13.08.2018. Bai Giang Vtbh-sinh Viên.pdf

  • Uploaded by: Hinh Radja
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 13.08.2018. Bai Giang Vtbh-sinh Viên.pdf as PDF for free.

More details

  • Words: 17,358
  • Pages: 302
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI GIẢNG MÔN

VÂN TẢI VÀ BẢO HIỂM TRONG NGOẠI THƯƠNG GVTH: TS. Trần Nguyễn Hợp Châu [email protected] 0985894955 Hà Nội, tháng 08 năm 2018 1

YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC 1/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang bị cho người học những nghiệp vụ trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cụ thể là: - Nghiệp vụ về thuê phương tiện vận tải - Thủ tục giao nhận hàng hoá - Mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK phù hợp với các thông lệ quốc tế. 2

2/ SỐ TIẾT GIẢNG VÀ BÀI KIỂM TRA - Số tiết giảng lý thuyết: 30 tiết - Số tiết thảo luận và bài tập lớn: 18,5 tiết - Bài kiểm tra 01 bài : 1 tiết Tổng

49,5 tiết

3

Phân nhóm học tập -

-

-

Mỗi nhóm tối đa 9 sinh viên Các nhóm chuẩn bị bài tập lớn, bài tập về nhà Đầu giờ học 1 nhóm lên trình bày phần chuẩn bị (10 phút), các nhóm còn lại nhận xét, góp ý kiến (20 phút) Kết thúc chương 5, các nhóm trình bày bài tập lớn Tính điểm 01 bài kiểm tra, điểm chuyên cần 4

KẾT CẤU MÔN HỌC Chương 1: Tổng quan về vận tải quốc tế Chương 2: Vận tải đường biển trong thương mại quốc tế Chương 3: Vận tải hàng không trong thương mại quốc tế Chương 4: Chuyên chở hàng hoá bằng container Chương 5: Gom hàng và vận tải đa phương thức Chương 6: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 5

1/Giáo trình Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2017, chủ biên TS. Trần Nguyễn Hợp Châu

6

3. Các văn bản pháp lý -

-

-

-

-

Luật Thương mại (sửa đổi) số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về chi tiết thi hành Luật Thương mại Bộ Luật hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005 Bộ Luật hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 Luật hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi) số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014 7

3. Các văn bản pháp lý -

-

-

-

-

-

Công ước Brussel năm 1924 và các nghị định thư sửa đổi 1968, 1979 thống nhất một số quy tắc về B/L Công ước Hamburg năm 1978 về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng Vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển năm 2009 - Quy tắc Rotterdam (United Nations Convention on Contracts for the Internattional Carriage of Goods wholly or partly by sea) Công ước Warszawa 1929 và các NĐT sửa đổi thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế Công ước Geneva 1980 về chuyên chở hàng hóa bằng VTĐPT quốc tế Quy tắc của UNCTAD và ICC số 481/1992 về chứng từ VTĐPT 8 Incoterms 2010, UCP 600, ISBP 681, ISBP 745

2/ S¸ch tham kh¶o - Đại học ngoại thương: PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương, 2011, Vận tải & bảo hiểm trong ngoại thương-NXB Thông tin và truyền thông - TS. Đỗ Quốc Dũng, Giao nhận vận tải và bảo hiểm, NXB Tài Chính, 2015. -Triệu Hồng Cẩm, 2014, Vận tải quốc tế, bảo hiểm vận tải quốc tế - NXB Văn hoá Sài Gòn - Võ Thanh Thu,, 2011 Kỹ thuật kinh doanh XNK - NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - Chủ hàng và pháp luật - tranh chấp thương mại, Tạp chí Vietnam Shipper, NXB Giao thông vận tải, 2013. - Sách 100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 9 NXB Đồng Nai, 2017.

4. Các báo, tạp chí - Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Đại học ngoại thương - Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, Học viện Ngân hàng. -Tạp chí Vietnamshipper, Công ty TNHH Hệ thống tin học và viễn thông NTM.... 10

5. CÁC TRANG WEB http://www.moit.gov.vn http://www.mof.gov.vn http://www.customs.gov.vn http://www.fda.gov.vn http://www.vietrade.gov.vn http://www.wcoomd.org [email protected] http://www.doanhnghiep.vietnam-net.vn http://www.vcci.com.vn

11

Chương 1 Tổng quan về vận tải quốc tế

12

1. Khái niệm: - Theo nghĩa rộng: VT là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và vật phẩm - Khái niệm VT dưới góc độ kinh tế: VT là sự thay đổi vị trí của hành khách và hàng hóa nhằm mục đích kinh tế, VT có 2 tính chất: + là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt + tạo ra sản phẩm đặc biệt

13

1. Khái niệm Vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước

14

Các hình thức VTQT Có 2 hình thức: - Vận tải trực tiếp: là hình thức vận chuyển trực tiếp từ nước A đến nước B mà không qua nước thứ 3 - Vận tải quá cảnh: Quá trình vận tải phải thông qua một nước thứ 3 gọi là nước quá cảnh 15

Vận tải quá cảnh qua lãnh thổ VN Luật Thương mại 2005, nghị định 187/2013 - Hàng hóa quá cảnh - Tuyến đường quá cảnh - Thời gian quá cảnh - Giám sát hàng hóa quá cảnh - Hàng hóa quá cảnh tiêu thụ ở VN - Những hành vi bị cấm 16

2. Phân loại VTQT a-Căn cứ vào môi trường di động - VT đường thuỷ - VT đường bộ - VT hàng không - VT đường ống (Pipe line)

17

So sánh ưu nhược điểm của các phương thức vận tải Đường biển

Đường bộ

Đường sắt Đường hàng không

Đường Ống

Tốc độ Tính đều đặn Độ tin cậy Năng lực vận chuyển Tính linh hoạt Chi phí 18

b-Căn cứ vào đối tượng chuyên chở - VT hành khách - VT hàng hoá - VT hỗn hợp

19

c-Căn cứ vào kỹ thuật chuyên chở -VT hàng lẻ -VT nguyên kiện -VT hỗn hợp

20

d-Căn cứ vào phương thức chuyên chở -VT đơn phương thức -VT đa phương thức

21

3. Vai trò của vận tải quốc tế -

-

Làm tăng khối lượng hàng hóa XNK Thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường hàng hóa XNK Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

22

4. Phân chia trách nhiệm trong VTQT Quyền/ nghĩa vụ tổ chức quá trình chuyên chở hàng hóa, thanh toán cước phí - Được quy định trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hỏi: trong HĐMBHHQT nội dung nào quy định nghĩa vụ vận tải? -

23

Incoterms a- International commercial terms (Incoterms) Incoterms là các quy tắc quốc tế được ICC ban hành nhằm phân chia nghĩa vụ (obligations), rủi ro (risks) và chi phí (cost) giữa người mua và người bán trong quá trình giao nhận hàng hóa

24

Qu¸ tr×nh h×nh thµnh Incoterms - Incoterms được ICC ban hành lần đầu tiên năm 1936, sau đó lần lượt được sửa đổi vào năm 1953, năm 1967, năm 1976,năm 1980, năm 1990, năm 2000 và bản sửa đổi mới nhất vào năm 2010 bao gồm 11 quy tắc.

25

Các quy tắc của Incoterms 2010 Tên nhóm

Tên quy tắc

- EXW (Ex works) – giao hàng tại xưởng Các quy tắc áp dụng cho mọi phương thức - FCA (Free carrier) – giao hàng cho người chuyên chở vận tải - CPT (Carriage paid to) – cước phí trả tới

- CIP (Carriage, insuarance paid to) – cước phí, phí bảo hiểm trả tới - DDP (Delivered duty paid) – giao hàng đã nộp thuế - DAT (Delivered at terminal) – giao hàng tại bến - DAP (Delivered at place) – giao hàng tại nơi đến Các quy tắc áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa

- FAS (Free alongside ship) – giao hàng dọc mạn tàu

- FOB (Free on board) – giao hàng lên tàu - CFR (Cost and freight) – tiền hàng và cước phí - CIF (Cost, insuarance and freight) – tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí 26

Phân chia nghĩa vụ về vận tải trong Incoterms 2010 Căn cứ vào địa điểm ghi sau quy tắc giao hàng. Tên quy tắc

Địa điểm

EXW

Xưởng người bán

FAS

Cảng nước người bán

FOB

Cảng nước người bán

FCA

Nước người bán

CFR

Cảng nước người mua

CIF

Cảng nước người mua

CPT

Nước người mua

CIP

Nước người mua

DAT

Bến ở nước người mua

DAP

Nước người mua

DDP

Nước người mua

Ghi chú

Xưởng người bán hoặc nơi khác

Kho của người mua

27

Nghĩa vụ vận tải chặng chính -

-

Người bán: CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP Người mua: EXW, FAS, FOB, FCA

28

Câu hỏi Trách nhiệm vận tải được phân chia như thế nào trong các TH sau đây: - FOB Haiphong port - CIF Singapore port - FCA Noibai airport - CPT Busan Terminal - DAP KoBe Railway Station - DDP Barotex company, 100 Tranhungdao, Hanoi29

Câu hỏi 1.Trong giao dịch TMQT có nên dành quyền thuê PTVT không? 2. Khi nào không nên dành quyền thuê PTVT? 3. Làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình khi không dành quyền thuê PTVT? 30

4. Mối quan hệ giữa chi phí vận tải và giá cả hàng hoá Chi phí vận tải là một bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá, thể hiện: + Chi phí để đưa NVL đến nơi sản xuất + Chi phí để đưa SP đến nơi tiêu thụ

31

Các bộ phận cấu thành chi phí vận tải - Cước phí trên đoạn đường chính - Cước phí trên đoạn đường phụ - Chi phí xếp dỡ ở các điểm vận tải - Các chi phí khác: lưu kho, bảo quản, ra vào bến bãi, thuê vỏ container….

32

CÂU HỎI

 





Chi phí vận tải phụ thuộc vào các yếu tố nào? Nếu được chào bán với giá FOB mà tương đương nhau thì nhà nhập khẩu sẽ chọn nhà cung cấp …………… Nếu giá FOB chào bán có sự chênh lệch nhau thì nhà nhập khẩu sẽ lựa chọn nhà cung cấp ………………… Nếu được chào bán giá CIF thì nhà NK sẽ lựa chọn nhà cung cấp …………… 33

Tình huống Công ty nhựa Tiền phong nhận được 2 đơn chào hàng bán hạt nhựa PP. - Đơn 1 chào giá 450 USD/MT FOB Hamburg port - Đơn 2 chào giá 550 USD/MT CFR Haiphong port Cước phí vận tải từ Hamburg đến Haiphong là 90USD/MT Hỏi công ty nhựa Tiền phong có nên giành quyền về vận tải không? 34

Bài tập về nhà tuần 2 - Vai trò của vận tải quốc tế?Tìm hiểu về pháp luật trong kinh doanh vận tải quốc tế? - Tìm hiểu về hệ thống cảng biển và đội tàu buôn của Việt Nam? 1. Số lượng cảng biển, quy mô các cảng, phân bố, đặc điểm chung của hệ thống cảng biển Việt Nam? 2. Số lượng tàu buôn, trọng tải của tàu, tuổi tàu, đội tàu treo cờ thường, treo cờ phương tiện của Việt 35 Nam.

Yêu cầu chương 2 







Tìm hiểu quy trình thuê tàu chợ, thuê tàu chuyến của một số hãng tàu Mẫu vận đơn (Bill of lading), mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến Charter of Party) Quy định về vận đơn trong công ước Brussel 1924, công ước Hamburg năm 1978, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, 2015 Các tranh chấp trên cơ sở vận đơn 36

CHƯƠNG 2 VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Nguyên tắc tự do biển cả - Thừa nhận sự ngang nhau về quyền và lợi ích của mọi quốc gia trên biển cả - Không có sự phân biệt đối xử dựa trên vị trí và hoàn cảnh địa lý của mọi quốc gia khi tham gia sử dụng và khai 37 thác biển cả

Đồ họa các vùng biển của Việt Nam

38

Các vùng biển theo luật biển quốc tế

39

Vùng nước màu xanh đậm là thuộc hải phận quốc tế, không thuộc vùng đặc quyền kinh tế của bất cứ nước nào.

40

Văn bản pháp lý điều chỉnh -

-

-

-

-

Công ước Brussel năm 1924 và các nghị định thư sửa đổi 1968, 1979 thống nhất một số quy tắc về B/L Công ước Hamburg năm 1978 của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng Vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển năm 2009 - Quy tắc Rotterdam (United Nations Convention on Contracts for the Internattional Carriage of Goods wholly or partly by sea) Bộ Luật hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005 Bộ Luật hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 41 Mẫu Hợp đồng GENCON

Tàu chở hàng lớn nhất thế giới Majestic - Sức chở 165.000 tấn Tương đương 36.000 ô tô, 185 triệu ipad, 111 triệu đôi giày - Chiều dài 408 m - Chiều rộng 59 m - Chiều cao 73 m

42

Tàu chở dầu lớn nhất thế giới Mont - Chiều dài: 458,45 mét. - Chiều rộng: 68,8 mét. - Sức chở 4.240.865 thùng dầu,

43

Tàu Prelude – năm 2017

Dài 488 m Rộng 73 m Trọng lượng hơn 600.000 tấn Khai thác và sản xuất khí ga tự nhiên, chi phí 12,6 tỷ USD

44

Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển trên thế giới (tỷ tấn/ hải lý) Year 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Gas 498 509 536 569 610 623 722 807 869 864 1060 1248 1255 1241 1330

Oil 9627 9355 8963 9693 10408 10732 11037 10997 11203 10616 11226 11452 11928 11936 12117

Container 3176 3278 3608 4221 4789 5276 5765 6424 6740 6037 6772 7388 7584 7964 8466

Other 10319 10387 10298 10343 10815 10960 11889 11984 11925 10757 12057 12828 13340 14061 14487

Five main dry bulk 7028 7275 7553 8082 8829 9239 9988 10618 11081 11445 12942 13663 14643 15298 16018

*Nguồn: Review of Maritime Transport 2014

Total 30648 30804 30958 32908 35451 36830 39401 40830 41818 39719 44057 46579 48750 50500 52418 45

I/ Ưu, nhƯỢc ®iÓm vµ t¸c dông cña vËn t¶i ®Ưêng biÓn a/ Ưu ®iÓm b/ Nhưîc ®iÓm c/T¸c dông d/Trưêng hîp ¸p dông

46

Khái quát về vận tải đường biển Ưu điểm

Nhược điểm

Năng lực vận tải lớn

Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Thích hợp chuyên chở hầu hết các loại hang

Tốc độ thấp

Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thấp Giá thành vận tải thấp 47

Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế 







Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển Vận tải đường biển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế 48

Phạm vi áp dụng của vận tải đường biển 



Thích hợp với chuyên chở hàng hóa trong buôn bán quốc tế Thích hợp với chuyên chở hang hóa có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng

49

II-Hệ thống cơ sở vật chất của ngành vận tải biển Bao gồm: -Tàu biển(sea-ships) -Cảng biển(sea-port) -Tuyến đường biển(sea-lines) -Tổ chức kinh doanh vận tải đường biển(sea-transportcompanies) -Công nghiệp phục vụ vận tải đường biển -Hệ thống thông tin liên lạc 50

1-Tµu bu«n





Theo chương II, mục 1, điều 13 của bộ luật Hàng Hải 2015 của Việt Nam: Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi. 51

a-Kh¸i niÖm - Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. Bao gồm: -Tàu chở hàng(cargo ships) -Tàu chở khách(passenger ships)

52

b-Các đặc trưng của tàu buôn - Tên tàu (ship’s name) - Quốc tịch tàu (Flag of ship) - Cảng đăng ký (port of registry) - Chủ tàu (shipowner) - Người chuyên chở (carrier) - Các thông số kỹ thuật của tàu 53

Quốc tịch tàu – cờ tàu (flag of ship) -

Cờ thường (Conventional Flag) Cờ phương tiện (Flag of Convenience) Cờ Panama Gần 9000 tàu

54

Các thông số kỹ thuật của tàu     

Chiều dài (length overall) Chiều rộng (breath extreme) Mớn nước (draft) Trọng lượng, trọng tải, dung tích đăng ký Dung tích chứa hàng, hệ số xếp hàng của tàu, hệ số xếp hàng của hàn

55

TF F T S W WNA

56

TF: Tropical fresh water load line (v¹ch xÕp hµng ë vïng nước ngät nhiÖt ®íi)

Mớn nước

F: fresh water load line (v¹ch xÕp hµng ë vïng nước ngät)

TF F

T: Tropical load line:(v¹ch xÕp hµng ë vïng nhiÖt ®íi)

T

S W WNA

S: Summer load line (v¹ch xÕp hµng mïa hÌ) W: Winter load line (v¹ch xÕp hµng mïa ®«ng)

WNA: Winter North Atlantic loadline (vạch xếp hàng ở vùng Bắc Đại Tây Dương vào mùa Đông) 57

Trọng lượng, trọng tải Trọng lượng của tàu (Displacement): tính bằng LT. -Trọng lượng tàu không hàng (Light Displacement-LD) -Trọng lượng tàu khi chở hàng (Heavy Displacement-HD) HD = LD + vật phẩm + hàng hóa  Trọng tải của tàu (Deadweight Tonnage): là sức chở của tàu - Trọng tải toàn phần của tàu (Deadweight Capacity-DWC): DWC= HD - LD = hàng hóa + vật phẩm - Trọng tải tịnh của tàu (Deadweight Cargo Capacity) DWCC = DWC – vật phẩm = hàng hóa 

58

Dung tích đăng ký, dung tích chứa hàng Dung tích đăng ký của tàu (Register Tonnage - RT): là thể tích là các khoang trống khép kín trên tàu, tính bằng m3, c.ft. 1 RT = 100 c.ft=2,83m3. - Dung tích đăng ký toàn phần (Gross Register Tonnage-GRT) - Dung tích đăng ký tịnh (Net Register Tonnage- NRT)  Dung tích chứa hàng của tàu (Cargo Space – CS): là tổng dung tích các khoang chứa hàng - Dung tích chứa hàng rời (Grain Capacity) - Dung tích chứa hàng bao kiện (Bale Capacity) 

59

Đội tàu buôn Việt Nam - những hạn chế: - Lép vế tại “sân nhà”: Thị trường hàng hóa XNK trong nước vẫn luôn bị bỏ ngỏ. - Hàng hóa nhập khẩu (chiếm trên 50% tổng lượng hàng hóa XNK) cũng chưa thể vươn tới được - Khó dành thị phần đối với cả những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khối lượng lớn như dầu thụ, than, gạo. 60

2-C¶ng biÓn a-Khái niệm: Là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hoá và là đầu mối giao thông của cả nước b-Chức năng: -Phục vụ tàu biển; là nơi ra vào của tàu, nơi tiếp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và là nơi sửa chữa tàu -Phục vụ hàng hoá; lưu kho, lưu bãi, xếp dỡ, làm thủ tục hải quan 61

10 cảng lớn nhất thế giới STT

Tên cảng

TEU

DWT

1

Thượng Hải

33,62 triệu TEU

736 triệu tấn hh

2

Singapore

32,6 triệu TEU

537,6 triệu tấn hh

3

Thâm Quyến

22,94 triệu TEU

4

Hồng Kong

22,35 triệu TEU

5

Busan

17,69 triệu TEU

6

Ninh Ba-Chu Sơn

17,33 triệu TEU

7

Thanh Đảo

15,52 triệu TEU

8

Quảng Châu

15,31 triệu TEU

9

Jebel-Ali

13,64 triệu TEU

10

Thiên Tân

13,01 triệu TEU

298 triệu tấn hh

460 triệu tấn hh

476 triệu tấn hh 62

II/ PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ

1/ KHÁI NIỆM a/ Tàu chợ Tàu chợ là tàu kinh doanh thường xuyên trên 1 luồng nhất định, ghé qua các cảng nhất định và theo một lịch trình định trước

63

Đặc điểm của tàu chợ -

Tàu chở hàng bách hóa có trọng tải nhỏ Cấu tạo nhiều boong, nhiều hầm Tốc độ tương đối nhanh 18-20 hải lý/h Có trang thiết bị xếp dỡ riêng Chạy theo 1 lịch trình định trước

64

lÞch tr×nh tµu chî (Sailing schedule) Vessel Voyage

Haiphong ETA ETD 15/8/15 20/8/15

Hong Bang NA201/3 20/8/15 25/8/15 Van Xuan

Hongkong ETA

Busan ETA

27/8/15

15/9/15

2/9/15

20/9/15

NA346/4

65

b/ Phương thức thuê tàu chợ Là phương thức thuê tàu mà người thuê tàu thông qua người môi giới thuê tàu hoặc liên hệ trực tiếp với người chuyên chở để yêu cầu họ dành cho mình một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác và trả cước phí theo biểu cước định trước. Mối quan hệ giữa người chuyên chở và người thuê tàu được điều chỉnh bằng vận đơn đương biển (Bill of lading – B/L). 66

Các chủ thể tham gia PTTTchợ Người thuê tàu (người chủ hàng)- cargo owner - Người xuất khẩu - exporter - Người nhập khẩu - importer - Đại lý của người XK hoặc NK - agent of - Người kinh doanh giao nhận - consolidator - Công ty nhận uỷ thác XNK

67

Người chuyên chở – carrier - Người chuyên chở có tàu - ship owner - Người chuyên chở không có tàu- non ship owner

68

Người môi giới thuê tàu – ship broker Những TH thuê tàu thông qua môi giới: - Người thuê tàu ít kinh nghiệm trong lĩnh vực thuê tàu - Hàng hoá cần bảo quản trong quá trình chuyên chở - Theo tập quán

69

Cưước phí thuê tàu chợ Freight liner Là cước phí được người chuyên chở tính toán ấn định trên biểu cước (liner tariff) Freight liner bao gồm các thành phần sau đây:

F = f + I + O + S(T) - f (freight): cước phí v/c hàng hoá từ cảng đi đến cảng đến - I (In): Chi phí xếp hàng lên tàu - O (Out) : Chi phí dỡ hàng xuống tàu - S (Stowed) : Chi phí sắp đặt đối với hàng hoá bao kiện - T (Trimmed): Chi phí san cào đối với hàng hoá rời 70

2/ TRÌNH TỰ THUÊ TÀU CHỢ

(6)

Cargo owner (4)

(5)

(1)

Carrier (2)

(3)

Ship broker 71

Chó thÝch s¬ ®å - Bước 1: C/O yêu cầu S/B tìm cho mình một chiếc tàu để vận chuyển hàng hoá - Bước 2: S/B đến hàng tàu để hỏi tàu - Bước 3: Carrier đưa ra các chi tiết liên quan đến con tàu - Bước 4: S/B thông báo với C/O đã tìm được con tàu phù hợp - Bước 5: C/O gửi Booking Note đến hãng tàu - Bước 6: Hãng tàu ký chấp nhận lên Booking Note 72

- Booking note (đơn lưu khoang): do người thuê tàu viết ra gửi đến hãng tàu nhằm giữ chỗ trên tàu để vận chuyển hàng. 73

3/ Quy trình cấp chứng từ vận tải trong phương thức thuê tàu chợ Trường hợp 1: Giao hàng lên tàu Giao hàng Người gửi hàng The Shipper

Người chuyên chở The Carrier

Shipped on board B/L 74

3/ Quy trình cấp chứng từ vận tải trong phương thức thuê tàu chợ TH 2: Giao hàng cho người chuyên chở Giao hàng Người gửi hàng The Shipper

Người chuyên chở The Carrier Mate`s Receipt

Shipped on board B/L 75

3/ Quy trình cấp chứng từ vận tải trong phương thức thuê tàu chợ TH3: Giao hàng cho người chuyên chở

Giao hàng Người gửi hàng The Shipper

Người chuyên chở The Carrier

Received for shipment B/L

Shipped on board B/L 76

Bài tập về nhà tuần 3 



1. Sưu tầm mẫu Booking note, Mate’ s receipt (đánh mày lại, ghi chú từng nội dung rõ ràng) 2. Sơ đồ hóa quy trình giao hàng lấy chứng từ vận tải (vẽ sơ đồ, chú thích từng bước có giải thích)

77

Câu hỏi 1.

2.

Ưu nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ? Thuê tàu chợ trong trường hợp nào?

78

4/ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Bill of lading - B/L

79

a-Khái niệm: Vận đơn đường biển (B/L –Bill of Lading hay O.B.L- Ocean Bill of Lading) là chứng từ vận tải bằng đường biển do người có chức năng phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng được nhận để xếp.

80

Những điểm cần làm rõ từ khái niệm - Sử dụng B/L khi vận chuyển hàng hoá bằng đường biển - Chủ thể cấp B/L + Người chuyên chở (Carrier) + Thuyền trưởng (Shipmaster) + Đại lý của hai chủ thể trên (agent of ..) - Thời điểm cấp B/L + Sau khi hàng hoá được bốc xong lên tàu + Sau khi hàng hoá được nhận để xếp 81

b/ Chức năng của B/L - Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở - Là bằng chứng của hợp đồng vận tải - Là chứng từ sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn - Là chứng từ xuất trình để nhận hàng từ người chuyên chở

82

Câu hỏi Tác dụng của B/L đối với bên trong quá trình giao nhận hàng hóa? - Người gửi hàng - Người nhận hàng - Người chuyên chở

83

c/ Hìnht hức của B/L - Mặt trước 84

Mặt trước

85

86

Mặt

sau

87

Hình thức của B/L Được lập thành văn bản và được ký bởi chủ thể có chức năng - Tự do in ấn: in màu hoặc không in màu, có logo hoặc không có… - B/L trình bày gồm 2 mặt: + Mặt trước: gồm các ô, mục in sẵn những nội dung khi sử dụng điền vào cho thuận tiện + Mặt sau: in sẵn các điều kiện và điều khoản chuyên chở hàng hoá của hãng tàu - Ngôn ngữ sử dụng phải thống nhất, thường là tiếng Anh -

88

d- Nội dung của B/L 1- Tiêu đề của B/L: Có nhiều cách ghi Bill of lading Liner Bill of lading Ocean Bill of lading Port to port bill of lading Throught Bill of lading Marine Bill of lading Sea Bill of lading Hoặc: -Bill of lading for combined Transport shipment or port to port Shipment -Bill of lading for multimodal Transport shipment or port to port Shipment 89

d- Nội dung của B/L 2- Số hiệu B/L: Dùng để phân biệt với B/L khác Ghi tham chiếu lên một số loại chứng từ khác 3- Tên công ty vận tải biển Có thể in kèm logo, địa chỉ, số điện thoại 4- Người gửi hàng (shipper or consignor) Tùy theo điều kiện giao hàng, có thể là người XK hoặc NK. Ghi tên và địa chỉ kinh doanh của người gửi hàng, có thể kèm theo đt, fax…

90

d- Nội dung của B/L 5- Người nhận hàng:Các cách ghi Tên, địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng Để trống, không ghi To the bearer, to the holder… Ghi theo lệnh (to the order of….) To the order of shipper To the order of Mr.Y To the order of company A To the order of Vietcombank (issuing bank) To the order of, to the order, order… or order…

91

Xác định cách quy định người nhận hàng trên các mẫu B/L sau Consignee: ABC co. Ltd 130 Tran Hung Dao street, HaNoi

Consignee : - To order of ABC co. Ltd - Order of XYZ co.Ltd - The order of MB Bank - To Order of shipper - To the order of - The Order of - Order

Consignee: ……. - To the bearer - To the Holder

92

Câu hỏi thảo luận Tại sao trên một số B/L ghi “Theo lệnh của NH” – To order of bank, một số trường hợp lại ghi “Theo lệnh của người gửi hàng” – To order of shipper. Hỏi ghi thế nào cho đúng?

93

d- Nội dung của B/L

6- Bên được thông báo Ô này thường ghi tên và địa chỉ người NK 7 – Phương thức tiền vận tải 8 – Nơi nhận hàng để chở 9 – Cảng xếp hàng 10 – Cảng dỡ hàng 11 – Nơi giao hàng 12 – Tên tàu/ Số hiệu chuyến tàu

94

Từ ô (7) đến ô (12) chỉ hành trình vận chuyển hàng hoá

Pre- carrier:

Place of receipt:

Port of loading: HaiPhong port

Port of discharge: Kobe port

Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of delivery:

95

Từ ô (7) đến ô (12) chỉ hành trình vận chuyển hàng hoá

Pre- carrier: SongHong M/V Port of loading: HaiPhong port Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of receipt: QuangNinh port Port of discharge: Kobe port Place of delivery:

96

Từ ô (7) đến ô (12) chỉ hành trình vận chuyển hàng hoá

Pre- carrier: Port of loading: HaiPhong port Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of receipt: QuangNinh port Port of discharge: Kobe port Place of delivery: Osaka port 97

Từ ô (7) đến ô (12) chỉ hành trình vận chuyển hàng hoá

Pre- carrier:

Place of receipt:

Port of loading: HaiPhong port

Port of discharge: Kobe port

Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of delivery: Osaka port

98

Từ ô (7) đến ô (12) chỉ hành trình vận chuyển hàng hoá Pre- carrier: By truck 29H-1234 Port of loading: HaiPhong port Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of receipt: HaNoi Port of discharge: Kobe port Place of delivery: Tokyo

99

Từ ô (7) đến ô (12) chỉ hành trình vận chuyển hàng hoá Pre- carrier: Port of loading: HaiPhong port Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of receipt: HaNoi Port of discharge: Kobe port Place of delivery: Tokyo

100

d- Nội dung của B/L 13 – Số bản B/L gốc: Thường phát hành thành bộ (full set) gồm 3 bản gốc và một số bản sao Cách thể hiện bản gốc và bản sao: Bản gốc Cách 1: In sẵn hoặc đóng dấu chữ Original với bản gốc lên mặt trước Cách 2: In sẵn hoặc đóng dấu “Negotiable origin” với bản gốc Cách 3: First original, second orginal, third original Cách 4: Original, Duplicate, Triplicate Bản sao Cách 1: in sẵn hoặc đóng dấu “copy” Cách 2: in sẵn hoặc đóng dấu “copynon negotiation”

101

d- Nội dung của B/L 14 đến 19: Mô tả về hàng hóa: ký mã hiệu… phần này người gửi hàng tự chịu trách nhiệm. Người chuyên chở cho dù có ghi hộ cũng không có trách nhiệm 20 – Phí và cước phí 21 – Cam kết của người chuyên chở về hàng hóa. 22 – Ngày bốc hàng lên tàu 23 – Ngày tháng phát hành B/L Ngày nhận hàng để xếp nếu là Received for shipment B/L Ngày bốc hàng lên tàu nếu là Shipped on board B/L 24 – Chủ thể ký phát và chữ ký 102

(24) Chủ thể ký phát B/L (Signature) Cách ký phát B/L: chủ thể ký phát cần ghi rõ chức danh TH1: Người chuyên chở ký phát B/L By:…....(signed)…….. As the carrier VINALINES

TH2: Đại lý của người chuyên chở ký phát B/L By: VOSA (signed) As Agent for the carrier: VINALINES

103

TH3: Thuyền trưởng ký phát B/L Signed by: Mr.Bean As the master ……..(signed)…….

TH4: Đại lý của thuyền trưởng ký phát B/L By: VOSA (signed) As agents for the master, Mr. Bean 104

Case 1 Bill of lading Signed by ………. As the carrier Signed by ……. As the carrier: VINALINES Signed by VOSA…….. As agent for the carrier Signed by …….. As agent for the carrier: VINALINES 105

Case 2 Bill of lading Vinalines AS the Carrier Signed by ………. As the carrier Signed by ……. As the carrier: VINALINES Signed by …….. As agent for the carrier Signed by VOSA…….. As agent for the carrier: VINALINES

106

Case 3 Bill of lading VINALINES AS CARRIER

Signed by …….. As the Master Signed by VOSA…….. On behalf of the Master: MR Bean Signed by VOSA…….. On behalf of the Master Signed by …….. On behalf of the Master: Mr Bean

ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Vận đơn được ký bởi người đại lý của Thuyền trưởng (as agent for the master) và không chỉ ra tên của Thuyền trưởng. Có thể bắt lỗi chứng từ với lý do trên hay không?

108

ĐIỀU 20 UCP 600: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 20aii: Vận đơn phải thể hiện hàng đã bốc lên tàu, bằng cách: - Từ in sẵn thể hiện hàng đã bốc - Ghi chú hàng đã bốc chỉ ra ngày cụ thể. Ngày giao hàng sẽ là ngày của vận đơn hoặc ngày trên ghi chú hàng đã bốc.

109

Để được chấp nhận thanh toán theo UCP 600, thì -

-

-

Có bắt buộc chỉ ra ngày, tháng, năm on board trên B/L? OBN chỉ ghi ngày, tháng, năm có hợp lệ không? OBN phải chỉ ra ngày, tháng, năm và tên tàu bốc hàng? OBN trong tất cả TH phải chỉ ra ngày, tháng, năm, tên tàu bốc hàng, tên cảng bốc hàng? 110

Tình huống Cho các dữ liệu sau: - L/C cấm giao hàng từng phần. - Ngày giao hàng chậm nhất 15 tháng 2 năm 2016. - Điều kiện cơ sở giao hàng FOB. - Các yếu tố khác tuân thủ yêu cầu của L/C. Xác định B/L trong số các B/L sau phù hợp với L/C: a/ B/L in sẵn "Shipped On Board" ghi ngày phát hành 15/2/2016 và không có ghi chú gì. b/ B/L in sẵn "Shipped On Board", ghi ngày phát hành 17/2/2016 và ghi chú "On Board" ngày 13/2/2016. 111

c/ B/L in sẵn "Shipped On Board", ghi ngày phát hành 13/2/2016 và ghi chú "On Board" ngày 17/2/2016. d/ B/L in sẵn "Shipped On Board", ghi ngày phát hành 13/2/2016

và ghi chú "On Board" ngày 14/2/2016. e/ B/L in sẵn "Received for Shipment" và không có ghi chú gì thêm.

f/ B/L in sẵn "Received for Shipment", ghi ngày phát hành 14/2/2016 và ghi chú "On Board" ngày 13/2/2016. g/ B/L in sẵn "Received for Shipment", ghi ngày phát hành

17/2/2016 và ghi chú "On Board" ngày 14/2/2016. h/ B/L in sẵn "Received for Shipment", ghi ngày phát hành 14/2/2016 và ghi chú "On Board" ngày 17/2/2016. 112

CÂU HỎI THẢO LUẬN Tình huống:Theo quy định khi phát hành L/C, ngày xếp hàng lên tàu muộn nhất là 15/8. Tuy nhiên đến tận ngày 20/8, người gửi hàng mới giao hàng cho người chuyên chở.Người chuyên chở phát hành vận đơn ghi ngày “on board” là 20/8, người XK sẽ không được ngân hàng phát hành L/C chấp nhận thanh toán do giao hàng muộn. Vậy, người chuyên chở có thể phát hành B/L ghi ngày “on board” là ngày 15/8 được không? 113

CÂU HỎI THẢO LUẬN Một hợp đồng mua bán hàng theo điều kiện CFR, thanh toán bằng LC với quy định ngày giao hàng chậm nhất cho phép là vào ngày 31/07/2012. người bán đã giao hàng lên tàu vào ngày 10/08/2012 nhưng đã thông đồng với người chuyên chở ghi lùi ngày giao hàng trên BL là vào ngày 31/07/2012. Do đó, người bán vẫn lập và xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ và vẫn được ngân hàng thanh toán tiền. Hàng đã đến cảng chậm 10 ngày so với dự kiến của người mua. Do vậy, người mua đã lỡ cơ hội trong kinh doanh và phải nộp tiền phạt chậm giao hàng cho khách hàng ở trong nước. Trong tình huống này người mua cần phải làm gì để ngăn ngừa rủi ro này có thể tái diễn trong tương lai? 114

e/ Phân loại B/L e1/ Căn cứ vào việc bốc hàng lên tàu - Received for shipment B/L - Shipped on board B/L

115

e2/ Căn cứ vào phê chú trên B/L - Clean B/L: không có phê chú xấu về hàng hóa và bao bì hàng hóa của người chuyên chở - Unclean B/L

116

Các TH ghi chú trên B/L không làm mất đi tính hoàn hảo của B/L -

-

-

“Shippers load, count and seal” - người gửi hàng bốc, đếm, niêm phong kẹp chì “Quantity, quality, content unknown” - không biết về số lượng, phẩm chất, nội dung bên trong “Re-used packing, second-hand box” - bao bì dùng lại, thùng cũ

117

e3/ Căn cứ vào tính lưu thông của B/L - Straight B/L - Bearer B/L - Order B/L

118

Ký hËu B/L Là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá ghi trên B/L từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác Các cách ký hậu B/L - Ký hậu đích danh Delivery to ABC company (signed) Mr. B 119

- Ký hËu v« danh Delivery to the bearer B/L (signed) Mr. B

- Ký hËu theo lÖnh Delivery to the order of ABC company (signed) Mr. B 120

Case 1 Consignee:

Consignee Consignee to Consignee : Order: order of: to the Order Vietcombank of ABC company

Consignee or order: XYZ company

Yêu cầu: Hãy chuyển các B/L trên thành B/L đích danh công ty XYZ là người nhận hàng?

121

Case 2 Consignee:

Consignee Consignee to Consignee : Order: order of: to the Order Vietcombank of ABC company

Consignee or order: XYZ company

Yêu cầu: Hãy chuyển các B/L trên thành B/L theo lệnh công ty XYZ ?

122

e4/ Căn cứ vào phương thức thuê tàu - Conline B/L - Congen B/L (To be used with charter party) e5/ Căn cứ vào hành trình chuyên chở - Direct B/L - Throught B/L 123

Case 1

B/L?

Pre- carrier

Place of receipt

Vessel/voyage No Van Xuan/VN310

Port of loading

Vessel/voyage No Happy/UK311

Port of transhipment Kobe port

Hai phong port

Port of dicharge Roctexdam port

Shipped on board M/V Van Xuan At Hai Phong port Date 10 March 2010

124

Case 2

B/L?

Pre- carrier

Place of receipt

Vessel/voyage No Van Xuan/VN310

Port of loading Hai phong port Port of transhipment Port of dicharge Roctexdam port

Shipped on board M/V Van Xuan Date 10 March 2010 125

Bài tập về nhà tuần 4 



1.Sưu tầm mẫu Forwarder’s B/L, Surrendered B/L, Master B/L và House B/L, Switch B/L (đánh máy lại có ghi chú rõ ràng từng nội dung) 2. Nêu rõ cách sử dụng từng loại

126

Sea waybill Giấy gửi hàng đường biển L/C yêu cầu: „Vận đơn đường biển không chuyển nhượng ...“ (non-negotiable sea waybill). Người hưởng xuất trình bản copy của Sea bill of lading có được chấp nhận hay không?

127

128

Câu hỏi - Sử dụng Bill of Lading có hạn chế gì? - Lý do ra đời Seaway Bill?

129

Sử dụng Sea waybill trong giao nhận hàng hóa Giao hàng Người gửi hàng Shipper

Người chuyên chở Carrier

Sea waybill Bản fax Seaway bill

Xuất trình giấy tờ CM mình là người nhận hàng

Người nhận hàng Consignee 130

Câu hỏi thảo luận 1/ So sánh Seaway bill và Bill of lading?

131

g/ Nguồn luật điều chỉnh B/L 2 hệ thống luật điều chỉnh Thứ nhất là: - Công ước quốc tế thống nhất 1 số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25/8/1924 - Nghị định thư sửa đổi công ước Brussels 1924 được ký tại Visby ngày 23/2/1968 - Nghị định thư SDR ký ngày 21/12/1979 Thứ hai là: - Công ước LHQ về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, ký ngày 31/3/1978 tại Hamburg, có hiệu lực từ ngày 1/1/1999

132

Nội dung 2 hệ thống công ước Nội dung (1)

Công ước Brussels 1924 và các NĐT sửa đổi (2)

TN của người - Cung cấp con tàu đủ khả năng đi biển chuyên chở - Bảo quản, chăm sóc hàng hoá trong hành trình - Cấp B/L cho người gửi hàng

Công ước Hamburg 1978 (3) Không quy định

Cơ sở trách nhiệm

Mất mát, hư hỏng trong thời hạn trách Mất mát, hư hỏng, giao chậm nhiệm trong thời hạn trách nhiệm

Thời hạn TN

Kể từ khi hàng được xếp lên tàu tại Kể từ khi người chuyên chở nhận cảng đi đến khi hàng hoá được dỡ khỏi hàng để chở tại cảng xếp cho đến tàu tại cảng đến khi giao hàng tại cảng dỡ 133

Những TH miễn trách nhiệm cho người chuyên chở

17 trường hợp (xem giáo trình)

Giới hạn trách nhiệm -1924: 100 GBP/1 đơn vị hoặc 1 - Đối với hàng hoá kiện hàng hoá thông thường -1968: +10.000 FRF vàng/ 1 kiện hàng hoặc 1 đơn vị hàng hoá +30 FRF vàng/1kg hàng -1979:+ 666,67 SDR/ 1 kiện hàng hoặc 1 đơn vị hàng hoá + 2 SDR/ 1 kg hàng hoá - Đối với hàng hoá Có kê khai số kiện, bao, gói hàng đóng trong container hoá trên B/L thì mỗi kiện, bao, gói được tính là 1 kiện hoặc 1 đ.v hàng hoá Không kê khai số kiện, bao,gói trên B/L thì tất cả hàng hoá trong container được tính là 1 kiên hoặc 1 đ.v hàng hoá

- Khi người chuyên chở CM không có lỗi đối với tổn thất của hàng hóa - Cháy

- 835 SDR/ 1 kiện hàng hoặc 1 đơn vị hàng hoá - 2,5 SDR/ 1 kg hàng hoá - Đối với hàng giao chậm: 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm

Giống như (2)

134

(1)

(2)

(3)

TN chứng minh tổn thất

Người chủ hàng

Người chuyên chở

Thời hạn thông báo tổn thất Hàng hóa tổn thất rõ Trước và vào lúc giao hàng rệt cho người nhận Hàng hoá tổn thất không rõ rệt Giao hàng chậm

Thời hạn khiếu nại

Không muộn hơn ngày làm việc sau ngày giao hàng cho người nhận

3 ngày kể từ ngày giao hàng cho người nhận

15 ngày liên tục kể từ ngày giao hàng cho người nhận Trong vòng 60 ngày liên tục sau ngày hàng đáng le phải giao cho người nhận

1924: 1 năm kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày hàng hoá đáng lẽ phải giao 1968: 1 năm nhưng các bên có thể thoả thuận thêm

2 năm kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày hàng hoá đáng lẽ phải giao, các bên có thể thoả thuận thêm 135

Tình huống Một lô chuối tươi được xếp vào container lạnh của tàu chở đi Singapore. Hàng đóng bao bì tốt, thuyền trưởng cấp B/L hoàn hảo. Khi đến Singapore dỡ hàng thì chuối bị thối hỏng. Người nhận hàng khiếu nại đòi bồi thường, nhưng người chuyên chở khước từ với lý do là tổn thất xảy ra do thiếu sót của sĩ quan phụ trách điện trên tàu. Anh ta cho rằng đây là lỗi quản trị tàu và như vậy theo quy tắc Hague, anh ta không có trách nhiệm. Quan điểm của bạn? 136

III/ PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN 1/ KHÁI NIỆM

a/ Tàu chuyến Tàu chuyến là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hoá không theo một lịch trình định trước, không chạy theo một tuyến đường nhất định, không ghé qua các cảng nhất định

137

5 – Hợp đồng thuê tàu chuyến – Voyage charter of Party (C/P) 





Văn bản cam kết giữa người đi thuê tàu và người cho thuê tàu Văn bản điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chở Thường ký hợp đồng thông qua đại lý hoặc môi giới 138

b/ Phương thức thuê tàu chuyến Là phương thức thuê tàu trong đó người chủ tàu cho người chủ hàng thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở một khối lượng hàng hoá nhất định giữa 2 hay nhiều cảng khác nhau và được hưởng tiền cước thuê tàu do 2 bên thoả thuận Mối quan hệ giữa người chuyên chở và người thuê tàu được điều chỉnh bằng Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter of Party – C/P) 139

2. TRÌNH TỰ THUÊ TÀU

Cargo owner (4)

(1)

(6) (5)

Carrier (2)

(3)

Ship broker 140

Chú thích sơ đồ Bưước 1: C/O yêu cầu S/B tìm cho mình con tàu phù hợp để chuyên chở hàng hoá Bưước 2: S/B tiến hành hỏi tàu Bưước 3: S/B đàm phán với Carrier về các điều khoản của Hợp đồng thuê tàu Bưước 4: S/B thông báo kết quả đàm phán với C/O Bưước 5: C/O và Carrier ký kết hợp đồng thuê tàu Bưước 6: Thực hiện hợp đồng thuê tàu: C/O giao hàng, Carrier cấp vận đơn 141

Câu hỏi 1.

2.

3.

Phân tích ưu nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến? So sánh phương thức thuê tàu chuyến và phương thức thuê tàu chợ? Cơ sở quyết định lựa chọn phương thức thuê tàu? Trường hợp nào áp dụng phương thức thuê tàu chuyến? 142

3/ Quy trình cấp chứng từ vận tải theo phương thức thuê tàu chuyến TH1: Giao hàng lấy Congen bill Giao hàng Người gửi hàng Shipper

Người chuyên chở Carrier

Congen bill

Văn bản pháp lý điều chỉnh: Charter of party 143

3/ Quy trình cấp chứng từ vận tải theo phương thức thuê tàu chuyến TH2: Giao hàng lấy Conline bill Giao hàng Người gửi hàng Shipper

Người chuyên chở Carrier

Conline bill

Văn bản pháp lý điều chỉnh: - Charter of party - Conline bill 144

Câu hỏi 1. 2. 3.

Quy định về Congenbill theo UCP 600? So sánh Conlinebill và Congenbill? Trường hợp áp dụng Conlinebill trong thuê tàu chuyến?

145

Câu hỏi thảo luận 1. Nếu một L/C cho phép xuất trình một congen bill thì ngân hàng có phải kiểm tra Hợp đồng thuê tầu đính kèm không? 2. Vinafood xuất khẩu 50.000 tấn gạo sang Singapore theo điều kiện CIF (Incoterms 2010), Vinafood nên thuê tàu gì để vận chuyển, B/L sử dụng là loại gì? 3. Polyco Vietnam nhập khẩu 5 container linh kiện máy tính từ Hà Lan theo điều kiện FCA (Incoterms 2010), Polyco nên thuê tàu gì, B/L sử dụng? 146

4/ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN (Voyage Charter of Party – C/P) a/ Khái niệm C/P là hợp đồng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người thuê tàu. Trong đó người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hoá từ 1 hay nhiều cảng này và giao hàng cho người nhận ở nhiều cảng khác, người thuê tàu cam kết trả cước phí thuê tàu như hai bên thoả thuận. 147

4 – Hợp đồng thuê tàu chuyến – Voyage charter of Party (C/P) 





Văn bản cam kết giữa người đi thuê tàu và người cho thuê tàu Văn bản điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chở Thường ký hợp đồng thông qua đại lý hoặc môi giới 148

Mối quan hệ giữa C/P và B/L C/P là cơ sở pháp lý Độc lập nhau điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê Điều chỉnh quan hệ giữa tàu và chủ thể pháp lý khác nhau người chuyên chở

B/L là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người nắm giữ vận đơn hợp pháp (người nhận hàng) và người chuyên chở. 149

Xu hướng trên thế giới: Thống nhất nội dung hợp đồng trên phạm vi thế giới Đơn giản hóa nội dung hợp đồng Khoảng 60 mẫu C/P chia ra làm 2 nhóm: - Nhóm C/P áp dụng đối với những hàng hoá mang tính chất tổng hợp (General Cargo): Gencon 1994, Nuvoy 1964, Scancon 1956.. - Nhóm C/P áp dụng đối với những hàng hoá mang tính chất chuyên dụng: Sovcoal 1962, Cemenco 1992, Cubasugar, Russwool.. 150

b/ Nội dung chủ yếu của C/P (1) Quy định về tàu và thời gian tàu đến cảng xếp hàng

 Quy định về tàu - Tên tàu - Quốc tịch tàu - Năm đóng con tàu - Cảng đăng ký - Tàu treo cờ nưước nào - Cấp hạng tàu - Các yếu tố kỹ thuật của con tàu: trọng tải, dung tích, mớn nước, chiều dài, chiều rộng..

151

 Thời gian tàu đến cảng xếp hàng (Laydays) Laydays là thời gian mà tàu phải đến cảng và sẵn sàng xếp hàng Các cách quy định Laydays - Vào 1 ngày cụ thể - Trong một khoảng thời gian Tàu đến cảng và sẵn sàng xếp hàng khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau đây - Tàu đã đến vùng thương mại của cảng - Tàu đã sẵn sàng xếp dỡ về mọi mặt - Tàu đã trao thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR) cho người thuê tàu 152

(2) Quy ®Þnh vÒ hµng ho¸ - Tên hàng - Loại bao bì - Ký mã hiệu - Trọng lượng, số lượng, thể tích (ghi tỷ lệ dung sai) - Những lưu ý về hàng hoá trong quá trình vận chuyển (nếu có) - Tính chất nguy hiểm của hàng hoá (nếu có)

153

(3) Quy ®Þnh vÒ c¶ng xÕp hµng, c¶ng dì hµng - Tên cảng xếp hàng - Tên cảng dỡ hàng - Tên cầu cảng cụ thể (nếu có)

Lưu ý: - Một hay nhiều cảng xếp hàng - Một hay nhiêu cảng dỡ hàng - Cảng, cầu cảng phải an toàn

VD: One safe berth/ port at Haiphong, VietNam 154

(4) Quy ®Þnh vÒ chi phÝ xÕp dì hµng ho¸ Quy ®Þnh, ph©n chia chi phi xÕp hµng lªn tµu t¹i c¶ng ®i vµ dì hµng khái tµu t¹i c¶ng ®Õn Ph©n chia như sau: A B C D E I S(T) f O Fliner = f + I + O + S(T)

155

- Điều kiện miễn xếp: FI - Free In Cước FI = đoạn BE = f + O + S(T) - Điều kiện miễn xếp, miễn sắp đặt (san cào): FIS - Free In and Stowed; FIT - Free In and Trimmed Cước FIS (FIT) = đoạn CE = f + O - Điều kiện miễn dỡ: FO - Free Out - Điều kiện miễn dỡ, miễn sắp đặt (san cào): FOS, FOT - Điều kiện miễn xếp, miễn dỡ, miễn sắp đặt (san cào): FIOS(T): Free In,Out and Stowed (Trimmed) Cưước FIOS(T) = đoạn CD = f - Điều kiện tàu chợ: Liner term

156

Câu hỏi 1/ Giao hàng theo điều kiện FOB (Incoterms 2010) thì quy định cước phí tàu chuyến như thế nào? 2/ Giao hàng theo điều kiện CIF, CFR (Incoterms 2010) thì quy định cước phí tàu chuyến như thế nào? 3/ Giao hàng bằng container thì nên quy định cước phí tàu chuyến như thế nào? 157

(5)Quy định về cước phí và thanh toán cước phí  Quy định về cước phí - Mức cước + Đơn vị tính cước + Đồng tiền tính cước + Cách tính cước: ghi kèm với chi phí xếp dỡ Ví dụ: Cước phí vận chuyển 1 tấn gạo 18 USD/1MT FI Hoặc 17 USD/1MT FIS - Số lượng hàng hoá tính cước + Căn cứ vào số lượng hàng hoá tại cảng đi + Căn cứ vào số lượng hàng hoá tại cảng đến

158

 Quy định về thanh toán cước phí - Cước trả trước: Freight prepaid + Khi hàng hoá chưa được xếp lên tàu + Khi hàng hoá đang được xếp lên tàu + Khi hàng hoá đã xếp xong lên tàu - Cước trả sau: Freight to collect + Khi hàng hoá chưa được dỡ khỏi tàu + Khi hàng hoá đang được dỡ khỏi tàu + Khi hàng hoá đã được dỡ xong - Cước thanh toán tứng phần 159

(6)Quy định về thời gian làm hàng và thưởng phạt xếp dỡ  Quy định về thời gian làm hàng (thời gian xếp dỡ hàng hoá) Cách 1: Quy định một số ngày cụ thể cho việc xếp hàng, dỡ hàng hoặc cả xếp và dỡ + Days: ngày liên tục theo lịch + Working days: ngày làm việc không tính ngày lễ và ngày nghỉ + Working days of 24 hours: làm việc đủ 24h được tính là 1 ngày + Working days of 24 consecutive hours: ngày làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm đủ 24h + Weather working days: ngày làm việc đẹp trời 160

Mét sè thuËt ng÷ chØ ngµy xÕp dì hµng ho¸ - WWD,S.H.EX.U.U: Weather Working days of 24 hours sundays holidays excepted, unless used

- WWD,S.H.EX.E.U: Weather Working days of 24 hours sundays holidays excepted, even used - WWD,S.H.E.X: Weather Working days of 24 hours sundays holidays excepted 161

- Quy định mức xếp dỡ hàng hoá + Quy định mức xếp dỡ cho toàn bộ con tàu trong 1 ngày VD: 2000 MT per weather working days of 24 consecutive hours, sundays holidays excepted, even used + Quy định mức xếp dỡ theo tập quán 162

 Quy định về thưởng phạt xếp dỡ - Phạt xếp dỡ: quy định một số tiền nhất định cho 1 ngày bị phạt Quy tắc phạt là “Khi đã bị phạt thì luôn luôn bị phạt” - Thưởng xếp dỡ: thường quy định chỉ bằng 1/2 mức phạt 163

Ngày liên tục theo lịch - days Ví dụ: 5 ngày liên tục theo lịch – 5 days (tính từ ngày 29/4) CN

T2

T3

T4

T5

T6

T7

26

27

28

29

30

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

164

Ngày làm việc không tính ngày lễ & ngày nghỉ- working days Ví dụ: 5 ngày làm việc không tính ngày lễ và ngày nghỉ - 5 working days (tính từ ngày 29/4) CN

T2

T3

T4

T5

T6

T7

26

27

28

29

30

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

165

Ngày làm việc 24 giờ - working days of 24 hours Ví dụ: 5 ngày làm việc 24 h - 5 working days of 24h (tính từ ngày 29/4 mỗi ngày làm 8h)) CN

T2

T3

T4

T5

T6

T7

26

27

28

29

30

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

166

Ngày làm việc 24 giờ liên tục – working days of 24 consecutive hours Ví dụ: tính từ ngày 29/4, ngày 4/5 chỉ làm 10h, ngày 5/5 làm 2h, thời gian làm hàng vẫn tính 5 ngày CN

T2

T3

T4

T5

T6

T7

26

27

28

29

30

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

167

Ngày làm việc thời tiết tốt – weather working days Ví dụ: 5 ngày làm việc thời tiết tốt – 5 weather working days (tính từ ngày 29/4, ngày 4/5 trời mưa cả ngày không làm việc CN

T2

T3

T4

T5

T6

T7

26

27

28

29

30

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

168

Một số thuật ngữ chỉ ngày xếp dỡ hàng hóa 







WWD, S.H.EX.U.U: Weather Working days of 24 hours, Sundays Holidays Excepted, Unless Used WWD, S.H.EX: Weather Working days of 24 hours Sundays holidays excepted WWD, S.H.EX.E.U: Weather Working days of 24 hours Sundays holidays EXcepted, Even Used WWD, S.H.Inc: Weather Working days of 24 Consecutive Hours, Sunday and Holidays Included. 169

6.Quy định về thời gian làm hàng và thưởng phạt xếp dỡ Cách 2: Quy định mức xếp dỡ hàng hóa  Xếp dỡ theo tập quán: According to Custom of port, As Customary, with all Despatch, Customary Quick Despatch…  Quy định mức xếp dỡ cho toàn bộ con tàu trong ngày. Đặc biệt áp dụng cho hàng rời: Cargo to be loaded and discharged at the Rate of 2000 MT per weather working days of 24 consecutive hours, Sunday holidays excepted, even used. (2000 MT per WWD, SH.EX.E.U) Thời gian cho phép có thể tính quy định riêng cho xếp hàng, cho dỡ hàng (tính thưởng phạt riêng) hoặc quy định chung cả xếp và dỡ hàng. 

170

6.Quy định về thời gian làm hàng và thưởng phạt xếp dỡ Mốc tính thời gian làm hàng được quy định phụ thuộc vào Notice of Readiness Hợp đồng mẫu GENCON: “Thời gian cho phép dỡ/ bắt đầu dỡ tính từ 13h nếu NOR được trao và chấp nhận trước hoặc đúng 12h trưa cùng ngày và được tính từ 6h sáng của ngày làm việc hôm sau nếu NOR được trao và chấp nhận vào giờ làm việc của buổi hôm trước 171

6. Quy định về thời gian làm hàng và thưởng phạt xếp dỡ 



Quy định rõ trong hợp đồng xem có bị tính thời gian tàu chờ ở bến đậu (Time lost in berth), tàu chưa làm xong thủ tục, tàu chưa vào cầu…. Vào thời gian làm hàng hay không Chủ tàu thường hay quy định có lợi cho họ bằng cách cho thêm “W”    



WIPON: Whether in Port or Not WIBON: Whether in Berth or Not WIFON: whether in Free patique or not WICON: whether in customs cleared or not

Quy định khoảng thời gian không tính vào thời gian làm hàng

172

6 Quy định về thời gian làm hàng và thưởng phạt xếp dỡ 

-

-

-

Quy định về thưởng phạt xếp dỡ (Despatch/ Demurrage) Phạt xếp dỡ: quy dịnh một số tiền nhất định cho 1 ngày bị phạt Quy tắc phạt là: “khi đã bị phạt thì luôn luôn bị phạt” (Once on Demurrage, Always on Demurrage) Thưởng xếp dỡ: thường quy định chỉ bằng ½ mức phạt Quy định thời gian thanh toán tiền thưởng/ phạt tính từ ngày thuyền trưởng ký Statements of Facts và đơn vị tiền thưởng/ phạt 173

Cách tính thưởng phạt xếp dỡ 



 

Nghiên cứu C/P để xem thời gian xếp dỡ hay mức xếp dỡ là bao nhiêu, mốc thời gian tính bắt đầu từ lúc nào Căn cứ vào Statement of Facts để tính toán thời gian thực tế xếp dỡ Tính xem bao nhiêu ngày được thưởng Tính ra số tiền thưởng, phạt 174

Câu hỏi thảo luận 1.

2.

Tại sao trong thuê tàu chuyến thì quy định về thưởng phạt xếp dỡ còn trong thuê tàu chợ thì không? So sánh vận đơn đường biển và hợp đồng thuê tàu chuyến?

175

Bài tập về nhà tuần 5 1/ Sưu tầm và đánh máy lại mẫu Shipped on board B/L, Received for shipment B/L, có thích từng nội dung của B/L 2/ Vận đơn đường biển quy định trong UCP600 và ISBP 745? 3/ Những điểm cần lưu ý trong việc lập và kiểm tra Vận đơn đường biển trong thanh toán L/C? 176

Yªu cÇu chư¬ng 3  



Các phương pháp gửi hàng bằng container Vận đơn sử dụng trong vận chuyển hàng hóa bằng container: các loại, cách ghi trên vận đơn Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng container

177

Chương 4 CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER

178

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CONTAINER

1. ĐỊNH NGHĨA CONTAINER

-Có hình dáng cố định, bền chắc, có thể được sử dụng nhiều lần -Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hay nhiều phương thức vận chuyển khác nhau. -Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc sắp xếp và thay đổi từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác -Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container -Có dung tích không ít hơn 1mét khối 179

2-Ph©n lo¹i container

a-Căn cứ vào mục đích sử dụng -Container chở hàng bách hoá - Container chuyên dụng -Container chở hàng rời -Container bảo ôn nóng lạnh -Container thùng chứa 180

b-Căn cứ vào kích thước -Container loại 20 feet-1TEU -Container loại 40 feet c-Căn cứ vào vật liệu đóng container -Container làm bằng thép, nhôm (kim loại) -Container làm bằng gỗ -Container làm bằng nhựa 181

182

183

II-HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA VÂN TẢI CONTAINER -Cảng biển: các cảng chuyên phục vụ các tàu container hoặc là các cảng được cải tạo một khu vực để phục vụ chuyên chở container. -Tàu biển: các tàu dùng để chuyên chở container -Các công cụ xếp dỡ container: cần cẩu, xe nâng,máy kéo… -Bãi container -CY(container yard) -Trạm đóng gói hàng lẻ –CFS(container freight station) 184

iII-nghiÖp vô chuyªn chë hµng ho¸ b»ng container 1-Nghiệp vụ xếp hàng vào container Thường do người gửi hàng thực hiện cùng với việc niêm phong, kẹp chì container a-Quy trình xếp hàng: gồm 6 bước b-Yêu cầu đối với việc xếp hàng

185

a-Quy trình xếp hàng Bước 1:Chuẩn bị và phân loại hàng hoá, 4 loại +Hàng thích hợp chuyên chở bằng container +Hàng cần bảo quản trong quá trình chuyên chở, bắt buộc phải chuyên chở bằng container +Hàng có thể chuyên chở bằng container nhưng chi phí đắt +Hàng không thích hợp với chuyên chở bằng container 186

Bước 2: lựa chọn kiểu dáng, chủng loại, số lượng container sao cho phù hợp với hàng hoá của mình. Khi nhận container từ người bán hoặc cho thuê cần lưu ý: -Độ kín, hở của container -Hệ thống cửa, hệ thống khoá có đầy đủ và dễ mở, đóng không -Gỡ bỏ hoặc che phủ ký mã hiệu của hàng hoá trước đó -Vệ sinh container 187

Quy trình kiểm tra container “7 điểm” – 7 point container inspection process

188

Bước 3: Kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa trước khi xếp hàng vào container 189

Bước 4: Xếp hàng vào container, phải tuân thủ quy tắc sau: -Xếp theo đúng ký mã hiệu của hàng hoá đó -Hàng nặng xếp xuống dưới, hàng nhẹ xếp lên trên -Hàng hoá phải được dàn đều, tránh tập trung vào một chỗ -Các chỗ trống trong container phải được chèn lót cẩn thận để tránh va đập,xô lệch hàng hoá. -Trọng lượng của toàn bộ container không được vượt quá tải trọng của nó -Đối với những hàng hoá đặc biệt cần phải được chất xếp đúng quy định 190

Chủ hàng mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng container. sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container.

191

Bước 5: Xếp các container đã chứa hànglên công cụ vận tải.

192

Bước 6: Vận chuyển container ra cảng và giao cho người chuyên chở

193

B-Yêu cầu đối với việc xếp hàng -Phải tận dụng được dung tích và trọng tải của container -Phải tránh được hư hỏng về hàng hoá và container trong quá trình chuyên chở

194

2-PHƯƠNG PHÁP GỬI HÀNG BẰNG CONTAINER a-Gửi hàng nguyên container (Full container load-FCL/FCL), gọi là phương pháp gửi nguyên, giao nguyên, áp dụng khi người gửi hàng có khối lượng hàng hoá đóng đủ 1 hay nhiều container

195

Quy trình gưỉ hàng theo phương pháp FCL/FCL Người gửi hàng: -Phải thuê hoặc mua vỏ container -Vận chuyển vỏ container về kho hàng của mình để tổ chức đóng hàng -Đóng hàng vào container trước sự chứng kiến của hải quan và nộp thuế xuất khẩu -Cơ quan hải quan sẽ thực hiện niêm phong kẹp chì container -Vận chuyển container ra CY để giao cho người chuyên chở -Nhận B/L từ người chuyên chở 196

Người chuyên chở -Nhận container tại CY từ người gửi hàng -Cấp B/L theo yêu cầu của người gửi hàng -Chuyển container ra cảng, xếp hàng lên tàu và vận chuyển đến cảng đến -Tại cảng đến, dỡ container ra khỏi tàu và đưa container về CY giao cho người nhận hàng, đồng thời thu hồi B/L 197

Người nhận hàng -Xuất trình B/L và nhận container từ người chuyên chở tại CY -Vận chuyển container về kho bãi của mình dưới sự áp tải của hải quan -Tại kho bãi sẽ tiến hành dỡ hàng ra khỏi container. Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính thống nhất giữa hàng hoá ghi trên tờ khai hải quan và hàng hoá trong container -Đóng thuế nhập khẩu (tuỳ theo danh mục thuế XNK do bộ thương mại quy định) -Trả vỏ container cho người chuyên chở hoặc các đại lý thu gom 198

b-Gửi hàng lẻ container (Less than container load-LCL/LCL), gọi là phương pháp gửi lẻ giao lẻ, áp dụng khi người gửi hàng có khối lượng hàng hoá đóng không đủ 1 container

199

Quy trình gửi hàng theo phương pháp LCL/LCL Người gửi hàng -Vận chuyển lô hàng lẻ và giao cho người chuyên chở tại CFS -Nhận B/L từ người chuyên chở -Làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá

200

Người chuyên chở -Nhận lô hàng lẻ từ người gửi hàng tại CFS -Cấp B/L theo yêu cầu của người gửi hàng -Tổ chức đóng hàng vào container -Vận chuyển các container có hàng ra cảng xếp lên tàu và vận chuyển tới nơi đến -Tại cảng đến, dỡ container xuống tàu và vận chuyển về CFS - Tại CFS, tiến hành dỡ hàng ra khỏi container và giao cho 201 người nhận hàng

Người nhận hàng -Xuất trình B/L đề nhận hàng từ người chuyên chở -Làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá và nộp thuế nhạp khẩu -Vận chuyển hàng hoá từ CFS về kho hàng của mình 202

c-Phương pháp gửi hàng kết hợp Có 2 phương pháp: -FCL/LCL: áp dụng trong trường hợp 1 người gửi hàng nguyên 1 hay nhiều container nhưng có nhiều người nhận hàng -LCL/FCL: áp dụng trong trường hợp nhiều người gửi hàng nhưng chỉ có một người nhận hàng 203

Lưu ý Phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở - Nguồn luật điều chỉnh - Container B/L - Điều khoản không biết tình trạng hàng đóng trong container - Hàng xếp trên boong - Giới hạn trách nhiệm - Quy tắc giao hàng nên áp dụng -

204

3-CƯỚC PHÍ CONTAINER a-Các yếu tố cấu thành cước phí container -Chi phí trên đoạn đường chính: là các chi phí để vận chuyển hàng hoá đi từ cảng xếp đến cảng dỡ -Chi phí trên đoạn đường phụ: là chi phí để vận chuyển hàng hoá từ CY đến cảng xếp và cảng dỡ đến CY -Chi phí thuê vỏ container -Chi phí xếp dỡ container tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng -Phụ phí khác… 205

b-Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cước container - Độ dài của tuyến đường - Kích cỡ của container -Tính chất của hàng hoá - Đặc điểm của hành trình

206

c-Cách tính cước phí container -Cước tính chung cho mọi hàng hoá - FAK (freight all kind) -Cước chọn container cho từng mặt hàng - CBR (commodity box rate) -Cước tính theo khối lượng container chuyên chở

207

Freight all kinds - FAK 





Cước tính chung cho mọi hàng hóa với trọng lượng riêng khác nhau Đơn giản hóa việc tính cước và báo giá giữa người gửi và người chuyên chở Không phải đau đầu với việc phân loại để tính cước mỗi lần chuyên chở



Ví dụ: Giá cước chuyên chở 1 container loại 20ft từ Hải Phòng tới cảng Kobe là 1500 USD

208

Commodity box rate - CBR 

Ví dụ: Trên tàu có thực phẩm, quần áo, Cước chọn container cho từng dược phầm  Thực phẩm: giá cước chuyên chở 1 mặt hàng





container 20ft từ Hải Phòng đến Kobe là 1500 USD Quần áo: Gía cước chuyên chở 1 container loại 20ft từ Hải Phòng đến Kobe là 1200 USD Dược phẩm: giá cước chuyên chở 1 container loại 20ft từ Hải Phòng đến cảng Kobe là 1700 USD 209

Cước tính theo khối lượng container chuyên chở 

Nếu thuê chuyên chở với khối lượng lớn thì được hưởng mức cước thấp hơn – TVC (Time Volume Contract)



Trong vận chuyển hàng bằng container, chủ tàu giảm cước bằng cách thưởng khuyến khích cho khách hàng tức là khấu trừ một tỷ lệ phần trăm (~1-2,5% ) trên tiền cước phải trả. Đối với khách hàng có khối lượng hàng lớn, chủ tàu thực hiện chiết khấu căn cứ theo hợp đồng định kỳ - số lượng ( Time – volume contract ). Thí dụ : “Trong định kỳ 6 tháng, chủ hàng xếp được 200 TEU đầu tiên sẽ trả số tiền cước là...., nếu xếp vượt quá số lượng nói trên sẽ được giảm giá và trả cước thấp hơn là...”.

210

Câu hỏi thảo luận 1/ Quy trình cấp B/L trong vận chuyển hàng hóa bằng container 2/ Luật điều chỉnh trong vận chuyển hàng hóa bằng container? 3/ Khi sử dụng cotainer để vận chuyển hàng hóa nên sử dụng các điều kiện giao hàng nào?

211

Câu hỏi thảo luận Công ty A xuất khẩu tôm đông lạnh đi Pháp, trong điều kiện không có tàu đi thẳng đến đó. Trong khi L/C quy định cấm chuyển tải, vậy công ty A làm thế nào để có B/L hợp lệ để được thanh toán?

212

Tình huống Công ty xuất khẩu A nhận được 1 L/C yêu cầu “On board B/L”, thời gian xuất trình chứng từ là trong vòng 15 ngày sau ngày B/L. Công ty A giao hàng cho đại lý tàu và nhận được “Received for shipment B/L” vào ngày 24/10/2012 và sau 2 ngày tức ngày 26/10/2012, người chuyên chở ghi trên B/L “shipped on board”. Công ty A xuất trình bộ chứng từ thanh toán vào ngày 10/11/2012. Hỏi chứng từ xuất trình có hợp lệ không?

213

CHƯƠNG 5 GOM HÀNG VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

214

1-DỊCH VỤ GOM HÀNG a-Khái niệm Gom hàng là việc tập hợp những lo hàng lẻ của nhiều người gửi hàng ở cùng một nơi đi thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho người nhận ở nơi đến

215

b-Lợi ích +Chủ hàng -Sẽ phải trả mức cước phí thấp hơn so với mức cước phí gửi hàng lẻ -Thuận lợi hơn trong việc giao nhận hàng hoá -Cung cấp dịch vụ trọn gói cho người gửi hàng

216

+Người chuyên chở -Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc đóng gói lô hàng lẻ và họ sẽ chỉ tập trung vào nghiệp vụ chuyên chở hàng hoá -Tận dụng được tối da khả năng chuyên chở nhờ người gom hàng đã đóng đầy hàng hoá vào các container -Người chuyên chở thường thu hồi được đầy đủ tiền cước vì thu từ người gom hàng. 217

+Người gom hàng: -Thu lợi nhuận từ dịch vụ này -Được hưởng giá cước ưu đãi của người chuyên chở

218

2/VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ I-Những vấn đề cơ bản về VTĐPT quốc tế 1-Khái niệm VTĐPT quốc tế là phương thức chuyên chở trong đó hàng hoá được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận chuyển khác nhau, với 1 chứng từ vận tải, 1 người chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển, từ một địa điểm nhận hàng ở nước này, đến một địa điểm giao hàng ở nước khác 219

Mét sè vÊn ®Ò cÇn lµm râ -VTĐPT quốc tế phải có sự tham gia của ít nhất 2 phương thức vận tải -VTĐPT quốc tế khác với chuyển tải -Chỉ sử dụng duy nhất một chứng từ vận tải trong suốt hành trình-chứng từ VTĐPT hay vận đơn VTĐPT -Người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình là người kinh doanh vận tải đa phương thứcMTO(Multimodel Transport Operator) -Chỉ sử dụng chế độ trách nhiệm (quy tắc, luật lệ) duy nhất cho mọi loại hình vận tải 220

2-Các loại hình VTĐPTQT a-Vận tải đường biển/đường không b-Vận tải đường biển/đường bộ c-Vận tải đường bộ (ô tô) và vận tải xe lửa d-Cầu lục địa

221

D- Land Bridge - North American Land Bridge: the most efficient and popular land bridge 222

D- Land Bridge - North American Land Bridge: the most efficient and popular land bridge 223

D- Land Bridge Landbridges all over the world 224

3-Các nguồn luật điều chỉnh VTĐPT quốc tế a-Công ước về VTĐPTQT do Liên Hợp Quốc ban hành vào ngày 24/05/1980 tại GiơnevơThuỵ Sỹ. Công ước này hiện nay vẫn chưa có hiệu lực vì chưa đủ thanh viên gia nhập b-Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ VTĐPT, số 481 và có hiệu lực từ 01/01/1992 225

II-TỔ CHỨC KINH DOANH VTĐPTQT 1-Khái niệm người kinh doanh VTĐPT ( MTO Multimodal Transport Operator ) MTO là bất kỳ người nào ký kết hợp đồng VTĐPT và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như một bên chuyên chở -MTO là trung gian giữa người thuê phương tiện vận tải với người chuyên chở -MTO là người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong toàn bộ hành trình trước chủ hàng với tư cách là người chuyên chở 226

2/ CÁC HÌNH THỨC MTO -MTO có tàu (Vessel Operating Multimodal Transport Operators - VO – MTOs): là những người kinh chuyên chở hàng hoá bằng đường biển kết hợp với kinh doanh VTĐPT -MTO không có tàu (Non-Vessel Operating Multimodal Transport Operator - NVO - MTOs)

227

MTO không có tàu bao gồm -MTO sở hữu 1 phương thức vận tải khác không phải là tàu biển -MTO làm các dịch vụ có liên quan đến vận tải biển -MTO không sở hữu bất kỳ một phương tiện vận tải nào mà chỉ thuần tuý làm công tác giao nhận hàng hoá 228

3-Tr¸ch nhiÖm MTO A-Thời hạn trách nhiệm (theo cả công ước và bản quy tắc) MTO sẽ có trách nhiệm đối với hàng hoá kể từ khi nhận hàng từ người gửi hàng và kết thúc trách nhiệm khi giao hàng cho người nhận hàng

229

B-Cơ sở trách nhiệm (theo cả công ước và bản quy tắc): - Đối với hàng hoá mất mát - Đối với hàng hoá hư hỏng - Đối với hàng hoá giao chậm

230

C-Giới hạn trách nhiệm +Đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá (có sự khác nhau giữa công ước và bản quy tắc) : -Công ước: 920SDR cho mỗi kiện hay đơn vị tính hoặc 2,75SDR cho mỗi kg hàng hoá kể cả bao bì -Bản quy tắc: 666,67SDR cho mỗi kiện hay đơn vị tính hoặc 2SDR cho mỗi kg hàng hoá kể cả bao bì +Đối với giao chậm: 2,5 lần tiền cước hàng giao chậm (không có sự khác nhau giữa công ước và bản quy tắc) 231

4-Th«ng b¸o tæn thÊt vµ khiÕu n¹i ®èi víi MTO A-Thông báo tổn thất: (không có sự khác nhau giữa công ước và bản quy tắc) -Đối với tổn thất rõ rệt: gửi thông báo tới MTO bằng văn bản không muộn hơn ngày làm việc sau ngày giao hàng -Đối với tổn thất không rõ rệt:gửi thông báo tới MTO bằng văn bản trong vòng 6 ngày làm việc liên tục sau ngày giao hàng -Đối với hàng giao chậm: gửi thông báo tới MTO bằng văn bản trong vòng 60 ngày làm việc liên tục sau ngày giao hàng 232

B-Khiếu nại -Theo công ước: thời gian khiếu nại là trong vòng 6 tháng kể từ ngày giao hàng -Theo bản quy tắc: thời gian khiếu nại là trong vòng 9 tháng kể từ ngày giao hàng (Thời gian giải quyết khiếu nại là 2 năm)

233

5-Chøng tõ VT§PT A-Khái niệm: là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng VTĐPT, cho việc nhận hàng để chở của MTO và cho việc cam kết của MTO giao hàng phù hợp với các điều kiện và điều khoản của hợp đồng B-Chức năng: giống như vận đơn đường biển

234

C-Nội dung của chứng từ VTĐPT: (không căn cứ vào tiêu đề mà phải căn cứ vào nội dung) tương tự như vận đơn đường biển, chỉ khác ở ghi chú về điểm đi, điểm đến

235

Tiêu đề: - Combined transport B/L - FIATA Multimodal transport B/L - Container Bill of lading - Bill of lading for combined transport or port to port shipment - Liner Bill of lading ……. 236

Pre- carrier: By truck 29A2345

Place of receipt: LaoCai

Port of loading: HaiPhong port

Port of discharge: Kobe port

Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of delivery: Tokyo

237

Pre- carrier:

Place of receipt: LaoCai

Port of loading: HaiPhong port

Port of discharge: Kobe port

Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of delivery: Tokyo

238

Pre- carrier:

Place of receipt: LaoCai

Port of loading: HaiPhong port

Port of discharge: Kobe port

Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of delivery:

239

Pre- carrier:

Place of receipt:

Port of loading: HaiPhong port

Port of discharge: Kobe port

Vessel and Voy.No VanLang M/V

Place of delivery: Tokyo

240

Câu hỏi L/C quy định: - Place of receipt: HaNoi - Port of loading: QuangNinh port - Port of dischage: HongKong port - Place of destination: BacKinh - Xuất trình chứng từ vận tải Hỏi chứng từ vận tải này kiểm tra theo điều nào, UCP 600? 241

Điều 19 UCP 600 – Quy định về chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau

242

D-CÁC CHỨNG TỪ VTĐPT THƯỜNG DÙNG -FIATA Negotiable Multimodel Transport Bill of Lading: là vận đơn đi suốt do Hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA soạn thảo dùng cho các nhà giao nhận quốc tế, đóng vai trò là MTO trong VTĐPT -Bill of Lading for Combined Transfort Shipment or Port to Port Shipment; do các hãng tàu phát hành, vừa dùng cho vận tải đường biển và vận tải đa phương thức, loại này được sử dụng phổ biến hơn. 243

Câu hỏi thảo luận 1/ Quy định của UCP 600 về chứng từ vận tải đa phương thức? 2/ So sách vận đơn đường biển và vận đơn vận tải đa phương thức?

244

Bài tập về nhà tuần 6 



1. Sơ đồ hóa quy trình giao hàng, lấy chứng từ vận tải trong trường hợp giao nguyên, nhận nguyên; giao lẻ nhận lẻ; giao nguyên , nhận lẻ và giao lẻ nhận nguyên container (Vẽ sơ đồ, chú thích từng bước) 2. Pháp luận trong kinh doanh vận tải đa phương thức tại việt nam? Điều kiện được kinh doanh VTĐPT ở VN? Chứng từ VTĐPT (sưu tầm, đánh máy lại và chú thích từng nội dung? 245

CHƯƠNG 6. BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1. KHÁI NIỆM BẢO HIỂM Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó bằng cách nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm 246

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ TRONG KHÁI NIỆM

 Chủ thể tham gia vào hoạt động bảo hiểm - Người bảo hiểm (insurer, underwriter) - Người được bảo hiểm (insured)  Đối tượng bảo hiểm (lợi ích được bảo hiểm) - Con người - Tài sản - Trách nhiệm đối với bên thứ 3  Rủi ro được bảo hiểm  Phí bảo hiểm

247

2/ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM - Bảo hiểm một rủi ro, chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn - Nguyên tắc trung thực tuyệt đối - Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm - Nguyên tắc bồi thường - Nguyên tắc thế quyền

248

3/ PHÂN LOẠI BẢO HIỂM  Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm thương mại  Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm - Bảo hiểm nhân thọ - Bảo hiểm phi nhân thọ  Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm - Bảo hiểm tài sản - Bảo hiểm trách nhiệm - Bảo hiểm con người

249

II/ RỦI RO TRONG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1/ PHÂN LOẠI RỦI RO THEO NGUYÊN NHÂN - Thiên tai: hiện tượng thiên nhiên mà con người không chi phối được - Tai hoạ trên biển là những sự kiện bất ngờ xảy ra với tàu trên biển - Những tai nạn bất ngờ khác xảy ra trong quá trình xếp dỡ, giao nhận, lưu kho bãi… - Rủi ro xảy ra do các hiện tượng chính trị, xã hội - Rủi ro xảy ra do bản chất đặc biệt của hàng hoá 250

2/ PHÂN LOẠI RỦI RO THEO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

- Rủi ro thông thường được bảo hiểm + Nhóm 1: gồm 4 loại rủi ro chính: mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va + Nhóm 2: các rủi ro thông thường khác

- Rủi ro loại trừ công

+ Loại trừ riêng: rủi ro chiến tranh, rủi ro đình

+ Loại trừ chung: rủi ro không được bảo hiểm 251 trong mọi trường hợp

III/ TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1/ CĂN CỨ VÀO MỨC ĐỘ CỦA TỔN THẤT a/ Tổn thất bộ phận Là sự mất mát hoặc giảm bớt một phần giá trị hay giá trị sử dụng của hàng hoá Bao gồm các dạng: - Giảm 1 phần số lượng - Giảm 1 phần trọng lượng - Giảm 1 phần thể tích - Giảm 1 phần giá trị hay giá trị sử dụng

252

b/ Tổn thất toàn bộ Là sự mất mát, hư hại toàn bộ giá trị hay giá trị sử dụng của một lô hàng hoá thuộc một HĐ bảo hiểm Tổn thất toàn bộ bao gồm 2 loại - TT toàn bộ thực tế - TT toàn bộ ước tính: gồm 2 loại + TT toàn bộ thực tế xảy ra không thể tránh khỏi + Những chi phí bỏ ra để cứu chữa và đưa hàng hoá về cảng đích bằng hoặc lớn hơn giá trị của lô hàng 253

Lưu ý đối với người được BH khi xảy ra TTTB ước tính - Thông báo với người bảo hiểm về tình trạng TTTB ước tính - Muốn được bồi thường toàn bộ cần: + Tuyên bố từ bỏ hàng, bằng văn bản gửi tới người bảo hiểm + Chỉ từ bỏ hàng khi hàng còn ở dọc đường, chưa xảy ra TTTB thực tế + Từ bỏ hàng được người bảo hiểm chấp nhận thì không được thay đổi 254

2/ CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT CỦA TỔN THẤT a/ Tổn thất riêng Là tổn thất của riêng từng quyền lợi bảo hiểm do các rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra TTR thuộc trách nhiệm của các bên sau đây: - Người bảo hiểm - Người bảo hiểm và người chuyên chở - Người chủ hàng 255

b/ Tổn thất chung Là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách hữu ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hoá và cước phí trong một hành trình trên biển thoát khỏi nguy hiểm. TTC bao gồm 2 bộ phận: - Hy sinh TTC: là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một hành động TTC - Chi phí TTC: là những chi phí phải trả cho người thứ 3 trong việc cứu tàu, hàng, cước phí hoặc chi phí dể tàu 256 tiếp tục hành trình

Hành động TTC Đặc trưng của hành động TTC: - Hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu - Hy sinh, hoặc chi phí phải đặc biệt, phi thường - Tai hoạ xảy ra phải thực sự xảy ra và nghiêm trọng - Mất mát, thiệt hại và chi phí phải lả hậu quả trực tiếp của hành động TTC - Xảy ra ở trên biển 257

IV.CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Vận dụng các điệu kiện bảo hiểm hàng hoá ICC 1963, ICC 1982, ICC 2009 (Institute Cargo Clauses) của Hội Bảo hiểm Luân Đôn (Anh) 1/ ICC 1963 - Điều kiện BH miễn tổn thất riêng FPA (Free From Particular Average) - Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng WA (With Particular Average) - Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro AR (All Risks) 258

2/ ICC 1982 - Điều kiện bảo hiểm A - Điều kiện bảo hiểm B - Điều kiện bảo hiểm C

259

3/ ICC 2009 - Điều kiện bảo hiểm A - Điều kiện bảo hiểm B - Điều kiện bảo hiểm C

260

Thêi h¹n hiÖu lùc cña c¸c §K BH A, B,C (ICC 1982) Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực kể từ khi hàng hoá rời khỏi nơi để hàng quy định ở nơi đi và kết thúc khi (tuỳ TH nào dưới đây xảy ra trước): - Giao hàng vào kho của người nhận ở nơi đến (ghi trên HĐ) - Giao tại nơi khác do người được BH chọn (trước khi đến cảng ghi trên HĐ) - Hết hạn 60 ngày kể từ ngày toàn bộ hàng hoá được dỡ khỏi tàu biển tải cảng dỡ cuối cùng 261

Thêi h¹n hiÖu lùc cña c¸c §K BH A, B,C (ICC 2009) Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực kể từ khi hàng hoá di chuyển lần đầu tiên trong kho hoặc nơi chứa hàng quy định ở nơi đi và kết thúc khi (tuỳ TH nào dưới đây xảy ra trước): - Hoàn thành việc dỡ hàng ở nơi đến (ghi trên HĐ) - Hoàn thành việc dỡ hàng ở nơi khác do người được BH chọn (trước khi đến nơi đến ghi trên HĐ) - Hết hạn 60 ngày kể từ ngày toàn bộ hàng hoá được dỡ khỏi tàu biển tải cảng dỡ cuối cùng 262

3/ ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM CHIẾN TRANH

a/ Những rủi ro được BH - Chiến tranh, nội chiến, cách mạng..tất cả các hành động nào xảy ra có 2 bên tham chiến hoặc 1 bên phá hoại, 1 bên chống lại - Những hành động bắt giữ, tịch thu.. do những biến cố trên đem lại - Do những vũ khí chiến tranh còn sót lại - Đóng góp vào tổn thất chung 263

b/ Thời hạn hiệu lực của ĐK BH chiến tranh Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực kể từ khi hàng hoá có 1 phần đã được xếp xuống tàu và kết thúc khi (tuỳ TH nào dưới đây xảy ra trước): - Hàng hoá có một phần được dỡ khỏi tàu tại cảng dỡ hoặc nơi dỡ cuối cùng - Hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm của ngày tàu đến cảng dỡ hoặc nơi dỡ cuối cùng 264

4/ ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM ĐÌNH CÔNG

a/ Những rủi ro được BH - Do những hành động của ngưười đình công, công nhân bị cấm xưởng, những người tham gia gây gây rối náo loạn lao động.. bao gồm cả công nhân của tàu và công nhân trong quá trình tàu gặp phải - Hành động khủng bố hoặc người hoạt động vì mục đích chính trị 265 - Đóng góp vào tổn thất chung

b/ Thời hạn hiệu lực của ĐK BH đình công Giống điều kiện bảo hiểm A,B,C

266

Câu hỏi 1/ Trách nhiệm mua bảo hiểm của người bán theo đk CIF,CIP (Incoterms 2010)? 2/ Tại sao hàng hóa xếp trên boong chỉ được mua bảo hiểm với điều kiện C? 3/ Đk để được mua bảo hiểm rủi ro chiến tranh, đình công?

267

V. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 1/ ĐỊNH NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA HĐBH

a/ Định nghĩa HĐBH là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro được bảo hiểm gây nên, còn người được bảo hiểm thì cam kết nộp phí bảo hiểm 268

b/ Tính chất của HĐBH  HĐBH là hợp đồng bồi thường  HĐBH là hợp đồng của lòng trung thực - Người được BH + Phải kê khai đúng mực mọi chi tiết về hàng hoá + Không được ký kết HĐBH khi hàng hoá bị tổn thất mà người được BH đã biết - Người BH + Phải đảm bảo bồi thường đúng mức cho người được BH theo đúng quyền lợi mà họ được hưởng + Phải có lợi ích cho người được BH, đặc biệt lúc xảy ra tổn thất  HĐBH là hợp đồng chuyển nhượng

269

2/ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM a/ Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy) Là HĐBH một chuyến hàng từ một địa điểm này đến một địa điểm khác ghi trên HĐBH. Trách nhiệm của người BH bắt đầu và kết thúc theo điều khoản từ kho đến kho Có 2 loại HĐBH chuyến - Đơn bảo hiểm – Insuarance Policy - Giấy chứng nhận bảo hiểm – Certificate of Insuarance 270

Quy trình cấp chứng từ bảo hiểm Đơn yêu cầu được bảo hiểm (Mẫu) (Application of Insuarance)

Người mua BH

Công ty bảo hiểm

Chứng từ bảo hiểm: - Insuarance Policy - Certificate of Insuarance 271

Câu hỏi 1/ Quy định về chứng từ bảo hiểm theo UCP 600 2/ So sánh Đơn BH và GCN bảo hiểm? 3/ Những lưu ý khi lập và kiểm tra chứng từ bảo hiểm

272

Câu hỏi 1/ Tai sao giao hàng theo CIF chứng từ bảo hiểm phải được ký hậu, còn giao hàng theo FOB thì không? 2/ Tại sao hiện nay B/L thường xuất trình đến NH 2/3 bản gốc còn I/P thì xuất trình 3/3 bản gốc?

273

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG Chừng từ bảo hiểm xuất trình được ký bởi Công ty bảo hiểm ngày 16/5/2007 Ngày giao hàng thể hiện trên B/L: 14/5/2007 Trên chứng từ Bảo hiểm có thể hiện: „Chứng từ này có giá trị bảo hiểm từ ngày 14/5/2007“ Có chấp nhận được hay không?

274

Tình huống

Cho biết: 1. B/L 1 được phát hành ngày 20/5/2011, ghi chú “on board” ngày 21/5/2011 2. Đơn BH phát hành ngày 21/5/2011, không chỉ ra ngày hiệu lực 3. Đơn BH phát hành ngày 22/5/2011. chỉ ra ngày hiệu lực 21/5/2011 4. Đơn BH phát hành ngày 21/5/2011 chỉ ra ngày hiệu lực 20/5/2011 5. B/L 2 được phát hành ngày 21/5/2011, ghi chú “on board” ngày 20/5/2011 6. B/L 3 được phát hành ngày 20/5/2011, không ghi chú “on board” 275

Câu hỏi Lựa chọn đúng, sai a/ 1 phù hợp với 2 b/ 1 phù hợp với 3 c/ 1 phù hợp với 4 d/ 3 phù hợp với 5 e/ 3 phù hợp với 6 f/ 4 phù hợp với 5 276

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG MT700 Amount: USD 100 000 Documents Required: Insurance Policy cover 110% of Invoice value

INVOICE Amount USD 100 000

INSURANCE POLICY Amount SGD 200 000 (Equivalent to USD 110 000) INSURANCE POLICY Amount USD 110 000 (Equivalent to SGD 200 000) INSURANCE POLICY Amount USD 120 000 (Equal to 120% of Inv.value 277

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG L/C yêu cầu: Giao hàng từ Shanghai đến Hải phòng, mua theo giá CIF. Chứng từ xuất trình như sau: Vận đơn: Nơi nhận hàng: Beijing; Cảng bốc hàng: Shanghai Cảng dỡ hàng: Hải phòng; Bảo hiểm chỉ thực hiện cho hành trình từ Shanghai đến Hải phòng. Chứng từ bảo hiểm này có được chấp nhận hay không?

278

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm cho các rủi ro thông thường (usual risks) Chứng từ bảo hiểm xuất trình không thể hiện từ „usual risks“ như L/C. Chứng từ bảo hiểm này có bất hợp lệ không?

279

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG Chứng từ bảo hiểm có thể chỉ ra việc bồi thường sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thiệt hại (miễn giảm hoặc vượt quá) Chứng từ bảo hiểm xuất trình với điều khoản phụ thuộc tỷ lệ miễn giảm 5% (subject to 5% franchise). Giả sử thiệt hại được xác định là 4%. Vậy Công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường hay không? 280

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG Chứng từ bảo hiểm xuất trình với điều khoản phụ thuộc tỷ lệ miễn giảm 5% (subject to 5% franchise). Giả sử thiệt hại được xác định là 9%. Vậy Công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường bao nhiêu?

281

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƯỜNG Chứng từ bảo hiểm xuất trình với điều khoản phụ thuộc tỷ lệ khấu trừ 5% (subject to 5% excess). Giả sử thiệt hại được xác định là 9%. Vậy Công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường bao nhiêu?

282

b/ Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy) Là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) Ưu điểm của HĐBH bao - Áp dụng với những chủ hàng có khối lượng hàng hoá XNK lớn, ổn định, chia làm nhiều chuyến giao hàng trong 1 năm - Phí bảo hiểm khi mua HĐBH bao rẻ hơn - Người được BH vẫn được bồi thường nếu tàu gặp nạn rồi mà vẫn chưa kịp gửi giấy yêu cầu bảo hiểm. 283

3/ GIÁ TRỊ BH, SỐ TIỀN BH, PHÍ BH a/ Giá trị BH (V) Là giá trị ban đầu của đối tượng bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm và chi phí vận tải. V=C+I+F Trong đó: V: giá trị BH; C: giá trị ban đầu của hàng hoá; I: phí BH; F: chi phí vận tải V = giá CIF hoặc giá CIP 284

Để đảm bảo quyền lợi cho người được BH, thì: V = 110% CIF hoặc 110% CIP (10% là lãi ước tính) - Nếu hàng hoá được mua bán với điều kiện FOB ta có công thức chuyển FOB CIF C+F C+F V= hoặc V= 1-R 1 – R(1+a) a: 10% lãi ước tính 285

b/ Số tiền bảo hiểm (A) Là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm A < hoặc = V - A > V phần (A – V) không được BH - A < V người được bảo hiểm chỉ được BH trong phạm vi số tiền BH (A) - A = V BH bằng giá trị, BH toàn phần 286

c/ Phí bảo hiểm ( I ) Là khoản tiền mà người được BH phải nộp cho người BH để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro được thoả thuận gây ra Phí BH được tính theo R (tỷ lệ phí BH): I = R x A ( A < hoặc = V)

287

Những nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định phí BH - Bản chất của hàng hoá - Bản chất của bao bì - Phương tiện vận chuyển - Hành trình vận chuyển - Điều kiện BH mà người được BH lựa chọn 288

VI/ GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT, KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG 1/ GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Là việc làm của các chuyên viên giám định của người BH hoặc công ty giám định được người BH uỷ quyền nhằm xác định mức độ và nguyên nhân gây ra tổn thất làm cơ sở của việc bồi thường Chi phí giám định do nguời được bảo hiểm trả cho người giám định và sau đó được công ty bảo hiểm bồi thường 289

Thời điểm giám định tổn thất - Đối với hàng hoá bị tổn thất rõ rệt: giám định ngay khi giao hàng - Đối với hàng hoá tổn thất không rõ rệt: trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng hoặc 10 ngày kể từ ngày HĐBH hết hiệu lực (tuỳ trường hợp nào xảy ra trước) - Đối với hàng hoá bị mất hoặc tàu giao thiếu: người được BH lập Biên bản giao hàng thiếu của tàu có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng và nhân 290 viên của cảng

Các loại chứng thư giám định - Biên bản giám định: dùng để đòi người BH nước ngoài bồi thường nếu hàng NK của VN do họ BH (tiếng việt và tiếng anh) - Giấy chứng nhận giám định : được sử dụng khi người bảo hiểm là công ty BH của Việt Nam(tiếng việt)

291

2/ KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG a/ Hồ sơ khiếu nại Hồ so khiếu nại phải chứng minh được: - Người khiếu nại có lợi ích BH - Hàng hóa đã được BH - Tổn thất thuộc một rủi ro được BH - Giá trị BH, Số tiền BH - Mức độ tổn thất - Số tiền đòi bồi thường - Đảm bảo nguyên tắc thế quyền

292

2/ KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG a/ Hồ sơ khiếu nại - Bản gốc Đơn BH hoặc GCN BH - Bản gốc Vận đơn hoặc Hợp đồng thuê tàu - Bản gốc Hoá đơn thương mại, các hóa đơn về các chi phí khác - Biên bản kết toán nhận hàng với tàu - Chứng thư giám định hoặc các giấy tờ cùng loại khác như: Biên bản giao hàng thiếu của tàu, Biên bản đổ vỡ hư hỏng do cảng gây ra.... - Đơn khiếu nại đòi bồi thường - GCN chất lượng, số lượng, Phiếu đóng gói hàng hóa… - Văn bản giấy tờ liên quan đến việc đòi người thứ 3 bồi thường 293

b/ Thời hạn khiếu nại Thời hạn khiếu nại với người BH là 2 năm kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất, nhưng bộ hồ sơ khiếu nại nên gửi tới người BH trong vòng 9 tháng để người BH kịp thời khiếu nại các bên liên quan

294

3/ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT a/ Nguyên tắc bồi thường - Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật - Trách nhiệm của người BH chỉ trong phạm vi số tiền BH - Khi thanh toán tiền bồi thường, người BH được phép khấu trừ những khoản thu nhập của người được BH từ việc bán hàng hoặc đòi ở người thứ 3 295

b/ Cách tính số tiền bồi thường (P) TH1: Tổn thất chung Tính tỷ lệ đóng góp vào TTC: L k= CV Trong đó: - k: tỷ lệ đóng góp vào TTC -L: Tổng giá trị đóng góp vào TTC của các quyền lợi - CV: Tổng giá trị đựơc hành động TTC cứu thoát, bao gồm cả những giá trị đã hi sinh vì an toàn chung 296

C=kxv Trong đó: - C : số tiền đóng góp của từng quyền lợi vào TTC - v: giá trị của của các quyền lợi trước khi đóng góp vào TTC C là số tiền mà các quyền lợi được người bảo hiểm bồi thường do phần đóng góp vào TTC 297

TH2: Tổn thất riêng  Tổn thất toàn bộ - TT toàn bộ thực tế: P = A (A< hoặc =V) - TT toàn bộ ước tính: + Nếu người được bảo hiểm có thông báo từ bỏ hàng và được người BH chấp nhận P = A (A < hoặc =V) + Nếu người được bảo hiểm không thông báo từ bỏ hàng hoặc TB từ bỏ hàng không được người BH chấp nhận: bồi thường như tổn thất bộ phận 298

Quy tắc từ bỏ hàng +Thông báo cho người BH về tình trạng tổn thất toàn bộ ước tính +Tuyên bố từ bỏ hàng, viết thành văn bản gửi tới người BH +Chỉ từ bỏ hàng khi hàng hoá còn ở dọc đường và chưa tổn thất toàn bộ thực tế +Khi từ bỏ hàng được người bảo hiểm chấp nhận thì không được thay đổi nữa 299

 Tổn thất bộ phận - Đối với những hàng hoá bị giảm giá trị, giá trị sử dụng, có biên bản giám định cụ thể P=mxA Trong đó: m: mức độ tổn thất (%) - Đối với những hàng hoá bị tổn thất về số lượng, trọng lượng P = T2 / T1 x A Trong đó: T1: trọng lượng, số lượng hàng hoá theo HĐ T2: trọng lượng, số lgợng hàng hoá bị tổn thất - Đối với hàng hoá mất nguyên kiện, có đơn giá của kiện hàng bồi thường theo giá CIF (CIP) + 10% - Đối với các chi phí: người BH bồi thường các chi phí + Chi phí tố tụng và đề phòng TT 300 + Chi phí giám định

c/ Thời hạn thanh toán tiền bồi thường

30 ngày kể từ ngày người bảo hiểm nhận được bộ hồ sơ khiếu nại hợp lệ từ người được bảo hiểm

301

Bài tập về nhà tuần 7 



1. Sưu tầm và đánh máy lại các mẫu chứng từ bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển, ghi chú từng nội dung của chứng từ. Nêu rõ từng loại chứng từ được sử dụng trong trường hợp nào 2. Sơ đồ hóa quy trình cấp chứng từ bảo hiểm 302

Related Documents

Bai Giang
June 2020 6
Bai Giang
November 2019 19
Bai Giang
November 2019 25
Bai-giang
November 2019 30
Bai 5 Bai Giang Thanh
April 2020 16
Pic_ Bai Giang
June 2020 0

More Documents from ""

December 2019 4
December 2019 52
Img208.pdf
November 2019 3
6 Kebaikan Rev
June 2020 14