Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 1 sur 27
Đối Thoại Website: Doi-Thoai.com Email:
[email protected] TRAO ĐỔI DÂN CHỦ: NHẬN ĐỊNH của ÔNG NGUYỄN GIA KIỂNG CÓ NHIỀU CÁI SAI VÀ NGUY HIỂM
Nhà văn Hoàng Tiến
Ông Nguyễn Gia Kiểng có một bài viết mang tiêu đề “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” nhận định về tình hình đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đăng trên Thông Luận tháng 6 – 2007 và trên các websites mạng. Bài viết của ông Kiểng có nhiều cái sai và nguy hiểm. Xin trích dẫn theo thứ tự, cùng có lời bình từng đoạn in chữ đậm. Cuối năm 2005 nhiều tổ chức và nhân sĩ đã 1). nô nức tưởng rằng một cơ hội lớn đã đến khi ông Hoàng Minh Chính trong tình trạng sức khỏe hiểm nghèo được đảng Nhân Dân Hành Động đưa sang Mỹ chữa bệnh. Nhưng dự án thống nhất các lực lượng dân chủ chung quanh ông Hoàng Minh Chính đã tự nó tiêu tan dù không bị đàn áp. Sự háo hức đặt hy vọng vào một chuyện chẳng có gì chắc chắn như vậy tố giác một tâm trạng tuyệt vọng sẵn sàng bám víu vào bất cứ gì có hình dạng của một cái phao. Lời bình: Đoạn viết có ngôn ngữ hình tượng, đầy ma thuật. Nhưng không đúng với sự thật. Ông Kiểng như người đứng xem hoa, hay đúng hơn đứng xem diễn tiến dân chủ, rồi buông lời phán xét lạnh tanh: “Sự háo hức đặt hy vọng vào một chuyện chẳng có gì chắc chắn như vậy tố giác một tâm trạng tuyệt vọng sẵn sàng bám víu vào bất cứ gì có hình dạng của một cái phao”. Sự thật thì từ khi ông HMC ở Mỹ về cho đến trước hội nghị APEC, là thời gian nở rộ của phong trào dân chủ trong nước. Dẫn chứng: http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam ·
Bản yêu sách 8 điểm của công nhân đòi quyền lao động (của nhóm Nguyễn Tấn Hoành).
·
Lời kêu gọi cho quyền tự do thông tin ngôn luận (của 4 vị linh mục).
·
Lời kêu gọi cho quyền thành lập và hoạt động đảng phái tại Việt Nam (có 116 người ký tên).
Page 2 sur 27
· Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 2006, tức Khối 8406 (118 người ký đầu tiên, sau lên 2.300 người). · Đảng Dân Chủ XXI phục hoạt. ·
Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam thành lập.
·
Liên minh Dân chủ và Nhân quyền Việt Nam thành lập.
· Công đoàn Độc Lập thành lập. · Đảng Dân chủ Nhân dân thành lập. · Đảng Thăng Tiến Việt Nam thành lập. · Báo Tự Do Ngôn Luận ra đời. · Báo Tự Do Dân Chủ ra đời. · Báo Tổ Quốc ra đời. ·
Báo Dân Chủ của Đảng Dân Chủ XXI ra đời….
Chưa bao giờ phong trào dân chủ trong nước sôi động như thế, đúng lúc như thế, kịp thời như thế. Tại sao lại nhận định là một tâm trạng tuyệt vọng bám víu vào bất cứ gì có hình dạng của một cái phao. Thật là một nhận định vô trách nhiệm với phong trào, một lời nói bất chấp sự thật. Sau đó là khối 8406, đảng Thăng Tiến Việt 2). Nam, và nhiều tổ chức khác ra đời một cách hấp tấp rồi tàn lụi nhanh chóng. Lời bình: Ông Kiểng lấy thông tin ở đâu http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 3 sur 27
mà dám xưng xưng nhận định như vậy. Tất nhiên sau những cuộc đàn áp phong trào nào cũng chùng xuống một thời gian. Nhưng chùng xuống không có nghĩa là tàn lụi. Hai khái niệm này khác hẳn nhau. Những người có thiện tâm phảI cân nhắc khi sử dụng ngôn từ. Ông Kiểng dùng cụm từ tàn lụi nhanh chóng, cảm nhận sau cụm từ ác ý đó có thấp thoáng nụ cười thích thú của tác giả. Vậy sự thật như thế nào? Khối 8406 vẫn còn kia vừa bổ sung người vào Ban điều hành, đảng Thăng Tiến vẫn còn kia tạm thời ẩn trong bóng tối nhưng vẫn ra lời kêu gọi ủng hộ dân oan, đảng Dân Chủ XXI vừa gửi thư cho tổng thống Bush, Liên minh Dân chủ và Nhân quyền lên án đàn áp dân khiếu kiện, Hiệp hội Công Nông ra tuyên bố phản đối, Hội những người yêu nước Việt Nam vừa trình bày chủ trương đường lối và hô hào mọi người tham gia, các báo điện tử vẫn hiện diện, và khối dân oan đi khiếu kiện ngày càng đông đảo hơn 2.000 người chiếm cả sân vườn tòa nhà Quốc Hội 2 ở Sài Gòn kéo dài đến ngày thứ 27 …. Người ta cố tình không phân biệt một bản 3). tuyên ngôn với một tổ chức, những người chỉ ký tên ủng hộ một bản tuyên ngôn và những người dấn thân trong một tổ chức. Lời bình: Anh em trong nước không đến nỗi ngu dốt như ông Kiểng tưởng tưởng ra thế đâu. Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Đài ở Hà 4). Nội, đã là những nạn nhân của cách hoạt động của đối lập tại hảI ngoại, không chuẩn bị lực lượng rồi đến khi thấy tình thế có vẻ thuận lợi thì cố gắng nắm lấy cơ hội một cách vội vã và vận dụng quá sức anh em trong nước trong một cuộc thi đua xô bồ xem ai làm trước, ai lên tiếng trước, ai thông báo đầu tiên những “tin khẩn”, ai gây được tiếng vang nhiều nhất. Trong không khí nhốn nháo này, những cố gắng nghiêm chỉnh khó gây được sự chú ý. Lời bình: Một nhận xét quá ư là chủ quan, trịch thượng, dạy đời, xúc phạm đến phong trào dân chủ, xúc phạm đến những anh chị em đang bị giam cầm, hành hạ trong lao tù. Họ không phảI là tay sai của hảI ngoại, không phảI là nạn nhân của hảI ngoại. Nói như ông Nguyễn Gia Kiểng là tạo chứng cớ cho công an
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 4 sur 27
để hành hạ anh chị em dân chủ đấy. Vì không có gì cả cho nên người ta đã cố tin 5). là tình thế đã thay đổi, đảng cộng sản sẽ không dám đàn áp thẳng tay vì sợ phản ứng của thế giới, và phong trào sẽ càng ngày càng lớn mạnh. Lời bình: Lại suy diễn chủ quan. Ông Kiểng nên biết rằng những người đấu tranh dân chủ trong nước có nhiều người hơn tuổi ông, từng bị bắt và tù đầy nhiều năm, từng giữ những chức vụ trong chính quyền cộng sản. Họ không đến nỗi ngu ngơ như ông Kiểng nghĩ.
Đảng cộng sản đã đàn áp và mọi chính 6). quyền, trừ Hoa Kỳ, đều đã không có phản ứng. Chính Hoa Kỳ cũng đã chỉ phản ứng một cách rất chừng mực. Lời bình: Ông Kiểng ở nước ngoài, thông tin đầy trời, còn nhắm mắt bịt tai như thế thì lạ thật. Chúng tôi thấy ngược lại. Chưa bao giờ sự đàn áp ở Việt Nam lại bị thế giới lên án mạnh mẽ như vừa rồi. Báo chí thế giới còn kia. Hình ảnh bịt miệng cha Lý được in khắp mọi nơI mọi chốn. Những bản tuyên bố phản đối của chính phủ các nước còn kia. Các tổ chức quốc tế phi chính phủ phản đối còn kia. Và mới đây Quốc hội Châu Âu đã ra hẳn một nghị quyết riêng lên án Việt Nam … Chỉ một mình ông Kiểng là không nhìn thấy, không nghe thấy. Lạ thật ! Đó là có một lúc họ (tức đảng Cộng sản VN) 7). đã có kế hoạch chiếm đoạt để khống chế và vô hiệu hóa phong trào dân chủ. Lợi dụng bệnh tình nguy ngập của ông Hoàng Minh Chính, một người dân chủ kiên cường và có uy tín nhưng đã già yếu, họ đã để ông đi Mỹ chữa bệnh với sự bảo trợ của đảng Nhân Dân Hành Động, và định dựa vào uy tín của ông để quy tụ các tổ chức và nhân sĩ đối lập trong một Phong Trào Dân Chủ Việt Nam Thống Nhất mà họ kiểm soát trong hậu trường. Đây là một kế hoạch có chuẩn bị. Lời bình: Ông Kiểng cứ làm như mình ở trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản, hay ít ra cũng là nhân vật cao cấp trong Bộ Công an VN nơi lập những kế hoạch đánh phá phong trào dân chủ. Tiếc rằng ông Kiểng lại ở nơi Paris hoa lệ tận bên kia trời tây!
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 5 sur 27
Cần nói với ông Kiểng rằng, ông HMC không phảI là trẻ con để người ta lợi dụng. Các anh em dân chủ khác cũng vậy thôi. Lập luận này là của công an tung ra, làm bà con Việt kiều nhiều người nghi ngờ ông HMC là dân chủ cuội. Nhưng kế koạch này đã thất bại vì những 8). người trực tiếp thực hiện nó đã quá vụng về. Khi sự thất bại đã quá rõ ràng thì đảng cộng sản chỉ còn chọn lựa giữa nới lỏng dân chủ thực sự hoặc đàn áp. Không có gì ngạc nhiên khi họ đàn áp. Lời bình: Ai vụng về ? Ông HMC quá vụng về hay công an VN quá vụng về ? Nếu ông HMC vụng về đến mức thất bại quá rõ ràng, thì còn đàn áp làm gì nữa. “Không có gì ngạc nhiên khi họ đàn áp”. Ông Kiểng cứ nói như thánh phán. Những tranh chấp phe phái trong nội bộ 9). đảng cộng sản kể như đã chấm dứt. Phe Lê Đức Anh - Đỗ Mười đã thắng. Những người cầm đầu đảng và nhà nước hiện nay đều thân với hai ông này. Những người chống lại hai ông Mười, Anh chỉ còn rất ít và đều già yếu. Lời bình: Không biết ông Kiểng có biết câu tục ngữ Việt Nam: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” ? Chúng tôi ở trong nước mà còn không biết được tường tận như ông kia đấy. Chúng tôi không dám nói bừa, nói liều, nói văng mạng như ông…. Tình trạng ổn vững nội bộ của đảng cộng 10). sản chưa chắc đã là xấu cho tiến trình dân chủ, nó còn có thể là tốt. Có chấm dứt được nạn phe phái trong đảng, ban lãnh đạo cộng sản mới có thể lấy những quyết định cần thiết, kể cả những quyết định nới lỏng về chính trị. Đừng nên quên rằng chính sách đổi mới, tức mở cửa về kinh tế thị trường, đã có được vì lúc đó, năm 1986, phe ông Lê Đức Thọ kiểm soát được đảng và có toàn quyền quyết định. Lời bình: Nhận định này sai cả về lý luận lẫn thực tế. Về mặt lý luận, một đảng độc tài mà ổn vững nội bộ thì sẽ càng độc tài với đủ mọi thứ. Làm sao có thể nới lỏng chính trị được. Vì họ độc tài cơ mà! Lập luận như ông Kiểng người ta gọi là phi lô-gích (logique). Về mặt thực tế, ông Kiểng không biết được diễn biến trước, trong, và sau của Đại hội VI (đại hội đổi mới bầu ông Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư), nên đã đánh giá lầm công lao đổi mới ấy là của Lê Đức
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 6 sur 27
Thọ và phe cánh ông ta. Không thể, và thực ra cũng không nên, đòi 11). họ chống lại chính quyền cộng sản Việt Nam. Lời bình: Nào có ai đòi các nước Mỹ, Anh, Pháp hay các chính quyền dân chủ khác trên thế giới phải chống lại chính quyền cộng sản Việt Nam. Họ ủng hộ cho dân chủ VN là tốt lắm rồi, lên án sự đàn áp bạo lực là tốt lắm rồi. Ông Kiểng cứ tự đặt ra những vấn đề do ông ấy nghĩ, để rồi lại tự phản bác cho nó to chuyện, chứ nào có ai đòi hỏi ngớ ngẩn thế đâu. Thật lạ cho cách lập luận của ông Kiểng! 12). Như vậy phảI loại bỏ kịch bản lật đổ. Chúng ta không có lực lượng và phương tiện để lật đổ và cũng không ai giúp chúng ta lật đổ chính quyền cộng sản. Lời bình: Ô hay! Có ông dân chủ nào trong nước hô hào lật đổ đâu. Ông Kiểng cứ tự nghĩ ra rồi lại tự phản bác. Những người đấu tranh dân chủ trong nước đồng thuận nhìn nhận: đây là một cuộc đấu tranh đòi quyền con người, hòa bình, công khai, bất bạo động và hợp pháp, chỗ dựa là hiến pháp, luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế (Tuyên ngôn nhân quyền thế giới, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã tham gia ký kết từ 1982). Biện pháp là những kiến nghị, đề nghị, thư gửi lãnh đạo bàn lẽ phải tráI, đơn thư khiếu nại, tố cáo, đòi thực hiện tự do báo chi, tự do lập hội, tự do bầu cử …cùng những bài viết nâng cao dân trí, nâng cao sự hiểu biết về quyền con người, tiến tới không sợ hãI nữa … 13). Một xét lại khác là phảI khẩn cấp từ bỏ ngôn ngữ giả dối là quốc nội là chủ lực, hảI ngoại chỉ có vai trò yểm trợ [….] Trong tình trạng hiện nay, người trong nước có thể là biểu tượng và vẫn có thể góp ý về những định hướng lớn nhưng không thể đảm nhiệm vai trò điều hành. Lời bình: Ơ đây không phảI là tranh giành nhau về lãnh đạo, hơn kém, chủ lực hay yểm trợ. Điều quan trọng là biết phối hợp cho tốt lực lượng trong nước và ngoài nước theo cáI thế “ỷ giốc” trong binh pháp xưa thì sẽ thu được kết quả tốt. Còn ông Kiểng muốn lãnh đạo phong trào dân chủ ư ? Chúng tôi xin mời ông về nước,
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 7 sur 27
đấu tranh trực diện với độc tài toàn trị, gian khổ cùng anh em, cùng chịu những khủng bố, theo dõi, giam giữ, tù đày cùng anh em, có thế nói người ta mới nghe, mới nhìn sáng suốt vấn đề, mới đề ra chủ trương đường hướng đấu tranh đúng đắn. Nói tóm lại mới lãnh đạo được mọi người. Còn ở ngoài nước, chỉ đọc báo và nghe đài, sáng uống cà-phê, tối xem phim ảnh, rồi phát biểu đủ thứ về tình hình đất nước, chê điều này, khen việc kia, thì cao nhất chỉ đạt đến trình độ chính khách xa-lông mà thôi (les politiciens du salon). Thuật ngữ này để chỉ bọn người giỏi múa mép khua môi, hoạt đầu chính trị. Nói như cụm từ ông Kiểng đã dùng: “Những người này gây rối loạn thay vì đóng góp”. Chí ít ông Kiểng cũng có thể làm như ông Đỗ Nam HảI đã làm. Dám từ bỏ cuộc sống đầy đủ, yên ổn, có việc làm ở Ôtxtrâylia (Australie), ông Hải trở về Sài Gòn tham gia đấu tranh dân chủ. Ông Hải chấp nhận những hiểm nguy sẽ đến với mình. Và thực tế ông Hải đã từng chịu đựng những theo dõi, bắt giữ, hù dọa, đánh đòn của công an, thậm chí mất việc làm trong khi còn phảI nuôi con nhỏ. Hiện ông Hải vẫn trong Ban điều hành Khối 8406 và Ban điều hành Liên minh Dân chủ và Nhân quyền. Công an vẫn đe dọa bắt ông HảI hàng ngày hàng giờ. Ông Nguyễn Gia Kiểng mà làm được như ông Đỗ Nam Hải, rồi ông muốn nói gì thì nói, viết gì thì viết. Hiện nay nhà nước đang mở rộng cửa mời gọi Việt kiều về xây dựng đất nước. Đây là một cơ hội tốt cho ông Kiểng. Chúng tôi chờ đợi ông. Trong lịch sử thế giới hầu hết những cuộc 14). cách mạng đánh bại những chế độ toàn trị bạo ngược đều khởi đầu từ ngoài nước. Cuôc cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc năm 1911 đã xảy ra như thế. Cuộc cách mạng cộng sản Nga năm 1917 cũng không khác. Đảng cộng sản Việt Nam cũng thế. Những trường hợp ngược lại chỉ là ngoại lệ chứ không phảI thông lệ. Lời bình: Ông Kiểng quá chủ quan về kiến thức lịch sử của mình. Mong ông đọc lại kỹ lịch sử Đảng Cộng sản Nga, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, và cả lịch sử cuộc cách mạng Tân
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 8 sur 27
Hợi. Cái lầm của ông Kiểng là ở những tổ chức khởi đầu và sự lãnh đạo đấu tranh. Có thể những tổ chức khởi đầu được thành lập ở nước ngoài (như tổ chức đảng Cộng sản VN được thành lập trên một sân bóng đá ở Trung Quốc trong một buổi xem đá bóng), nhưng việc lãnh đạo đấu tranh thì những tổ chức ấy, hay ban lãnh đạo ấy, đều phảI chuyển về trong nước. Không có phân chia giai đoạn 1, giai đoạn 2 gì cả. Càng những chỗ gian khổ đấu tranh càng cần sự có mặt của lãnh đạo. Người này bị bắt, người khác lên thay. Còn cứ ngồi ở ngoài nước mà chỉ tay lãnh đạo thì, xin lỗi, phải dùng một câu thành ngữ dân gian, nghe nặng tai, nhưng bộc lộ đúng sự việc: “Nói thế, có chó nó nghe!”. Dù có thể ngồi đợi thắng lợi rồi về tiếp quản, thì những người gian khổ đấu tranh chết chóc và tù đày ở trong nước, không ai chịu thừa nhận họ (những người bên ngoài) là lãnh đạo cả. Cụ Phan Chu Trinh bị giam lỏng ở Paris đã khuyên anh thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng ở Paris phải về nước khuấy động phong trào, không nên “tại ngoại đãi thời” (ngồi bên ngoài đợi thời cơ). Và anh Nguyễn Tất Thành đã nghe lời cụ Phan Tây Hồ, rồi trở thành chủ tịch nước Việt Nam sau này. Lối lập luận của ông Kiểng là lối lập luận của một bọn kẻ sĩ thời Xuân Thu, ta gọi là phái “ngụy biện” hay “quỷ biện”, thường lừa được những người nông nổi, nhưng chịu suy nghĩ một chút thấy ngay là vớ vẩn, là bị lừa bởi ma thuật ngôn từ. 15). Nhận định về cuộc đấu tranh của người Việt hảI ngoại, ông Nguyễn Gia Kiểng viết: “Cuộc đấu tranh vì vậy không khác gì một cuộc lên đồng, những người được ủng hộ nhất là những người tỏ ra táo bạo nhất, lên đồng hay nhất, gây được ảo tưởng mạnh nhất. Những cố gắng nghiêm chỉnh dĩ nhiên phảI dựa trên nhận định khách quan về một tình trạng khó khăn, cho nên chỉ làm phiền lòng và gây bực tức trong cuộc lên đồng tập thể này”. Lời bình: Việc này để bà con hảI ngoại có ý kiến. Tôi không dám choán quyền của bà con.
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 9 sur 27
Bà con có lên đồng hay không lên đồng. Bà con thực chất đã đóng góp được những gì cho phong trào dân chủ trong nước, và ông Kiểng đã đóng góp được những gì. Bà con rõ hơn chúng tôi. Tôi chỉ cảm nhận qua ngôn từ của đoạn văn trên, thấy ông Kiểng tỏ ra cao ngạo và trịch thượng, khó có cảm tình. Để kết thúc bài viết, một lần nữa, chúng tôi mời ông Kiểng về nước tham gia đấu tranh trực diện với độc tài toàn trị. Qua đó ông Kiểng sẽ nhìn nhận vấn đề sáng tỏ hơn, và có những ý kiến đúng đắn hơn.
Đất thiêng Thăng Long ngày 27-7-2007 Hoàng Tiến, nhà văn.
Đôi lời với ông Trung Hiếu về bài góp ý của ông với Nguyễn Gia Kiểng Lê Minh Nguyên “… Lãnh tụ là do tranh đấu mà ra và chúng ta không nên phí sức đi tìm hay nhào nặn ra họ …” Phạm Đỉnh: Hôm qua, 25/7/2007, Thông Luận vừa đăng bài "Đôi điều suy nghĩ về thời điểm của một xét lại bắt buộc" của ông Trung Hiếu đóng góp với bài "Thời điểm của một xét lại bắt buộc" của Nguyễn Gia Kiểng. Hôm nay chúng tôi nhận được phản ứng sau đây của ông Lê Minh Nguyên, một khuôn mặt tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền quen thuộc tại hải ngoại. Ông Lê Minh Nguyên hiện là chủ tịch ủy ban giám sát của đảng Tân Đại Việt, nhưng ông cũng giữ một chúc vụ quan trọng khác hoàn toàn độc lập với hoạt động của đảng này: trưởng ban điều hợp Mạng Lưới Nhân Quyền, tổ chức nhân quyền tích cực nhất của người Việt hải ngoại. Ông Lê Minh Nguyên cũng là một trong những nhân vật Việt Nam được tổng thống George W. Bush tham khảo trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng 6 vừa qua của ông Nguyễn Minh Triết. 1. Ông viết "Đa số dân chúng Việt Nam nghĩ rằng về kinh tế Việt Nam còn kém xa Nhật Bản và Nam Hàn, nhưng họ rất đỗi tự hào và kiêu hãnh vì đất nước họ
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 10 sur 27
không còn sự hiện diện của các căn cứ quân sự ngoại quốc." Tôi đồng ý đây là niềm tự hào và kiêu hãnh của dân chúng, nhưng nó chỉ có giá trị tương đối trong những khoảng thời gian và không gian thuận lợi. Trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam, dân chúng cả hai phía đâu có muốn sự hiện diện của quân đội ngoại quốc, nhưng cả hai miền đều có sự hiện diện của quân đội ngoại quốc. Các siêu cường thường xem thế giới là một bàn cờ chess vĩ đại và họ phải di chuyển những quân cờ. Nam Hàn và Nhật Bản, những quốc gia có nền kinh tế thịnh vượng hơn VN nhiều mà vẫn chưa thoát khỏi sự hiện diện của quân đội ngoại quốc, thì liệu VN, có yếu tố địa lý chính trị có tính cách chiến lược trong bàn cờ chess của thế giới, không phải lúc nào cũng có những thuận lợi, thì sự ngủ mê trên niềm tự hào và kiêu hãnh sẽ làm cho ta thiếu suy nghĩ để có những kế hoạch chuẩn bị khi thế cờ mà VN không chủ động được, không còn cho VN có những thuận lợi. Trong hoàn cảnh đó, liệu VN có làm tốt hơn Nam Hàn và Nhật Bản hay không ? 2. Sự thống nhất đất nước của đảng CSVN mà ông cho là "nét son" thì đa số dân miền Nam cho là sự thôn tính của miền Bắc bằng bạo lực, một sự chiếm đóng và vơ vét tài sản của một nước nghèo đối với một nước giàu. Hãy nhìn những gì người dân miền Nam đã được đối xử sau nhiều thập niên của sự thống nhất này, nó có hình thức của một sự cai trị, một sự chiếm đóng, tựa như (hay tệ hơn) nước Tàu chiếm đóng VN. Nó không giống như sự thống nhất của nước Đức. Không cần phải vội vã, việc thống nhất sẽ xảy đến mà thôi, lịch sử VN đã cho thấy điều này, vấn đề còn lại là tiến trình nào để có sự hài hoà và hội nhập thực sự, đem lại hạnh phúc thay vì đau khổ cho dân tộc mà thôi. 3. Việc "người dân khiếu kiện Nam Bộ chỉ trương cờ Đỏ sao vàng, ảnh Hồ Chí Minh và khẩu hiệu “đã đảo bọn tham nhũng” ở Văn phòng Quốc hội tại thành Phố Hồ Chí Minh gần đây mà không thấy khẩu hiệu “đả đảo Đảng CSVN”, theo tôi, họ là những người đi tìm công lý, cũng tựa như dân Nga trong thời kỳ Liên Xô cực thịnh. Họ là những người dân bình thường, nhìn vấn đề bên trong hệ thống, không phải như những người quan tâm về chính trị để thấy được cái hệ thống nó hữu hiệu hay không, để thấy cái nguyên nhân của sự đi tìm công lý của họ là chính là cái hệ thống. Không thể bảo rằng họ không có khẩu hiệu "đả đảo Đảng CSVN" để nói rằng họ chấp nhận sống trong hệ thống. Họ là những người dân bình thường, chỉ thấy được những bất công chứ chưa có cơ hội thấy được cái nguyên nhân tận cùng của những bất công đó. Theo tôi, những người thấy phải có trách nhiệm nặng nề đối với họ. 4. Ông viết "Sự khác nhau của hai cuộc cách mạng này, ngoài bạo lực và bất bạo lực, xoá bỏ và thay thế là vấn đề
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 11 sur 27
thủ lĩnh". Vấn đề thủ lĩnh tôi xin được nói sau, ở đây tôi muốn đóng góp với ông về vấn đề "xoá bỏ và thay thế". Tôi đoán (có thể sai) khi ông nói sự khác biệt của hai cuộc cách mạng này (lật đổ vs dân chủ) là xoá bỏ và thay thế, ông hàm ý là con người, vì nếu là hệ thống thì cả hai đều nhằm mục đích xoá bỏ hệ thống cũ để xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới. Trong cách mạng lật đổ, con người của hệ thống cũ thường hay bị giết chết, bị bỏ tù hay bị trù dập, tựa như các trại cải tạo ở VN sau năm 1975 và công dân hạng nhì của người dân miền Nam. Còn trong cách mạng dân chủ, con người của hệ thống cũ được bình an và tham dự bình đẳng vào sinh hoạt chính trị của hệ thống mới. Một sự khác biệt nữa giữa hai cuộc cách mạng này, theo tôi, là tính cách sụp đổ đột ngột (overthrow) và tích cách biến dạng từ từ (transformation) của cái hệ thống chính trị. 5. Cuối cùng ông hình như đang muốn đi tìm và muốn sớm xuất hiện một "Elsin Việt Nam” . Theo tôi, sở dĩ đất nước ta tiến chậm là vì dân ta lúc nào cũng có quan niệm đi tìm và tôn thờ lãnh tụ. Trong khi đó thì đất nước là một tập thể dân tộc vô cùng to lớn, nhu cầu lãnh đạo là một nhu cầu thương trực, do đó khả năng và trách nhiệm lãnh đạo là điều cần có của bất kỳ mỗi một người dân bình thường nào trong xã hội. Lãnh đạo không phải do thiên phú mà là một sự học hỏi. Một tổ chức hay một định chế muốn được bền vững, tuy có lãnh tụ nhưng không lệ thuộc vào lãnh tụ để sinh tồn, nó có tiềm ẩn khả năng tự lãnh đạo (auto pilot). Nếu trình độ của quần chúng trong cuộc cách mạng dân chủ đều cao thì ai trong đó cũng có thể là một Elsin cả, và như ông Gene Sharp nhận xét về các cuộc cách mạng dân chủ, nó chỉ duy trì được khi nào nó có được sự ý thức cao độ và tham dự của đại khối quần chúng. Lãnh tụ là do tranh đấu mà ra và chúng ta không nên phí sức đi tìm hay nhào nặn ra họ. Lê Minh Nguyên
Đôi điều suy nghĩ về “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” Trung Hiếu “… Bắt buộc phải xét lại để đoạn tuyệt với “lối tranh đấu cũ”, mọi người sẽ dễ dàng đồng ý với ông Nguyễn Gia Kiểng, vì không còn lựa chọn nào khác …” Giờ đây - khi “cơn lốc” đã đi qua, phong trào dân chủ cho Việt Nam có nhiều điều đặt ra cần được thảo luận để thúc đẩy. Cảm ơn ông Nguyễn Gia Kiểng đã kịp thời nêu ra “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” trên Thông Luận ngày 13 tháng 6 năm 2007 để mọi người có dịp bàn thảo. 1. Vựợt ra ngoài sự nhanh nhạy về thời điểm, bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 12 sur 27
của mình: chấp nhận chỉ trích để nêu lên những hạn chế thực của phong trào dân chủ - điều mà không ít người e ngại, ngụy biện sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào. Vì vậy, khi bài viết được công bố, chắc chắn tác giả sẽ đón nhận ý kiến chỉ trích nhiều hơn sự đồng cảm và mến phục. Những hạn chế thực của phong trào dân chủ? Đúng như tác giã phân tích, sự yếu kém của nó, hầu như mọi người đã có thể nhìn thấy từ trước. Rõ nét nhất là từ cuối năm 2005, khi ông Hoàng Minh Chính sang Mỹ mà thực tế đã trải nghiệm. Vào thời điểm đó, anh em dân chủ thở phào nhẹ nhõm, đặt niềm tin vào ông Hoàng Minh Chính khi được Hà Nội bất ngờ cho sang Mỹ chữa bệnh. Nhưng sau đó, ông Chính đã làm cho nhiều người thất vọng bởi sự thiếu nhất quán trong phát ngôn, lúc đầu thì tuyên bố thành lập “Phong trào dân chủ Việt Nam thống nhất”, ngay sau đó cải chính không còn “thống nhất”; bởi nhiều lý do khác làm cho mọi người nghĩ rằng ông chỉ là con rối của nhà nghiên cứu Trần Khuê và bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi được ông “bổ nhiệm” làm đại diện cho anh em dân chủ trong và ngoài nước. Quyết định thiếu dân chủ của ông, hậu quả của nó không những làm hại bản thân, mà còn làm cho phong trào vốn đã không “thống nhất”, thêm điều kiện để “rách” (không phải “tách”) ra nhiều mảnh. Tôi còn nhớ như in, trong lúc ông Chính đang ở Mỹ, thì tại Sài gòn, nhà nghiên cứu Trần Khuê, lúc đó đã sát cánh kỹ sư Đỗ Nam Hải, linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Chính Kết, Lê Quang Liêm, tuyên bố rùm beng trên đài RFA về một liên minh Thần thánh chuẩn bị ra đời. Thế nhưng, khi ông Chính về nước và mãi đến bây giờ, chẳng ai thấy liên minh thần thánh nào cả. Có chăng, sau đó chẳng bao lâu ông Khuê đối đầu với linh mục Nguyễn Văn Lý và Đỗ Nam Hải, xa lánh anh em Đà Lạt cho đến tận bây giờ. Một khi Phong trào bị “rách” thì việc xuất hiện nhiều danh xưng dân chủ, đảng phái chính trị trên Internet là điều đương nhiên. Trước chủ trương nương tay với anh em dân chủ để tổ chức APEC 14, được WTO, PNTR và thoát khỏi danh sách CPC của Hà Nội, chỉ trong thời gian ngắn (từ tháng 4 đến cuối năm 2006) linh mục Nguyễn Văn Lý đã dễ dàng công bố thành lập ba danh xưng dân chủ và chính trị, gồm “Khối 8406”, “Đảng Thăng Tiến Việt Nam”, “Liên đảng Lạc Hồng”; ông Hoàng Minh Chính và nhà nghiên cứu Trần Khuê tuyên bố phục hoạt “Đảng dân chủ Việt Nam” (XXI). Riêng anh Đỗ Nam Hải, ngoài Khối 8406, đã lập thêm “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam”. Rồi người ta thấy một số danh xưng khác tiếp tục xuất hiện trên internet. Thoạt nhìn, nhiều người, nhất là anh em dân chủ hải ngoại tin rằng trong nước đã có lực lượng đối lập. Tuy nhiên, khi Hà Nội ra tay đàn áp, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, Nguyễn Văn Đài, Lê
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 13 sur 27
Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy,... lần luợt được đưa vào “nhà tù nhỏ”, đứng trước vành móng ngựa, chẳng hề thấy lực lượng quần chúng ủng hộ; chỉ thấy một số ít anh em dân chủ trẻ tuổi đầu hàng, tự thú; nhiều người chạy sang Campuchea để lánh nạn. Một lần nữa, họ tiếp tục đơn độc. Phong trào dân chủ rơi vào khủng hoảng, đó là thực trạng đau lòng cần ghi nhớ. Có thể ông Hoàng Minh Chính bị lợi dụng trong điều kiện có thể thông cảm được (già yếu, bệnh tật, xa anh em trong nước) đúng như nhận định của ông Nguyễn Gia Kiểng. Người đáng lên án, dĩ nhiên là người đã lợi dụng ông ấy, làm cho phong trào “rách” thêm, làm bùng phát chủ nghĩa cơ hội, những người đối lập bị chia cắt, đơn độc, không hình thành được lực lượng. Điều mà anh em dân chủ đau lòng nhất là Công an đã tận dụng được cơ hội để xen vào, làm cho vàng thau lẫn lộn. Hàng lọat câu hỏi đặt ra để rồi không được giải đáp: tại sao ông Hà Sĩ Phu đến giờ này chưa được mở điện thọai bàn, tại sao nhà nghiên cứu Trần Khuê trang bị máy vi tính và điện thoại sịn mà không bị gây khó dễ, tại sao anh Đỗ Nam Hải không bị bắt sau khi bị ép “tự thú”, tại sao Nguyễn Chính Kết là “Việt Tân” và nhiều anh em dân chủ trẻ trốn thoát ra nước ngoài.... Sự nghi kị lẫn nhau bao trùm lên phong trào, thử hỏi làm sao có được tổ chức? Tôi cũng đồng ý với ông Nguyễn Gia Kiểng, nếu như linh mục Nguyễn Văn Lý chỉ tập trung phát triển Khối 8406 ít mùi chính trị hơn là Đảng Thăng Tiến và Liên đảng Lạc Hồng, có thể Hà Nội có cái nhìn khác. Tôi tin rằng nhiều người có cảm tình với Khối 8406 hơn là cá nhân người sáng lập ra nó. Bởi vì linh mục Nguyễn Văn Lý đã từng viết “tâm thư” trong trại giam để được đặc xá, có tai tiếng về trai gái thời gian ở xứ Nguyệt Biểu và điều quan trọng nhất là Giáo luật không hoan nghênh chức sắc hoạt động chính trị. Tuy nhiên, tôi không đồng ý cách đặt vấn đề của ông Nguyễn Gia Kiểng: “Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, đã là những nạn nhân của cách hoạt động của đối lập tại hải ngoại....”. Với bề dày kinh nghiệm, bản lĩnh như linh mục Nguyễn Văn Lý, yếu tố hải ngoại khó có thể chi phối. Hình ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trong phiên toà xét xử vừa qua đã nói lên điều đó. Tôi đồng ý trong thời gian qua có sự vội vã trong việc công bố các danh xưng như ông Nguyễn Gia Kiểng đã viết. Tuy nhiên, động cơ của sự vội vã này rất phức tạp, có người chớp thời cơ (như đã nêu trên), có người háo danh, có người vì tiền (chuyện muôn thủa),... Dĩ nhiên, chẳng có ai muốn vào “nhà tù nhỏ”. Với những người chân chính, vào đó rồi làm sao hoạt động. Với những người cơ hội thì đó là cực hình cần phải tránh. Vì vậy, tôi cho rằng rằng linh mục Nguyễn Văn Lý, kể cả những người đã đầu hàng, tự thú hay trốn sang Campuchea đều
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 14 sur 27
đã tiên liệu trước, nhưng do họ chưa có lực lượng quần chúng, quan trọng nhất là chưa có tổ chức hẳn hoi nên mới xảy ra tình trạng vừa qua. 2. Bắt buộc phải xét lại để đoạn tuyệt với “lối tranh đấu cũ”, mọi người sẽ dễ dàng đồng ý với ông Nguyễn Gia Kiểng, vì không còn lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề trong phần quan trọng này của tác giả, suy cho cùng vẫn không vượt ra ngoài phạm vi “Chính trị Sa lông” mà tác giả đã có thời gian dài vướng vào. Tôi tin chắc rằng, ông Nguyễn Gia Kiểng đã đọc bài viết của Luật sư Trần Lâm trước đây nói về “Sự cần thiết phải dân chủ trong Đảng CSVN” và tài liệu cuộc trao đổi điện thọai giữa ông Lê Hồng Hà với các ông Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc ngày 10 tháng 3 vừa qua. Nếu đã đọc, thì ông nghĩ gì về lực lượng cho giải pháp dân chủ Việt Nam trong tương lai? Tôi không đồng ý với ông giải pháp cho đất nước là các tổ chức hải ngoại, trong đó có Tập hợp dân chủ đa nguyên của ông. Cho dù là giai đoạn 1, hay giai đoạn 2 theo khái niệm của ông thì lực lượng quốc nội vẫn là yếu tố quyết định, hải ngoại có vai trò cực kỳ quan trọng là quốc tế vận và yểm trợ tài chính có kiểm soát. Bài viết của Ls Trần Lâm và quan điểm của ông Lê Hồng Hà, khiến ta suy nghĩ đến một điều khó chịu: phải chăng Chìa khóa Vàng dân chủ nằm trong tay Đảng CSVN? Điều này, các Giáo sư Vũ Thiện Hân và Đoàn Viết Hoạt có đề cập đến và đã có nhiều ý kiến chỉ trích là đầu hàng. Với những điểm son sáng chói trong cách mạng dân tộc dân chủ trước đây và những thành quả đổi mới gần đây, Đảng CSVN đến nay vẫn là lực lượng chính trị ngự trị trong đại đa số dân chúng Việt Nam. Đa số dân chúng Việt Nam nghĩ rằng về kinh tế Việt Nam còn kém xa Nhật Bản và Nam Hàn, nhưng họ rất đỗi tự hào và kiêu hãnh vì đất nước họ không còn sự hiện diện của các căn cứ quân sự ngoại quốc. Đối với dân chúng Nhật Bản và người Hàn Quốc thì đây là điều họ đang khát khao. Gần đây, để giải tỏa sự căm dận của dân chúng Nhật Bản trước tuyên bố của mình cho rằng việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật là “có lý”, Bộ trưởng Quốc phòng F. Kyuma buộc phải xin từ chức. Thế đấy, nét son thống nhất đất nước của Đảng CSVN tiếp tục ngự trị trong tâm trí người Việt Nam khi họ đang đổi mới kinh tế có kết quả. Đọc bài “Bài học khó quên” của nhà văn Hà Minh Thuỳ, được đăng tải trên nhiều trang web, chúng ta sẽ lý giải được điều này: Tại sao dân oan Thái Bình sẵn sàng ném đồ dơ của phụ nữ, chém vào mặt bọn quan chức địa phương tham nhũng, hay người dân khiếu kiện Nam Bộ chỉ trương cờ đỏ sao vàng, ảnh Hồ Chí Minh và khẩu hiệu “đã đảo bọn tham nhũng” ở Văn phòng Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây mà không thấy khẩu hiệu “đã đảo Đảng CSVN”. Vì vậy, tôi tin rằng những người có kiến thức và được trải
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 15 sur 27
nghiệm qua đấu tranh dân chủ, sau khi nghiên cứu quan điểm “Tự vỡ” của ông Lê Hồng Hà và “Tự tách” của Ls Trần Lâm trong nước, sẽ thấy ngay ý kiến mang tính giải pháp cho phong trào dân chủ của ông Nguyễn Gia Kiểng trở thành nhạt nhẽo. Rất có thể ông Kiểng đã nhầm lẫn khi đánh đồng tính chất của các cuộc cách mạng lật đổ, hay còn gọi là Giải phóng (Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc năm 1911, cách mạng Nga năm 1917 mà tác giả nhắc đến trong bài viết) với Cách mạng dân chủ nhân quyền, hay còn gọi là “cách mạng màu” ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) và Ucraina gần đây. Sự khác nhau của hai cuộc cách mạng này, ngoài bạo lực và phi bạo lực, xóa bỏ và thay thế, là vấn đề thủ lĩnh. Khác với Cách mạng lật đổ (hay giải phóng) thủ lĩnh thường ở bên ngoài, cụ thể là lưu vong; Cách mạng màu thủ lĩnh đều ở bên trong và Boris Elsin là một điển hình. Có thể xuất phát từ sự nhầm lẫn này, nên ông Kiểng cho rằng “giai đoạn đầu, đầu não và vai trò lãnh đạo phong trào dân chủ phải đặt ở hải ngoại”, sau khi CSVN chấp nhận đối lập thì cơ quan lãnh đạo “mới có thể chuyển về trong nước”. Tôi nghĩ rằng, quan điểm Đảng CSVN sẽ “tự tách”, “tự vỡ” của Ls Trần Lâm và ông Lê Hồng Hà đáng để anh em dân chủ nghiền ngẫm. Đây là một quan điểm có nội hàm thực tiễn nhiều hơn lý luận. Theo đó, những người hoạt động dân chủ có quyền tự hào rằng các bài viết phản kháng nhà cầm quyền của mình trong thời qua mặc dù không được chính quyền công khai thừa nhận, nhưng nó đã góp phần làm cho quá trình “tự tách, tự vỡ” đã và đang chuyển động. Bởi vì, Đảng CSVN là một tổ chức có bề dày lịch sử, hơn ai hết họ biết rằng nếu không Đổi mới kinh tế và Dân chủ hóa các hoạt động chính trị trong nội bộ và đời sống nhân dân, thì sẽ bị quần chúng đào thải, những vết son trong quá khứ của họ dù có đỏ đến mấy rồi cũng sẽ nhạt phai trong dân chúng. Dưới hình thức này, hay hình thức khác, tôi tin chắc họ đã đọc tất cả những ý kiến bất đồng của anh em dân chủ để điều chỉnh sách lược cai trị của mình đối với xã hội. Chẳng qua vì luật pháp của họ không chấp nhận bất đồng chính kiến (điều 88 và 258 của Bộ luật hình sự), nên họ không thể công khai thừa nhận điều này. Đây là vấn đề quan trọng, nên chăng những người dân chủ trong và ngoài nước hãy nỗ lực làm cho quá trình “tự tách”, “tự vỡ” vận hành mạnh lên, để một “Elsin Việt Nam” sớm xuất hiện? Tại sao là một chuyên gia kinh tế như ông Kiểng mà lại không về Việt Nam bỏ vốn và kiến thức mở công ty, thu hút dân chúng Việt Nam, tạo ra áp lực với Đảng CSVN thay vì đưa ra quan điểm “điều khiển phong trào dân chủ từ xa”? Đôi điều suy nghĩ về “Thời điểm của một bước ngoặt bắt buộc” mà ông Nguyễn Gia Kiểng đã nêu ra, xin được chia sẻ cùng bạn đọc.
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 16 sur 27
Sài gòn, cuối tháng 7/2007 Trung Hiếu © Thông Luận 2007
Trả lời và góp ý thêm với tác giả Nguyễn Gia Kiểng về bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” Trần Bảo Lộc “… động cơ của đa số những người tranh đấu cho dân chủ hiện nay là sự thù hận …” Trong bài viết này tôi sẽ trả lời thư của tác giả Nguyễn Gia Kiểng viết trong mục ý kiến của bài “Góp ý với tác giả Nguyễn Gia Kiểng về bài viết Thời điểm của một xét lại bắt buộc” mà tôi viết ngày 14/07/2007 và sau đó tôi sẽ góp thêm một vài ý nữa với tác giả Nguyễn Gia Kiểng. Cảm ơn thư trả lời đầy tình người và nồng ấm của ông. Cũng cảm ơn lời khen của ông về phong thái đối thoại của tôi. Theo tôi thì đây là một phong thái đối thoại phải có của mọi người dân chủ, đặc biệt là với những người dân chủ Việt nam trong giai đoạn nhạy cảm của nền dân chủ còn phôi thai hiện nay. Như được biết đối thoại là phương cách chủ yếu của sinh hoạt dân chủ. Đối thoại để đi đến cảm thông hoặc để thuyết phục không thể để sự thù oán, bực tức khống chế. Đồng ý đối thoại về một vấn đề nào đó tức là chúng ta đã giải quyết được một nửa. Bởi vậy phong thái đối thoại trang nhã, thắng thắn và chính xác rất cần thiết để giải quyết phần nửa còn lại. Tôi có thể không đồng ý với ông một số điểm trong các bài viết trước đây nhưng tôi kính trọng ông về những viễn kiến ông đã đưa ra có tính đi trước thời gian kiểu Phan Châu Trinh và về phong cách hành văn đầy hình ảnh thơ trong các bài viết chính luận của ông khiến người đọc thấy thoải mái dù có những lúc bực dọc như khi thấy trong bài viết của ông có những nghịch lí về lô-gíc như “tình trạng ổn vững nội bộ của đảng cộng sản chưa chắc đã là xấu cho tiến trình dân chủ, nó còn có thể là tốt” trong bài Thời điểm của một xét lại bắt buộc. Nhưng chính những nghịch lí về lô-gíc này bắt người đọc dù không muốn suy nghĩ cũng phải suy nghĩ để tìm lời giải đáp. Tôi nghĩ những người cộng sản có thể không thích ông nhưng không thể không kính trọng ông vì những bài viết của ông đã bộc lộ tình người và lòng yêu nước thiết tha của ông. Nhưng chỉ vì quyền lực và quyền lợi là những cái bả nguy hiểm làm mờ tối lương tri đã khiến họ không muốn nghe ông. Bởi vậy tôi tin ông và Tập hợp của ông sẽ thực thi đúng những điều ông đã xác quyết về bản chất của cuộc đấu tranh cho dân chủ. Đó là “tranh đấu cho một chuyển hóa
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 17 sur 27
nhanh chóng về dân chủ nhưng trong hòa bình và trật tự”. Về phân tích Giáo hội Công giáo, có vẻ như ông không chia sẻ hoàn toàn với phân tích của tôi. Theo tôi thì việc không chia sẻ này chỉ là cách nói của ông để làm sáng tỏ tinh thần đa nguyên mà ông đang theo đuổi và phần còn lại, tôi và ông không khác gì nhau. Tôi cũng tôn trọng những cách hành xử của Hội đồng Giám mục Việt nam dù không có lợi cho đất nước và giáo hội của mình. Tuy nhiên có thể có chỗ hơi khác nhau giữa tôi và ông vì tôi là một thành viên của giáo hội ấy. Tôi đau khổ vì thấy giáo hội ấy càng ngày càng xa lạ với giáo hội mà tôi hằng quý mến, giáo hội của Chúa là tình yêu, của hơn một trăm ngàn các thánh tử đạo Việt nam, của những người nghèo và bị áp bức. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở phân tích giáo hội công giáo này là cả tôn giáo cũng không thoát khỏi thói quen luồn lách. Nó là một căn bệnh nguy hiểm cho việc xây dựng dân chủ. Điều đó buộc các người tranh đấu cho dân chủ phải tìm phương cách chữa trị thích hợp nếu muốn xây dựng dân chủ. Nếu chữa trị được tâm lí luồn lách thì căn bệnh tham nhũng cũng sẽ chữa trị được. Nhân tiện tôi muốn đặt một số câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề tham nhũng. Tham nhũng là gì? Theo tôi tham nhũng ở Việt nam là nhận hối lộ và biển thủ công quỹ. Ai mới có thể tham nhũng được? Chỉ có những người có chức quyền mới có cơ hội nhận hối lộ và biển thủ công quỹ. Ai là những người có chức quyền hiện nay? Hiện nay chỉ có những đảng viên đảng cộng sản mới có chức quyền. Làm sao để giải quyết được vấn đề tham nhũng? Chắc chắn là những người có chức quyền này không thể giải quyết được vấn đề tham nhũng. Cho nên dù chính quyền hiện nay có kêu gọi hoặc ban hành đủ mọi loại nghị quyết chống tham nhũng thì vấn đề tham nhũng cũng cứ càng ngày càng phình to ra. Chỉ có biện pháp là thay đổi những người có chức quyền này và thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên với hệ thống kiểm soát độc lập với những người có quyền lực của thể chế ấy. Có một điểm nữa trong bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” đã khiến tôi lưỡng lự không biết là có nên góp ý với ông không. Đó là những cụm từ “lên đồng” và “tin khẩn” mà ông viết để diễn tả tình trạng tranh đấu cho dân chủ của những người tranh đấu cho dân chủ hiện nay. Tôi đồng ý với ông về động cơ của đa số những người tranh đấu cho dân chủ hiện nay là sự thù hận. Hình ảnh “lên đồng” là hình ảnh rất ấn tượng. Nó diễn tả đúng nhất tình trạng tranh đấu cho dân chủ của đa số những người tranh đấu hiện nay. Một tình trạng mất trí trong cuộc tranh đấu cho dân chủ giống như khi lên đồng. Nhưng có cần phải chính ông nói ra điều này mới được hay sao? Tại sao ông không để một thành viên nào khác trong Tập hợp
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 18 sur 27
của ông nói thay ông? Nhưng suy đi nghĩ lại, nếu một người khác nói ra thì giá trị khiêu khích của nó không được là bao và hiệu ứng để thay đổi cách suy nghĩ và hành động của Phong trào dân chủ sẽ cũng chỉ là con số không. Chắc ông cũng biết là ông sẽ bị vất vả về những cụm từ này, sẽ bị nhiều người khó chịu vì bị lật tẩy chống đối và bị những người cộng sản lợi dụng để gây chia rẽ tổ chức của ông với các tổ chức khác. Chắc là ông cũng đã được đọc những phản ứng chống đối ông trên các trang web. Điều đó cho thấy tấm lòng của ông và tổ chức của ông đối với đất nước. Điều sau cùng tôi muốn góp ý với ông là cuộc tranh đấu mà ông và Tập hợp của ông đã xác quyết trong Dự án chính trị Thành công thế kỉ 21 và được tái xác nhận trong thư trả lời tôi ở mục ý kiến của bài “Góp ý với tác giả Nguyễn Gia Kiểng về bài viết Thời điểm của một xét lại bắt buộc” mà tôi viết ngày 14/07/2007, nếu muốn đi đến thắng lợi trong hoà bình và trật tự, đòi hỏi phải dành nhiều cố gắng cho việc vận động dân trí. Tôi được biết đến Tập hợp của ông qua Dự án chính trị Thành công thế kỉ 21 và quyển Tổ quốc ăn năn của ông với hình ảnh một tổ chức của chất xám, của tư tưởng. Vậy mà tôi thấy Tập hợp của ông có vẻ như không muốn khai thác ưu điểm này. Và hình như về mặt lí trí thì ông và Tập hợp của ông đã vượt thoát được tình trạng tranh đấu cho dân chủ như ông viết trong bài “Thời điểm của một xét lại bắt buộc”. Nhưng về mặt thực tế thì tôi thấy Tập hợp của ông có vẻ như vẫn chưa thoát được tình trạng “tin khẩn”, tình trạng “lên đồng” trong tranh đấu. Tôi vẫn thấy là các ông còn khuynh hướng chạy theo biến cố. Tôi thường theo dõi trang web Thông luận của các ông. Tôi thấy thiếu những bài viết đối chiếu Dự án chính trị của các ông với những sự cố đang xảy ra để chứng tỏ tổ chức của các ông đang làm chủ các biến cố và cho thấy là Dự án chính trị của các ông là giải pháp đúng nhất lúc này để giải quyết thực tế tồi dở đang diễn ra. Lâm Đồng, 20/07/2007 Kỉ niệm 53 năm ngày người Việt bước vào giai đoạn chính thức chém giết và tàn sát lẫn nhau Trần Bảo Lộc © Thông Luận 2007
Góp ý với tác giả Nguyễn Gia Kiểng về bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” Trần Bảo Lộc “… nếu chúng ta muốn có một nền dân chủ đúng nghĩa trong tương lai thì bây giờ chúng ta cần phải hành xử theo đúng tinh thần và nguyên tắc của dân chủ …”
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 19 sur 27
Đây là một bài viết đúng lúc và rất hữu ích cho việc phát triển của Đối lập Dân chủ. Bài đã xét lại nhiều vấn đề. Nhưng theo tôi vẫn còn một số vấn đề khác nữa cũng cần phải được xét lại. Có lẽ vì số trang báo có giới hạn nên tác giả chưa bàn đến. Và vì vậy ngay cả những điều tác giả đã bàn trong bài viết này cũng chỉ mới nêu ra một cách đại cương. Do đó người viết thấy cần phải đóng góp thêm vào những điểm tác giả đã viết trong bài “Thời điểm của một xét lại bắt buộc”, với hi vọng việc xét lại này được sâu rộng hơn và sẽ giúp cho Đối lập Dân chủ có thể phát triển lớn mạnh trong những ngày sắp tới. Trước tiên, có một câu hỏi cần đặt ra là chúng ta có nên viết đúng sự thật và công khai về Đối lập Dân chủ không? Tôi nghĩ có nhiều người cho là không nên viết ra công khai những mặt yếu kém của Đối lập dân chủ. Bởi vì Đối lập dân chủ có những mặt yếu kém thật. Viết ra chỉ làm cho Đối lập Dân chủ bị khủng hoảng và tan nát thêm. Theo tôi thì Đối lập Dân chủ đã bị yếu kém như ngày nay là vì chúng ta đã không dám viết đúng sự thật và công khai về Đối lập Dân chủ. Chúng ta luôn tìm đủ mọi lí lẽ để tự dối lòng và để tự ru ngủ mình. Vì thế đã không có những thay đổi có tính cách mạng tận gốc rễ để giúp Phong trào Dân chủ lớn mạnh. Như được biết về dân chủ thì công khai và sự thật là những đặc tính quan trọng của sinh hoạt dân chủ. Bởi vậy nếu chúng ta muốn có một nền dân chủ đúng nghĩa trong tương lai thì bây giờ chúng ta cần phải hành xử theo đúng tinh thần và nguyên tắc của dân chủ. Trong tinh thần ấy người viết sẽ đóng góp những ý kiến của mình về bài viết của tác giả Nguyễn Gia Kiểng. Người viết sẽ không chú trọng về những phần nổi và tìm cách vuốt ve mà sẽ đi sâu vào phần chìm để tìm lối thoát cho Đối lập Dân chủ. Người viết chỉ có những nguồn thông tin về Đối lập Dân chủ rất hạn hẹp vì vậy việc đối chiếu những nguồn thông tin này với thực tế đã đòi hỏi người viết phải mất nhiều thời gian để quan sát và suy nghĩ. Dù vậy những đóng góp này vẫn chỉ là những đóng góp nhìn từ một góc độ, cần được sự đóng góp của nhiều người nữa để tất cả chúng ta có được cái nhìn toàn bộ giúp cho Đối lập Dân chủ phát triển và lớn mạnh. * Điểm đầu tiên tôi muốn góp ý với tác giả Nguyễn gia Kiểng về “Đối lập dân chủ Việt nam chỉ có phần nổi, không có phần chìm, đằng sau tiếng vang không có thực lực. Sự yếu kém của đối lập dân chủ thực sự ra đã có thể nhìn thấy từ trước.” Tác giả đã nêu ra một số sự kiện để minh chứng cho khẳng định trên. Mặc dầu vậy điều khẳng định này chắc là sẽ có người phản đối. Làm gì đối lập dân chủ không có phần chìm dù mỏng manh, không có thực lực dù chỉ đôi
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 20 sur 27
chút. Bởi vì không thể có phần nổi nếu không có phần chìm. Vậy phần chìm hoặc thực lực trong bài viết này của Nguyễn Gia Kiểng là gì? Có nhiều cách hiểu phần chìm hoặc thực lực. Phần chìm hoặc thực lực này là nhân sự? Thế thì phần chìm hoặc thực lực trong bài viết này thực sự là chỉ có như vậy sao? Theo tôi thì phần chìm hoặc thực lực mà tác giả muốn nhấn mạnh trong bài viết này là “cách suy nghĩ và hành động” mà tác giả đã dùng làm câu kết cho bài viết. Do đó tôi sẽ góp thêm vài ý về phần chìm này với hi vọng thay đổi được cách suy nghĩ và hành động cũ như bài viết đã mong muốn. Tại sao cách suy nghĩ và hành động lại quan trọng cho đối lập dân chủ như vậy? Cách suy nghĩ cũ và hành động cũ là gì? Tại sao lại phải thay đổi và thay bằng cách suy nghĩ và hành động mới nào? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời để giúp đối lập dân chủ phát triển và lớn mạnh. Ta có thể kể ra một số biểu hiện của cách suy nghĩ và hành động cũ như: Đối lập dân chủ không có được sự tự tin, không biết tin vào sức lực của chính mình. Bởi vậy đối lập dân chủ đã có thói quen không bao giờ dám nhìn thẳng vào sự thật, vào những khó khăn, vào những yếu kém của mình và những điểm mạnh của đối phương. Sợ nhìn thẳng vào sự thật sẽ chùn bước tháo lui. Vì vậy luôn tìm cách bám vào bất kì cái gì giống như cái phao mà Nguyễn gia Kiểng đã viết trong bài hoặc tìm cách lẩn tránh bằng cách đổ lỗi cho cái này cái nọ, người này người kia để tự an ủi mình. Đối lập dân chủ thiếu hiểu biết về tổ chức và vận động quần chúng. Không thấy là muốn đối phó hữu hiệu với đảng cộng sản thì cần phải có tổ chức. Và tổ chức thì lại sinh hoạt theo những nguyên tắc của nó. Nó cũng có những kỉ luật và ràng buộc của nó. Đối lập dân chủ lại còn không biết thế nào là tranh đấu theo tinh thần dân chủ. Cho nên đã không có đường hướng và phương pháp hành động theo tinh thần dân chủ một cách rõ ràng. Hành động theo kiểu cứ làm bừa theo cảm tính, theo chủ quan duy ý chí, theo những dự đoán tình hình không cụ thể và phù hợp với thực tiễn. Nhiều khi lại còn hành động vượt quá khả năng hoặc thiếu chuẩn bị kĩ lưỡng. Chẳng hạn như nhắm mắt trước việc tranh đấu với chính quyền độc tài là sẽ bị đàn áp, bắt bớ cho nên đã không tiên liệu khi xảy ra như vậy thì phải đối phó như thế nào để vẫn duy trì được tiềm năng chiến đấu và làm cho phong trào dân chủ lớn mạnh. Kết quả là tùy vận may rủi. Đối lập dân chủ lại chỉ biết luồn lách để tìm những giải pháp cá nhân. Tình trạng sinh hoạt theo kiểu nhân sĩ hiện nay là hệ quả của thói quen thích luồn lách này. Bởi vậy để có thể giải quyết những hệ quả này, đối lập dân chủ phải thay đổi cách suy nghĩ và hành động cũ. Phải dám nhìn thẳng vào sự thật. Phải biết mình muốn gì. Phải tự xét khả năng của mình và của người. Phải biết để
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 21 sur 27
ra một dự án tương lai khả thi và một lộ đồ hành động cụ thể. Dự án và lộ đồ ấy phải phù hợp với dân chủ. Có nghĩa là phải huy động được mọi người của mọi thành phần chấp nhận tham gia vào việc xây dựng dân chủ. Phải tiên liệu những sự cố gì sẽ xảy ra và đối phó như thế nào. Phải biết liên minh với nhau để tạo sức mạnh và để giúp phối hợp hành động nhịp nhàng. * Điểm thứ hai tôi muốn góp ý với Nguyễn Gia Kiểng về “sự yểm trợ rất giới hạn trong một giáo hội tự nó đã là một tôn giáo thiểu số tại Việt nam”. Thiểu số mới chỉ là một góc độ của vấn đề. Tuy góc độ này có quan trọng nhưng không phải là cơ bản. Bởi vì giáo hội ấy dù thiểu số nhưng lại có sức mạnh quốc tế. Vấn đề cơ bản là Giáo hội Công giáo ấy đã bị xơ cứng, bị tha hoá. Hàng giáo phẩm của giáo hội này đã biến giáo hội ấy không còn là giáo hội của tình yêu thương, của những người nghèo, những người bị bóc lột, bị áp bức. Trong một hai thế kỉ qua, hàng giáo phẩm của giáo hội ấy lúc nào cũng tìm cách thoả hiệp với chính quyền để tồn tại và khiến giáo hội ấy trở thành một giáo hội hèn nhát, không dám lên tiếng trước những bất công, những khốn khổ của đống bào và trước cả những điều đảng cộng sản gây tổn hại cho chính giáo hội của mình như vụ đập phá tượng Đức Bà, vụ chiếm đoạt đất đai của các dòng tu và nhà thờ v.v. Giáo hội này đã trở thành một giáo hội luồn lách để tìm những giải pháp cá nhân cho mình. Phải xây những nhà thờ thật to lớn để khoe khoang là mình tài giỏi. Chúa đâu có thích ở những nhà thờ to lớn như vậy, đang khi nhiều người còn bị sống khốn khổ, bị bách hại. * Điểm thứ ba tôi muốn góp ý với Nguyễn Gia Kiểng về “Như vậy phải loại bỏ kịch bản lật đổ. Chúng ta không có lực lượng và phương tiện để lật đổ và cũng không ai giúp chúng ta lật đổ chính quyền cộng sản.” Cho nên có phải vì vậy Nguyễn Gia Kiểng đã chọn kịch bản cho cuộc đấu tranh này là “Cuộc đấu tranh cho dân chủ vì vậy không phải là cuộc xung đột thù địch một mất một còn mà phải là cuộc đối đầu hoà bình - ít nhất là hoà bình đơn phương từ phe dân chủ - giữa dự án dân chủ và dự án cộng sản.”? Như vậy nếu chúng ta có lực lượng và phương tiện và được sự trợ giúp của ai đó thì chúng ta sẽ sử dụng kịch bản lật đổ? Nếu thực sự diễn biến tư tưởng và hành động của Nguyễn Gia Kiểng là vì bị áp lực của thực tế mà buộc phải chọn cuộc tranh đấu đối thoại hoà bình thì việc Nguyễn Gia Kiểng không muốn thay thế tất cả guồng máy nhà nước sẽ có thể đưa đến tình trạng xảy ra ở Việt nam giống như ở Nga sau ngày đảng cộng sản Liên xô sụp đổ mà có một số người đã lo như vậy là có http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 22 sur 27
cơ sở. Theo tôi thì dù chúng ta mạnh hay yếu, dù chúng ta có khả năng lật đổ hay không thì cuộc tranh đấu cho dân chủ vẫn không thể là cuộc xung đột thù địch một mất một còn giữa đối lập dân chủ và đảng cộng sản. Đây phải là cuộc tranh đấu để mời gọi tất cả mọi người đặc biệt là những người cộng sản cùng tham gia vào cuộc chơi dân chủ, cùng chấp nhận luật chơi dân chủ. Vì vậy chiến lược của cuộc tranh đấu này không phải là tìm cách hạ bệ và lăng nhục nhau mà phải là cuộc tranh đấu của mời gọi, của đối thoại và thuyết phục, của tinh thần hoà giải, của tôn kính, của biết chấp nhận những mặt mạnh và yếu của nhau. Đó là cuộc tranh đấu của sự tự tin vào lẽ phải và vào chính mình. Đó cũng là giải pháp không thể không áp dụng cho một nuớc Việt nam tương lai. Điều đó không có nghĩa là chấp nhận đầu hàng. Bởi vì mọi cuộc tranh đấu đều cần phải có áp lực. Áp lực sẽ giúp những người đối thoại còn cố chấp mau thức tỉnh để chấp nhận thực tế. Nhưng áp lực không phải là chửi bới hung hăng vô căn cứ. Mọi cách chửi bới hung hăng vô căn cứ chỉ làm cho cuộc tranh đấu cho dân chủ càng ngày càng đi vào bế tắc. Áp lực cũng không phải là phải sử dụng bạo lực. Mọi hình thức sử dụng bạo lực chỉ đi đến kết quả là sẽ có một chế độ độc tài mới thay cho chế độ độc tài cũ. Chỉ có con đường tranh đấu hoà bình này mới không gây thêm khổ đau cho dân tộc, không gây thêm hố sâu chia cắt, mới không có tình trạng sẽ xảy ra giống như ở Nga sau ngày chế độ Liên Xô bị sụp đổ. Và quan trọng hơn cả là nó phù hợp với bản chất của dân chủ mà chúng ta đang tranh đấu. Nó cũng rất phù hợp với bốn đồng thuận cơ bản của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên của ông Nguyễn Gia Kiểng: “đất nước phải được quan niệm như một không gian liên đới và một tương lai chung, thể chế chính trị cho Việt Nam là dân chủ đa nguyên, tinh thần chỉ đạo của cố gắng làm lại đất nước là hòa giải và hòa hợp dân tộc, cố gắng phát triển kinh tế phải đặt trên nền tảng kinh tế thị trường và sáng kiến cá nhân.” [1] và ba lập trường căn bản của Tập hợp: “đấu tranh thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên; trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc; bằng những phương thức bất bạo động.” [2] * Điểm cuối cùng tôi muốn góp ý với Nguyễn Gia Kiểng về “Phải thẳng thắn: cuộc đấu tranh cho dân chủ sẽ gồm hai giai đoạn: trong giai đoạn đầu, khi mà chính quyền cộng sản còn đàn áp trắng trợn và thô bạo, cơ quan đầu não và vai trò lãnh đạo phải đặt ở hải ngoại”. Ông đã đưa ra một đề nghị hợp lí về chiến lược nhưng lại là cái cớ để gây ra chia rẽ và tranh chấp. Ai hoặc nhóm nào sẽ đóng vai trò lãnh đạo ở hải ngoại? Làm cách nào để có được một người hoặc nhóm lãnh đạo như vậy? Ông có
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 23 sur 27
biết là sẽ có nhiều vị nhân sĩ không đủ khả năng thành lập nổi một tổ chức đúng nghĩa sẽ bất mãn với ông và Tập hợp của ông không? Bởi vì nếu có một nhóm lãnh đạo như vậy thì vai trò nhân sĩ của họ sẽ không thể tồn tại được nữa và những trò luồn lách để tìm giải pháp cá nhân của họ cũng sẽ không còn môi trường để sống. Mặc dù vậy tôi vẫn đồng ý với ông về đề nghị chiến lược này. Và chỉ có một cách khả thi nhất để thể hiện được đề nghị này là tổ chức Tập hợp của ông hãy cố gắng kết hợp cùng các tổ chức lương thiện khác ở hải ngoại và quốc nội. Mong lắm thay. Và tương lai của Phong trào dân chủ tùy thuộc vào thiện chí và óc sáng suốt của các tổ chức lương thiện, trong đó có tổ chức của ông. Lâm Đồng, ngày kỉ niệm cách mạng Pháp, 14 tháng 7/2007 Trần Bảo Lộc © Thông Luận 2007 [1] Dự án chính trị Thành công Thế kỉ 21, mục 3.1. [2] Tìm hiểu Tập hợp Dân chủ Đa nguyên.
Thời điểm của một xét lại bắt buộc Nguyễn Gia Kiểng http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1881 “… Có rất nhiều điều cần được thảo luận và kết luận, nhưng mọi thảo luận đề đã được khai thông, nghĩa là nếu chúng ta thay đổi được cách suy nghĩ và hành Đợt đàn áp chính trị bắt đầu từ tháng 2 với những phiên tòa thô bạo bị cả thế một sức bật cho đối lập Việt Nam. Trên thực tế, khí thế đấu tranh trong nước đã cuộc, người kia đào thoát, trong khi hải ngoại chỉ biểu lộ được một sự phẫn nộ chỗ cho thất vọng. Dưới phần nổi không có phần chìm, đằng sau tiếng vang khô * Sự yếu kém của đối lập dân chủ Việt Nam thực ra đã có thể nhìn thấy từ trước. Cu chức và nhân sĩ đã nô nức tưởng rằng một cơ hội lớn đã đến khi ông Hoàng Minh Ch sức khỏe hiểm nghèo được đảng Nhân Dân Hành Động đưa sang Mỹ chữa bệnh. Nh các lực lượng dân chủ chung quanh ông Hoàng Minh Chính đã tự nó tiêu tan d hức đặt hy vọng vào một chuyện chẳng có gì chắc chắn như vậy tố giác một tâm tr bám víu vào bất cứ gì có hình dạng của một cái phao. Sau đó là Khối 8406, đảng Thăng Tiến Việt Nam, và nhiều tổ chức khác ra đời m nhanh chóng. Ở những mức độ khác nhau, tất cả đều đã được hưởng ứng. Khối 8406 c cũng được hưởng ứng hơn cả, nhưng người ta đã chờ đợi ở nó những gì mà nó kh nó phải dừng lại ở mức độ một bản tuyên ngôn dân chủ, như thế cũng là quí bá bắt nó phải làm một việc mà nó không thể làm : trở thành một tổ chức và hơn th nhiều tổ chức khác. Người ta cố tình không phân biệt một bản tuyên ngôn với m chỉ ký tên ủng hộ một bản tuyên ngôn và những người dấn thân trong một tổ ch nhà tu, hai người bạn đắc lực nhất của ông, Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi, c đã làm tất cả những gì có thể làm, không thể đòi hỏi họ hơn được. Khi chọn cuộ
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 24 sur 27
giữ một khoảng cách nào đó với sinh hoạt chính trị. Vả lại họ chỉ được một sự một giáo hội tự nó đã là một tôn giáo thiểu số tại Việt Nam. Khối 8406 đã ph giới giáo dân gần gũi với ông Lý trong vài tháng đầu rồi khựng lại, nhưng Nguy đẩy phải làm những việc mà ông không thể làm : Đảng Thăng Tiến, Liên Minh D rồi Liên Đảng Lạc Hồng, cũng với cùng một số người ít ỏi, mà đa số mới chỉ mớ Nguyễn Văn Lý, và Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, đã là những nạn nhân của cách ho hải ngoại : không chuẩn bị lực lượng rồi đến khi thấy tình thế có vẻ thuận lợi th một cách vội vã và vận dụng quá sức anh em trong nước trong một cuộc thi đua x lên tiếng trước, ai thông báo đầu tiên những "tin khẩn", ai gây được tiếng vang nhi khí nhốn nháo này, những cố gắng nghiêm chỉnh khó gây được sự chú ý. Rồi t quyền cộng sản ra tay đàn áp. Internet dĩ nhiên là một vũ khí quí báu để chống l cũng có mặt bất lợi của nó mà ta phải cảnh giác. Mặt bất lợi đó là cho phép mộ cá nhân, liên lạc và gửi thông tin đến rất nhiều người, tạo ra ảo tưởng của một tổ Sự kiện này đã là một trong những nguyên nhân chính khiến phong trào dân ch thác được khoảng thời gian thuận kéo dài hơn hai năm. * Đã chống lại một chính quyền bạo ngược thì phải biết trước là sẽ bị đàn áp và thác chính sự đàn áp đó. Một phương án như thế đòi hỏi phải có tổ chức và ph biến. Vì không có gì cả cho nên người ta đã cố tin là tình thế đã thay đổi, đảng c áp thẳng tay vì sợ phản ứng của thế giới, và phong trào sẽ càng ngày càng lớn m Thực tế đã chứng tỏ giả thuyết này sai. Đảng cộng sản đã đàn áp và mọi chính quy không có phản ứng. Chính Hoa Kỳ cũng đã chỉ phản ứng một cách rất chừng m sự thô bạo của những phiên tòa được phơi bày ra trước công luận. Báo chí và cũng chỉ dành cho đợt đàn áp này một sự chú ý rất tương đối. Thế giới đang c Trong ý đồ đen tối của họ, ban lãnh đạo cộng sản đã tỏ ra hiểu biết hơn nhiều ng * Đối lập dân chủ Việt Nam đã được một thời gian tương đối dễ dãi từ đầu hè năm 2004 Thời gian này khá dài vì đảng cộng sản phải chuẩn bị cho đại hội 10, một đạ những tranh giành quyền lực thông thường trước mọi đại hội đảng, những đả kích Mười, Tổng Cục 2 đã đặt tới cao điểm. Sau đó còn phải phân chia quyền lực trong tổ chức hội nghị APEC và gia nhập WTO. Nhưng còn một lý do khác. Đó là có một lúc họ đã có kế hoạch chiếm đoạt để phong trào dân chủ. Lợi dụng bệnh tình nguy ngập của ông Hoàng Minh Chính, m cường và có uy tín nhưng đã già yếu, họ đã để ông đi Mỹ chữa bệnh với sự b Hành Động, và định dựa vào uy tín của ông để qui tụ các tổ chức và nhân sĩ đối l Dân Chủ Việt Nam Thống Nhất mà họ kiểm soát trong hậu trường. Đây là m Trước đó, họ kích thích những mâu thuẫn sẵn có giữa các cá nhân để làm tan n nước vốn đã rất lỏng lẻo. Cần nói ngay là ông Hoàng Minh Chính chỉ bị lợi dụng th người dân chủ đáng kính. Kế hoạch này đã có thể là một cơ may cho tiến trình dân chủ hoá. Nếu nó th quyền cộng sản đủ tự tin để chấp nhận một mức độ đa nguyên chính trị nào đó mở ra và đảng cộng sản sẽ không kiểm soát được. Nó chỉ nguy hiểm nếu không ai bi mưu. Nhưng kế hoạch này đã thất bại vì những người trực tiếp thực hiện nó đã quá v quá rõ ràng thì đảng cộng sản chỉ còn chọn lựa giữa nới lỏng dân chủ thực sự ngạc nhiên khi họ đàn áp. *
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 25 sur 27
Tình hình hiện nay có thể tóm lược như thế nào ? Những tranh chấp phe phái trong nội bộ đảng cộng sản kể như đã chấm dứt. Phe L đã thắng. Những người cầm đầu đảng và nhà nước hiện nay đều thân với hai ông n lại hai ông Mười, Anh chỉ còn rất ít và đều già yếu. Vấn đề Tổng Cục 2 cũng kh quan này ngày nay cũng thuộc quyền kiểm soát của ông Nguyễn Tấn Dũng, nh nhiên là trong nội bộ của cái gọi là phe Đỗ Mười - Lê Đức Anh, hay đảng MA, v quyền lợi và quyền lực cá nhân, nhưng sẽ không còn những chống đối có phối h đợi những biến cố sôi nổi như vụ Nguyễn Nam Khánh nữa. Cuộc đấu từ nay s cộng sản khá thống nhất và một phe dân chủ khá phân tán. Tình trạng ổn vững nội bộ của đảng cộng sản chưa chắc đã là xấu cho tiến trình d tốt. Có chấm dứt được nạn phe phái trong đảng, ban lãnh đạo cộng sản mới có cần thiết, kể cả những quyết định nới lỏng về chính trị. Đừng nên quên rằng ch cửa về kinh tế thị trường, đã có được vì lúc đó, năm 1986, phe ông Lê Đức Thọ toàn quyền quyết định. Về mặt quốc tế, cảm tình và lương tâm của thế giới đứng về phía những người d quyền lợi thực tiễn của các quốc gia là thỏa hiệp với chính quyền cộng sản. Ch nay có quan hệ với mọi quốc gia trên thế giới và không bị nước nào coi là thù đị tổ chức quốc tế và các chính quyền dân chủ sẽ bênh vực chúng ta trong chừng m hại khi hành động một cách hợp pháp hay phù hợp với những giá trị phổ cập c công hay thất bại hoàn toàn là việc của chúng ta. Không thể, và thực ra cũng kh chính quyền cộng sản Việt Nam. Như vậy phải loại bỏ kịch bản lật đổ. Chúng ta không có lực lượng và phươ không ai giúp chúng ta lật đổ chính quyền cộng sản. Vả lại chúng ta cũng sẽ kh guồng máy nhà nước. Một chính quyền dân chủ trong tương lai vẫn phải duy trì bộ máy hành chính hiện có, chỉ khác ở chỗ vạch ra những mục tiêu mới, đem lạ giá trị mới, một cách tổ chức và làm việc mới. Cuộc đấu tranh cho dân chủ vì v xung đột thù địch một mất một còn mà phải là một cuộc đối đầu hòa bình - ít nh từ phe dân chủ - giữa dự án dân chủ và dự án cộng sản. Một cuộc đấu tranh nh một đội ngũ đông đảo và gắn bó, với đầy đủ khả năng và chính sách trên mọi đị hội, quốc phòng, ngoại giao, môi trường, v.v. Khó, nhưng là điều kiện bắt buộc, ch từng bước tạo ra chứ không thể tránh né. Chính vì muốn tránh né khó khăn và chúng ta đã mất hơn ba thập niên và bỏ lỡ nhiều cơ hội. Cuộc đấu tranh này c tinh thần mới để nhìn một cán bộ công an cộng sản, thậm chí một giám thị nhà thù phải tiêu diệt mà như một người anh em phải tranh thủ cho dự án dân chủ. * Tiềm năng của phe dân chủ rất dồi dào. Những người sẵn sàng dấn thân cho dân ch còn được tiếp viện bởi một khối thanh niên to lớn đang thấy tương lai mình b thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học nhưng không tìm được một cô quyền cộng sản Việt Nam bắt chước mô hình Trung Quốc và cũng gặp cùng m nhưng ở một mức độ còn trầm trọng hơn : nạn thất nghiệp nơi những thanh niê đại học. Đó là một thùng thuốc nổ đối với chế độ. Đấu tranh bất bạo động là điều có thể được. Ở một mức độ nào đó nhận định r không thể đàn áp thẳng tay có phần đúng. Xã hội Việt Nam đã có sức mạnh độc l sinh hoạt kinh tế cũng như về ý thức, lý luận và thông tin. Đảng cộng sản khô hội như họ muốn nữa. Nguyễn Văn Lý đã chỉ bị xử tù 8 năm và sẽ không ngồ trước, một người như ông có thể sẽ bị xử bắn. Nguyễn Văn Đài sẽ không ở tù cũng sẽ không ở tù 4 năm. Phạm Quế Dương, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguy được trả tự do mặc dù vẫn tiếp tục đấu tranh cho dân chủ. Nguyễn Vũ Bình cũng tù 7 năm dù đó là người đảng cộng sản lo ngại nhất. Đảng cộng sản sẽ nhận thấ cũng sẽ nhìn ra rằng những bản án tù vài năm chỉ kích thích chứ không trấn áp http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 26 sur 27
dân chủ.
* Cuộc vận động dân chủ có mọi khả năng để thành công với điều kiện là những ng một xét lại bắt buộc để đoạn tuyệt với lối tranh đấu cũ, ít nhất trên ba điểm. Trước hết phải tin một cách thật chắc chắn rằng chúng ta là giải pháp cho đất n tiếng nói của lương tâm. Niềm tin này không khó. Trên cả ba vấn đề mà mọi ng cộng sản, đều đồng ý là trầm trọng, nguy ngập và phải khắc phục nhanh chóng học kỹ thuật, chênh lệch giàu nghèo - đảng cộng sản đều không phải là giải đáp m Trong lịch sử thế giới chưa hề có tiền lệ một chính quyền tham nhũng có thể tự c thậm chí bớt tham nhũng. Có thể chứng minh bằng lý luận rằng đây là điều kh nhất đối với một chính quyền tham nhũng chỉ giản dị là phải thay thế nó bằng m hậu khoa học kỹ thuật chủ yếu là thua kém về ý kiến và sáng kiến, những yếu t phát triển nơi những con người tự do, trong những xã hội dân chủ. Cũng không th được ưu đãi để giải quyết chênh lệch giàu nghèo. Họ là những người thụ hưởng nh và chỉ tìm cách tăng cường chứ không xóa bỏ chúng. Nếu tham nhũng, tut hậu v đề sống còn của đất nước thì hệ luận tự nhiên là chính quyền cộng sản phải bị thay th Một xét lại khác là phải khẩn cấp từ bỏ ngôn ngữ giả dối là quốc nội là chủ lự yểm trợ. Lập luận này rất sai trong giai đoạn này. Từ lúc nào và ở đâu trong mộ người ta có thể độc đáo đến nỗi chọn đặt bộ chỉ huy ở địa điểm hoàn toàn do đố lúc nào và ở đâu người ta có thể đặt vào địa vị lãnh đạo những người mà địch có bất cứ lúc nào ? Phải thẳng thắn : cuộc đấu tranh cho dân chủ sẽ gồm hai giai đ khi mà chính quyền cộng sản còn đàn áp trắng trợn và thô bạo, cơ quan đầu nã đặt ở hải ngoại. Chỉ trong giai đoạn sau, khi cuộc vận động dân chủ đã đủ mạ phải chấp nhận sự hiện diện công khai của đối lập, cơ quan lãnh đạo mới có th hải ngoại lùi về vai trò yểm trợ. Trong tình trạng hiện nay, người trong nước có thể là biểu tượng và vẫn có thể g lớn nhưng không thể đảm nhiệm vai trò điều hành. Điều này mọi người dân ch Sở dĩ lập luận «quốc nội chủ lực, hải ngoại yểm trợ, quốc nội là điểm, hải ngo nhắc lại là vì có những người và những nhóm nhỏ ở hải ngoại không có lực lượng n có tầm quan trọng nên phải mơn trớn những người dân chủ trong nước để tranh th cũng có những người trong nước thấy thỏa mãn khi được đề cao. Những ngườ đóng góp. Trong lịch sử thế giới hầu hết những cuộc cách mạng đánh bại những chế độ to đầu từ ngoài nước. Cuộc cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc năm 1911 đã x mạng cộng sản Nga năm 1917 cũng không khác. Đảng cộng sản Việt Nam cũ ngược lại chỉ là ngoại lệ chứ không phải thông lệ. Nhưng tại sao hải ngoại lại không thể, và do đó không dám, đảm nhiệm vai trò có thực lực. Nhưng tại sao lại vẫn chưa có thực lực sau nhiều chục năm ? Đó là đồng người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây đến từ miền Nam, sau k Nam Cộng Hòa sụp đổ. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa tuy không bạo ngược nh cũng không phải là một chế độ tốt, nó là một chế độ không có ý chí và cũng ch nhân sự chính trị đúng nghĩa. Sự sụp đổ hổ nhục và toàn diện của nó không để được nước ngoài là một khối ngưới rã hàng, đầy căm thù và tuyệt vọng; trong th hẳn một quê hương mới. Trong hoàn cảnh đó đấu tranh chỉ là để biểu lộ và trú sôi trong lòng chứ không phải để giành thắng lợi. Cuộc đấu tranh vì vậy không kh những người được ủng hộ nhất là những người tỏ ra táo bạo nhất, lên đồng hay nh mạnh nhất. Những cố gắng nghiêm chỉnh dĩ nhiên phải dựa trên nhận định khá khó khăn, cho nên chỉ làm phiền lòng và gây bực tức trong cuộc lên đồng tập th hy vọng "quang phục quê hương" thì lại đặt hy vọng vào một chuyển biến quốc t cuộc thế chiến kết thúc bằng thắng lợi của thế giới tự do, và kết luận rằng điều duy nh http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007
Doi Thoai - Tu Do Dan Chu cho To Quoc Viet Nam
Page 27 sur 27
được tiếng vang và sự chú ý để khi thời cơ đến mình sẽ là người của tình thế. D này trở thành một tập quán cản trở sự hình thành của một tổ chức dân chủ nghi cộng đồng người Việt hải ngoại trong thế bất lực kéo dài. * Nhưng thời gian đã làm công việc của nó. Những cuộc lên đồng đã trở thành nh vào "thế giới tự do" cũng đã tiêu tan ; đất nước cũng đã thay đổi trong một thế nội đã chuyển mình, nhiều người dân chủ đã đứng lên ngay tại thủ đô Hà Nội. V người Việt hải ngoại có trọng lượng (chua được sử dụng) của một siêu cường vi Việt Nam gần bốn tỷ USD mỗi năm. Hy vọng thực sự đã xuất hiện. Chúng ta có với niềm tin ở thắng lợi, và tự hỏi một cách nghiêm chỉnh "làm thế nào để thắng" ? Ngay khi câu hỏi này được thực sự đặt ra chúng ta sẽ thấy rằng không thể già chủ nếu không có một tổ chức dân chủ mạnh, và xây dựng một tổ chức như thế đò cố gắng kiên trì trong nhiều năm. Sự thực hiển nhiên nhưng đã bị quên lãng nà lại cơ bản nhất và sẽ thay đổi hẳn cái nhìn cũng như cách ứng xử của mỗi ngườ Cách làm chính trị không cần tổ chức chỉ nhắm gây tiếng vang sẽ trở thành nh được nhìn như những hoạt động loay hoay, đồng bóng. Mỗi người sẽ tự xét mình góp những gì ở vai trò nào trong một tổ chức có kỷ luật. Những người thực sự dân chủ hóa đất nước sẽ chọn tham gia những tổ chức dân chủ đã có thời gian lương thiện, hay nếu không thấy tổ chức nào xứng đáng và tìm những người cù với nhau một tổ chức mới thì cũng sẽ rút ra kết luận đúng đắn sau một thời gian. C sẽ ý thức rằng phải kết hợp với nhau, vì nếu tình trạng phân tán và rời rạc này c thua, mọi cố gắng sẽ chỉ là công dã tràng trong khi thắng lợi ở trong tầm tay. Nh quần chúng dân chủ, nghĩa là những người không tham gia các hoạt động chính tr động dân chủ cũng sẽ chỉ dành sự ủng hộ của mình cho những tổ chức đáng tin c Có rất nhiều điều cần được thảo luận và kết luận, nhưng mọi thảo luận đều ch được khai thông, nghĩa là nếu chúng ta thay đổi được cách suy nghĩ và hành động c Nguyễn Gia Kiểng
http://www.doi-thoai.com/baimoi0707_332.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/08/2007