra các giải pháp của TRIZ đối với các vấn đề tổng quát đó, và rồi từ đó bạn thấy được cách áp dụng chúng để giải quyết vấn đề cá biệt mà bạn gặp phải. Ví dụ Một chứng minh mãnh mẽ của phương pháp này đã được tìm thấy trong công nghiệp dược khoa. Theo sơ đồ hình 1, vấn đề cá biệt như sau: có một quá trình quan trọng cần phá vỡ các mãnh tế bào thành các tế bào vi khuẩn để cho các hoocmon bên trong tế bào có thể tích trữ. Một giải pháp cơ học nhằm phá vỡ các thành tế bào đã thỉnh thoảng được ứng dụng ở một tỷ lệ trung bình, nhưng hiệu suất chỉ đạt 80%, và không ổn định. Người ta đang cần nâng cao hiệu suất và các giải pháp có tỷ lệ cao hơn. Vấn đề tổng quát trong TRIZ ở mức độ cao nhất là tìm cách cho ra các sản phẩm mà không có tổn phí, với hiệu suất 100%, không làm tăng tính phức tạp. Một trong những mô hình của tiến hóa kỹ thuật mà TRIZ nhận ra là năng lượng (ở các trường khác nhau) sẽ thay thế vật thể (thiết bị cơ học). Ví dụ, xem xét việc dùng tia laser thay thế cho dao mổ trong phẫu thuật mắt. Trong trường hợp này, sóng siêu âm có thể được dùng để phá vỡ các thành tế bào, hoặc một loại enzym có thể được dùng để “tiêu hóa” nó (năng lượng hóa học). Giải pháp này có vẻ rất tổng quát, nhưng nó chỉ dẫn các nhà nghiên cứu dược khoa phân tích tất cả các phương sách có thể nhằm để giải quyết vấn đề (các tế bào, các thành tế bào, dung dịch chứa chúng, sự vận động của dung dịch đó, điều kiện thuận lợi cho tiến trình, v.v...) và họ kết luận rằng có 3 giải pháp giàu khả thi để giải quyết vấn đề của mình: 1. Các thành tế bào có thể phá vỡ bằng cách dùng sóng âm thanh (từ mô hình tiến hóa của việc thay thế các phương tiện cơ học bằng các trường). 2. Các thành tế bào có thể phá vỡ bằng cách cắt, khi chúng có điều kiện thực thi thuận lợi (dùng phương thức hệ thống tồn tại trong những cách khác nhau). 3. Một loại enzym trong dung dịch có thể “tiêu hóa” các thành tế bào và giải phóng hàm lượng ở thời điểm mong muốn. Cả 3 phương pháp trên đều được thử nghiệm thành công. Phương pháp có chi phí tối thiểi, năng suất cao nhất đã sớm đưa vào thực hiện. Đúc kết ra các loại mâu thuẫn Một trong những khái niệm cơ sở sau TRIZ là rằng gốc gác của nhiều vấn đề là ở mâu thuẫn cơ bản gây nên nó. Trong nhiều trường hợp, cách thức đáng tin cậy trong việc giải quyết vấn đề là rút ra được các mâu thuẫn này. TRIZ nhận ra 2 loại mâu thuẫn: 1. Mâu thuẫn kỹ thuật được phát hiện trong các ngành kỹ thuật cổ điển “phi thương mại”. Trạng thái mong muốn không thể đạt được bởi vì một yếu tố khác trong hệ thống ngăn cản nó. Nói cách khác, khi một yếu tố này trở nên tốt hơn thì yếu tố khác tự động trở nên xẩu đi. Các ví dụ cổ điển bao gồm:

- Sản phẩm trở nên bền vững hơn (tốt), nhưng trọng lượng thì tăng (xấu). - Dịch vụ phù hợp với từng khách hàng (tốt), nhưng hệ thống phân phối dịch vụ trở nên phức tạp hơn (xấu) - Sự huần luyện thì bảo đảm lĩnh hội nhanh (tốt), nhưng làm cho nhân công tránh xa khỏi việc được giao (xầu). 2. Mâu thuẫn vật lý, cũng được gọi là mâu thuẫn “cố hữu”, là các tình huống mà trong đó một vật hay một hệ thống dung chứa sự trái ngược, các đòi hỏi trái ngược nhau. Có rất nhiều các thí dụ trong đời sống hằng ngày: - Phần mềm nên phức tạp (để có nhiều tình năng), nhưng nên đơn giản (để dễ sử dụng). - Cà phê nên nóng để tạo hứng thú trong thưởng thức, nhưng nên nguội để tránh gây bỏng cho khách hàng. - Sự huấn luyện nên cần thời gian dài (để hoàn hảo), nhưng không nên tiêu phí thời gian. Ví dụ Các nhiều điều hành nông trại sản xuất bơ sữa không thể làm khô phân bò để dùng như phân do chi phí năng lượng tăng. Họ đang đối mặt với mâu thuẫn kỹ thuật giữa làm khô phân bò (tốt) và giá cả (xấu). TRIZ đã hướng dẫn cho các nhà điều hành một phương pháp làm khô dùng để tập trung trái cây mà không cần nhiệt. Một vài trong số các công cụ của TRIZ: “Các giải pháp tổng quát của TRIZ” được nhắc tới trong hình 1 đã được phát triển mạnh mẽ trong suốt 65 năm nghiên cứu, và đã được tổng hợp lại theo nhiều cách khác nhau. Một vài trong số này là các phương pháp phân tích chẳng hạn như: - Kết quả lý tưởng cuối cùng và tính lý tưởng - Mô hình hóa chức năng, phân tích và sắp xếp - Định vị vùng xảy ra xung đột (Điều này quá quen thuộc với những người giải quyết vấn đề theo 6 Sigma như thể “Phân tích căn nguyên vấn đề”). Một số nữa có tính bắt buộc nhiều hơn như: - 40 nguyên tắc sáng tạo để giải quyết vấn đề - Các biến đổi mẫu - Các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật - 76 chuẩn giải pháp. Trong quá trình giải quyết bất cứ vấn đề kỹ thuật nào, một hay nhiều công cụ có thể được dùng. Một trong số những công cụ này là “40 nguyên tắc sáng tạo để giải quyết vấn đề” được sử dụng nhiều nhất trong TRIZ. 40 nguyên tắc sáng tạo để giải quyết vấn đề 40 nguyên tắc này là những thủ thuật được tìm ra thông qua quá trình lặp đi lặp lại trong nhiều lĩnh vực, như là các giải pháp đối với nhiều mâu thuẫn tổng quát, là hạt nhân của vấn đề. Sau đây chỉ là vài nguyên tắc sáng tạo và các ví dụ để thấy cách áp dụng chúng để tạo ra sản phẩm có tính đổi mới: Nguyên tắc Giải pháp Phân nhỏ (chia đối tượng thành các phần độc lập) Các lát phó mát được bao bọc độc

lập Phẩm chất cục bộ (Quy định cho các phần khác nhau có các chức năng khác nhau) Các xuất bản “mang tính người lớn” của truyện Harry Potter Vạn năng (làm đối tượng tự thực hiện được nhiều chức năng) Socola được bán rộng rãi trong các ly thủy tinh (có nắp đậy) mà sau đó có thể dùng để uống Chứa trong Kho hàng chứa trong kho hàng (tiệm cà phê nằm trong hiệu sách) Chuyển sang chiều khác (đối tượng nằm nghiêng hay đổi hướng) Các chai nước sốt cà ép được đặt nằm trên nắp đậy của chúng Ứng dụng TRIZ Cách tốt nhất để học và khám phá TRIZ là xác định vấn đề mà bạn chưa thể giải quyết thỏa đáng và đang cố gắng thực hiện. Dùng 40 nguyên tắc sáng tạo và bảng khắc phục mâu thuẫn để giúp bạn thực hiện tiến trình. LÝ THUYẾT GIẢI CÁC BÀI TOÁN SÁNG CHẾ (viết tắt theo tiếng Nga đọc là TRIZ) là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, thích hợp cho việc dạy và học với đông đảo quần chúng. Tác giả của TRIZ - G.S.Altshuller bắt đầu nghiên cứu, xây dựng lý thuyết từ 1946. Tiền đề cơ bản của TRIZ là: các hệ kỹ thuật phát triển tuân theo các quy luật khách quan, nhận thức được. Chúng được phát hiện và sử dụng để giải một cách có ý thức những bài toán sáng chế. TRIZ được xây dựng như là một khoa học chính xác, có lĩnh vực nghiên cứu riêng, các phương pháp riêng, ngôn ngữ riêng, các công cụ riêng. Hạt nhân của TRIZ là ALGORIT GIẢI CÁC BÀI TOÁN SÁNG CHẾ (viết tắt theo tiếng Nga là ARIZ).

ARIZ là một chương trình các hành động tư duy có định hướng, được kế hoạch hóa. Nó có mục đích tổ chức hợp lý và làm tích cực hóa tư duy sáng tạo, bước đầu tạo cơ sở cho lý thuyết chung về tư duy định hướng. ARIZ có tính logic và linh động. Về mặt logic, ARIZ có tác dụng phân nhỏ bài toán sáng chế thành từng phần, vừa sức với người giải bình thường. Về mặt linh động, nó khai thác tới mức lớn nhất mặt mạnh của từng người giải như kiến thức, kinh nghiệm, trí tưởng tượng, linh tính... và hạn chế mặt yếu như tính ỳ tâm lý, sự phân tán trong suy nghĩ. Lợi ích của ARIZ nói chung là nâng cao hiệu suất tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề và ra quyết định. Ý nghĩa của TRIZ và ARIZ là ở chỗ xây dựng tư duy định hướng nhằm đi đến lời giải bằng con đương ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển các hệ kỹ thuật và sử dụng chương trình tuần tự các bước, có kết hợp một cách hợp lý 4 yếu tố: tâm lý, logic, kiến thức và trí tưởng tượng. TRIZ được dùng kết hợp với những phương pháp kinh tế-tổ chức (như phương pháp phân tích giá thành-chức năng, gọi tắt là FSA) tạo nên công cụ tổng hợp và có hiệu lực mạnh mẽ tác động tốt đến sự phát triển công nghệ.

Vĩnh biệt ngài :Tôi không thể [06/04/2006 - Tác giả: ariz85 - TrizVietnam.com - Câu lạc bộ học viên Phương Pháp Luận Sáng Tạo]

"Hôm nay chúng ta đã đưa Ngài "Tôi không thể" đến nơi an nghỉ cuối cùng và dâng tặng cho Ngài một mộ bia ghi rõ tên tuổi của Ngài. Những gì Ngài đang làm dở dang sẽ được các anh chị Ngài như là "Tôi có thể", "Tôi sẽ", "Tôi sẽ làm ngay tức thì" tiếp nối, dù rằng họ không được nổi tiếng và chắc chắn cũng không mạnh mẽ và quyền thế như Ngài. Nhưng có lẽ một ngày nào đó, các anh chị Ngài sẽ để lại một dấu ấn to lớn hơn cho thế

giới. Lớp bốn mà cô Donna đang dạy cũng giống như bao lớp học khác mà tôi đã gặp qua. Học sinh ngồi thành năm dãy, mỗi dãy gồm sáu bàn. Bàn giáo viên được đặt ở vị trí đối diện. Có một bảng thông báo để dán các bài làm của các em học sinh. Xét về mọi mặt thì đây đúng là một lớp tiểu học tiêu biểu. Duy chỉ có một điểm khác biệt mà tôi bắt gặp ngay từ khi vừa mới bước chân vào lớp là đường như các em học sinh đang làm một công việc gì đó rất hào hứng. Cô Donna là giáo viên có nhiều kinh nghiệm ở một thị trấn nhỏ thuộc bang Michigan, và chỉ còn hai năm nữa là cô về hưu. Hơn nữa cô còn là thành viên tự nguyện trong dự án phái triển nhân sự cấp quốc gia do tôi tổ chức và phát triển. Buổi học hôm nay của lớp cô tập trung vào những ý tưởng nghệ thuật và ngôn ngữ để giúp học sinh cảm thấy mạnh mẽ hơn, tự hào hơn và có trách nhiệm hơn với bản thân. Công việc của cô Donna là có mặt ở các lớp để thực hành những khái niệm đã được trình bày từ trước. Còn công việc của tôi là dự giờ các lớp học và khuyến khích áp dụng những khái niệm mới đó. Tôi chọn một chỗ trống ở cuối lớp và quan sát. Tất cả học sinh đang loay hoay viết vào một tờ giấy. Cô bé mười tuổi ngồi kế tôi cũng đang viết vào giấy những câu được bắt đầu bằng cụm từ "Tôi không thể". "Tôi không thể đá bóng qua khỏi tầng lầu hai", "Tôi không thể làm phép chia từ ba số trở lên", "Tôi không thể khiến cho Debbie thích tôi". Cô bé đã viết tới nửa trang giấy rồi mà vẫn không có ý định dừng tay. Cô bé tiếp tục ghi với tất cả sự quyết tâm và kiên nhẫn. Tôi đi ngược lên, liếc nhìn vào giấy của những học sinh khác. Tất cả đều đang viết, mô tả những gì chúng không thể làm được. "Tôi không thể hít đất được mười cái". "Tôi không thể chỉ ăn mỗi một cái bánh kẹp". Tới lúc này thì tính tò mò của tôi bắt đầu trỗi dậy. Tôi định sẽ tới trao đổi với cô giáo để biết chuyện gì đang xảy ra. Khi tiến đến gần, tôi mới để ý thấy cô cũng đang cẩm cúi viết. Tôi nghĩ tốt hơn hết là không nên làm gián đoạn. "Tôi không thể thuyết phục mẹ của John đến dự buổi họp phụ huynh học sinh", "Tôi không thể thuyết phục Alan dùng lời lẽ thay vì những nắm đấm." Không thể biết được tại sao cả thầy lẫn trò đều cứ nghĩ tới một câu phủ định thay vì phải viết những câu tích cực hơn như "Tôi có thể". Tôi đành quay lại chỗ của mình và tiếp tục quan sát. Học sinh viết thêm mười phút nữa. Đa số viết kín hết tờ giấy. Có em còn viết lan sang cả tờ khác. "Hãy viết cho xong câu các em đang viết, đừng viết sang câu mới". Đó là lời hướng dẫn mà cô Donna dùng để báo hiệu kết thúc thời gian làm bài. Sau đó, cô hướng dẫn học sinh gấp đôi tờ giấy lại và đem lên nộp. Khi các em tiến tới bàn giáo viên, chúng cho bài làm của mình vào một thùng gỗ rỗng. Khi tất cả bài viết của học sinh được gom lại, cô Donna cũng cho vào thùng tờ giấy của chính mình. Xong xuôi, cô đậy nắp lại, ôm hộp rồi dẫn cả lớp đi ra khỏi phòng học. Học sinh theo sau cô giáo, còn tôi thì đi theo sau chúng. Đi được nửa hành lang, cả đoàn dừng lại. Cô Donna bước vào phòng bảo vệ, tìm kiếm khắp nơi và cuối cùng trở ra với một cái xẻng. Một tay cầm xẻng, một tay giữ lấy cái thùng, cô giáo dẫn đám học trò đi ra khỏi dãy lớp học để đến góc cuối sân trường. Ở đó, họ bắt đầu đào.

Công việc đào xới diễn ra trong mười phút vì các em thay phiên nhau đào. Khi đào được một cái lỗ sâu khoảng ba bộ, chúng dừng tay. Cái thùng được đặt xuống đáy và nhanh chóng được lấp lại. Ba mươi mốt cô cậu khoảng mười, mười một tuổi này đứng xung quanh ngôi mộ vừa mới đắp. Mỗi em đều có ít nhất một trang giấy viết lên những câu "Tôi không thể" trong cái "hòm" đang nằm sâu dưới ba tấc đất này. Và cô giáo cũng vậy. Tới lúc này, cô Donna tuyên bố. "Các em hãy nắm tay nhau và cúi đầu xuống". Đám học trò nhỏ làm theo. Chúng nhanh chóng đứng thành một vòng tròn quanh ngôi mộ, tay trong tay như một sợi dây liên kết. Chúng cúi đầu xuống và chờ đợi. Cô Donna đọc một điếu văn. "Hôm nay chúng ta có mặt nơi đây là để tưởng niệm Ngài "Tôi không thể". Ngày nào mà "Tôi không thể" còn sống trên cõi đời này thì ngày đó Ngài còn tác động đến cuộc sống cũng như con người chúng ta. Không may là ở đâu người ta cũng gọi tên Ngài, trong các trường công lập, tòa thị chính, tòa nhà Quốc hội, và thậm chí trong cả toà Bạch ốc." "Hôm nay chúng ta đã đưa Ngài "Tôi không thể" đến nơi an nghỉ cuối cùng và dâng tặng cho Ngài một mộ bia ghi rõ tên tuổi của Ngài. Những gì Ngài đang làm dở dang sẽ được các anh chị Ngài như là "Tôi có thể", "Tôi sẽ", "Tôi sẽ làm ngay tức thì" tiếp nối, dù rằng họ không được nổi tiếng và chắc chắn cũng không mạnh mẽ và quyền thế như Ngài. Nhưng có lẽ một ngày nào đó, các anh chị Ngài sẽ để lại một dấu ấn to lớn hơn cho thế giới. "Cầu cho Ngài "Tôi không thể" được yên nghỉ và cũng cầu cho tất cả những người đang có mặt tại đây sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và sẽ vững tiến khi vắng mặt Ngài. Amen." Khi nghe bài điếu văn, tôi nhận ra rằng các em học sinh sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy. Sự kiện này là một biểu tượng và hàm ý cho cuộc sống của chúng. Đó là một kinh nghiệm trí tuệ khắc sâu mãi mãi trong tiềm thức cũng như trong nhận thức của các em. Viết lên những từ "Tôi không thể", mang chúng đi chôn và lắng nghe bài điếu văn. Đó là một nỗ lực sáng tạo lớn về phương diện của người giáo viên. Và như thế vẫn chưa đủ. Kết thúc bài điếu văn, cô dẫn đám trò nhỏ về lớp và làm lễ tưởng niệm người đã khuất. Họ tổ chức ăn mừng sự ra đi của Ngài "Tôi không thể" bằng bánh ngọt và trái cây. Trong buổi lễ ấy, cô Donna cắt một miếng giấy cứng làm thành một mộ bia lớn. Cô viết chữ "Tôi không thể" ở trên cùng, đặt cụm từ "Chúc Ngài được yên nghỉ" ở giữa và ngày tháng ở dưới chót. Miếng mộ bia này được treo trong lớp như là sự nhấc nhở trong suất cả năm học. Lâu lâu, em nào lỡ quên mà nói "Em không thể" thì cô Donna chỉ việc trỏ tay vào cụm từ "Chúc Ngài được yên nghỉ". Lập tức, học trò ấy sẽ nhớ ra rằng "Tôi không thể" đã chết và nói lại một câu khác như "Tôi có thể", "Tôi sẽ làm được ..." Tôi không phải là học sinh của cô Donna, mà trái lại cô còn là học viên của tôi. Tuy nhiên, sau ngày ấy tôi đã học được từ cô một bài học đáng ghi nhớ. Giờ đây, những năm sau đó, khi nghe được cụm từ "Tôi không thể", tôi lại liên tưởng tới cái đám tang ở lớp bốn ấy. Và giống như các em học sinh, tôi cũng nhớ rằng "Tôi không thể" đã chết.