Tieuluan Ktvm_thongtinbcx

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tieuluan Ktvm_thongtinbcx as PDF for free.

More details

  • Words: 4,711
  • Pages: 13
Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

Mục lục Lời giới thiệu

Trang 2

I.Cơ sở lý luận

Trang 3

1. Lựa chọn bất lợi 2. Tâm lý ỷ lại II.Thực trạng

Trang 4-10

1. Lựa chọn bất lợi trong tín dụng

4

2. Tâm lý ỷ lại trong tín dụng

5

3. Thực trạng xử lý thông tin bất cân xứng

7

trong tín dụng hiện nay 3.1

Sử dụng hệ thống thông tin tín dụng (CIC)

7

3.2

Sử dụng hệ thống thông tin kinh tế phục

8

vụ công tác kiểm tra sử dụng vốn vay 3.3

Hệ thống đăng ký tài sản

9

3.4

Hệ thống đăng ký giao dịch đảm bảo

10

III.Giải pháp

Trang 10-11

1. Cơ chế sàng lọc và cơ chế phát tín hiệu

10

2. Xây dựng & phát triển hệ thống thông tin tín dụng

11

IV.Kết luận

Trang 11

Trang1

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

Lời giới thiệu Ở Việt Nam, các ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong hệ thống tài chính. Hầu hết các giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, công chúng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, nên hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất sơ khai, chủ yếu là cấp tín dụng. Tuy là nghiệp vụ kinh doanh chính nhưng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như có trục trặc mà nó được thể hiện qua khối lượng nợ xấu tương đối cao. Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, trừ những cú sốc bất ngờ như khủng hoảng kinh tế, thiên tai…nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định. Nói một cách đơn giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để "lọt" những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của kho trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao. Vấn đề thông tin bất cân xứng có thể là nguyên nhân gây ra những trục trặc trong hoạt động tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trang2

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

I. Cơ sở lý luận Trong các chương trình hay tài liệu về kinh tế học, chúng ta đã giả định rằng người tiêu dùng và các nhà sản xuất đều có thông tin đầy đủ về các biến số kinh tế liên quan đến sự lựa chọn mà họ phải đưa ra. Bây giờ chúng ta xem xét điều gì sẽ xảy ra khi một số người có được thông tin nhiều hơn một số người khác – nghĩa là khi có tình trạng thông tin không cân xứng. Lý thuyết thông tin không cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, nhà khoa học đặt nền móng cho lý thuyết này là George Akerlof vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin. Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin không cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại. 1. Lựa chọn bất lợi nảy sinh vì thông tin riêng mà người thực hiện giao dịch có trước khi họ ký hợp đồng, trong lúc đang tính toán xem việc thực hiện giao dịch thì có lợi hay không? 2. Tâm lý ỷ lại là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn. ). Để có sự tồn tại của tâm lý ỷ lại, ba điều kiện phải được thỏa mãn.  Thứ nhất, phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên.  Thứ hai, phải có một cơ sở nào đó để tạo ra trao đổi có lợi hay một hình

thức hợp tác khác nhau giữa các cá nhân (tức là có lý do để đồng ý giao dịch) từ đó làm lộ ra mâu thuẫn về quyền lợi.  Thứ ba là phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định xem các điều

kiện thỏa thuận có đúng là được tuân thủ và thực hiện hay không. Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng.Một ngân hàng cho vay tín dụng có thể không phân biệt được một người vay có khả năng trả nợ (khách hàng chất lượng cao) với một người vay không có khả năng trả (khách hàng chất lượng thấp). Do đó, ngân hàng ấn định một lãi suất như nhau đối với tất cả những người đi vay. Mức lãi suất này sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng chất lượng thấp, do đó, buộc lãi suất phải tăng lên. Đến lượt mình, mức lãi suất này lại làm tăng

Trang3

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

lượng khách hàng chất lượng thấp và họ lại tiếp tục làm lãi suất tăng cao hơn nữa…. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra. Trên thực tế, ở một chừng mực nhất định, các ngân hàng có thể sử dụng lịch sử tín dụng của khách hàng trên mạng vi tính, truy cập bản tin thông tin tín dụng (www.creditinfo.org.vn) để phân biệt chất lượng khách hàng. Hệ thống lý lịch tín dụng này giữ một chức năng hết sức quan trọng. Chúng loại bỏ, hay ít nhất là giảm đi rất nhiều những vần đề về tình trạng thông tin bất cân xứng và sự lựa chọn bất lợi, mà nếu không những vấn đề này sẽ cản trở sự hoạt động của các thị trường tín dụng. Không có hệ thống lý lịch tín dụng này thì ngay cả những khách hàng chất lượng cao cũng thấy cực kỳ tốn kém khi đi vay tiền. II. Phân tích thực trạng 1. Lựa chọn bất lợi trong tín dụng

Đối với hoạt động tài chính ngân hàng, lựa chọn bất lợi sẽ xuất hiện khi nguồn vốn khan hiếm, lãi suất cho vay bị đẩy lên cao. Theo nguyên tắc “ rủi ro cao - lợi nhuận cao” và nguyên tắc loại trừ, khi nguồn cung tín dụng dồi dào, mức lãi suất cho vay thấp thì các dự án có mức sinh lợi thấp - rủi ro thấp, đảm bảo khả năng trả nợ một cách chắc chắn và các dự án có suất sinh lợi cao - rủi ro cao với khả năng trả nợ ít chắc chắn hơn đều được cấp tín dụng để thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi nguồn vốn khan hiếm, lãi suất cho vay bị đẩy lên cao. Khi đó các dự án an toàn không được cấp tín dụng, mà chỉ có những dự án có mức độ rủi ro cao, với suất sinh lợi cao được vay vốn để thực hiện. Đây chính là vấn đề lựa chọn bất lợi trong hoạt động tài chính ngân hàng đã xảy ra. Khi mà chỉ các dự án có độ rủi ro cao được thực hiện thì nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng là rất cao.

Trang4

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

Giả sử lúc ban đầu, cung cầu vốn cắt nhau ở điểm Eo, với lãi suất cho vay là ro và lượng vốn cho vay là Qo. Các dự án có rủi ro thấp Q1Qo và các dự án có rủi ro cao OQ1 đều được thực hiện ( để đơn giản cho việc mô tả mô hình, giả sử rằng đối với các dự án rủi ro thấp coi như tổn thất bằng 0). Lúc này một trong hai trường hợp sẽ xảy ra: Thứ nhất, nếu thu nhập từ việc cấp tín dụng cho các dự án đủ để bù đắp các chi phí hoạt động, các rủi ro xảy ra do các dự án không thành công mang lại và đảm bảo lợi nhuận biên theo yêu cầu, thì các tổ chức tín dụng vẫn duy trì ở mức lãi suất cho vay ro. Giả sử lúc này “tương quan” giữa các dự án rủi ro thấp và rủi ro cao là cân bằng nhau. Ở điểm cân bằng này, dù lợi nhuận các dự án mang lại có cao bao nhiêu thì thu nhập tối đa của bên cho vay chỉ là OQ0Eoro Thứ hai, nếu thu nhập từ việc cấp tín dụng cho các dự án không đủ để bù đắp các chi phí hoạt động, các rủi ro xảy ra do các dự án không thành công mang lại và không đảm bảo lợi nhuận biên theo yêu cầu thì các tổ chức tín dụng sẽ tăng lãi suất cho vay. Lúc này các dự án rủi ro thấp bị giảm đi và các dự án rủi ro cao vẫn không thay đổi, “tương quan sẽ nghiêng về phía các dự án có rủi ro cao. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đường cung bị đẩy dần lên đi đến điểm E1. Kết quả là, không còn dự án ít rủi ro mà toàn bộ là các dự án có mức độ rủi ro cao được thực hiện. Ở điểm cần bằng này, dù lợi nhuận các dự án mang lại có cao bao nhiêu thì thu nhập tối đa của

Trang5

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

bên cho vay chỉ là OQ1E1r1, trong khi các dự án không thành công nhiều gây ra tổn thất rất lớn dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Đây chính là kết quả của lựa chọn bất lợi. 2. Tâm lý ỷ lại trong tín dụng Tâm lý ỷ lại xảy ra sau khi cấp tín dụng, những người được cấp tín dụng luôn có xu hướng muốn thực hiện các đầu tư rủi ro hơn những người cho vay mong đợi, vì chủ đầu tư sẽ có được những khoản lợi nhuận rất lớn nếu dự án thành công, trong khi những người cấp tín dụng chỉ nhận được một khoản lợi ích cố định. Ngược lại, nếu dự án thất bại thì bên cho vay sẽ bị mất một phần hoặc toàn bộ vốn do không được hoàn trả đầy đủ. Ngoài ra, còn có tâm lý ỷ lại của các tổ chức tín dụng sau khi cho vay. Thiếu sót trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay có đúng mục đích. Bây giờ chúng ta cùng xem xét việc giám sát sử dụng vốn vay, thu hồi nợ vay của các tổ chức tín dụng. Để có thể kiểm tra giám sát, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải biết được dòng tiền vào và dòng tiền ra trong quá trình sử dụng vốn vay của bên vay. Đây là một vấn đề rất lớn đang đặt ra đối với các tổ chức tín dụngViệt Nam vì việc kiểm soát dòng tiền bảo đảm bên vay sử dụng vốn đúng mục đích không phải là vấn đề đơn giản vì khác với các nền kinh tế phát triển, đối với Việt Nam, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn ở mức rất cao. Đây chính là khó khăn rất lớn trong việc giám sát chi tiêu của người vay vốn. Mặt khác, trong khi hệ thống thông tin trong nội bộ các tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng chưa được thông suốt, mà các doanh nghiệp được mở tài khoản ở rất nhiều các tổ chức tín dụng khác nhau và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hết sức đa dạng, rất khó phân biệt nên việc "qua mặt" các ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay sai mục đích là điều rất dễ xảy ra. Để hạn chế tâm lý ỷ lại, người ta thường dùng cơ chế giám sát và cơ chế khuyến khích. Trong cơ chế giám sát, người cho vay thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định kỳ. Trong các hợp đồng tín dụng, luôn có điều khoản yêu Trang6

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

cầu khách hàng vay cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tín liên quan đến tình hình hoạt động, những thay đổi tác động nhiều đến bên vay...Ngoài ra, bên cho vay còn sử dụng hệ thống giám sát khác như hệ thống thông tin tín dụng Tâm lý ỷ lại không chỉ được hạn chế bằng cơ chế giám sát mà còn được giảm thiểu bằng cơ chế khuyến khích. Các tổ chức tín dụng sẽ cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, tài sản đảm bảo....cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả sòng phẳng. Ngược lại, đối với các khách hàng không có uy tín trong quan hệ sẽ bị hạn chế hạn mức tín dụng (thậm chí chấm dứt quan hệ tín dụng), phải chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe hơn về đảm bảo tiền vay... 3. Thực trạng xử lý thông tin bất cân xứng trong tín dụng hiện nay 3.1 Sử dụng hệ thống thông tin tín dụng (CIC)

Hầu như không một ngân hàng nào có đủ khả năng tự mình xử lý được vấn đề thông tin bất cân xứng mà cần phải có hệ thống thông tin phục vụ đánh giá xếp loại khách hàng và hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án. Một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng như: lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành là cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, lựa chọn khách hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nếu hệ thống này không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng. Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Cơ chế thu thâp thông tin của CIC theo quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Trong đó quy định các tổ chức tín dụng theo định kỳ có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và các tổ chức tín dụng được quyền khai thác thông tin của CIC. Đến nay hệ thống thông tin tín dụng đã thu thập được hơn 800 ngàn hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng, trong đó 85 ngàn hồ sơ khách hàng là doanh nghiệp, với tổng dư nợ khoảng hơn 400 ngàn tỷ Trang7

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

đồng. Việc hỏi tin của các tổ chức tín dụng cũng tăng 50% mỗi năm, bình quân 200 bản tin/ngày góp phần cho hoạt động ngân hàng một cách “an toàn - hiệu quả - bền vững”. Trên thực tế, các thông tin hiện có của CIC có độ cập nhật không cao và các chỉ tiêu còn chung chung. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như không có. Mặt khác, do chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thông tin nên các tổ chức tín dụng chưa có sự quan tâm đúng mức đến các thông tin, dữ liệu khi báo cáo cho CIC. Hệ thống thông tin nội bộ của từng tổ chức tín dụng: Hiện nay, bản thân trong một tổ chức tín dụng, hệ thống lưu trữ, xử lý thông tin cũng chưa hiệu quả và tính hệ thống gần như không có. Thậm chí việc kiểm soát tổng dự nợ của một khách hàng (kể cả các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ) là một vấn đề rất khó khăn đối với các tổ chức tín dụng. 3.2 Sử dụng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ công tác thẩm định,

kiểm tra sử dụng vốn vay Ngoài hệ thống thông tin dùng để đánh giá khách hàng, khi thẩm định dự án, phương án kinh doanh, các tổ chức tín dụng cần phải có hệ thống thông tin nhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào và đầu ra của dự án, nhất là các thông số về thị trường các nguyên liệu đầu vào và thị trường đàu ra của sản phẩm… Thực tế, hiện nay các tổ chức tín dụng thường sử dụng các thông số lấy được trên mạng internet với tính hệ thống không cao. Việc truy cập, tìm kiếm những số liệu này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của các bộ tín dụng với yêu cầu phải có khả năng đọc tốt tiếng anh. Do vấn đề về hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án của các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn đang là vấn đề rất lớn. Những biến số quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của dự án như giá nguyên vật liệu, giá bán, khả năng tiêu thụ … lại thiếu thông tin nhất trong quá trình thẩm định.

Trang8

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng 3.3 Hệ thống đăng ký tài sản

Do hệ thống đăng ký tài sản hoạt động không hiệu quả nên hoạt động tín dụng ở Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. Liệu ngân hàng có thể tin được khách hàng sẽ đảm bảo có đủ nguồn vốn "tự có" tham gia vào dự án như cam kết. Dù khách hàng có đưa ra các bằng chứng như sau thì độ tin cậy vẫn rất hạn chế:  Xác nhận có tiền gửi ngân hàng: Liệu có ngân hàng có tin chắc rằng bên

vay vốn không "vay nóng" ở đâu đó rồi gửi vào ngân hàng để nhờ xác nhận. Thậm chí, bên vay có bằng chứng khoản tiền gửi đó là 5 năm hay 20 năm thì ngân hàng cũng rất khó có thể tin được đó là tiền của bên vay vì bất cứ loại tiền gửi nào khách hàng đều có quyền rút trước hạn. Do đó hôm nay mua một chứng chỉ tiền gửi 5 năm ngày mai rút lại là điều hoàn toàn có thể.  Chứng minh có lợi nhuận giữ lại: Đây cũng là vấn đề rất khó khăn đối với

ngân hàng vì lợi nhuận của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản phải thu, các loại chi phí chờ phân bổ … Với hệ thống sổ sách kế toán không đủ độ minh bạch, không có kiểm toán thì rất khó có thể xác định được doanh nghiệp lãi thật hay lãi giả. Nói chung, khi thẩm định khả năng góp vốn tự có của khách hàng trong việc thực hiện dự án ngân hàng chủ yếu tin vào sự trung thực của khách hàng. Rất khó khẳng định là khách hàng có thực sự bỏ vốn vào thực hiện dự án hay toàn bộ là vốn vay. Một phương thức mà các doanh nghiệp có thể "qua mặt" các tổ chức tín dụng là sử dụng biện pháp nâng giá trong các hợp đồng. Giả sử dự án đầu tư chỉ cần 7 tỷ đồng là có thể hoàn thành nhưng bên vay lập dự án tăng lên thành 10 tỷ đồng. Bằng một vài biện pháp chuyển tiền vòng vèo qua lại theo một vài hợp đồng là bên vay có thể chứng minh với ngân hàng là mình đã bỏ ra trước 3 tỷ đồng để đầu tư dự án mà thực tế họ chẳng bỏ ra đồng nào cả. Với sự không minh bạch và khó xác định tính xác thực, hợp lý, hợp lệ cũng như giá trị của các loại tài sản đã gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng của mình.

Trang9

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng 3.4 Hệ thống đăng ký giao dịch đảm bảo

Hệ thống đăng ký giao dịch đảm bảo: Để tránh tình trạng khách hàng sử dụng một tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn nhiều ngân hàng hoặc tạo điều kiện cho khách hàng có một tài sản có giá trị lớn có thể vay vốn nhiều tổ chức tín dụng, hiện nay có các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh; Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Sở Tài nguyên môi trường; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Mỗi cơ quan nêu trên thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo mỗi loại tài sản theo quy định. III. Giải pháp 1. Cơ chế sàng lọc và cơ chế phát tín hiệu

Do biết chắc có lựa chọn bất lợi sẽ xảy ra, bên cho vay (người không có thông tin) sẽ sử dụng cơ chế sàng lọc nhằm lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt để cho vay. Các tiêu chí chính dùng để sàng lọc, đánh giá, lựa chọn khách hàng gồm: mức độ tín nhiệm của khách hàng (thể hiện qua thương hiệu, mối quan hệ lâu dài, kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả năng hiểu biết và thực hiện dự án...); năng lực tài chính (thể hiện qua kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, giá trị trên thị trường chứng khoán...); giá trị tài sản hiện có (chủ yếu là các tài sản hữu hình có thể định giá và kiểm soát được). Đây là các yếu tố quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng. Đối với việc đánh giá, thẩm định tính khả thi của dự án cũng là một yếu tố rất quan trọng, nhưng trên thực tế không phải là yếu tố quyết định. Vì dù có sử dụng các công cụ thẩm định dự án tinh vi và phức tạp như thế nào đi nữa thì cũng không thể loại bỏ được những yếu tố rất chủ quan trong quá trình thẩm định. Việc đánh giá khách hàng là quan trọng nhất vì đơn giản, một người có tư cách và năng lực tốt thường sẽ làm tốt những điều tốt và rất ít khi làm điều xấu. Ngược lại, đối với người không đủ tư cách và năng lực, rất khó đảm bảo họ sẽ làm những điều tốt và làm tốt một việc gì đó.

Trang10

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

Ngược lại với bên cho vay, bên vay (người có đầy đủ thông tin) biết rằng do thông tin bất cân xứng mà bên cho vay có khả năng sẽ nghi ngờ mình thực hiện lựa chọn bất lợi. Do đó, bên vay sử dụng cơ chế phát tín hiệu để chứng minh cho bên cho vay biết mình là một người tốt và sẽ làm tốt những điều tốt vì họ không chỉ có dự án tốt mà 3 nhóm tiêu chuẩn nêu trên của họ đều tốt. 2. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin tín dụng Nhằm củng cố và phát triển hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, phục vụ công tác quản lý của ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và giải quyết tình trạng thông tin bất cân xứng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế hoạt động thông tin tín dụng (QĐ số1117/2004/QĐ-NHNN ngày 08/09/2004). Các báo cáo thông tin tín dụng bắt buộc Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo thông tin tín dụng bắt buộc cho CIC các thông tin sau: 1. Thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng vay a. Đối với khách hàng doanh nghiệp. b. Đối với khách hàng tư nhân. 2. Thông tin về tài chính của khách hàng vay Thông tin về tài chính của khách hàng vay được báo cáotheo các chỉ tiêu thông tin hiện có mà các TCTD thu thập được. Trong trường hợp cần thiết khi CIC có yêu cầu báo cáo thì TCTD, chi nhánh TCTD phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin tài chính theo các báo cáo tài chính hàng năm của khách hàng vay (nội dung thông tin theo các mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp do Bộ Tài chính quy định). 3. Thông tin về dư nợ tín dụng của khách hàng. 4. Thông tin về tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng. 5. Thông tin về bảo lãnh cho khách hàng. 6. Thông tin về khách hàng vay có tổng dư nợ bằng hoặc hơn 5% vốn tự có của TCTD Trang11

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

7. Trong trường hợp cần thiết, khi CIC có yêu cầu thì TCTD phải báo cáo thông tin về nợ quá hạn và thông tin về các khoản TCTD bảo lãnh trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán.

Kết luận Trong điều kiện thị trường tài chính hiện nay, tình trạng thiếu thông tin là vấn đề lớn nhất để giảm thiểu lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại, trong công tác thẩm định một món vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Trang12

Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng

Tài liệu tham khảo 1.

Robert S.Pindyck (1999). Thị trường và thông tin không tương xứng. Trong cuốn Kinh tế học Vi Mô.Nhà xuất bản thống kê

2.

Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài (2005). Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại VN. Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.

3.

Lê Văn Hùng (2007) Một số giải pháp quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Tạp chí Ngân hàng tháng 10/2007

4.

Thông tin tín dụng CIC

5.

Quyết định số 1117/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động thông tin tín dụng. Lấy từ: URL: www.vinanet.com.vn

Trang13

Related Documents

Tieuluan
June 2020 6
Tieuluan
November 2019 19
Tieuluan
November 2019 9
Tieuluan
April 2020 10
Tieuluan-hanh
May 2020 5