SÓNG ĐIỆN TỪ(BỨC XẠ ĐIỆN TỪ) KHÁI NIỆM Khi tại một điểm O có một điện tích điểm dao động điều hòa với tần số f theo phương thẳng đứng Nó tạo ra tại O một điện trường biến thiên điều hòa với tần số f. Điện trường này phát sinh một từ trường biến thiên điều hòa với tần số f. Tại O hình thành một điện từ trường biến thiên điều hòa. Điện từ trường này lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Sóng đó gọi là sóng điện từ. Là sự kết hợp của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian như sóng. Sóng điện từ cũng bị lượng tử hoá thành những "đợt sóng" có tính chất như các hạt chuyển động gọi là photon. là quá trình truyền đi trong không gian của điện từ trường biến thiên tuần hoàn trong không gian theo thời gian.
TÍNH CHẤT
Sóng điện từ truyền được trong các môi trường vật chất và cả trong chân không. Vận tốc truyền sóng điện từ trong chân không lớn nhất, và bằng vận tốc ánh sáng v = c = 3.108 m/s. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình truyền sóng, tại một điểm bất kỳ trên phương truyền, vectơ , vectơ luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường tại một điểm luôn dao động cùng pha với nhau. Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ. giao thoa, nhieu xa
Sóng điện từ được phân loại theo bước sóng, từ dài đến ngắn: Bảng phân chia các bức xạ sóng điện từ/ánh sáng[1]
Tên
Bước sóng
Tần số (Hz)
Năng lượng photon (eV)
Radio
1 mm - 100000 km 300 MHz - 3 Hz
12.4 feV - 1.24 meV
Vi ba
1 mm - 1 met
300 GHz - 300 MHz 1.7 eV - 1.24 meV
Tia hồng ngoại
700 nm - 1 mm
430 THz - 300 GHz
1.24 meV - 1.7 eV
Ánh sáng nhìn thấy 380 nm-700 nm
790 THz - 430 THz
1.7 eV - 3.3 eV
Tia tử ngoại
10 nm - 380 nm
30 PHz - 790 THz
3.3 eV - 124 eV
Tia X
0,01 nm - 10 nm
30 EHz - 30 PHz
124 eV - 124 keV
Tia gamma
≤ 0,01 nm
≥ 30 EHz
124 keV - 300+ GeV