Thietkexuong.docx

  • Uploaded by: son
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Thietkexuong.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 9,546
  • Pages: 47
Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 Chương 1: Khảo sát thực tế xưởng sửa chữa bảo dưỡng .................................. 5 1.1

TỔNG QUAN....................................................................................... 5

1.2

CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN ........................................... 9

1.3 1.4

BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG ......................................................... 15 KIẾN TRÚC NHÀ XƯỞNG.............................................................. 23

1.5

TRANG THIẾT BỊ NHÀ XƯỞNG ................................................... 29

1.6 CÔNG NGHỆ NHÀ XƯỞNG VÀ QUY TRÌNH ĐƯA XE VÀO SỬA CHỮA ................................................................................................. 32 1.7

ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN VIÊN...................................................... 34

1.8

PHƯƠNG HƯỚNG CẢI TIẾN.......................................................... 36

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 37 Chương 2: Thiế t kế cải ta ̣o xưởng sửa chữa, bảo dưỡng .......................... 38

1.9

2

2.1. Phương pháp tính toán các phân xưởng nhóm I ................................... 38 2.2 Tính toán mức tiêu thụ vật liệu và năng lượng của các phân xưởng nhóm I .......................................................................................................... 40 2.3 Phương pháp tính toán các phân xưởng nhóm II................................... 40 2.4. Tính toán mức tiêu thụ vật liệu và năng lượng của các phân xưởng nhóm II ......................................................................................................... 41 2.5. Hướng dẫn tính toán các phân xưởng nhóm III.................................... 41 2.6. Tính toán mức tiêu thụ vật liệu và năng lượng của các phân xưởng nhóm III ....................................................................................................... 42 3

Chương 3: Thiết kế các phân xưởng phụ, Kho bãi và Phòng kỹ thuật..... 42 3.1. Bộ phận cơ điện và Bộ phận dụng cụ ................................................... 42 3.2. Các kho bãi ........................................................................................... 42 3.3. Phòng kỹ thuật ...................................................................................... 43

4 Chương 4: Các yêu cầu vầ xây dựng phòng chống cháy, vệ sinh công nghiệp, thiết kế năng lượng ............................................................................. 44 4.1. Vận chuyển nội bộ ................................................................................ 44 4.2. Yêu cầu về xây dựng ............................................................................ 44 4.3. Yêu cầu phòng chống cháy ................................................................... 45 4.4. Cung cấp khí nén .................................................................................. 46

4.5. Cung cấp điện ....................................................................................... 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47 5.1 Đóng góp của sinh viên ...................................................................... 47 5.2

khả năng ứng dụng của ĐA ................................................................ 47

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Tổng quan ford Hà Thành Hình 1.2 Bản đồ vị trí xưởng Hình 1.3 Phòng trưng bày Hình 1.4 Kho Phụ tùng Hình 1.5 Phòng động cơ Hình 1.6 Phòng máy phát điện Hình 1.7 Khu vực sửa chữa chung Hình 1.8 Phòng sơn hấp Hình 1.9 Phòng sơn nhanh Hình 1.10 Khu vực rửa xe Hình 1.11 Khu vực kiểm tra phanh Hình 1.12 Khu vực căn chỉnh hệ thống lái Hình 1.13 Khu vực sửa chữa và hoàn thiện thân vỏ Hình 1.14 Khu vực kéo nắn thân xe Hình 1.15 Khu vực chờ giao xe Hình 1.16 Hệ thống chiếu sáng bằng đèn điện Hình 1.17 Hệ thống thông gió Hình1.18 Hệ thống chiếu sáng tự nhiên.

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức.

MỞ ĐẦU

“Thiết kế xưởng ôtô” là kiến thức cần thiết trong chuyên ngành Cơ khí ôtô và ngày càng có nhiều đổi mới theo sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ của “ Thiết kế xưởng ôtô ”:Thiết kế nhà máy sản xuất ôtô; Thiết kế Xí nghiệp- Công ty vận tải ôtô; Thiết kế nhà máy chế tạo phụ tùng ôtô…. Để phù hợp với sự phát triển đó, đồng thời giúp cho sinh viên chuyên ngành được tiếp cận với công việc thiết kế sát thực với thực tế sản xuất. Môn học “ Thiết kế xưởng ôtô ” đã đáp ứng yêu cầu này thông qua việc tạo điều kiện cho sinh viên chuyên ngành được trực tiếp tham gia vào quy trình thiết kế xưởng. Qua đây em xin bầy tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các Thầy giáo trong bộ môn Cơ khí Ô tô, đặc biệt là Thầy Vũ Hải Quân đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài tập lớn này. Trong quá trình làm bài do thời gian và trình độ có hạn nên không tránh được nhưng sai sót. Kính móng Thầy tạo điều kiện giúp đỡ em để em đạt kết quả tốt trong học tập. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo! Hà Nội: Ngày 3,tháng 1, năm 2018 SVTH : Nguyễn Hữu Nam Tạ Phương Nam

Chương 1: Khảo sát thực tế xưởng sửa chữa bảo dưỡng

TỔNG QUAN

Hình 1.1. Tổng quan Ford Hà Thành

1.1.1 Giới thiệu về Công ty Hà Thành Ford Sớm khẳng định vị trí tiên phong, từ lâu thương hiệu Ford đã gắn liền với hai chữ an toàn và dành được sự tin tưởng của người tiêu dùng và thị trường Việt Nam. Với tiêu chí không ngừng nỗ lực để đưa ra những sản phẩm đẳng cấp cùng với dịch vụ chất lượng tốt nhất đến với tất cả các khách hàng, Ford Việt Nam đã cho ra nhiều dòng sản phẩm mới, chất lượng tốt như Fiesta Sample Sedan, Focus Titanium 5Door, Mondeo SE Hatch cùng với 1 chuỗi hệ thống đại lý trải rộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Ngày 13 tháng 7 năm 2012, Công ty Cổ phần Hà Thành Ô tô chính thức trở thành Đại lý ủy quyền của Ford Việt Nam, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Ford Auto tại thị trường Việt Nam. Được công nhận là đại lý 3S đáp ứng tiêu chuẩn của Ford toàn cầu, Hà Thành Ford được đầu tư trang thiết bị tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay, phù hợp với các tiêu chuẩn của Ford toàn cầu về các Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Tọa lạc tại của ngõ phía Tây của Hà Nội, nơi được đánh giá là tiềm năng phát triển của Thủ đô về kinh tế, xã hội cũng như thị trường ô tô, Hà Thành Ford được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí lên tới trên 100tỷ đồng trên tổng diện tích trên 2500m2,, trong đó khu vực showroom chiếm trên 500m2 được trưng bày các dòng xe mới nhất của Ford Việt Nam hiện nay, và các dòng xe nhập khẩu khác mang thương hiệu Ford

1.1.2 Đánh giá địa điểm xây dựng công ty. Công ty CP Hà Thành Ô tô nằm trên quốc lộ 32, cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, thuộc Cụm công nghiệp Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Hình 1.2. Bản đồ vị trí xưởng Đây là khu đất rộng, nằm trên đường giao thông chính ,con dường này cũng là con dường duy nhất để vào khu vực nội thành của Sơn Tây...chính vì thế số lượng xe đi vào thành phố trên con đường này khá đông .Do vậy đây là khu đất rất thuận lợi để xây dựng , phát triển xí nghiệp gara ô tô. Khu đất đảm bảo được những yêu cầu sau:

-

Nằm trong thành phố, có vị trí thuận lợi : Nằm trên đường giao thông chính tuyến đường huyết mạch nhu cầu đi lại rất đông.

-

Đất rộng, đất đai dự trữ lớn thận tiện cho việc mở rộng phát triển trong tương lai.

-

Khu đất có hình chữ nhật với tỉ lệ 3:8(32:88) - Mặt băng tương đối bằng phẳng, nền đất tốt.

-

Không nằm trên khu vực có dầu mỏ hoặc khoáng chất.

-

Không nằm trong diện quy hoạch của Thành phố. Gần đường giao thông.

-

Hệ thống cấp thoát nước tốt.

-

Hướng gió chính là hướng Đông- Nam.

-

Gần nguồn điện

Như vậy khu đất đảm bảo các yêu cầu cần thiết để xây dựng nhà xưởng, phù hợp với yêu cầu quy hoạch nên đây là khu đất hoàn toàn phù hợp cho việc xây dựng xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN 1.2.1 Sơ đồ tổ chức. 01 Giám Đốc ( Chủ tịch HĐQT) 01 Phó Giám Đốc điều hành Phòng Hành Chính

Phòng Kế Toán

Phòng Quan Hệ Khách

Phòng Kinh Doanh

Phòng Dịch Vụ

Hàng Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức. Tổng các phòng ban gần 200 Công nhân viên + Kỹ thuật viên có tay nghề trình độ cao. Việc quản lý ít cấp độ như vậy sẽ tạo điều kiện truyền đạt lệnh thông tin từ trên xuống dưới được nhanh chóng và chính xác, rút ngắn thời gian, quản lý bớt rườm rà, hiệu quả trong công việc. Xưởng làm việc một ca (8h/ngày). 1.2.2 Các phòng ban. 1.2.2.1 Phòng hành chính. Nhiệm vụ: Giải quyết các công việc chính trong công ty. Gồm có các phòng ban: Phòng Giám đốc, Phòng Phó Giám đốc, Phòng Họp, Phòng tiếp khách, Phòng y tế, Nhà bếp, Bảo vệ, Nhân viên vệ sinh công nghệp. Các phòng ban được bố trí trên tầng 2 nhằm tiết kiệm diện tích và thuận lợi cho việc quản lý. 1.2.3 Phòng kế toán. ▪ Nhiệm vụ: Giải quyết các vấn đề liên quan tới tài chính, tiền lương. ▪

Đây là nơi khách hàng thanh toán kinh phí khi sửa chữa và bảo dưỡng xe. Mọi dữ liệu về chi phí trong tháng và các

khoản chi tiêu đều được bộ phận kế toán ghi lại và có biên bản rõ ràng. Các biên lai nhập xuất các linh kiện và phụ tùng ô tô cũng được lưu tại phòng kế toán. 1.2.4 Phòng quan hệ khách hàng. Nhiệm vụ: Liên hệ với khách hàng sau bán hàng, hướng dẫn thắc mắc khách hàng, liên hệ bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng.

1.2.5 Phòng kinh doanh. Nhiệm vụ: Bán xe, tìm kiếm khách hàng tiềm năng phát triển thị trường, hướng dẫn khách hàng thủ tục mua xe và hướng dẫn sử dụng xe Phòng kinh doanh gồm: 1 Giám đốc kinh doanh, 1 Phó giám đốc kinh doanh, quản lý 6 tổ kinh doanh với số lượng hơn 80 nhân viên.  Phòng trưng bày showrrom.

Hình 1.3. Phòng trưng bày Đặt ở vị trí mặt tiền của xưởng nên tạo được sự chú ý của khách hàng. Trưng bày các sản phẩm xe hơi của Ford. Tạo mỹ quan cho toàn khu phân xưởng. 1.2.6 Phòng dịch vụ. Nhiệm vu: Bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa các vấn đề kỹ thuật liên quan tới kết cấu ô tô. Phòng dịch vụ gồm: 1 Giám đốc dịch vụ, 4 Cố vấn dịch vụ, 1 trợ lý giám đốc, 2 nhân viên phòng phụ tùng, 1 Xưởng trưởng, 2 Đốc công. Đốc công sửa chữa chung: quản lý 16 kỹ thuật viên sửa chữa được chia làm 6 nhóm sửa chữa.

Đốc công đồng sơn: quản lý 20 kỹ thuật viên, được chia làm hai tổ, tổ sơn và tổ gò (mỗi tổ 1 tổ trưởng). 

Kho phụ tùng.



Hình 1.4. Kho phụ tùng Đây là nơi thu nhận các thiết bị nhập về, nơi bảo quản và cấp phát thiết bị tới các phân xưởng khi có yêu cầu.  Phòng động cơ.

Hình 1.5. phòng động cơ  Đây là nơi cấp và nhận động cơ mới và cũ, phục vụ nhu cầu cung cấp động cơ thay thế cho xe khi bảo dưỡng, vào lưu trữ động cơ mới mà xưởng nhập về.  Phòng máy phát điện

hình 1.6 phòng máy phát điện

 Là nơi cung cấp điện chính cho xưởng, được thiết kế cả những máy phát để chủ động duy trì điện hoạt động của xưởng khi không may gặp sự cố về điện lưới. 1.2.7 Các khu vực phụ.  Nhà vệ sinh. Được bố trí kín đáo nhằm đảm bảo mỹ quan. Nhà vệ sinh có sự kết hợp với phòng gửi đồ, phòng thay đồ. Như vậy sẽ tiết kiệm được không gian và diện tích, đáp ứng yêu cầu của công nhân viên nhà xưởng.  Nhà bảo vệ. Nhiệm vụ: + Kiểm soát phương tiện và con người ra vào phân xưởng. + Đảm bảo an ninh nhà xưởng, bảo vệ tài sản nhà xưởng. + Liên hệ làm việc giữa khách hàng và ban lãnh đạo. + Phòng bảo vệ túc trực 24/24 và được chia ca làm việc.  Nhà để xe nhân viên. Nơi để ô tô, xe máy của toàn bộ nhân viên công ty, có mái che nắng che mưa và nằm bên ngoài khu vực xưởng, vì vậy sẽ giảm tiếng ồn và ô nhiễm cho xưởng dịch vụ.  Nhà ăn. Nằm trên tầng 2 khu nhà chức năng dưới xưởng, nhà ăn gồm 16 bàn ăn 8 người,có nhiệm vụ tổ chức bữa ăn trưa cho cán bộ công nhân viên, và các bữa ăn phụ (nếu có). Công ty thực hiện ăn trưa theo hai khung giờ 11h30’ và 12h00’.Phòng nghỉ trưa cho nhân viên bên cạnh phòng ăn.

1.3 BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG Công ty CP Hà Thành Ô tô có tổng diện tích là 2816 m2, dài 88m, rộng 32m. Bao gồm: Phòng trưng bày xe và khối văn phòng hai tầng diện tích hơn 700m2; Xưởng sửa chữa chung ( khu vực sửa chữa chung, khu vực sửa chữa nhanh, khu vực sửa chữa điện, khu vực chờ giao xe) tổng diện tích khoảng 760m2; Xưởng đồng sơn (nhà chức năng 2 tầng, khu vực gò, khu vực sơn, phòng rửa xe) tổng diện tích khoảng 1150m2.Đường xe lưu thông và các thiết bị được bố trí hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho xe vào sửa chữa. 1.3.1 Xưởng sửa chữa chung.

Hình 1.7 phòng sửa chữa chung Với tổng diện tích vào khoảng 760m2 , xưởng sửa chữa chung có nhiệm vụ sửa chữa các hỏng hóc về động cơ, hệ thống gầm, hệ

thống điện điều hòa, và thực hiện các chế độ bảo hành bảo dưỡng cho xe của khách hàng. Xưởng sữa chữa chung gồm: 1 Quản đốc và 16 kỹ thuật viên tay nghề cao đảm nhận sửa chữa. Trong xưởng được bố trí có 4 cầu cắt kéo, 1 cầu cắt kéo lớn được đặt trên lối vào để kiểm tra tổng quan khi xe vào sửa chữa, 1 cầu cắt kéo loại nhỏ được bố trí trong khu vực sửa chữa chung và 2 cầu cắt kéo được bố trí tại khu vực sửa chữa nhanh. Ngoài ra còn có 2 cầu 4 trụ và 6 cầu 2 trụ được bố trí đều quanh khu vực sửa chữa. Phòng chuyên sửa chữa động cơ được bố trí ở dưới tầng 1 của nhà chức năng, xưởng còn được trang bị thiết bị đo độ chụm và máy đo lực phanh được thiết kế gần khu chờ giao xe cho khách. 1.3.2 Xưởng đồng sơn. Với tổng diện tích hơn 1000m2, xưởng đồng sơn được chia làm hai khu vực: khu vực gò và khu vực sơn.Với 1 Đốc công quản lý và 20 kỹ thuật viên lành nghề. Có nhiệm vụ phục hồi các bộ phận của xe bị biến dạng sau tai nạn, sơn xe sau sửa chữa và rửa xe trước, sausửachữa. Khu vực sơn bao gồm 1 phòng pha sơn, 2 phòng sơn nhanh, 1 phòng sơn sấy, 1 phòng đánh bóng vào 1 phòng rửa xe.

Hình 1.8 Phòng sơn hấp

Đây là phòng kín để sơn các chi tiết hay toàn bộ xe. Môi trường bên trong phòng sơn rất sạch, không có bụi, được cách ly với bên ngoài nhờ các tấm lọc không khí.Có các mô tơ quạt điện đưa không khí vào trong phòng sơn và hút trả ra ngoài để điều hòa lưu lượng gió thích hợp.

Hình 1.9. Phòng sơn nhanh

Hình 1.10 Phòng rửa xe

Xe sau khi sơn sẽ đi qua khu vực rửa và làm khô để sơn được dính chặt và hoàn thiện khâu sơn xe

1.3.3 Xưởng kiểm tra phanh

Hình 1.11. khu kiểm tra phanh Nhiệm vụ: Thực hiện bảo dưỡng bánh xe như: tháo, lắp, tẩy rửa, kiểm tra, đánh giá hư hỏng và sửa chữa theo quy định xưởng .Báo cáo cho Kiểm tra viên về các khuyết tật về phanh cần phải sửa theo quy trình của xưởng. Thực hiện công tác bảo dưỡng thiết bị trong xưởng và vệ sinh nhà xưởng Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, và phòng chống cháy nổ trong xưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo yêu cầu của Trưởng phòng/Trưởng xưởng 1.3.4 Xưởng căn chỉnh hệ thống lái

1.12. khu căn chỉnh hệ thống lái

Khắc phục tất cả các lỗi trên là những lỗi kỹ thuật liên quan đến “góc đặt bánh xe”, Cân chỉnh độ chụm

1.3.5 Xưởng sửa chữa và hoàn thiện thân vỏ

Hình 1.13. xưởng sửa chữa và hoàn thiện thân vỏ Phần vỏ của xe là phần bạn thường xuyên phải quan tâm, chăm sóc nhất, tham gia giao thông bạn khó tránh khỏi va chạm dẫn đến trầy xước vỏ xe, và nặng hơn nữa làmópméo,biếndạng… Hơn nữa màu sắc và chất lượng sơn của chiếc xe nói lên nhiều điều. Các vết xước không chỉ làm cho chiếc xe của bạn mất đi vẻ đẹp mà còn tạo có nguy cơ gây oxy hóa dẫn đến tình trạng có thể làm cho vỏ xe bị ăn mòn, rỉ hoặc sẽ làm cho chỗ bị chầy xước lan rộng ra.

1.3.6

Khu vực kéo nắn khung xe

Hình 1.14. xưởng kéo nắn khung xe Ford Hà Thành đã đầu tư hệ thống kéo nắn khung xe với những xe bị biến dạng phức tạp về khung đòi hỏi trình độ kéo nắn khung xe kỹ thuật cao. 1.3.7 Khu vực chờ giao xe

Hình 1.15. khu vực chờ giao xe

Đây là khu vực sắp xếp các xe đã hoàn thiện và chờ để giao xe cho khách, ở đây có 4 nhân viên sẽ thử xe vừa bảo dưỡng và trực tiếp lái xe trao cho khách. Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp bố trí mặt bằng: 1.3.7.1 Ưu điểm: Bố trí các nhà xưởng khá hợp lí không chồng chéo, linh hoạt trong công tác sửa chữa khi quá tải phân luồng xe vào sửa chữa hợp lí. Có đầy đủ khu sửa chữa theo yêu cầu của nhà xưởng. Bố trí các phân xưởng thể hiện rõ tính chuyên nghiệp; phân bố các khu vực sửa chữa xe rõ ràng; phân loại dòng xe đi vào sửa chữa; có đủ khu vực sửa chữa với từng loại xe . Tận dụng tối đa quỹ đất theo chiều dài và có diện tích đất phát triển cho tương lai. Bố trí Showroom chuyên nghiệp, đẹp mắt và sang trọng, tạo mỹ quan cho nhà xưởng. 1.3.7.2 Nhược điểm. Chỉ có một cổng vào, tạo khó khăn cho xe lưu thông, cho công tác phòng cháy chữa cháy, người và thiết bị không sơ tán kịp thời. Phòng rửa xe ở cuối xưởng thuận lợi cho việc rửa xe sau sơn mà không thuận lợi cho việc rửa xe trước sửa chữa. Khu

vực chờ giao

xe diện

tích

còn

hạn

chế.

1.4 KIẾN TRÚC NHÀ XƯỞNG 1.4.1 Nhà xưởng. Xưởng Công ty CP Hà Thành Ô tô được thiết kế theo loại nhà xưởng công nghiệp. Nhà một tầng và có kết cấu khung chịu lực.  Đặc điểm nhà xưởng: Tất cả các thiết bị máy móc đều được đặt vào các phân xưởng và chia khu.  Ưu điểm:  Kiến trúc, kết cấu đơn giản. Hỏa hoạn không thể lan rộng. Điều kiện vệ sinh thông gió tốt. Dễ lắp đặt thiết bị và máy móc. Dễ bảo quản và chăm sóc.  Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích. Kéo dài dây chuyền sản xuất, sửa chữa. Tăng kinh phí xây dựng. 1.4.2 Nền Nhà. Nền nhà xưởng được làm bằng bê tông, phủ sơn sạch sẽ. Chịu được lực va chạm, không bị lún, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, không bị cháy vì nhiệt, không bị ăn mòn bởi hóa chất. Nền nhà xưởng dốc ra phía ngoài để dễ thoát nước. 1.4.3 Cột nhà.

Kết cấu cột nhà công nghiệp dầm chịu lực

Chịu được sức

nặng của mái nhà, sức gió, bão… 1.4.4 Mái nhà. Sử dụng kết cấu nhà 2 mái, kích thước 14m. Sử dụng nhà 2 mái dễ thông gió, dễ trao đổi khí và thoát nhiệt tốt. Vật liệu bằng tôn lạnh cách nhiệt đảm bảo che mưa nắng tốt, khi mưa áp lực dòng nước được chia đều. Sử dụng tấm tôn cho ánh sáng xuyên qua để tận dụng ánh sáng tự nhiên vào nhà xưởng giúp nhà xưởng được thoáng hơn.

Hình 1.16. mái nhà của xưởng 1.4.5 Thông gió. Thiết kế hệ thống thông gió nhằm đảm bảo vệ sinh nhà xưởng giữ bầu không khí trong sạch .

Xưởng được lắp đặt các quạt thông gió treo tường cách mặt đất 7m để thổi khí vào trong nhà xưởng.

Hình 1.17. hệ thống thông gió Trên nóc mái bố trí một quạt công suất lớn. Sử dụng quạt hút gió có ưu điểm là: Dễ điều chỉnh lượng gió, vận tốc gió vào nhà xưởng nhưng chi phí tốn kém. Trao đổi khí tự nhiên: Khí trời vào nhà xưởng đường vào phân xưởng chính, và qua các cửa sổ trên tường, việc sử dụng thông gió tự nhiên không tốn nhiều năng lượng nhưng không đảm bảo được lượng gió đi vào nhà xưởng, hiệu quả không cao. 1.4.6 Thiết bị chiếu sáng.

Hình 1.18. Chiếu sáng tự nhiên

Hình 1.19. Chiếu sáng bằng đèn điện Xưởng sửa chữa được thiết kế hệ thống chiếu sáng gồm 2 kiểu: a. Chiếu sáng tự nhiên. Dùng những tấm lợp mái trong suốt dể cho ánh sáng chiếu vào nhà xưởng, tận dụng được ánh sáng tự nhiên. * Ưu

điểm:

+ Ánh sáng có cường độ nhỏ, không tạo bóng của công nhân khi làm việc . + Môi trường làm việc thông thoáng, tiết kiệm được chi phí chiếu sáng. * Nhược điểm:

+ Chiếu sáng tự nhiên phụ thuộc vào thời tiết, không liên tục, chất lượng ánh sáng thấp. b. Chiếu

sáng nhân tạo.

Tại phân xưởng chính bố trí các bóng đèn chụp để chiếu sáng cho toàn bộ nhà xưởng với công suất: 500w/bóng và các bóng đèn tuýp để chiếu sáng cho từng khu vực sửa chữa. * Ưu

điểm:

+ Cung cấp đủ ánh sáng cho công nhân làm việc. + Điều chỉnh được công suất và độ sáng của bóng đèn cho hợp lí. * Nhược

điểm:

+ Tiêu tốn khá nhiều năng lượng. 1.4.7 An toàn phòng chống cháy nổ. * Cháy nổ chủ yếu diễn ra do các nguyên nhân: - Cháy, chập hệ thống điện. - Nổ

thiết bị có chứa khí gas.

- Thao

tác chưa đúng.

* Phòng chống: + Xưởng bố trí các bình khí CO2, bình bọt khí ở những khu vực dễ quan sát, thường gần các khu vực có nguy cơ phát hỏa cao như gần các tủ điện, gần khu vực hàn. + Các thiết bị chữa cháy di động: chăn ướt để trong khu vệ sinh. + Thường xuyên đôn đốc cán bộ công nhân viên về ý thức phòng chống cháy nổ và đào tạo riêng một đội ngũ chuyên phục vụ công tác chữa cháy. 1.4.8 Vệ sinh công nghiệp.

Tại xưởng luôn có các công nhân thường xuyên quét dọn bụi bẩn khi xe ra vào xưởng. Tại phân xưởng chính, luôn có 2 người làm công tác vệ sinh. Điều này làm tăng mỹ quan cho phân xưởng và thể hiện được tính chuyên nghiệp. Khi làm việc có sự rơi rớt xăng, dầu ra nền xưởng, các công nhân sẽ vệ sinh ngay nhằm không bị trơn trượt trong khi làm việc và tránh nguy cơ phát hỏa. 1.4.9 Hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước của nhà xưởng được lắp các máng dẫn nước ở dọc 2 bên mái nhà và qua các đường ống dẫn nước đi xuống hệ thống dẫn nước dưới nền nhà. Thoát nước tại khu vực sửa chữa được bố trí hình chữ L chạy dọc khu vực sơn tới cuối phòng rửa xe rồi hướng ra bên ngoài xưởng. Hệ thống thoát nước sinh hoạt của xưởng được bố trí chìm dưới nền bê tông của nhà xưởng. Hệ thống nước sinh hoạt của công nhân là nước máy, đã được làm sạch. Tuy nhiên: Xưởng chưa xây dựng được khu xử lý nước tháo rửa máy. * Ưu

điểm của hệ thống:

Nước thoát từ mái nhà xuống các đường ống dẫn nước nhanh.

Hệ thống dẫn nước bố trí ngầm sẽ hạn chế được mùi hôi, thối bốc lên. * Nhược điểm: + Nước thải sinh hoạt và nước thải tháo rửa máy vẫn chung nhau. Điền này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vì nước thải tháo rửa máy chứa nhiều chất độc hại và kim loại nặng có thể gây một số bệnh. + Bố trí hệ thống thoát nước ngầm rất khó khăn trong việc sửa chữa khi bị tắc. Vì vậy, kinh phí sửa chữa tương đối lớn. 1.4.10 Hệ thống điện nhà xưởng. Xưởng bố trí một phòng lắp tủ điện dưới tầng 1 nhà chức năng phục vụ cho cả công ty. Các dây điện được bố trí ngầm tạo mỹ quan cho công ty. Các dây to được bố trí bên ngoài, chạy dọc tường nhà và ở vị trí trên cao. Trang bị một máy phát điện trong phòng điện đảm bảo cho công việc không bị gián đoạn vì sự cố mất điện. *Ưu điểm: + Bố trí đường dây gọn gàng, không chồng chéo, không ảnh hưởng đến mỹ quan xưởng . + Đảm bảo luôn có điện phục vụ cho việc sửa chữa . + Tủ điện đặt ở vị trí trung tâm nhà xưởng nên đỡ tốn đường dây điện . 1.5 TRANG THIẾT BỊ NHÀ XƯỞNG 1.5.1 Các dụng cụ sửa chữa cầm tay. Bộ cờ lê: Để tháo và xiết chặt các bulông đai ốc. Bộ đầu khẩu: Công dụng như bộ cờ lê nhưng tạo ra mômen lớn hơn và dùng được ở vị trí đặc biệt: lỗ sâu, ngách .

Tuốc-nơ-vít: Tháo vít, gồm có: tuốc-nơ-vít 2 cạnh và 4 cạnh. Kìm: Các loại kìm như kìm răng, kìm mỏ quạ, kìm mỏ nhọn. Búa. Bộ lục giác. 1.5.2 Các dụng cụ đo. Thước cặp, pan-me, đồng hồ đo, căn lá, đồng hồ vạn năng … 1.5.3 Nhóm dụng cụ chuyên dùng. * Dùng cho tháo lắp động cơ: Kìm tháo và lắp xéc măng. Dụng cụ lắp cụm piston, xec măng vào xy lanh. Cân lực để xiết các đai ốc đủ lực. Cảo tháo và lắp xupap. * Thiết bị nâng hạ: Kích thuỷ lực Palăng. Cầu nâng 2 trục, 4 trụ. Cầu cắt kéo. Cẩu móc động cơ. Tủ đựng đồ di động, bàn nguội.  Thiết bị chuẩn đoán. Cũng như các chi nhánh sửa chữa khác của FORD, Công ty CP Hà Thành Ô tô đang sử dụng thiết bị chuẩn đoán chuyên dùng của hãng là thiết bị FORD VCM.

Đặc điểm:

Ngôn ngữ hỗ trợ: Tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, Tây Ban Nha, Mexico, tiếng Pháp, tiếng Pháp, Canada, Đức, Hy Lạp, Phần Lan, Slovenia, Đan Mạch, Czechic, Trung Quốc, tiếng Anh (mỹ), Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Thụy Điển, Nga , Bồ Đào Nha, Ba Lan, Na Uy, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Hungary. Là 1 thiết bị chẩn đoán mới cho các mẫu xe của hãng Ford, làm việc với phần mềm chẩn đoán chính hãng Ford IDS. VCM được thiết kế với vỏ ngoài được làm bằng cao su nên chống chịu tốt với va đập. Tính năng theo dõi và ghi lại dòng dư liệu trực tiếp từ xe giúp cho việc sửa chữa trở nên dễ dàng. Chức năng chính: Tự động nhận dạng xe. Đọc và xóa mã lỗi DTC. Đọc dữ liệu hiện hành các hệ thống. Lập trình và cài đặt mới hộp ECU các hệ thống như: PCM, ABS, Instrument Cluster, Air Bag, Fuel Pumps v.v. Cài đặt chìa khóa mới. Reset góc lái. Thiết lập, điều chỉnh hoặc loại bỏ bộ điều tốc động cơ. Xả gió hệ thống phanh. Và nhiều chức năng khác...

1.5.4 Các loại dụng cụ khác. Các loại máy khoan, máy mài, máy nén khí, súng bắn hơi. Máy hàn : Hàn bằng tay, hàn máy-hàn mic. * Thiết bị sửa chữa : Máy nạp điện cho bình ắc quy. Máy nạp gas cho hệ thống điều hòa. * Thiết bị cung cấp năng lượng : Máy phát điện, Máy nén khí. * Thiết bị phòng cháy chữa cháy. Bình C02; bình bọt khí. Các thiết bị này được thiết kế và bố trí 1 cách khoa học hợp lí, tiện sử dụng. Một số thiết bị được bố trí và bảo quản trong phòng dụng cụ được sắp xếp hợp lí, dễ quản lí và kiểm tra.

1.6 CÔNG NGHỆ NHÀ XƯỞNG VÀ QUY TRÌNH ĐƯA XE VÀO SỬA CHỮA 1.6.1 Công nghệ nhà xưởng. Do xưởng dịch vụ công ty CP Hà Thành Ô tô chuyên: sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng, bảo hành và phục hồi xe tai nạn vì vậy xưởng lựa chọn phương pháp sửa chữa phương tiện và hình thức tổ chức sửa chữa tại chỗ.  Sửa chữa từng phương tiện. - Ưu

điểm :

+ Sửa chữa được cho nhiều loại phương tiện. + Dễ tổ chức quá trình công nghệ. - Nhược điểm : + Thời gian sửa chữa phương tiện kéo dài.

+ Chất lượng phương tiện sửa chữa không cao. + Giá thành sửa chữa cao.  . Phương pháp bố trí sửa chữa. + Xưởng dịch vụ công ty CP Hà Thành Ô tô thiết kế theo dạng hình chữ U. - Ưu điểm: Dễ bố trí diện tích sửa chữa theo quy trình công nghệ. Các khu vực dễ liên hệ với nhau. -Nhược điểm: Dây chuyền sửa chữa bố trí vuông góc, khó di chuyển vận chuyên trong nhà xưởng. 1.6.2 Quy trình đưa xe vào sửa chữa. + Khách hàng đưa xe vào đường chính và đỗ phía bên tay phải cạnh Showroom. + Khách hàng vào trao đổi với cố vấn dịch vụ Khách hàng trình bày yêu cầu của mình, mong muốn đươc kiểm tra một số bộ phận trên xe, hoặc thay thế 1 số bộ phận … + Cố vấn dịch vụ ghi nhận yêu cầu của khách hàng và đưa thông tin xuống cho quản đốc các phân xưởng, quản đốc giao đưa thông tin cho kỹ thuật viên xuống kiểm tra xe. + Kỹ thuật viên sẽ xác định lỗi, hoặc những yêu cầu của khách hàng; hẹn khách hàng thời gian giao xe cụ thể. + Cho xe vào vị trí sửa chữa. + Khách hàng ngồi trong phòng chờ làm thủ tục cần thiết, khách hàng nhận được 1 bảng báo giá. + Kỹ thuật viên và công nhân tiến hành sửa chữa và thay thế các bộ phận. Đến hẹn: Kiểm tra lần cuối và giao xe cho khách hàng.

1.7 ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN VIÊN 1.7.1Chế độ và đãi ngộ của công ty. Chế độ làm việc : ngày làm 8 tiếng - Buổi sáng từ : 8h00 đến 12h00 - Buổi chiều từ : 13h00 đến 17h00 -Nghỉ ngày chủ nhật và các ngày lễ tết được nghỉ theo quy định của nhà nước . Ăn cơm trưa tại công ty . Do nhà bếp công ty nấu đảm bảo được ăn đầy đủ và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho nhân viên . Các cán bộ , công nhân viên của công ty được hưởng mọi quyền lợi và chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước . Chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng , minh bạch . Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên Lương trả theo năng lực và hợp đồng đã ký kết . Lương thưởng cho nhân viên suất sắc , tích cự làm việc hiệu quả . Nếu nhân viên làm thêm giờ sẽ được tính lương thêm giờ là 150% lương . Còn làm thêm vào ngày chủ nhật trong những trường hợp cần giao xe gấp thì công ty sẽ yêu cầu nhân viên trên tinh thần tự nguyện làm tăng cường và lương được tính là 200% lương so với ngày bình thường . Bộ phận bảo vệ và trông giữ xe thì làm việc 24/24h để đảm bảo an ninh và đảm bảo tài sản của công ty . Ngoài ra , công ty thường tổ chức các hoạt đông văn nghệ , thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và làm sảng khoái tinh thần nhân viên , khích đông nhân viên hăng say làm việc . Công ty thường tổ chức Tuor du lịch hàng năm .

Các hoạt động được tổ chức đều đăn và thường xuyên . Công ty quan tâm đến đời sông của các nhân viên . Động viên ủng hộ nhân viên . Ngoài ra hàng tháng , hàng năm công ty tổ chức các khóa huấn luyện kỹ năng nghề nghiêp và tham gia các khóa đào tạo cho các ký thuật viên do hãng tổ chức nhằm nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên , nắm bắt được những kỹ thuật mới , công nghệ mới . Công ty thường thăm hỏi đông viên đời sống nhân viên . 1.7.2 Công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho nhân viên Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng công ty đã không ngừng nỗ lực . Thường xuyên cập nhật đổi mới . Hoàn thiện và thay đổi những phương thức cũ không còn phù hợp. Công ty tiến hành nhiều phương thức huấn luyện và đào tạo cho nên đã đạt được những thành công nhất định : Về công tác huấn luyện : với các nhân viên cũ thì thường xuyên mở các cuộc thảo luận về nghiệp vụ và các khóa học sản phẩm mới để hoàn thiện hơn nữa về tay nghề và trình độ . Các nhân viên mới hoặc chưa có kinh nghiệm khi được nhận vào Xưởng sẽ được đào tạo thêm ký năng thực tế và được các kỹ thuật viên cũ có trình độ cao hướng dẫn một cách trực tiếp từ đó giúp nhân viên mới nhanh hòa nhập và tiếp cận một cách nhanh chóng. •

Các khóa đào tạo : nhân viên được cử đi học nhưng khóa đào tạo kỹ thuật viên tay nghề cao của hãng . Đây là một trong những phương pháp huấn luyện đạt hiệu quả cao . Sau khi đã được huấn luyện một cách bài bản và chuyên nghiệp cộng thêm kỷ luật cao trong công việc , nhân viên sẽ làm việc một cách tốt nhất và hiệu quả cao . •

1.8 PHƯƠNG HƯỚNG CẢI TIẾN Thiết kế 2 cổng cho công ty, một cổng vào và một cổng ra ở phía sau tạo điều kiện thuận lợi cho xe lưu thông. Diện tích khu chờ giao xe còn hạn chế, nên mở rộng hoặc chuyển sang một khu vực khác phía cổng sau. Bổ xung cây xanh cho khuân viên trong xưởng tạo môi trường làm việc trong lành. Hệ thống thùng rác còn hạn chế, tăng cường bổ xung thêm. Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Bổ sung thay thế một số dụng cụ sửa chữa đã cũ hỏng. Bổ sung các phòng y tế ở các khu vực công tác

1.9. KẾT LUẬN Thiết kế cơ sở sửa chữa ôtô là một trong những công việc đòi hỏi người thiết kế phải có được trình độ, kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn . Vì vậy ở đề tài này chúng em chỉ thực hiện quá trình tin\mf hiểu ở góc độ đơn giản , quan sát và đánh giá một cơ sở thực tế . Qua đó nắm bắt được kiến thức cơ bản và hiểu được tầm quan trọng của việc thiết kế một xưởng sửa chữa ôtô . Trong thời gian làm việc và tìm hiểu tại xưởng dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa Công ty CP Hà Thành Ô tô chúng em cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình xây dụng , tổ chức , quản lý và bố trí xưởng sao cho phù hợp và khoa học .

Qua đây cũng giúp chúng em có cái nhìn toàn diện hơn về công tác sửa chữa và bảo dưỡng và xu thế phát triển của các xưởng hiện nay . Trong quá trình hoàn thành bài có nhiều vấn đề còn sơ sài , chưa được chuyên sâu và không thể tránh được những thiếu sót . Nhưng chúng em đã nỗ lực hoàn thành đề tài mà thầy giao cho. Chúng em xin được cảm ơn thầy Nguyễn Thành Bắc vì đã có những đóng góp chỉ đạo chúng em trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này . Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy !

Chương 2: Thiế t kế cải ta ̣o xưởng sửa chữa, bảo dưỡng 2.1. Phương pháp tính toán các phân xưởng nhóm I 2.1.1Nhiệm vu và tô chúc săn xuát  Phân xuong lăp ráp có nhiêm vụ rửa bề ngoài xe. tháo tổng thành trên xe xuống, rửa chi tiết kiểm tra phân loai. Lựa chon và lắp ráp chi tiét. Lắp tông thành. Lắp tông thành lên xe, chay thử  Phân xưởng thân xe: nắn khung, sua chữa thùng xe. ca bin, sửa chữa két nước động cơ.  Phân xưởng cơ khí: sản xuát mới. phuc hồi chi tiêt cần sản xuất. Cơ cấu tổ chức  Bộ phân lãnh đao phân xưởng sản xuất.  Bộ phận lãnh đạo gian sản xuất 2.1.2Chế độ làm việc Gian loại 1 chủ yếu làm 1 ca, phân xưởng cơ khí 2 đến 3 ca, chế độ làm cua công nhân trong gian giống cơ sở. 2.1.3Xác định chương trình sản xuất Các gian, phân xưởng loai 1 được xác đinh theo số lượng xe và tổng thành sửa chữa trong năm cua cơ sở và định mức phần trăm khối lượng loai hinh công tác: 𝑇⅀ . 𝑘𝑡𝑙 100 ktl: tỷ lệ đinh mức khối lượng công việc cho từng loai hình thúc công tác thứ i. T⅀ khối luong lao động toàn nhà máy Tg/p: khôi luong gian, phân xưởng 2.1.4 Xác dinh số vị trí làm việc Số vi trí làm việc và thiết bị trong phân xưởng theo từmg lọai hình công tác xác đinh theo: 𝑇𝑔/𝑝 𝑋𝑣𝑡 = 𝑇𝑔/𝑝 =

⌽𝑣𝑡 .𝑃𝑣

⌽n: thời gian làm việc trong năm cua vi trí. 𝑇𝑔/𝑝 : số công nhân dòng thòi làm viec vi tri.

Pv: tùy thuộc váo đặc tính công tác và trình độ cơ giới hóa 2.1.5 Xác đinh số thiết bị Số vụ trí tính theo : 𝑋𝑡𝑏 =

𝑇𝑔/𝑝 ⌽𝑡𝑏 .𝑃𝑡𝑏 .𝑌

Trường hợp thiết bị đơn giản và trong phân xưởng máy gầm thì số công trung bình làm việc tai l thiet bi Ptb=1 và Y= 1 2.1.6Tính số công nhân 𝑇𝑔/𝑝

Pdn=

⌽𝑛

𝑇𝑔/𝑝

Pn=

⌽𝑑𝑛

Tính toán từng phần công việc giống thiết kế sơ bộ riêng công nhân đứng máy phải có thêm hệ số đứng nhiều máy của công nhân Ptt=

𝑇𝑔/𝑝 ⌽𝑑𝑛 . 𝑛0

2.1.7 Tính toán diên tích gian, phân xưởng tính diện tích theo hình chiếu thiết bị chiếm chỗ hoặc số vị trí Thậm chí có thể tính theo số công nhân ở ca đồng nhất 2.1.8Tính toán thiết kế dây chuyền Ở cơ sở sửa chữa quy mô lớn hoặc một số cơ sở sửa chữa tổng thành đã thực hiện trên tuyến dây chuyền ví dụ tháo lắp ô tô sửa chữa thùng xe sửa chữa lắp ráp Một số cụm tổng thành về tác dụng hình thức sửa chữa theo nối dây chuyền đã nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sửa chữa trong việc thực hiện sửa chữa theo dây chuyền tùy theo điều kiện sửa chữa của cơ sở và tính chất dây chuyền có thể thực hiện được liên tục hoặc không liên tục Để thiết kế tuyến dây chuyền phải xác định được nhịp sản xuất theo đối tượng sản xuất nhịp sản xuất được tính theo Chú ý : chú ý khi thiết kế tuyến dây chuyền trong điều kiện vận chuyển không liên tục thì tốc độ băng chuyền trọn 0,2 :5m/ phút

Tốc Độ dịch chuyển trên tuyến đầu dây chuyền không liên tục phụ thuộc vào khoảng cách chặn trên tuyến và kích thước của đối tượng theo quan hệ điều quan trọng nhất là phải đồng bộ hóa Đồng thời các trận tuyến tức là Muốn vậy phải phân phối hợp lý khối lượng lao động trên từng trạm bố trí công nhân trang thiết bị trên từng trạm một cách hợp lý sai lệch cho phép thời của trạm tuyển Không được vượt quá của tuyến 3 :4 phần trăm và không được nhỏ quá thời của tuyến 5 :10% Phương pháp dây chuyền này được áp dụng cho cả hai trường hợp thiết kế của các cơ sở sản xuất như nhà máy lắp ráp ô tô

2.2 Tính toán mức tiêu thụ vật liệu và năng lượng của các phân xưởng nhóm I 2.3 Phương pháp tính toán các phân xưởng nhóm II 2.3.1Nhiệm vụ và tổ chức  Gian rèn -sản xuất ra các loại phôi phục vụ cho việc sản xuất chi tiết và phục hồi các chi tiết ôtô -chế tạo ra các chi tiết sửa chữa khung xe - chế tạo phôi cho dần dần phôi cơ điện Gian nhiệt luyện : thực hiện các công việc nâng cao chất lượng tái tạo và phục hồi chi tiết ôtô phục vụ các phân xưởng cơ khí và bộ phận điện thường làm việc như ủ, tôi, ram...  Gian đúc : đúc gang nhôm hợp kim Gian nấu rửa phụ tùng : rửa sạch cặn bẩn muội than trên các chi tiết 2.3.2. Chế độ làm việc Thường 2 đến 3 ca, chế độ làm việc trong năm của công nhân như toàn bộ cơ sở 2.3.3. Chương trình sản xuất Được tính theo trọng lượng sản phẩm 𝑇𝑔/𝑝 = 𝐺𝑔/𝑝 =

⅀ 𝐺𝑡 .𝑁𝑡 𝑘𝑔𝑡 100

Chú ý : riêng gian rèn và nhiệt luyện sau khi xác định chương trình sản xuất phải tăng thêm 8 đến 10 cho các công việc phụ của các cơ sở nuôi với chương trình sản xuất gian nấu rượu phụ tùng xác định theo trọng tổng thành đưa vào sửa chữa 2.3.4. Xác định số lượng thiết bị cơ bản Các thiết bị cơ bản thường là lò nung mẹ Lò Rèn máy búa thiết bị nấu rượu phụ tùng số lượng thiết bị theo từng hình thức công tác của các phân xưởng loại 2 được xác định theo công thức 𝑋𝑚 =

𝑇𝑔/𝑝 𝑔𝑜𝑖 ⌽𝑡ℎ

2.3.5. Xác định số lượng công nhân 𝑃𝑛 =

⌽𝑡𝑏 .⅀ 𝑋𝑜 .𝑛𝑚 ⌽𝑑𝑛

2.4. Tính toán mức tiêu thụ vật liệu và năng lượng của các phân xưởng nhóm II 2.5. Hướng dẫn tính toán các phân xưởng nhóm III 2.5.1 Chương trình sản xuất Tính theo diện tích bề mặt cần sơn phủ 𝑆𝑔/𝑝 = ⅀𝑆𝑡 . 𝑁𝑡 2.5.2. Xác định số lượng thiết bị 𝑋𝑜𝑖 =

(𝑆𝑔𝑝 )𝑡 𝑆𝑜𝑡 .⌽𝑛

2.5.3 Số lượng công nhân 𝑃𝑠/𝑥 = ∑ 𝑓ℎ𝑐𝑡 . 𝑋𝑜𝑡 𝑘𝑡 2.5.4 Tính theo diện tích gian sản xuất

2.6. Tính toán mức tiêu thụ vật liệu và năng lượng của các phân xưởng nhóm III Chương 3: Thiết kế các phân xưởng phụ, Kho bãi và Phòng kỹ thuật 3.1. Bộ phận cơ điện và Bộ phận dụng cụ Bộ phân cơ điện của nhà máy sửa chữa có nhiệm vu bảo dưỡng và sửa chữa chi tiết máy cắt gọt, búa máy đột dập, các máy nâng vận chuyển và thiêt bi năng lượng đồng thòi đảm đương nhiệm vu chăm sóc và sửa chữa nhà của công trình công cộng của nhà máy, chế tạo các thiết bị phi tiêu chuẩnn Ban cơ điện tổ chức bão dưỡng và sửa chữa máy theo chế độ bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ Công tác sửa chữa nhỏ và sua chữa vừa thiết bi thường tién hành tại nơi lắp đặt chúng .Nội dung công việc gồm các việc sửa chữa hư hỏng nhờ xuất hiện trong quá trinh thiét bi làm việc, thay thé một só chi tiết, kiém tra và điều chỉnh các cơ cấu cua máy đồng thời cũng tiên hành lau rửa ,bôi trơn thiêt bi. Khi sửa chữa lớn sẽ tiến hành tháo thiêt bi,sửa chữa chi tiêt và cụm, kiêm tra và điều chinh các cơ cấu, lăp ráp và sơn Đối vói máy lớn, sửa chữa lớn thuong duoc tiên hành tai nơi lắp đặt, còn nhừng bộ phân nhỏ hơn thì tháo ra và sừa chữa tai bộ phân cơ điện. Vì là xí nghiêp sửa chữa công suát 500xe/ năm bộ phân cơ điện nên sát nhâp vói bộ phân dung cu Số thợ điện của bộ phận này được tính theo định mức 1 công nhân phuc vụ 100kw công suất. Bộ phận sửa chữa nhà cửa kể cả hệ thống cấp thoat nước, thông so tính theo quy định mức phuc vu từ 1000 - 1200 m2 dien tich co ích Tổ sửa chữa có đèn bố trí riêng biệt với phân xưởng sửa chữa cơ khí của nhà máy 3.2. Các kho bãi Nhà máy sửa chữa máy xây dựng thường có những kho sau đây chung cho cả nhà máy kho phụ tùng, kho vật liệu, kho kim loai ,kho háo chất, kho xăng dầu mỡ, kho than, kho phế phẩm, kho thành phẩm, kho gỗ.

Số lượng kho có thể giảm đi, tuỳ theo công suất của nhà máy Các số liệu cơ bản để thiết kế nhà kho là :sản lượng của xí nghiệp, mức tiêu thu chi tiền vật liệuu cho máy sửa chữa, mức dự trữ vật liệu.Các định mức tiêu thụ va dự trữ phu tùng vật tư,số ngày lưu kho bãi phụ thuộc vào điều kiện cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy 3.3. Phòng kỹ thuật Hiện nay chưa có những yêu cầu thống nhất khi thiết kế các phòng kỹ thuật của xí nghiệp sữa chữa, đăc biệt là các vấn đê về cơ cấu tô chức, thiêt bi, nhân lực và diện tích. Phòng kỹ thuật cua xí nghiệp sữa chữa phai giúp sản xuất liên tuc hoàn chinh các quá trình công nghệ, áp dung ký thuát tiên tiến, tăng chất lượng thành phẩm Phòng ký thuát cua xí nghiệp sua chúa phai thuc hiện duoc nhung chúc nang chu yeu sau day 1. Tiên hành thú và kiêm tra kim loai,bán thành phâm,hóa chât ,son nhiên lieu và các loai vát lieu khác theo tiêu chuân quy dinh và yêu câu ký thuât 2. Giúp các phân xuong san xuât và phuc vu giai quyêt các vân đê công nghe và ký thuât xuât hiện trong quá trinh săn xuât 3. Tham gia vào việc hoàn thiên các quá trinh công nghê, nghiên c áp dung các phuong pháp phuc hôi chi tiêt tiên tiên ,nghiên cúu phuong pháp thú và kiêm tra chi tiêt 4. Tiên hành kiêm tra thuong ký tát ca các phuong tiên và dung cu do. 5. Tham gia vào viêc phát hiên nguyên nhân gây phê phâm sàn xuât và biên pháp khác phuc. 6. Tiên hành thuc nghiêm, nghiên cúu nguyên nhân mài mòn và hu hong cua chi tiêt cum và tông thành cua xe máy do xí nghiệp đàm nhân s chùa.

Chương 4: Các yêu cầu vầ xây dựng phòng chống cháy, vệ sinh công nghiệp, thiết kế năng lượng 4.1. Vận chuyển nội bộ Công viec vận chuyển nội bộ trong pham vi nhà máy là khâu giai quyêt khâu chuyển sản phẩm giữa các phân xưởng kho, nơi lắp ráp. Các phuơng tiên vân chuyển nội bộ có thê chia làm hai nhóm:máy nâng và máy ván chuyên Máy nâng có nhiệm vu chủ yếu để di chuyển khối lượng chi tiét tương đối nặng. Những thiết bị này có nhiêm vu nâng hàng lên cao và đặt vào đúng vi trí cân thiêt ôtô Vì các máy vận chuyển chỉ có nhiêm vu vân chuyển nên không nhất thiêt có cơ cấu nâng vật. Chúng phái đảm bảo vận chuyển liên tục hay theo chu kỳ các chi tiết tổng thành. Dưới đây trình bày phân loại các phương tiện vận chuyển a) Khối lượng, kích thước bao,phương pháp buộc cáp. b) Hướng các khoảng cách vận chuyển,vi trí bốc và dỡ hàng. c) Năng suất của các phương tiên vận chuyển. Năng suất này phải phụ thuộc vào quy mô sản xuất và đặc điêm của quá trình sản xuất và chê độ làm viêc d) Các điêu kiên làm viec cụ thể như hình dáng kết cấu nhà độ âm múc bui bàn khá năng phát sinh hơi và khí để nổ.... 4.2. Yêu cầu về xây dựng Nhà sản xuât thường thiêt kế có hình thẳng góc trên măt bằng và trêt để sử dụng các điều kiện và bộ phận nhà đã được tiêu chuân hóa Xí nghiêp sửa chữa thường là những ngôi nhà công nghiệp một tâng có khung bê tông côt thép khá 12,18, 24 và 30m tùy theo trang bi cần truc trong nhà. Khi thiét kế cải tao có thể lấy khẩu độ nhà nhỏ hơn là 6 và 9m. Bước cột lấy là 6 hay 12m chiêu cao nhà (kể từ mặt bằng nèn dén mép dưới của cơ cáu đỡ mái nhà) lấy theo bằng 6 - Theo súc nâng cúa cân truc ta có các loai côt tiêt diên sau đây : Loai cột của nhà không trang bi cần trục loại này không có vai cột và loại nhà có bước cột b= 6-12m vói kháu d=

12- 24m. Tiết diện cột thông dung là 300x300 ; 400x400 ( dùng cho loại nhà không cửa mái với bước cột b=6m, khâu độ l =12,18, 24m, chiều cao cột từ 3,6 dén 7,2m); 500x500; 600x600 dùng cho nhà có bước cột b=12m khẩu độ 19-24m chiều dài cột là 4,2 dén 9,6m). Mái nhà thường làm mái dốc có của mái hay không có. Theo kết câu tường chia ra làm 2 loai tường chịu lực và từong khung. Tùy theo khí hâu từng nhà xây dung bằng gach dày 240 -370-490 (gach mộc) tường bê tông cót thép dày 250mm. Tường ngăn trong phân xưởng có thê lây băng gach, gô bê tông ôt thép dày 250mm tuòng ngăn trong phân xuong có thê băng gach gõ bê tông ôt thép. Thông thuòng tuòng ngăn chỉ cao 2-3m và có thể tháo lắp cơ động. Cửa sổ thường bố trí ở tường doc đôi khi cả ở đâu đê thông gió và chiêu sáng Chiều rông của cửa sổ phải là bội số của 500 mm và chiều cao là bội số của 600 kích thuóc phổ biến cửa sổ là chiêu rộng 1:1,5 2 ;3 4 và 6m chiêu cao la 1,2 2,4 3,6m cua cua xí nghiệp sura chúa có chiêu cao và chiêu ngang như sau 2 x 2,4m 4 x 3 m 4 x 3,6m và chia làm 2 loai cua mở xoay và của dây.Cửa cánh xoay phái mở ra phía ngoài. Nhà hành chính cua xí nghiệp sửa chữa thường bố trí riêng biệt vói nhà sàn xuât. Kích thuoc cua loai này là 36 x 12 36 x 18 48 x 12 48 x 18 60 x 18m vói buoc cột là 6x só tàng là 1,2, 3, và 4 và cao mõi tàng là 3,3m Các bô phân và nhung kích thuoc chu yêu cua nhà công nghiêp 1 tâng 4.3. Yêu cầu phòng chống cháy Nhà của công trinh tùy theo tính chiu được lửa cua nhà được chia ra làm 5 loai Bậc chiu lửa của nhà được quy đinh theo mức độ cháy và múc độ chịu lửa của những bộ phân trong nhà xí nghiệp ở đây thuộc trong các bâc chiu lua loai I, II, III và tât cà nhung bộ phân không cháy Các nhà phái đảm bảo cho nguoi ở khi gặp hỏa hoạn thì đi ra các lôi thoát đươc dễ dàng. Lối ra vào và công được coi là lối thoát nan nếu nhùng lối đi ra đấy là.

a) Đi từ tâng l ra tiên sảnh hay bên ngoài. b) Đi vào nhà vào buông câu than có lôi thoát ra ngoài c) Di tù nhà vào lôi đi hay hành lang có lôi thoát ra ngoài d) Di từ gian nhà vào các gian bên trong cùng tàng có bác chiu lua ít nhát a bac III và loai A, B,C co lối ra ngoài. só lượng lối thoát hiểm từ gian sản xuất chính tới gian phu không nhỏ hơn 2. Cho phép chi đạc cửa đi từ gian nằm ở bất kì gian nào tới lối thoát hiểm với điều kiện. Diên tích sàn nhỏ hon 100m và bô trí sản xuât thuôc loai A,B,C. Còn đối với nhà sàn xuât phu thi tính theo sô nguòi tâp trung không quá 50 người . Khoáng từ chỗ làm việc tới chỗ ra ngoài hay lối ra câu thang hay trong nhà sản xuât tùy theo loai nguy hiểm và hóa hoạn và bâc chiu lửa cửa nhà nước. Cửa thoát hiểm phải mở ra ngoài. Khoang cách phòng cháy chữa cháy giữa các nhà hay các công trinh hay các công trinh lộ thiên phái lây theo bàng 4.4. Cung cấp khí nén Đê thiết kế trạm khí nén và tất cả các vấn đề gì có liên quan tới khí nén ,nước tiêu chuẩn xác định được số lượng thiêt bị tiêu thu khí nén,vị trí lắp đặc chúng lượng khí nén tiêu thụ của chúng và chế độ làm việc của từng thiết bị. 4.5. Cung cấp điện Điện cung cấp cho xí nghiep sữa chữa lấy từ mạng điện cao thế 6-10 kV qua trạm biến thế xuống còn khoáng 380/220V cho các thiêt bi động lực và thiêt bi động lực và chiếu sáng.Tram biến thế thường đặt riêng biệt trong pham vi nhà máy. Việc thiết kế tram biến thế sẽ đo những người thuộc linh vực này chịu trách nhiệm. Những thiết bị tiêu thụ điên là động cơ điện các thiêt bị công nghệ quạt máy, máy nén khí, máy nâng chuyên máy hàn.Thế hiệu của mạcch để máy chạy lai Mức độ chiếu sáng theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, nhờ hệ thống chiếu sáng chung hoăc chiếu sáng hỗn hợp.Trong trường hợp thứ nhất đèn treo trên tràn hoăc treo trên tường nhà, trong trường hợp thứ hai ngoài đèn chiêu sáng

KẾT LUẬN 5.1 Đóng góp của sinh viên - Khảo sát thực tế xưởng ford Hà Thành - Cải tạo những mặt còn thiếu sót trong quá trình xây dựng xưởng 5.2 khả năng ứng dụng của ĐA -Thiết kế cơ sở sửa chữa ôtô là một trong những công việc đòi hỏi người thiết kế phải có được trình độ, kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn . Vì vậy ở đề tài này chúng em chỉ thực hiện quá trình tin\mf hiểu ở góc độ đơn giản , quan sát và đánh giá một cơ sở thực tế . Qua đó nắm bắt được kiến thức cơ bản và hiểu được tầm quan trọng của việc thiết kế một xưởng sửa chữa ôtô . -Trong thời gian làm việc và tìm hiểu tại xưởng dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa Công ty CP Hà Thành Ô tô chúng em cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình xây dụng , tổ chức , quản lý và bố trí xưởng sao cho phù hợp và khoa học . - Qua đây cũng giúp chúng em có cái nhìn toàn diện hơn về công tác sửa chữa và bảo dưỡng và xu thế phát triển của các xưởng hiện nay .

More Documents from "son"