TiÓu luËn lý thuyÕt M«n gi¸o dôc thÓ chÊt vµ søc khoÎ ******** I.a Sức khoẻ là gì? Có người nói sức khỏe là vốn liếng quý nhất của con người , là tài sản vô hình nhưng có sức mạnh hữu hình , là cái đánh giá thể chất của bạn so với những người khác. Sức khoẻ là tài sản quý báu của mỗi con người vì vậy mà ngày xưa người ta đã có câu “sức khoẻ là vàng”, hay mỗi dịp tết nhất , sinh nhật tân gia thượng thọ luôn luôn mở đầu bằng câu chúc sức khoẻ. Kinh Phật cũng dạy rằng: ”vốn quý của đời người là sức khoẻ”. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới: “sức khoẻ không chỉ là sức khoẻ cơ thể vật chất mà còn là sức khoẻ về tinh thần, khả năng làm chủ thần kinh, ứng sử cân bằng hài hoà với môi trường thiên nhiên và xã hội”. Vậy có thể định nghĩa sức khoẻ là trạng thái: sảng khoái, lành mạnh về tâm hồn, minh mẫn sáng suốt về trí tuệ và khoẻ mạnh, cường tránh về cơ thể.
I.b Tầm quan trọng của sức khoẻ: Sức khoẻ là vốn quý nhưng lại có ít người quan tâm đến nó, tới khi phát sinh các vấn đề liên quan tới sức khoẻ. Khi mắc bệnh, khi đau ốm con người ta mới bắt đầu chăm lo cho sức khoẻ của mình, họ bắt đầu đọc tài liệu, đi đến bệnh viện bác sĩ….. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ngày 27/03/1946 Bác Hồ có nói: “Mỗi người dân khoẻ mạnh là đất nước mạnh lên một phần, mỗi một người dân yếu ớt là đất nước yếu đi một phần…” Mỗi khi chúng ta bị bệnh đau ốm thì mọi công việc học tập các dự định, các việc mà chúng ta muốn làm đều phải ngừng lại hoặc đạt kết quả không tốt như mong đợi, bệnh tật khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu dẫn đến áp lực căng thẳng về tinh thần, chán nản, bi quan cuộc sống trì trệ. Khi trong nhà có người ốm đau bệnh tật sẽ khiến cả gia đình phải lo lắng, tiêu tốn tiền thuốc men, tiêu hao thời gian đi lại chăm sóc, như vậy không chỉ người bệnh phải chịu những đau đớn của bệnh tật mà còn khiến cả người nhà chịu mệt mỏi. Nhiều gia đình đã kiệt quệ vì có người ốm lâu dài. Thêm một người ốm trong xã hội là thêm một công việc phải ngừng lại khiến cho xã hội chậm phát triển, như vậy sức khoẻ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống gia đình và các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội … Nhưng chúng ta lại dành quá ít thời gian để tìm hiểu kiến thức về sức khoẻ làm thế nào để giữ gìn sức khoẻ cho chính mình một cách chủ động, hầu hết chỉ khi có bệnh mới chữa, khi chữa chỉ cần bệnh tình thuyên giảm là sẽ dừng chữa trị nên không triệt để trị khỏi bệnh. Đa phần những hành động này là hữu ích, nhưng cũng có trường hợp khi phát hiện ra mình có bệnh thì mọi nỗ lực đã là quá trễ … Chỉ có một số ít người có ý thức chăm lo sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học, bài bản, tích cực lâu dài. Chính vì điều này mà Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và chính Bác cũng nêu tấm gương của bản
thân “…tự tôi ngày nào cũng tập thể dục…” để khuyến khích mọi người dân tập cùng. Vào mọi sáng sớm ở các công viên hay ven những bờ hồ ta có thể bắt gặp từ người già đến trẻ nhỏ hăng say luyện tập thể thao với nụ cười và khuôn mặt rạng rỡ. Họ chính là những người nhận thức rõ tầm quan trọng của sức khoẻ và như thế cũng là góp phần vào công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc. Ngày nay cùng với sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá, …., phong trào luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ ngày càng được chú trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu trong các chương trình của nhà nước cũng như trong ý thức tự giác của quần chúng nhân dân, nó thực sự là nhu cầu thiết thực và đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. Sau những giờ làm việc mệt nhọc căng thẳng, việc luyện tập thể dục thể thao thư giãn và giải trí là một nhu cầu thiết thực. Các trò chơi vận động, các hình thức biểu diễn thể dục thể thao luôn được coi là món ăn tinh thần, giúp cho cuộc sống lành mạnh và tươi vui. Trong cuộc sống có rất nhiều điều có giá trị nhưng chúng sẽ trở nên vô ích nếu ta không có sức khoẻ. Ngược lại người có sức khoẻ dồi dào có thể được tận hưởng rất nhiều niềm vui trong cuộc sống. Trước tiên, họ sẽ luôn cảm thấy mình có đủ khả năng để hoàn thành nhiều công việc, họ sẽ cảm thấy được niềm hạnh phúc khi mình là người có ích cho xã hội, và với tâm lý thoải mái, niềm lạc quan yêu đời thì bệnh tật cũng khó khuất phục họ.
II.Mục đích của giáo dục thể chất, yêu cầu của môn học đối với sinh viên Trường đại học Thăng Long là trường đầu tiên mạnh dạn ứng dụng các phương pháp thể dục dưỡng sinh cổ truyền vào chương trình giảng dạy bộ môn GDTC. Bên cạnh những bài tập hiện đại như bóng bàn, cầu lông, dance sport thì còn có cả môn thể dục cổ truyền, điều này tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại nên đã thu hút được sự nhiêt tình tham gia của các sinh viên.Thông qua chương trình đào tạo này chúng ta có thể thấy phần nào đó về mục đích và yêu cầu với học sinh theo học: -Trang bị những kiến thức hiểu biết về chăm sóc và nâng cao sức khoẻ toàn diện. -Giới thiệu các phương pháp tập luyện giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. -Giúp sinh viên lựa chọn được phương pháp, môn tập phù hợp với điều kiện thể trạng, sức khoẻ, thời gian, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, … ,của mình. -Nắm được những kỹ năng cơ bản của các môn tập đã lựa chọn để tập luyện lâu dài thành kỹ năng. -Ứng dụng được các kiến thức và kinh nghiệm luyện tập học hỏi được vào cuộc sống hàng ngày để phát huy tác dụng hiệu quả của bài tập. -Thông qua việc tập luyện thường xuyên lâu dài, rèn luyện ý chí, bản lĩnh và phương pháp ứng xử trong vận động và trong cuộc sống. -Phát triển phong trào luyện tập, thi đấu giao hữu, xây dựng tinh thần đoàn kết,tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, xây dựng các câu lạ bộ sinh hoạt làm lành mạnh nâng cao thể lực, trí lực cho sinh viên. -Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống trong sạch, lành mạnh thông qua các bài tập, kết hợp với du lịch, dã ngoại theo chuyên đề sức khoẻ và môi trường. Với các mục đích trên, mỗi bạn sinh viên cần nâng cao ý thức học tập của riêng mình, chăm chú vào các bài giảng, kết hợp với kinh nghiệm bản thân, tích cực rèn
luyện các bài tập phù hợp để bài tập phù hợp để môn học sẽ có tác dụng nâng cao sức khoẻ cho mỗi người về mặt lâu dài.
III. Muốn có sức khoẻ tốt lâu dài và toàn diện đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo ta phải làm gì? Bạn muốn tinh thần thoải mái, một cơ thể khoẻ mạnh vậy còn chờ gì nữa hãy rèn luyện cho mình một sức khoẻ khoẻ mạnh bằng cách tham gia luyện tập thể thao. Bạn chỉ cần dành từ 20 phút trở lên mỗi ngày để tập luyện có khi chỉ bằng việc đi bộ đơn giản bạn cũng có đựơc một sức khoẻ dẻo dai. Để đạt được hiểu quả trong luyện tập bạn cần sắp xếp thời gian vận động hợp lý. Thời gian vận động bao gồm thời gian một lần vận động liên tục và tần suất tham gia vận động. Thời gian một lần vận động liên tục chịu ẩnh hưởng của cường độ vận động. Do vậy khi xác định thời gian một lần tham gia vận động nên tổng hợp, khảo sát việc sắp xếp hợp lý các nhân tố. Khi luyện tập thời gian một lần vận động từ 20 phút trở lên mới có thể thu được hiệu quả tốt. Khi vận động rèn luyện cơ thể có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân như: tình trạng cơ thể, mục đích, thời gian... để lựa chọn tần suất vận động hợp lý cho bản thân. Sắp xếp hợp lý lượng vận động, cường độ vận động. thời gian vận động chính là mấu chốt để nâng cao hiệu quả luyện tập. Tập luyện thể dục thể thao là quá trình tự bản thân tập luyện, đòi hỏi sự tự giác, và phải tập luyện đều đặn thường xuyên mới mang lại hiệu qủa tích cực. Tự giác trong tập luyện thể thao và quá trình tập luyện thể dục thể thao có được sự vui vẻ, sảng khoái. Chỉ có thường xuyên tham gia tập luyện thể thao, sắp xếp hợp lý những môn mà bản thân yêu thích hứng thú, lập ra một kế hoạch rèn luyện cơ thể một cách khoa học mới có thể không ngừng tăng cường thể chất có hiểu quả.Rèn luyện thân thể mà bỏ giữa chừng, thời gian càng dài thì sự mất đi càng rõ rệt hơn. Rèn luyện cơ thể trong một thời gian ngắn sẽ không thể có được hiệu quả rõ rệt. Căn cứ vào thực trạng cơ thể để xây dựng một kế hoạch vận động tương ứng, sắp xếp lượng vận động và cường độ vận động khi bắt đầu không nên quá lớn để tránh những chấn thương. Khi đã quen với việc tập luyện bạn có thể nâng dần mức tập luyện lên. Nguyên tắc tuần tự tăng dần chủ yếu là chỉ khi sắp xếp nội dung, độ khó, thời gian và lượng vận động tập luyện cần căn cứ vào quy luật phát triển của cơ thể và nguyên lý của lương vận động hợp mức, có kế hoạch, có tiến trình để từng bước nâng cao yêu cầu làm cho cơ thể không ngừng thích ứng, thể chất từng bước được nâng cao. Muốn đạt được hiểu quả tập luyện thật tốt bắt buộc phải tuân theo những quy luật khoa học trong tập luyện, đồng thời tăng cường sự giám sát của bản thân. Tăng cường tự bảo vệ sức khoẻ có thể làm giảm bớt những chấn thương vận động không cần thiết. Tập luyện thể thao thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở các cơ quan tổ chức trong cơ thể, làm hoàn thiện nâng cao các chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Các hoạt động thường ngày của con người đều dựa vào hệ vận động, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể tăng cường các chất của xương, sức mạnh cơ bắp, tính ổn định và biên độ hoạt động của khớp từ đó mà năng lực hoạt động của cơ thể được nâng lên, xương và khớp được cấu thành. Rèn luyện thể lực thì sự phát triển của xương được nâng lên rõ rệt, đẩy mạnh sự phát triển chiều cao. Hệ thống thần kinh khống chế các loại hành vi của con người thường xuyên tập luyện thể thao giúp nâng cao năng lực làm việc của các tế bào thần kinh ở đại não, nâng cao tính linh hoạt và sự hưng phấn của hệ thống thần kinh, tập luyện thể thao còn có thế
phòng ngừa được bệnh suy nhược thần kinh. Rèn luyện thân thể có thể nâng cao năng lực trí lực, nâng cao hiệu quả công tác, học tập.
IV/ Phương pháp thư giãn thần kinh- tập trung tư tưởng (Thiền dưỡng sinh)
*Khái niệm về thiền dưỡng sinh: • Là phương pháp làm cho bộ não lành mạnh (kiện não pháp) giảm thiểu những tần số sóng loạn động trong não. • Giúp cho thanh tâm tĩnh trí, tập trung tư tưởng không cho tạp niệm xen vào, giúp cho đầu óc sáng suốt, ý chí minh mẫn, kiên nhẫn, tinh thần thanh thản, thoải mái, tâm hồn sảng khoái vui tươi… • Khi luyện tập thiền đạt kết quả thì định được tâm. • Khi thanh tâm tĩnh trí thì đầu óc minh triết, thâu suốt mọi lẽ tình, sự vật được khắc ghi trong trí nhớ • *Mở rộng “Thiền là gì?” Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống, nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả, nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga. Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ
cao cả. Khi Thiền đã trở thành chủ quan, nghĩa là khi tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn đến nỗi không ý thức cá nhân nào còn tồn tại, đó là lúc đã đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ, gọi là “Samadhi”, trạng thái này được gọi là “Anandam” hoặc Chân Phúc Vũ Trụ vì ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh mang trong vũ trụ, nếu không, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan vì sự phân trí nội tại và ngoại tại. Để điều khiển tâm trí trong khi Thiền, chúng ta cần có điểm tập trung. Tâm trí muốn đi đến điều gì thích thú, vì thế nhờ sử dụng một Mantra hoặc một rung động âm thanh đặc biệt, tâm trí sẽ được hướng về điều thích thú nhất – Ý Thức Vô Hạn. “Mantra” theo từ nguyên, có nghĩa là “cái giải thoát tâm trí”. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này. Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau: • Nhịp nhàng • Có khả năng tạo ra sự tập trung • Có khả năng tạo ra ý tưởng
*Tác dụng thiền dưỡng sinh:
- Thiền giúp cho công việc được hoàn thiện tốt đẹp
Một trong những việc mà một hành giả tu thiền cần phải có là chánh niệm. CHÁNH NIỆM là làm việc gì chỉ biết việc đó mà thôi. Ngày nay tai họa dễ xảy ra, một phần là do lòng tham và sự tính toán của con người, một phần là chúng ta ít để tâm vào thời điểm hiện tại. Đi xe giữa chốn thị thành nhưng hồn để tận nơi tháp cổ chùa xưa. Làm việc này mà tâm nghĩ đến việc khác. Ít ai đặt tâm trong thời điểm hiện tại. Vì thế, tai nạn dễ xảy ra, công việc không được toàn thiện. Thiền chính là mang tâm trở về với hiện tại. Ăn chỉ biết ăn. Ngủ chỉ có ngủ. Làm thứ gì chỉ tập trung vào thứ đó. Việc đó vừa mang lại định tâm, vừa giúp ta tránh được bệnh tật, vừa khiến công việc của mình được hoàn chỉnh tốt đẹp. - Thiền giúp con người hạn chế sự phung phí.
Phải nói, phung phí hiện nay là một trong các tệ nạn của xã hội. Chúng ta, trước đây cũng như bây giờ, dễ phung phí những gì mình có. Tiền bạc, thức ăn, thời giờ, điện nước v.v... Công việc không cho phép chúng ta quan tâm đến những việc nhỏ nhặt trong gia đình. Còn trẻ con thì không ý thức được sự tai hại của việc phung phí. Gà, chúng ăn nửa con và quăng nửa con vào thùng rác. Chúng vò chocolat thành từng cục để ném nhau. Chúng mở nước bỏ đó rồi đi. Không bao giờ tắt điện. Mặc dù nhiều nơi đang thiếu điện và nước. Người lớn thì chẳng quan tâm đến những gì không phải của mình v.v... Trong khi, một trong những đức tính cần có của hành giả nhập thiền là cẩn trọng từng chuyện nhỏ nhặt trong những sinh hoạt đời thường. Cẩn trọng nhưng không dính mắc. Một lần, thiền sư Nghi Sơn vào tắm, vì nước nóng quá nên sai đệ tử mang nước châm thêm. Trích Thủy pha nước xong, thuận tay hất nước thừa đi. Nghi Sơn liền quở “Nhân địa tu hành, âm đức là bậc nhất, cớ sao không biết tiếc phước? Tuy là một giọt nước, tưới
cây cây cũng hoản hỉ, tưới cỏ cỏ cũng hoan hỉ, nước cũng không mất giá trị của nó, vì sao không biết tiếc vật như thế ?”. Người ngoài đời, ít ai chú ý đến việc giữ lại một chút nước thừa cho việc tưới cây như thế. Người nào có thái độ chú tâm kỹ càng sẽ được nhìn với con mắt khắc khe khó chịu. Nhưng trong sự tu tập của các thiền viện chính thống, một chút nước thừa cũng không được phí. Ngày nay mình dễ dàng phí phạm nhiều thứ vì nó quá thừa mứa với mình. Mình không quan tâm vì mình không ý thức được sự cần thiết của nó. Trong Bạch Ẩn Thiền Định Ca, thiền sư Sessan nói “Theo quan điểm hiện thời thì có vẻ khó hiểu, nhưng những điều như thế có ý nghĩa sâu xa trong sự tu tập của các thiền sinh. Không chỉ nhìn nó theo mặt công dụng hay nguy hại, có lợi hay không có lợi theo nghĩa kinh tế, mà phải thâm nhập vào tận cốt tủy để khám phá ra cái diệu dụng và mật hạnh, phải tôn kính vì ánh sáng ẩn tàng trong đó”. Cái ánh sáng ẩn tàng trong đó là thứ gì, ta sẽ hiểu khi ta hành thiền. Điều tiên quyết là thiền giúp ta ý thức được sự cần kiệm dù đó không phải là ý nghĩa đích thực mà chư vị thiền sư muốn nói đến. Song nó là sự cần thiết cho bản thân, gia đình và xã hội. - Thiền giúp ta yên vui với cuộc sống
Thiền đưa đến định tâm. Định tâm tạo cho hành giả sự an lạc. Bản chất của định tâm là như thế. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” vì thế một khi có định tâm, thì cái nhìn của ta cũng bị tác động bởi cái lạc của định tâm. Ta không có được cái lạc miên viễn như các thiền sư bởi tâm mình còn bị cảnh vật sai sử. Cái vui và buồn của mình là vui buồn bị lệ thuộc vào duyên. Cảnh vừa lòng thì vui. Cảnh không vừa lòng thì buồn. Song mọi hình tướng ở thế gian có gì là vĩnh viễn? Đều là pháp nhân duyên sanh diệt. Một cái nhân như thế cho ra một cái quả như thế. Chỉ là những đầu mút nhân duyên sanh diệt nối tiếp nhau. Cái vui của mình trở thành pháp sanh diệt. Thiền không những giúp ta có được sự an lạc của thân tâm, nó còn giúp ta chấp nhận và bình thản với những được mất ở thế gian. Bởi Phật tâm hiện diện trong tất cả mọi thứ mà không hề dính mắc với thứ nào. Dụng của Phật tâm là như thế. Mọi sợ hãi đau thương được đẩy lùi. “Cây cỏ xuân tươi, thu đượm hồng. Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi”. Đã có sự an lạc của tự tâm, có thể làm chủ lấy bản thân thì những tệ nạn đáng tiếc như tự tử, ma túy, thuốc lắc v.v... sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội.
Thiền định có tác dụng điều chỉnh mọi hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại Theo định nghĩa thông thường, thiền định là một kiểu thư giãn chủ động tích cực với hiệu quả cao nếu luyện tập đúng cách. Theo định nghĩa khoa học, thiền định là quá trình đạt tới sự tỉnh thức tuyệt đối trong trạng thái tĩnh, có được do luyện tập. Đó là trạng thái tập trung ức chế đồng đều cả nơron thần kinh cảm giác lẫn nơron thần kinh vận động, tập trung bắt đầu từ vỏ não và hệ thần kinh vận động. Khác với thư giãn thông thường, thiền định có tác dụng điều chỉnh lớn đến mọi hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại, cân bằng cơ thể với môi trường sống; kiểm soát quá trình quan hệ giữa nội giới và ngoại giới. Vì thế, ngoài tác dụng thư giãn, thiền định còn có tác dụng phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng các chức năng cơ thể mà chủ yếu là mất cân bằng giữa tuần hoàn máu và tuần hoàn điện thần kinh. Tác dụng thư giãn của thiền định có được đem lại là do người tập điều khiển vỏ não, chủ động ức chế hệ thần kinh động vật, từ đó dẫn đến ức chế hệ thần kinh thực vật mà trước tiên là các trung khu hô hấp, làm giảm nhịp thở kèm theo buông lỏng cơ. Khi đã ức chế sâu, thư giãn cơ sâu thì nhịp thở rất thấp, năng lượng tiêu hao xuống tối thiểu, cơ thể rơi vào tình trạng đông miên, hô hấp trên từng tế bào cơ thể đều giảm đến mức tối thiểu. Ở những người có tập thiền (không kể các nhà tu hành chân chính), nhu cầu vật chất không lớn, một mặt vì sau khi tập, chuyển hóa cơ thể xuống thấp, tiêu hao năng lượng ít và hợp lý. Do đó, người tập thiền không có nhu cầu lớn cho các sinh hoạt. Người tập thiền tốt không cần ăn nhiều mặc dù khẩu vị của họ rất tốt, ăn rất ngon miệng. Không lấy gì làm lạ, các nhà tu hành chân chính tập thiền đạt đến mức tiêu hao năng lượng cơ thể xuống mức tối thiểu. Hằng ngày họ thường chỉ ăn một bữa vào chính ngọ mà vẫn lao động sinh hoạt bình thường. Người tập thiền tốt đương nhiên sẽ tạo lập được trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, điều hòa được các nhu cầu sinh hoạt tinh thần, chủ động điều tiết được hệ thần kinh sinh dục, luôn luôn cân bằng giữa ý thức và tâm thức. Có lẽ vì thế mà chúng ta không thấy họ mắc các bệnh tâm sinh lý đặc biệt. Khi ngồi thiền, các cơ quan trong cơ thể tương tác cân bằng nhau ở mức chuyển hóa rất thấp. Theo định luật phản hồi, nó tác động đến hệ thần kinh, đưa ra trạng thái tâm sinh lý của người thiền. Đỉnh cao của trạng thái sinh lý này là thời gian ngồi “nhập thiền”, tác dụng của nó không chỉ có trong lúc ngồi thiền mà còn kéo dài trong suốt cả ngày. Ngoài thời gian ngồi thiền, người tập vẫn duy trì trạng thái này bằng cách giữ sự cân bằng tương tác các cơ quan của cơ thể, được thực hiện bằng những hoạt động nhẹ nhàng tập trung không phân tâm trong suốt cả ngày.
Theo giáo sư Soto Yukimasa (Đại học Kyoto, Nhật Bản), thiền giúp tăng cường tính nhẫn nại, làm cho ý chí bền vững, tăng cường khả năng suy nghĩ, ổn định về tình cảm và mau chóng khiến đầu óc tỉnh táo, bình tĩnh. Nó cũng giúp nâng cao hứng thú và hiệu suất của hành động, hình thành nhân cách hoàn thiện hơn và đạt tới cảnh giới giác ngộ. Bác sĩ Hasegawa (Đại học Osaka) cho rằng việc tọa thiền sẽ phát triển sự tập trung của phần não bên trong, tức là phần dưới vỏ não, và tập trung sự hoạt động của vỏ não. Theo Viện đại học Cologne (Đức), thiện định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần và ham muốn khống chế, cấm đoán, ngăn cản người khác, giảm tính bất định. Nó làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác, biết kính nể người và tự chê mình, tăng sự tự tin, thỏa mãn, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu, tăng tính quả quyết, tự tin... Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả gần giống nhau về trạng thái hoạt động của hệ thần kinh người tập thiền. Đó là trạng thái yên tĩnh, ổn định không xung đột của hệ thần kinh với biểu hiện: nhẫn nại, bền bỉ, tự tin, bình tĩnh, ổn định nhân cách, hoàn thiện tình cảm, đầu óc sảng khoái, thân thiện, hòa hợp với mọi người. Trạng thái yên tĩnh ổn định, sự ứng xử hợp tình hợp lý với sự việc và con người xung quanh chứng tỏ người tập thiền luôn vui vẻ về tâm hồn và khỏe mạnh về thể chất. Khi chủ động giảm được tiêu thụ năng lượng, gốc tự do trong cơ thể cũng giảm theo; cơ thể cân bằng hoạt động tương tác các cơ quan. Sự cân bằng ổn định của cơ thể sẽ tác động trở lại não bộ theo định luật phản hồi, tạo trạng thái cân bằng ổn định cho hoạt động của vỏ não, tăng sức bền, sức chịu đựng và khả năng điều hòa, điều khiển cơ thể. Trạng thái thần kinh này giúp con người chống stress rất tốt. Sức khỏe thể lực tốt cùng với trạng thái thần kinh ổn định sẽ làm cơ thể thích ứng tốt với môi trường sống và môi trường nhân văn. Đó là nền tảng của cơ sở phòng bệnh. Nếu sự cân bằng các cơ quan tương tác được duy trì, cơ thể sẽ không xảy ra những tai biến bất thường. Ví dụ: Nếu tương tác giữa cơ quan tuần hoàn máu và tuần hoàn điện thần kinh được ổn định thì thường không xảy ra các tai biến về não. Ngoài tác dụng thư giãn, nó còn giúp phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng chức năng cơ thể
Những ý nghĩ viển vông đã làm tiêu hao thể năng, làm giảm trí năng. Trong ý nghĩ viển vông đó thì đặc biệt là những ham muốn, niềm phẫn uất, sự ngạo mạn, nỗi thất vọng gây xúc động trong tình cảm, đều có thể khiến các tổ chức sinh lý bị chấn động, mất thăng bằng. Giả dụ bạn đã học được cách tọa Thiền thì bạn có thể giảm bớt được những ý nghĩ viển vông vô ích, lộn xộn, khiến cho đầu óc bạn lúc nào cũng giữ vững được trạng thái thanh thản nhẹ nhàng và bình tĩnh. Khi cần sử dụng nó để giải quyết công việc thì có thể phát huy đến cao nhất cái năng lực của nó. Đồng thời còn khiến cho các tuyến nội tiết trong cơ thể bạn giữ được trạng thái làm việc phối hợp nhịp nhàng, tạo nên sự hỗ trợ giữa hai hệ thần kinh giao cảm và hệ thống phó thần kinh giao cảm với nhau.
Ví dụ như: Tuyến vỏ thượng thận, tuyến tùng quả, tuyến hành tủy, tuyến giáp trạng và hệ thống hạch giao cảm ngực có tác dụng làm mạch máu co lại, huyết áp tăng lên, khiến cơ năng hưng phấn giúp cho sự hoạt động mạnh mẽ trong toàn thân mà
biểu hiện ra ngoài bằng các phản ứng mẫn cảm, nhanh nhạy. Các tuyến nội tiết ở thận, buồng trứng, dịch hoàn và tụy của hệ thống thần kinh phó giao cảm có tác dụng làm mạch máu dãn ra, hạ huyết áp, làm dịu các cơ năng hưng phấn. Ưu điểm của hai thứ kết hợp lại hình thành nên một nhân cách hoàn mỹ. Nếu nó thiên lệch về phía nào đều là không có lợi ích.
Chúng ta đều biết rằng, do làm việc căng thẳng, do suy nghĩ nhiều hoặc do sự khích thích của một nhân tố bên ngoài nào đo, bất kể là vui quá hay phẫn nộ đều có thể khiến mạch máu co lại, mạch đập nhanh lên, huyết áp tăng cao, hơi thở dồn dâpn, kết quả là gây nên các chứng bệnh chảy máu não, mất ngủ, đau tim, ù tai, thần kinh mẫn cảm, tiêu hóa không tốt. Đó là vì khi bạn xúc động mạnh thì trong huyết dịch, các tuyến nội tiết làm việc không bình thường nên các độc tố xuất hiện. Các tuyến nội tiết hoạt động bình thường sẽ làm cho ta khỏe mạnh. Làm nó mất đi sự bình thường ấy là đã bật đèn đỏ báo nguy cho sức khỏe. Công hiệu của tọa Thiền là có thể đưa tình cảm xúc động của người ta trở lại trạng thái thanh thản yên tĩnh, gặp nguy hiểm không sợ hãi, gặp điều mưng không quá vui, có mất cũng không nghĩ là nhiều, có được cũng không cho là ít, trái ý cũng không khó chịu, thuận lòng cũng chẳng mừng vui. Cho nên nó trở thành cái bảo hiểm an toàn cho thân tâm bạn. Việc giảm bớt gánh nặng của hệ thống thần kinh giao cảm rất có liên quan đến hô hấp. Người bình thường vẫn coi phổi là trung tâm của hô hấp, còn người toại Thiền thì đưa trung tâm của hô hấp vào vùng bụng. Mục đích là dung sức ép của vùng bụng làm môi giới rồi dùng ý chí chi phối hệ thống phó thần kinh giao cảm, mở rộng mạch máu, làm hạ huyết áp, làm thư giãn hết cơ năng hưng phấn, tiết ra một lượng lớn Acetylcholine, tạo ra công năng trấn tĩnh, lặng lẽ và giải độc. Muốn trung tâm của hô hấp chuyển từ ngực xuống bụng, không phải ngày một ngày hay mà tập được như vậy. Một số người theo phương pháp khí công và phương pháp Yoga chủ trương dùng cách thở bụng để đạt được mục đích này. Có điều là phương pháp ấy không thích hợp với tất cả mọi người. Thở bụng là một trong những bước của tọa Thiền. Một ngày bạn sẽ thấy được trung tâm hô hấp của bạn đã chuyển từ ngực xuống bụng. Thở bằng bụng giúp cho máu ở gan và tỳ tạng chảy về tim, phát huy công năng của nó. Gan và tỳ có chức năng tạo máu và trữ máu. Cái kho máu ấy chứa 1/3 tổng lượng máu trong cơ thể con người. Còn trong tim và trong các bắp thịt toàn thân mỗi thứ có một phần ba. Huyết dịch ở gan và tỳ khi bình thường không chảy vào hệ thống tuần hoàn, chỉ khi cần mới bổ sung một lượng cần thiết cho sự thiếu hụt huyết dịch của tim. Thở bằng bụng cũng như hỗ trợ thêm cho tim, làm tăng sự tuần hoàn của máu, không còn tình trạng trì trệ. Tăng thêm lượng máu, chức năng vận chuyển dinh dưỡng được tăng cường khiến cho các tế bào bị khô héo tăng sức sống, trở nên mạnh mẽ, khiến cho tổ chức các tế bào đang vì bế tắc mà sắp bị hủy diệt, nay dần dần sống lại và được tái sinh cơ năng.
Chính vì vậy, tọa Thiền có thể chữa bệnh, có thể diệt trừ được các chứng bệnh nan y phức tạp, các bệnh mãn tính. Khi bạn mắc một chứng bệnh mà dùng thuốc khó lòng chữa khỏi thì hãy tập tọa Thiền. Tọa Thiền tuy không giống như chuyện cắt bỏ ruột thừa hễ mổ là khỏi, nhưng nó giúp bạn ổn định tinh thần, giảm bớt sự lo lắng sợ hãi đối với bệnh tật, cũng là giảm bớt đau đớn sợ hãi do bệnh tật gây ra. Tất nhiên là cơ năng sinh lý của con người có một giới hạn tuổi thọ nhất định mà tọa Thiền không thể làm cho bạn mãi không già, không chết, nhưng có thể giúp bạn sống lâu thêm, sống khá tươi vui lý thú. Đó là việc mà nó làm được. - Tọa thiền là một phương pháp tu phát triển năng lực tập trung, rèn luyện ý chí Trong tất cả mội biện pháo để đào tạo con người, phát huy hết mọi khả năng sẵn có để mang lại lợi ích thích đáng cho con người và xã hội, thì Tọa Thiền là một trong những phương pháp tốt nhất. Ở những tài hoa dù là nhà tôn giáo, nhà triết học vĩ đại hay nhà chính trị, nhà khoa học kiệt xuất hay nhà nghệ thuật thì hay nhiều họ cũng có được sức mạnh và một số công năng của Thiền đưa lại. Mặc dù bản thân họ không nhất thiết tọa Thiền. Những đứa trẻ thông minh thường có khả năng tập trung rất cao, điều này cũng tương đương với công năng của tọa thiền. Tọa Thiền là phương pháp tốt để khai thác và phát huy trí năng và thể năng tiềm ẩn của con người. Nó có thể cải tạo những người có nhân cách thấp kém thành ra những người có nhân cách cao quí. Thiền làm cho những người có thiên phú thấp trở thành ưu tú, người có thể chất kém trở nên mạnh mẽ hơn, khiến cho người người đều có khả năng trở thành hoàn thiện. Tọa Thiền là phương pháp tốt kiện toàn nhân sinh, xây dựng xã hội, cải thiện mọi hoàn cảnh. Đối với người bình thường, tọa Thiền có thể làm cho họ mạnh mẽ ý chí, thay đổi khí chất. Về mặt sinh lý sẽ có thêm sực sống mới. Về mặt tâm lý sẽ có nhiều niềm hi vọng mới. Trước mọi hoàn cảnh gặp phải sẽ có thêm nhận thức mới. Tóm lại, tọa thiền có thể khiến cho bạn có khả năng tập trung cao, rèn luyện ý chí. -Tọa thiền nâng cao tính linh hoạt và tính chính xác của vận động và tư duy Một điều chắc chắn là bạn đang có đây. Dù bạn sẽ còn sau khi chết hay không, điều đó cũng chẳng thành vấn đề. Chỉ có một điều, ngay tại thời điểm này,:”Bạn là ai?” Việc đi vào trong nó gọi là Thiền: Đi sâu hơn vào trong con người của riêng bạn, để tự khám phá khả năng của chính bản thân mình. Việc tìm hiểu bản thân mình, tìm hiểu mọi ngóc ngách cấu thành nên bức tường thành giả tạo tâm tính, giả tạo học thức sẽ đưa bạn tới một Cái Tôi nguyên bản, và ở đó, bạn sẽ tin vào những chứng nghiệm cá nhân của bạn vì bạn là nhà khoa học thực nghiệm, bạn đã tự mình trải qua,tìm hiểu.
Thiền có nhiệm vụ “tẩy não” để chúng ta trở về với cái vốn chúng ta đã là... Từ đó ta tìm hiểu bản thân, tìm hiểu quá trình biến đổi tâm tính, xem xét nó theo nhiều chiều khía cạnh. Con người ta là một vũ trụ thu nhỏ, là một đời sống thu nhỏ, một tế bào của xã hôi. Một cách linh hoạt, tìm hiểu bản thân cũng là cách rèn luyện sự linh hoạt trong sự vận động tư duy để thêm hiểu biết, ứng phó với đời sống, xã hội bên ngoài, với những vấn đề ta gặp phải. Lúc đó, bạn có thể hiểu chân lý giá trị của đời sốbf và bạn sẽ sống một cuộc sống có ý nghĩa sâu sắc hơn, nhạy bén hơn. -Tọa Thiền kích thích óc tưởng tượng, trí sáng tạo, tư duy trừu tượng
Thiền là một nghệ thuật sống để khám phá bản ngã đích thực của ta, nó là một trạng thái để chứng ngộ chân lý, vì thế nó không chấp ở hình tướng. Có thể bạn đang sống cạnh một thiền nhân mà bạn không biết rằng anh ta có thiền. Một ngày nào đó cả chính bạn nữa, bạn bỗng dừng lại và tự hỏi: “Ta là ai?” “Ta sinh ra trên Trái Đất này là để làm gì?”. Đó là những điểm khởi đầu cho việc chuẩn bị tâm thái cần thiết khi học Thiền, mở rộng tư duy trừu tượng, và tiến xa hơn nữa trên con đường tìm câu trả lời cho câu hỏi trừu tượng đó. Thiền cũng như đj học, càng chăm, có thầy giỏi hướng dẫn thì chắc sẽ “học giỏi”. Và khi tọa Thiền, trên con đường đi tìm bản ngã, phần nào đó bạn sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi của mình. Thiền giúp chúng ta cảm nhận sự huyền diệu và vẻ đẹp của cuộc sống hiện tại, khoảnh khắc hiện tại với thiên nhiên giao hòa; giúp kích thích óc tưởng tượng tới những hình ảnh tuyệt đẹp trong tâm thức. Từ đó, ta có thể thỏa sức sáng tạo, trước tiên là với những hình ảnh tưởng tượng, sau đó là niềm tin vào những điều tốt đẹp có thể xảy ra, tin vào những điều tưởng như khó có thể thành, và rồi sáng tạo vượt ra ngoài tầm những khuôn khổ lối mòn của tư duy vốn có.
Người tham thiền mỗi ngày có một sức mạnh lạ lùng, không ai biết mà cũng không ai tưởng tượng ra được. Thiền định là một môn học phá chấp, rất thực tế và giản dị. Những người sống thực nhất là những người thiền.
-Tọa Thiền với sự điều hòa tâm tính và giải phóng thân tâm: Nói cho rõ hơn, hệ thống thần kinh giao cảm và hệ thống thần kinh phó giao cảm trong cơ thể phải phát triển song song. Nếu không, ngoài việc không mạnh khỏe về sinh lý ra, con người cũng không lành mạnh trong sự phát triển tâm lý và tính cách. Nếu lệch về cái trước, sẽ trở thành con người mẫn cảm, tự tư nóng nảy, hay cáu và thiếu tình cảm bạn bè, thiếu nhân duyên. Nếu như nghiêng về cái sau thì trở thành con người hồn hậu, thật thà vui vẻ, hiền lành. Kết quả của sự phát triển hệ thống thần kinh giao cảm, xét về mặt được của nó thì người có nó có thể trở thành một triết gia lập dị hay nhà quân sự tinh tường quả quyết, hoặc kẻ thư sinh chán đời; Xét về mặt xấu thì sẽ trở thành một nhân vật tự thị cố chấp, tàn nhẫn, bạo ngược và ngang ngạnh. Kết quả của sự phát triển hệ thống thần kinh phó giao cảm, xét về mặt được của nó thì người có nó có thể trở thành một nhà tôn giáo yêu đời thương người hay một nhà chính trị rộng lượng nhân hậu, hoặc một nhà nghệ thuật tâm hồn rộng mở; Còn xét về mặt xấu thì sẽ trở thành một người tốt bụng tràn lan, không có lý tưởng, không phân biệt được thiện ác, không biết phải trái và giải quyết công việc vô nguyên tắc. Đương nhiên, nếu chỉ phát triển về một hướng, nó sẽ lệch về mặt xấu, còn nếu có nét đặc sắc nào ở mặt tốt, thì ắt ít nhiều có sự điều hòa của cả hai hướng. Tọa Thiền là phương pháp điều hòa tổ chức cơ năng trong thân, bước vào làm việc bình thường và giúp cho nó phát huy năng lực cao nhất. Chỗ mấu chốt là cách điều hòa thân thể, điều hòa hơi thở và điều hòa con tim, giảm bớt gánh nặng của hệ thống thần kinh giao cảm. Nó sẽ làm mờ nhạt cái hình bóng ý thức chủ quan, mở rộng cái giới hạn lấy bản thân mình làm trung tâm cho tới mức quên đi sự tồn tại của bản thân, cái ý thức chủ quan đã hòa tan vào trong ý thức khách quan. Một con người đã đạt tới mức độ ấy thì những phiền não nặng nề, dẫu chưa mất hẳn cũng không trở thành mối đe dọa cho sức khỏe của thâm tâm anh ta nữa. Nguyên nhân của việc tham dục, cáu giận, không tự trách mình, không rộng lượng với người và không phân tích lý do tạo ra phiền muộn là ở chỗ ý thức chủ quan quá mạnh. Tự cho rằng bản thân mình và mọi vật đối lập với nhau, nhưng tất cả lại không được đi ngược với ý thức chủ quan của mình. Khi mà không đạt đc điều ấy thì sẽ theo đuổi; khi đã đạt đc rồi thì cái đáng được hưởng lại chỉ sợ mất đi, cái ghét bỏ
lại chỉ sợ không tránh được. Theo đuổi mà không đạt được tất sẽ phiền não, khi đạt được rồi thì sự lo sợ vây quanh. Chỉ có phương pháp tọa Thiền mới làm cho người ta từ trạng thái tâm lý chủ quan coi mình là trung tâm, dần dần chuyển sang trạng thái tâm lý khách quan, cứu vớt con người ta từ dưới đấy của cái hố phiền não chủ quan dần dần đi lên cái thế giới tự do khách quan và thân tâm được giải phóng hoàn toàn, điều hòa được tâm tính. -Tọa Thiền là bồi dưỡng một nhân cách hoàn mỹ Một nhân cách hoàn mỹ có thể đc bồi dưỡng, hình thành qua giáo dục, nghệ thuật, tôn giáo, nhưng không chắc chắn. Một số người bị sự quyến rũ mê hoặc của tiền tài quyền lực, tiếp thu tác động của giáo dục, nghệ thuật hay tôn giáo, nên trước mặt người khác họ đã thể hiện ra bên ngoài một nhân cách cao thượng cùng với hành vi thánh thiện. Nhưng từ trong đáy lòng không ít những người như vậy ẩn náu một dã tâm hừng hực với những âm mưu quỉ kế mà chẳng để lộ ra. Những người như vậy ta gọi là loại người mang hai nhân cách. Vì vậy, ở thế gian có những người quân tử rởm đã từng trải qua sự giáo dục tốt đẹp. Cũng có quỉ dữ ẩn náu trong giới tăng lữ. Bởi vì dù là giáo lý của tôn giáo, luân lý của giáo dục, hoặc sự thưởng thức nghệ thuật, tất thảy đều là từ bên ngoài rót vào. Thậm chí còn là sự áp đặt của quyền uy. Nó chưa chắc đã phù hợp với những mong muốn trong thâm tâm của mỗi người.
Tọa Thiền là phương pháp tốt nhất để bồi dưỡng nhân cách thăng hoa, không cần dùng tới bất cứ giáo lý nào để gây sức ép. Thiền đi vào trạng thái Nhất nguyên, không còn thị phi xấu tốt, Thiền vượt hơn cả những đối lập. Hơn nữa, giáo lý của tôn giáo, các tiêu chuẩn của luân lý, cũng như thước đo của đạo đức, tất cả đều mất đi tính phổ biến do sự khác nhau của thời đại, hoàn cảnh và đối tượng cụ thể. Cho nên sự xuất hiện của những tôn giáo mới gần đây quả là nhiều như măng mọc. Tọa Thiền thoát thai từ Đạo Phật. Nó không mượn một cái vỏ bên ngoài nào. Không cần viết thành sách. Cho nên nó là phấp môn tu hành mãi mãi xanh tươi. Tọa Thiền
là đem một thứ như cái tôi bóc dần từng lớp giống như bóc bẹ thân cây chuối vậy. Sau khi đã bóc đi từng lớp những ý nghĩ viển vông, thì không những không trông thấy cái tôi làm bộ làm tịch nữa mà đến cả thân xác của cái tôi cũng không thấy nữa. Bắt đầu làm làm lộ cái tôi ra, rồi đến cuối cùng sẽ chẳng còn cái gì để bạn có thể làm lộ nữa. Cho nên, người Toạn Thiền bất tất phải che giấu người khác điều gì. Cũng không phải vì để cải tạo mình mà cảm thấy sức ép từ bên ngoài đưa tới càng không cần thiết phải đầy đọa thân tâm. Toạn Thiền chỉ là cách luyện tập dần dân. Những ý nghĩ viển vông dần dần giảm bớt, cho tới mức độ Vô niệm vô cầu vô sở đắc, bạn sẽ thấy rằng sự tồn tại trước kia của bạn là sự tồn tại trên một đống những ý nghĩ viển vông phiền não, chứ chẳng phải thật sự là bạn. Cái thật sự là bạn không thể tách khỏi toàn bộ sự thật khách quan. Sự tồn tại của sự vật khách quan chỉ là từng phần của sự tồn tại chủ quan của bạn mà thôi. Cho nên bạn không cần thiết phải truy câu cái gì, cũng không cần ghét bỏ điều gì. Trách nhiệm của bạn là làm thế nào để toàn thể cái “bạn” ấy được sắp xếp một cách có trật tự tốt đẹp Những người tọa Thiền khi đạt được mức độ ấy sẽ là những người yêu quí đồng loại, sẽ yêu thương tất thảy vạn vật. Tính cách anh ta sẽ sáng như ánh dương mùa xuân. Họ là những hiền nhân, những nhà minh triết.
- Thiền, giúp ta nhìn đúng mọi sự như chính nó.
Con người thường nhìn thế giới chung quanh qua lăng kính tình cảm và tư duy của chính mình. Thiền giúp ta cất đi cặp kính màu muôn thuở đó. Con người xảy ra tương tàn gấu ó lẫn nhau không phải chỉ ngoài xã hội mà ngay cả trong gia đình một phần vì “Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy kẻ trộm búa”. Người nói đông, qua tâm thức của mình đều thành tây. Đó là một trong những nhân duyên đưa đến sự tranh tàn trong gia đình và ngoài xã hội. Thiền giúp ta giải quyết được khổ nạn đó. Nhìn đúng sự vật như chính nó cũng chính là nhìn ra được thế giới chung quanh ta không lìa ta mà có. Một thế giới tranh tàn đau thương hay hạnh phúc ấm no tùy thuộc vào những nghiệp nhân mà người ở thế giới đó đã tạo ra trong quá khứ. Y báo không lìa chánh báo. Ai tạo nhân, đủ duyên người ấy sẽ lãnh quả. Không tạo nhân, dù duyên có đầy bao nhiêu cũng không có quả để lãnh. Vì thế khủng bố tràn lan nhưng không phải ai cũng bị tai họa vì khủng bố, không phải có sóng thần thì ai cũng chết vì sóng thần. Ngược lại, y học tiến triển rất mực, nhưng không phải vì thế mà mọi bệnh nhân đều được cứu chữa lành lặn. Nền khoa học hiện đại vẫn có những mặt trái của nó (điển hình như bom mguyên tử, chất độc màu da cam v.v...). Nghĩa là, vẫn có người chết vì sự tiến bộ của nền khoa học kỷ thuật hiện đại. Tất cả đều có nhân duyên. Nhận ra được điều đó, con người sẽ hạn chế bớt những trách cứ đổ thừa cũng như hạn chế đi những tư tưởng và hành động tàn bạo. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được một hoàn cảnh tốt đẹp khi thân khẩu ý của ta hoàn toàn bất thiện. Cho nên, có lập đàn tràng tế độ nhân sinh, không phải để cầu cho khủng bố thiên tai hay hoạn nạn hết hoành hành mà chính là cầu cho mọi người chúng ta có cái nhìn đúng đắn về thực lý Nhân Quả đang chi phối thế gian này, cầu cho chúng ta phát tâm hướng thiện. Tâm bớt bạo tàn tham dục thì khủng bố thiên tai sẽ không còn. Khủng bố dẹp rồi mà tâm con người không hết tham
dục, sẽ có loại nạn tai khác xảy ra cho tương thích với những gì mà nhân loại đã gieo. Bởi hoàn cảnh chung quanh không hề lìa tâm mà có. Y báo nào lìa chánh báo ? Một lần, Tô Đông Pha đi dạo cũng Phật Ấn. Khi thấy tượng Quán Thế Âm cầm chuỗi niệm Phật, Tô Đông Pha đã hỏi: - Quán Thế Âm là người để ta lễ bái, vì sao trên tay còn cầm chuỗi niệm Phật ? Thiền sư Phật Ấn trả lời: Đó phải hỏi chính ông. Tô Đông Pha không hiểu: Sao con biết niệm ai ?. Phật Ấn trả lời : Niệm Quán Thế Âm chứ ai. Tô Đông Pha hỏi lại : Vì sao lại phải niệm mình ?. Phật Ấn đơn giản : Cầu người không bằng cầu mình. Nghĩa là, không có gì thay đổi một khi tâm con người còn đầy tham dục và sân hận. Mọi thứ chỉ thay đổi khi suy nghĩ và hành động của mình thay đổi. Nhìn đúng sự vật như chính nó cũng chính là nhận ra tính cách vô thường ảo mộng của thế gian. Con người và vạn pháp ở thế gian không có gì tồn tại vĩnh viễn như thiền sư Vạn Hạnh đã nói “Thân như bóng chớp có rồi không. Thịnh suy như cỏ hạt sương đông”. Danh vọng tiền tài, hạnh phúc, được, mất v.v… chỉ như hạt sương sớm, hào nhoáng long lanh nhưng mong manh dễ vỡ ... Tuy thế, những gì đã gây tạo ở quá khứ, một khi đủ duyên, sẽ cho ta một cái quả không tránh khỏi. Cái quả ấy như hạt sương mai, nhưng với tâm thức nhìn đâu cũng thấy thực như mình, thì khổ đau, nạn tai, mất mát không phải là thứ dễ chịu. Đó là cái đáng tội của con người. Nhận ra được tính huyễn mộng mà không huyễn mộng này của thế gian, mọi tranh tàn sẽ chấm dứt. - Thiền giúp phát triển tình thương với muôn loài.
Thiền của Phật giáo giúp phá bỏ tham sân si, hiển bày Phật tính trong mỗi chúng sanh. Phật tính một khi đã hiển lộ thì tình thương đối với muôn loài sẽ hiện diện. Đó là dụng của Phật tâm. Ranh giới giữa bạn và thù không trở thành nặng nề đến nỗi phải tàn hủy lẫn nhau mới vừa lòng. Cũng không thể vì những lợi ích của riêng mình mà xâm phạm tàn hại đến người khác. Các tệ nạn như tham nhũng, buôn gian bán lận, giết người, cướp của, tạt ác xít v.v… sẽ bị đẩy lùi. Chính nhờ loại tình thương này, nên dù nhận ra được thực chất mộng ảo của thế gian, chư vị Bồ tát vẫn trải dài sanh tử với những hạnh nguyện vô cùng vô tận của mình. Hạnh nguyện của chư vị được thể hiện qua 32 lời nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm : Hiện thân Phật, thân Tỳ kheo, thân Phạm vương, thân cư sĩ v.v... Cái gọi là xả thân vì lợi ích của người hầu làm vơi đi nỗi khổ cho người, chính là lý tưởng của chư vị. Chỉ vì, những thứ chư vị thấy như huyễn thì với người đời, mọi thứ vẫn như thực. Khổ đau là như thực.
Hạnh phúc là như thực. Đã như thực, thì việc gieo nhân gặt quả như thực là điều không thể tránh khỏi. Giúp, chính là giúp họ nhận ra được nhân nào cho ra quả nào, để đời sống đỡ tai ương, cuộc sống đỡ hoạn nạn.
-Công hiệu của tọa Thiền dưới con mắt của những nhà khoa học Cái hay của tọa Thiền là do phản ứng của thân tâm mà phát hiện ra. Theo báo cáo Rew Nesuspe của giáo sư tâm lý Sato Yukimasa trường đại học Kyoto Nhật Bản thì tọa Thiền có 10 hiệu quả tâm lý: -Tăng cường tính nhẫn nại -Chữa trị các bệnh quá nhạy cảm -Làm cho ý chí bền vũng -Tăng cường khả năng suy nghĩ -Hình thành nhân cách hoàn thiện hơn -Mau chóng khiến đầu óc tỉnh táo bình tĩnh -Ổn định về tình cảm -Nâng cao hứng thú và hiệu suất của hành động -Làm tiêu tan các chứng bệnh trên thể xác -Đạt tới cảnh giới giác ngộ Ở khoa y trường đại học Osaka, bác sĩ Hasegawa có viết trong một cuốn sách: -Tọa Thiền có thể đồng bộ cơ cấu thể chất. -Tọa Thiền phát triển sự tập trung của phần não bên trong tức là phần dưới vỏ não và tạm dừng sự hoạt động của vỏ não. Như vậy tọa Thiền là phương pháp tốt nhất để giúp não đạt đến mức độ tập trung thích hợp và tĩnh dưỡng tốt lành. Theo tài liệu tham khảo trong quyển “Chân thiền” của thiền sư Taisen Deshimaru: Trong các thiền việc Nhật Bản xưa nay ai cũng công nhận tọa thiền giúp cho: -Sự mềm dẻo về cơ thể gia tăng, thân xác trở nên nhanh nhẹn, nhẹ nhàng. -Tâm trí được yên tĩnh an vui và trở nên bén nhạy mẫn tiệp. -Chúng ta có thể thấu hiểu “chân ngã” của mình, bộc lộ tinh thần tôn giáo chân chính và có được đức tin to lớn. -Chúng ta hưởng được cuộc đời thanh thoát. -Trong cuộc sống hàng ngày, chúngta có thể sống an nhàn, ngay thẳng, đức hạnh với tâm hồn trong sáng. Ở phòng thí nghiệm tâm thần học của trường đại học Kyoto, tất cả các giáo sư đều đồng ý 6 điểm sau đây: 1- Tọa Thiền làm tăng “đà sống” và có thể trị bệnh, làm hết mệt mỏi. 2- Tọa Thiền có thể làm dịu thần kinh trong chứng suy nhược thần kinh phân liệt và các bệnh thần kinh khác. 3- Tọa Thiền có thể cải đổi tâm tính và chữa chứng tâm hồn bất ổn. 4- Tọa Thiền có thể phát triển và tăng cường ý chí, tạo năng lực và củng cố tinh thần. 5- Tọa Thiền có thể giúp người ta đạt được trí tuệ tối thượng và có khả năng sáng tạo 6- Tọa Thiền có thể điều hòa và hoàn thiện nhân cách con người.
Hạnh phúc không phải thứ để giữ mà là để trao đi.... Hạnh phúc là cảm giác của trái tim với một điều mà mình có trong cuộc đời.... Hạnh phúc là thấy mọi thứ trôi đj nhưng cảm xúc của mình thì bất biến trong lòng... Hạnh phúc không bao giờ có sự tiếc nuối..... Vì cho đi là nhận lại được muôn phần....