Huong Dan Presentation

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Huong Dan Presentation as PDF for free.

More details

  • Words: 2,530
  • Pages: 5
Helu nhóc! Thuyết trình là một công việc khá hay, chị nghĩ nhóc nên tận dụng cơ hội lúc nào được nói là phải tập nói. Nhiều người chả bao giờ được nói trước công chúng đâu :D. Nói và rút kinh nghiệm dần, em sẽ thấy đến một lúc tiếng nói của em trở nên hấp dẫn và có trọng lượng :P. Sau này tốt cho công việc! Tài liệu sau chị tự soạn sau khi tổng hợp một số tài liệu, rùi chị sẽ gửi các tài liệu khác cho nhóc sau nếu cảm thấy tài liệu này chưa đủ :D (Tài liệu này chị soạn bằng cách take note tiếng Anh, nên giờ viết cả Anh cả Việt vậy, ngại dịch lém) Nào 1. Getting started! Thực ra đây là phần mà chị em mình đã làm xong roài, đó là đưa ra ý tưởng và dàn ý, cũng như tìm những nguồn tài liệu cho bài thuyết trình. Nhưng chị cứ đưa ra ở đây để lần sau nhóc có làm thuyết trình thì tham khảo. a) Have a clear purpose – có một mục tiêu rõ ràng Cần xác định mục tiêu của bạn trong bài thuyết trình đó là gì, để thuyết phục người nghe về một luận điểm? để cổ động người nghe làm theo? để giải thích cho một luận điểm? để tranh cãi về một vấn đề? để phê bình một sự kiện? để đưa ra lời khuyên?... Với bài thuyết trình này, chủ yếu là em đưa ra những “mẹo” (tips) để nâng cao các kỹ năng, do đó, có thể coi mục tiêu là đưa ra lời khuyên. b) Know your topic and task - hiểu rõ chủ đề và yêu cầu của chủ đề Nếu như em phải chọn chủ đề do người khác giao, ví dụ thầy cô, thì đây là bước giống như đọc đề và phân tích đề bài. Nhưng với bài thuyết trình này thì yêu cầu đã rõ ràng: trình bày các kỹ năng phục vụ cho việc học tập. c) Know your audience - hiểu người nghe Trước khi thuyết trình bạn cần phân tích đối tượng sẽ nghe bạn nói. - Về kiến thức của họ: tuỳ vào trình độ của người nghe mà bạn lựa chọn nội dung và các dẫn chứng của bài thuyết trình. Nếu trong bài có đưa ra những lý thuyết mới, những vấn đề mới mẻ, cần chú thích rõ những từ khóa, gạch đầu dòng các ý của lý thuyết mà bạn đưa ra,… Với bài thuyết trình này, người nghe là các bạn sinh viên năm nhất, nhưng chủ đề lại không xa lạ, từ ngữ không có từ chuyên môn nào, nên em có thể trình bày thoải mái :D - Về ngôn ngữ (cái này dùng khi em thuyết trình cho người nước ngoài, hoặc em thuyết trình bằng tiếng Anh): nếu có nhiều người nước ngoài, bạn nên nói chậm hơn và rõ ràng hơn để họ nghe được. Ngoài ra bạn cần chú ý về điều kiện vật chất của nơi thuyết trình, nếu phòng quá rộng, hay micro quá nhỏ,… bạn cần điều chỉnh giọng nói và cử chỉ của mình cho phù hợp (khi phòng rộng, cần hướng mắt tới những người ở cuối để họ cảm thấy bạn quan tâm đến họ). d) Brainstorm (động não) Phần này là phần tư duy của em để phục vụ cho việc lập dàn ý, đưa ra luận điểm,… và cũng để em hiểu công việc thuyết trình của mình hơn. Khi hiểu, mới làm được tốt! Bạn cần tư duy xem chủ đề của mình sẽ cung cấp những hiểu biết gì cho người nghe, tại sao nó quan trọng, nó liên quan đến những vấn đề nào khác như thế nào…?

Với bài thuyết trình này, tầm quan trọng của những kỹ năng em cung cấp cho các bạn là các kỹ năng này giúp họ học tập có hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và công sức, bên cạnh đó, sẽ giúp họ nghiên cứu những lĩnh vực khác, nắm bắt thông tin cho những công việc khác,… e) Research (tạm dịch là tìm tài liệu) Qua các phần trên, bạn đã hiểu được về chủ đề cũng như những yêu cầu đối với việc thuyết trình. Giờ là lúc bạn bắt tay vào tìm tài liệu để nghiên cứu phục vụ cho việc thuyết trình! - Nguồn tài liệu: đa dạng từ sách, báo, giáo trình, internet, tài liệu của những buổi họp, hội thảo có liên quan,… Với bài thuyết trình này thì thời gian không có nên nhóc tham khảo tài liệu trên internet mà chị gửi vậy! - Đọc, nhận biết và đánh giá các nguồn tài liệu đó: bạn cần tìm hiểu về người viết (họ có ảnh hưởng như thế nào đến chủ đề của bạn? ví dụ như nếu làm về Marketing thì những bài viết của Phillip Kotler sẽ có giá trị hơn của nhiều tác giả khác vì ông là người có uy tín rùi  , còn với bài thuyết trình này, tài liệu chị share cho nhóc là tài liệu của 1 trường ĐH nước ngoài, cũng có giá trị chứ!), tiếp đó là tìm hiểu về nội dung chính của tài liệu, và nội dung đó có thể đưa vào đâu trong chủ đề của bạn? (đưa vào nội dung hay đưa vào phần dẫn chứng?) - Cuối cùng là quyết định những tài liệu nào được sử dụng! 2. Planning the presentation (Lên kế hoạch thực hiện bài thuyết trình) a) Plan and organise - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Với yêu cầu của chủ đề, đầu tiên bạn xác định những ý cơ bản của vấn đề bạn sẽ thuyết trình, và chú ý là đủ ý, đừng đưa ra quá nhiều! Sau khi đưa ra ý cơ bản, bạn phát triển thành những ý nhỏ nếu có thể, và thêm vào luận điểm, dẫn chứng để làm rõ các ý đó. (Bạn chưa cần viết rõ ra, mà chỉ cần đánh dấu vào ý đó là sẽ đưa luận điểm, dẫn chứng nào vào, nên dùng sơ đồ cây!) Sắp xếp lại ý để thứ tự các ý logic hơn, và dễ theo dõi. Đừng nói “Hết” (don’t say “The end”), bạn nên có một phần mở rộng ở cuối bài thuyết trình  b) Chuẩn bị cho Phần giới thiệu Phần giới thiệu sẽ có những công việc sau: - Gây sự chú ý của người nghe Đừng nói khi người khác không chú ý nghe, ồn ào hoặc làm việc riêng. Bạn hãy tự đặt ra một yêu cầu là “chỉ nói khi người khác nghe”, khi đó bạn sẽ làm chủ lời nói của mình. Để gây sự chú ý, bạn có thể chuẩn bị trước một câu chuyện vui, một câu hỏi, một vấn đề đáng tranh cãi, để họ tập trung vào bạn  Ví dụ nhé, nhóc lên thuyết trình về kỹ năng, nhóc có thể đưa ra câu hỏi trước khi vào bài thuyết trình: hỏi 1 bạn là bạn có cảm thấy mình nắm được bài giảng trên lớp? bạn nắm được bao nhiêu % bài giảng trên lớp khi ngồi nghe? bạn có khi nào mất tập trung khi đọc một tài liệu?.... rất nhiều câu hỏi khiến các bạn chú ý! - Eye contact: hãy luôn nhìn vào mắt của người nghe, lúc nhìn người này, lúc nhìn người khác. Còn nếu bạn run quá, hãy nhìn người bạn tin tưởng nhất và coi như bạn nói với riêng người đó  Ít nhất là bạn đã nhìn xuống phía người nghe, họ sẽ thấy bạn tự tin, thấy bạn chủ động và tập trung, do đó, họ cũng phải tập trung nghe bạn. Nếu bạn nhìn lên

trần nhà, xuống sàn nhà, hay nhìn chăm chăm vào slide,… thì họ cũng chẳng nhìn bạn :D. - State topic clearly - Diễn giải chủ đề rõ ràng Khi giới thiệu chủ đề bạn nên diễn giải chủ đề cho người nghe hiểu được nội dung, ý nghĩa của chủ đề. - Outline, briefly intro Gạch đầu dòng ý chính và giới thiệu qua về những phần mà bạn sẽ trình bày trong chủ đề. - Giải nghĩa những từ khóa khó hiểu, những con số thống kê, sự kiện,… Bạn nên chuẩn bị trước ở nhà để có thể sử dụng trong bài thuyết trình nếu người nghe không hiểu. Bạn có thể giải thích từ khóa ở ngay phần giới thiệu của bài thuyết trình để người nghe dễ theo dõi. (Phần này em không cần, vì thực ra không có từ chuyên môn khó hiểu) c) Chuẩn bị cho phần nội dung chính (main section) Từ ý tưởng, bạn đưa ra ý chính, ý nhỏ. Với mỗi ý, bạn chuẩn bị một câu mở đầu ngắn gọn để giới thiệu ý đó. Mở rộng ý bằng các ví dụ, lập luận,… (nên có sự chuẩn bị trước, còn thực ra khi thuyết trình tuỳ khả năng mà bạn có thể đưa ví dụ một cách ngẫu hứng) Hãy sắp xếp và kết nối ý của bạn với phần lập luận, dẫn chứng một cách dễ hiểu, để lập luận và dẫn chứng đó thực sự giải thích cho ý đó, tránh lan man. Chuẩn bị cả phần chuyển từ ý này sang ý sau. Chú ý: time! Xác định thời gian bạn dành cho 1 ý! d) Chuẩn bị cho phần kết luận Tóm lược các ý trong bài thuyết trình và đưa ra câu hỏi cho người nghe để thảo luận lại về chủ đề. **Practise Phần này là phần luyện tập trước khi thuyết trình - Tập thuyết trình ở nhà, nhớ là nói ra chứ không nhẩm trong đầu Việc bạn nói ra sẽ giúp bạn biết được giọng nói của mình như thế nào, kiểm soát thời gian nói, bên cạnh đó tập kết hợp nói với cử chỉ, với việc dùng các công cụ như slide, handout,… Rất quan trọng! - Nói trước gương Bạn sẽ biết người nghe nhìn mình như thế nào khi bạn nói. Bên cạnh đó, khi bạn nhìn vào gương, bạn tập kiểm soát ánh mắt của mình để tránh nhìn vào giấy, nhìn vào slide, nhìn lên trần,… :D - Ghi âm Nếu có thể, ghi âm và mở lại nghe để kiểm tra giọng nói, nhịp, và cả trọng âm nữa. Việc nhấn mạnh, ngắt nhịp có tác dụng lớn trong thuyết trình đấy ;) 3. Giving the presentation (dịch luôn là Thuyết trình) Thực ra phần trên đã đưa ra 3 phần của bài thuyết trình rồi, giới thiệu, nội dung chính và kết luận. Phần này đưa ra một số “mẹo” trong khi thuyết trình. - Notes Bạn có thể viết ý chính hay những điều bạn cần nói vào một tấm card hoặc mẩu giấy nhỏ để nếu quên thì nhìn vào đó bạn sẽ biết nói gì. Nhớ đánh số thứ tự đề phòng bạn làm rơi nhé! Thêm vào đó ví dụ, dẫn chứng nếu bạn sợ quên.

- “Mẹo” nói (Speaking tips) Cố gắng nhớ 5 câu đầu tiên mà bạn định nói, vì khi bắt đầu bạn hay bị run, một sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn ổn định tinh thần và tự tin khi bắt đầu nói. Nhớ điều chỉnh âm lượng, nếu phòng quá rộng thì nói lớn hơn, có thể hỏi người ở cuối xem họ có nghe thấy giọng bạn không. Nói hơi chậm và rõ ràng. Cần điều chỉnh giọng nói lên xuống trầm bổng để thu hút người nghe. Nhắc lại những điều quan trọng. Dùng những từ ngữ trong văn nói, hạn chế dùng từ ngữ quá “văn viết” :D, tức là về mặt cấu trúc câu có thể bạn không cần phải chỉn chu như câu viết, cứ nói tự nhiên như giao tiếp. Việc bạn nói như “văn viết” khiến người nghe nghĩ bạn học thuộc lòng và lên đọc ^^. - Ngôn ngữ cử chỉ (Body Language) Eye contact đã nói ở trên. Nên có cử chỉ gắn với lời nói, miễn là đừng vung vẩy tay chân thái quá. Nhưng đừng đứng yên một chỗ bó gọn tay. Bạn nên tận dụng cử chỉ để gây sự chú ý và làm bài thuyết trình trở nên hấp dẫn hơn. Nhớ là cử chỉ tự nhiên nhé, người nghe chỉ nhìn là nhận ra bạn tự nhiên hay gượng gạo. - Các công cụ trực quan (Visual Aids) Đó chính là phần slide hoặc phần viết trên bảng của bài thuyết trình. Yêu cầu đối với phần slide này là: rõ ràng, đơn giản, font chữ dễ nhìn, bạn có thể làm nổi bật những từ chính, hoặc những từ khóa quan trọng (bôi đen, highlight, gạch chân,…). Ngoài ra còn có biểu đồ, bảng,… cần để ở cỡ lớn và có chú thích rõ ràng. Nhớ tập thuyết trình với slide ở nhà để không bối rối khi thuyết trình thật. Nếu có handout (tài liệu phát cho người nghe) thì nên chọn thời điểm thích hợp để phát (không phải phát đầu giờ mới là cách tốt nhất, có thể phát trong thời gian bạn thuyết trình nếu bạn muốn gây sự bất ngờ) - Dẫn dắt thảo luận (Leading discussion) Người nghe sẽ tham gia thảo luận cùng bạn về vấn đề này. Bạn phải luôn định hướng trong đầu là mọi tranh cãi phải hướng về chủ đề, do đó, nếu thấy việc tranh cãi đã đi lệch ra ngoài chủ đề, bạn nên tóm gọn lại. Việc thảo luận không nên đi theo ý kiến chủ quan của một ai cả. Bạn nên dẫn dắt cho nhiều người được tham gia đóng góp ý kiến. Quan trọng là bạn luôn sẵn sàng tranh luận, vì nếu bạn run, bạn không sẵn sàng tranh luận, bạn sẽ thất bại và không dẫn dắt được ý kiến của người khác. - Trả lời câu hỏi Khi người nghe đặt câu hỏi, bạn hãy nghe kỹ câu hỏi, có thể hỏi lại để làm rõ câu hỏi, bình tĩnh trả lời. Nên chuẩn bị trước ở nhà những tình huống người khác có thể hỏi bạn, để chuẩn bị trả lời trước. Khi không biết, nói là mình không biết hoặc chưa chuẩn bị để có thể trả lời và hẹn khi khác trả lời. Đừng cố trả lời khi mình không biết! 4. Sau bài thuyết trình

Hãy tham khảo ý kiến đánh giá để bạn rút kinh nghiệm, những phần nào bạn chưa đạt, những phần nào bạn có thể phát huy, bạn làm gì để có thể phát huy, và xem những phản hồi của người nghe thuộc loại gì (phản hồi với ý đóng góp hay chỉ trích). Tạm thời thế nhé! Có gì chị hướng dẫn thêm 

Related Documents

Huong Dan Presentation
November 2019 2
Huong Dan
October 2019 33
Huong Dan
October 2019 34
Huong Dan
November 2019 32
Huong Dan
August 2019 33
Huong Dan
November 2019 24