Trong văn hóa ẩm thực, người ta không chỉ chú ý tới những đồ ăn thức uống đặc sản mà còn quan tâm đến cách thức làm thế nào để ăn ngon, uống đẹp. Người Việt xưa có những cách uống cầu kỳ và thanh lịch.
Xưa người Việt không chỉ uống nước lã cho đỡ khát mà còn biết pha thêm vào nước uống những chất khác nhau tạo cho việc uống không chỉ còn là giải khát đơn thuần mà còn tạo thêm thi vị cho cuộc sống. Mỗi vùng miền, nông thôn, thành thị đều có cách thức cho thêm những chất khác nhau vào nước uống và cách uống cũng khác nhau. Đơn giản, mộc mạc và phổ biến nhất xưa kia là uống nước vối.Vối là cây cho lá và nụ hoa dùng để uống. Người Việt nhiều vùng uống nước vối. Có mấy cách phổ biến: Uống nước lá vối tươi, nước lá vối khô ủ, nước nụ vối khô, nước lá vối pha thêm một số lá khác. Uống nước nấu lá vối tươi có vị đắng nhẹ, nước lá vối khô mát hơn và có vị ngọt. Nước nụ vối có mùi thơm hơn, vị ngọt dịu hơn. Đặc biệt khi nấu và ủ nước lá vối khô cho thêm một vài loại lá khác như lá dâm leo, lá cây bồ bồ để được một thứ nước hỗn hợp cho vị đắng hơn nhưng khi uống quen có mùi thơm dễ chịu. Ngon nhất là nước lá vối bánh tẻ phơi được nắng cất trong chum sành đậy kín bằng lá chuối khô. Ấm đun nước vối là ấm đất nung. Đồ uống phổ biến không kém là chè vườn, hay chè tươi. Có hai cách uống nước chè vườn là nấu và hãm. Nấu là cách đun nước lá chè trong ấm sôi vài phút bắc ra. Nhiều vùng như Nghệ An, Hà Tĩnh...chè tươi được nấu bằng nồi đất hoặc ấm đồng, cho cả cành vào. Người ta dùng gáo vỏ dừa múc nước chè nấu và đổ vào bát sứ để uống. Khi mới nấu, nước chè cho màu xanh nhạt, uống có mùi chè thơm ngát, uống xong trong miệng đọng lại vị ngọt nhẹ. Nước chè nấu thường hay bị đỏ nếu để nguội. Cách thứ hai là hãm. Chè được rửa sạch, để ráo nước, vò nát. Cho vào ấm tích sứ rồi đổ nước sôi 100 độ C ủ trong giỏ tích mươi phút là dùng được. Nước chè hãm xanh hơn , đậm hơn, ngọt hơn, để lâu không bị đỏ. Uống nước chè nấu thường ăn kèm bánh đa hay kẹo lạc, kẹo vừng cho hương vị tuyệt vời. Khi đi nắng người ta cho thêm vào bát chè xanh ít đường vừa có tác dụng giải nhiệt vừa tăng ca - lo cho người uống, thật thoải mái và dễ chịu. Nhiều người trở thành nghiện chè hãm. Buổi sáng thường phải uống đôi ba bát chè xanh hãm trong ấm tích để cả ngày làm việc không thấy mệt mỏi. Để thêm hương vị, người ta cho vào ấm chè tươi vài bông hoa nhài buổi sáng, chén chè có mùi thơm dịu hẳn, cho hương vị quê nhà. Chè không chỉ uống lá tươi mà còn uống chè khô sao tẩm kỹ gọi là chè mạn hay chè búp. Cách thức uống chè này được đẩy lên thành văn hoá. Việt Nam cũng có truyền thống uống chè búp ngày nay gọi là trà đạo Việt Nam. Phổ biến nhất là pha trà bằng ấm con, nước thật sôi. Tốt nhất là dùng nước mưa hoặc nước giếng khơi trong mát. Chén uống trà bằng sứ loại nhỏ. Uống trà từ từ để hưởng mùi thơm từ nước trà toả ra và nhấm nháp vị chát ngọt của nước trà.
Trà còn được ướp nhiều hương vị, phổ biến nhất là trà sen, trà hoa nhài, trà hoa bưởi là những thứ hoa quen thuộc khắp các vùng quê Việt. Ngày nay phương thức uống dân gian vẫn được lưu truyền tại nhiều vùng, miền. Tại những thành phố lớn, những khách sạn sang trọng việc uống trà búp được chú ý nhiều. Nhiều nét văn hoá uống trà cổ truyền được khai thác kết hợp với những phương tiện tạo không khí hiện đại. Phong cách uống trà mang nhiều dấu ấn Việt Nam sánh cùng một số nghệ thuật trà đạo nổi tiếng trong vùng như trà đạo Trung Hoa, trà đạo Nhật Bản, trà đạo Hàn Quốc..vv TS. Đỗ Minh Cao Trung tâm thông tin văn hóa các dân tộc - http://hathanh.info/
Trà ướp sen Hà Nội (Cập nhật vào 13:00 04.07.2007) Hương hoa sen là những gì tinh túy của trời đất tụ lại. Vì vậy, trà ướp sen là đặc sản quý, xưa kia chỉ dành cho những hàng vương tôn công tử và những gia đình quyền quý. Còn theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 -1791) thì "Cây sen hoa mọc từ dưới bùn đen mà Những bông hoa không ô nhiễm mùi bùn, được khí thơm trong của trời đất nên củ sen, sen còn chúm chím hoa sen, tua, lá... đều là những vị thuốc hay". hàm tiếu được hái Những người sành về trà đều biết đến bà Ngô Thị Trình, chủ hiệu trà trước bình minh tại ướp đầm sen Tây Hồ. hương sen Ninh Hương tại số 22 phố Hàng Điếu. Khách trong và ngoài nước đều say thứ trà sen độc nhất vô nhị mà tìm đến hiệu Ninh Hương. Trò chuyện, tìm hiểu về những công phu ướp trà, chúng tôi mới hiểu vì sao trà ướp sen của bà lại mê hoặc người ta đến vậy… Một kg trà phải ướp với 1,4 kg nhụy sen – thường gọi là gạo sen được tãi từ khoảng 1.400 bông sen. Sen mới hái về phải đem ướp ngay, để lâu sẽ kém thơm. Trà được đựng trong liễn sành đậy kín vung, cứ một lớp trà dày bằng bàn tay thì ở dưới rải một lớp gạo sen mỏng hơn lên trên, ướp trong hai ngày rồi lấy ra sấy đủ một ngày.
Hỗn hợp trà - sen được sấy trong một ngày rồi mang ra sàng, bỏ hết gạo sen cũ và lại cho gạo sen mới vào, tiếp tục ướp cho gạo sen dần dần ngấm sâu vào trong búp chè. Một mẻ trà phải ướp và sấy 8 lần như vậy. Bí quyết ở đây là hương sen không được thoát ra ngoài. Bước vào phòng sấy
trà mà ngửi thấy thơm mùi sen tức là ủ chưa kín, sen chưa ngấm sâu vào trong trà, như vậy là chưa thu được thứ trà sen thượng hạng. Để ra đời một mẻ trà sen ngon, bà Trình phải mất gần một tháng lao động miệt mài. Cách ướp trà với hương hoa sen đã là cả một nghệ thuật, còn cách thưởng trà cũng thật trịnh trọng và tinh tế. Bộ ấm chén pha trà phải bằng đất nung để trà được giữ nhiệt, lòng chén phải có màu men trắng hay hồng để tăng làm nổi bật màu hổ phách của trà sen. Ấm pha phải tráng cả trong, ngoài bằng nước sôi, đặt ấm vào trong một chiếc bát rồi mới cho chè vào ấm và rót nước thật sôi vào. Sau khi trà ngấm, rót trà ra một chén tống rồi mới chiết trà từ chén tống sang chén nhỏ xíu mà dân gian Việt Nam vẫn gọi là chén hạt mít. Trà sen ngon thì vị chè ngọt mà lại mát, mùi thơm nhẹ nhàng. Trưa hè nóng nực, sau giấc nồng mà được thưởng thức chén trà sen cũng cảm thấy thú vị, bao nhiêu mệt mỏi và căng thẳng tan biến hết.
Cẩm Nhung – http://monngonHaNoi.com/