TRÌNH DIỄN MÔN LÝ
1. Nguồn điện: Hình ảnh thực tế của nguồn điện là : pin, ắc quy,………
các dạng pin trên thị trường
Một số dạng ắc quy trên thị trường Ta đã biết, khi đặt hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế trong vật dẫn có một dòng điện. Muốn có dòng điện lâu dài cần phải tạo ra và duy trì hiệu điện thế đó. Cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện gọi là nguồn điện. Nguồn điện: có hai cực luôn luôn ở trạng thái nhiễm điện khác nhau và giữa hai cực đó có duy trì một hiệu điện thế. Để tạo ra các cực nhiễm điện như vậy cần phải thực hiện một công để tách các êlectrôn ra khỏi nguyên tử trung hoà, rồi chuyển các êlectrôn hoặc iôn dương được tạo thành như thế ra khỏi mỗi cực. Khi đó một cực sẽ thừa nhiều êlectrôn hoặc thừa ít êlectrôn hơn cực kia gọi là cực dương của nguồn điện. Vì lực điện tác dụng giữa êlectrôn và iôn dương là lực hút, nên để tách chúng ra xa nhau như thế, cần phải có những lực mà bản chất không phải là lực điện; người ta gọi đó là lực lạ. lực lạ là lực bên trong nguồn điện kéo các điện tích dương di chuyển ngược chiều điện trường. Các điện tích trái dấu luôn hút nhau ,đôi khi kết hợp lại tạo thành phân tử trung hoà có liên kết bền vững.Muốn tách được chúng ,phải có một lực ko phải lực Cu-lông thắng được lực hút tĩnh điện.Trong các loại nguồn điện khác nhau lực lạ có bản chất khác nhau và quá trình thực hiện công của lực lạ đó gắn liền với quá trình chuyển hoá
từ một dạng năng lượng nào đó (như hoá năng, cơ năng, nội năng...) thành năng lượng điện. Trong pin và acquy lực lạ chính là lực hoá học; còn trong các máy phát điện lực lạ là lực từ trường tác dụng lên các êlectrôn chuyển động trong dây dẫn.
2. Suất điện động của nguồn điện Khi nối hai cực của nguồn điện với vật dẫn để tạo thành mạch kín thì trong mạch có dòng điện. Bên trong nguồn điện lực lạ đã thực hiện một công làm điện tích dương di chuyển ngược chiều điện trường; còn trong phần còn lại của mạch kín lực của điện trường thực hiện công làm điện tích di chuyển theo chiều điện trường (chiều của điện trường được hiểu là chiều của vectơ ). Công của lực điện trường phải bằng công của lực lạ bên trong nguồn điện. _Để đặc trưng cho khả năng sinh công của lực lạ bên trong nguồn điện (khă năng sinh công của nguồn điện) người ta dùng khái niệm suất điện động của nguồn điện, kí hiệu là _Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đo bằng thương số của công của các lực lạ làm di chuyên nguồn điện dương bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích đó. (28.1) Công thức này cho thấy đơn vị của suất điện động cũng có đơn vị giống như đơn vị hiệu điện thế là vôn (V). Mỗi nguồn điện có một suất điện động xác định không đổi, có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch ngoài để hở. Để cho suất điện động của nguồn điện người ta mắc vào hai đầu vôn kế vào hai cực nguồn điện khi mạch ngoài để hở. Ngoài suất điện động mỗi nguồn điện còn có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện.
ẮC QUY a) Acquy đơn giản là acquy chì còn gọi là acquy axit, gồm bản cực dương bằng chì điôxit(PbO2) và bản cực âm bằng chì (Pb); cả hai bản được nhúng trong dung dịch axit sunfuric(H2SO4)loãng. Do tác dụng với dung dịch axit sunfuric, hai bản cục của acquy được tích điện khác nhau và họat động giống như một pin điện hoá. Suất điện động của acquy chì khoảng 2 V
HÌNH 1 Hoạt động của acquy như sau: Khi cho acquy phát điện, do tác dụng hoá học các bản cực của acquy biến đổi. Sau một thời gian, hai bản cực trở thành giống nhau (đều có một lớp chì sunfat( PbSO4) phủ ở bên ngoài) và khi đó dòng điện sẽ tắt(hình 1). Muốn cho acquy lại có thể phát điện được, ta nạp thêm cho nó để cho lớp chì sunfat ở hai bản cực mất dần và cuối cùng hai cực trở lại thành PbO2 và Pb.(hình 2)
HÌNH 2
MỘT SỐ DẠNG ACQUY KHÁC