Thmang-tdulieu

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Thmang-tdulieu as PDF for free.

More details

  • Words: 4,368
  • Pages: 34
Chương 1 TRUYỀN DỮ LIỆU QUA CỔNG USB 1.1. Quy trình làm việc của cáp USB USB là một chuẩn kết nối tuần tự trong máy tính. USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm Universal Serial Bus cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy (plugand-play) mà với tính năng gắn nóng thiết bị (cắm và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống).

Sơ đồ 4 đường trong USB ở một dây dẫn kết nối USB; trong đó: 1, 4 là đường nguồn 5Vdc; 2, 3 là đường tín hiệu; Chuẩn A cắm vào máy tính, chuẩn B cắm vào thiết bị ngoại vi Khi một máy tính được cấp nguồn, nó truy vấn tất cả thiết bị được kết nối vào đường truyền và gán mỗi thiết bị một địa chỉ. Quy trình này được gọi là liệt kê – những thiết bị được liệt kê khi kết nối vào đường truyền. Máy tính cũng tìm ra từ mỗi thiết bị cách truyền dữ liệu nào mà nó cần để hoạt động: Ngắt - Một thiết bị như chuột hoặc bàn phím, gửi một lượng nhỏ dữ liệu, sẽ chọn chế độ ngắt. •

Hàng loạt - Một thiết bị như một chiếc máy in, nhận dữ liệu trong một gói lớn, sử dụng chế độ truyền hàng loạt. Một khối dữ liệu được gửi đến máy in (một khối 64 byte) và được kiểm tra để chắc chắn nó chính xác.



Đẳng thời - Một thiết bị truyền dữ liệu theo chuỗi (lấy ví dụ như loa) sử dụng chế độ đẳng thời. Những dòng dữ liệu giũa thiết bị và máy trong thời gian thực, và không có sự sửa lỗi ở đây. Máy tính có thể gửi lệnh hay truy vấn tham số với điều khiển những gói tin.



Khi những thiết bị được liệt kê, máy tính sẽ giữ sự kiểm tra đối với tổng băng thông mà tất cả những thiết bị đẳng thời và ngắt yêu cầu. Chúng có 1

thể tiêu hao tới 90 phần trăm của 480 Mbps băng thông cho phép. Sau khi 90 phần trăm được sử dụng, máy tính sẽ từ chối mọi truy cập của những thiết bị đẳng thời và ngắt khác. Điều khiển gói tin và gói tin cho truyền tải hàng loạt sử dụng mọi băng thông còn lại (ít nhất 10 phần trăm). USB chia băng thông cho phép thành những khung, và máy tính điều khiển những khung đó. Khung chứa 1.500 byte, và một khung mới bắt đầu mỗi mili giây. Thông qua một khung, những thiết bị đẳng thời và ngắt lấy được một vị trí do đó chúng được đảm bảo băng thông mà chúng cần. Truyền tải hàng loạt và điều khiển truyền tải sử dụng phần còn lại. 1.2. Những đặc trưng USB USB có những đặc trưng sau đây:

1.3.



Mở rộng tới 127 thiết bị có thể kết nối cùng vào một máy tính trên một cổng USB duy nhất (bao gồm các hub USB)



Những sợi cáp USB riêng lẻ có thể dài tới 5 mét; với những hub, có thể kéo dài tới 30 mét (6 sợi cáp nối tiếp nhau thông qua các hub) tính từ đầu cắm trên máy tính.



Với USB 2.0 (tốc độ cao), đường truyền đạt tốc độ tối đa đến 480 Mbps.



Cáp USB gồm hai sợi nguồn (+5V và dây chung GND) cùng một cặp gồm hai sợi dây xoắn để mang dữ liệu.



Trên sợi nguồn, máy tính có thể cấp nguồn lên tới 500mA ở điện áp 5V một chiều (DC).



Những thiết bị tiêu thụ công suất thấp (ví dụ: chuột, bàn phím, loa máy tính công suất thấp...) được cung cấp điện năng cho hoạt động trực tiếp từ các cổng USB mà không cần có sự cung cấp nguồn riêng (thậm trí các thiết bị giải trí số như SmartPhone, PocketPC ngày nay sử dụng các cổng USB để xạc pin). Với các thiết bị cần sử dụng nguồn công suất lớn (như máy in, máy quét...) không sử dụng nguồn điện từ đường truyền USB như nguồn chính của chúng, lúc này đường truyền nguồn chỉ có tác dụng như một sự so sánh mức điện thế của tín hiệu. Hub có thể có nguồn cấp điện riêng để cấp điện thêm cho các thiết bị sử dụng giao tiếp USB cắm vào nó bởi mỗi cổng USB chỉ cung cấp một công suất nhất định.



Những thiết bị USB có đặc tính cắm nóng, điều này có nghĩa các thiết bị có thể được kết nối (cắm vào) hoặc ngắt kết nối (rút ra) trong mọi thời điểm mà người sử dụng cần mà không cần phải khởi động lại hệ thống.



Nhiều thiết bị USB có thể được chuyển về trạng thái tạm ngừng hoạt động khi máy tính chuyển sang chế độ tiết kiệm điện. Cáp USB 2.0

2

Chuẩn USB phiên bản 2.0 được đưa ra vào tháng tư năm 2000 và xem như bản nâng cấp của USB 1.1. USB 2.0 (USB với loại tốc độ cao) mở rộng băng thông cho ứng dụng đa truyền thông và truyền với tốc độ nhanh hơn 40 lần so với USB 1.1. Để có sự chuyển tiếp các thiết bị mới và cũ, USB 2.0 có đầy đủ khả năng tương thích ngược với những thiết bị USB trước đó và cũng hoạt động tốt với những sợi cáp, đầu cắm dành cho cổng USB trước đó. Hỗ trợ ba chế độ tốc độ (1,5 Mbps; 12 Mbps và 480 Mbps), USB 2.0 hỗ trợ những thiết bị chỉ cần băng thông thấp như bàn phím và chuột, cũng như thiết bị cần băng thông lớn như Webcam, máy quét, máy in, máy quay và những hệ thống lưu trữ lớn. Sự phát triển của chuẩn USB 2.0 đã cho phép những nhà phát triển phần cứng phát triển các thiết bị giao tiếp nhanh hơn, thay thế các chuẩn giao tiếp song song và tuần tụ cổ điển trong công nghệ máy tính. USB 2.0 và các phiên bản kế tiếp của nó trong tương lai sẽ giúp các máy tính có thể đồng thời làm việc với nhiều thiết bị ngoại vi hơn. Hiện nay, nhiều máy tính cùng tồn tại song song hai chuẩn USB 1.1 và 2.0, người sử dụng nên xác định rõ các cổng 2.0 để sử dụng hiệu quả. Thông thường hệ điều hành Windows có thể cảnh báo nếu một thiết bị hỗ trợ chuẩn USB 2.0 được cắm vào cổng USB 1.1. 1.4. Quá trình cài đặt:

Hình 1 Khi kết nối cáp USB LINKNET thì trên hai máy đều xuất hiện như hình 1. Trong đó Local Host chính là máy của bạn.

3

Hình 2 Để kết nối hai máy thành Work Group Click “System – Network Go ” (hình 2)

Quá trình thiết lập bắt đầu

4

Hình 3 Nếu máy này bạn chọn là Server thì máy kia bạn chọn là chọn YES, máy còn lại bạn chọn NO ( hình 3 )

Chọn Local Area Connection va click Set.

Quá trình thiết lập hoàn thành chương trình sẽ tạo trên mỗi máy một card mạng, khi đó ta chỉ cần thiết lập các thông số chính xác để hai máy tính có thể giao tiếp được với nhau.

5

Trong hình là hiển thị quá trình kết nối hai máy tính thành công, tốc độ truyền cáp USB 2.0 là 480Mbps.

6

Chương 2

TRUYỀN DỮ LIỆU QUA MẠNG KHÔNG DÂY (WI-FI) 2.1. Khái niệm Hai máy tính được gọi là liên kết mạng nếu chúng có khả năng trao đổi thông tin. Việc kết nối không nhất thiết phải thông qua một dây đồng bộ, cáp sợi quang, sóng vi ba, tia hồng ngoại, và vệ tinh truyền thông cũng có thể được sử dụng. Bài này giúp chúng ta tìm hiểu cách kết nối hai máy tính mà không qua một dây đồng bộ nào hay còn gọi là mạng wireless. Kết nối mạng không dây đang trở thành một xu thế thời thượng, hiện đại bên cạnh việc kết nối có dây. Chất lượng tin cậy, cài đặt dễ dàng, hoạt động ổn định, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng chứng tỏa kết nối mạng không dây sẵn sàng đáp úng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí… 2.2. Chuẩn Wireless. Công nghệ mạng không dây do tổ chức mạng không dây IEEE dựa trên công nghệ mạng cục bộ để phát triển đầu tiên cho mạng cục bộ không dây (IEEE 802.11). IEEE 802.11 có framework giống như chuẩn Ethernet, điều này đảm bảo sự tương tác giữa các tầng ở mức cao hơn và sự kết nối dễ dàng hơn giữa các thiết bị Ethernet và Wlan. Chuẩn 802.11 là chuẩn được thiết kế cố định ban đầu, do đó 1 số nhóm mở rộng dược gán vào tên chuẩn nhằm mục đích định nghĩa những cải tiến mới. • Chuẩn 802.11a : có tốc độ tối đa 54 Mbps, sử dụng băng tầng 5Ghz, quy định rõ hai tầng Physical và MAC. • Chuẩn 802.11b : hỗ trợ tốc độ 11Mbps, sử dụng băng tầng 2GHz, quy định rõ hai tầng Physical và MAC. • Chuẩn 802.11e: cải tiến tầng MAC của các chuẩn 802.11a, b, g nhằm nâng cao chất lượng dịch. • Chuẩn 802.11f: cho phép các Accesspoint của nhiều nhà sản xuất khác nhau có thể làm việc được với nhau. • Chuẩn 802.11g: sử dụng băng tần 2.4 Ghz, tốc độ truyền dữ liệu cao hơn 11Mbps. • Chuẩn 802.11i: cải tiến tầng MAC, nhằm tăng tính năng bảo mật WEP (WEP2). 2.3 Kỹ thuật truyền tín hiệu trong mạng không dây. A. Giới thiệu.

7

Chuẩn 802.11 định nghĩa một số phương thức và kỹ thuật truyền khác nhau cho mạng nội bộ không dây. Các kỹ thuật truyền trong mạng không dây dựa trên nguyên lý trải phổ, thay vì truyền trên một tầng số dễ bị nhiễu và mất mác dữ liệu thì chúng ta truyền tín hiệu trên nhiều tần số song song hoặc luân phiên. Kỹ thuật trải phổ dược dùng rất nhiều trong mạng không dây vì kỹ thuật này chống nhiễu và bảo mật tốt. cac kỹ thuật truyền tín hiệu trong 802.11: 

Kỹ thuật trải phổ nhãy tần (Frequency Hopping Spread Spectrum – FHSS)

 Kỹ thuật trải phổ tuần tự trực tiếp (Direct Sequence Spread Spectrum – DSSS)  Kỹ thuật truyền song song các sóng mang có tầng số trực tiếp giao nhau (Orthogonal Frequenccy Division Multiplexing – OFDM) Các thiết bị không dây hiện nay trên thị trường hầu hết đều sử dụng kỹ thuật truyền tín hiệu DSSS. B. DSSS - Direct Sequence Spread Spectrum. DSSS là kỹ thuật cho phép tín hiệu truyền đi dược trải trên nhiều tần số hoạt động đồng thời giảm đến mức tối thiểu sự nhiễu và mất mác dữ liệu. Tín hiệu ban đầu dược kết hợp với 1 tín hiệu hệ hệ thống (tín hiệu này gọi là chip code) trước khi truyền trên môi trường sóng. Tín hiệu được trải tr6en 7 hoặc 11 tần tùy theo chiều dài của chip code. Theo quy định băng tần hoạt động của DSSS là 900 Mhz và 2.4 Ghz. C. WLAN Media Access Control. • CSMA/CA. Tại tầng con MAC của tầng Data Link, 802.11b dùng kỹ thuật cảm sóng đa truy cập tránh đụng độ CSMA/CA để khắc phục tình trạng đụng độ do các máy tram cùng truyền tín hiệu tại một thời điểm. máy trạm không dây muốn truyền tín hiệu lên mạng thì phải lắng nghe xem có máy nào truyền tín hiệu trên mạng không, bằng cách gởi 1 tín hiệu LBT (Listen Befor Talk). Nếu môi trường truyền không dây đang bị sử dụng thì máy tram này đợi 1 khoảng thời gian ngẩu nhiên, sau đó tiếp tục lắng nghe. Do thời gian đợi là ngẩu nhiên nên các máy trạm đang đợi sẽ gởi dữ liệu lại tín hiệu vào những thời điểm khác nhau (tránh được đụng độ). Nếu máy trạm lắng nghe không thấy máy trạm nào khác truyền dữ liệu thì may trạm này bắt đầu truyền Data Frame. Bên máy nhận sau khi nhận hoàn tất dữ liệu, máy này sẽ gởi 1 tín hiệu ACK (Acknowledgment signal) đến máy tram gởi để thông báo nhận dữ liệu thành công. 2.4 CÁC MÔ HÌNH MẠNG KHÔNG DÂY. A. Mô hình AD-HOC. Là một nhóm các máy tính mỗi máy trang bị một Wireless card, chung kết nối với nhau để tạo thành mạng Lan không dây độc lập. Các máy tính trong cùng một Ad-Hoc Wireless phải được cấu hình dùng chung một kênh radio. Mô 8

hình mạng này thường được dùng trong một tầng lầu của 1 công ty hay gia đình. Trong mô hình này các máy tính liên lạc trực tiếp với nhau không thông qua Access Point do đó tiết kiệm nhưng hạn chế số lượng máy trạm. Mô hình này còn có tên gọi IBSS (Independent Basic Sevices Set). Các máy theo mô hình Ad-Hoc phải có cùng các thông số như: BSSID, kênh truyền, tốc độ truyền dữ liệu.

Ưu điểm của mô hình Ad-Hoc: là kết nối Peer-to-Peer không cần dùng Access Point, chi phí thấp, cấu hình và cài đặt đơn giản. Khuyết điểm của mô hình này là: khoảng cách giữa hai máy tram giới hạn, số lượng người dùng cũng bị giới hạn, không tích hợp được vào mạng có dây sẵn có. B. Mô hình Infrastructure 1. Là mô hình Lan không dây, trong đó các máy trạm không dây kết nối với nhau thông qua Access Point. Access Point là thiết bị mạng cho phép điều khiển và quản lý tất cả các kết nối giữa các trạm không dây với nhau và giữa các trạm không dây với các trạm trong mạng Lan dùng kỹ thuật khác. Thiết bị này cũng đảm bảo tối ưu nhất thời gian truyền dữ liệu trong mạng 9

không dây và mở rộng mạng không dây. Mô hình này còn gọi là mô hình BSS (Basic Service Set). Các máy cùng trong 1 mạng BSS phải có cùng các thông số: BSSID, kênh truyền, tốc độ truyền dữ liệu với thiết bị Access Point.

Ưu điểm của mô hình Infrastructure 1: các máy trạm không kết nôi trực tiếp với nhau, các máy trạm trong mạng không dây có thể kết nối với các máy thuộc mạng có dây. Khuyết điểm: giá thành cao, cài đặt và cấu hình phức tạp hơn mô hình AdHoc. C. Mô hình Infrastructure 2. Cũng tương tự như mô hình 1 nhưng khác trong mô hình 2 các Access Point ở xa nhau có thể kết nối với nhau thông qua mạng có dây, mô hình này còn gọi là mô hình ESS (Extended Service Set)

10

2.5.ƯU ĐIỂM CỦA WLAN. Sự tiện lợi: Mạng không dây cũng như hệ thống mạng thông thường. Nó cho phép người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất kỳ nơi đâu trong khu vực được triển khai(nhà hay văn phòng). Với sự gia tăng số người sử dụng máy tính xách tay(laptop), đó là một điều rất thuận lợi. Khả năng di động: Với sự phát triển của các mạng không dây công cộng, người dùng có thể truy cập Internet ở bất cứ đâu. Chẳng hạn ở các quán Cafe, người dùng có thể truy cập Internet không dây miễn phí. Hiệu quả: Người dùng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi này đến nơi khác. Triển khai: Việc thiết lập hệ thống mạng không dây ban đầu chỉ cần ít nhất 1 access point. Với mạng dùng cáp, phải tốn thêm chi phí và có thể gặp khó khăn trong việc triển khai hệ thống cáp ở nhiều nơi trong tòa nhà. Khả năng mở rộng: Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì khi gia tăng số lượng người dùng. Với hệ thống mạng dùng cáp cần phải gắn thêm cáp 2.6 NHƯỢC ĐIỂM CỦA WLAN. Bảo mật: Môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng bị tấn công của người dùng là rất cao. Phạm vi: Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có thể hoạt động tốt trong phạm vi vài chục mét. Nó phù hợp trong 1 căn nhà, nhưngvới một tòa nhà lớn thì không đáp ứng được nhu cầu. Để đáp ứng cần phải mua thêm Repeater hay access point, dẫn đến chi phí gia tăng. 11

Độ tin cậy: Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác(lò vi sóng,….) là không tránh khỏi. Làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của mạng. Tốc độ: Tốc độ của mạng không dây (1- 125 Mbps) rất chậm so với mạng sử dụng cáp(100Mbps đến hàng Gbps).

2.7.Thiết lập và cấu hình Wireless Đầu tiên ta cài Driver cho thiết bị

Chọn Install driver->

12

Chọn NEXT->

Chọn Next->

Chọn Next ->

13

Chọn Finish. Quá trình cài đặt hoàn thành ta có thể truy cập mạng .

14

Chương 3

TRUYỀN DỮ LIỆU QUA CỔNG BLUETOOTH 3.1. Các khái niệm cơ bản. Bluetooth là một đặc tả công nghiệp cho mạng vùng cá nhân sử dụng kết nối dữ liệu không dây. Nó thường được ứng dụng cho các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân, điện thoại di động, máy tính xách tay, ... Bluetooth hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi 10-100 m. Khác với kết nối hồng ngoại (IrDA), kết nối Bluetooth là vô hướng và sử dụng giải tần 2,4 GHz. Wi-Fi và Bluetooth đều hoạt động ở dải tần 2.4-GHz. Cả hai loại kết nối này xung đột với nhau, và trong một số trường hợp sẽ khiến tốc độ truyền tải dữ liệu bị giảm xuống. Phiên bản mới nhất của Bluetooth là 1.2, đã giải quyết vấn đề xung đột bằng cách sử dụng bộ chuyển đổi “Adaptive Frequency Hopping” (AFH), có nhiệm vụ định hướng và tái định hướng tín hiệu Bluetooth tới các phần không bị chiếm dụng bởi dải tần 2.4-GHz. Trên thực tế, phiên bản Bluetooth 1.2 có thể giảm được khả năng tranh chấp về tín hiệu, nhưng vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. 3.2. Quá trình cài đặt Trước hết ta tiến hành cài DRIVER cho thiết bị

Chọn Setup.exe ->

15

Chọn Next ->

Chọn Next ->

16

Chọn Next ->

Chọn Next ->

17

Chọn Install ->

18

Hoàn thành cài đặt: Finish Khi cài thành công sẽ xuất hiện biểu tượng như hình dưới trên DESKTOP Ta Double Click vào biểu tượng hình tròn màu cam thiết bị Bluetooth sẽ dò tìm các thiết bị Bluetooth khác.

Khi dò được thiết bị thì ta có thể chia sẽ tài liệu...

19

Vào “My Service – Properties ” để tiến hành chia sẽ

Chọn “ file Transfer ’’, chọn thư mục hoặc ổ đĩa bạn cần Share tại “ share this folder ’’

20

Bạn “ Restart ’’ lại máy tính

Hai máy cần nhập hai Passkey giống nhau

Quá trình share thành công ta có thể làm việc bình thường

21

22

Chương 4

TRUYỀN DỮ LIỆU QUA CỔNG COM VÀ LPT I. CẤU TRÚC CỔNG COM.

Cổng nối tiếp trên máy tính, thường được gọi là cổng COM, được sử dụng để truyền dữ liệu hai chiều giữa má tính và ngoại vi, có các ưu điểm sau:  Khoảng cách truyền dà hơn so với cổn song song. Cổng nối tiếp truyền mức 1 từ -3 đến -25V và mức 0 từ +3V đến +25V nên tính chống nhiễu cao hơn, cho phép tính chống nhiễu cao hơn, cho phép khoảng cách truyền xa hơn.  Số dây kết nối ít, tối thiểu ba dây.  Có thể ghép với đường dây điện thoại, cho phép khoang cách truyền chỉ bị giới hạn bởi mạng tổng đài điện thoại.  Có thể truyền không dây dung tia hồng ngoại.  Cho phép nối mạng. Các thiết bị ghép nối tiếp chia làm hai loại: DTE (Data Terminal Equipment) và DCE (Data Communication Equipment), DCE là các thiết bị trung gian như Modem, còn DTE là các thiết bị như máy tính, vi điều khiển, là nguồn tạo ra dữ liệu hay tiếp nhận dữ liệu để xử lý. Tín hiệu truyền nối tiếp theo dạng xung chuẩn RS 232 của EIA (Electronics Industry Assciations), mức logic 0 còn gọi là Space giữa +3V và +25V, mức logic 1 còn gọi la Mark, ở giữa -3V và -25V. Từ DTE tín hiệu được truyền giữa hai dây TXD và GND theo khuôn dạng H .3.1 sau:

H.3.1 Khi không truyền đường dây sẽ ở trạng thái Mark, khi bắt đầu truyền, xung Start được truyền (+10V)sau đó là 8 bit dữ liệu, bit D0 được truyền trước, nếu bit dữ liệu logic 0 thì điện áp đường dây tương ứng là +10V, sau các bit dữ liệu là các bit kiểm tra chẳn lẽ rồi bit stop ở logic 1 (-10V), DTE nhận tín hiệun truyền ngược lại theo đường RXD. Nếu nối hai DTE với nhau thì dung sơ đồ H.3.2a. Trường hợp nối DTE với DCE thì chân TXT của DCE nhận tín hiệu còn chân RXD phat tín hiệu (nối 1-1) (H.3.2b) 23

Hình 3.2 Cổng COM có hai dạng đầu nối D-25 và D-9.

Thường sử dụng các sơ đồ kết nối sau: (H.3.3)

Hình 3.3:

a. Kết nối giữa hai may tính. b. Kết nối thông qua Modem.

Kết nối DTE với DTE thường sử dụng sơ đồ sau: 24

Khi DTE cần truyền dữ liệu thì DTR tích cực đưa về DSR cho biết phía nhận đã sẵn sàng, đưa về CD cho biết đã nhận đuợc sóng mang của modem ảo. Hai DTE có cùng khung truyền nên RTS và CTS nối với nhau. Đôi khi có thể bỏ đường nối DTR với DSR và CD. Tín hiệu được truyền dưới dạng bit, số bit truyền trong một giây được gọi là baud, vận tốc truyền thông dụng là 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 19200…. baud. nếu dung vận tốc 9600 baud và khung truyền 8, E, 2 (8 bit dữ liệu, 1 bit kiểm tra chẵn, 2 bit stop) thì truyền 1 byte chiếm 12 bit vậy 1 giây tryền được 800 byte, thời gian truyền 1 giây là 0.1msec. Các cổng nối tiếp được đánh số COM 1, COM 2, COM 3, COM 4. Bảng 3.4 cho biết địa chỉ gốc COM và các thông tin khác.

Bảng 3.4 II. CẤU TRÚC CỔNG SONG SONG.

25

Cổng song song gồm 4 đường điều khiển, 5 đường trạng thái, và 8 đường dữ liệu bao gồm 5 chế độ hoạt động: • Chế độ tương thích: xuất 8 bit • Chế độ nibble: nhập 4 bit • Chế độ byte: cổng hai chiều •

Chế độ EPP (Enhanced Parallel Port): cổng song song tăng cường.



Chế độ ECB (Extended Capabilities Port): cổng mở rông khả năng.

Ba chế độ đầu tiên sử dụng port song song chuẩn (SPP – Standar Parallel Port ) trong khi đó chế độ 4, 5 cần thêm phần cứng dể cho phép hoạt động ở tốc độ cao hơn. Khi kết nối 2 máy tính với nhau quá trình giao tiếp với cổng song song dùng hai chế độ: chuẩn SPP và chế độ mở rộng. việc giao tiếp ở chế độ chuẩn được mô tả như sau:

26

Sơ đồ chân kết nối được mô tả như sau:

Ngoài ra việc kết nối giữa hai máy tính sử dụng cổng song song có thể sử dụng chuẩn mở rộng, chế độ này cho phép giao tiếp với tốc độ cao hơn.

Sơ đồ chân kết nối được mô tả như sau:

27

CÁCH NỐI HAI MÁY DÙNG CỔNG LPT VÀ CỔNG COM Bước 1: Start – program – Accessories – Communication – New Connection Wizard

Bước 2 : click Next

28

Bước 3 : trong mục Network Connection Type chọn “ Set up an advanced connection ”

Bước 4 : trong mục Advanced Connection Option chọn “ connect directly to another computer ”

29

Bước 5 : đây là bước quan trọng nhất bởi vì nếu cấu hình không chính xác thì hai máy tính sẽ không thể giao tiếp được với nhau . Trong mục Host or Guest , nếu máy mày là Host thì máy kia sẽ là Guest

Bước 6 : trong mục Connection Device sẽ có một danh sách bạn có thể chọn cách kết nối bằng cách dùng cổng COM hoặc LPT

30

Bước 7 : nếu ở bước 5 bạn chọn là Host thì trong mục User Permission bạn có thể cho phép các user nào có thể kết nối đến Host, ngoài ra bạn cũng có thể thêm các tài khoản người dùng khác .

Bước 8 : Quá trình cài đặt đã hoàn thành .

31

Hình 9 : chưa có máy Client kết nối

Hình 10 : có Client kết nối

32

Hình 10 : Tốc độ truyền của cáp LPT là 4Mbps, cáp COM là 19,2Kbps

Hình 11 : Ta có thể dùng lệnh Ping < đích > để kiểm tra kết nối

33

34