Investment Laws Of Vietnam

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Investment Laws Of Vietnam as PDF for free.

More details

  • Words: 4,562
  • Pages: 8
PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM Nguyễn Quốc Vinh – 2008 I.

Mục Đích Của Luật Đầu Tư -

Luật đầu tư Số 59/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006, cùng ngày với Luật doanh nghiệp. Luật đầu tư có nhiệm vụ:

a. Ban hành một khung khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư (bỏ vốn vào SX kinh doanh). Áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư ngoài nước. Lưu ý: trước đây chúng ta có Luật đầu tư nước ngoài và Luật doanh nghiệp áp dụng riêng rẽ cho doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Bây giờ, cả hai luật thay thế áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư còn thủ tục thành lập doanh nghiệp trong nước thì chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. b. Luật đầu tư điều chỉnh các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Luật đầu tư cơ bản là không điều chỉnh về hoạt động đầu tư gián tiếp. Hoạt động này được điều chỉnh bởi Cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam tại WTO, Luật doanh nghiệp, Nghị định 139, Luật chứng khoán, Quyết định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam (QĐ 55/2009/QĐ-TTg). c. Điều chính hoạt động đầu tư kinh doanh vốn của nhà nước. d. Điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài. e. Quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư. II.

III. 1.

Pháp Luật Về Đầu Tư 1.

Văn kiện tham gia WTO của Việt Nam, bao gồm Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO và Biểu cam kết dịch vụ.

2.

Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp

3.

Nghị định 108/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, Nghị định 101/2006/NĐ-CP về đăng ký lại doanh nghiệp có vốn đầu tư NN và chuyển đổi loại hình DN, Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp, Nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư dưới hình thức BOT, BTO, BT v.v.

4.

Các luật chuyên ngành như ngân hàng, giáo dục, bảo hiểm, dầu khí, hàng không, luật sư, đất đai v.v. Các Hình Thức Đầu Tư

Đầu tư trực tiếp:

a. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. 1

b. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức Công ty TNHH, Công ty cổ phần. Về lý thuyết có thể thành lập công ty hợp danh nhưng trên thực tế chưa cấp Chứng nhận đầu tư cho loại hình công ty này cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào. c. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Hợp đồng xây dựng kinh doanh - chuyển giao được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. d. Đầu tư phát triển kinh doanh. Đây không nên gọi là một hình thức đầu tư mà nên gọi là điều chỉnh dự án đầu tư. Theo Điều 24 Luật đầu tư, Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức: (i) Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; (ii) Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. e. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Ý định muốn đề cập đến việc mua cổ phần, góp vốn vào các công ty chưa niêm yết và công ty TNHH. Tuy nhiên, pháp luật diễn đạt không rõ ràng và không phân chia được rạch ròi với trường hợp mua cổ phần, cổ phiếu thông qua hình thức đầu tư gián tiếp. Mua cổ phần, cổ phiếu thông qua hình thức đầu tư gián tiếp được coi là không tham gia vào hoạt động quản lý. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài được mua tới 49% cổ phần của doanh nghiệp niêm yết thì khi sở hữu số cổ phần này, làm sao mà không có quyền quản lý doanh nghiệp (ví dụ đề cử người vào HĐQT, đề cử người vào Ban kiểm soát v.v.) f. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Việc mua lại doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài là có thể trên lý thuyết. Điều 56 Nghị định 108 quy định về thủ tục sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Theo đó, bên mua lại sẽ làm thủ tục đăng ký cấp GCN đầu tư. Tuy nhiên, việc áp dụng trên thực tế điều này thế nào là chưa rõ. Lưu ý: Nghị định 139 cho rằng đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc (nếu không có hạn chế về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) hoặc không thuộc Biểu cam kết dịch vụ, không bị hạn chế về điều kiện thì có thể mua cổ phần lên đến 100%. Tuy nhiên, khi thực hiện việc mua trên 30% cổ phần cũng bị DPI (đặc biệt TP Hồ Chí Minh) không cho. Ví dụ như mua cổ phần tại doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bất động sản thì lại có ngoại lệ cho phép chuyển nhượng dự án đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định 84. Lưu ý rằng chưa có dự án cụ thể nào được phê duyệt. 2.

Đầu tư gián tiếp:

a. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; b. Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; 2

c. Thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Lưu ý: Như trên đã nói sự phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp thông qua tiêu chí có tham gia quản lý hay không là không rõ ràng. Cơ bản nhà làm luật muốn đề cập đến việc mua góp vốn, mua cổ phần được điều chỉnh theo Luật doanh nghiệp và việc mua chứng khoán được điều chỉnh theo Luật chứng khoán. IV.

Thủ Tục Đầu Tư

1. Yêu Cầu: -

Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư phải có dự án đầu tư theo yêu cầu tại Điều 50 Luật đầu tư. Phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư. Dự án đầu tư phải đáp ứng Phụ lục IV Nghị định 108.

Lưu ý: a.

Yêu Cầu Về Dự Án Đầu Tư

Luật đầu tư định nghĩa dự án đầu tư là: “tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.” Định nghĩa này thì đơn giản, tưởng như không có gì để bàn cãi. Tuy nhiên, thực tế áp dụng lại phát sinh ra nhiều vấn đề. Ví dụ: Rất nhiều lĩnh vực dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập doanh nghiệp 100% vốn của mình tại Việt nam ngay tại thời điểm gia nhập. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện quyền này không dễ dàng. Trên thực tế, một số doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư ví dụ như cho dự án thành lập một công ty thi công xây dựng tại một số tỉnh, thành phố đã bị Sở KHĐT của tỉnh, thành phố đó khước từ vì lý do là không có dự án đầu tư cụ thể. Lý do cho việc từ chối này bắt nguồn từ quy định tại Điều 50 của Luật đầu tư 2005 và Điều 6 Nghị Định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư. Theo các điều này thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra dự án đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải giải trình về mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất v.v. Đối với các dự án đầu tư vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh hàng hóa v.v. thì các yêu cầu đăng ký này là hợp lý và có thể giải trình được. Tuy nhiên nếu áp dụng với lĩnh vực dịch vụ thì các yêu cầu này là không thích hợp. Cụ thể với một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như tư vấn, kế toán, xây dựng v.v. thì họ khó có thể giải trình về mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án của mình vì, khác với bản chất của nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ đơn thuần đến Việt Nam mà chưa có một dự án cụ thể mà họ muốn tìm và đón chờ cơ hội ở Việt Nam. Trên thực tế, Sở KHĐT một số thành phố lớn đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài xin thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 100% vốn nước ngoài trên cơ sở châm chước, không áp dụng cứng nhắc theo câu chữ của điều luật. Để giải trình với cơ quan nhà nước nhà đầu tư nước ngoài đã phải vắt óc nghĩ ra các thông tin để cho vào hồ sơ. Ví dụ như họ phải “xào nấu” con số về quy mô, tiến độ dự án. Về địa điểm dự án thì họ lấy địa chỉ dự kiến thuê văn phòng của mình. Cơ quan cấp phép đã chấp nhận những hồ sơ này. b. Yêu Cầu Đăng Ký Hoặc Thẩm Tra Đối Với Dự Án Đầu Tư 3

Yêu cầu về quy mô < 15 tỷ và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

1

Yêu cầu về quy mô > 15 tỷ nhưng dưới 300 tỷ và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Quy mô trên Lĩnh vực đầu 300 tỷ, không tư có điều phụ thuộc kiện1 nguồn vốn, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Lĩnh vực do Thủ tướng CP quyết định chủ trương đầu tư

Lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước được quy định tại Điều 29 Luật đầu tư, bao gồm: a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng; c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng; d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản; đ) Dịch vụ giải trí; e) Kinh doanh bất động sản; g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái; h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; i) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục III Nghị định 108, bao gồm: 1. Phát thanh, truyền hình. 2. Sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hoá. 3. Khai thác, chế biến khoáng sản. 4. Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông và internet. 5. Xây dựng mạng bưu chính công cộng; cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát. 6. Xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, sân bay. 7. Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa. 8. Đánh bắt hải sản. 9. Sản xuất thuốc lá. 10. Kinh doanh bất động sản. 11. Đầu tư trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối. 12. Giáo dục, đào tạo. 13. Bệnh viện, phòng khám. 14. Các lĩnh vực đầu tư khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cam kết hạn chế mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài.

4

Nhà đầu Không phải Phải đăng ký. tư trong đăng ký, thực Nếu yêu cầu, nước hiện đăng ký UBND tỉnh sẽ kinh doanh cấp GCN đầu thành lập tư doanh nghiệp Nhà đầu Đăng ký với UBND tỉnh, BQL tư nước khu công nghệ, khu chế xuất ngoài

Dự án có quy mô trên 300 tỷ không phụ thuộc nguồn vốn và dự án có quy mô dưới 300 tỷ nhưng đầu tư vào lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải được thẩm tra

Xem tại footnote2 Dự án nêu tại Footnote và các dự án sau: a) Kinh doanh vận tải biển; b) Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; c) In ấn, phát hành báo chí; xuất bản; d) Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

Thủ tục đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư được quy định chi tiết tại Luật đầu tư và Nghị định 108. Ví dụ thủ tục đề nghị cấp GCN đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư trên 300 tỷ trong lĩnh vực bất động sản và có kèm theo việc thành lập doanh nghiệp thì thủ tục giấy tờ bao gồm:

a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu của QĐ 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của BKHĐT); b. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân; c. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);

2

Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư trong các lĩnh vực:

1. Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau: a) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; b) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; c) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản; d) Phát thanh, truyền hình; đ) Kinh doanh casino; e) Sản xuất thuốc lá điếu; g) Thành lập cơ sở đào tạo đại học; h) Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. 2. Dự án đầu tư không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau: a) Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim; b) Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; c) Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

5

d. Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;

e. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; f. Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường. Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo: a. Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; b. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, nhà đầu tư phải nộp những loại giấy tờ sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (i) (8) (i) (9)

Bản đề nghị cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư (tiếng Anh và tiếng Việt); Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi (Giải Trình Kinh Tế - Kỹ Thuật) (tiếng Anh và tiếng Việt); Hợp Đồng Liên Doanh (tiếng Anh và tiếng Việt); Điều Lệ của Doanh Nghiệp (tiếng Anh và tiếng Việt); Danh sách các Thành Viên của Doanh Nghiệp (tiếng Anh và tiếng Việt); Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư Nước Ngoài (tiếng Anh và tiếng Việt): (i) Thư xác nhận cho vay của Ngân Hàng nước ngoài; hoặc (ii) Thư xác nhận cho vay của công ty mẹ. Bản sao có công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu thành lập của nhà đầu tư Nước Ngoài (tiếng Anh và tiếng Việt): Giấy Chứng Nhận Thành Lập/Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh (ii) Bản Ghi Nhớ Thành Lập/Điều Lệ Bản sao công chứng các tài liệu thành lập của nhà đầu tư Việt Nam (tiếng Việt) Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh (ii) Điều Lệ Nghị Quyết Hội Đồng Quản Trị của các Nhà Đầu Tư (tiếng Anh và tiếng Việt) (i) Nghị Quyết Hội Đồng Quản Trị của nhà đầu tư Nước Ngoài; (ii) Nghị Quyết Hội Đồng Quản Trị của nhà đầu tư Việt Nam; (iii) Biên Bản Cuộc Họp của các Bên về người đại diện theo pháp luật/tổng giám đốc của Doanh Nghiệp Bản sao hộ chiếu có chứng thực của đại diện theo pháp luật của Bên Nước Ngoài (tiếng

(10) Anh); (11) Bản sao hộ chiếu hoặc CMND có chứng thực của đại diện theo pháp luật của Bên Việt Nam (tiếng Việt); (12) Bản sao hộ chiếu hoặc CMND có chứng thực của đại diện theo pháp luật của Doanh Nghiệp (tiếng Anh hoặc tiếng Việt); (13) Văn Bản Phê Duyệt Dự Án từ các Cơ quan Hữu quan và các tài liệu liên quan đến Khu Đất của Doanh Nghiệp (tiếng Việt) (nếu có); (14) Bản Giải Trình Khả Năng Đáp Ứng Điều Kiện Tham Gia Thị Trường (tiếng Anh và tiếng Việt). 2.

Cơ Quan Tiếp Nhận Hồ Sơ 6

a. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. b. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư vào khu vực mình. 3.

Cơ Quan Cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

Là Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc UBND tỉnh, tùy theo địa bàn đầu tư vào các khu vực kinh tế đặc biệt này hay không. V.

Những Việc Phải Làm Sau Khi Dự Án Đầu Tư Được Cấp Phép

Sau khi doanh nghiệp đã được cấp GCN đầu tư, về cơ bản doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục sau: -

Đăng báo để công bố về việc thành lập doanh nghiệp. Đăng ký con dấu và mã số thuế với cơ quan công an và cơ quan thuế. Ký hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước. Mở tài khoản vốn tại ngân hàng hoạt động tại Việt Nam. Đăng ký chế độ kế toán. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 35 LDN). Lập và trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Luật môi trường 2005, NĐ 80/2006/NĐ-CP và NĐ 21/2008/NĐ-CP sửa đổi NĐ 80).

VI.

Những Vấn Đề Khó Khăn Trong Việc Cấp Phép Đầu Tư

1.

Về Thời Hạn Cấp GCN Đầu Tư

Thời hạn cấp GCN đầu tư theo luật là 45 ngày kể từ ngày DPI nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, để được coi là đủ hồ sơ hợp lệ là cả một quãng thời gian dài. Về cơ bản, những dự án về bất động sản là dự án lâu được cấp phép nhất, có khi kéo dài đến 03 năm. 2.

Về Phạm Vi Đầu Tư

Nguyên tắc cơ bản của luật đầu tư là nhà đầu tư được đầu tư vào lĩnh vực không cấm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nhà đầu tư bị từ chối cấp giấy phép. Đặc biệt khi nhà đầu tư mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ việc mua cổ phần của doanh nghiệp bất động sản, dù không có quy định cấm việc mua đến 100% cổ phần của doanh nghiệp bất động sản nhưng DPI chỉ cho phép mua đến 30%. Trong một số trường hợp thì còn từ chối việc đăng ký với lý do là chưa có văn bản hướng dẫn. Hay khi doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhiều lĩnh vực kinh doanh với mức hạn chế mua cổ phần cùa nhà đầu tư nước ngoài khác nhau thì DPI cho phép mua ở mức giới hạn thấp nhất. 3. Về Điều Kiện Đầu Tư Điều kiện đầu tư được thể hiện dưới các hình thức: a) Giấy phép kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; 7

c) Chứng chỉ hành nghề; d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đ) Xác nhận vốn pháp định; e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lưu ý: theo Nghị định 139 kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2009, các điều kiện kinh doanh mà không được quy định ở tầm của Chính phủ trở lên (nghị quyết, nghị định, quyết định của TTg) thì đều không còn hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế thì pháp luật không quy định rõ về điều kiện đầu tư cho từng lĩnh vực. Đặc biệt cho nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Ngoài quy định về vốn điều lệ và vốn cho từng dự án thì nhà đầu tư nước ngoài còn phải chịu các điều kiện kinh doanh gì khác? 4.

Về Thời Hạn Dự Án Đầu Tư

Luật đầu tư quy định rằng thời hạn của một dự án đầu tư là 50 năm. Luật không quy định là dự án đầu tư có được gia hạn hay không? Tuy nhiên theo Luật đất đai thì dự án liên quan đến bất động sản có thời hạn thông thường là 50 năm và có thể gia hạn (việc thuê đất). Vậy trong trường hợp nhà đầu tư được cấp phép xây dựng khu văn phòng và căn hộ cho thuê với thời hạn 50 năm. Sau thời hạn này thì luật nào sẽ áp dụng? Đối với một số ngành mà Việt Nam không khuyến khích đầu tư thì Sở KH-ĐT tự động hạn chế thời hạn của dự án đầu tư. Ví dụ như lĩnh vực nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ nay chỉ còn được thời hạn đầu tư là 10 năm. Thời hạn này có trái với Luật đầu tư hay không (về thời hạn đầu tư)? 5.

Về thủ tục đầu tư

Theo K3 Điều 9 Nghị Định 139 thì doanh nghiệp liên doanh có vốn của bên nước ngoài từ 49% vốn điều lệ trở xuống thì quy trình thành lập doanh nghiệp theo LND (có nghĩa là cơ bản không cần phải có dự án đầu tư và danh mục hồ sơ thành lập theo LDN). Tuy nhiên, Công văn 1752/BKH-PC ngày 18/03/2009 của BKHĐT thì quy định hoàn toàn ngược lại. 6.

Về chuyển nhượng một phần dự án

Một số dự án đầu tư lớn, thường liên quan đến đất đai và khi gặp khó khăn tài chính, nhà đầu tư muốn chuyển nhượng một phần dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác thì chưa có quy định pháp luật quy định. Trên thực tế?

8

Related Documents