Ke Toan May 1_linhtq

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ke Toan May 1_linhtq as PDF for free.

More details

  • Words: 21,524
  • Pages: 55
Bài giảng Kế toán máy 1

Chương I.

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

I) Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền: 1) Nội dung vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau: • Tiền mặt tại quĩ • Các khoản tiền gửi ngân hàng • Các khoản tiền đang chuyển Công tác kế toán vốn bằng tiền phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm 3 loại vốn bằng tiền kể trên - Tài khoản 111 được dùng để phản ánh tình hình thu chi, tồn tại quĩ tiền mặt của đơn vị - Tài khoản 112 phản ánh số tiền doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng - Tài khoản 113 phản ánh tiền đang chuyển cho đơn vị khác nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị 2) Nguyên tắc hạch toán: •

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày bằng ngoại tệ phải được qui đổi ra "đồng" Việt nam để ghi sổ kế toán • Doanh nghiệp có thể mở các tài khoản cấp 2 cho từng tài khoản trên để theo dõi từng loại tiền (tiền Việt nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc đá quí ..v.v...) • Số phát sinh tăng được ghi vào bên nợ, và phát sinh giảm được ghi vào bên có

II) Các nghiệp vụ thường dùng: 1) Kế toán tiền mặt: • Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quĩ tiền mặt (111 / 112) • Thu tiền của khách hàng trả, và các khoản phải thu khác đã thu về bằng tiền mặt (111/ 131, 136, 144, 138 ...) • Doanh thu bán hàng, và các khoản thu nhập tài chính, thu nhập bất thường bằng tiền mặt ( 111/ 511, 711) • Nhận tài sản đi đầu tư về bằng tiền mặt (111 / 121, 128, 221, 228) • Nhận góp vốn liên doanh, ngân sách cấp, và các nguồn kinh phí được cấp bằng tiền (111/ 411, 441, 461) • Các khoản thu khác bằng tiền mặt ( 111/ TK đối ứng ) • Tiền mặt chi thanh toán nợ cho nhà cung cấp, và các khoản phải nộp cho nhà nước (331, 333 / 111) • Dùng tiền mặt để đầu tư góp vốn liên doanh (121, 128, 221, 222 / 111) • Chi cho các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý ( 627, 641, 642 / 111) • Các khoản chi khác bằng tiền mặt ( TK đối ứng / 111) 2) Kế toán tiền gửi ngân hàng • Doanh thu các hoạt động bằng tiền gửi ngân hàng ( 112 / 511, 711, 721) Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

1

Bài giảng Kế toán máy 1

• • • •

Những khoản phải thu đã thu bằng tiền gửi ngân hàng (112/ 131, 136, 138) Nhận kỹ quĩ, ký cược dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng (112/ 334) Thu các khoản đầu tư bằng tiền gửi ngân hàng (112 / 128, 221, 121) Rút tiền gửi ngân hàng về quĩ tiền mặt, hoặc chuyển tiền (111, 113 / 112) • Mua vật tư tài sản bằng tiền gửi ngân hàng (151, 152, 153, 211 / 112) • Chi tiền gửi ngân hàng để thanh toán cho người bán, và các khoản nợ phải trả (331, 333, 338 /112) 3) Kế toán tiền đang chuyển: • Xuất tiền nộp vào ngân hàng hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền (113/ 111, 112) • Khách hàng trả tiền, doanh thu bán hàng nộp vào ngân hàng mà chưa có giấy báo có (113 / 131, 138, 511) • Ngân hàng đã báo có về tiền đang chuyển (111, 112, 311 / 113)

III) Các loại sổ sách kế toán liên quan đến kế toán vốn bằng tiền: •

Hằng ngày dựa vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan, kế toán sẽ ghi chép vào sổ Nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ, sau đó tiến hành lập các sổ cái liên quan, và lập các sổ quĩ tiền mặt, sổ theo dõi ngoại tệ, sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng • Cuối tháng hoặc quí dựa vào số dư cuối kỳ của các sổ cái hoặc sổ quĩ tiền mặt, sổ theo dõi ngoại tệ, sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng để lập bảng cân đối số phát sinh, trên cơ sở đó lập các báo cáo tài chính

IV) Thiết kế hệ thống biểu mẫu: Bài toán: Công ty ABC hiện tại có số dư đầu tháng 1 năm 2003 của các tài khoản như sau:  Tài khoản Tiền mặt 111 : 52.600.000 đ  Tài khoản Tiền gửi ngân hàng :250.000.000 đ Trong đó tại ngân hàng Công thương có số dư : 220.000.000 đ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/2003 như sau: 1. Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về quĩ tiền mặt để chi cho một số hoạt động theo Phiếu thu số 10 (ngày 2/1), số tiền : 70.000.000 2. Phiếu chi tiền mặt số 12 (3/1) Doanh nghiệp chi lương kỳ 1 trong tháng với tổng số tiền 86.000.000 3. Giấy thanh toán số 5 kèm theo phiếu thu số 11 (7/1) của Công ty Phương Toàn thanh toán tiền mua hàng ở tháng trước nay trả bằng tiền mặt, số tiền: 24.400.000 4. Doanh nghiệp bán hàng cho Công ty Mai Linh thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt kèm theo phiếu thu số 12 (10/1) với số tiền: 25.300.000 trong đó thuế GTGT đầu ra : 2.300.000 5. Phiếu Chi số 13 (15/1) chi tiền vận chuyển nguyên vật liệu Lúa Mỳ Úc về nhập kho số tiền: 6.500.000 6. Giấy Báo Nợ số 1 (20/1) kèm theo phiếu thu số 13 (20/1), doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng Công thương về quĩ tiền mặt, số tiền 90.000.000 2

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

7. Phiếu thu số 14 (24/1) Doanh nghiệp bán thành phẩm cho công ty Mai Linh, với số tiền: 18.700.000 trong đó thuế GTGT phải nộp 1.700.000 8. Phiếu thu 15 (24/1) Công ty Foodinco trả tiền mua hàng bằng tiền mặt 25.000.000 9. Báo Nợ số 2 (25/1) Doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi tại ngân hàng Công thương để mua một máy xay xát trị giá 40.000.000 10. Phiếu chi số 14 (26/1) doanh nghiệp chi lương kỳ 2 cho nhân viên 85.000.000 11. Công ty trả tiền mua hàng ở tháng trước bằng tiền gửi tại ngân hàng Công thương với số tiền 80.000.000, ngân hàng đã gửi giấy Báo Có số 1 (27/1) 12. Phiếu chi số 15 (29/1) chi tiền mua 10 cổ phiếu ngắn hạn với giá mua mỗi cổ phiếu là 2.000.000 13. Phiếu chi số 16 (30/1) Doanh nghiệp trả tiền mua chịu nguyên vật liệu ở tháng trước cho công ty Bình Minh 45.000.000 Yêu cầu:  Lập định khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh  Lập Sổ Nhật ký chung  Lập Sổ Quĩ Tiền mặt, và các Sổ theo dõi Tiền gửi ngân hàng  Lập các sổ cái cho tài khoản 111, và 112 Hướng dẫn: Bước 1: Xác định hệ thống tài khoản sử dụng trong doanh nghiệp, tuỳ theo mức độ quản lý trong doanh nghiệp chúng ta có thể sử dụng tài khoản cấp 1, hoặc cấp 2, trong trường hợp cần thiết chúng ta có thể mở các tiểu khoản, trong bài tập này chúng tôi có sử dụng một số tiểu khoản như sau: 1121CT Tiền gửi ngân hàng Công Thương 131PT Phải thu của Công ty Phương Toàn 131ML Phải thu của Công ty Mai Linh 131FD Phải thu của Công ty FOODINCO 331BM Phải trả cho công ty Bình Minh 152P1 Nguyên vật liệu Lúa Mỳ Úc Bước 2: Chọn Sheet 1 đổi tên thành NHATKY, thiết kế và nhập dữ liệu cho sổ nhật ký chung theo mẫu sau:

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

3

Bài giảng Kế toán máy 1

Trong sổ nhật ký chung chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề sau: 1. Khi tổ chức dữ liệu trên Excel khác với làm kế toán thủ công ở điểm, chúng ta không phải nhất thiết phải tuân thủ một hình thức kế toán cố định nào cả, mẫu trên đây là mẫu dùng cho hình thức kế toán nhật ký chung trên máy chúng ta không nên bố trí lệch dòng Nợ Có như trong mẫu của Lý thuyết kế toán đã học rất khó tổng hợp số liệu 2. Số liệu trên phải được khử trùng, ví dụ nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quĩ tiền mặt, sẽ có 2 chứng từ là Phiếu thu , và một Báo Nợ như vậy chúng ta sẽ ưu tiên nhập vào Phiếu thu (111 / 112 ), hoặc là chúng ta nhập Báo Nợ (113 / 112) và nhập Phiếu thu (111 /113), chúng ta sẽ đề cập vấn đề này trong các bài học kế tiếp 3. Một số nghiệp vụ phát sinh theo kiểu một Nợ nhiều Có, hoặc ngược lại, khi nhập vào sổ nhật ký chung nhất thiết chúng ta phải tách chúng ra thành nhiều nghiệp vụ để đảm bảo mỗi nghiệp vụ con một Nợ, một Có 4. Nghiệp vụ nào có liên quan đến các tiểu khoản thì khi nhập vào phải dùng các tiểu khoản, ví dụ các nghiệp vụ có thứ tự 1, 3, 6, 7 .v.v… 5. Khi nhập liệu cho các Cột : Số thứ tự, Ngày Chứng từ, TK Nợ, TK Có phải nhập dưới dạng chuỗi Bước 3: Lập các Sổ cái, Sổ quĩ tiền mặt.v.v… A) Lập Sổ Cái TK 111: Trong bài tập này chúng ta hãy thiết lập Sổ Cái cho tài khoản 111, Chúng ta chọn sheet 2 đổi tên thành SOCAI111, sau đó chúng ta lập Sổ cái tài khoản 111 theo mẫu sau

4

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

Sau khi nhập các chứng từ phát sinh trong Nhật ký chung, chúng ta sẽ đồng thời ghi các nghiệp vụ kế toán này một lần nữa vào các Sổ cái của các tài khoản liên quan, đối với Sổ cái 111 chúng ta chỉ nhập các chứng từ liên quan đến tài khoản 111, nếu chúng ta nhập lại một lần nữa thì đôi khi sẽ xảy ra sai sót, cho nên cách giải quyết ở đây là chúng ta sẽ tự động hoá khâu này chỉ cần gõ lại số thứ tự của các dòng bên Nhật ký chung có liên quan đến TK 111 sang bên Sổ Cái 111 và lập các công thức để chúng tự động cập nhật lại bên Sổ Cái bằng cách lập các công thức cho các ô a, b, c, d, … muốn vậy chúng ta tiến hành như sau : a) Chuyển sang Sheet NHATKY và đặt khối NK= NHATKY ! $A$6 : $H$15 b) Lập các công thức như sau:  Số chứng từ (a) : =VLOOKUP(A8,NK,2,0)  Ngày lập (b) : =VLOOKUP(A8,NK,3,0)  Diễn Giãi (c) : =VLOOKUP(A8,NK,4,0)  TK Đối ứng (d) =IF(VLOOKUP(A8,NK,5,0)=$F$3,VLOOKUP(A8,NK,6,0),VLOOKUP(A8,NK,5,0))  Phát sinh Nợ (e) =IF(VLOOKUP(A8,NK,5,0)=$F$3,VLOOKUP(A8,NK,7,0),0)  Phát sinh Có (f) =IF(VLOOKUP(A8,NK,5,0)=$F$3,0,VLOOKUP(A8,NK,7,0))  Cộng Phát sinh Nợ (g) : =SUM(F8:F20)  Cộng Phát sinh Có (h) : =SUM(G8:G20)  Số dư cuối Nợ (i) : =IF((F7-G7+F21-G21)>0,F7-G7+F21-G21,0)  Số dư cuối Có (j) : =IF((F7-G7+F21-G21)<0,ABS(F7-G7+F21-G21),0) Chú ý: tại ô F3 chúng ta nhập mã tài khoản 111 (theo dạng chuỗi) B) Lập Sổ Quĩ Tiền mặt: Chọn Sheet kế tiếp và đặt tên là SOQUI, sau đó thiết kế theo mẫu sau:

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

5

Bài giảng Kế toán máy 1

Tương tự như trên chúng ta lập các công thức như sau:  Ngày lập (a) : =VLOOKUP(A8,NK,3,0)  Số chứng từ (b) : =VLOOKUP(A8,NK,2,0)  Diễn giải (c ) :=VLOOKUP(A8,NK,4,0)  Tài khoản đối ứng (d) =IF(VLOOKUP(A8,NK,5,0)=$F$3,VLOOKUP(A8,NK,6,0),VLOOKUP(A8,NK,5,0))  Thu (e) : =IF(VLOOKUP(A8,NK,5,0)=$F$3,VLOOKUP(A8,NK,7,0),0)  Chi (f) : =IF(VLOOKUP(A8,NK,5,0)=$F$3,0,VLOOKUP(A8,NK,7,0))  Tồn (g) : =H7+F8-G8  Cộng phát sinh Thu (h) : =SUM(F8:F20)  Cộng phát sinh Chi (i) : =SUM(G8:G20)  Tồn cuối kỳ (j) : =H7+F21-G21 C) Lập Sổ cái TK 112 Chúng ta chọn một sheet kế tiếp và đổi tên thành SOCAI112 sau đó lập mẫu sau

D) Lập mẫu Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng Chọn sheet kế tiếp và đổi tên thành SOTG và lập mẫu sau

6

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

2 mẫu này xem như bài tập chúng ta tự làm theo cách tương tự như trên.

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

7

Bài giảng Kế toán máy 1

Chương II. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ I) Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu, và công cụ dụng cụ: 1) Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 152 " Nguyên vật liệu" Nguyên tắc: • Kế toán nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu phải phản ánh theo giá thực tế, được xác định tùy theo từng nguồn nhập. • Đối với đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trị nguyên liệu, vật liệu mua vào là giá thực tế không có thuế GTGT đầu vào • Đối với đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị nguyên vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) + Giá thực tế của nguyên vật liệu tự chế biến bao gồm giá thực tế nguyên vật liệu xuất chế biến và chi phí chế biến + Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến bao gồm giá thực tế của nguyên vật liệu xuất chế biến, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về đơn vị, tiền thuê ngoài gia công chế biến + Giá thực tế của nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá thực tế được các bên tham gia góp vốn thống nhất định giá • Để tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho, có thể sử dụng các phương pháp sau: + Tính theo giá bình quân gia quyền + Tính theo giá thực tế đích danh + Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước + Tính theo giá thực tế nhập sau, xuất trước + Trong trường hợp đơn vị dùng giá hạch toán nguyên vật liệu, thì cuối kỳ phải điều chỉnh lại theo giá thực tế, bằng cách xác định hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán, trong phương pháp này ta chú ý. Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ Hệ số chênh lệch giữa giá = kỳ thực tế với giá hạch toán kỳ 8

=

Giá hạch toán của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ

Giá thực tế của + nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ

X

Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán

Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong

+

Giá hạch toán của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ

Giá hạch toán của nguyên vật liệu nhập kho trong

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

2) Để hạch toán tổng hợp công cụ dụng cụ, kế toán sử dụng tài khoản 153 " Công cụ, dụng cụ" Nguyên tắc: • Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ dụng cụ phải phản ánh theo giá trị thực tế • Đối với đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trị cộng cụ dụng cụ mua vào là giá thực tế không có thuế GTGT đầu vào • Đối với đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và các đơn vị thuộc đối tượng không nộp thuế GTGT, giá trị công cụ dụng cụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) • Hạch toán công cụ dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ công cụ dụng cụ • Công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, cho thuế phải được theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo đối tượng sử dụng, thuê • Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào sản xuất kinh doanh quá lớn, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh thì có thể áp dụng phương pháp phân bổ hoặc trích trước giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh • Công cụ dụng cụ được chia ra : + Công cụ, dụng cụ + Bao bì luân chuyển + Đồ dùng cho thuê

II) Các loại sổ sách kế toán liên quan : - Hằng ngày dựa vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan, kế toán sẽ ghi chép vào sổ Nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ, sau đó tiến hành lập các sổ cái liên quan - Để theo dõi chi tiết chúng ta cần phải có các sổ Chi tiết từng Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Sổ Tổng hợp Nhập xuất nguyên vật liệu công cụ dụng cụ - Để theo dõi tình hình mua nguyên vật liệu chúng ta có các sổ chi tiết thanh toán với người bán

III) Thiết kế hệ thống biểu mẫu: Bài toán: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/2003 của Công ty ABC như sau: 1. Ngày 02/01/03 nhân viên Nguyễn văn Hùng dùng tiền tạm ứng mua 1000 kg keo dán với số tiền là 5.000.000 đ, VAT 500.000 đ, nhập kho đầy đủ theo PN01 2. Ngày 03/01/03 nhập kho 2000 kg vật liệu chính Da, chưa thanh toán tiền cho Công ty Rạng Đông theo PN02 với số tiền 19.000.000, VAT 1.900.000 3. Đơn vị dùng tiền mặt thanh toán theo PC01 ngày 03/01/03 số tiền 1.050.000, trong đó VAT là 50.000 4. Ngày 05/01/03 nhập kho 1000 kg đế Cao Su theo PN04 chưa thanh toán tiền cho Công ty Rạng Đông, số tiền 7.000.000, VAT 700.000, công việc vận chuyển do Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

9

Bài giảng Kế toán máy 1

Cty Rạng Đông thực hiện chưa thanh toán, số tiền phải thanh toán ghi trên Hợp đồng HD04 là 420.000, trong đó thuế GTGT là 20.000 5. Ngày 06/01/03 xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm theo PX01 như sau: • Vật liệu chính Da: 2500 kg, sản xuất giày thể thao 1500 kg, sản xuất Sandal: 1000 kg • Vật liệu đế cao su: 3500 kg, sản xuất giày thể thao 1500 kg, sản xuất sandal 2000 kg 6. Ngày 07/01/03 phiếu xuất PX02, xuất 500 lít xăng sử dụng tại phân xưởng sản xuất 7. Ngày 09/01/03 nhập 1000 kg Đế Cao su chưa trả tiền cho Cty Rạng Đông theo PN05, số tiền 6.800.000 , thuế VAT 680.000 8. Ngày 10/01/03 phiếu chi PC04 trả tiền vận chuyển đế cao su, số tiền 315.000 trong đó VAT 15.000 9. Ngày 10/01/03 xuất kho 800 kg keo dán theo PX04, trong đó giày thể thao 500 kg, giày Sandal 300 kg 10. Ngày 10/01/03theo PX05 xuất phụ tùng để sửa chữa máy tại phân xưởng trị giá 300.000 11. Ngày 11/01/03 nhân viên Lương Mười dùng tiền tạm ứng mua 1000 lít xăng với số tiền 5.000.000, 800 kg keo dán với số tiền 4.000.000, thuế VAT 10% trên giá mua, tiền vận chuyển xăng 350.000, keo dán 250.000, đã nhập kho theo PN06 12. Ngày 11/01/03 xuất kho 5 máy cắt đế Cao su , trị giá xuất 750.000 Cao su theo PX06 dùng cho bộ phận bán hàng và phân bổ một lần 13. Ngày 29/01/03 xuất kho 60 cái búa trị giá xuất 3.000.000 dùng cho phân xưởng sản xuất và phân bổ dần cho 12 tháng 14. Ngày 30/01/03 nhập kho công cụ dụng cụ theo phiếu nhập kho PN29, chưa thanh toán tiền cho Công ty Bình Minh, trên hóa đơn ghi: Búa 100 cái x 48.000 =4.800.000; Máy cắt đế 30 cái x 145.000 = 4.350.000, thuế VAT 10% 15. Ngày 30/01/03 trả bằng tiền mặt cho Cty Rạng Đông 70.000.000 theo PC12 Biết rằng: Số dư đầu tháng 1 trên các tài khoản được cho như sau: - TK 152 : 60.000.000 trong đó 152M1 : Da 20.000.000 đ Số lượng: 2000 kg 152M2 : Đế Cao Su 28.000.000 đ Số lượng : 4000 kg 152D : xăng 5.000.000 đ Số lượng : 1000 lít - TK 331S1: Cty Rạng Đông 50.000.000 đ • Các nguyên vật liệu: Da, đế Cao su, xăng, keo dán giá xuất kho xác định theo phương pháp hệ số, cho biết đơn giá hạch toán của Da 9.800 đ/kg, Đế cao su 6.500 đ/kg, Xăng 4.800 đ /lít, Keo dán 5.000 đ/kg • Các nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ còn lại tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO Yêu cầu:  Lập định khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh  Lập Sổ Nhật ký chung  Lập Sổ Cái cho các Tài khoản 152, 153, 331 10

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

 Lập bảng tính Hệ số nguyên vật liệu  Lập Sổ Chi tiết nguyên vật liệu tồn kho cho từng Nvl, ccdc  Lập Bảng Tổng hợp nhập, xuất, tồn kho cho tất cả các loại nvl, ccdc  Lập Sổ Chi tiết Công nợ cho từng nhà cung cấp  Lập bảng tổng hợp công nợ cho tất cả các nhà cung cấp Hướng dẫn: Bước 1: Chọn Sheet 1 đổi tên thành NHATKY, thiết kế và nhập dữ liệu cho sổ nhật ký chung theo mẫu sau:

Để chính xác các công thức, đề nghị chúng ta thiết kế bảng trên các dòng chứng từ từ 1 đến 32 nằm trong khối $A$6:$I$39 Chú ý: Các chứng từ xuất kho chúng ta mở sheet khác để nhập NHATKYX trị giá xuất kho nguyên vật liệu, trên Nhật ký chung trên ban đầu chúng ta không nhập để trống, sau đó chúng ta tính được hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và hạch toán ở bảng dưới rồi mới nhập Bước 2: Lập Bảng tính Hệ số Nguyên vật liệu, chọn sheet mới đổi tên thành HSNVL, sau đó nhập mẫu sau

a) Đặt tên cho các khối : NK=NHATKY!$A$6:$I$39 TT=NHATKY!$H$6:$H$37 TKNO=NHATKY!$E$6:$E$37 TKCO=NHATKY!$F$6:$F$37 SL=NHATKY!$G$6:$G$37 b) Lập công thức tính: b1) Giá Hạch toán tồn đầu kỳ: D5=C5*B5 b2) Số lượng nhập trong tháng : F5=SUM(IF(TKNO=A5,1,0)*SL) {Bấm Ctrl + Shift + Enter} b3) Trị Giá hạch toán nhập trong tháng : G5=F5*B5 Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

11

Bài giảng Kế toán máy 1

b4) Trị giá thực tế nhập trong tháng : H5=SUM(IF(TKNO=A5,1,0)*TT) {Bấm Ctrl + Shift + Enter} b5) Hệ số chênh lệch I5=ROUND((E5+H5)/(D5+G5),2) Hệ số chênh lệch này là cơ sở để chúng ta xác định giá xuất kho 4 loại nguyên vật liệu trên, còn các nguyên vật liệu, và công cụ dụng cụ còn lại giá xuất được tính theo phương pháp FIFO Bước 3: Lập Sổ chi tiết Nguyên vật liệu Tồn kho, ở đây chúng ta lập cho Nguyên vật liệu Đế Cao su, còn các loại khác tương tự, chọn sheet kế tiếp đổi tên thành TONKHO_M2 và lập theo mẫu sau:

Trong ô D4 chúng ta nhập mã tài khoản 152M2 Lập các công thức: a) Số chứng từ B9=VLOOKUP(A9,NK,2,0) b) Ngày Lập chứng từ C9=VLOOKUP(A9,NK,3,0) c) Diễn giãi D9=VLOOKUP(A9,NK,4,0) d)Tài khoản đối ứng E9=IF(VLOOKUP(A9,NK,5,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,6,0),VLOOKUP(A9,NK,5,0) )

e) Số lượng nhập F9=IF(VLOOKUP(A9,NK,5,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,7,0),0) f) Trị giá nhập G9=IF(VLOOKUP(A9,NK,5,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,8,0),0) g) Số lượng Xuất H9=IF(VLOOKUP(A9,NK,6,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,7,0),0) h) Trị giá Xuất I9 =IF(VLOOKUP(A9,NK,6,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,8,0),0) i) Số lượng Tồn J9=J8+F9-H9 j) Trị giá tồn K9=K8+G9-I9 k) Số dư cuối kỳ: J16=J8+F15-H15 và K16=K8+G15-I15 12

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

Bước 4 Lập Sổ chi tiết Công Nợ, bài tập này chúng ta lập cho Khách bán Công ty Rạng Đông, Tạo sheet CONGNO331S1 theo mẫu sau:

Trong ô D4 chúng ta nhập mã tài khoản 331S1 Lập các công thức: a) Số chứng từ B9=VLOOKUP(A9,NK,2,0) b) Ngày Lập C9=VLOOKUP(A9,NK,3,0) c) Diễn Giãi D9=VLOOKUP(A9,NK,4,0) d) Tài khoản đối ứng E9=IF(VLOOKUP(A9,NK,5,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,6,0),VLOOKUP(A9,NK,5,0) )

e) PS Nợ F9=IF(VLOOKUP(A9,NK,5,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,8,0),0) f) PS Có G9=IF(VLOOKUP(A9,NK,6,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,8,0),0) g) Dư Nợ H9=IF((H8-I8+F9-G9)>0,H8-I8+F9-G9,0) h) Dư Có I9=IF((H8-I8+F9-G9)<0,ABS(H8-I8+F9-G9),0) i) Tổng Cộng PSNợ F18=SUM(F9:F17) j) Tổng Cộng PSCó G18=SUM(G9:G17) k) Số dư Có cuối kỳ I19=I8-F18+G18

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

13

Bài giảng Kế toán máy 1

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Chương III.

I) Tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 1) Nội dung tiền lương: Tài khoản sử dụng: TÀI KHOẢN 334 “Phải trả công nhân viên”: + Công dụng: Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập của họ. + Kết cấu: Bên Nợ: - Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân viên. - Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân, viên chức. - Kết chuyển tiền lương công nhân, viên chức chưa lĩnh. Bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức. Dư Nợ (nếu có):Số trả thừa cho công nhân viên chức. Dư Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công nhân viên chức. Trình tự kế toán: - Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp khu vực chức vụ, đắt đỏ, tiền ăn giữa ca, thưởng trong sản xuất...) và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 622 (Chi tiết đối tượng): phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 627(6271): Phải trả nhân viên PX Nợ TK 641(6411): Phải trả cho nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Nợ TK 642(6421): Phải trả cho bộ phận nhân công quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Tống số thù lao lao động phải trả - Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 431(4311): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả - Số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...): Nợ TK 338(3383) Có TK 334 - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên: Theo quy định, sau khi đóng BHXH, BHYT và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không được vượt quá 30% số còn lại. Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ 14

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

Có TK 333(3338): Thuế thu nhập phải nộp Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương. Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất , thiệt hại... - Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương...), bảo hiểm xã hội, tiền thưởng cho công nhân viên chức. • Nếu thanh toán bằng tiền: Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112: Thanh toán chuyển khoản qua Ngân Hàng. • Nếu thanh toán bằng vật tư hàng hóa: BT1) Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hóa: Nợ TK 632 Có TK liên quan(152, 153, 154, 155...). BT2) Ghi nhận giá thanh toán: Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán(cả thuế VAT) Có TK 512: giá thanh toán không có thuế VAT Có TK 3331(33311): Thuế VAT phải nộp - Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân viên đi vắng chưa lĩnh: Nợ TK 334 Có TK 338(3388) 2) Nội dung các khoản trích theo lương: Tài khoản sử dụng: TÀI KHOẢN 338 “Phải trả và phải nộp khác”: + Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của tòa án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài gia thú, án phí,...), giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ... Bên Nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ. - Các khoản đã chi về chi phí công đoàn. - Xử lýï giá trị tài sản thừa. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên Có: - Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ. - Giá trị tài sản thừa chớ xử lý - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại. Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Dư Có: Số tiền còn phải trả,phải nộp theo giá trị tài sản thừa chờ xử lý. + TK 338 chi tiết làm 5 tài khoản cấp 2: - 3381. Tài sản thừa chờ giải quyết - 3382. Kinh phí công đoàn - 3383. Bảo hiểm xã hội Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

15

Bài giảng Kế toán máy 1

-

3384. Bảo hiểm y tế 3388. Phải nộp khác Trình tự kế toán: - Hàng tháng, Trích BHXH, BHYT và KPCĐ. Nợ các TK 622, 6271,6411, 6421: Phần tính vào chi phí kinh doanh(19%) Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của công nhân viên chức(6%) Có TK 338(3382, 3383, 3384): Tổng số kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phải trích. - Số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...): Nợ TK 338(3383) Có TK 334 - Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Nợ TK338(3382, 3383, 3384) Có TK liên quan(111, 112...) - Chỉ tiêu kinh phí công đoàn để lại doanh nghiệp: Nợ TK 338(3382) Có TK 111, 112 - Trường hợp số đã trả, đã nộp về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội (kể cả số vượt chi) lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù, ghi: Nợ TK 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận Có TK 338: Số được cấp bù (3382, 3383) 3)Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. a. Phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép như sau : Theo chế độ, hàng năm người lao động của doanh nghiệp được nghỉ phép nhưng vẫn hưởng lương. Trong trường hợp công nhân nghỉ phép giữa các tháng không đều nhau, để khỏi đột biến giá thành sản phẩm giữa các tháng, DN có thể dùng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Như vậy, hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất là kỹ thuật để giá thành sản phẩm của doanh nghiệp không biến động. Cách tính toán như sau:

Mức trích trước tiền lương = phép kế hoạch của CNTTSX

Tiền lương chính phải trả công x Tỷ lệ trích nhân trực tiếp trong tháng trưóc

Trong đó:

Täøng säú læång pheïp kãú hoaûch nàm Tyí lãû = cuía CNTT Saín xuáút X 100 Täøng säú læång chênh kãú hoaûch cuía trêch træoïc CNTT saín xuáút Cũng có thể trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định 1 tỷ lệ trích trước tiền lương phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất 1 cách hợp lý. Trường hợp doanh nghiệp bố trí việc nghỉ phép đều đặn giữa các tháng trong năm thì không phải trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX 16

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

b. Phương pháp kế toán tổng hợp trích trước tiền lương nghỉ phép: + Để hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất , kế toán sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả.” + Trình tự hạch toán trích trước tiền lương của công nhân sản xuất như sau : - Hàng tháng, khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả - Khi công nhân sản xuất nghỉ phép theo chế độ hàng năm, xác định số tiền lương nghỉ phép phải trả và ghi : Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả công nhân viên - Khi trả lương nghỉ phép cho người nghỉ phép, ghi : Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 111 - Tiền mặt

II) Các loại sổ sách kế toán liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao độsng, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh. Khoản thanh toán về trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt y, “Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội” sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thông thường, tại các doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm hai kỳ: kỳ 1 tạm ứng và kỳ 2 sẽ nhận số còn lại sau khi đã trừ các khoản vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra, ghi sổ.

III) Thiết kế hệ thống biểu mẫu: Bài toán: Các nghiệp vụ kinh tế về Lương phát sinh trong tháng 1/2003 của Công ty ABC như sau: 1. Ngày 14/01/2003 chi tiền mặt để ứng lương cho công nhân theo phiếu chi PC05 có số tiền là 15.000.000 2. Lương trong tháng được tổng hợp và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng trong công ty như sau: • Công nhân sản xuất giày thể thao : 9.000.000 • Công nhân sản xuất giày Sandal 6.000.000 • Nhân viên phân xưởng 3.000.000 • Nhân viên bán hàng 2.000.000 • Nhân viên quản lý doanh nghiệp 5.000.000 Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

17

Bài giảng Kế toán máy 1

• Tiền lương thực tế nghĩ phép thực tế phải thanh toán 2.000.000 (Trong đó công nhân sản xuất giày thể thao : 1.200.000 và công nhân sản xuất giày Sandal 800.000) 3. Trích trước lương nghĩ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỉ lệ 10% 4. Trích BHXH, BHYT, và kinh phí công đoàn theo tỉ lệ qui định tính vào chi phí và trừ lương công nhân 5. Bảng kê khấu trừ lương công nhân: khấu trừ tạm ứng còn thừa chưa thanh toán của nhân viên Ngô Đình thế Thảo: 300.000, tiền ủng hộ đồng bào miền trung bị bão lụt: 2.000.000 6. Phiếu chi tiền mặt PC33 ngày 31/01/2003: Chi tiền mặt thanh toán lương cho công nhân 8.080.000 Yêu cầu:  Lập Bảng Phân bổ Tiền lương, lập Bảng kê chứng từ phân bổ tiền lương  Lập Nhật ký chung nhập lại các chứng từ trên bảng kê chứng từ phân bổ lương , và các chứng từ khác  Lập các sổ cái Hướng dẫn: 1: Chọn Sheet 1 đổi tên thành PHAN BO LUONG, thiết kế và nhập dữ liệu cho theo mẫu ở trang bên, Với tọa độ như sau(từ nghiệp vụ 2 đến 4):: • Các cột của bảng trải từ cột A, đến cột L • Các dòng nội dung từ dòng có số thứ tự 1 được bắt đầu từ dòng 7 và tiến hành lập các công thức: a) Cột cộng có 334 / Nợ các tài khoản khác : Ví dụ: tại ô F8 chúng ta tính Nợ 622A / Có 334 F8 =SUM(C8:E8), tương tự như vậy chúng ta có thể sao chép công thức này xuống cho các ô còn lại của cột F b) Cột Kinh phí công đoàn: Tại ô G8=(F8+F15)*2%, sau đó sao chép công thức này cho ô G9 Tại ô G10=F10*2%, sau đó sao chép công thức này cho các ô G11, G12 c) Cột Bảo hiểm xã hội: Tại ô H8=(F8+F15)*15%, sau đó sao chép công thức này sang H9 Tại ô H10=F10*15%, sau đó sao chép công thức này sang H11, H12 Tại ô H18=F20*5%, với ô F20 chứa tổng có 334 d)Cột Bảo hiểm Y tế Tại ô I8=(F8+F15)*2%, sau đó sao chép công thức này sang I9 Tại ô I10=F10*2%, sau đó sao chép công thức này sang I11, I12 Tại ô I18=F20*1%, với ô F20 chứa tổng có 334 e) Cột cộng có 338 Tại ô J8=G8+H8+I8, sau đó sao chép công thức này cho các ô còn lại trên cột J f) Cột Tổng cộng Tại ô L8=F8+J8+K8, sau đó sao chép công thức này sang các ô còn lại 18

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

Sau khi có xong số liệu này chúng ta lập bảng kê chứng từ phân bổ trích BHXH, BHYT, KPCĐ sau đây (có thể đặt ngay trên Sheet đang dùng)

BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ BHXH, BHYT, KPCĐ STT

Diễn Giãi

TKNO

TKCO

Số tiền

1

Phân bổ tiền lương phải trả

622A

334

9,000,000

2

Phân bổ tiền lương phải trả

622B

334

6,000,000

3

Phân bổ tiền lương phải trả

6271

334

3,000,000

4

Phân bổ tiền lương phải trả

6411

334

2,000,000

5

Phân bổ tiền lương phải trả

6421

334

5,000,000

6

Phân bổ tiền lương phải trả

335

334

2,000,000

7

Trích trước lương nghĩ phép CNSX

622A

335

900,000

8

Trích trước lương nghĩ phép CNSX

622B

335

600,000

9

Trích KPCĐ (cpnc) A

622A

3382

204,000

10

Trích BHXH (cpnc) A

622A

3383

1,530,000

11

Trích BHYT (cpnc) A

622A

3384

204,000

12

Trích KPCĐ (cpnc) B

622B

3382

136,000

13

Trích BHXH (cpnc) B

622B

3383

1,020,000

14

Trích BHYT (cpnc) B

622B

3384

136,000

15

Trích KPCĐ (cpsx chung)

6271

3382

60,000

16

Trích BHXH (cpsx chung)

6271

3383

450,000

17

Trích BHYT (cpsx chung)

6271

3384

60,000

18

Trích KPCĐ (cp bán hàng)

6411

3382

40,000

19

Trích BHXH (cp bán hàng)

6411

3383

300,000

20

Trích BHYT (cp bán hàng)

6411

3384

40,000

21

Trích KPCĐ (cp qldn)

6421

3382

100,000

22

Trích BHXH (cp qldn)

6421

3383

750,000

23

Trích BHYT (cp qldn)

6421

3384

100,000

24

Trích BHXH ( lương)

334

3383

1,350,000

25

Trích BHYT ( lương)

334

3384

270,000

2) bạn hãy chọn một sheet khác lập mẫu Nhật ký chung như các bài tập trước và nhập toàn bộ các chứng từ trên vào, với ngày lập là ngày 30, số chứng từ bắt đầu bằng ký hiệu PB

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

19

Bài giảng Kế toán máy 1

20

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

Chương IV.

KẾ TOÁN HÀNG HÓA THÀNH PHẨM

I) Tổng quan về kế toán hàng hoá thành phẩm: 1/ Nhiệm vụ kế toán : - Tổ chức theo dõi phản ảnh chính xác đầy đủ kịp thời tình hình biến động và còn lại của các loại thành phẩm, hàng hóa . - Phản ảnh và đánh giá tình hình thực hiện định mức dự trữ thành phẩm, tình hình chấp hành chế độ bảo quản thành phẩm, hàng hóa trong kho. 2/ Đánh giá thành phẩm : Về nguyên tắc thành phẩm được đánh giá theo giá thành thực tế .Việc hạch toán tổng hợp nhập, xuất kho thành phẩm phải được tiến hành theo giá thành thực tế . 2.1. Giá nhập kho : Giá thực tế thành phẩm nhập kho tùy thuộc vào từng nguồn nhập: - Thành phẩm do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất ra: Được tính theo giá thành sản xuất - Thành phẩm thuê ngoài gia công: Giá thành thực tế bao gồm các chi phí liên quan đến gia công như : Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí gia công + Các chi phí khác ( Hao hụt ,bốc dở, vận chuyển...) . - Đối với thành phẩm nhận vốn góp liên doanh, giá nhập kho do hội đông liên doanh đánh giá b/ Giá xuất kho: Trong thực tế việc ghi sổ nhập, xuất hằng ngày theo giá thực tế rất phức tạp, để đơn giản trong công tác hạch toán người ta sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán do phòng kế toán qui định và sử dụng trong suốt một kỳ hạch toán. Trong hạch toán chi tiết nhập, xuất kho thành phẩm hằng ngày: @ Khi sử dụng giá hạch toán trong hạch toán chi tiết thành phẩm. Cuối tháng, kế toán phải tính giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho và xác định hệ số chênh lệch giữa giá thành thực tế với gía hạch toán của thành phẩm để làm cơ sở xác định giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ. * Cách tính : Giá thực tế ĐK + Giá thực tế Nhập kho + Hệ số (HTP ) = Giá hạch toán ĐK + Giá hạch toán Nhập kho = + Giá thực tế xuất kho = HTP X Giá hạch toán xuất kho Lưu ý: Hệ số tính cho từng loại sản phẩm @ Trong trường hợp không sử dụng giá hạch toán; khi xác định giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ có thể sử dụng một trong các phương pháp sau : - Tính theo giá thực tế bình quân . - Tính theo phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước - Tính theo giá thực tế nhập sau, xuất trước . - Tính theo giá thực tế chỉ định đích danh . 3/Hạch toán chi tiết hàng hóa thành phẩm: 3.1. Chứng từ: Các chứng từ trong hạch toán thành phẩm: Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

21

Bài giảng Kế toán máy 1

- Phiếu nhập kho, - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Biên bản kiểm ngiệm nhập kho - Phiếu nhập kho: Khi có sản phẩm nhập kho nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm tổ trưởng sản xuất lập phiếu nhập kho thành 3 liên và giao thành phẩm vào kho theo mẫu: PHIẾU NHẬP KHO Ngày .... tháng ....năm ..... Số :..... Nợ :..... Họ và tên người giao:.................................................... Có :...... Theo..... số .... ngày ..... tháng .... năm .... của :............. Nhập tại kho :................................................................

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, sản phẩm

A

B

Mã số

Đơn vị tính

C

D

Số lượng Theo chứng từ

Thực nhập

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

Cọng

x

Phụ trách cung tiêu ( Ký , họ tên )

xx

Nhập ngày ...tháng ... năm ... Người giao hàng Thủ kho ( Ký , họ tên ) ( Ký , họ tên )

- Phiếu xuất kho : + Mọi trường hợp xuất kho phải lập phiếu xuất kho thành 3 liên và phiếu xuất kho có thể lập riêng cho một loại hoặc cho nhiều loại thành phẩm . PHIẾU XUẤT KHO Ngày .... tháng ....năm .......... Số :..... Họ và tên người nhận hàng:............................................. Nợ :..... Có:...... Địa chỉ :........................................................................... Lý do xuất :..................................................................... Xuất từ kho .................................................................... STT

A

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, sản phẩm

Mã số

Đơn vị tính

B

C

D

Cọng 22

Số lượng Theo chứng từ 1

Thực xuất 2 xx

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Đơn giá

Thành tiền

3

4 x

Bài giảng Kế toán máy 1

Xuất ngày ...tháng ... năm ... Phụ trách cung tiêu Người giao hàng ( Ký , họ tên ) ( Ký , họ tên )

Thủ kho ( Ký , họ tên )

3.2. Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm : Hạch toán chi tiết thành phẩm phải được thực hiện theo từng kho, từng loại từng nhóm từng thứ thành phẩm và được tiến hành ở hai nơi : ở phòng kế toán và ở kho. Để hạch toán chi tiết thành phẩm doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp : - Phương pháp thẻ song song - Phương pháp đối chiếu luân chuyển - Phương pháp số dư. Nội dung các phương pháp này đã được trình bày trong chương học: Kế toán vật liệu. 4/Hạch toán tổng hợp nhập xuất hàng hóa - thành phẩm: Theo Phương pháp kê khai thường xuyên : a/ Tài khoản sử dụng : + Tài khoản 155 ''Thành phẩm '' + Tài khoản 156 (1561-1562) + Tài khoản 157 '' Hàng gửi đi bán '' + Tài khoản 632 ''Giá vốn hàng bán '' b/ Trình tự kế toán : - Khi phát sinh các nghiệp vụ về nhập kho thành phẩm từ các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, phụ thuê ngoài gia công, chế biến, kế toán ghi theo giá thành thực tế: Nợ TK 155- Thành phẩm Có TK 154 - Trường hợp hàng gửi bán bị từ chối, hàng ký gửi, giao đại lý không bán được nhận lại đem nhập kho theo giá thành thực tế: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 157 - Trường hợp đã tiêu thụ bị trả lại đem nhập kho: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 632- Giá vốn hàng bán - Trường hợp đánh giá tăng thành phẩm: Nợ TK 155- Thành phẩm Có TK 412- Chênh lệch giá - Trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê: Nợ TK 155- Thành phẩm Có TK 642- Giá trị thừa trong định mức Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

23

Bài giảng Kế toán máy 1

-

-

-

-

-

-

Có TK 3381- Thừa chưa rõ nguyên nhân Đối với sản phẩm xuất kho trực tiếp đem tiêu thụ: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 155- Thành phẩm Nếu xuất kho tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng gửi bán hoặc xuất kho cho các đại lý, ký gửi: Nợ TK 157 Hàng gửi bán Có TK 155- Thành phẩm Trường hợp xuất kho sản phẩm để trao đổi vật tư hàng hóa, phản ánh trị giá vốn xuất kho: Nợ TK 632- Trao đổi trực tiếp tại kho Nợ TK 157- Gửi đi trao đổi Có TK 155- Thành phẩm Trường hợp xuất sản phẩm để biếu tặng, thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên: Nợ TK 632 Có TK 155 Truờng hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê kho sản phẩm: Nợ TK 632 - Thiếu dược xử lý Nợ TK 1381 - Thiếu chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 1388 -Thiếu cá nhân phải bồi thường Nợ TK 334- Thiếu cá nhân bồi thường trừ vào lương Có TK 155 - Thành phẩm Trường hợp đánh gía giảm: ghi ngược lại với đánh giá tăng Trường hợp xuất thành phẩm đi góp vốn liên doanh: Nợ TK 128, 222 Có TK 155 Có ( Nợ )TK 412- Chênh lệch giá

II) Các loại sổ sách kế toán liên quan : - Hằng ngày dựa vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan, kế toán sẽ ghi chép vào sổ Nhật ký chung , nhật ký bán hàng, sau đó tiến hành lập các sổ cái liên quan - Để theo dõi chi tiết chúng ta cần phải có các sổ Chi tiết từng từng hàng hoá, thành phẩm, bảng Tổng hợp Nhập xuất hàng hoá, thành phẩm . - Để theo dõi tình hình công nợ chúng ta có các sổ chi tiết thanh toán với người bán…

III) Thiết kế hệ thống biểu mẫu: Công ty ABC thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp thường xuyên, Giá hàng xuất tính theo phương pháp FIFO, là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Số dư đầu kỳ của các tài khoản như sau: TK 331: 70.000.000 đ, trong đó : Đơn vị S1: 50.000.000 đ, đơn vị S2 : 20.000.000 đ TK 131: 50.000.000 đ, trong đó : Khách hàng H1: 35.000.000 đ, H2: 15.000.000 đ 24

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

TK 156 : 170.000.000 đ ,trong đó TK 1562 : 10.000.000 đ, TK 1561 : 160.000.000 đ được chi tiết: • Hàng G1: 70.000.000 đ (số lượng 10.000 kg) • Hàng G2 : 60.000.000 đ (số lượng 5.000 m) • Hàng G3 : 30.000.000 đ (số lượng 1.000 cái) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/2003 của Công ty ABC như sau: 1. Nhập kho hàng hóa G1 chưa trả tiền cho đơn vị S2 theo phiếu nhập kho PN01, ngày 01/01/03, số lượng 1000 kg. Trị giá hàng ghi trên hóa đơn: Giá mua: 10.000 kg X 7.100đ/kg = 71.000.000 đ Thuế GTGT: 10%, Tổng số tiền thanh toán = 78.100.000 đ 2. Ngày 01/01/03, Chi tiền vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa G1 kèm theo chứng từ gốc có liên quan PC01, Số tiền 2.100.000 đ trong đó thuế GTGT: 100.000 đ 3. Xuất kho 8000 kg hàng G1 bán trực tiếp cho khách hàng theo phiếu xuất kho PX01, ngày 02/01/03. Tiền bán hàng được khách hàng thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt theo phiếu thu PT01, ngày 02/01/03. Tiền bán hàng G1 được phản ánh trong HĐơn bán hàng như sau: - Giá bán chưa thuế: 8000 kg X 10.000 đ/kg = 80.000.000 đ, Thuế VAT 10% - Tổng số tiền thu: 88.000.000 đ 4. Bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên Nguyễn văn Hộ về khoản mua hàng G3: - Giá mua: 100 cái X 30.000 đ = 3.000.000 đ, thuế VAT 10%, tổng cộng: 3.300.000 đ - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 400.000 đ Hàng G3 đã được nhập kho đầy đủ theo phiếu nhập kho PN02, ngày 04/01/03 5. Xuất kho 3000 m hàng G2 gởi đi bán theo phiếu xuất kho PX02, ngày 05/01/03. Số tiền bán hàng được thể hiện trên hóa đơn như sau: - Giá bán: 3000 m X 16.000 đ/m = 48.000.000 đ, Thuế VAT 10% - Tổng cộng : 52.800.000 đ 6. Nhập kho 5000 m hàng G2 theo phiếu nhập PN03, ngày 06/01/03. Trị giá hàng trên G2 trên hóa đơn của đơn vị S2 (chưa thanh toán) như sau: - Giá mua chưa thuế: 5000 X 11.600 = 58.000.000 đ, Thuế VAT 10% - Tổng số tiền thanh toán : 63.800.000 đ 7. Tiền vận chuyển hàng G2, được thanh toán bằng TGNH tại ngân hàng Công thương là 1.050.000 đ, trong đó thuế VAT là 50.000 đ. Doanh nghiệp đã nhận được giấy báo nợ BN01, ngày 07/01/03 chuyển đến. 8. Nhận được giấy Báo có BC01 của ngân hàng Công thương chuyển đến ngày 08/01/03 về khoản tiền bán hàng G2 ở nghiệp vụ 5 do khách hàng thanh toán. 9. Nhập kho hàng G1 chưa thanh toán cho đơn vị S2. Trị giá hàng ghi trên hóa đơn: - Giá mua chưa có thuế : 5000 kg X 7100 đ/kg = 35.500.000 đ, thuế VAT 10% - Tổng số tiền thanh toán : 39.050.000 đ Hàng đã nhập kho đầy đủ theo phiếu nhập PN04, ngày 10/01/03 10. Ngày 10/01/03 theo phiếu chi PC06 chi thanh toán tiền vận chuyển bốc dỡ hàng G1, số tiền 1.050.000 đ, trong đó thuế VAT là 50.000 đ Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

25

Bài giảng Kế toán máy 1

11. Ngày 12/01/03 xuất kho hàng G1 bán trực tiếp cho công ty K1 theo phiếu PX03, số lượng 2000 kg. Tiền bán hàng ghi trên hóa đơn: - Giá bán: 2000 kg X 10.000 đ/kg = 20.000.000 đ, thuế VAT 10% - Tổng tiền thanh toán: 22.000.000 đ Doanh nghiệp đã nhận tiền đầy đủ theo phiếu thu PT10, ngày 12/01/03 12. Công ty K1 trả lại 200 kg hàng G1 do phát hiện không đảm bảo phẩm chất. Doanh nghiệp đã nhập kho lại số hàng này theo phiếu nhập kho PN05, ngày 13/01/03, và đã chi tiền mặt để hoàn trả trực tiếp cho khách 2.200.000 đ theo phiếu chi PC07 cùng ngày 13. Ngày 14/01/03 nhập kho hàng G3 chưa trả tiền cho đơn vị S3, theo phiếu PN06 số lượng 1000 cái. Trị giá ghi trên hóa đơn: - Giá mua chưa thuế: 1000 cái X 30.000 đ/cái = 30.000.000 đ, thuế VAT 10% - Tổng cộng : 33.000.000 đ 14. Phiếu chi PC08 ngày 15/01/03 trả tiền vận chuyển hàng G3 là 630.000 đ, trong đó thuế VAT 30.000 đ 15. Xuất bán hàng G3 cho đơn vị K2 theo phiếu xuất PX04 ngày 16/01/03, số lượng 100 cái, khách nhận hàng tại kho và thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu PT11 cùng ngày. Tiền bán hàng ghi trên hóa đơn : - Giá bán chưa thuế : 100 cái X 40.000 đ/cái = 4.000.000 đ, thuế VAT 10% - Tổng tiền : 4.400.000 đ 16. Xuất kho hàng G3 gởi bán cho khách hàng H3, theo phiếu xuất kho PX05 ngày 17/01/03, trên hợp đồng ghi: - Giá bán chưa thuế: 800 cái X 40.000 đ/cái = 32.000.000 đ, thuế VAT 10% - Tổng cộng : 35.200.000 đ Đồng thời thông báo cho khách hàng biết nếu thanh toán sớm hơn hợp đồng, sẽ được hưởng chiết khấu 1% trên giá bán chưa thuế. 17. Ngày 20/01/03 nhận được Báo có BC10 về khoản tiền do Khách H3 thanh toán tiền hàng G3 ở nghiệp vụ trên, và do thanh toán sớm nên H3 được hưởng chiết khấu . 18. Ngày 21/01/03 phiếu thu PT 15, thu tiền của khách hàng H2 thanh toán 8.000.000đ 19. Ngày 31/01/03 vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho Đơn vị S2 15.000.000 đ, ngân hàng đã gửi giấy báo nợ BN03 về cho Công ty. 20. Cuối tháng (Kỳ kinh doanh) lập bút toán phân bổ chi phí thu mua hàng hóa trong tháng cho lượng hàng đã xuất bán (Lập chứng từ phân bổ lấy số chứng từ là PB01) Yêu cầu: - Lập Sổ nhật ký chung, và Nhật ký bán hàng - Lập sổ chi tiết nhập xuất hàng hóa cho 3 loại hàng G1, G2, G3 - Lập sổ Tổng hợp nhập xuất cho 3 loại hàng trên - Lập Sổ cái TK 156 - Lập sổ chi tiết công nợ của người bán S2 Hướng dẫn: Bước 1:Tương tự như các bài tập trước chúng ta chọn một Sheet bất kỳ đổi tên thành NHATKY, và nhập tất cả các chứng từ theo thứ tự thời gian, riêng các các chứng từ Xuất kho bán hàng chúng ta nhập trên Sheet thứ 2 lấy tên NK_Bhang. 26

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

Bước 2: Lập Sheet SCT_HangG1 theo mẫu sau: Tương tự bạn hãy lập thêm các Sheet SCT_HangG2 , SCT_HangG3 Bước 3: Chọn một Sheet khác đặt tên là TH_NXHang theo mẫu sau:

Bước 4: Chọn một Sheet khác đặt tên SC156 và bạn hãy lập sổ cái cho tài khoản này. Bước 5: Chọn một Sheet khác đặt tên là CN331_S2 để lập sổ chi tiết công nợ cho nhà

cung cấp S2 theo mẫu sau: Bảng phân bổ chi phí thu mua hàng hoá BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ THU MUA HÀNG HÓA STT

Chỉ tiêu

1 Chi phí thu mua hàng hóa tồn đầu kỳ 2 Chi phí thu mua hàng hóa PSinh trong kỳ

Trị giá 10,000,000 5,000,000

3 Giá vốn hàng hóa bán ra trong kỳ

131,600,000

4 Giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ

225,900,000

5 Phân bổ chi phí mua hàng trong kỳ

5,521,678

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

27

Bài giảng Kế toán máy 1

Chương V. KẾ

TOÁN CÔNG NỢ

I) Tổng quan về kế toán công nợ: 1) Nội dung các khoản phải thu, phải trả: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên có quan hệ thanh toán với các đối tượng về các khoản phải thu, phải trả khác nhau như : Các khoản phải thu: -Phải thu của khách hàng. -Phải thu nội bộ. -Phải thu khác. -Tạm ứng. -Thế chấp, ký cược, ký quỹ . Nợ phải trả: là các khoản tiền hoặc các nghĩa vụ phát sinh trong qúa trình kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ; được chia ra: + Nợ ngắn hạn : là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng 1 năm. Các khoản nợ này được trang trải bằng TSLĐ hoặc các khoản nợ ngắn hạn mới phát sinh ; Nợ ngắn hạn bao gồm : - Vay ngắn hạn . - Thương phiếu phải trả . - Nợ dài hạn đến hạn trả . - Tiền phải trả cho người bán, người cung cấp . - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước . - Lương, phụ cấp phải trả cho CBCNV . - Các chi phí phải trả . - Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn . - Các khoản phải trả ngắn hạn khác . + Nợ dài hạn : là các khoản nợ mà thời gian trả nợ > 1 năm bao gồm : - Vay dài hạn . - Nợ thế chấp phải trả . - Thương phiếu dài hạn . - Trái phiếu phải trả . - Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn . - Các khoản phải trả dài hạn khác . 2)Nhiệm vụ kế toán : - Tổ chức tốt việc kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các nghiệp vụ thanh toán - Kịp thời ghi chép và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và thu hồi kịp thời các khoản công nợ, chấp hành nghiêm kỷ luật thanh toán, kỷ luật thu nộp ngân sách. - Thường xuyên kiểm tra đối chiếu xác nhận các khoản thanh toán, giải quyết dứt điểm các khoản công nợ dây dưa, khê đọng, xử lý các khoản nợ không có khả năng đòi hoặc nợ không ai đòi . 28

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

II) Các nghiệp vụ thường dùng: 1) Kế toán phải thu của khách hàng * Tài khoản sử dụng : TK 131 (Phải thu của khách hàng). * Các trường hợp kế toán: - Phản ánh số tiền phải thu của khách hàng về số hàng đã tiêu thụ: Nợ TK 131- Phải thu khách hàng Có TK 511- Doanh thu bán hàng Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra - Doanh thu hàng bán bị trả lại trừ vào Nợ phải thu của khách hàng: Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331- thuế gtgt đầu ra của số hàng bị trả lại Có TK 131-Phải thu khách hàng - Khoản giảm giá hàng bán trừ vào Nợ phải thu của khách hàng: Nợ TK 532 Có TK 131 - Khách hàng trả nợ: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Chi phí chiết khấu thanh toán cho khách hàng: Nợ TK 635 Có TK 131 - Nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp lao vụ dịch vụ: Nợ TK 111, 112 Có TK 131- chi tiết theo từng khách hàng - Nếu số tiền đặt trước còn thừa, khi trả lại cho khách hàng kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 111, 112, 311... - Trường hợp khách hàng thanh toán tiền nợ bằng hàng hóa, vật liệu: Nợ TK 152, 153- Nguyên liệu công cụ dụng cụ Nợ TK 156-Hàng hóa. Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 131- Phải thu khách hàng. - Trường hợp phát sinh nợ khó đòi (Nợ khó đòi là khoản nợ đã quá hạn 2 năm, kể từ ngày đến hạn thu nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu được hoặc các khoản nợ tuy chưa quá thời hạn 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể , phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn, hoặc đang trong thời gian xem xét xét hỏi..), không đòi được, doanh nghiệp sẽ xử lý xóa sổ khi có bằng chứng tin cậy như có quyết định của tòa án cho xử lý phá sản hay quyết định cảu cấp có thẩm quyền theo quy định cảu pháp luật . Đối với các khoản nợ đã xóa sổ này, theo chế độ tài chính hiện hành, kế toán ghi vào chi phí quản lý doanh Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

29

Bài giảng Kế toán máy 1

nghiệp, đồng thời theo dõi vào TK 004” Nợ khó đòi đã xử lý” trong thời gian 5 năm kể từ ngày xóa sổ. Khi xử lý xóa sổ nợ phải thu khó đòi kế toán ghi Nợ TK 139 Nợ TK 642 (Phần chênh lệch giửa số nợ phải thu khó đòi xóa sổ lớn hơn số lập dự phòng) Có TK 131 Đồng thời ghi: Nợ TK 004- Nợ phải thu khó đòi. 2) Kế toán phải trả cho người bán Tài khoản sử dụng TK 331 Phải trả cho người bán Trường hợp mua chịu hàng hóa, vật tư, tài sản, dịch vụ (còn gọi là mua trả chậm hay thanh toán sau là trường hợp mua hàng mà người mua được người bán chấp nhận cho thanh toán chậm khối lượng hàng mà họ đã bán hoặc đã bàn giao). Khi mua chịu, kế toán căn cứ vào trị giá hàng mua, phản ánh các bút toán sau: - Phản phán giá trị vật tư hàng hoá tài sản dịch vụ... mua chịu phải trả người bán: Nợ TK 151, 152, 153... Nợ TK 211-giá mua chưa thuế. Nợ TK 241- giá thầu công trình chưa có thuế. Nợ TK chi phí Nợ TK 133 Có TK 331- chi tiết theo từng đối tượng. - Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng trừ vào nợ phải trả: Nợ TK 331 Có TK 515 - Phản ánh giảm giá hàng mua được người bán chấp nhận trừ vào nợ phải trả: Nợ TK 331 Có TK 152, 153, 156 - Phản ánh hàng mua trả lại được người bán chấp nhận trừ vào nợ phải trả: Nợ TK 331 Có TK 152, 153, 156... Có TK 133 - Khi thanh toán tiền àng cho người bán: Nợ TK 331-chi tiết cho từng đối tượng Có TK 111, 112- Số đã trả. Có TK 311, 341- số tiền vay thanh toán cho người bán, nhà thầu - Phản ánh số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu: Nợ TK 331 Có TK 111, 112, 311, 341... - Phản ánh số tiền ứng trước còn thừa được người bán trả lại: Nợ TK 111, 112- Số tiền đã nhận. Có TK 331 30

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

III) Các loại sổ sách kế toán liên quan đến kế toán công nợ: •

Hằng ngày dựa vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan, kế toán sẽ ghi chép vào sổ Nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ, sau đó tiến hành lập các sổ cái liên quan, và lập các chi tiết Công nợ cho từng người mua, người bán, và Các Sổ tổng hợp Công nợ phải thu, Sổ Công nợ phải trả

IV) Thiết kế hệ thống biểu mẫu: Bài toán: Các nghiệp vụ phát sinh (Tiếp theo bài tập 4) 1. Nhập kho vật liệu chính M1chưa trả tiền cho đơn vị S1, theo phiếu nhập kho PN08, ngày 15/01/03, số lượng 2000 kg, gía trị ghi trên hóa đơn: • Giá mua 2000 kg x 9.500 đ /kg = 19.000.000 đ, thuế GTGT 10% • Tổng số tiền thanh toán : 20.900.000 đ 2. Ngày 19/01/03 nhận được giấy báo nợ BN15 về số tiền gửi chuyển trả cho đơn vị S1 40.000.000 đ 3. Ngày 21/01/03 nhập kho vật liệu M2 chưa trả tiền cho S1, theo phiếu nhập PN09, số lượng 1000 kg • Giá mua 1000 kg x 6800 đ/kg = 6.800.000 đ, thuế GTGT 10% • Tổng trị giá thanh toán : 7.480.000 đ 4. Xuất kho bán 3000 sản phẩm A, cho khách hàng H1 chưa thanh toán, theo phiếu xuất PX05, ngày 12/01/03 tiền bán hàng ghi trên hóa đơn • Giá bán : 3000 sp x 7000 đ/sp = 21.000.000 đ, thuế GTGT 10% • Tổng số tiền thanh toán : 23.100.000 đ 5. Nhận được báo có BC11, ngày 14/01/03 do khách hàng H1 thanh toán 35.000.000 đ 6. Doanh nghiệp giảm giá bán cho số sp A bán ở PX05 là 5% trên giá bán chưa thuế. DN đã lập chứng từ giảm giá và tính trừ vào số tiền khách hàng H1 còn nợ 7. Phiếu thu PT12 ngày 16/01/03 của khách hàng H2 trả 15.000.000 đ 8. Xuất kho bán trực tiếp cho H2 theo phiếu xuất kho PX06, ngày 17/01/03 , số lượng 2000 sp B. khách đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán • Giá bán : 2000 sp x 10.000 đ/sp = 20.000.000 đ, 10 % thuế GTGT • Tổng cộng: 22.000.000 đ Chú ý: Tất cả các nghiệp vụ xuất bán thành phẩm ở đây, chúng ta có thể không nhập bút toán Nợ 632 / Có 155, bởi vì chưa có giá thành sản phẩm, nếu có thể chúng ta sẽ sử dụng giá hạch toán Hướng dẫn:

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

31

Bài giảng Kế toán máy 1

Lập tất cả các công thức trong Sổ chi tiết công nợ phải trả * Số chứng từ: =VLOOKUP(A9,NK,2,0) * Ngày lập: =VLOOKUP(A9,NK,3,0) * Diễn giãi: =VLOOKUP(A9,NK,4,0) * tài khoản đối ứng: =IF(VLOOKUP(A9,NK,5,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,6,0),VLOOKUP(A9,N K,5,0)) * Số phát sinh nợ =IF(VLOOKUP(A9,NK,5,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,8,0),0) *Số phát sinh Có: =IF(VLOOKUP(A9,NK,6,0)=$D$4,VLOOKUP(A9,NK,8,0),0) * Số dư cuối kỳ Nợ cho từng dòng: =IF((H8-I8+F9-G9)>0,H8-I8+F9-G9,0) * Số dư cuối kỳ Có cho từng dòng: =IF((H-I8+F9-G9)<0,ABS(H8-I8+F9-G9),0) * Số dư cuối kỳ :=I8-F16+G16 - Tương tự cho các sổ chi tiết công nợ phải trả cho các khách hàng khác.

* Số phát sinh Nợ cho từng nhà cung cấp =SUM(IF(TKNO=A6,1,0)*TT) * Số phát sinh Có cho từng nhà cung cấp =SUM(IF(TKCO=A6,1,0)*TT) * Số dư nợ của từng nhà cung cấp =IF((C6-D6+E6-F6)>0,(C6-D6+E6-F6),0) 32

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

* Số dư có của từng nhà cung cấp =IF((C6-D6+E6-F6)<0,ABS(C6-D6+E6-F6),0) - Tương tự chúng ta thực hiện các sổ chi tiết và tổng hợp công nợ phải thu cho các khách hàng.

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

33

Bài giảng Kế toán máy 1

Chương VI. KẾ TOÁN DOANH THU I) Tổng quan về kế toán doanh thu: 1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sỡ hữu. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán = > Điều kiện ghi nhận Doanh thu ?  Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:  Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.  Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.  Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.  Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.  Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập báo cáo tài chính của kỳ đó. Kế quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ dịch vụ đó. Có khả năng thu được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Xác định được các chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. a. Doanh thu thuần là gì? Là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm giá, doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu nếu có -

Doanh = thu thuần

Doanh thu bán Các khoản Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ hàng và cung - giảm trừ - đặc biệt, thuế GTGT theo cấp dịch vụ doanh thu phương pháp trực tiếp

Trong đó : Các khoản giảm trừ doanh thu gồm có: - Doanh thu hàng bán bị trả lại. 34

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

-

Giá trị giảm giá hàng bán. - Chiết khấu thương mại b. Các khoản giảm doanh thu : Giảm giá hàng bán : Là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá đã thỏa thuận ghi trên hóa đơn, hợp đồng kinh tế do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, chũng loại hoặc lạc hậu thị hiếu. Giá trị hàng bán bị trả lại : Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Chiết khấu thương mại: là khoản tiền doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn 2) Kế toán tổng hợp a. Tài khoản sử dụng : • TÀI KHOẢN 511 ''Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ'' - Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ảnh số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế thực hiện của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:  Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.  Cung cấp dịch vụ: cung cấp các loại dịch vụ (giao thông vận tải, bưu điện dịch vụ công cụ, dịch vụ kế toán kiểm toán...), cho thuê TSCĐ theo phương thức thuê hoạt động. Các tài khoản cấp 2: - TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa - TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm - TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ - TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá. • TÀI KHOẢN 512 '' Doanh thu nội bộ'' - Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ảnh doanh thu của số sản phẩm hàng hóa dịch vụ lao vụ tiêu thụ trong nội bộ (doanh thu của các đơn vị thành viên cung cấp lẫn nhau.) Các tài khoản cấp 2: - TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa - TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm - TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ • TÀI KHOẢN 515- ''Doanh thu hoạt động tài chính'' - Công dụng: TK này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp. - Nội dung của hoạt động tài chính:  Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, bán hàng trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ,... lãi cho thuê tài chính.  Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính...)  Cổ tức lợi nhụân được chia.  Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.  Thu nhập về cho thuê cơ sở hạ tầng. Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

35

Bài giảng Kế toán máy 1

Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác.  Chânh lệch do bán ngoại tệ, khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.  Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. Nguyên tắc hạch toán TK 515:  Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán: doanh thu được ghi nhận là phần chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua (phần lãi), không phản ánh tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán.  Đối với hoạt động mua bán ngoại tệ : Doanh thu được ghi nhận là phần chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá ngoại tệ bán ra.  Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản: Doanh thu được ghi nhận là tổng số tiền thu được do bán bất động sản.  Đối với hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng: Doanh thu được ghi nhận khi hoàn tất bán giao đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị của diện tích đất đã chuyển giáo theo giá bán trả ngay. • TÀI KHOẢN 521 - Chiết khấu thương mại; - Công dụng : TK 521 dùng để phản ánh các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng. - Nguyên tắc hạch toán vào TK 521:  Chỉ hạch toán vào TK này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã qui định.  Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại thì giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá bán đã giảm giá, khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521, doanh thu bán hàng được phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.  Trường hợp người mua hàng, mua nhiều lần mới đạt được lượng hàng được hưởng chiết khấu, thì số chiết khấu người mua được hưởng cuối cùng. Khoản chiết khấu thương mại này không dược hạch toán vào TK 521.  Phải theo dõi chi tiết khoản chiết khấu thưưong mại đã thực hiện cho khách hàng và từng loại hàng như bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.  Trong kỳ hạch toán chiết khấu thương mại phát sinh thực tế vào bên Nợ của TK 521. Cuối kỳ hạch toán, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán. + TK 521- Chiết khấu thương mại có 3 TK chi tiết: TK 5211- Chiết khấu hàng hóa. TK 5212- Chiết khấu thành phẩm. TK 5213- Chiết khấu dịch vụ. Theo thông tư số 120 của BTC ngày 7/10/1999: Chiết khấu thanh toán (Chiết khấu bán hàng) được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính. • TÀI KHOẢN 531 ''Hàng bán bị trả lại''. - Tài khoản này dùng để theo dõi số doanh thu hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ, đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại . • TÀI KHOẢN 532< Giảm giá hàng bán>. 

36

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

- Công dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi khoản giảm giá hàng bán trong trường hợp giảm giá, bớt giá và hồi khấu . Nguyên tắc hạch toán:  Chỉ hạch toán vào TK này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi phát hành hóa đơn. Không hạch toán vào TK này số giảm giá đã được ghi trên hóa đơn và đã được trừ vào tổng giá trị hàng bán ghi trên hóa đơn.  Trong kỳ kế toán, khoản giảm gía hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên nợ của TK 532. Cuối kỳ kế toán kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511 hoặc TK 512 để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ. b/ Các trường hợp kế toán tiêu biểu : b1. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ: Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên: • Trường hợp 1: Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Đây là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho hoặc tại phân xưởng sản xuất, do đó sản phẩm sau khi xuất cho khách hàng được coi là tiêu thụ. Khi xuất sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện các lao vụ dịch vụ với khách hàng, kế toán ghi các bút toán sau: - Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán: Nợ TK 632. Giá vốn hàng bán Có TK 155-Ghi theo giá thực tế xuất kho Có TK 154- Ghi theo giá thành thực tế TP hoàn thành - Phản ánh doanh thu của hàng tiêu thụ: Căn cứ vào hóa đơn GTGT Nợ TK 111, 112, TK 131- Ghi tổng giá thanh toán Có TK 511- Ghi giá bán Có TK 3331-Thuế GTGT đầu ra ) * Chú ý : Doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì bút toán doanh thu ghi : NỢ TK 111/112/131. CÓ TK 511 Giá thanh toán •

Trường hợp 2 : Xuất gửi bán Là hàng chở bán tại kho đơn vị mua do đó hàng xuất gửi bán chưa xác định tiêu thụ .Số hàng này được xác định tiêu thụ khi người mua chấp nhận thanh toán hay nhận được giấy báo ngân hàng . Khi xuất sản phẩm chuyển đến cho bên mua, do hàng vẫn thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp nên kế toán ghi tăng lượng hàng gửi bán theo trị giá vốn thực tế (căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ) bằng bút toán: Nợ TK 157 Có TK 154- Xuất trực tiếp từ các phân xưởng. Có TK 155-Xuất trực tiếp tại kho thành phẩm. Khi hàng chuyển đi được bên mua kiểm nhận, chấp nhận thanh toán (một phâìn hoặc toàn bộ), doanh nghiệp phải lập hóa đơn thuế giá trị gia tăng về lượng hàng đã Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

37

Bài giảng Kế toán máy 1

chấp nhận giao cho khách hàng. Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi các bút toán sau: + Phản ánh giá bán của hàng được chấp nhận: Nợ TK 111, 112, 131. Có TK 511 Có TK 3331 + Phản ánh giá vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632 Có TK 157. Số hàng gửi đi bị từ chối khi chưa được xác nhận là tiêu thụ: Nợ TK 1388, 334: Giá trị hư hỏng cá nhân phải bồi thường. Nợ TK 155- Nếu nhập lại kho Nợ TK 1381- Giá trị sản phẩm hỏng chờ xử lý. Có TK 157-Trị giá vốn của số hàng bị trả lại. • Trường hợp 3: Giao hàng cho đại lý. ◆ Hàng giao cho đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và chỉ được xác định tiêu thụ khi cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng. Số tiền hoa hồng trả cho đại lý được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bên giao hàng tổ chức hạch toán, bên đại lý không theo dõi phần thuế GTGT . ◆ Bên cở sở đại lý hàng nhận không phải là hàng mua nên hạch toán vào TK 003 (Hàng hóa nhận giử hộ) và doanh thu bán hàng chỉ phản ảnh phần hoa hồng được hưởng  BÊN GIAO HÀNG : - Số hàng ký gửi, đại lý vẫn thuộc sỡ hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ. Về cơ bản, kế toán ghi các bút toán tương tự như phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận. Cụ thể khi xuất hàng giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi, kế toán phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kế toán ghi: Nợ TK 157 Có TK 155, 154. - Khi nhận Bảng kê hoá đơn bán ra của số hàng đã được các cơ sở đại lý bán gửi về thanh toán hàng đã bán. Kế toán phải lập hóa đơn Giá trị gia tăng và phản ánh doanh thu của hàng đã bán bằng bút toán: Nợ TK 641- Phí hoa hồng tính trên doanh thu Nợ TK 131-Ghi số tiền chưa thu Nợ TK 111/112- Ghi số tiền đã thu Có TK 511 Ghi giá bán Có TK 3331. Ghi thuế GTGT Đồng thời ghi nhận trị giá vốn của hàng đại lý thực tế đã bán được: Nợ TK 632 Có TK 157

38

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1



Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng ghi : NỢ TK 641: (Phí hoa hồng) NỢ TK 111/112/131 (Gía bán- Phí hoa hồng) CÓ TK 511: (Giá bán)  BÊN NHẬN HÀNG ĐẠI LÝ : - (1) Khi nhận hàng của chủ hàng giao cho, căn cứ vào trị giá hàng đã nhận, kế toán ghi: Nợ TK 003 "Hàng hóa nhận giử hộ” - (2) Khi bán hàng: Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ khác có liên quan, kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của số hàng đại lý đã bán được: Nợ TK 111,112 Có TK 3388Đồng thời ghi giảm số hàng đã gửi bán: Có TK 003- Hàng hóa nhận giử hộ - (3) Khi thanh toán hoa hồng, cơ sở đại lý phải lập hoá đơn giá trị gia tăng, trên hóa đơn chỉ ghi dòng giá bán là tiền hoa hồng, dòng thuế súât và tiền thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng về hoa hồng được hưởng, kế toán ghi doanh thu: Nợ TK 331 Có TK 511. Khi thanh toán tiền hàng cho chủ hàng Nợ TK 331 Có TK 111, 112 • Trường hợp 4: Phương thức tiêu thụ bán hàng trả góp, trả chậm: Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng đó được xác định là tiêu thụ. Về tiền hàng người mua thanh toán ngay lần đầu tại thời điểm mua một phần số tiền phải trả, phần còn lại trả dần trong nhiều kỳ và phải chịu một lãi suất nhất định. Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế không kể phần lãi trả chậm . Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng kể cả thuế . Phần lãi tính trên số tiền trả chậm được phản ảnh vào doanh thu chưa thực hiện. @ Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Kế toán phản ánh các bút toán sau: - Phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ: Nợ TK 632 Có TK 154, 155, 156... - Phản ánh số thu của hàng trả góp theo hóa đơn GTGT: Nợ TK 111, 112- Số tiền người mua thanh toán lần đầu. Nợ TK 131- Số tiền người mua còn nợ (kể cả lãi trả chậm) Có TK 511- Doanh thu tính theo giá bán trả tiền ngay. Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp tính doanh thu trả tiền ngay Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện ( Tổng số lãi suất trả chậm) Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

39

Bài giảng Kế toán máy 1

-

-

-

-

-

-

-

-

Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm trả góp từng kỳ, ghi: Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính ( Lãi trả chậm, trả góp). - Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả: Nợ TK 511 Có TK 911 Kết chuyển trị giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 Có TK 632 @ Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Kế toán phản ánh các bút toán sau: Phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ: Nợ TK 632 Có TK 154, 155, 156... Phản ánh số thu của hàng trả góp theo hóa đơn GTGT: Nợ TK 111, 112- Số tiền người mua thanh toán lần đầu. Nợ TK 131- Số tiền người mua còn nợ ( kể cả lãi trả chậm) Có TK 511- DT tính theo giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện ( Tổng số lãi suất trả chậm) Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm trả góp từng kỳ, ghi: Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả: Nợ TK 511 Có TK 911 Kết chuyển trị giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 Có TK 632

II) Các loại sổ sách kế toán liên quan : - Hằng ngày dựa vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan, kế toán sẽ ghi chép vào sổ Nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ, sau đó tiến hành lập các sổ cái liên quan 40

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

- Để theo dõi và kết chuyển vào cuối kỳ chúng ta cần phải có bảng Tổng hợp các tài khoản loại 5,7 để có số liệu kết chuyển - Để theo dõi tình hình công nợ chúng ta có các sổ chi tiết thanh toán với người mua

III) Thiết kế hệ thống biểu mẫu: Bài toán: Doanh nghiệp ABC kinh doanh về các mặt hàng nông sản thực phẩm ( Kê khai thường xuyên, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Trong tháng 7/2003 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được phản ảnh qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Công ty chăn nuôi gia súc Đồng Tâm mua 5 tấn bột cá trị giá 10 triệu đ, thuế GTGT 10% , Đồng Tâm thanh toán cho ABC 6,6 triệu bằng tiền mặt còn 4,4 triệu trả sau. 2. ABC đã xuất bán cho Cty Thạch bàn 1 lô hàng theo phương thức trả góp bằng tiền mặt, với giá bán chưa thuế là 12 triệu, lãi suất trả chậm là 2% trong 6 tháng, thuế GTGT 10%, đến nay Thạch bàn đã trả xong 3. Đại lý số 5 thanh toán số tiền hàng mà ABC ký gửi là 40 triệu, thuế GTGT 10% bằng tiền gửi ngân hàng ABC đã nhận giấy Báo có 44 triệu , ABC trích hoa hồng bằng tiền mặt cho đại lý 5% doanh thu 4. ABC nhận làm đại lý bán bột mỳ cho nhà máy bột mỳ Việt Ý theo phương thức bán theo giá nhà máy qui định và hưởng hoa hồng theo tỉ lệ 2% trên tổng giá trị hàng bán, Tổng giá trị bột mỳ đã bán trong tháng là 50 triệu thu bằng tiền mặt 5. Cuối tháng ABC nộp số tiền trên cho nhà máy bột mỳ Việt ý, và được hưởng số hoa hồng nói trên 6. Vì số thức ăn gia súc ở nghiệp vụ 1 bán cho Đồng Tâm có một ít kém chất lượng nên bị trả lại một lượng hàng trị giá 1 triệu, ABC đã trả số tiền này cho Đồng Tâm. 7. Bán cho doanh nghiệp tư nhân Thuận Phước 10 tấn bột cá giá 8 triệu, thuế GTGT 10% thanh toán bằng chuyển khoản ABC đã nhận Báo có. 8. Vì lô hàng giao cho Thuận Phước có một số ít không đúng như tiêu chuẩn đã ghi trong hợp đồng cung cấp nên ABC phải giảm cho Thuận Phước 1 triệu tiền hàng. 9. Công ty Đồng tâm mua 4 tấn bột cá trị giá 5 triệu, thuế GTGT 10%, hàng đã giao cho Đồng tâm thanh toán sau, với thoả thuận nếu thanh toán đúng thời hạn sẽ được hưởng 5% chiết khấu và ABC sẽ trả bằng tiền mặt 10. Cuối kỳ Công ty Đồng Tâm đã thanh toán đủ tiền ở nghiệp vụ 9 và được hưởng chiết khấu như đã nêu trong hợp đồng. Yêu cầu: Lập sổ nhật ký chung theo mẫu đã cho như các bài tập trước để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói trên., Sau đó lập 4 bút toán kết chuyển có số liệu còn trống bên dưới. Hướng dẫn: 1: Chọn Sheet 1 đổi tên thành NHATKY, thiết kế và nhập dữ liệu cho sổ nhật ký chung theo mẫu sau:

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

41

Bài giảng Kế toán máy 1

Stt

Chứng từ Số

Diễn giãi

Ngày

Tài khoản Nợ



Số lượng

Số tiền Nợ

1

PT01

Công ty Đồng tâm thanh toán tiền mua Bột GS

111

511

2

PT01

Thuế GTGT phải nộp

111

3331

3

HD01

Công ty Đồng Tâm mua trả chậm bột 131DT 511 GS

4

HD01

Thuế GTGT phải nộp

131DT 3331

5

PT02

Công ty Thạch Bàn thanh toán tiền hàng

111

511

12,000,000

6

PT02

Thuế GTGT phải nộp

111

3331

1,200,000

7

PT02

Thu lãi tiền bán hàng cho Thạch Bàn 111

711

240,000

8

BC01

Thu tiền hàng của đại lý số 5

112

511

40,000,000

9

BC01

Thuế GTGT phải nộp

112

3331

4,000,000

10 PC01

Chi tiền Hoa hồng cho Đại lý số 5

641

111

2,000,000

11 PT03

Thu tiền bán bột mỳ của Việt Ý

111

331VY

12 PC02

Nộp tiền hàng cho Bột Mỳ Việt Ý

331VY 111

49,000,000

13 PC02

Tiền hoa hồng được hưởng

331VY 511

1,000,000

14 PC03

Trả tiền cho Công ty Đồng Tâm vì hàng hỏng

531

111

1,000,000

15 PC03

Thuế GTGT giảm

3331

111

100,000

16 BC02

Thu tiền bán bột cá của Thuận Phước 112

511

8,000,000

17 BC02

Thuế GTGT phải nộp

3331

800,000

18 PC04

Giảm giá hàng bán cho Thuận Phước 532

111

700,000

19 HD02

Bán Bột cá cho Cty Đồng Tâm

131DT 511

5,000,000

20 HD02

Thuế GTGT phải nộp

131DT 3331

21 PT04

Cty Đồng Tâm thanh toán tiền hàng

111

131DT

4,750,000

22 PC05

Chiết khấu cho Đồng Tâm

521

131DT

250,000

23 KC01

Kết chuyển Chiết khấu vào Doanh Thu

511

521

24 KC02

Kết chuyển giá trị hàng bị trả lại vào 511 DT

531

25 KC03

Kết chuyển giảm giá hàng bán vào DT

511

532

26 KC04

Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng 511

911

112



6,000,000 600,000 4,000,000 400,000

50,000,000

500,000

2: Chọn một Sheet khác hãy tạo mẫu BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH CÁC TÀI KHOẢN DOANH THU 42

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

Tài Dư Nợ đầu Dư Có Đầu khoản kỳ Kỳ 511

PS Nợ

PS Có

(a)

(b)

Dư Nợ cuối Dư Có cuối kỳ kỳ (c)

(d)

521 531 532 Ở đây chúng ta làm tương tự như bài tập công nợ, chỉ cần đặt 3 khối cho 3 cột TK Nợ, TK Có, Số tiền (là cột PS Nợ hoặc PS Có) và sử dụng công thức mảng cho (a) và (b) là có thể lấy số phát sinh nợ , có cho 4 tài khoản trên. lần đầu chúng ta tính sẽ có được số phát sinh bên nợ của 3 tài khoản giảm doanh thu 521, 531, 532 từ đó ta lập được 3 bút toán kết chuyển KC01, KC02, KC03 và nhập vào lại số liệu trên vào Nhật ký. Sau đó máy sẽ tự động tính lại một lần nữa số phát sinh, và số dư cuối kỳ của 4 tài khoản doanh thu trên, lúc đó chúng ta sẽ có được tổng số dư bên có của tài khoản 511, từ đó chúng ta lập được bút toán kết chuyển KC04 giả sử ô chứa số Tk 511 là A4 ta có các công thức sau: (a) = SUM(IF(TKNO=A4,1,0)*TT) (b) = SUM(IF(TKCO=A4,1,0)*TT) (c) = IF((B4-C4+D4-E4)>0, (B4-C4+D4-E4), 0) (d) = IF((B4-C4+D4-E4)<0,ABS(B4-C4+D4-E4), 0) 3: Phần việc cuối cùng của Bài tập này đề nghị chúng ta lập sổ cái tài khoản 511 để đối chiếu lại toàn bộ số liệu trên

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

43

Bài giảng Kế toán máy 1

Chương VII. KẾ TOÁN TỔNG HỢP I) Bài Toán: Công ty ABC thực hiện chức năng sản xuất và kinh doanh hàng hóa bao gồm : - Một phân xưởng sản xuất hai loại sản phẩm A: giày thể thao sản phẩm B: giày Sandal - Một cửa hàng bán các sản phẩm khác nhau mua từ bên ngoài - Một văn phòng làm việc, là nơi làm việc của các bộ phận quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý hành chính. Tình hình sản xuất kinh doanh và nguồn vốn của doanh nghiệp vào đầu kỳ năm 2003 được thể hiện qua số dư các tài khoản tổng hợp và chi tiết như sau: • Tiền mặt tại quĩ : 30.000.000 đ • Tiền gửi ngân hàng: 170.000.000 đ • Phải thu của khách hàng: 50.000.000 đ Trong đó : công ty Xuân hoa: 35.000.000 đ, Công ty Duy Mỹ ; 15.000.000 đ • Tạm ứng: 10.000.000 đ Trong đó: Nguyễn văn Hùng 6.000.000 đ, Ngô Đình Thế Thảo: 4.000.000 đ • Nguyên vật liệu: 60.000.000 đ Trong đó:  Vật liệu chính da: 20.000.000 đ số lượng: 2000 kg  Vật liệu chính Đế cao su: 28.000.000 đ số lượng: 4000 kg  Vật liệu phụ Đinh: 5.000.000 đ số lượng : 1000 kg  Nhiên liệu xăng: 5.000.000 đ số lượng 1000 lít  Phụ tùng chỉ may: 2.000.000 đ • Công cụ, dụng cụ: 8.000.000 đ Trong đó:  Búa: 5.000.000 đ số lượng 100 cái  Máy cắt đế cao su : 3.000.000 số lượng: 20 chiếc • Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang: 2.000.000 đ Trong đó:  Gaìy thể thao: 1.200.000 đ  Sandal: 800.000 đ • Thành phẩm: 18.000.000 đ Trong đó:  Giày thể thao (2000 đôi) : 10.000.000 đ  Giày sandal (1000 đôi) : 8.000.000 đ • Hàng tồn kho:  Giá mua hàng hóa: 160.000.000 đ, gồm các loại hàng 44

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

 Xi măng : 70.000.000 đ số lượng 10.000 kg  vải : 60.000.000 đ số lượng: 5000 m  Quần jean : 30.000.000 đ số lượng 1000 cái  Chi phí thu hàng hóa: 10.000.000 đ • Tài sản cố định hữu hình: 690.000.000 đ Trong đó:  Nhà cửa vật kiến trúc: 300.000.000 đ  máy móc thiết bị : 250.000.000 đ  Phương tiện truyền dẫn, vận tải: 100.000.000 đ  Thiết bị dụng cụ quản lý: 40.000.000 đ • hao mòn tài sản cố định: 48.000.000 đ • vay ngắn hạn : 280.000.000 đ • Phải trả người bán: 70.000.000 đ Trong đó:  Công ty rạng Đông: 50.000.000 đ  Công ty Bình Minh: 20.000.000 đ • Chi phí phải trả : (trích trước lương nghĩ phép) 2.000.000 đ • Nguồn vốn kinh doanh : 780.000.000 đ • Lợi nhuận chưa phân phối: 28.000.000 đ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1) Bảng kê thanh toán tạm ứng kèm theo những chứng từ gốc có liên quan của nhân viên Nguyễn văn Hùng về số keo dán(vlp) đã mua và chi phí vận chuyển, bốc dỡ số keo dán này. - Tiền mua keo dán: Giá mua chưa thuế: 1000kg x 5000đ/kg = 5.000.000 đ Thuế GTGT 500.000 đ Số tiền thanh toán cho bên bán 5.500.000 đ Chi phí vận chuyển bốc xếp : 400.000 đ Tổng cộng: 5.900.000 Số keo đã được kiểm nhận và nhập kho theo phiếu nhập số PN01/01 ngày 02/01/03 2) Phiếu thu số PT01/01 ngày 02/01/2003 về khoản thu số tiền do nhân viên Nguyễn văn Hùng hoàn ứng là 100.000 đồng 3) Nhập kho vật liệu chính Da, chưa trả tiền cho đơn vị bán là Cty Bình Minh theo phiếu nhập số PN02/01 ngày 03/01/2003 số lượng 2000 kg. Giá trị Vật liệu da ghi trên hóa đơn: Giá mua : 2000 kg X 9500 đ/kg =19.000.000 đ Thuế VAT 10% 1.900.000 Tổng cộng số tiền thanh toán : 20.900.000 đ 4) Phiếu Chi số PC01 ngày 03/01/2003 theo chứng từ gốc liên quan chi trả tiền vận chuyển bốc xếp Da là 1.050.000 đ trong đó có thuế GTGT 50.000 đ Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

45

Bài giảng Kế toán máy 1

5) Nhận được giấy Báo Nợ của Ngân hàng về số tiền gửi đã được NH chuyển trả cho Cty Rạng Đông theo yêu cầu là 40.000.000đ 6) Nhập kho 10000 kg xi măng chưa trả tiền cho Cty Bình Minh theo phiếu nhập kho số PN03 ngày 04/01/2003. Giá mua: 7100đ/kg, thuế VAT 10% Tổng tiền thanh toán: 78.100.000 đ 7) Phiếu Chi tiền vận chuyển ,bốc xếp 10 tấn Xi măng kèm theo chứng từ gốc có liên quan là 2.100.000đ trong đó VAT 100.000đ 8) Phiếu nhập kho số PN04 ngày 05/01/2003 nhập 1000 kg đế Cao su chưa trả tiền cho Cty Bình Minh. Trị giá hàng ghi trên hóa đơn: Giá mua 7000 đ/kg, VAT 10%, Tổng : 7.700.000 đ Công việc vận chuyển do Cty Bình Minh thực hiện chưa thanh toán: Số tiền phải thanh toán ghi trên HĐ là 420.000đ trong đó VAT là 20.000đ 9) Xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm theo phiếu xuất kho số PX01 ngày 06/01/2003 và phiếu đề xuất sử dụng vật liệu của phân xưởng. * Vật liệu chính Da: 2500 kg, dùng sản xuất giày thể thao 1500 kg, dùng sản xuất Saldal: 1000 kg * Vật liệu chính Đế cao su: 3500 kg dùng sx giày tt 1500 kg, dùng sx sandal 2000 kg 10) Phiếu xuất kho số PX02 ngày 07/01/2003 xuất 500 lít xăng dùng tại phân xưởng sản xuất 11) Xuất kho 8000 kg xi măng bán trực tiếp cho khách hàng theo phiếu xuất kho số PX03 ngày 08/01/2003. Tiền bán hàng được khách hàng thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt theo phiếu thu số PT02 ngày 08/01/2003. Tiền bán xi măng phản ánh trên hóa đơn như sau: * Giá bán chưa Thuế: 8000 kgx 10000đ/kg =80.000.000 VAT 10% Tổng tiền thu được: 88.000.000 đ 12) Phiếu Chi tiền mặt số PC03 ngày 09/01/2003 nộp tiền vào ngân hàng là 40 tr và đã nhận được giấy báo có của NH 13) Nhập 1000 kg đế Cao su chưa trả tiền cho Cty Rạng Đông theo phiếu nhập kho ngày 09/01/2003, giá trị ghi trên HĐ: Giá mua chưa thuế 6800 đ/kg, VAT 10% Tổng tiền thanh toán: 7.480.000 đ 14) Phiếu Chi sô PC04 ngày 10/01/2003 kèm theo các chứng từ liên quan chi tiền vận chuyển, bốc xếp đế Cao su có số tiền là 315.000đ trong đó VAT 15.000 đ 15) Xuất kho vlphụ keo dán theo yêu cầu của phân xưởng để sx 2 loại giày. Phiếu xuất số PX04 ngày 10/01/2003 lượng 800 kg, giày tt 500 kg, giày sandal 300 kg 16) Xuất kho phụ tùng để sửa chữa nhỏ máy ở Pxưởng theo phiếu xuất số PX05 ngày 10/01/2003 trị giá 300.000 đ 17) Xuất 5 chiếc máy cắt đế cao su theo phiếu xuất số PX06 ngày 11/01/2003 dùng cho bộ phận bán hàng và phân bổ thẳng 1 lần 18) Chi tiền mặt ứng lương cho CNhân theo phiếu Chi số PC05 ngày 14/01/2003 số tiền : 15.000.000 đ 46

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

19) Bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên Ngô Đình Thế Thảo về khoản mua quần Jean nhập kho hàng: * Giá mua: 100 cái x 30.000 = 3 tr * VAT 10% * Số tiền thanh toán: 3.300.000 đ * Chi phí VCbốc xếp: 400.000 đ * Tổng công: 3.700.000 đ Lượng hàng mua nhập kho đầy đủ theo phiếu nhập PN06 ngày 14/01/2003 20) Xuất kho 3000 m vải gửi đi bán theo phiếu xuất PX07 ngày 15/01/2003. Số tiền bán hàng được thế hiện trong hóa đơn bán hàng như sau: Giá bán: 3000 m x 16.000 đ = 48 tr VAT 10% Tổng tiền thanh toán : 52.800.000 đ 21) Phiếu chi tmặt thanh toán tiền Đthoại 3.080.000 đ trong đó VAT 280.000 đ, phân bổ cho các đối tượng : * PXSX: 500.000 đ * Bộ phận bán hàng: 400.000 đ * Bộ phận QLDN : 1.900.000 đ 22) Nhận được giấy Báo Nợ của Ngân hàng về khoản tiền cho vay để thanh toán cho cty Bình Minh 15.000.000 đ 23) Nhập kho 5000 m vải theo phiếu nhập kho số PN07 ngày 16/01/2003. Trị giá ghi trên hóa đơn của Cty Bình Minh như sau: * Giá mua chưa thuế: 5000 x 11600 đ = 58 tr * VAT 10% * Tổng số tiền thanh toán: 63.800.000 đ 24) Tiền vận chuyển 5000 m vải được thanh toán bằng TGNH là 1.050.000 đ, trong đó VAT 50.000 đ. Doanh nghiệp đã nhận được tất cả chứng từ liên quan do ngân hàng gửi đến 25) Bảng kê tổng hợp và phân bổ lương cho các đối tượng sử dụng như sau: * Công nhân sx giày Thể thao: 9 tr * Công nhân sx giày Sandal : 6 tr * Nhân viên phân xưởng : 3 tr * Nhân viên bán hàng : 2 tr * Nhân viên quản lý DN : 5 tr * Tiền lương nghĩ phép thực tế phải thanh toán: 2 tr (trong đó của cnsx giày tt là : 1.2 tr, và cnsx giày sandal là 800.000 đ) 26) Trích trước lương nghĩ phép của CN trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ 10% 27) Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí và trừ lương công nhân 28) Tiền điện phải thanh toán theo hóa đơn: - Giá chưa Thuế : 4 tr - Thuế VAT 10%: 400.000 đ - Tổng tiền than toán: 4.4 tr Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

47

Bài giảng Kế toán máy 1

* Phân bổ cho các đối tượng: - Phân xưởng SX : 2.8 tr - Bộ phận bán hàng: 700.000 đ - Bộ phận QLDN: 500.000 đ 29) Xuất kho 60 cái búa dùng cho phân xưởng sản xuất theo phiếu xuất kho số PX08 ngày 29/01/2003 và phân bổ dần trong 12 tháng 30) Xuất kho 2000 đôi giày tt theo phiếu xuất kho số PX09 ngày 29/01/2003 để bán trực tiếp cho khách hàng. Khách hàng nhận tại kho và thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu tHu số PT09 ngày 29/01/2003. Chi tiết * giá bán chưa thuế: 2000 sp x 7000 đ/đôi =14 tr * Vat 10%, Số tiền thanh toán: 15.400.000 đ 31) Xuất 800 đôi Sandal gửi đi bán theo phiếu xuất PX09 ngày 29/01/2003. tiền bán ghi trên hóa đơn. * Giá bán: 800 x 10000 đ/đôi = 8 tr * VAT 10%, Số tiền thanh toán : 8.800.000 đ 32) Nhận được giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền bán vải ở nghiệp vụ 20 do khách hàng hàng thanh toán. 33) Nộp tiền BHXH và KPCĐ cho cơ quan nhà nước. 34) Phiếu Chi số PC08 ngày 29/01 về khoản mua BHYT cho công nhân là 810.000 đ 35) Mua một máy tiện trả bằng tiền gửi ngân hàng và đã nhận được chứng từ của NH về khoản tiền chuyển trả theo hóa đơn như sau: * Giá mua : 30 tr , VAT 10%, Tổng : 33 tr * Tiền vận chuyển lắp đặt, chạy thử được trả bằng tiền mặt theo phiếu chi PC09 ngày 29/01 là 3 tr TSCĐ đã được sử dụng và đăng ký sử dụng trong 6 năm. TSCĐ này mua bằng nguốn vốn khấu hao 36) Bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ và phân bổ cho các đối tượng như sau: - PXSX: 4.000.000đ - Bộ phận bán hàng: 800.000đ - Bộ phận QLDN: 1.200.000đ 37) Sửa chữa lớn 1 TSCĐ ở bộ phận QLDN. Chi phí sửa chữa: - Phụ tùng xuất dùng theo phiếu xuất số PX11 ngày 29/1 có trị giá 1.200.000đ - Khoản chi trả bằng TM theo phiếu chi số PC10 ngày 29/1 là 1.800.000đ - Công việc sửa chữa lớn hoàn thành và chi phí sửa chữa trong 12 tháng. Kế toán đã lập bảng phân bổ cho tháng này. 38) Phiếu chi TM số PC11 ngày 29/1 kèm theo các chứng từ liên quan về khoản tiền tiếp khách 1.200.000đ 39) Nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về khoản tiền thanh toán cho Công ty điện lực bằng TGNH là 4.400.000đ 40) Nhận được giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền bán Sandal ở nghiệp vụ 31 41) Phiếu chi số PC12 ngày 30/1 chi tiền thanh toán cho Công ty cấp nước là 4.200.000đ, trong đó VAT là 200.000đ phân bổ cho: 48

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

- PXSX: 2.200.000đ - Bộ phận bán hàng: 800.000đ - Bộ phận QLDN: 1.000.000đ 42) Mua 1 ô tô để phục vụ Ban giám đốc, giá mua là 50.000.000đ, thuế VAT 5.000.000đ. DN đã làm thủ tục yêu cầu ngân hàng thanh toán cho bên bán và đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng. Xe ô tô đã đưa vào dùng (thời hạn sử dụng 5 năm) xe này mua bằng nguồn vốn khấu hao. 43) SP hoàn thành đã được nhập kho thành phẩm theo phiếu nhập kho PN15 ngày 30/1: - Giầy thể thao: 5.000 đôi - Sandal: 3.000 đôi 44) Xuất kho gửi bán cho Xuân Hoa theo phiếu xuất PX14 ngày 30/1 3.000 đôi giầy thể thao. Tiền bán hàng ghi trên hóa đơn là: - Giá bán chưa thuế: 7.000đ/đôi = 21.000.000đ - Thuế VAT 10%, Tổng tiền thanh toán: 23.100.000đ 45) Xuất kho bán trực tiếp cho khách Duy Mỹ phiếu xuất sô PX15 ngày 30/1: 2.000 đôi Sandal. Khách nhận hàng tại kho và chưa thanh toán tiền. Tiền bán hàng ghi trong hóa đơn: 10.000đ/đôi = 20.000.000đ, thuế VAT 10%, tổng tiền thanh toán 22.000.000đ 46) Phiếu chi số PC18 ngày 30/1 về khoản tiền vận chuyển SP đi bán 800.000đ 47) Tiền quảng cáo được thanh toán bằng TGNH 3.300.000đ, trong đó VAT 300.000đ. DN đã nhận được chứng từ thanh toán của NH 48) Phiếu chi số PC20 ngày 30/1 về khoản tiền ứng cho CNV mượn để đóng góp giúp đồng bào bị lụt 2.000.000đ 49) Phiếu thu TM khoản tiền do khách Duy Mỹ thanh toán nợ 15.000.000đ 50) Nhận được chứng từ thanh toán của khách Xuân Hoa về số giầy sandal đã gửi bán ở nghiệp vụ 44 51) Nhận được giấy báo có của NH về khoản tiền của Xuân Hoa thanh toán là 35 tr 52) Phiếu Chi số PC22 ngày 30/1: Chi tiền mặt tạm ứng cho Lưu Đình Dũng đi tập huấn công tác kiểm toán ở Hà nội 3 tr 53) Nhập 5000 kg xi măng về kho, chưa thanh toán tiền cho cty Bình Minh. Trị giá hàng ghi trên hóa đơn: - Giá mua chưa thuế 7100 đ/kg = 35,5 tr - VAT 10 %, Tổng cộng 39.050.000 đ Hàng đã được nhập kho đầy đủ theo phiếu nhập số PN25 ngày 30/01 54) Chi thanh toán tiền vận chuyển, bốc xếp 5000 kg xi măng theo phiếu Chi PC22 ngày 30/01 là 1.050.000đ trong đó VAT 50.000 đ 55) Xuất kho 2000 kg xi măng bán trực tiếp cho khách hàng theo phiếu xuất kho PX26 ngày 30/1: Giá bán 10000 đ /sp = 20 tr Thuế VAT 10%, Tổng tiền thanh toán 22.000.000 đ Doanh nghiệp đã nhận đầy đủ theo phiếu Thu PT26 ngày 30/1 56) Chi tiền mặt 50 tr để gửi vào ngân hàng theo phiếu Chi PC27 Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

49

Bài giảng Kế toán máy 1

57) Nhận được giấy Báo Có của ngân hàng về số tiền mặt đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi NH 58) Bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên Lưu Đình Dũng về khoản công tác phí đã được duyệt là 3,5 tr, trong đó VAT là 200.000 đ. Doanh nghiệp đã chi tiền mặt thanh toán khoản tiền vượt ứng cho nhân viên Lưu Đình Dũng theo phiếu chi PC28 ngày 30/1 59) Phiếu Chi PC29 ngày 30/1: Chi tiền mặt 1 tr để ủng hộ UBND phường làm công tác xã hội 60) Tạm nộp thuế thu nhập theo thông báo của Thuế thu nhập của Chi cục thuế là 8 tr và đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về khoản thanh toán số thuế này cho cơ quan thuế 61) Tạm trích lập quỹ theo bảng kê sau: - Quỹ đầu tư phát triễn: 6 tr - Quỹ Khen thưởng: 2 tr - Quỹ Phúc lợi: 3 tr 62) Phiếu Chi PC30 ngày 30/01 chi tiền cho CNV tham quan 1,8 tr (Từ quĩ phúc lợi) 63) Nhập kho Công cụ dụng cụ theo phiếu Nhập PN29 ngày 30/1, chưa thanh toán tiền cho cty Sương Mai,trị giá ghi trên hóa đơn: Giá mua chưa Thuế: - Búa: 100 cái x 48.000đ/cái = 4,8 tr - Máy cắt đế : 30 chiếc x 145.000 đ = 4,35 tr Cộng: 9,15 tr, VAT 10% Tổng cộng: 10.065.000 đ 64) Nhập kho phụ tùng theo phiếu nhập PN30 ngày 30/1 chưa trả tiền cho Cty sao băng. Trị giá ghi trên Hóa đơn: - Giá mua chưa Thuế: 5 tr, VAT 500.000 đ Số tiền thanh toán: 5.500.000 đ 65) Phiếu thu PT31 ngày 31/1: Rút tiền gửi ngân hàng về quĩ 20tr 66) Phiếu Chi PC31 ngày 31/1 chi trả cho Cty Sương Mai 10.065.000 đ 67) Phiếu Chi PC32 ngày 31/1: Chi mua văn phòng phẩm cho công tác QLDN trị giá tahnh toán 550.000 đ, trong đó VAT 50.000đ 68) Bảng kê khấu trừ lương công nhân: - Khấu trừ tạm ứng còn thừa chưa thanh toán của nv Ngô Đình Thảo: 300.000đ - Trừ tiền ủng hộ đồng bào bão lụt: 2 tr 69) Phiếu Thu tiền mặt PT33 ngày 31/1: Rút tiền gửi ngân hàng về quĩ 8.080.000 đ 70) Phiếu Chi PC33 ngày 31/1 : Chi tiền mặt thanh toán lương cho Công nhân 8.080.000 đ 71) Khách mua hàng ở nghiệp vụ 55 , trả lại 200 kg xi măng. Do phát hiện không đảm bảo phẩm chất DN đã nhập lại kho số hàng này theo phiếu nhập PN34 ngày 31/1 và đã chi tiền mặt theo phiếu chi PC34 ngày 31/1 số tiền 2,2 tr để hoàn trả cho khách 72)Theo yêu cầu của khách Xuân Hoa, DN giảm giá bán cho số giày thể thao đã bán ở nghiệp vụ 44 là 5% trên giá bán chưa thuế. DN đã lập chứng từ giảm giá và tính trừ vào số tiền Xuân Hoa còn nợ 50

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

73) Nhập kho 1000 quần Jean chưa trả tiền cho Cty Sương Mai, theo phiếu nhập PN36 ngày 31/1 trị giá hàng ghi trên hóa đơn như sau: - Giá mua chưa Thuế: 3000 đ/cái = 30 tr -Thuế VAT 10%, Tống cộng là : 33.000.000 đ 74) Phiếu chi PC36 ngày 31/1 kèm các chứng từ liên quan về khoản tiền vận chuyển, bốc dỡ quần jean đã mua 630.000 đ trong đó VAT là 30.000 đ 75) Xuất bán 100 quần jean theo phiếu xuất PX38 ngày 31/1. Khách hàng nhận tại kho và thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu PT38 ngày 31/1. Chi tiết: - Giá bán chưa thuế 4000 đ/cái = 4 tr, VAT 10% Tổng cộng 4.400.000 đ 76) Nhượng bán một dàn vi tính, có nguyên giá 12 tr đã khấu hao được 6 tr. tiền bán chi tiết trên hóa đơn: - Tiền bán chưa thuế: 4 tr, VAT 10% Tổng cộng: 4.400.000 đ Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu PT40 ngày 31/1 77) Phiếu Chi PC41 ngày 31/1 Chi tạm ứng cho Lương Mười thực hiện công việc thu mua vật liệu: 10 tr 78) Xuất kho 800 cái quần jean gửi bán tại T & T theo phiếu xuất kho PX42 ngày 31/1 với giá bán: - Gía chưa thuế: 40.000 đ/cái = 32 tr, VAT 10% Tổng cộng : 35.200.000 đ Đồng thời thông báo cho khách hàng biết nếu khách thanh toán sớm hơn so với qui định sẽ được hưởng chiết khấu hoa hồng 1% trên giá bán chưa thuế 79) Phiếu chi PC42 ngày 31/1: Chi tiền mua trái phiếu kho bạc có mệnh giá 10 tr, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 6% năm và lãnh định kỳ hàng năm 80) Nhận được giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền do T & T thanh toán tiền mua quần jean ở nghiệp vụ 78 và do thanh toán sớm nên khách hàng đã trừ khoản chiết khấu được hưởng theo thông báo trên 81) Nhận được giấy báo nợ của ngân hàngvề khoản chuyển tiền mua cổ phần của Cty Forest Co : 100 cp x 1.000.000 đ/cp = 100.000.000 đ 82) Nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về khoản thủ tục phí phải thanh toán cho ngân hàng là 3 tr 83) bảng kê thanh toán tạm ứng của Lương Mười đã được duyệt bao gồm: Tiền mua vật liệu: * Nhiên liệu: 1000 lít x 5000 đ/lít = 5 tr * Vật liệu phụ: 800 kg x 5000 đ/kg = 4 tr * Thuế VAT 10 % : 900.000 đ Tổng cộng: 9.900.000 đ * Tiền vận chuyển: 600.000 đ Tiền vận chuyển được phân bổ cho nhiên liệu: 350.000đ , vật liệu phụ là 250.000 đ - DN đã chi tiền mặt để thanh toán khoản tiền vượt ứng cho nhân viên Lương Mười theo phiếu chi PC43 ngày 31/1 84) Phiếu PC45 ngày 31/1 tiền mua sách báo định kỳ: 400.000 đ Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

51

Bài giảng Kế toán máy 1

85) Phiếu chi PC45 ngày 31/1 có kèm các chứng từ liên quan - Chi hội họp công đoàn : 300.000 đ - Chi trợ cấp khó khăn đột xuất : 200.000 đ - Chi trơ cấp BHXH : 300.000 đ 86) Phiếu Thu số PT48 ngày 31/1 rút tiền gửi ngân hàng về quĩ tiền mặt 10 tr 87) Chi tiền mặt lắp hệ thống chiếu sáng ở cửa hàng Bán Sp theo phiếu chi PC46 ngày 31/1 số tiền 12 tr. Khoản chi này phân bổ cho 12 tháng và kế toán phải lập chứng từ phân bổ cho tháng này 88) Thu tiền do khách hàng Duy Mỹ thanh toán 8 tr phiếu thu PT49 ngày 31/1 89) Nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về khoản tiền gửi đã được chuyển đi trả nợ vay ngắn hạn của ngân hàng là 60 tr 90) Sản phẩm hoàn thành nhập kho theo phiếu nhập kho PN49 ngày 31/1: - Giày thể thao 3000 đôi - Sandal : 1000 đôi Theo báo cáo của phân xưởng thì sản phẩm dỡ dang cuối tháng bao gồm 2000 đôi tt và 1000 đôi sandal Yêu cầu: • Thiết lập hệ thống tài khoản sử dụng: • Lập bảng định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh • Lập Nhật ký chung • Lập các Sổ cái chi tiết, và Sổ cái tổng hợp cho các tài khoản • Lập các Sổ kế toán chi tiết • lập bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối Kế toán • Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thuế, và các báo cáo tài chính khác

II) Hướng dẫn: 1) Nhập tất cả các chứng từ vào nhật ký chung 2) Khi gặp các chứng từ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ tiến hành lập bảng phân bổ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ sau đó dựa vào bảng này tiến hành lập các chứng từ phân bổ nói trên và nhập vào nhật ký chung 3) Khi gặp các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa thì tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO 4) Khi gặp các chứng từ xuất kho sản phẩm (Giày thể thao và giày sandal) thì cần phải tính giá xuất kho, muốn vậy chúng ta phải lập sheet GIATHANH, lập Phiếu tính giá thành cho 2 sản phẩm, trong sheet này chúng ta phải: • Tập hợp chi phí cho 3 TK 621, 622, và 627 (riêng tk này phải phân bổ cho 2 sp) • Lập các bút toán kết chuyển chi phí Nợ 154 / 621, 622, 627 • Lập các phiếu tính giá thành cho 2 sản phẩm • Lập các bút toán kết chuyển giá vốn thành phẩm nhập kho Nợ 155 / Có 154 5) Lập các bảng Chitiet_TP , trên cơ sở đó tính giá xuất kho cho 2 sản phẩm (đơn giá bình quân) 52

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

6) Trên cơ sở có được giá xuất kho cho 2 sản phẩm, chúng ta sẽ tính được trị giá giày thể thao và giày sandal xuất bán trong tháng trong các nghiệp vụ 30, 44, 31, 45 7) Lập Sheet Chitiet_HH dùng để tổng hợp lượng nhập xuất các loại hàng hóa trên cơ sở bảng này chúng ta lập bút toán Phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán ra trong kỳ bằng công thức dưới và nhập bút toán này vào Nhật ký chung (Chi phí thu mua đầu kỳ + Chi phí thu mua Psinh trong kỳ)

X Giá vốn hàng bán ra trong kỳ

(Giá vốn hàng bán ra trong kỳ + giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ)

8) Lập sheet Candoi trên đó lập bảng cân đối số phát sinh cho các tài khoản tổng hợp a) Trên bảng này tìm số phát sinh nợ TK 632 lập bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán, sau đó lại nhập bút toán này vào Nhật ký chung b) Tiếp tục trên bảng cân đối chúng ta lại tìm số phát sinh nợ của các tài khoản 641, 642, lập các bút toán Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí QLDN c) Tiếp tục trên bảng cân đối tìm số phát sinh nợ của các tài khoản 521, 531, 532 để làm các bút toán giảm doanh thu và nhập lại vào Nhật ký chung d) Trên bảng này tiếp tục tìm số dư có của TK 511, và lập bút toán kết chuyển doanh thu thuần và tiếp tục là bút toán kết chuyển Kết quả hoạt động kinh doanh e) Trên bảng cân đối chúng ta lại tìm số dư nợ của TK 635, 811 lập các bút toán kết chuyển Chi phí tài chính, và chi phí khác f) Trên bảng cân đối tìm số dư có của TK 711 và lập bút toán kết chuyển thu nhập khác và bút toán kết chuyển kết quả hoạt động khác g) Tiếp tục tìm số dư nợ của TK 333 và lập bút toán Khấu trừ Thuế Đầu ra - vào

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

53

Bài giảng Kế toán máy 1

MỤC LỤC Chương I. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN.................................................................................1 I) Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền:..............................................................................1 1) Nội dung vốn bằng tiền:.................................................................................................1 2) Nguyên tắc hạch toán:....................................................................................................1 II) Các nghiệp vụ thường dùng:..........................................................................................1 1) Kế toán tiền mặt:.............................................................................................................1 2) Kế toán tiền gửi ngân hàng.............................................................................................1 3) Kế toán tiền đang chuyển:..............................................................................................2 III) Các loại sổ sách kế toán liên quan đến kế toán vốn bằng tiền:..................................2 IV) Thiết kế hệ thống biểu mẫu:..........................................................................................2 Chương II. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ...................................8 I) Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu, và công cụ dụng cụ:.........................................8 1) Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 152 " Nguyên vật liệu".....................................................................................................................................8 2) Để hạch toán tổng hợp công cụ dụng cụ, kế toán sử dụng tài khoản 153 " Công cụ, dụng cụ"..............................................................................................................................9 II) Các loại sổ sách kế toán liên quan :...............................................................................9 III) Thiết kế hệ thống biểu mẫu:..........................................................................................9 Chương III. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG..........14 I) Tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:..............................14 1) Nội dung tiền lương:.....................................................................................................14 2) Nội dung các khoản trích theo lương:...........................................................................15 3)Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất..................16 II) Các loại sổ sách kế toán liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:...................................................................................................................................17 III) Thiết kế hệ thống biểu mẫu:........................................................................................17 Chương IV. KẾ TOÁN HÀNG HÓA THÀNH PHẨM...........................................................21 I) Tổng quan về kế toán hàng hoá thành phẩm:..............................................................21 1/ Nhiệm vụ kế toán :.......................................................................................................21 2/ Đánh giá thành phẩm :..................................................................................................21 3/Hạch toán chi tiết hàng hóa thành phẩm:.......................................................................21 II) Các loại sổ sách kế toán liên quan :.............................................................................24 III) Thiết kế hệ thống biểu mẫu:........................................................................................24 Chương V. KẾ TOÁN CÔNG NỢ...........................................................................................28 I) Tổng quan về kế toán công nợ:......................................................................................28 1) Nội dung các khoản phải thu, phải trả:.........................................................................28 2)Nhiệm vụ kế toán :.........................................................................................................28 II) Các nghiệp vụ thường dùng:........................................................................................29 1) Kế toán phải thu của khách hàng .................................................................................29 2) Kế toán phải trả cho người bán ....................................................................................30 III) Các loại sổ sách kế toán liên quan đến kế toán công nợ:..........................................31 IV) Thiết kế hệ thống biểu mẫu:........................................................................................31 54

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

Bài giảng Kế toán máy 1

Chương VI. KẾ TOÁN DOANH THU...................................................................................34 I) Tổng quan về kế toán doanh thu:..................................................................................34 1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ...................................................................34 2) Kế toán tổng hợp .........................................................................................................35 II) Các loại sổ sách kế toán liên quan :.............................................................................40 III) Thiết kế hệ thống biểu mẫu:........................................................................................41 Chương VII. KẾ TOÁN TỔNG HỢP.....................................................................................44 I) Bài Toán:..........................................................................................................................44 II) Hướng dẫn:....................................................................................................................52

Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng

55

Related Documents

Ke Toan May 1_linhtq
July 2020 9
Ke Toan May 2_linhtq
July 2020 8
Ke Toan
November 2019 21
Ly Thuyet Ke Toan
May 2020 10
Chuan Muc Ke Toan
June 2020 9
Tai Chinh Ke Toan
October 2019 25