Dioxin

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Dioxin as PDF for free.

More details

  • Words: 3,015
  • Pages: 5
TÁC PHẨM : CHẤT ĐỘC DA CAM, DIOXIN & HỆ QUẢ TÁC GIẢ : NGUYỄN VĂN TUẤN. Hủy diệt mội sinh luôn luôn là một thủ đoạn rất cổ xưa và rất thông thường trong chiến tranh. Khi kỷ thuật và công nghệ ngày càng tinh vi, sự hủy diệt môi trường ngày càng trở nên khốc liệt. Có thể nói chiến dịch chất độc ở Việt Nam là một sự phá hoại môi trường lớn nhất trong lịch chiến tranh thế giới. NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ. Chiến dịch sử dụng hóa chất trong cuộc chiến tranh Việt Nam của quân đội Mỹ không lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh cận đại. Trong Thế chiến thứ II, chính phủ Mỹ ủy nhiệm và cung cấp ngân sách cho Hội đồngKhoa học Quốc gia để phát triển một hóa chất dùng cho tiêu hủy đồng lúa và vụ mùa ở Nhật. ( nên nhớ rằng lúc đó lúu gạo là nguồn thực phẩm chính người Nhật). Kết quả của nghiên cứu này là 2,4-D và 2,4,5- T( tức là chất độc màu da cam ngày nay) ra đời. Tuy nhiên, qua thảo luận Tổng thống Dwight Roosevelt và Chánh văn phònh Nhà trắng, Đô đốc Willam D. Leahy quyết định không sử dụng hóa chất này trong chiến tranh Nhật. Do đó, chất đốc màu da cam không dùng được trong Thế chiến thứ II. Nhưng trong đầu những nhà cầm quyền Tây phương, việc sử dụng hóa chất như một vũ khí trong chiến tranh vẫn là một lựa chọn. Vào cuối thập niên 1950, qua sự thành công của Anh trong việc sử dụng hóa chất 2,4,5 – trichlogophenoxyacetic ( 2,4,5 – T ) để tiêu diệt mùa màng ở malaya, Bộ quốc phòng Mỹ lại ủy nhiệm cho cơ quan ARPD ( advanced Reseach Project Agency ) nghiên cứu và phát triển các hóa chất diệt cỏ để dùn cho mục đích quân sự [1]. Một cuộc thử nghiệm tương đối qui mô đầu tiên dùng hóa chất ( Agent Purple) được tiến hành ở Trại Drum ( bang New York) vào năm 1959, và mô hình này được ứng dụng trong chiến tranh Việt nam sau đó vài năm[2]. Giữa lúc cuộc chiên tranh giữa Việt nam và Mỹ càng ngày càng đi vào giai đoạn ác liệt, và trước sự thất bại của Mỹ trong việc theo dõi quân đội Việt nam, giới quân sự và chính trị Mỹ nghĩ đến việc dùng hóa chất. Họ lý giải rằng, chất màu da cam nên được dùng bởi vì nó có thể “ khai quang”, tức là làm trống đồng cỏ, quân đội Việt nam không có nơi để ngụy trang, và không quân Mỹ tha hồ bỏ bom cắt tuyến đường Trường Sơn. Ngày 20 tháng 11 năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiên dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam[3]. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng thống Nam Việt Nam ( một chính phủ do Mỹ dựng nên và nuôi dưỡng), ủng hộ nồng nhiệt. Diệm cho rằng ông ta “ biết Cộng sản ở đâu”, và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mỹ mãn[4]. Ngược lại với quan điểm của Diệm, các giới cao cấp trong Bộ ngoại giao Mỹ như Roger Hilsman và W. Averell Harriman phản đối quyết định của Tổng thống Kennedy, vì họ cho rằng không có cách gì để biết được là chiến dịch sẽ “ khai quang” hay đồng ruộng của dân bị tiêu hủy[5]. Ong Averell Hilsman còn lý giải rằng nếu Mỹ dùng hóa chất trong cuộc chiến, Việt Nam sẽ có lý do để tố cáo Mỹ là “ chủ nghĩa đế quốc dã man” (“ Foreign imperialist barbarism”). Nhưng chiến dịch vẫn được thi hành. Hóa chất bắt đầu được vận chuyển đến Việt Nam trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1961. Các hóa chất này được chứa trong các thùng phuy, với mã màu khác nhau: chất màu hồng ( Agent Pink), chất màu xanh lá cây ( Agent Green ), màu tím

( Agent Purple), màu da cam( Agent Orange), màu trắng ( Agent White ) và màu xanh da trời ( Agent Blue ). Mỗi thùng phuy chứa khoảng 250 lít ( tức 55gallons). Mỗi lọai hóa chất màu có thành phần hóa học khác nhau, nhưng nói chung phần lớn chúng đều có thành phần phần 2, 4, 5 – T, tức có chứa dioxin. Dioxin, như đã và sẽ đề cập trong một phần sau, là một độc tố có khả năng gây ra ung thư và hàng loạt bệnh tật khác trên con người. Vì thế, nói đến chất màu da cam, người ta thường hay đồng hóa với dioxin. Chiến dịch phun hóa chất xuống Việt Nam có tên là “ Operation Trail Dust”. Trong chiến dịch này có nhiều chiến dịch và chương trình nhỏ. Chiến dịch Ranch Hand (“ Bàn tay nông dân” – nằm trong chiến dịch Trail Dust) thực hiện khỏang 95% việc phun hóa chất. Khi đến Việt Nam, trên danh nghĩa, các hóa chất này thuộc quyền sở hữu của chính phủ miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Điều này có nghĩa là quân đội Nam Việt Nam trực tiếp quản lý và sử dụng các hóa chất này. Trong chương trình có tên là “ Farmgate” ( do Bộ quốc phòng Mỹ điều khiển), máy bay mang nhãn hiệu Việt Nam, do phi công mặc đồ dân sự lái và có sự trợ giúp của một nhân viên người Việt, đã tiến hành những phi vụ tiêu hủy mùa vụ ở miền Nam cả Trung Việt Nam. Trong chiến dịch Ranch Hand, có nhiều dự án với những mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như phun ở đâu, bao nhiêu, lọai hóa chất nào, và do ai tiến hành. Mỗi dự án điều có sự chấp thuận của hai bên, Mỹ và Nam Việt Nam. Kể từ năm 1962, lực lượng Không quân Mỹ đã bắt đầu rãi hóa chất ở qui mô lớn trong các vùng đất thuộc miền Nam và Trung Việt Nam. Phần lớn ( 90%) AO được rãi xuống Việt Nam bằng máy bay lọai C123, và phần còn lại ( 10% ) bằng trực thăng xe vận tải, và đi bộ. DƯ LUẬN THẾ GIỚI Chiến dịch dùng hóa chất của Mỹ ở Việt Nam bị dư luận thế giới lên án gay gắt. Hầu như tất cả báo chí Au châu và ngay trong nước Mỹ, giới khoa học và trí thức thế giới cực lực phản đối hành động của Mỹ và đòi hỏi chính phủ Mỹ phải ngưng ngay việc dùng hóa chất độc hại. Bertrand Russell, một nhà toán học danh tiếng trên thế giới, tố cáo thẳng thắn rằng quân đội Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam, qua việc sử dụng hóa chất có khả năng gây ra ung thư trên con người. Trong khi đó, một thượng nghị sĩ Mỹ, Robert W. Kastenmeier ( Wisconsin ), cảm thấy tình hình bất ổn, Ong viết cho Tổng thống Kennedy, chất vấn việc dùng hóa chất và đặt vấn đề chế độ Diệm có xứng đáng để Mỹ phải hy sinh nguyên tắc đạo đức hay không[6]. Tháng 1 năm 1966, Giáo sư Jonh Edsall ( Đại học Harvard) và một nhóm gồm 29 nhà khoa học ở Thành phố Boston việc một thư phản đối việc dùng hóa học để tiêu hủy mùa vụ của nông dân. Họ cho đó là một hành động vô nhân đạo và dã man[7]. Một năm sau, Cố vấn khoa học cho Tổng thống nhận được một thư phản kháng từ 5.000 nhà khoa học trên thế giới, trong đó có 17 người đạt giải Nobel và 129 thành viện Viện hàn lâm khoa học Mỹ, yêu cầu Tổng thống Lyndon B. Johnson chấm dứt ngay hành động hủy diệt môi sinh tại Việt Nam[8]. Năm 1967, Hiệp hội vì phát triển Khoa học Mỹ( American Association for the Advancement of Science), với sự thúc đẩy của Giáo sư E. W. Pfeiffer ( Đại học Montana), khuyến cáo Bộ quốc phòng Mỹ về hậu quả lâu dài cho người dân và môi sinh Việt Nam do chiến dịch Ranch Hand gây ra [9]. Bộ quốc phòng ủy nhiệm cho Viện nghiên cứu khoa học Trung Tây ( Midwest Research Institute) nghiên cứu về ảnh hưởng của chất màu da cam ở Việt Nam. Dựa vào các dữ kiện khoa học thời đó, Viện này kết

luận rằng ảnh hưởng của chất màu da cam ở Việt nam đến đất đai không lâu; họ cho rằng sẽ hồi phục sau một thời gian. Nhưng họ cũng đề nghị cần nghiên cứu thêm về hậu quả chất màu da cam đến sức khỏe con người[10]. Đại sứ Ellsworth Bunket tại Sài Gòn lúc bấy giờ cũng tổng kết sự tiến triển của chiến dịch Ranch Hand, và ông đánh giá rằng chiến dịch đã thành công trên phương tiên quân sự, nhưng những tàn phá môi trường, mùa vụ, và sống còn của người dân là một mối quan tâm[11]. Đại sứ Bunker cũng trình bày báo cáo lên Nguyễn Văn Thiệu, lúc đó là Tổng thống Nam Việt Nam, và ông Thiệu cũng đồng ý nhận định của ông Bunker, nhưng đề nghị nên hạn chế việc dùng chất màu da cam trong tương lai hay dùng nơi cần thiết, tuy nhiên vẫn dùng. Năm 1969, khi Richard Nixon lên cầm quyền, trong xu hướng giảm thiểu sự có mặt của quân đội Mỹ ở Việt Nam, chiến dịch Ranch hand cũng giảm 30%. Đến cuối năm 1969, chiến dịch này đã mất 11 trong số 25 máy bay[12]. Trong thời gian này, Thượng nghị vịên Mỹ sắp phê chuẩn Nghị quyết của Liên hiệp quốc về việc cấm dùng các vũ khí hóa học và sinh học trong chiến tranh. Nixon cũng muốn thông qua Nghị quyết này, nhưng lại lý luận rằng việc Mỹ dùng chất màu da cam ở Việt Nam không nằm trong Nghị quyết của Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, Hội đồng khóang đại Liên hiệp quốc không chấp nhận lý luận của Nixon, và cho rằng chiến dịch Ranch hand của Mỹ, theo Nghị quyết, là bất hợp pháp[13]. Nhưng dù sao đi nữa, Nixon có thêm một lý do để chấm dứt chiến dịch Ranch Hand[14]. Mùa thu năm 1969, một nhóm khoa học gia công bố một nghiên cứu quan trọng cho thấy chất 2,4,5-T, một thành phần hóa học của chất màu da cam, ở nồng độ cao, có khả năng gây ra dị thai hay dị dạng bẩm sinh và chết thai trong bụng mẹ[15]. Lúc đó, các bản tin từ báo chí Sài Gòn cũng cho biết chất màu da cam là nguyên nhân gây ra nhiều trường họp dị dạng bẩm sinh trong người dân. Ngày 15 tháng 4 năm 1970, sau khi nghiên cứu này được công bố, BộY tế, Giáo dục và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp Mỹ ra lệnh ngưng ngay việc dùng chất màu da cam ở Mỹ. Tháng 4 năm 1970, Bộ Quốc phòng ra lệnh tạm thời đình chỉ chiến dịch Ranch Hand. Nhưng trên thực tế, các thuốc khai hoang khác vẫn được tiếp tục rãi xuống Việt Nam. Đến tháng 7 năm 1971 thì chiến dịch hoàn toàn chấm dứt[16]. Theo báo cáo chính thức của chiến dịch Ranch Hand, quân đội Mỹ đã thành công trong việc phá hủy khỏang 14% diện tích rừng Nam Việt Nam, kể cả 50% các rừng đước. VÀI NHẬN XÉT. Xét qua diễn biến chiến dịch Ranch Hand và những hậu quả của nó, nguời ta có thể nói cuộc chiến Việt Nam đã được giới quân sự Mỹ biến thành một bãi thí nghiệm khổng lồ cho hóa chất độc hại. Điều đáng nói ở đây là có dấu hiệu cho thấy họ biết những hóa chất này có khả năng gây ra tác hại cho sức khỏe của người dân. Trong một lá thư giử cho Thượng nghị sĩ Tom Daschle, đề ngày 9 tháng 9 năm 1988, Tiến sĩ James R. Clary, thuộc cơ quan nghiên cứu vũ khí hóa học ( Chemical Weapons Branch) trực thuộc Trung tâm Phát triển Vũ trang Không quân ( Airforce Armament Development Laboratory, Florida), viết như sau ( tạm dịch ): “ Lúc chúng tôi ( các nhà khoa học quân đội) khởi xướng chương trình khai hoang vào thập niên 1960, chúng tôi biết tiềm năng độc hại của chất Dioxin chứa trong thuốc diệt cỏ. Chúng tôi còn biết rằng công thức mà giới quân sự dùng có nồng độ cao hơn nồng độ mà giới dân sự dùng, vì chi phí rẻ và thời gian sản xuất ngắn. Tuy nhiên, vì hóa chất sẽ được dùng trên kẻ thù, không ai trong chúng tôi quan tâm

thái quá. Chúng tôi không bao giờ nghĩ là quân đội chúng ta bị nhiễm độc hại. Và, nếu chúng tôi nghĩ đến tình huống này, chúng tôi mong muốn chính phủ chúng ta giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm độc chất ” ( “ When we (military scientists ) initiated the herbicide program in the 1960s, we were aware of the potential for damage due to dioxin contamination in the herbicide. We were even aware that the military formulation hada higher dioxin connetration than the civilian version due to the lower cost and speed of manufacture. However, becau the material was to be used on the enemy, none of us were pverly concerned. We never condidered a scenario in which our own personnel would become contamninated with the herbicide. And, if we had, we would have expected with the government to give assistance to veterans so contaminated.” Tiết lộ trên cho thấy giới quân sự Mỹ đã cho biết các hóa chất trong cuộc chiến Việt Nam là độc hại, nhưng một cách kiêu ngạo, họ cho rằng có thể dùng trên “ kẻ thù” Cần phải nói thêm ở đây là không những chỉ dùng các phương tiện hóa học ở Việt Nam Mỹ có dự định dùng vũ khí hạt nhân trong thời chiến. Tài liệu của Viện nghiên cứu Nautilus ( Nautilus Institute, Berkeley, California vừa mới tiết lộ vào năm 2003 cho thấy vào năm 1966, trong lúc Mỹ đang leo thang chiến tranh ở Việt Nam, Lầu năm góc (Pentagon) đã từng suy nghĩ đến việc dùng vũ khí hạt nhân tấn công Việt Nam. Ong Freeman Dysin, cựu giáo sư vật lý tại Đại học Princeton, từng nghe các giới chức Lầu năm góc nói đến việc dùng vũ khí hạt nhân để đối phương( tức Việt Nam) do dự[17]. Không phải là người hiếu chiến và muốn ngăn ngừa ý đồ điên đồ của giới quân sự, sau khi nghe tin này, ông Dyson và đồng nghiệp, Robert Gomer và S. Courtenay Wright ( thuộc Đại học Chicago), và Stven Weinberg ( Đại học Harvard), quyết định tiến hành một nghiên cứu về những hậu quả nếu Mỹ quyết định dùng vũ khí hạt nhân ở Việt nam. Công trình nghiên cứu này ước đóan rằng Mỹ cần phải dùng đến 3000 vũ khí hạt nhân để phá hủy hệ thống giao thông đường mòn Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nếu Mỹ quyết định như thế thì phía Việt Nam, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, có thể dùng vũ khí hạt nhân để phản công và hậu quả sẽ khủng khiếp cho quân đội Mỹ hơn là cho quân đội Việt Nam. Báo cáo của các nhà vật lý đu7o5c đệ trình lên Bộ quốc phòng, nhưng không ai biết ảnh hưởng của báo cáo đến chính sách của Mỹ ra sao. Lúc đó, Robert McNamara là Bộ trưởng quốc phòng, và ông đã từng phản đối ý nghĩ dùng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến. Trong y học, một khi một công thức thuốc được phát triển, người ta phải làm thử nghiệm về sự an toàn của thuốc trên thú vật ( như chuột) cực kỳ kĩ càng tru7o1c khi đem ra dùng cho bệnh nhân. Ngay cả thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học cũng phải được phép của hội đồng y đức trước khi tiến hành nghiên cứu. Trong khi đó, quyết định dùng chất da cam chứa dioxin trong chiến tranh Việt Nam chỉ do một số người quyết định ( Tổng thống Kennedy) và nhận được ủng hộ của Ong Ngô Đình Diệm. Người dân hoàn toàn không biết gì đến quyết định này. Vì thế, có thể nói rằng quyết định dùng AO ở Việt Nam là một việc làm tàn nhẫn và vô nhân đạo. Nó thể hiện một thái độ ngạo mạn của người Mỹ coi thường mạng sống con người Việt Nam và môi trường Việt Nam. Nhận xét đó đã được giới khoa bảng Mỹ nêu lên từ năm 1966, họ cho đó là một hành động dã man, chỉ có hại cho người lính và thường dân. Hiện nay, trong khi Mỹ tìm cách ngăn chận các nước khác dùng hóa chất trong chiến tranh, thì chính Mỹ lại là nước dùng những độc chất đó vào những mục tiêu phá hoại và giết người. Lịch sử sẽ ghi nhận việc Mỹ dùnh hóa chất màu da cam và dioxin ở

Việt Nam ( và nhiều hóa chất độc hại khác ở vùng Vịnh, vùng Balkans và A Phú Hãn) như là những cuộc chiến tranh hóa học đầu tiên trong lịch sử chiến tranh thế giới. ( Trích trong cuốn sách Chất độc da cam , dioxin và hậu quả )

Related Documents

Dioxin
November 2019 10
Dioxin
May 2020 6
Dioxin
June 2020 7
Dioxin
October 2019 11
Dioxin
November 2019 6
Dioxin
December 2019 7