ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GHI ẢNH HỒNG NGOẠI ðỂ PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁ HỦY MỎI TÓM TẮT Một hệ thống phân tích ảnh hồng ngoại nhanh, nhạy ñược dùng ñể nghiên cứu quá trình phá hủy mỏi cho thép nồi hơi với tần số thay ñổi ứng suất (fus) lần lượt là 50Hz, 20Hz và 1000Hz. Nhiệt ñộ mẫu thay ñổi qua 5 giai ñoạn: tăng, giảm nhẹ, ổn ñịnh, tăng ñột biến và giảm nhanh khi mẫu bị phá hủy. Quá trình hình thành và phát triển vết nứt ñược theo dõi trong suốt quá trình thử. Kết hợp ghi ảnh hồng ngoại với thí nghiệm phá hủy mỏi cho kết quả thí nghiệm thiết thực và phù hợp với từng bài toán thiết kế cụ thể. Qua ñó mở ra những hướng mới cho công tác nghiên cứu cơ tính vật liệu. 1.
GIỚI THIỆU
1.1. Những thách thức cho công tác nghiên cứu phá hủy mỏi Thí nghiệm phá hủy mỏi ñầu tiên ñược thực hiện ở ðức vào năm 1829 với 100.000 chu kỳ (tốc ñộ 10 chu kỳ/phút). Kể từ ñó, các thí nghiệm mỏi ñược tiến hành thật cần mẫn với những khoảng thời gian dài và tốn kém nhưng kết quả nhận ñược lại ít có ý nghĩa thực tế. Thêm vào ñó, xu hướng chung của công tác nghiên cứu cơ tính vật liệu là quan tâm ñến các ñặc tính phá hủy. ðiều này ñã thúc ñẩy các nhà khoa học tìm ra các phương thức thí nghiệm mới thay cho cách tiến hành cũ, trong ñó chú trọng việc kết hợp thí nghiệm mỏi với kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT). Với nỗ lực ñó nên hiện nay, ta có thể dùng các kỹ thuật NDT sau ñể nghiên cứu quá trình phá hủy mỏi: siêu âm, sóng âm, dòng ñiện xoáy (eddy current), X-ray, ghi ảnh hồng ngoại… Trong ñó, việc kết hợp thí nghiệm mỏi với kỹ thuật ghi ảnh hồng ngoại ñã tạo ra một phương pháp thí nghiệm mới với các ưu ñiểm: nhanh, mạnh, hiệu quả và toàn diện. Nội dung bài tiểu luận là trình bày các cơ sở và nguyên lý của phương pháp ghi ảnh hồng ngoại. ðồng thời ñưa ra các kết quả thực nghiệm ñể minh họa cho -1-
việc ứng dụng phương pháp ghi ảnh hồng ngoại vào phân tích quá trình phá hủy mỏi. Kết quả thực nghiệm ñược giải thích bằng lý thuyết Nhiệt ñộng lực học, Cơ học vật liệu và Truyền nhiệt. 1.2. Lịch sử phương pháp Năm 1853, Kelvin tìm ra mối quan hệ giữa nhiệt ñộ và biến dạng vật liệu, sau ñó thuyết này ñược phát triển bởi Biot, Rocca và Bever vào thập niên 50 của thế kỷ trước. ðến thập niên 60, Dillton và Kratovchvil phát triển thuyết Nhiệt dẻo (Thermoplastic), thuyết này miêu tả mối quan hệ giữa nhiệt ñộ và trạng thái ứng suất - biến dạng trong vật liệu, ñiều này, ñến lượt nó lại liên quan ñến ñặc tính cơ học và phá hủy của vật liệu. Năm 1956, Belgen phát triển kỹ thuật thu bước sóng hồng ngoại ñể ño nhiệt ñộ. Thiết bị ño giống như một radio dò sóng hồng ngoại. Kỹ thuật này theo dõi sự thay ñổi nhiệt ñộ và ứng suất trong vật liệu bằng cách thu các bước sóng hồng ngoại phát ra từ bề mặt khối vật thể. Tuy nhiên, ñộ nhạy thiết bị không tốt ñã ngăn cản những bước phát triển tiếp theo của phương pháp. Cho tới những năm 80, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật quang ñiện tử (electro-optical) cùng với những tiến bộ trong việc xử lý tín hiệu ñã dẫn ñến sự ra ñời của thiết bị ghi ảnh hồng ngoại mới, tiên tiến hơn - camera hồng ngoại. Loại camera này, với ñộ phân giải nhiệt ñộ (temperature resolution) khoảng 10-3 oC và ñộ phân giải không gian (spatial resolution) khoảng vài micromet, ñang làm cho việc nghiên cứu quá trình phá hủy mỏi bằng phương pháp ghi ảnh hồng ngoại trở nên hiệu quả và thiết thực hơn. 2.
CƠ SỞ VÀ NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP Nguyên lý cơ bản của phương pháp là ghi nhận sự thay ñổi nhiệt ñộ mẫu khi
chịu tải tuần hoàn ñể nghiên cứu ñặc tính phá hủy mỏi của vật liệu. Việc này ñược thực hiện bằng kỹ thuật ghi ảnh hồng ngoại.
-2-
Ghi ảnh hồng ngoại là kỹ thuật NDT giúp theo dõi sự thay ñổi nhiệt ñộ của ñối tượng cần nghiên cứu. Ban ñầu, kỹ thuật này ñược dùng trong quân sự ñể quan sát ñối phương di chuyển trong bóng ñêm hay trong y học ñể nghiên cứu sự sống và tế bào. Sau ñó, khi mối quan hệ giữa nhiệt ñộ và cơ tính vật liệu ñược nghiên cứu thấu ñáo thì kỹ thuật ghi ảnh hồng ngoại ñược dùng ñể nghiên cứu cơ tính vật liệu. Sự thay ñổi nhiệt ñộ và cơ tính vật liệu ñược miêu tả bằng 3 hiệu ứng: -
Hiệu ứng nhiệt ñàn hồi (thermoelastic effect), hiệu ứng này làm nhiệt ñộ vật liệu dao ñộng cùng với sự thay ñổi ứng suất.
-
Hiệu ứng nhiệt dẻo (thermoplastic effect), hiệu ứng này làm biến ñổi nhiệt ñộ trung bình vật liệu.
-
Hiệu ứng dẫn nhiệt (heat conduction), hiệu ứng này làm biến ñổi nhiệt ñộ trung bình vật liệu.
2.1. Hiệu ứng nhiệt ñàn hồi Nhiệt ñàn hồi là hiệu ứng nhiệt ñộ vật liệu thay ñổi khi bị biến dạng ñàn hồi. Trong ñiều kiện ñoạn nhiệt, hiệu ứng này ñược miêu tả bởi phương trình sau:
∆T = − KT (σ 1 + σ 2 + σ 3 ) Với K =
α Cpρ
Trong ñó:
α hệ số giãn nỡ nhiệt. Cp nhiệt dung ñẳng áp.
ρ tỷ trọng vật liệu. ∆T nhiệt ñộ biến ñổi. T nhiệt ñộ tuyệt ñối (absolute temperature).
σ1 , σ2, σ3 các giá trị ứng suất chính. Từ (1), ta có các hệ quả:
-3-
(1)
-
Nếu nhiệt ñộ tuyệt ñối của vật liệu sau một chu kỳ (T) ít thay ñổi thì nó ( ∆T) ñã dao ñộng với biên ñộ tỷ lệ thuận với tổng ứng suất tác dụng.
-
Khi ứng suất tăng, nhiệt ñộ vật liệu giảm.
2.2. Hiệu ứng nhiệt dẻo Nhiệt dẻo là hiệu ứng nhiệt ñộ vật liệu thay ñổi khi bị biến dạng dẻo. Trong trường hợp vật liệu ñẳng hướng, có dạng thanh dài và bị biến dạng ñồng nhất khi chịu ứng suất ñẳng trục theo một chiều thì hiệu ứng nhiệt dẻo cho chu kỳ thứ i ñược miêu tả bởi phương trình sau: ε2
ε2
ρ C p θ i = ∫ σ u dε − ∫ σ l dε = Ai ε1
(2)
ε1
Trong ñó:
θi nhiệt ñộ thay ñổi do biến dạng dẻo. ε1 ñộ biến dạng cực tiểu. ε2 ñộ biến dạng cực ñại. σu ứng suất cực ñại. σl ứng suất cự tiểu. Ai diện tích của mỗi chu kỳ Từ (2) ta có các hệ quả: -
Mức ñộ thay ñổi nhiệt ñộ do hiệu ứng nhiệt dẻo tỷ lệ thuận với năng lượng biến dạng.
-
Năng lượng biến dạng tỷ lệ nghịch với hệ số bất ñối xứng và tỷ lệ thuận với ñộ biến dạng.
-
Biến dạng dẻo luôn làm tăng nhiệt ñộ vật liệu.
2.3. Hiệu ứng dẫn nhiệt
-4-
Là sự sự chuyển ñộng của dòng nhiệt từ nơi có nhiệt ñộ cao ñến nơi có nhiệt ñộ thấp. Trong trường hợp dẫn nhiệt một chiều và không có nguồn nhiệt bên trong thì phương trình miêu tả quá trình dẫn nhiệt có dạng:
ρ Cp
∂T ∂ 2T =k 2 ∂t ∂x
(3)
Như ta ñã biết sự truyền nhiệt năng trong kim loại chủ yếu là vì các ñiện tử tự do chuyển ñộng từ nơi có nhiệt ñộ cao ñến nơi có nhiệt ñộ thấp hoặc ngược lại, chính vì thế bản chất quá trình dẫn nhiệt trong kim loại là sự khuếch tán ñiện tử tự do. Do ñó, phương trình miêu tả quá trình dẫn nhiệt trong kim loại gần giống công thức ñịnh luật Fick II. 3.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
3.1. Vật liệu Vật liệu ñược dùng trong thí nghiệm này là thép nồi hơi (SA533B1I2), thành phần nguyên tố (%): 0,203C; 0,23Si; 1,34Mn; < 0.02P; 0.015S; 0.50Ni; 0.53Mo; 0.15Al; 0.005N; 0.01Cu. Thép ñược tôi ở 899oC trong 1h, sau ñó làm nguội tới 40oC, cuối cùng là ram ở 670oC trong 1h. Tổ chức nhận ñược sau khi nhiệt luyện là Mactenxit ram. Sau khi nhiệt luyện, tiến hành tạo mẫu và thử kéo với chiều dài phần làm việc là 1,27 cm. Kết quả thu ñược: giới hạn ñàn hồi 578 MPa; ñộ bền 716 MPa; ñộ giãn dài 29% dưới tốc ñộ biến dạng 4.10-3 /s. 3.2. Thí nghiệm Mỏi Mẫu thử mỏi là thanh hình trụ với chiều dài và ñường kính phần làm việc lần lượt là 1,27cm và 0,508cm. Mẫu thử ñược gia công từ tấm kim loại với chiều dài mẫu song song với chiều cán thép, sau ñó mẫu ñược ñánh bóng bằng các cấp giấy nhám 400, 600, 800 tương ứng với kích thước hạt giấy nhám (Al2O3) 0,95µm; 1µm và 0,06µm. -5-
Hình 1: Mẫu cho thí nghiệm phá hủy mỏi
Thí nghiệm thử mỏi có tần số 1000Hz ñược thực hiện với hệ số bất ñối xứng R = σmin / σmax = 0,2; tải trọng tối ña ±25 kN. Mẫu ñược gắn chặt vào ngàm bằng cơ cấu gá mẫu ñặc biệt. Các thí nghiệm thử mỏi có tần số 10Hz và 20Hz cũng ñược thực hiện với hệ số bất ñối xứng R = 0,2. Ứng suất tối ña tác dụng vào mẫu dao ñộng từ 500MPa ñến 650MPa. Trong quá trình vận hành, một giãn nở kế ñược gắn vào mẫu và truyền thông tin biến dạng mẫu về hệ thống thu nhận tín hiệu của thiết bị thử mỏi. Thông tin này ñược dùng ñể phân tích quá trình phá hủy mỏi. Thêm vào ñó, ñặc tính ứng suất - biến dạng của thép cũng ñược xác ñịnh dựa vào mẫu có kích thuớc dài x rộng x dày là 35 x 10 x 5 mm (Hình 2). Phép thử ñược thực hiện với tốc ñộ biến dạng là 5.10-4 /s.
-6-
Hình 2: Mẫu cho thí nghiệm xác ñịnh ñặc tính ứng suất - biến dạng 3.3. Camera hồng ngoại Camera dùng trong thí nghiệm thu ñược các tia hồng ngoại có bước sóng từ 3µm - 5µm. ðộ nhạy là 0,015oC ở 23oC, với ñộ phân giải không gian (spatial resolution) là 5,4µm. Trước khi tiến hành thí nghiệm, camera hồng ngoại cần ñược hiệu chỉnh. Phương pháp hiệu chỉnh: -
Gắn cặp nhiệt ñiện vào mẫu.
-
Nung nóng mẫu bằng súng cấp nhiệt (heat gun), rồi làm nguội mẫu trong không khí.
-
Quá trình biến ñổi nhiệt ñộ của mẫu ñược ghi lại bằng cặp nhiệt ñiện và camera hồng ngoại.
-
Màu sắc theo nhiệt ñộ của ảnh hồng ngoại ñược ñược hiệu chỉnh dựa vào kết quả nhiệt ñộ của cặp nhiệt ñiện.
-7-
Sau ñó, mẫu ñược phủ một lớp graphite mỏng nhằm giảm sự phản xạ nhiệt bề mặt (surface-heat reflection). Kết quả biến thiên nhiệt ñộ của mẫu trong quá trình thử mỏi ñược lưu trữ bằng phần mềm chuyên dụng.
a).
b).
Hình 3: Bố trí thiết bị trước khi thí nghiệm 4.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Hình 4: Phân bố nhiệt ñộ trong mẫu
-8-
Hình 4 thể hiện nhiệt ñộ mẫu khi σmax = 600 MPa, R = 0,2 và fus = 1000Hz. Trong ñó, Hình 4a thể hiện nhiệt ñộ mẫu sau 280.000 chu kỳ, còn Hình 4b là nhiệt ñộ mẫu sau 285.000 chu kỳ. Cả hai ñều cho thấy nhiệt ñộ cao nhất của mẫu tập trung ở ñoạn làm việc. Sự chênh lêch nhiệt ñộ mẫu sau 280.000 và 285.000 chu kỳ ñược thể hiện ở Hình 4c, trong ñó vị trí màu ñỏ là nơi có khoảng chênh lệch nhiệt ñộ cao nhất. ðây là vị trí nút nhiệt (hot spot), là nơi sẽ xuất hiện vết nứt vì quá trình biến dạng dẻo ñã diễn ra ở ñây và biến nó thành nguồn phát nhiệt. Khi tiến hành thí nghiệm với fus = 20Hz, ta cũng có kết quả tương tự. Do ñó, phương pháp ghi ảnh hồng ngoại ñược dùng ñể nghiên cứu sự hình thành và phát triển vết nứt trong quá trình phá hủy mỏi.
Hình 5: ðường phân bố nhiệt ñộ trong ñoạn làm việc
Hình 5 là ñồ thị thể hiện sự phân bố nhiệt ñộ dọc theo ñoạn làm việc của mẫu. Thí nghiệm ñược tiến hành với σmax = 620 MPa, R = 0,2 và fus = 1000Hz. Vị trí 0 và 1.27 trên trục hoành tương ứng với hai ñầu của ñoạn làm việc. ðồ thị cho
-9-
thấy nhiệt ñộ cao nhất của mẫu nằm giữa ñoạn làm việc. Nhiệt ñộ mẫu tăng nhanh từ 10.000 - 100.000 chu kỳ và ổn ñịnh sau 100.000 chu kỳ, tiếp theo lại tăng mạnh rồi giảm ñột ngột sau 250.000 chu kỳ. Nhiệt ñộ ở giữa ñoạn làm việc dao ñộng từ 40oC - 250oC tùy vào số lượng chu kỳ. ðường phân bố nhiệt ñộ tại chu kỳ thứ 260.000 cho thấy nhiệt ñộ thấp nhất của mẫu nằm từ vị trí 0.6 ñến 0.8, tương ứng với mẫu bị phá hủy trong ñoạn từ 0,6 - 0,8 cm.
Hình 6: Sự biến ñổi nhiệt ñộ theo chu kỳ
Hình 6 là ñồ thị biểu diễn sự biến ñổi nhiệt ñộ ở giữa ñoạn làm việc theo chu kỳ. Thí nghiệm ñược tiến hành với σmax = 640 MPa, R = 0,2 và fus = 20Hz. Trong 100 chu kỳ ñầu, nhiệt ñộ mẫu tăng từ 23,7oC ñến 28,5oC rồi giảm xuống, quá trình này tạo ra một “gò” nhiệt ñộ. Sau ñó, nhiệt ñộ mẫu dần ổn ñịnh ở 27oC rồi tăng ñột biến ñến 49oC và lại giảm nhanh về 23oC, tương ứng với sự phá hủy.
- 10 -
Hình 7: ðồ thị phóng to “gò” nhiệt ñộ
Hình 7 là ñồ thị phóng to “gò” nhiệt ñộ của Hình 6. ðồ thị cho thấy ở giai ñoạn ñầu (t < 0,7s), nhiệt ñộ mẫu giảm nhẹ, tương ứng với hiệu ứng nhiệt ñàn hồi (thermoelastic effect), rồi tăng ñến 28,5oC sau 2s. Sau ñó, nhiệt ñộ mẫu giảm và trở nên ổn ñịnh. Tuy nhiên, nếu dừng thí nghiệm khi nhiệt ñộ mẫu ổn ñịnh, rồi tiến hành lại thí nghiệm với cùng mẫu ñó thì “gò” nhiệt ñộ sẽ không xuất hiện, ñiều này ñược thể hiện bằng ñường nằm dưới ở Hình 7. Vì sự thay ñổi nhiệt ñộ trong vật liệu liên quan ñến biến dạng dẻo nên sự xuất hiện “gò” nhiệt ñộ ñược giải thích dựa vào Hình 8. ðây là ñồ thị ứng suất biến dạng ñiển hình của quá trình mỏi. Tương ứng với thời ñiểm từ 0,7s ñến 2s, ñường cong ứng suất - biến dạng trong Hình 8 dịch chuyển từ chu kỳ ñầu ñến chu kỳ thứ 26 và ñộ biến dạng tăng từ 0 ñến 4,7%. Trong giai ñoạn này, năng lượng nhiệt sinh ra do biến dạng dẻo làm nhiệt ñộ mẫu tăng nhanh. Thêm vào ñó, hiện
- 11 -
tượng ñiểm dẻo (yielding-point phenomenon) của thép nồi hơi góp phần làm mẫu biến dạng dẻo nhiều hơn, qua ñó làm tăng nhiệt ñộ mẫu. { Ghi chú: hiện tượng ñiểm dẻo xuất hiện ở các vật liệu ñược hoá bền bằng theo nguyên tắc tạo ra các “ñám mây” nguyên tử, trong ñó các “ñám mây” này có tác dụng níu kéo sự chuyển ñộng của lệch. Vì vậy, ban ñầu, khi ứng suất vượt quá giới hạn ñàn hồi thì quá trình biến dạng dẻo xảy ra; sau ñó khi ứng suất tăng trở lại nhưng không cần ñạt ñến giới hạn ñàn hồi thì quá trình biến dạng dẻo vẫn xảy ra (Hình A).
Hình A: ðặc tính cơ học của vật liệu có hiện tượng ñiểm dẻo }
Hình 8: ðồ thị ứng suất - biến dạng của quá trình mỏi
- 12 -
Tuy nhiên, sau 26 chu kỳ, mẫu ít bị biến dạng hơn vì xuất hiện hiệu ứng hóa bền. Khi ñó, nhiệt ñộ mẫu lại giảm xuống do sự truyền nhiệt từ mẫu sang môi trường không khí, cuối cùng nhiệt ñộ mẫu sẽ ổn ñịnh khi nhiệt lượng sinh ra do mẫu chịu tải chu kỳ cân bằng với nhiệt lượng từ mẫu truyền sang môi trường xung quanh. Chú ý rằng, trong giai ñoạn ñầu, ứng suất cực ñại tác dụng lên mẫu chưa ñạt ñược giá trị mong muốn. ðiều này cho thấy thiết bị cần một khoảng thời gian ñể ñạt trạng thái ổn ñịnh. Nếu dừng thí nghiệm mỏi rồi thực hiện lại với chính mẫu ñó thì nhiệt lượng sinh ra sẽ thấp vì biến dạng dẻo ñã bão hòa. Vì thế, sẽ không có hiện tượng nhiệt ñộ mẫu tăng nhanh trong 100 chu kỳ ñầu, ñiều này ñược thể hiện bằng ñường nằm ngang bên dưới ở Hình 7. Hình 9 cho thấy ở những chu kỳ ñầu ñộ biến dạng của mẫu có biến dạng dẻo bão hòa ñã ít ñi khi so sánh với Hình 8.
Hình 9: ðồ thị ứng suất - biến dạng của mẫu có biến dạng dẻo bão hòa
Hình 10 thể hiện mối quan hệ giữa ứng suất, biến dạng và nhiệt ñộ trong những chu kỳ ñầu của thí nghiệm. Khi ứng suất bắt ñầu biến ñổi theo hình sin thì ñộ biến dạng tăng nhưng biên ñộ dao ñộng của nó vẫn như cũ. Nhiệt ñộ mẫu cũng
- 13 -
biến ñổi theo ứng suất và lớn dần theo số chu kỳ. Các ñường A1, A3 và A5 cho biết thời ñiểm ứng suất tăng ñến ñiểm dẻo (yielding point), trong khi các ñường A2, A4 và A6 cho biết thời ñiểm ứng suất bắt ñầu giảm xuống ñiểm dẻo. Các ñường B1, B2 và B3 cho biết thời ñiểm ứng suất ñạt giá trị cực ñại; còn các ñường C1, C2 cho biết thời ñiểm ứng suất có giá trị cực tiểu và nhiệt ñộ mẫu là cực ñại. Hình 10 cho thấy ñồ thị ñộ biến dạng và nhiệt ñộ mẫu gần giống nhau. Tuy nhiên, khi theo dõi kỹ, ta thấy có sự lệch pha giữa ứng suất, ñộ biến dạng và nhiệt ñộ mẫu. Cụ thể: ứng suất ñạt giá trị cực ñại rồi mẫu mới bị biến dạng cực ñại và nhiệt ñộ mẫu ñạt cực ñại khi ứng suất là cực tiểu. ðiều này ñược lý giải như sau: -
Quan hệ ứng suất - biến dạng: Thậm chí sau khi ứng suất ñạt cực ñại thì quá trình biến dạng dẻo vẫn xảy ra do hiện tượng ñiểm dẻo (yielding point phenomenon). Biến dạng dẻo vẫn tiếp diễn cho ñến khi ứng suất giảm ñến ñiểm dẻo tương ứng với các ñường A2, A4 và A6. ðây là lý do khiến mẫu bị biến dạng cực ñại sau khi ứng suất ñạt giá trị cực ñại.
-
Quan hệ ứng suất - nhiệt ñộ: Khi ứng suất tăng nhưng chưa tới ñiểm dẻo thì mẫu bị biến dạng ñàn hồi nên nhiệt ñộ mẫu giảm. Khi ứng suất vượt qua ñiểm dẻo thì quá trình biến dạng dẻo xảy ra và nhiệt ñộ mẫu bắt ñầu tăng. Sau khi kết thúc biến dạng dẻo, ứng suất giảm làm nhiệt ñộ mẫu tăng (hiệu ứng nhiệt ñàn hồi) và ñạt cực ñại tại các ñường C1 và C2. ðiều này giải thích vì sao nhiệt ñộ mẫu ñạt cực ñại khi ứng suất là cực tiểu.
- 14 -
Hình 10: So sánh các ñồ thị
- 15 -
5.
KẾT LUẬN Bài tiểu luận ñã trình bày mối quan hệ giữa nhiệt ñộ và quá trình phá hủy
mỏi của vật liệu. Khi không có nguồn nhiệt bên ngoài, quá trình phá hủy mỏi phụ thuộc vào 3 hiệu ứng: nhiệt ñàn hồi, nhiệt dẻo và dẫn nhiệt. Trong ñó, hiệu ứng nhiệt dẻo làm tăng nhiệt ñộ mẫu, hiệu ứng nhiệt ñàn hồi làm nhiệt ñộ mẫu biến thiên tuần hoàn, còn truyền nhiệt làm nhiệt ñộ mẫu trở nên ñồng ñều hơn. Việc kết hợp thí nghiệm phá hủy mỏi và kỹ thuật ghi ảnh hồng ngoại ñang mở ra những hướng nghiên cứu mới cho công tác nghiên cứu cơ tính vật liệu. Từ ñây, các kết quả thể hiện ñặc tính phá hủy mỏi trở nên thiết thực và mang tính ñịnh lượng nhiều hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ ñắc lực cho công tác mô phỏng quá trình phá hủy mỏi - một hướng ñi mới, ñầy thú vị trong tương lai.
- 16 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
B. Yang, P.K Liaw; Thermography Detection on The Fatigue Damage of Reactor Pressure Vassel Steel; University of Tennessee.
2.
B. Yang, P.K Liaw; Thermography: A New Nondestructive Evaluation Method in Fatigue Damage; University of Tennessee.
3.
Lars Magne Haldorsen; Thermoelastic Stress Analysis System Developed for Industrial Applications; Institute of Mechanical Engineering Aalborg University, May 1998.
- 17 -