PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ NHIỄU VHF 1. Các khái niệm cơ bản - Băng thông cần thiết: Là độ rộng băng tần đủ để truyền tin tức với một tốc độ và chất lượng yêu cầu với các điều kiện cho trước
- Băng thông chiếm dụng: Là độ rộng của băng tần, mà tại thấp hơn giới hạn tần số thấp và cao hơn giới hạn tần số cao, công suất trung bình phát ra bằng β/2 % của toàn bộ công suất trung bình của một phát ạ cho trước. Gái trị β/2 % thường được lấy là 0.5%
- Băng thông X-dB: Là độ rộng của băng tần mà từ giới hạn dưới đến giới hạn trên của nó bất cứ thành phần phổ rời rạc hoặc mật độ công suất của phổ liên tục thấp hơn tối thiểu x dB so với mức tham chiếu 0-dB
Phạm vi băng tần số Vô tuyến điện bị một phát xạ chiếm dụng = Băng thông cần thiết + 2 |sai số tần số| - Theo FCC thì đồi với phân cách kênh 25 KHz mỗi kênh tần số sẽ được cho phép sử dụng 5 KHz sai số tần số.
2. Yêu cầu về thiết bị đo Máy phân tích phổ hoặc máy thu đo phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Đặc tính tần số trong băng thông phải bằng phẳng ±0.5 dB trong toàn bộ phổ tần của phát xạ được chọn - Có độ chọn lọc tần số thích hợp để loại các tạp âm nhiễu ngoài băng trong khi suy hao tại các sườn của băng thông so với mức ở giữa băng thông nhỏ hơn 2dB - Thiết bị phải có thể độ nhạy thu nhỏ đủ để đáp ứng nhu cầu khảo sát . Ở đây ta sử dụng máy phân tích mạng R&S ZVL 13
3. Đo mức nhiễu dãi tần VHF : a. Kiểm soát nhiễu tại 1 tần số cố định :
- Để phát hiện các nguồn phát xạ vô tuyến điện phục vụ công tác kiểm tra kiểm soát can nhiễu, lắp đặt anten. b. Dụng cụ cần cho bài đo Bộ Calib Kit. Anten VHF: Jaybeam 5001000, Procom CXL 3-1LW, Skymasts S.M4-127, … 01 Đoạn dây với connector type N. Các đầu chuyển. Máy R&S ZVL 13 c. Mô hình đấu nối :
d. Cơ sở lý thuyết : - Mức công suất tín hiệu tần số cần đo được tính bằng công thức dưới khi xét cả độ lợi anten và suy hao cáp feeder, sau khi thu thập được dữ liệu ta chuẩn hóa số liệu thu được bằng cách áp dụng công thức dưới đây : x (dBm) = y (dBm) – g(dB) – l (dB) trong đó y: mức công suất thu được tại máy phân tích phổ x: Mức công suất thực tế của tín hiệu g: Độ lợi anten l: Suy hao feeder Noise floor (dBm) = -174 dBm + (Atten + NF) + 10log(RBW) – 2.51 dB e. Các bước thực hiện: Bước 1 : Sử dụng máy phát sóng chuẩn để xác định cấu hình chuẩn của máy phân tích phổ.
o
Sử dụng máy phát sóng chuẩn phát tín hiệu bằng với mức thu nhỏ nhất của máy thu ( -107dBm).
o Kết nối máy phát sóng chuẩn với máy phân tích phổ. o Thiết lập các thông số (Ref Level, RBW, VBW) để máy phân tích phổ có thể phát hiện tín hiệu phát ra từ máy phát sóng chuẩn. o Sử dụng cấu hình này để khảo sát nhiễu. Bước 2 : Đấu nối anten VHF vào port 2 của máy. Bước 3 : Ấn phím mode để chuyển từ chế độ phân tích mạng sang chế độ phân tích phổ. Bước 4 : Ấn phím CENTER : Nhập tần số trung tâm cần giám sát vào khung Center Frequency . Bước 5 : Ấn phím SCALE Ref Level, nhập vào công suất tham chiếu (do chúng ta quan tâm đến mức công suất rất nhỏ nên chọn công suất tham chiếu ở mức -50 dBm) Bước 6 : Ấn phím SPAN để nhập độ rộng dãi tần quét. o Đối với trường hợp cần kiểm tra nhiễu tại một tần số cố định Điều chỉnh mức span ở mức 50 kHz. o Đối với trường hợp kiểm tra nguyên dãi tần VHF điều chỉnh mức span bằng với mức dãi tần ICAO đang sử dụng cho hoạt động bay. Bước 7 : Điều chỉnh Resolution Bandwidth (RBW) và Video Bandwidth (VBW) thích hợp. o Bước 1 : Bấm phím PWR BW Bước 1 : Chọn Filter Type là FTT Bước 2 : Chọn Manual RBW và nhập giá trị RBW = 300 Hz. o Bước 2 : Bấm phím CENTER Bước 1 : Chọn CENTER và nhập tần số trung tâm muốn theo dõi (Vd : 118.35 MHz) Bước 2 : Chọn Signal Track Bước 1 : Chuyển Track từ Off -> On
Bước 2 : Nhập Track BW (Đối với phân cách kênh 25 Khz chọn 10 kHz. Bước 3 : Nhập Track Threshold (Mức công suất nhỏ nhất mà máy thu có thể thu được ở đây là -107 dBm). o Bước 3 : Bấm phím Trace. Bước 1 : Chọn Trace 2 để theo dõi (Trên màn hình đang có 6 trace). Bước 2 : Chọn Trace mode và chọn Max Hold để lưu lại giá trị lớn nhất trên màn hình.. Bước 8 : Sử dụng các công cụ phân tích của marker để kiểm tra đánh giá số liệu.
b. Kiểm soát nhiễu cả dãi tần VHF: Bước 1 : Đấu nối anten VHF vào port 2 của máy. Bước 3 : Ấn phím mode để chuyển từ chế độ phân tích mạng sang chế độ phân tích phổ.
Bước 4 : Ấn phím CENTER : Nhấn Start chọn tần số bắt đầu và Nhấn Stop chọn tần số kết thúc của dãi tần quét ( Ở đây ta có thể nhập vào dãi tần VHF dùng cho điều hành bay do ICAO quy định từ 117.975 MHz 137 MHz) Bước 5 : Ấn phím SCALE Ref Level, nhập vào công suất tham chiếu (do chúng ta quan tâm đến mức công suất rất nhỏ nên chọn công suất tham chiếu ở mức -50 dBm) Bước 6 : Điều chỉnh Resolution Bandwidth (RBW) và Video Bandwidth (VBW) thích hợp. o Bước 1 : Bấm phím PWR BW Bước 1 : Chọn Filter Type là FTT Bước 2 : Chọn Manual RBW và nhập giá trị RBW = 300 Hz. o Bước 2 : Bấm phím CENTER Bước 1 : Chọn CENTER và nhập tần số trung tâm muốn theo dõi (Vd : 118.35 MHz) Bước 2 : Chọn Signal Track Bước 1 : Chuyển Track từ Off -> On Bước 2 : Nhập Track BW (Đối với phân cách kênh 25 Khz chọn 10 kHz. Bước 3 : Nhập Track Threshold (Mức công suất nhỏ nhất mà máy thu có thể thu được ở đây là -107 dBm). o Bước 3 : Bấm phím Trace. Bước 1 : Chọn Trace 2 để theo dõi (Trên màn hình đang có 6 trace). Bước 2 : Chọn Trace mode và chọn Max Hold để lưu lại giá trị lớn nhất trên màn hình..
Bước 7 : Sử dụng các công cụ Marker để kiểm tra đánh giá số liệu o Trong trường hợp này ta có thể thấy ở dãi tần từ 115 Mhz – 137 MHz chỉ có 3 tín hiệu 118.35 MHz, 121.5 MHz và 120.45 MHz có độ lớn vượt ngưỡng -107 dBm và 3 tần số này ta đang sử dụng.