Triet Hoc K15

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Triet Hoc K15 as PDF for free.

More details

  • Words: 5,241
  • Pages: 13
28-11-2008

CHUYÊN ĐỀ PHÉ PHÉP BIỆ BIỆN CHỨ CHỨNG DUY VẬT PHƯƠ NG PHÁ PHƯƠNG PHÁP LUẬ LUẬN CHUNG NHẤ NHẤT CỦA NHẬ NHẬN THỨ THỨC KHOA HỌ HỌC VÀ THỰ THỰC TIỄ TIỄN CÁ CÁCH MẠ MẠNG

1.1.1 Vai trò của phương pháp. Phương pháp là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực..

NHỮ NHỮNG VẤ VẤN ĐỀ CẦN LÀ LÀM RÕ

I. Phươ ng phá ng phá Phương pháp và phươ phương pháp luậ luận. II. Vai trò phươ ng phá phương pháp luậ luận của phé phép biệ biện chứ chứng duy vật. III. Ý nghĩ ng phá nghĩa phươ phương pháp luậ luận của phé phép biệ biện chứ chứng. ng. 1.1.2 Quan điểm khác nhau về nguồn gốc và bản chất của phương pháp. • Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm. Phương pháp là những nguyên tắc do lý trí con người tự ý đặt ra để tiện cho nhận thức và hành động. Đại biểu: Gióocgiơ Béccli, Đavít Hium

1

I.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1.1 Phương pháp Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện mục đích nhất định. Ph. Angghen có viết: “Phương pháp không phải là điểm xuất phát mà là kết quả cuối cù ng của sự nghiên cứu. Phương pháp không phải là được ứng dụng vào giới tự nhiên và lịch sử loài người mà là được rút ra từ trong giới tự nhiên và lịch sử loài người. Không phải là giới tự nhiên và loài người thích ứng với phương pháp, mà trái lại, nguyên tắc chỉ đúng nếu nó thích ứng với giới tự nhiên và lịch sử”

Ph. Angghen có viết: “Phương pháp không phải là điểm xuất phát mà là kết quả cuối cù ng của sự nghiên cứu. Phương pháp không phải là được ứng dụng vào giới tự nhiên và lịch sử loài người mà là được rút ra từ trong giới tự nhiên và lịch sử loài người. Không phải là giới tự nhiên và loài người thích ứng với phương pháp, mà trái lại, nguyên tắc chỉ đúng nếu nó thích ứng với giới tự nhiên và lịch sử”

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là khoa học về phương pháp, là học thuyết về phương pháp.

• Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: - Phương pháp hình thành không phải một cách chủ quan tuỳ tiện. - Phương pháp không phải là những nguyên tắc có sẵn, bất biến. - Phương pháp phụ thuộc vào những đối tượng nghiên cứu và mục đích đặt ra.

1.2.2 Sự khác nhau giữa phương pháp và phương pháp luận - Ph ương pháp là cách thức, thủ đ oạn hoạt động (cả trong nhận thức và thực tiễn) cụ thể của chủ thể. Phương pháp gắn cả lý luận và thực tiễn. - Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là những quan điểm, nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể xác định phương pháp một cách đúng đắn. Phương pháp luận thuần túy lý luận.

2

1.2. Phương pháp luận. 1.2.1 Phương pháp luận là gì? Hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả tối đa.

II. VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 2.1 Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình là hai mặt đối lập trong phương pháp chung nhất của tư duy.

Sai lầm của phươ ng phá phương pháp siêu hình

2.1.1 Phương pháp siêu hình. • Phương pháp siêu hình là phương pháp - Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời - Xem xét đối tượng ở trạng thái tĩnh tại. - Nếu có sự biến đổi thì chỉ là sự biến đổi về lượng. - Nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

- Phủ Phủ nhậ nhận sự phá phát triể triển hoặ hoặc qui nó thà thành nhữ ữ ng biế ế n đ ổ i thuầ ầ n t ú y v ề l ư ợ ng không c ó sự nh bi thu thay đổi về chấ chất. - Phủ Phủ nhậ nhận mâu thuẫ thuẫn nội tại trong các sự vật hiệ hiện tượng - Xem phủ phủ định là phủ phủ định toà toàn bộ cái cũ hoặ hoặc kế thừ thừa là kế thừ thừa tất cả cái cũ - Xem sự phá phát triể triển diễ diễn ra theo con đườ đường thẳ ẳ ng hoặ ặ c theo đườ ờ ng cong khé é p k í n .. th ho đư kh

Giá trị của phương pháp siêu hình • Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, việc tạm thời phân chia thế giới khách quan thành những bộ phận riêng rẽ, tách khỏi mối liên hệ chung, xem nó ở trạng thái tĩnh tại để nghiên cứu xác định chúng là gì là điều cần thiết, trước khi chuyển sang nghiên cứu chúng trong trạng thái vận động biến đổi và phát triển. • Phương pháp siêu hình được coi là cần thiết trong một giới hạn hết sức chật hẹp, nếu vượt ra ngoài giới hạn đó tư duy siêu hình sẽ mắc sai lầm.

Trong tác phẩm Chống Duy-Rinh, Ph. Angghen có viết: “Phương pháp tư duy ấy...nếu cứ quanh quẩn trong cái lĩnh vực tầm thường giữa bốn bức tường của nó thì là một ông bạn rất đáng kính; song nếu nó liều lĩnh xông vào thế giới bao la của sự nghiên cứu...thì sớm hay muộn thế nào nó cũng vấp phải một hàng rào mà vượt ra ngoài hàng rào đó thì nó sẽ trở thành phiến diện, chật hẹp, trừu tượng sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được”

3

Nhận xét về phương pháp siêu hình

C.Mác-Ph. Angghen đã viết: “chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà không thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng”

Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ph. Angghen chỉ rõ: “đối với việc ứng dụng hàng ngày và đối với sự trao đổi nhỏ trong khoa học thì những phạm trù siêu hình vẫn còn có tác dụng”

2.1.2 Phương pháp biện chứng Phương pháp biện chứng là phương pháp - Nhận thức đối tượng ở trong mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. - Xem xét đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. - Phát triển là quá trình thay đổi về chất của các sự vật hiện tượng. - Nguồn gốc của sự thay đổi là ở bên trong sự vật. - Sự vật phát triển theo đường xoáy ốc.

Ph. Angghen nhậ ng phá nhận xét về phươ phương pháp siêu hình và phươ ng phá phương pháp biệ biện chứ chứng Phươ ng phá Phương pháp siêu hình: nh: - Sự vật hoặ hoặc tồn tại hoặ hoặc không tồn tại. - Một hiệ hiện tượng không thể thể vừa là nó vừa là cái khá khác nó. - Khẳ Khẳng định và phủ phủ định tuyệ tuyệt đối loạ loại trừ trừ. - Quan điểm siêu hình làm cho tư duy cứng nhắ nhắc

Phương pháp biện chứng: -Bên cạnh cái hoặc là…hoặc là, còn có cái vừa là……vừa là. - Một sự vật vừa là nó vừa không là nó. - Cái khẳng định và cái phủ định loại trừ nhau lại vừa không thể lìa nhau. - Tư duy mềm dẻo, linh hoạt.

CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG

PHÉP BIỆN CHỨNG THỜI CỔ ĐẠI

TRUNG HOA

HY LẠP

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

C. MÁCPH.ENGHEN

NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH VÀ TƯƠNG KHẮC MỘC

THUỶ THUỶ

HOẢ HOẢ

XÂY DỰNG

KIM ÂM – DƯƠNG NGŨ HÀNH

TƯ TƯỞNG CỦA HERACLÍT

HÊ GHEN HỌC THUYẾT “Ý NIÊM TUYỆT ĐỐI”

2.2 Sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp trong phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

4

THỔ THỔ

V.I.LÊNIN PHÁT TRIỂN

Ph. Angghen viết: “Phép biện chứng duy vật

chẳng qua chỉ là một môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CÁC NGUYÊN LÝ CÁC PHẠM TRÙ CÁC QUY LUẬT

CÁI RIÊNG - CÁI CHUNG NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ TẤT NHIÊN - NGẪU NHIÊN

NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

CHUYỂN HOÁ TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

NỘI DUNG – HÌNH THỨC BẢN CHẤT - HIỆN TƯỢNG

1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT a. Quan điểm siêu hình - Sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập - Sự vật không có sự phụ thuộc, không có sự qui định lẫn nhau. Nếu có chỉ là sự qui định bề ngoài có tính ngẫu nhiên - Sự vật không có sự chuyển hóa lẫn nhau

PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

b. Quan điểm biện chứng - Thế giới là một thể thống nhất - Các sự vật, hiện tượng, các quá trình cấu thành nên thế giới vừa tồn tại độc lập, vừa qui định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau

KHẢ NĂNG - HIỆN THỰC

KHÁI NIỆM MỐI LIÊN HỆ

QUY ĐỊNH LẪN NHAU MỐI LIÊN HỆ

TÁC ĐỘNG QUA LẠI

CHUYỂN HOÁ LẪN NHAU

- GIỮA CÁC SỰ VẬT. - GIỮA CÁC MẶT TRONG SỰ VẬT.

c. Các yếu tố qui định mối liên hệ - Theo quan điểm duy tâm Yếu tố quyết định mối liên hệ, sự chuyển hoá giữa các sự vật, hiện tượng là lực lượng siêu nhiên. - Theo quan điểm duy vật biện chứng Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới.

5

TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIẾN HỆ

TÍNH KHÁCH QUAN

TÍNH PHỔ BIẾN

TÍNH ĐA DẠNG

- Bản chất, tất yếu của sự vật - Vốn có của bản thân sự vật.

- Mọi sự vật đều tồn tại trong

- Sự vật đa dạng nên hình

mối liên hệ - Mối liên hệ diễn ra ở mọi lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy)

thức liên hệ của sự vật đa dạng (bên trong, bản chất, tất nhiên, chủ yếu) -Một sự vật cũng có nhiều mối liên hệ.

2. Nguyên lý về sự phát triển a. Quan điểm siêu hình - Phát triển chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, không có sự thay đổi về chất - Phát triển là một quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp.

3. CÁC PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG a. Phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất. Đây là cặp phạm trù phản ảnh mối liên hệ phổ biến nhất liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động của con người kể cả hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới. Vì tất cả nhận thức đều bắt đầu từ sự vật cụ thể. Thông qua những cái cụ thể những cái riêng biệt con người có thể tìm ra những cái chung, cái phổ biến.

b. Quan điểm biện chứng - Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. - Phát triển chỉ là trường hợp đặc biệt của sự vận động. - Nguồn gốc của sự phát triển là nằm ở trong bản thân sự vật. - Sự phát triển diễn ra theo con đường quanh co phức tạp thậm chí có bước lùi tạm thời. - Phát triển là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc.

Khái niệm: - Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. - Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. - Cái đơn nhất là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác.

6

TÍ NH CHẤT CỦA SỰ PHÁT TRI ỂN

TÍNH PHỔ BIẾN

TÍNH ĐA DẠNG

- Nguồn gốc của sự phát triển

- Phát triển diễn ra ở mọi lĩnh

nằm ngay trong bản thân sự vật - Phát triển không phụ thuộc vào con người.

vực (tự nhiên, xã hội, tư duy ) - Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, phạm trù phản ảnh hiện thực.

- Sự vật tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của những yếu tố khác nhau nên sự phát triển sẽ khác nhau.

TÍNH KHÁCH QUAN

CÁI RIÊNG B

CÁI RIÊNG A

CÁI CHUNG CÁI ĐƠN NHẤT

CÁI ĐƠN NHẤT

MÔ HÌNH CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG, CÁI ĐƠN NHẤT

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng - Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện. - Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. - Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. - Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

Một số kết luận về mặt phương pháp luận - Cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện. Do đó, để tìm ra cái chung phải xuất phát từ cái riêng, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. - Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. - Cái chung thông qua cái riêng mà biểu hiện, nên khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cần phải được cá biệt hóa.

Khái niệm: - Nguyên nhân là một phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định nào đó. - Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ

TÍNH KHÁCH QUAN

Vốn có của bản thân sự vật.

TÍNH PHỔ BIẾN

Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân

7

TÍNH TẤT YẾU

Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện nhất định sẽ gây ra kết quả nhất định

b. Nguyên nhân và kết quả Đây là cặp phạm trù phản ảnh mối liên hệ giữa các sự vật trong quá trình sinh trưởng phát triển của nó. Nó phản ảnh quá khứ và hiện tại, nó làm cho chúng ta nhận thức sự vận động, biến đổi trên thế giới như một quá trình nối tiếp liên tục có sẵn những tiền đề. Và đó là những cơ sở để hình thành nên những quan điểm cơ bản của quyết định luận.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả - Nguyên nhân sinh ra kết quả. + Nguyên nhân luôn có trước kết quả. Kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. + Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp - Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân. - Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.

Một số kết luận về mặt phương pháp luận - Mối liên hệ nhân - quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu, do đó nhiệm vụ của khoa học phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. - Kết quả có sự tác động trở lại đối với nguyên nhân, vì vậy cần phải khai thác, vận dụng tất cả các kết quả để nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự vật phát triển.

c. Bản chất và hiện tượng Cặp phạm trù này thể hiện quan hệ giữa những yếu tố tạo thành một thể thống nhất hữu cơ bên trong chi phối sự vận động và biến đổi của sự vật với sự biểu hiện ra bên ngoài của sự vật. Khái niệm: - Bản chất là sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. - Hiện tượng là sự biểu hiện bên ngoài của bản chất.

Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng - Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra qua hiện tượng. - Hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất Ý nghĩa phương pháp luận - Muốn nhận thức được bản chất của sự vật, phải đi từ hiện tượng đến bản chất. - Muốn thay đổi hiện tượng phải thông qua hoạt động để thay đổi bản chất.

4. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Quy luật là gì? Quy luật là mối liên hệ bản chất tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau.

8

Tăng cường bóc lột lao động

Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản “sản xuất gia trị thặng dư”

Cạnh tranh gay gắt

Quy luật riêng Những quy luật chỉ tác động trong phạm vi nhất định của các sự vật hiện tượng cùng loại. Thí dụ: Quy luật cơ học. Quy luật hoá học. Quy luật sinh học (đồng hóa – dị hóa).

Quy luật chung Những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn quy luật riêng, tác động trong nhiều loại sự vật - hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn: Quy luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn năng lượng tác động cả các quá trình cơ học, hoá học, sinh học…

4.1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại a. Khái niệm về chất và khái niệm về lượng - Khái niệm “chất” Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.

Quy luật phổ biến Những quy luật tác động trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy. Khái niệm “lượng” Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ các thuộc tính vốn có của sự vật nhưng đó là những thuộc tính về độ lớn, về quy mô, về trình độ phát triển và về tốc độ vận động. - Lượng có khi được biểu thị bằng những con số và đại lượng. Thí dụ: tốc độ ánh sáng là 300 ngàn km/s; cái bàn này cao 80 cm, rộng 60 cm; một cái cây cao 10 m. - Lượng được nhận thức bằng sự trừu tượng hóa, khái quát hóa

9

Căn cứ vào lĩnh vực tác động Các quy luật được chia thành ba nhóm lớn Quy luật tự nhiên. (Quy luật lên xuống của thuỷ triều) Quy luật xã hội. (Đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp ) Quy luật của tư duy.

Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ có tính chất tương đối. Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định. Ph. Ăngghen: Số là một sự qui định thuần tuý nhất về số lượng mà chúng ta được biết. Nhưng nó cũng chứa đầy những sự khác biệt nhau về chất.

b. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời trong một sự vật. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật không đứng im. Chúng luôn vận động nhưng không phải biệt lập với nhau mà có quan hệ qua lại theo một quy luật nhất định.

2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động phát triển. a. Khái niệm - Mặt đối lập biện chứng Mặt đối lập biện chứng là những mặt có: - Những đặc điểm - Những thuộc tính - Những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Thí dụ: - Vật lý: Điện tích âm và điện tích dương của điện tử

Nội dung quy luật - Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. - Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.

- Mâu thuẫn. Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một hiện tượng. Chẳng hạn: - Chiến tranh – hòa bình. - Tăng sản phẩm của xã hội – bùng nổ dân số. Ph. Angghen có viết: “bản thân sự vận động cũng là một mâu thuẫn nó vừa ở chỗ đó nhưng vừa không ở chỗ đó; Sống có nghĩa là đang chết”.

10

c. Ý nghĩa phương pháp luận - Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. - Trong lĩnh vực xã hội, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất. - Trong hoạt động thực tiễn, phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Tuỳ theo điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể để lựa chọn hình thức bước nhảy phù hợp nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả cao hoạt động của mình.

- Mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mâu thuẫn biện chứng là phổ biến khách quan, vốn có của sự vật Chẳng hạn: - Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. - Mâu thuẫn giữa đồng hoá và dị hoá.

Về sự thống nhất Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Thí dụ: Sự đồng hóa – dị hóa trong cơ thể con người.

C . Ý nghĩa phương pháp luận. - Nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. - Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm cách để giải quyết mâu thuẫn.

- Về sự đồng nhất Những nhân tố giống nhau của các mặt đối lập được gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. - Về sự đấu tranh của các mặt đối lập Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Thí dụ: - Đấu tranh giữa những giai cấp có lợi ích đối lập nhau. - Đồng hoá và dị hoá.

5 .Quy luật phủ định của phủ định Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật a. Khái niệm - Khái niệm phủ định Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển. - Phủ định siêu hình Phủ định là sự can thiệp của một lực lượng bên ngoài làm phá huỷ, thủ tiêu hoàn toàn cái cũ, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát triển của một sự vật.

11

b. Khái quát nội dung quy luật Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế.

Phủ định biện chứng Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tự phủ định, tự phát triển, là vòng khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.

b. Đặc trưng của phủ định biện chứng - Tính khách quan Nguyên nhân của phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. - Tính kế thừa Cái mới ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời của cái cũ và chọn lọc những mặt mới phù hợp với hiện thực.

III. Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng duy vật

• Quan điểm toàn diện Để nhận thức đúng đắn về sự vật, chúng ta phải xem xét sự vật trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp).

c. Nội dung quy luật phủ định biện chứng - Phủ định lần thứ nhất sự vật chuyển thành cái đối lập với nó. - Phủ định lần thứ hai cái mới ra đời đối lập với sự vật được sinh ra ở lần thứ nhất. - Qua phủ định của phủ định sự vật mới có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn cái khẳng định ban đầu và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất. - Qua những lần phủ định sự vật dừng như lặp lại nhưng trên cơ sở mới, cao hơn. Sự phát triển diễn ra theo đường “xoáy ốc”

V.I. Lênin có viết: Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích sự vật phải đặt nó trong mối liên hệ với sự vật và hiện tượng khác, phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, kể các cả mắc khâu trung gian, gián tiếp của chúng. Mặc dù trên thực tế chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, chính xác nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc.

12

d. Ý nghĩa phương pháp luận - Quy luật phủ định của phủ định giúp ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Sự phát triển của sự vật không theo con đường thẳng mà diễn ra quanh co phức tạp, gồm nhiều chu kỳ khác nhau - Trong công tác chúng ta phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới thắng lợi - Trong đấu tranh chống lại cái cũ phải giữ lại những yếu tố thích hợp và cải tạo lại cho phù hợp với cái mới, phải biết trân trọng những giá trị của quá khứ, đồng thời phải khắc phục tư tưởng bảo thủ.

• Quan điểm phát triển Khi xem xét sự vật, phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra xu hướng biến đổi của sự vật V.I.Lênin viết: “Logic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” và trong sự biến đổi của nó”.

• Quan điểm lịch sử cụ thể Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật chúng ta phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển Chẳng hạn: - Xem xét một hệ thống triết học - Đánh giá một vấn đề đã nảy sinh trong xã hội

HẾT

13

Related Documents

Triet Hoc K15
May 2020 5
Triet Hoc
November 2019 9
Triet Hoc
June 2020 9
Cau Chuyen Triet Hoc
November 2019 18
Triet Hoc - Bai Tap
November 2019 21
Triet Hoc An Do
June 2020 8