Incoterms

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Incoterms as PDF for free.

More details

  • Words: 9,892
  • Pages: 22
PHÂN BIỆT CÁC ĐIỀU KHOẢN THƯƠNG MẠI TRONG INCOTERMS 2000 Incoterm 2000, chia các điều kiện thương mại thành 4 nhóm, hiểu và phân biệt giữa các nhóm này, và quan trọng là nhớ để mà áp dụng không phải là điều dễ dàng.Hôm nay, mình trình bày một cách đặt vấn đề mới hy vọng là dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Thứ nhất có 4 nhóm, nhớ câu ;Em Fải Cổ Đi , 4 từ đầu của câu chính là 4 điều kiện thương mại trong incorterm 2000 :E,F,C,D Bây giờ ta đi cụ thể vào từng nhóm : 1.Nhóm E-EXW-Ex Works Giờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi chả chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu….nghĩa là rất lười và chả có tí trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy nhé, khi nào mình muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E 2.Nhóm F Trong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA,FAS. Vậy bí quyết để nhớ khi cần đến nhóm F là thế nào? Hãy nhớ F là free nghĩa là không có trách nhiệm, vậy không có trách nhiệm với gì, không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Đó là nét cơ bản của nhóm F. Vậy đâu là cơ sở để phân biệt,chia ra 3 nhóm FCA,FAS,FOB.Xin trả lời, cơ sở chính là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu 2.1 FCA Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm. Lấy ví dụ , tôi bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở quận Tân Bình. Nếu tôi giao hàng ở cơ sở quận Tân Bình, thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến. Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Tân Cảng chẳng hạn, lúc này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến, người mua phải tự lo lấy. Nghe có vẻ không công bằng, thực ra thì người bán đã phải vận chuyển hàng đến tận kho trung chuyển rồi còn gì. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt. Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA? Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C-Carrier ,Free Carrier- Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩa đã phân tích ở trên 2.2 FAS Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giaohàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.

Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside –Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu. 2.3 FOB Ở điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB. Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu , nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó –Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Như vậy trong điều kiện nhóm F , hãy nhớ: 1.Trách nhiệm chuyên chở tăng dần : FCA———>>>FAS———>>> FOB 2.Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu. Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm sao thì làm Đến nhóm F, trách nhiệm có nâng lên một tí, tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chở Vậy cao hơn nữa là gì? Đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ hàng cho người mua. Khi nghĩ đến việc thuê tàu và chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến hãy nhớ đến nhóm C. Chắc chắn từ gợi nhớ đến nhóm C là từ cost từ cước phí 3.Nhóm C Như vậy, nói đến nhóm C, là nói đến thêm chi phí người bán sẽ lo thêm từ việc thuê tàu, đến việc chuyên chở và bốc hàng, cũng như bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở Và những tính chất này cũng là cơ sở để phân biệt các điều kiện trong nhóm C 3.1 CFR Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận .Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển) 3.2 CIF Qúa trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch Bí quyết để nhớ nhóm CIF vối các nhóm khác là từ I-Insurance-Bảo hiểm Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF X R)= (FOB+F)/(1-R)

Có những doanh nghiệp mua hàng, làm sang, mặc dù ta đã chuyển hàng đến cảng nhưng họ chưa thỏa mãn, muốn ta chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT,CIP 3.3 CPT CPT= CFR + F( Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định 3.4 CIP CIP=CIF +(I+F)( Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) =CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau : -Trách nhiệm làm thủ tục nhập khãu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua -Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP -CIF,CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy -CPT,CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức Ta thấy 3 nhóm trên là tương đối đủ nhưng tại sao lại có thêm nhóm D? Câu trả lời là có những yêu cầu mà điều kiện giao hàng, nó không nằm trong bất kỳ điều kiện nào trong các nhóm trên, hoặc phải áp dụng các điều kiện trên nhưng kèm theo là các điều khoản bổ sung Nói có sách, mách có chứng, lấy ví dụ : Ví dụ 1: Công ty Việt Nam ở Phú Thọ bán vải sấy ép khô cho Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn, điều kiện Trung Quốc yêu cầu là giao hàng cho Trung Quốc trên các xe tải tại biên giới , việc chuyên chở, thuê xe đến điểm quy định trên biên giới là do cty Việt Nam đảm nhận, còn việc bốc dỡ hàng từ xe tải xuống tại điểm giao hàng, phía Trung Quốc sẽ lo. Vậy ta kiểm tra xem, áp dụng được điều khoản nào, trong các nhóm E,F,C mà ta đã học không nhé : Nhóm E :Chắc chắn là không rồi , yêu cầu giao hàng tại cửa khẩu Lạng Sơn, mà vải thì thu gom ở Phú Thọ, nếu theo E thì cty Việt Nam chỉ giao hàng ở Phú Thọ thôi. Nhóm F: FCA :Không được, bởi phìa Trung Quốc không đồng ý thuê ô tô vào tận PHÚ ThỌ lấy vải. FAS:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy FOB:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy Nhóm C: CFR:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy CIF:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy CPT: Nghe có vẻ được, nhưng CPT là người mua thuê phương tiên vận tải chuyển hàng

đến kho cho người bán từ cảng dỡ hàng nhưng ở đây phía Trung Quốc chỉ yêu cầu giao hàng ngay tại biên giới, không cần chuyên chở đi đâu cả, việc dỡ hàng và chuyển đến kho họ sẽ lo CIP :Cũng tương tự như CPT không áp dụng được. Ví dụ 2: Một công ty Việt Nam xuất hàng thủy sản là tôm đông lạnh sang cho Nhật, phía Nhật yêu cầu giao tại cảng Kobea cho họ, còn việc bốc hàng xuống họ sẽ tự lo, phía Việt Nam chỉ cần đưa các con tàu chở hàng đến cảng Kobe an toàn là đuợc. Trong truờng hợp này, rõ ràng là có thể áp dụng điều kiện CFR , nhưng Với CFR , người bán phải đảm bảo cho hàng an toàn sau khi qua lan can tàu tại cảng đến. Còn trong trường hợp này, doanh nhiệp Nhật sẽ tự lo, anh Việt Nam chỉ cần đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan là được. Vậy, nếu muốn áp dụng CFR, phải ký thêm thỏa thuận là phía Việt Nam chỉ chịu đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan là được. Vậy trong hợp đồng ngọai thương phải ghi thế nào. Gỉa định: 1.Tham chiếu điều kiện CFR, Incoterms 2000 2…… 3……. Các điều khỏan khác: 1.Phía Việt Nam chỉ chịu đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan 2……… Như vậy là điều khỏan chính 1 và điều khỏan khác mâu thuẫn lẫn nhau, nguyên tắc hợp đồng là các điều khỏan không được phủ định lẫn nhau. Qua 2 ví dụ trên, ta thấy sự cần thiết có nhóm D 4.Nhóm D 1.DAF Bí quyết là chữ F-Frontier, nghĩa là giao hàng tại biên giới, còn việc dỡ hàng phía mua sẽ lo. Trong buôn bán mậu dịch đường biên, điều khỏan này thường được áp dụng 2.DES Giao hàng an tòan trên tàu tại cảng dỡ hàng, việc dỡ hàng phía mua sẽ lo.Rõ ràng địa điểm chuyển rủi ro so với FOB,CFR,CIF không phãi là lan can tàu tại cảng đến mà chính là boang tàu. DES :Nhớ đến chữ ES :Ex Ships 3.DEQ DEQ hàng phải đặt an tòan tại cầu cảng quy định.Vậy nó có khác gì với CFR đâu ?, cũng yêu cầu chuyển hàng đến cảng đích, chịu chi phí dỡ hàng. Vấn đề khác biệt ở đây là

chuyện rủi ro:CFR địa điểm chuyển rủi ro là lan can tàu, nghĩa là sau khi cần cẩu đã quay qua lan can tàu, chẳng may hàng bị rơi xuống, đỗ vỡ….thì với CFR, người bán không còn chịu trách nhiệm. Còn với DEQ thì người bán phải chịu trách nhiệm cho đến khi hàng đã đặt an tòan lên cầu cảng So với DES thì DEQ =DES +Chi phí dỡ hàng + Risk trong quá trình dỡ hàng Và chữ EQ –Ex Quay –tại cầu cảng, nói lên ý nghĩa này 4.DDU Chịu trách nhiệm đưa hàng tới điểm đích quy định.Thực sự thì DDU rất giống CFR và giống CPT, và cả DEQ tuy vậy VẪN CÓ NHỰNG SỰ KHÁC BIỆT : CFR :Áp dụng cho đường biển DEQ:Thì mọi phương tiện nhưng chỉ giao hàng tại cầu cảng CPT :Thì áp dụng với mọi phương tiện và vận chuyển đến đích luôn , trông rất giống với DDU nhưng với DDU người bán chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển đến và nếu người mua gặp rủi ro khi làm các thủ tục thông quan nhập khẩu thì người mua sẽ chịu mọi phí tổn và rủi ro phát sinh 5.DDP :Giống hệt DDU , ngọai trừ người bán phải chịu luôn rủi ro khi người mua gặp rủi ro khi làm các thủ tục thông quan nhập khẩu. Gỉa sử thuế xuất khẩu tăng lên, người mua sẽ chịu Đến đây ta thấy vấn đề thật ra cũng rất rõ, giả sử cty Việt Nam nhập khẩu lô hàng thuốc trừ sâu thực vật từ Mỹ, và công ty Việt Nam do không có kinh nghiệm tổ chức vận chuyển mặt hàng nguy hiểm này, nên yêu cầu nhà xuất khẩu phải vận chuyển đến cơ sở của công ty ở Đồng Nai. Nếu lô hàng thuốc trừ sâu này nằm trong danh mục hàng được nhập khẩu và được nhiều doanh nghiệp nhập trước đó, cty biết cha71c việc làm thủ tục đơn giản. Trong truờng hợp này cty sẽ ký CPT Nhưng nếu lô hàng này, trước kia chưa bao giờ nhập, nhưng tình hình kinh doanh khiến cty muốn nhập gấp về, và trong thời gian hàng về, cty sẽ chạy lo thủ tục hải quan.Tất nhiên, người bán sẽ chịu rủi ro, lỡ không nhập được thì sẽ ra sao. Tất nhiên, doanh nghiệp VN sẽ chịu rủi ro đó, nếu không lo được thủ tục hải quan .Trường hợp này làm thủ tục DDU Còn nếu cty Việt Nam vẫn muốn nhập lô hàng nhưng lại e ngại về việc không làm được thủ tục hải quan và không muốn gánh rủi ro nay. Trong khi nhà xuất khẩu ở Mỹ lại có quan hệ với cty khác ở Việt Nam có thế mạnh và quan hệ tốt để làm giấy tờ nhập khẩu và họ chắc chắn sẽ lo được thủ tục, nếu có rủi ro họ sẽ chịu thì cty Việt Nam sẽ ký hợp đồng theo điều kiện DDP Trong thực tế, vận tải bằng đường thủy thường áp dụng DEQ hay DES tùy giao cầu cảng hay trên boang cho DDU và DDP Những nhận xét rút ra: 1.Các doanh nghiệp Việt Nam thường bán giá FOB và mua giá CIF .Theo bạn, như vậy có thỏa đáng hay không ?

Trả lời : Thứ nhất: Là giải thích tại sao lại có thông lệ đó. Nguyên nhân là doanh nghiệp VN thường muốn chuyển rủi ro nhanh chóng cho người mua (Khi xuất khẩu) và kéo dài trách nhiệm người bán (Khi nhập khẩu). Thường thì có quan điểm FOB-Free on board là giao hàng lên boang tàu là hết trách nhiệm. Thực ra không phải, free on board có nghĩa là người bán phải chịu trách nhiệm trả cước phí để vận chuyển hàng đặt lên boang tàu thôi, còn trách nhiệm với hàng vẫn kéo dài cho đến khi hàng qua lan can tàu tại cảng giao hàng. FOB,CIF,CFR đều quy trách nhiệm địa điểm chuyển rủi ro cho người bán là lan can tàu tại cảng bốc hàng. Như vậy về mặt trách nhiệm thì địa điểm chuyển rủi ro là như nhau Thứ 2: Là cho rằng các doanh nghiệp hiểu điều đó nhưng vẩn xuất giá FOB và nhập giá CIF: Nguyên nhân là do doanh thu của doanh nghiệp VN không ổn định, kim ngạch xuất khẩu thấp nên các hãng tàu thường chiết khấu cho các DN Việt Nam ít, nên nếu bán giá CIF hay CFR, sẽ làm tăng giá thành, không cạnh tranh được. Khả năng cạnh tranh yếu, lợi thế xuất khẩu nhỏ nên không áp đặt được giá CIF khi ký hợp đồng Lợi ích khi bán giá CIF hay CFR : 1.Tạo điều kiện cho các hãng tàu, hãng bảo hiểm trong nước có thêm khách hàng, tiềm năng để phát triển 2.Tạo thêm điêu kiện công ăn việc làm cho người lao động :Ngành dịch vụ vận tải và bảo hiểm 3.Gỉam bớt thất thu ngọai tệ do chi phí thuê tàu thường phải trả bằng ngọai tệ nên nếu nhập giá CIF thì giá nhập cao mà xuất giá FOB thì giá xuất giảm 4.Tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp do bán được giá cao 5.Nếu bán giá CIF, mua FOB doanh nghiệp thu được các khỏan hoa hồng, chiết khấu từ hãng tàu 6.Gặp khó khăn khi khiếu nại đòi bồi thường với các hãng tàu nước ngoài 7.Bị động với phương tiện vận tải Tuy vậy để chuyển từ bán FOB qua bán CFR, CIF và mua CIF sang mua FOB, DN cần : -Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu -Nâng cao thế và lực trong kinh doanh xuất nhập khẩu để có thể áp đặt giá khi thương lượng hợp đồng -Hiểu đúng Incoterms và có khả năng ngoại ngữ tốt (Điều này đương nhiên) 2.So sánh giá khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu. Ví dụ :Doanh nghiệp VN xuất khẩu chào các giá khác nhau xuất hàng sang Mỹ như sau : EXW Đà Lạt :275 USD/ton FOB Sài Gòn :320 USD/ton CIF New York :450 USD/tan Biết phí xuất khẩu bằng 0%, lệ phí hải quan 5 USD/ton, chi phí bốc hàng từ cơ sở + phí vận chuyển đến cảng + phí bốc hàng lên tàu là 55USD/tan, chi phí vận chuyển từ cảng Sài Gòn đến New York Mỹ là 100 USD tấn. Biết R=0.2%.Hỏi doanh nghiệp Mỹ chọn giá

nào? Có 2 cách giải : Cách 1:Loại trừ 1.FXW và FOB: Ta tính giá mà người bán tự tạo giá FOB mua rồi so với giá FOB chào EXW=275 FOB mua =FOB(MIN) +RISK(Khi bốc hàng lên tàu, rủi ro trên đường chuyển đến tàu, bốc hàng từ nơi giao hàng lên phương tiện vận tải) FOB(MIN)=EXW+Lệ phí hải quan + cước phí vận chuyển( Từ nơi giao hàng lên boang)= 275+5+55=335 FOB mua=FOB(MIN) +RISK=335+RISK>FOB(Chào)=320 nên chọn mua giá FOB Chào 2.FOB và CIF Tính giá CIF người mua tạo CIF mua=(FOB chào + F (Vận chuyển))/(1-R)=(320+80)(1-0.2%)=420,8 Vậy CIF mua =420.8
Thích hợp cho mọi Phương thức vận tải Nhóm E EXW Giao tại xưởng (... địa điểm quy định) Nhóm F FCA Giao cho người chuyên chở (... địa điểm quy định) Nhóm C CPT Cước phí trả tới (... nơi đến quy định) CIP Cước phí và bảo hiểm trả tới (... nơi đến quy định) Nhóm D DAF Giao tại biên giới (... địa điểm quy định) DDU Giao chưa nộp thuế (... nơi đến quy định)

DDP Giao đã nộp thuế (... nơi đến quy định) Chỉ thích hợp cho vận chuyển đường biển và đường thuỷ nội địa Nhóm F FAS Giao dọc mạn tàu (... cảng bốc hàng quy định) FOB Giao lên tàu (... cảng bốc hàng quy định) Nhóm C CFR Tiền hàng và cước (... cảng đến quy định) CIF

Tiền hàng, bảo hiểm và cước (... cảng đến quy định)

Nhóm D DES Giao tại tàu (... cảng đến quy định) DEQ Giao tại cầu cảng (... cảng đến quy định) EXW GIAO TẠI XƯỞNG (... địa điểm quy định) Điều kiện EXW (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Ex Works" dịch ra tiếng Việt là "Giao tại xưởng" có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm quy định (ví dụ xưởng, nhà máy, kho tàng, v.v...), hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chưa được bốc lên phương tiện tiếp nhận. Điều kiện này, thể hiện nghĩa vụ của người bán ở phạm vi tối thiểu, và người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán. Tuy nhiên nếu các bên muốn người bán chịu trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện chuyên chở tại điểm đi và chịu rủi ro và các phí tổn về việc bốc hàng đó, thì điều này phải được quy định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm từ ngữ cụ thể trong hợp đồng mua bán. Không nên sử dụng điều kiện này khi người mua không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm các thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp như vậy, nên sử dụng điều kiện FCA, với điều kiện người bán đồng ý sẽ bốc hàng và chịu chi phí và rủi ro về việc bốc hàng đó. A A1

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng

Người bán phải cung cấp hàng hoá và hoá đơn thương mại, hoặc thông điệp điện tử tương đương, theo đúng hợp đồng mua bán và cung cấp mọi bằng chứng về việc đó nếu hợp đồng yêu cầu. A2

Giấy phép, cho phép và thủ tục

Người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu chi phí và rủi ro, giúp đỡ người mua lấy giấy phép xuất khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác, nếu có quy định, bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hàng hoá A3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm

a)Hợp đồng vận tải Không có nghĩa vụ. b)Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ. A4

Giao hàng

Người bán phải đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm giao hàng qui định, chưa bốc lên phương tiện tiếp nhận, vào ngày hoặc trong thời hạn quy định hoặc nếu như không có quy định về thời gian như vậy, vào thời điểm thông thường cho việc giao số hàng đó. Nếu không có quy định về điểm giao hàng cụ thể, và nếu tại địa điểm quy định có một số điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn điểm giao hàng phù hợp nhất cho mình. A5

Chuyển rủi ro

Người bán phải, theo quy định ở điều B5, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá cho đến thời điểm hàng đã được giao như quy định ở điều A4. A6

Phân chia phí tổn

Người bán phải, theo quy định ở điều B6, trả mọi chi phí liên quan tới hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá được giao như quy định ở điều A4. A7

Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua về thời gian và địa điểm mà hàng hoá sẽ được đặt dưới quyền định đoạt của người mua. A8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Không có nghĩa vụ. A9

Kiểm tra - bao bì đóng gói - ký mã hiệu

Người bán phải trả phí tổn cho các hoạt động kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, đo lường, cân đong, tính, đếm) bắt buộc phải có đối với việc đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua. Người bán hàng phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hoá (trừ khi theo thông lệ của ngành hàng thương mại cụ thể là để hàng hoá không cần bao gói) bắt buộc phải có đối với việc vận chuyển hàng hoá, trong phạm vi các tình huống liên quan tới việc vận chuyển (ví dụ phương thức, nơi đến) đã được người bán biết trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng. Bì đóng hàng phải được ghi ký mã hiệu phù hợp. A10 Nghĩa vụ khác

Người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua lấy các chứng từ hoặc các thông điệp điện tử tương đương được ký phát hoặc truyền đi ở nước gửi hàng và/hoặc nước xuất xứ mà người mua cần có để xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu hàng hoá và, nếu cần thiết, quá cảnh sang nước khác. Người bán phải cung cấp cho người mua, theo yêu cầu của người mua, các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hoá. B

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

B1

Trả tiền hàng

Người mua phải trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. B2

Giấy phép, cho phép và thủ tục

Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy được giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có qui định, mọi thủ tục hải quan đối với việc xuất khẩu hàng hoá. B3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm.

a)Hợp đồng vận tải Không có nghĩa vụ. b)Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ. B4

Nhận hàng

Người mua phải nhận hàng khi hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4 và A7/B7. B5

Chuyển rủi ro

Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá • •

B6

Từ thời điểm hàng đã được giao như quy định ở điều A4; và Từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng, trường hợp này xảy ra khi người mua không thông báo như quy định của điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng hoá của hợp đồng. Phân chia phí tổn

Người mua phải trả • •

Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá kể từ thời điểm hàng đã được giao như quy định ở điều A4, và Mọi chi phí phát sinh thêm do việc người mua không nhận hàng khi hàng hoá đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc do không thông báo thích hợp như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được



cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng. Nếu có quy định, tất cả những loại thuế quan, thuế và lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan phải nộp khi xuất khẩu.

Người mua phải hoàn trả cho người bán mọi chi phí và lệ phí mà người bán phải gánh chịu trong việc giúp đỡ người mua như quy định ở điều A2. B7

Thông báo cho người bán

Người mua phải, trong trường hợp người mua có quyền quyết định thời điểm trong thời hạn quy định và/hoặc địa điểm nhận hàng, thông báo cho người bán đầy đủ về các chi tiết đó. B8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người mua phải cung cấp cho người bán bằng chứng thích hợp về việc đã chấp nhận việc giao hàng. B9

Giám định hàng hoá

Người mua phải trả phí tổn cho việc giám định trước khi gửi hàng kể cả việc kiểm tra được tiến hành theo lệnh của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. B10 Nghĩa vụ khác Người mua phải trả mọi phí tổn và lệ phí phát sinh để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương như nêu trong điều A10 và hoàn trả cho người bán những phí tổn mà người bán phải gánh chịu trong việc giúp đỡ người mua như quy định ở điều A10. FCA GIAO CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ (... địa điểm quy định) Điều kiện FCA (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: "Free Carrier" dịch ra tiếng Việt là "giao cho người chuyên chở") có nghĩa là người bán, sau khi làm xong các thủ tục thông quan xuất khẩu, giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định, tại địa điểm quy định. Cần lưu ý rằng địa điểm được chọn để giao hàng có ảnh hưởng tới nghĩa vụ bốc và dỡ hàng ở địa điểm đó. Nếu việc giao hàng diễn ra tại cơ sở của người bán, người bán có nghĩa vụ bốc hàng. Nếu việc giao hàng diễn ra tại địa điểm không phải là cơ sở của người bán, người bán không có trách nhiệm dỡ hàng. Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phưong thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức. "Người chuyên chở" là bất kỳ người nào, mà theo một hợp đồng vận tải, cam kết tự mình thực hiện hoặc đứng ra đảm trách việc chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa hoặc kết hợp các phương thức vận tải đó.

Nếu người mua chỉ định một người nào đó, không phải là người chuyên chở, tiến hành nhận hàng thì người bán được coi như đã làm xong nghĩa vụ giao hàng khi hàng đã được giao cho người được chỉ định đó. A A1

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng

Người bán phải cung cấp hàng hoá và hoá đơn thương mại, hoặc thông điệp điện tử tương đương,theo đúng hợp đồng mua bán và cung cấp mọi bằng chứng về việc đó nếu hợp đồng yêu cầu. A2

Giấy phép, cho phép và thủ tục

Người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hàng hoá. A3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm

a)Hợp đồng vận tải Không có nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu người mua có yêu cầu hoặc nếu đó là tập quán thương mại và người mua không có chỉ thị ngược lại trong thời hạn hợp lý, thì người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo điều kiện thông thường với chi phí và rủi ro do người mua chịu. Dù trong trường hợp nào thì người bán vẫn có thể từ chối việc ký hợp đồng vận tải, và nếu từ chối, người bán phải thông báo kịp thời cho người mua biết b)Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ. A4

Giao hàng

Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định hoặc được người bán lựa chọn như quy định ở khoản A3 a), tại địa điểm quy định vào ngày hoặc trong thời hạn quy định cho việc giao hàng. Việc giao hàng hoàn thành: a)Nếu như địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán, thì việc giao hàng hoàn thành khi hàng đã được bốc lên phương tiện vận tải do người chuyên chở được người mua chỉ định hoặc một người khác thay mặt người mua đưa tới. b)Nếu địa điểm quy định là các địa điểm khác với khoản a) trên thì việc giao hàng hoàn thành khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định hoặc một người chuyên chở do người bán lựa chọn như quy định ở khoản A3 a) khi hàng hoá vẫn chưa được dỡ khỏi phương tiện chuyên chở của người bán. Nếu không có quy định về điểm giao hàng cụ thể và nếu tại địa điểm quy định có một số điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn điểm giao hàng phù hợp nhất cho mình. Nếu người mua không có chỉ dẫn chính xác, thì người bán có thể giao hàng cho người chuyên chở theo cách mà phương thức vận tải và/hoặc tính chất của hàng hoá đòi hỏi.

A5

Chuyển rủi ro

Người bán phải, theo quy định ở điều B5, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4 A6

Phân chia phí tổn

Người bán phải theo quy định ở điều B6, trả • •

A7

Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4; và Nếu có quy định, chi phí về các thủ tục hải quan cũng như thuế quan, thuế và các lệ phí khác phải nộp khi xuất khẩu Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua biết hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4. Nếu người vận tải không nhận hàng theo như quy định ở điều A4 vào thời điểm quy định người bán phải thông báo điều này cho người mua. A8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người bán phải, bằng chi phí của mình, cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường về việc giao hàng như quy định ở điều A4. Trừ khi bằng chứng nêu trên là chứng từ vận tải, người bán phải theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy một chứng từ về hợp đồng vận tải (ví dụ một vận đơn có thể chuyển nhượng, một giấy gửi hàng đường biển không thể chuyển nhượng, một chứng từ vận tải đường thuỷ nội địa, giấy gửi hàng đường không, một giấy gửi hàng đường sắt, một giấy gửi hàng đường bộ hoặc một chứng từ vận chuyển đa phương thức). Nếu người bán và người mua thoả thuận trao đổi thông tin bằng điện tử, chứng từ nói trên có thể được thay thế bằng một thông điệp điện tử EDI) tương đương. A9

Kiểm tra – bao bì đóng gói – kỹ mã hiệu

Người bán phải trả phí tổn cho các hoạt động kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, đo lường, cân đong, tính, đếm) bắt buộc phải có đối với việc giao hàng như quy định ở điều A4. Người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hoá (trừ khi theo thông lệ của ngành hàng thương mại cụ thể hàng hoá được gửi đi không cần bao gói) bắt buộc phải có đối với việc vận chuyển hàng hoá trong phạm vi các tình huống liên quan tới việc vận chuyển (ví dụ phương thức, nơi đến) đã được người bán biết trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng. Bì đóng hàng phải được ghi ký mã hiệu phù hợp. A10 Nghĩa vụ khác Người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương (ngoài những chứng từ nêu ở điều A8) được ký phát hoặc truyền đi tại nước gửi hàng và/hoặc nước xuất xứ mà người mua cần có để nhập khẩu hàng hoá, và nếu cần thiết, để quá cảnh qua nước khác.

Người bán phải cung cấp cho người mua, theo yêu cầu của người mua, các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hoá. B

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

B1

Trả tiền hàng

Người mua phải trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán B2

Giấy phép, cho phép và thủ tục

Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép nhập khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan đối với việc việc nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác. B3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm

a)Hợp đồng vận tải Người mua phải ký hợp đồng vận tải và chịu chi phí vận chuyển hàng hoá từ địa điểm quy định, trừ trường hợp người bán ký hợp đồng vận tải như quy định ở khoản A3 b)Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ. B4

Nhận hàng

Người mua phải nhận hàng khi hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4 B5

Chuyển rủi ro

Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá. • •

B6

Từ thời điểm hàng đã được giao như quy định ở điều A4; và Từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng; trường hợp này xảy ra khi người mua không chỉ định người chuyên chở hoặc một người khác nhận hàng theo quy định ở điều A4, hoặc do người chuyên chở hay người được người mua chỉ định không thực hiện trách nhiệm nhận hàng vào thời điểm quy định, hoặc do người mua không thông báo một cách thích hợp như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng. Phân chia phí tổn

Người mua phải trả • •

Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá kể từ thời điểm hàng đã được giao như quy định ở điều A4; và Mọi chi phí phát sinh thêm do việc người mua không chỉ định người chuyên chở hoặc một người khác nhận hàng theo quy định ở điều A4, hoặc do người chuyên chở hay người được người mua chỉ định không thực hiện trách nhiệm nhận hàng vào thời điểm quy định, hoặc do người mua không thông báo một cách thích hợp như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã

được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng. Nếu có quy định, tất cả những loại thuế quan, thuế và lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khá B7

Thông báo cho người bán

Người mua phải thông báo đầy đủ cho người bán về tên của bên được chỉ định nêu trong điều A4 và, nếu cần thiết, về phương thức vận tải, cũng như ngày hoặc thời hạn giao hàng cho người được chỉ định đó, và tuỳ trường hợp, điểm cụ thể tại địa điểm quy định mà người bán phải giao hàng cho bên được chỉ định đó. B8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người mua phải chấp nhận các bằng chứng về việc giao hàng như quy định ở điều A8 B9

Giám định hàng hoá

Người mua phải trả phí tổn cho mọi giám định trước khi gửi hàng, trừ khi việc giám định đó được tiến hành theo lệnh của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. B10 Nghĩa vụ khác Người mua phải trả mọi phí tổn và lệ phí phát sinh để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương như nêu trong điều A10 và hoàn trả cho người bán những phí tổn mà người bán phải gánh chịu trong việc giúp đỡ người mua như quy định ở điều A10. Người mua phải có sự chỉ dẫn thích hợp cho người bán trong trường hợp cần người bán giúp đỡ ký hợp đồng vận tải như quy định ở khoản A3 a). FAS GIAO DỌC MẠN TÀU (... cảng bốc hàng quy định) Điều kiện FAS (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Free Alongside Ship" dịch ra tiếng Việt là "Giao dọc mạn tàu") có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã được đặt dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định. Điều này có nghĩa rằng người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ thời điểm đó. Điều kiện FAS đòi hỏi người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hoá . ĐÂY LÀ QUY ĐỊNH NGƯỢC VỚI CÁC BẢN INCOTERMS TRƯỚC ĐÂY. THEO CÁC BẢN INCOTERMS CŨ ĐIỀU KIỆN NÀY ĐÒI HỎI NGƯỜI MUA LÀM THỦ TỤC THÔNG QUAN XUẤT KHẨU. Tuy nhiên, nếu các bên muốn người mua làm thủ tục thông quan xuất khẩu, thì điều này cần được quy định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm các từ ngữ chính xác thể hiện ý định đó trong hợp đồng mua bán. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa.

A

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

A1

Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng

Người bán phải cung cấp hàng hoá và hoá đơn thương mại hoặc thông điệp điện tử tương đương, theo đúng hợp đồng mua bán và cung cấp mọi bằng chứng về việc đó nếu hợp đồng yêu cầu. A2

Giấy phép, cho phép và thủ tục

Người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hàng hoá . A3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm

a.Hợp đồng vận tải Không có nghĩa vụ b.Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ A4

Giao hàng

Người bán phải đặt hàng hoá dọc theo mạn chiếc tàu mà người mua chỉ định tại điểm bốc hàng do người mua quy định tại cảng bốc hàng, theo tập quán thông thường của cảng, vào ngày hoặc trong thời hạn quy định. A5

Chuyển rủi ro

Người bán phải, theo quy định ở điều B5, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá cho đến thời điểm giao hàng đã được giao như quy định ở điều A4 A6

Phân chia phí tổn

Người bán phải, theo quy định ở điều B6, trả • •

A7

Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4; và Nếu có quy định, chi phí về các thủ tục hải quan cũng như thuế quan, thuế và các lệ phí khác phải nộp khi xuất khẩu. Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua biết hàng hoá đã được giao dọc theo mạn chiếc tàu được chỉ định. A8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người bán phải, bằng chi phí của mình, cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường về việc giao hàng như quy định ở điều A4

Trừ khi bằng chứng nêu trên là chứng từ vận tải, người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy một chứng từ về hợp đồng vận tải (ví dụ một vận đơn có thể chuyển nhượng, một giấy gửi hàng đường biển không thể chuyển nhượng, một chứng từ vận tải đường thuỷ nội địa) Nếu người bán và người mua thoả thuận trao đổi thông tin bằng điện tử, chứng từ nói trên có thể được thay thế bằng một thông điệp điện tử (EDI) tương đương. A9

Kiểm tra – bao bì đóng gói – ký mã hiệu

Người bán phải trả phí tổn cho các hoạt động kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, đo lường, cân đong, tính, đếm) bắt buộc phải có đối với việc giao hàng như quy định ở điều A4. Người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hoá (trừ khi theo thông lệ của ngành hàng thương mại cụ thể hàng hoá được gửi đi không cần bao gói) bắt buộc phải có đối với việc vận chuyển hàng hoá trong phạm vi các tình huống liên quan tới việc vận chuyển (ví dụ phương thức, nơi đến) đã được người bán biết trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng. Bì đóng hàng phải được ghi ký mã hiệu phù hợp. A10 Nghĩa vụ khác Người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương (ngoài những chứng từ nêu ở điều A8) được ký phát hoặc truyền đi tại nước gửi hàng và/hoặc nước xuất xứ mà người mua cần có để nhập khẩu hàng hoá, và nếu cần thiết, để quá cảnh qua nước khác. Người bán phải cung cấp cho người mua, theo yêu cầu của người mua, các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hoá. B

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

B1

Trả tiền hàng

Người mua phải trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. B2

Giấy phép, cho phép và thủ tục

Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép nhập khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định , mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác. B3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm

a)Hợp đồng vận tải Người mua phải ký hợp đồng vận tải và chịu chi phí vận chuyển hàng hoá từ cảng bốc hàng quy định. b)Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ B4

Nhận hàng

Người mua phải nhận hàng khi hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4

B5

Chuyển rủi ro

Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá. • •

B6

Từ thời điểm hàng đã được giao như quy định ở điều A4; và Từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng; trường hợp này xảy ra khi người mua không thông báo như quy định ở điều B7, hoặc do tàu của người mua chỉ định không đến đúng thời hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn được thông báo theo như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng. Phân chia phí tổn

Người mua phải trả • •



B7

Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá kể từ thời điểm hàng đã được giao như quy định ở điều A4; và Mọi chi phí phát sinh thêm do tàu của người mua chỉ định không đến đúng thời hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn được thông báo theo như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng , tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng; và Nếu có quy định, tất cả những loại thuế quan, thuế và lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác Thông báo cho người bán

Người mua phải thông báo đầy đủ cho người bán về tên tàu, điểm bốc hàng và thời gian giao hàng mà người mua yêu cầu. B8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người mua phải chấp nhận các bằng chứng về việc giao hàng như quy định ở điều A8 B9

Giám định hàng hoá

Người mua phải trả phí tổn cho mọi giám định trước khi gửi hàng, trừ khi việc giám định đó được tiến hành theo lệnh của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. B10 Nghĩa vụ khác Người mua phải trả mọi phí tổn và lệ phí phát sinh để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương như nêu trong điều A10 và hoàn trả cho người bán những phí tổn mà người bán phải gánh chịu trong việc giúp đỡ người mua như quy định ở điều A10. FOB GIAO LÊN TÀU

(... cảng bốc hàng quy định) Ðiều kiện FOB (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Free On Board" dịch ra tiếng Việt là "Giao lên tàu") có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định . Ðiều này có nghĩa rằng người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ sau điểm ranh giới đó. Ðiều kiện FOB đòi hỏi người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hoá. Ðiều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, thì nên sử dụng điều kiện FCA. A

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

A1

Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng

Người bán phải cung cấp hàng hoá và hoá đơn thương mại hoặc thông điệp điện tử tương đương, theo đúng hợp đồng mua bán và cung cấp mọi bằng chứng về việc đó nếu hợp đồng yêu cầu. A2

Giấy phép, cho phép và thủ tục

Người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định , mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hàng hoá . A3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm

a) Hợp đồng vận tải Không có nghĩa vụ b) Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ A4

Giao hàng

Người bán phải giao hàng lên chiếc tàu mà người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định, theo tập quán thông thường của cảng, vào ngày hoặc trong thời hạn quy định. A5

Chuyển rủi ro

Người bán phải, theo quy định ở điều B5, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. A6

Phân chia phí tổn

Người bán phải, theo quy định ở điều B6, trả • •

Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá cho đến khi hàng hoá qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định; và Nếu có quy định, chi phí về các thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu cũng như thuế quan, thuế và các lệ phí khác phải nộp khi xuất khẩu.

A7

Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua biết hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4 A8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người bán phải, bằng chi phí của mình, cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường về việc giao hàng như quy định ở điều A4 Trừ khi bằng chứng nêu trên là chứng từ vận tải, người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy một chứng từ về hợp đồng vận tải (ví dụ một vận đơn có thể chuyển nhượng, một giấy gửi hàng đường biển không thể chuyển nhượng, một chứng từ vận tải đường thuỷ nội địa hoặc một chứng từ vận tải đa phương thức). Nếu người bán và người mua thoả thuận trao đổi thông tin bằng điện tử, chứng từ nói trên có thể được thay thế bằng một thông điệp điện tử tương đương (EDI). A9

Kiểm tra – bao bì đóng gói –ký mã hiệu

Người bán phải trả phí tổn cho các hoạt động kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, đo lường, cân đong, tính, đếm) bắt buộc phải có đối với việc giao hàng như quy định ở điều A4. Người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hoá (trừ khi theo thông lệ của ngành hàng thương mại cụ thể hàng hoá được gửi đi không cần bao gói) bắt buộc phải có đối với việc vận chuyển hàng hoá trong phạm vi các tình huống liên quan tới việc vận chuyển (ví dụ phương thức, nơi đến) đã được người bán biết trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng. Bì đóng hàng phải được ghi ký mã hiệu phù hợp. A10 Nghĩa vụ khác Người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương (ngoài những chứng từ nêu ở điều A8) được ký phát hoặc truyền đi tại nước gửi hàng và/hoặc nước xuất xứ mà người mua cần có để nhập khẩu hàng hoá, và nếu cần thiết, để quá cảnh qua nước khác. Người bán phải cung cấp cho người mua, theo yêu cầu của người mua, các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hoá. B

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

B1

Trả tiền hàng

Người mua phải trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. B2

Giấy phép, cho phép và thủ tục

Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép nhập khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định , mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác. B3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm

a) Hợp đồng vận tải Người mua phải ký hợp đồng vận tải và chịu chi phí vận chuyển hàng hoá từ cảng bốc hàng quy định. b) Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ B4

Nhận hàng

Người mua phải nhận hàng khi hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4 B5

Chuyển rủi ro

Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá. • •

B6

Từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định; và Từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng; trường hợp này xảy ra khi người mua không thông báo như quy định ở điều B7, hoặc do tàu của người mua chỉ định không đến đúng thời hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn được thông báo theo như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng. Phân chia phí tổn

Người mua phải trả • •



B7

Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định; và Mọi chi phí phát sinh thêm do tàu của người mua chỉ định không đến đúng thời hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn được thông báo theo như quy định ở điều B7, hoặc người mua không thông báo như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng , tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng; và Nếu có quy định, tất cả những loại thuế quan, thuế và lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác Thông báo cho người bán

Người mua phải thông báo đầy đủ cho người bán về tên tàu, điểm bốc hàng và thời gian giao hàng mà người mua yêu cầu. B8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người mua phải chấp nhận các bằng chứng về việc giao hàng như quy định ở điều A8 B9

Giám định hàng hoá

Người mua phải trả phí tổn cho mọi giám định trước khi gửi hàng, trừ khi việc giám định đó được tiến hành theo lệnh của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. B10 Nghĩa vụ khác Người mua phải trả mọi phí tổn và lệ phí phát sinh để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương như nêu trong điều A10 và hoàn trả cho người bán những phí tổn mà người bán phải gánh chịu trong việc giúp đỡ người mua như quy định ở điều A10.

Related Documents

Incoterms
May 2020 21
Incoterms
May 2020 26
Incoterms
May 2020 15
Incoterms
June 2020 15
Incoterms
October 2019 27
Incoterms
April 2020 8