Desktop-course-book-student

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Desktop-course-book-student as PDF for free.

More details

  • Words: 91,716
  • Pages: 411
1 / 407

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop Giao diện tiếng Anh

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 2 / 407

Written by and attributed to Canonical Ltd. and the Ubuntu Training community. 2007. This license is bound by the Creative Commons: CC by NC SA Under this license, you are free: to Share - to copy, distribute and transmit the work to Remix - to adapt the work Under the following conditions: Attribution. You must attribute the work in the manner specified by the author or licensor (but not in any way that suggests that they endorse you or your use of the work). Non-commercial. You may not use this work for commercial purposes. Share Alike. If you alter, transform, or build upon this work, you may distribute the resulting work only under the same or similar license to this one. For any reuse or distribution, you must make clear to others the license terms of this work. The best way to do this is with a link to this web page. Any of the above conditions can be waived if you get permission from the copyright holder. Nothing in this license impairs or restricts the author’s moral rights. For more information on this Copyright, please refer to: http://creativecommons.org/licenses/by-nc-sa/3.0/legalcode Tài liệu này được công ty TNHH Canonical Ltd. và cộng đồng Ubuntu Training biên soạn năm 2007. Bản dịch tiếng Việt do Nguyễn Đình Trung đóng góp. Tài liệu này tuân theo những quy định của giấy phép Creative Commons: CC by NC SA Theo những điều khoản trong giấy phép, bạn được tự do làm những việc sau: Chia sẻ - sao chép, phân phối và chuyển giao tài liệu lại Sửa lại - biên soạn lại cho phù hợp Dưới những điều khoản sau: Ghi công (by): Người nhận được giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa theo tác phẩm gốc với điều kiện là họ phải ghi công tác giả hoặc người trao giấy phép theo cách họ yêu cầu. Phi thương mại (NC): Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày, và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc chỉ với mục đích phi thương mại. Chia sẻ tương tự (SA): Người nhận giấy phép có thể phân phối tác phẩm phái sinh nhưng bắt buộc phải dùng lại giấy phép y hệt như giấy phép đã cấp cho tác phẩm gốc. Khi sử dụng hoặc phân phối lại tài liệu này, bạn phải đảm bảo nội dung ghi trong giấy phép. Cách hay nhất để đảm bảo điều này là chèn liên kết tới trang web sau. Tất cả những điều kiện ghi trên chỉ được phép sửa đổi nếu bạn xin phép người giữ giấy phép. Trong giấy phép không có những điều khoản hạn chế quyền hạn của tác giả. Để biết chi tiết về thông tin bản quyền mà tài liệu này sử dụng, xin xem trang web: http://creativecommons.org/licenses/by-nc-sa/3.0/legalcode

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 3 / 407

Mục lục 1

2

Tổng quan về khoá học

4

1.1

Đối tượng của khoá học và các yêu cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.2

Yêu cầu dành cho học viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.3

Kế hoạch làm việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

Giới thiệu về Ubuntu

8

2.1

Nói về Mã nguồn mở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.2

Phần mềm tự do, Mã nguồn mở và Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.2.1

Phần mềm tự do . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.2.2

Mã nguồn mở và Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

Nói về Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11

2.3.1

Cam kết của Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11

2.3.2

Các phiên bản Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

2.3.3

Các dự án khác bắt nguồn từ Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13

2.3.4

Sự phát triển của Ubuntu và cộng đồng Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13

Ubuntu và Microsoft Windows: Những khác biệt cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

2.4.1

Cài đặt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

16

2.4.2

Các ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

18

2.5

Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

2.6

Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

2.3

2.4

3

Tìm hiểu môi trường làm việc trên Ubuntu

23

3.1

Các thành phần trên môi trường làm việc GNOME . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

23

3.2

Thay đổi ngôn ngữ mặc định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

36

3.3

Tạo tài khoản người dùng và Chuyển nhanh người dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

39

3.4

Thêm bớt các ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

43

3.5

Hiệu ứng giao diện đồ hoạ- Compiz Fusion . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

44

3.6

Công cụ tìm kiếm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

45

3.7

Tổng kết bài học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

47

3.8

Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

47

3.9

Thực hành trên máy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

47

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 4 / 407

4

Sử dụng Internet

49

4.1

Truy cập vào Internet . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

49

4.1.1

Network Manager . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

50

4.1.2

Sử dụng kết nối thông qua cáp mạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

50

4.1.3

Dùng card mạng không dây . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

52

4.1.4

Kết nối Dial-up . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

53

4.2

Duyệt Web . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

55

4.3

Xem tin tức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

57

4.3.1

Trình đọc tin Liferea . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

58

4.3.2

Thunderbird . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

62

Gửi và nhận thư điện tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

67

4.4.1

Dùng trình duyệt thư Evolution . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

67

4.4.2

Dùng một trình quản lý thư điện tử khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

76

4.5

Gửi tin nhắn nhanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

83

4.6

Gọi điện thoại bằng điện thoại mềm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

87

4.6.1

Dùng Ekiga . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

88

4.6.2

Cài đặt WengoPhone . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

95

4.6.3

Skype . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

97

4.7

Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

97

4.8

Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

97

4.9

Thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

98

4.4

5

Sử dụng OpenOffice.org 5.1

5.2

5.3

5.4

5.5

100

Giới thiệu bộ công cụ văn phòng OpenOffice.org . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100 5.1.1

OpenOffice.org Writer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101

5.1.2

OpenOffice.org Calc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101

5.1.3

OpenOffice.org Impress . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101

5.1.4

OpenOffice.org Base . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102

5.1.5

OpenOffice.org Draw . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102

5.1.6

OpenOffice.org Math . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102

Sử dụng OpenOffice.org Writer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102 5.2.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Writer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102

5.2.2

Thực hiện các thao tác cơ bản trong xử lý văn bản với Writer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103

Sử dụng OpenOffice.org Calc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120 5.3.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Calc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120

5.3.2

Thực hiện các tác vụ bảng tính cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121

Sử dụng OpenOffice.org Impress . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 137 5.4.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Impress . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 137

5.4.2

Tạo các trình diễn đa phương tiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 137

Sử dụng OpenOffice.org Draw . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156 5.5.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Draw . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 5 / 407

5.5.2 5.6

5.7

Các thao tác vẽ cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156

Sử dụng OpenOffice.org Math . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 168 5.6.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Math . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 168

5.6.2

Tạo và sửa công thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 169

Các ứng dụng khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 178 5.7.1

Kế toán với GnuCash . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 178

5.7.2

Scribus . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 180

5.7.3

Evince . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 181

5.8

Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 182

5.9

Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 182

5.10 Thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 183 6

Trò chơi trên Ubuntu 6.1

Cài trò chơi trên Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 187 6.1.1

6.2

6.3

7

187

Cài đặt trò chơi từ kho phần mềm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 187

Chơi các trò chơi trên Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 191 6.2.1

Chơi Frozen-Bubble . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 191

6.2.2

Chơi PlanetPenguin Racer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 195

Chơi các trò chơi khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 199 6.3.1

Cài đặt Wine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 199

6.3.2

Chơi một trò chơi của Microsoft Windows trên Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 199

6.4

Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 199

6.5

Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 200

6.6

Lab Exercise . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 200

Tuỳ biến môi trường làm việc và các ứng dụng

201

7.1

Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 201

7.2

Tuỳ biến môi trường làm việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 201 7.2.1

Thay ảnh nền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 202

7.2.2

Tuỳ chỉnh sắc thái giao diện (Nút & biểu tượng...) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 209

7.2.3

Tùy chỉnh bảo vệ màn hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 216

7.2.4

Tuỳ chỉnh độ phân giải màn hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 218

7.3

Hiệu ứng 3D . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 219

7.4

Xử lý các tập tin với Nautilus . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 220

7.5

7.4.1

Các tính năng của Nautilus . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 220

7.4.2

Trình quản lý tập tin Nautilus . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 220

Các trình quản lý gói . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 225 7.5.1

Phân loại các trình quản lý gói . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 225

7.6

Dùng Add/Remove Applications . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 226

7.7

Sử dụng Synaptic Package Manager . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 233

7.8

Cài đặt một gói phần mềm đơn lẻ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 242 7.8.1

Cài và gỡ bỏ các gói Debian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 243

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 6 / 407

7.9

Các kho phần mềm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 243 7.9.1

Các hạng mục phần mềm trong kho Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 243

7.10 Thêm thiết lập ngôn ngữ mới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 250 7.11 Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 250 7.12 Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 251 7.13 Thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 251 8

Các thao tác trên ảnh 8.1

Giới thiệu các ứng dụng đồ hoạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 253

8.2

Xem ảnh bằng gThumb . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 254 8.2.1

Xem ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 254

8.2.2

Xoá mắt đỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 260

8.3

GIMP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 262

8.4

Quản lý ảnh bằng F-Spot . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 264

8.5

8.6

9

253

8.4.1

Nhập ảnh trong F-Spot . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 265

8.4.2

Xem ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 270

8.4.3

Tổ chức ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 272

Vẽ với Inkscape . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 273 8.5.1

Cài Inkscape . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 273

8.5.2

Tạo các ảnh vector bằng Inkscape . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 278

Sử dụng máy quét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 279 8.6.1

Kiểm tra tính tương thích của máy quét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 279

8.6.2

Quét ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 280

8.7

Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 281

8.8

Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 281

8.9

Thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 282

Phát nhạc và phim

283

9.1

Hạn chế pháp lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 283

9.2

Nghe nhạc trên Ubuntu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 283 9.2.1

9.3

Phát nhạc bằng Rhythmbox . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 283

Nghe và trích xuất các đĩa CD âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 293 9.3.1

Nghe CD âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 293

9.3.2

Trích xuất CD âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 296

9.4

Ghi đĩa CD âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 300

9.5

Phát các định dạng có sở hữu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 304

9.6

Dùng máy iPod . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 311 9.6.1

9.7

9.8

Nghe nhạc trên iPod . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 311

Tạo và sửa các tập tin âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 315 9.7.1

Tạo các tập tin âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 315

9.7.2

Biên tập âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 318

Phát đĩa DVD . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 326

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 7 / 407

9.9

9.8.1

Phát DVD trong Totem . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 326

9.8.2

Sao lưu các đĩa DVD . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 331

Nghe nhạc và xem phim trực tuyến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 335 9.9.1

Xem video trong trình duyệt web . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 335

9.10 Biên tập video . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 343 9.10.1 Biên tập video bằng Pitivi video editor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 343 9.11 Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 351 9.12 Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 352 9.13 Thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 352 10 Hỗ trợ sử dụng Ubuntu

355

10.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 355 10.2 Tài liệu hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 356 10.3 Các tài liệu trực tuyến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 357 10.4 Cộng đồng hỗ trợ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 361 10.4.1 Hòm thư chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 361 10.4.2 Diễn đàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 366 10.4.3 Các kênh IRC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 369 10.4.4 LoCo Teams . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 371 10.4.5 Wiki của Ubuntu Team . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 373 10.5 Launchpad . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 373 10.5.1 Giải đáp kỹ thuật trên Launchpad . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 375 10.5.2 Tính năng theo dõi lỗi của Launchpad: Malone . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 379 10.5.3 Shipit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 382 10.6 Fridge . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 383 10.7 Các dịch vụ thương mại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 384 10.7.1 Dịch vụ Hỗ trợ Chuyên nghiệp từ Canonical . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 384 10.7.2 Canonical Marketplace . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 386 10.8 Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 388 10.9 Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 389 11 Phân vùng và khởi động

390

11.1 Phân vùng là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 390 11.2 Tạo một phân vùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 393 11.2.1 Để cài đặt GParted bằng Synaptic Package Manager . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 393 11.2.2 Phân vùng ổ cứng với Gparted . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 398 11.3 Các tuỳ chọn khi khởi động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 403 11.3.1 Tự động chạy một lệnh hệ thống trong quá trình khởi động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 403 11.3.2 Thay đổi hệ điều hành mặc định khi khởi động máy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 405 11.3.3 Cấu hình các dịch vụ khởi động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 406 11.4 Tổng kết bài giảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 406 11.5 Câu hỏi ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 407 11.6 Thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 407

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 8 / 407

Chương 1

Tổng quan về khoá học Mục đích của khoá học Ubuntu là một hệ điều hành Linux do cộng đồng phát triển,được cung cấp miễn phí, và hoạt động tốt trên các máy tính xách tay, máy để bàn thậm chí cả các máy chủ. Khoá học này nhằm hướng dẫn người mới dùng Ubuntu cách dùng các ứng dụng chính, bao gồm các ứng dụng văn phòng, kết nối và duyệt Internet, các công cụ xử lý đồ hoạ, cũng như nghe nhạc và xem phim, cụ thể là trên Ubuntu phiên bản 7.10. Sau khi hoàn tất khoá học, bạn có thể: • Hiểu rõ các khái niệm về mã nguồn mở, và liên hệ giữa mã nguồn mở với Ubuntu • Sự khác biệt cũng như những ưu điểm khi dùng Ubuntu làm Hệ điều hành trên máy bạn • Tuỳ biến giao diện của môi trường làm việc trên Ubuntu • Duyệt và tìm kiếm các tập tin trong hệ thống • Kết nối và sử dụng Internet • Một số thao tác xử lý văn bản và bảng tính cơ bản trên OpenOffice.org • Cài đặt và chơi các trò chơi • Thêm, xoá và cập nhật các gói phần mềm thông qua các trình quản lý gói • Xem, vẽ, xử lý và quét ảnh với Ubuntu • Xem, hiệu chỉnh và tổ chức các tập tin video và nhạc số • Các nguồn thông tin trợ giúp về Ubuntu, thương mại cũng như phi thương mại • Phân vùng ổ cứng và cài nhiều hệ điều hành song song

1.1

Đối tượng của khoá học và các yêu cầu

Khoá học giúp người dùng thông thường cũng như người dùng chuyên sâu thực hành cách dùng Ubuntu. Học viên không cần có kiến thức từ trước về Ubuntu, tuy nhiên học viên cũng cần biết các thao tác máy tính cơ bản. Ubuntu 7.10 phải được cài đặt lên ổ cứng trước khi bắt đầu khoá học. Khoá học Ubuntu 7.10 được chia làm nhiều phần, và thông thường kéo dài trong vòng 2 ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt, ta có thể dành toàn bộ 1 buổi học để đề cập đến một số nội dung cần thiết, liên quan đến mục tiêu của khoá học. Các tài liệu tham khảo và bài tập có thể được lấy từ gói ubuntu-desktop-course-resources. Gói mới nhất có thể được lấy từ canonical-training PPA (Personal Package Archive) trên Launchpad: https://launchpad.net/~canonical-training/+archive.

1.2

Yêu cầu dành cho học viên

• Học viên phải đến đúng giờ và ở lại cho tới khi giải tán lớp. Báo cho giảng viên nếu đến muộn. • Tích cực tham gia thảo luận trong lớp. Ngay cả với một số chủ đề đã rất quen thuộc với một số người, việc chia sẻ kinh nghiệm là rất có ích cho những người khác.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 9 / 407

• Để điện thoại di động ở chế độ rung. • Để hoàn thiện dần khoá học, học viên hãy gửi các ý kiến của mình về khoá học. Tất cả học viên phải điền đầy đủ form đánh giá vào cuối buổi học. • Xin cung cấp các phản hồi tới: [email protected].

1.3

Kế hoạch làm việc

Bảng sau liệt kê các nội dung cần đề cập, cũng như thời gian cho phép. Để xem chi tiết hơn về phân phối thời gian cho lớp học, giảng viên cần xem phần bài giảng.

Nội dung NGÀY 1 Giới thiệu về khoá học Giới thiệu về Ubuntu Thế nào là Mã nguồn mở Phần mềm tự do, Mã nguồn mở và Linux Nói về Ubuntu Các phân loại phần mềm và các kho phần mềm So sánh giữa Ubuntu và Microsoft Windows Tổng kết bài giảng Thực hành

Thời lượng (phút)

Tìm hiểu môi trường làm việc trên Ubuntu Các thành phần của môi trường làm việc GNOME Thay đổi ngôn ngữ mặc định Tạo Tài khoản người dùng mới và Đổi nhanh người dùng Thêm/Xoá các ứng dụng Hiệu ứng đồ hoạ - Compiz Fusion Bộ tìm kiếm Tổng kết bài giảng Thực hành

75

Sử dụng Internet Kết nối và sử dụng Internet Duyệt Web Đọc tin Gửi và nhận E-mail Tin nhắn nhanh Gọi điện thoại bằng Softphone Truy cập vào Bộ đọc tin Ôn tập Thực hành

100

20 60

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 10 / 407

Sử dụng bộ công cụ văn phòng OpenOffice Giới thiệu OpenOffice.org Sử dụng OpenOffice.org Writer Sử dụng OpenOffice.org Calc Sử dụng OpenOffice.org Impress Sử dụng OpenOffice.org Draw Sử dụng OpenOffice.org Math Các ứng dụng bổ trợ Tổng kết bài giảng Ôn tập Thực hành

180

Trò chơi trong Ubuntu Cài đặt các trò chơi trong Ubuntu Chơi các trò chơi của Ubuntu Chơi các trò chơi phổ thông khác Tổng kết bài giảng Thực hành

40

Nội dung NGÀY 2 Tuỳ biến môi trường làm việc và các ứng dụng Giới thiệu Tuỳ biến môi trường làm việc Hiệu ứng 3D Làm việc với các tập tin trong hệ thống bằng Nautilus Các trình quản lý gói Dùng Thêm/bớt Ứng dụng Dùng Trình quản lý gói Synaptic Cài đặt riêng một gói phần mềm Các kho phần mềm Cài thêm các thiết lập ngôn ngữ Tổng kết bài giảng Ôn tập Thực hành

Thời lượng (phút) không tính thực hành

Làm việc hiệu quả với Hình ảnh Giới thiệu các ứng dụng đồ hoạ Xem ảnh với gThumb Xử lý ảnh với GIMP Quản lý ảnh với F-Spot Vẽ với Inkscape Dùng máy quét Tổng kết bài giảng Ôn tập Thực hành

60

80

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 11 / 407

Phát nhạc và phim Hạn chế về pháp lý Phát các tập tin âm thanh Phát và trích xuất CD âm thanh Ghi CD âm thanh Phát các định dạng âm thanh có sở hữu Dùng iPod Tạo và chỉnh sửa các tập tin âm thanh Sử dụng DVD Xem phim hoặc nghe nhạc trực tuyến Xử lý Video Tổng kết bài giảng Ôn tập Thực hành

60

Ubuntu: Trợ giúp Giới thiệu Các nguồn thông tin trợ giúp miễn phí Tài liệu hệ thống Tài liệu trực tuyến Cộng đồng hỗ trợ Launchpad Fridge Các dịch vụ hỗ trợ thương mại Tổng kết bài giảng Ôn tập

60

Phân vùng ổ cứng và các tuỳ chọn khởi động Phân vùng ổ cứng là gì? Tạo một phân vùng Tuỳ chọn khi khởi động Tổng kết bài giảng Ôn tập Thực hành Tổng kết khoá học

60

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 12 / 407

Chương 2

Giới thiệu về Ubuntu Trọng tâm Trong bài này, bạn sẽ học: • Các khái niệm cơ bản về mã nguồn mở • Mối liên hệ giữa Phần mềm Tự do, Mã nguồn mở và Linux • Ubuntu gắn liền với mã nguồn mở như thế nào • Ubuntu được phát triển như thế nào • Các phiên bản của Ubuntu • Sự khác biệt cơ bản giữa Ubuntu và Microsoft Windows

2.1

Nói về Mã nguồn mở

Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên Linux. Thuật ngữ ’mã nguồn mở’ được dùng để chỉ một phần mềm được phát hành kèm theo mã nguồn tạo ra nó, để cho người dùng có thể sử dụng, sửa đổi, hoàn thiện nó mà không phải lo lắng về các giới hạn pháp lý. Phần mềm nguồn mở cho phép người dùng phân phối lại, tái tạo, sửa đổi nội dung để phù hợp với yêu cầu công việc đồng thời cải tiến phần mềm. Linux và các phần mềm nguồn mở đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển để có được tầm cỡ như ngày nay. Tư tưởng trong việc phân phối mã nguồn kèm theo chương trình là nhằm khuyến khích sự hợp tác làm việc và những đóng góp tình nguyện trong việc sửa lỗi, cải tiến phần mềm, phát triển thêm các chức năng mới và chia sẻ thông tin giữa mọi người. Nhờ có sự hợp tác làm việc của rất nhiều lập trình viên, cũng như sự đóng góp của những người tình nguyện, phần mềm đến với người dùng ngày càng hoàn thiện về mặt chất lượng và trở nên tốt hơn các phần mềm sở hữu tương ứng. Người dùng được khuyến khích để tuỳ biến chương trình theo nhu cầu của bản thân, và đây thực sự là một tư tưởng tốt đẹp. Các dự án mã nguồn mở đã huy động được tài năng của rất nhiều người, với rất nhiều các kỹ năng khác nhau, ngoài kỹ năng lập trình. Rất nhiều dự án phần mềm nguồn mở đã được xây dựng nhờ các hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà thiết kế giao diện người dùng và những người biên soạn tài liệu, nhờ đó tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

2.2

Phần mềm tự do, Mã nguồn mở và Linux

Người ta hay nhầm lẫn giữa mã nguồn mở, phần mềm tự do và Linux. Cả 3 khái niệm này đều liên quan mật thiết đến nhau, nhưng chúng hoàn toàn là 3 khái niệm khác nhau. Ta dễ dàng phân biệt được chúng nếu biết qua về quá trình ra đời của 3 khái niệm này.

2.2.1

Phần mềm tự do

Trong những năm 1960, các phần mềm thường được phân phối tự do bởi các công ty như IBM hoặc được chia sẻ giữa người dùng với nhau. Phần mềm được coi là công cụ đi kèm phần cứng mà các công ty này sản xuất ra. Phần mềm được cung cấp kèm theo mã nguồn để có thể sửa

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 13 / 407

đổi và cải tiến; đây chính là hạt giống đầu tiên cho phần mềm nguồn mở. Tuy nhiên, theo thời gian, các thiết bị phần cứng trở nên rẻ hơn và lợi nhuận của các công ty giảm xuống trong những năm 1970 khiến các nhà sản xuất bắt đầu coi phần mềm là sản phẩm kinh doanh. Vào tháng 9 năm 1983, Richard Matthew Stallman, lập trình viên của phòng thí nghiệm MIT Artificial Intelligence đã sáng lập ra dự án GNU để tạo ra một hệ điều hành miễn phí giống như UNIX. Stallman quan tâm tới sự phát triển nhanh chóng của các phần mềm sở hữu và việc người dùng không có khả năng xem và sửa lại các chương trình nằm trên máy họ. Những nhà phát triển phần mềm cũng bị hàn chế, và điều này trái ngược với sự tự do về mã nguồn có trước đó. Bằng việc sáng lập dự án GNU, Stallman đã phát động phong trào Phần mềm Tự do và tới tháng 10 năm 1985, ông lập ra Tổ chức Phần mềm Tự do. Stallman đã đặt nền móng cho định nghĩa và những tính chất của mã nguồn mở, cũng như khái niệm về ’copyleft’. Ông là tác giả chính của một số giấy phép copyleft, bao gồm GNU General Public License (GPL), giấy phép phần mềm tự do được dùng rộng rãi nhất hiện nay.

Bạn có biết? Để xem thêm thông tin về Richard Stallman và dự án GNU, hãy truy cập tới địa chỉ sau: http://en.wikipedia.org/wiki/Richard_stallman

Trong năm 1991, một số công cụ GNU, bao gồm trình biên dịch GNU (GCC), đã được tạo ra. Tuy nhiên, một nhân miễn phí vẫn chưa ra đời, nên việc xây dựng một hệ điều hành tự do sử dụng các công cụ này vẫn chưa thực hiện được.

2.2.2

Mã nguồn mở và Linux

Sự khác biệt giữa phần mềm tự do và mã nguồn mở là, phần mềm tự do chỉ một hiện tượng xã hội, trong khi mã nguồn mở chỉ một phương pháp phát triển phần mềm. Linux thực ra chỉ là một nhân hệ điều hành – chương trình luôn được thực thi từ khi máy tính được mở tới khi tắt máy – hay chính là xương sống của kiến trúc nguồn mở. Tháng 8 năm 1991, Linus Benedict Torvalds, một sinh viên năm thứ 2 trường ĐH Helsinki, Phần Lan, tiếp xúc với Minix.

Hình 2.1: Linus Benedict Torvalds

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 14 / 407

Bạn có biết? Minix là một hệ điều hành giống UNIX, nhưng có mã nguồn mở, được giáo sư Andrew S. Tanenbaum viết ra với mục đích dạy sinh viên của mình về các tiến trình bên trong một hệ điều hành.

Thiết kế ban đầu của Linux giống như Minix, và Linus Torvalds có thể chạy nó trên máy tính của mình. Giữa tháng 9 năm đó, Torvalds phát hành nhân Linux đầu tiên, mang số hiệu 0.01. Trong năm 1994, nhân Linux phiên bản 1.0 đã được phát hành theo giấy phép GNU GPL. Phần nhân miễn phí và các công cụ GNU đã tạo ra một môi trường thích hợp cho những lập trình viên nhiệt huyết. Giống như UNIX, Linux ban đầu chỉ cung cấp một giao diện dòng lệnh cho người dùng; chỉ từ sau khi hệ thống X Window System ra đời, Linux có thêm giao diện đồ hoạ người dùng (Graphical User Interface – GUI).

Bạn có biết? Linux không thuộc sở hữu của cá nhân hay công ty nào, ngay cả Linus Torvalds, người bắt đầu Linux. Tuy nhiên, Torvalds vẫn liên quan rất nhiều đến quá trình phát triển phần nhân và ông cũng sở hữu thương hiệu Linux.

Mã nguồn mở của Linux: • Mọi người đều có thể lấy về và xem được nó. • Tuỳ theo nhu cầu cá nhân và nền phần cứng, mỗi người đều có thể cải tiến hoặc tuỳ biến phần nhân Linux cho phù hợp. • Mọi người đều có thể phân phối lại nó trong dạng gốc, hoặc dạng đã sửa đổi Ban đầu, Linux được coi là (và được dùng như) một công cụ lập trình mã nguồn mở rất phức tạp, lõi cứng. Hàng ngàn nhà phát triển phần mềm đã đóng góp vào thành công của nó, và Linux đã phát triển thành rất nhiều phiên bản thương mại cũng như phi thương mại, giúp người dùng sử dụng các ứng dụng phổ biến hàng ngày. Năm 1998, Jon "maddog" Hall, Larry Augustin, Eric S. Raymond, Bruce Perens đã sáng lập tổ chức Phát triển Nguồn mở. Họ đã định hướng các phần mềm nguồn mở ra ngoài nền tảng kỹ thuật ban đầu.

Hình 2.2: Những người sáng lập ra tổ chức Phát triển Nguồn mở Phần mềm nguồn mở và dot.com bùng nổ trong những năm cuối thập niên 1990, khiến cho Linux được truyền bá rông rãi, và xuất hiện rất nhiều các công ty làm việc cùng mã nguồn mở như Corel (Corel Linux), Sun Microsystems (OpenOffice.org) và IBM (OpenAFS). Trong những năm đầu thế kỷ 21, khi dot.com lên tới đỉnh điểm, mã nguồn mở đã đứng ở vị trí chắc chắn để thay thế các phần mềm sở hữu đắt tiền có chức năng tương tự. Sức mạnh của mã nguồn mở được tăng cường khi các phần mềm dễ dùng và thân thiện ra đời. Và như vậy, cái ban đầu chỉ là ý tưởng đã trở thành một phong trào cách mạng giải phóng người dùng khỏi những luật lệ và giấy phép nghiêm ngặt trong công nghiệp. Với giá thành rẻ hơn đáng kể và các tính năng sử dụng ngày càng được cải tiến, Linux trở thành giải pháp phần mềm cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 15 / 407

2.3

Nói về Ubuntu

Ubuntu là một hệ điều hành dựa trên Linux, do cộng đồng phát triển, và rất phù hợp cho máy tính xách tay, máy tính để bàn, thậm chí là các máy chủ. Ubuntu bao gồm tất cả các ứng dụng mà bạn cần – bao gồm một trình duyệt web, bộ trình chiếu, xử lý tài liệu văn bản và bảng tính, chương trình gửi tin nhắn nhanh và nhiều nhiều phần mềm nữa.

Bạn có biết? Ubuntu là một từ gốc Châu Phi, có nghĩa là ’Con người hướng đến con người’, hoặc là ’Tôi là tôi vì tất cả chúng ta đều thế’.

Lịch sử của Ubuntu bắt đầu từ tháng 4 năm 2004 khi Mark Shuttleworth lập ra một nhóm phát triển phát triển mã nguồn mở để tạo ra một hệ điều hành Linux mới.

Hình 2.3: Mark Shuttleworth Ubuntu phát hành định kỳ, dựa trên nền tảng Debian và môi trường làm việc GNOME, và tư tưởng tự do, nhóm này đã bắt đầu công việc từ trang web http://no-name-yet.com. Sau hơn 3 năm, Ubuntu đã được hỗ trợ bởi một cộng đồng phát triển có tới hơn 12,000 thành viên, và số người dùng ước tính lên tới hơn 8 triệu (tính tới tháng 6 năm 2007).

2.3.1

Cam kết của Ubuntu

• Ubuntu cũng như các bản cập nhật bảo mật và các phiên bản dành cho doanh nghiệp sẽ luôn luôn miễn phí.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 16 / 407

• Ubuntu luôn được cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại từ công ty Canonical và hàng trăm công ty khác trên khắp thế giới. • Ubuntu có tất cả các bản dịch cũng như nguồn trợ giúp mà cộng đồng phần mềm tự do cung cấp. • Ubuntu CD chỉ chứa các phần mềm tự do; Ubuntu khuyến khích bạn dùng các phần mềm tự do và mã nguồn mở, cải tiến chúng và cung cấp chúng cho người khác.

2.3.2

Các phiên bản Ubuntu

Trong tháng 10 năm 2004, Ubuntu phát hành phiên bản đầu tiên. Một phiên bản mới của Ubuntu được phát hành định kỳ 6 tháng 1 lần và việc nâng cấp lên phiên bản mới hoàn toàn miễn phí. Người dùng được khuyến khích nâng cấp lên phiên bản mới để có thể sử dụng các tính năng mới nhất mà ứng dụng cung cấp. Các phiên bản Ubuntu được đặt tên theo dạng Y.MM (tên), trong đó Y tương ứng với năm phát hành, và MM tương ứng với tháng phát hành. Tên trong ngoặc là tên hiệu được đặt cho phiên bản trước khi phát hành chính thức. Mỗi phiên bản Ubuntu thông thường được hỗ trợ trong vòng 18 tháng; Các phiên bản Hỗ trợ dài hạn - Long Term Support (LTS) được hỗ trợ trong vòng 3 năm đối với máy tính để bàn và 5 năm đối với máy chủ.

Hình 2.4: Các phiên bản của Ubuntu Tóm tắt các phiên bản đã phát hành: • Ubuntu 4.10 (Warty Warthog) Ubuntu 4.10 được phát hành vào tháng 10 năm 2004.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 17 / 407

Bạn có biết? Sounder là tên của cộng đồng chạy thử Ubuntu phiên bản 4.10. Hòm thư chung Sounder tiếp tục hoạt động đến ngày nay, như một diễn đàn trao đổi cho cộng đồng. Phiên bản này được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2006.

• Ubuntu 5.04 (Hoary Hedgehog) Ubuntu 5.04 là phiên bản phát hành thứ 2, vào tháng 4 năm 2005. Phiên bản này được hỗ trợ tới tháng 10 năm 2006. • Ubuntu 5.10 (Breezy Badger) Ubuntu 5.10 là phiên bản phát hành thứ 3, vào tháng 10 năm 2005. Được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2007. • Ubuntu 6.06 LTS (Dapper Drake) Ubuntu 6.06 LTS là bản phát hành thứ 4 của Ubuntu và là bản Hỗ trợ dài hạn đầu tiên; nó được phát hành vào tháng 6 năm 2006. Phiên bản Hỗ trợ dài hạn được đảm bảo hỗ trợ trong 3 năm đối với máy tính để bàn và 5 năm đối với máy chủ. Tất cả các phiên bản khác chỉ được hỗ trợ 18 tháng cho cả máy bàn và máy chủ. Việc hỗ trợ dài hạn như vậy cho phép triển khai hệ thống Ubuntu ở quy mô lớn. Đối với máy tính để bàn, phiên bản này được hỗ trợ tới tháng 6 năm 2009, và với máy chủ là tháng 6 năm 2011. • Ubuntu 6.10 (Edgy Eft) Ubuntu 6.10 là bản phát hành thứ 5, vào tháng 10 năm 2006. Phiên bản này có quá trình khởi động được tối ưu hoá. Nó được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2007. • Ubuntu 7.04 (Feisty Fawn) Ubuntu 7.04 phát hành trong tháng 4 năm 2007. Phiên bản này có được những cải tiến rất lớn trong tác vụ mạng. Nó được hỗ trợ tới tháng 10 năm 2008. • Ubuntu 7.10 (Gutsy Gibbon) Lần phát hành thứ 7 của Ubuntu, tháng 10 năm 2007. Tính năng nổi trội của phiên bản này là các hiệu ứng đồ hoạ mặc định, chức năng chuyển người dùng nhanh đối với các máy có nhiều người sử dụng, chức năng tự động nhận máy in, tính năng tìm kiếm nhanh tập tin. Nó được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2009. • Ubuntu 8.04 LTS (Hardy Heron) Phiên bản thứ 8 của Ubuntu sẽ ra đời vào tháng 4 năm 2008 và đây là phiên bản Hỗ trợ dài hạn thứ 2 của Ubuntu. Máy tính để bàn sẽ được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2011; Máy chủ sẽ được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2013.

2.3.3

Các dự án khác bắt nguồn từ Ubuntu

Ubuntu được chia thành nhiều phiên bản khác nhau, như Ubuntu, Edubuntu, Kubuntu và Xubuntu. Edubuntu là bản phân phối dựa trên Ubuntu, nhưng chú trọng tới các ứng dụng phục vụ công tác giáo dục. Kubuntu là bản phân phối khác sử dụng môi trường làm việc KDE thay vì GNOME. Xubuntu sử dụng môi trường làm việc XFCE, vốn nhỏ gọn hơn GNOME hay KDE, và rất phù hợp với các máy tính cấu hình thấp hay yêu cầu tốc độ cao.

2.3.4

Sự phát triển của Ubuntu và cộng đồng Ubuntu

Ubuntu là một dự án liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng người dùng Ubuntu trên khắp thế giới, với sự tài trợ của công ty Canonical. Từ khi ra đời vào năm 2004, nhờ có sự đóng góp của hàng nghìn người tham gia vào cộng đồng, Ubuntu ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Các đoạn mã được hoàn thiện dần, cùng với giao diện đồ hoạ cũng như ngôn ngữ ngày càng được hỗ trợ tốt hơn. Quá trình phát triển của Ubuntu hoàn toàn mở đối với mọi người, dù là chuyên gia máy tính hay người mới dùng. Ubuntu luôn khuyến khích mọi người tham gia vào việc cải tiến nó. Làm sao để tham gia vào việc phát triển Ubuntu? Cộng đồng Ubuntu bao gồm rất nhiều cá nhân và nhóm làm việc trên những lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn là nhà lập trình, bạn có thể tham gia vào việc phát triển hệ lõi, viết các ứng dụng mới, đóng gói các phần mềm mới hoặc sửa lỗi cho chúng. Nếu bạn làm trong lĩnh vực nghệ thuật, hãy đóng góp bằng cách thiết kế sắc thái giao diện đồ hoạ hoặc âm thanh mới cho Ubuntu. Bạn cũng có thể tham gia tư vấn trực tuyến, viết tài liệu, biên soạn các tư liệu giảng dạy, tham gia vào diễn đàn và hòm thư chung của Ubuntu. Có rất nhiều cách để bạn tham gia vào cộng đồng này! Lãnh vực phát triển phần mềm Phần này bao gồm các nhà phát triển phần mềm chịu trách nhiệm tạo và đóng gói phần mềm, sửa lỗi cũng như duy trì hệ lõi của Ubuntu. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng Ubuntu có một hệ thống phần mềm đầy đủ và hoạt động suôn sẻ, ổn định. Cách hay nhất để bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này là bạn thử đóng gói phần mềm, tham gia vào MOTU – xem thêm https://wiki.ubuntu.com/MOTU/GettingStarted để biết thông tin chi tiết.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 18 / 407

Đóng góp ý tưởng Nếu bạn có những ý tưởng mới lạ cho Ubuntu, dù rằng bạn không cần triển khai ý tưởng đó, hãy đóng góp nó cho chúng tôi. Xin gửi nó tớihttps://wiki.ubuntu.com/IdeaPool. Dân kỹ thuật Nếu bạn có một số kiến thức kỹ thuật nhất định, bạn có thể đóng góp cho cộng đồng bằng những cách sau: • Chạy thử các phiên bản Ubuntu để tìm và sửa lỗi trước khi phát hành chính thức. • Báo lỗi và giúp đỡ nhóm phát triển tìm nguyên nhân gây ra lỗi đó. • Hiệu chỉnh và phân loại các lỗi đã gặp để sắp xếp chúng trước khi chúng được sửa. • Tham gia vào hòm thư chung hoặc hòm thư hỗ trợ của Ubuntu. • Tham gia vào diễn đàn Ubuntu và trả lời các câu hỏi của người dùng mới. • Tham gia vào kênh IRC hỗ trợ của Ubuntu. Người dùng thông thường Mặc dù không phải là dân kỹ thuật, bạn vẫn có thể giúp đỡ cho cộng đồng bằng các cách sau: • Thiết kế giao diện • Dịch phần mềm và tài liệu • Biên soạn tài liệu • Chia sẻ Ubuntu với mọi người Về việc biên soạn giáo trình này Một nhiệm vụ của Canonical (Canonical bảo trợ cho Ubuntu) là cho phép triển khai rộng rãi Ubuntu trên thật nhiều máy tính trên khắp thế giới. Việc huấn luyện người dùng được coi là trọng tâm của nhiệm vụ này, và giáo trình này đã ra đời với mục đích công nhận các chuyên gia về Ubuntu, giúp các đối tác triển khai Ubuntu và những người dùng thông thường có thể sử dụng Ubuntu hiệu quả nhất có thể. Thông tin chi tiết về các khoá học Ubuntu và chứng chỉ, xin xem thêm tại http://www.ubuntu.com/training. Giống như sự phát triển của chính phần mềm, giáo trình này cũng được những thành viên tích cực trong cộng đồng cải tiến và phát triển. Chính cộng đồng người dùng đã đặt ra nội dung và cấu trúc của tài liệu giảng dạy, bằng cách xác định được những yêu cầu từ phía người dùng; họ cũng hỗ trợ Canonical và những người biên soạn bên ngoài trong việc phát triển nội dung và sửa lỗi. Thông tin chi tiết về cộng đồng Giảng dạy Ubuntu, xin xem http://wiki.ubuntu.com/Training. Toàn bộ quá trình phát triển nội dung giảng dạy cũng tuân theo tinh thần Ubuntu và các thông lệ mã nguồn mở đề ra.

2.4

Ubuntu và Microsoft Windows: Những khác biệt cơ bản

Mã nguồn mở khác biệt so với mô hình phần mềm sở hữu ở một số điểm sau: • Khuyến khích sự thay đổi cải tiến phần mềm. • Dựa trên cơ sở mô hình kinh doanh ’dịch vụ đi kèm’ thay vì kinh doanh thông qua phí bản quyền và giấy phép sử dụng. • Sử dụng được sức mạnh tổng hợp từ sự hợp tác đa phương và đóng góp cộng đồng, thay vì các công trình do một nhóm nhỏ những nhà phát triển tạo ra. Ubuntu và Microsoft Windows có rất nhiều điểm khác biệt. Các yếu tố như giá thành, phiên bản, tính bảo mật, độ mềm dẻo và linh hoạt sẽ được giới thiệu dưới đây. Ta sẽ đề cập chi tiết đến các mục liệt kê ở bảng trên: Giá thành đi kèm: Microsoft Windows là một hệ điều hành sở hữu và giá thành của nó tăng lên khi bạn muốn thêm chức năng cũng như ứng dụng mới. Giá thành đi kèm tăng lên mỗi khi bạn phải mua các ứng dụng của nhà cung cấp khác, ngoài Microsoft để cài đặt lên máy. Còn với Ubuntu, các phần mềm ứng dụng và phiên bản mới phát hành đều hoàn toàn miễn phí. Phát hành phiên bản mới: Luôn chỉ có 1 bản Ubuntu mới phát hành và do đó, tính năng cung cấp cho mọi người dùng đều như nhau. So sánh với Windows, phiên bản Home và Professional hoàn toàn khác biệt. Ví dụ, Microsoft Windows Professional có nhiều tính năng bảo mật hơn là phiên bản Home.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 19 / 407

Attribute

Ubuntu

Microsoft Windows

Giá thành sản phẩm

• Không mất phí bản quyền

• Thu phí đối với mỗi cá nhân và (có thể) đối với tổ chức

• Cùng một số tính năng và phiên bản đối với cả người dùng thông thường lẫn chuyên gia

• Khả năng bảo mật của phiên bản Professional cao hơn phiên bản Home

• Phát hành phiên bản mới định kỳ 6 tháng

• Kế hoạch phát hành phiên bản mới không được công bố

• Khoá quyền quản trị

• Dễ dàng thực hiện các tính năng quản trị

Phiên bản phát hành

Mức độ bảo mật

Mức độ tuỳ biến

• Ít bị tấn công bởi các phần mềm gây hại và virus

• Dễ dàng thiết kế và chỉnh sửa theo ý mình

• Hệ điều hành đã được chuẩn hoá, rất ít tuỳ chọn để chỉnh sửa theo ý mình

• Có thể chạy nhiều môi trường làm việc song song

• Khi muốn cài đặt thêm ứng dụng, người dùng phải trả thêm tiền

• Rất dễ dàng để nâng cấp hoặc hạ cấp hệ thống Lưu trữ dữ liệu

• Thường xuyên bị tấn công bởi phần mềm gây hại và virus

• Dữ liệu của mỗi người dùng được lưu tại thư mục chính của họ • Dễ dàng sao chép hoặc sao lưu cả dữ liệu và cấu hình tới một máy khác

Bảng 2.1: Đặc tính

• Dữ liệu người dùng được đặt tại nhiều vị trí khác nhau • Rất khó sao lưu hoặc sao chép sang máy khác

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 20 / 407

Ubuntu được phát hành phiên bản mới mỗi 6 tháng do vậy người dùng luôn có được những phần mềm ứng dụng mới nhất. Việc nâng cấp từ phiên bản này sang phiên bản kế tiếp cũng hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ đầy đủ. Microsoft không thường xuyên phát hành phiên bản Windows mới và việc đó cũng không được công khai rộng rãi như Ubuntu. Vấn đề bảo mật: Ubuntu rất ít bị dính malware và viruses. Các tác vụ quản trị chỉ được thực hiện bởi người dùng root, nhưng theo mặc định người dùng này được khoá lại. Trong khi đó, Microsoft Windows cung cấp môi trường làm việc trong đó mọi người đều có thể thực hiện được các tác vụ quản trị một cách trực tiếp.

Hình 2.5: Ubuntu Security Khả năng tuỳ biến: Trong khoá học này, bạn sẽ thấy rằng Ubuntu hoàn toàn thuộc về bạn và bạn có thể tuỳ biến nó theo ý mình. Bạn có thể cài đặt nhiều môi trường làm việc khác nhau, như Kubuntu (KDE) chạy song song với Ubuntu (GNOME) và lựa chọn môi trường làm việc mình muốn dùng mỗi khi bật máy. Hơn 17000 luôn có sẵn trên mạng để bạn tải về và cài đặt. Kết quả là, nếu không vừa ý với hệ thống hiện tại, bạn luôn có quyền lưaj chọn một hệ thống khác thích hợp hơn. Microsoft Windows là một hệ điều hành chuẩn với một số ít tuỳ chọn để bạn chỉnh lại theo ý mình. Mặc dù có nhiều ứng dụng viết cho Windows, nhưng hầu hết chúng đều là các sản phẩm sở hữu và yêu cầu bạn trả tiền để có thể sử dụng.

Hình 2.6: Tuỳ biến môi trường làm việc Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu của người dùng thường được sắp xếp tại rất nhiều vị trí trên Microsoft Windows, việc này làm cho thao tác di chuyển dữ liệu sang máy khác trở nên bất tiện. Với Ubuntu, các thông tin cá nhân của bạn được lưu lại trong thư mục chính của bạn. Bạn chỉ việc chép lại toàn bộ thư mục này và ghi lên máy khác để di chuyển hoặc sao lưu dữ liệu cá nhân.

2.4.1

Cài đặt

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 21 / 407

Cài đặt

Cài đặt hệ điều hành

Ubuntu

Microsoft Windows

• Có thể tải về miễn phí từ trên Internet hoặc yêu cầu gửi CD miễn phí

• Yêu cầu mua

• Có thể chạy trực tiếp ở chế độ live-CD

• Rất nhiều ứng dụng được cung cấp mặc định Cài đặt phần mềm

• Tất cả các ứng dụng đều miễn phí và có thể tải về và cài đặt từ Internet.

• Hệ điều hành nhất định phải được cài lên ổ cứng

• Rất ít phần mềm được cài đặt mặc định • Người dùng có thể mua và tải về một số phần mềm từ Internet, một số khác chỉ có thể được cài đặt thủ công.

Bảng 2.2: Các điểm khác biệt khi cài đặt • Cài đặt: Cả Microsoft Windows và Ubuntu đều phát hành dưới dạng cài đặt sẵn trên máy tính. Tuy nhiên, ta có thể tải Ubuntu từ Internet hoặc yêu cầu CD cài đặt miễn phí, trong khi bất cứ phiên bản Microsoft Windows nào cũng yêu cầu người dùng trả tiền. Ubuntu chạy được ở chế độ live-CD, cho phép bạn sử dụng nó trước khi cài đặt vào ổ cứng. Bạn có thể xem thử xem mình có thích nó hay không trước khi quyết định cài đặt. Nếu bạn không thích, hãy chuyển nó cho bạn bè mình. Chế độ Live-CD còn được dùng trong việc phục hồi hệ thống. Quá trình cài đặt Microsoft Windows và Ubuntu đều rất dễ dàng và bắt đầu bằng việc khởi động từ CD cài đặt. Quá trình cài đặt của chúng nhanh hay chậm sẽ tuỳ thuộc vào cấu hình máy tính bạn có, trung bình là từ 20 - 30 phút. • Cài đặt phần mềm: Ta có thể cài thêm các phần mềm lên Ubuntu thông qua Add/Remove Application và Synaptic Package Manager. Add/Remove Application cho phép ta tìm toàn bộ các ứng dụng miễn phí Ubuntu khuyên dùng và cài đặt về máy. Trên Microsoft Windows, các chương trình đều có phương thức cài đặt riêng. Microsoft Vista có tính năng Digital Locker cho phép người dùng mua phần mềm qua mạng và tải về thông qua phương thức bảo mật riêng.

Hình 2.7: Cài đặt các phần mềm ứng dụng

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 22 / 407

2.4.2

Các ứng dụng

Bảng dưới đây so sánh các ứng dụng chạy trên Ubuntu và Microsoft Windows:

Ubuntu

Microsoft Windows

• Trình duyệt web Firefox

• Trình duyệt Internet Explorer

• Quản lý thư điện tử với Evolution

• Quản lý thư điện tử với Outlook

Xử lý văn bản

• Bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org

• Chương trình WordPad

Truyền thông đa phương tiện

• Một số chương trình để xử lý video và âm thanh, như Sound Juicer, Rythmbox, Serpentine, Movie Player và Sound Recorder

• Microsoft Windows Media Player 11 (WMP) và Microsoft Windows Media Center (WMC)

• Trình quản lý ảnh F-Spot

• Ứng dụng Picture Gallery

• Bộ xử lý ảnh Gimp

• Paint

Ứng dụng Trình duyệt Web và E-mail

Quản lý và hiệu chỉnh ảnh

Bảng 2.3: So sánh các ứng dụng Ta sẽ đề cập đến từng mục trong bảng trên một cách chi tiết: Duyệt web và thư điện tử Việc cài đặt mạng trên cả Ubuntu và Microsoft Windows đều rất dễ dàng. Các tính năng duyệt web tương đối giống nhau trên cả 2 hệ điều hành. Mozilla Firefox được dùng làm trình duyệt mặc định trên Ubuntu, và Internet Explorer được chọn mặc định trên Vista. Bạn cũng có thể cài đặt Firefox trên Microsoft Windows. Evolution là chương trình xem và quản lý thư điện tử mặc định trên Ubuntu. Nó hỗ trợ các giao thức POP và IMAP, rất thuận tiện cho các hòm thư kiểu UNIX và Exchange thông qua Outlook Web Access. Evolution còn có cả một Trình quản lý Thông tin cá nhân (Personal Information Manager (PIM)) và bộ quản lý lịch làm việc cũng như cuộc hẹn trong ngày của bạn. Ứng dụng Microsoft Windows Mail trong Vista là một phiên bản được viết lại của Outlook Express, thêm vào ứng dụng quản lý lịch làm việc, Microsoft Windows Calendar. Bạn phải nâng cấp trình Outlook nếu dùng trình quản lý lịch làm việc thường xuyên, hoặc bạn cần trình quản lý thông tin cá nhân. Những người dùng Ubuntu hoàn toàn thoả mãn với chương trình duyệt thư điện tử và quản lý lịch làm việc Evolution.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 23 / 407

Hình 2.8: Duyệt thư điện tử và quản lý lịch làm việc với Evolution Xử lý văn bản: Bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org được cài đặt sẵn trên Ubuntu có rất nhiều tính năng tương đương với bộ Microsoft Office trên Windows. Tuy nhiên, với Windows Vista, chỉ có chương trình WordPad được cài đặt từ trước; nếu muốn dùng bản đầy đủ của Microsoft Word (hay Office), bạn sẽ phải mất thêm tiền mua bản quyền.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 24 / 407

Hình 2.9: OpenOffice.org Writer Truyền thoong đa phương tiện: Một số chương trình phát nhạc và phim đã được tích hợp sẵn trên Ubuntu, như Sound Juicer, Rythmbox, Serpentine, Movie Player và Sound Recorder. Sound Juicer là ứng dụng phát CD âm thanh mặc định. Nếu bạn cắm một máy iPod vào Ubuntu, Rhythmbox sẽ sắp xếp các tập tin âm thanh trong đó và tạo ra danh sách phát cho bạn. Tính năng này tương tự như trong Microsoft Windows Media Player. Bạn có thể dùng Serpentine để ghi đĩa CD âm thanh. Để phát định dạng âm thanh mp3 trên Ubuntu, bạn phải cài đặt một bộ mã hoá mp3. Ubuntu không được tích hợp bộ mã hoá mp3 vì lý do bản quyền. Việc phát lại các tập tin mp3 được cài đặt mặc định trong một số phiên bản Microsoft Windows. Vista có 2 chương trình truyền thông đa phương tiện là Windows Media Player 11 (WMP) và Windows Media Center (WMC). WMP rất phù hợp trong việc phát lại nhạc, và WMC thường được chạy khi bạn dùng máy tính làm hệ thống giải trí chính. WMP có thể chứa thư viện âm nhạc rất lớn. Với hệ thống tìm kiếm thông qua chỉ mục trên WMP, bạn có thể tìm kiếm tập tin âm thanh muốn phát dựa trên tiêu chuẩn về ca sĩ trình bày hoặc tên bài hát. Quản lý và Xử lý ảnh: Ứng dụng Picture Gallery trên Microsoft Vista cho phép bạn thêm thông tin phụ chú cho ảnh và tải chúng lên mạng Internet. Bạn cũng có thể sắp xếp phân loại các tấm hình một cách nhanh chóng nhờ có thông tin phụ chú có thể được thêm vào bằng vài lần bấm chuột. Trên Ubuntu, trình F-Spot giúp bạn quản lý các tấm ảnh có trên máy mình. Nó tích hợp tốt với các cơ sở dữ liệu ảnh dựa trên nền Web, như Flickr và Picasa Web. Ubuntu còn có công cụ Gimp để hiệu đính và xử lý hình ảnh. Đây là một công cụ rất mạnh, ngang với Adobe Photoshop. Microsoft Windows Vista chỉ cung cấp cho bạn ứng dụng ’Paint’, vốn chỉ có một số chức năng xử lý hình ảnh cơ bản.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 25 / 407

Hình 2.10: GIMP

2.5

Tổng kết bài giảng

Trong bài này, bạn đã tìm hiểu về: • Các khái niệm cơ bản về mã nguồn mở • Mối liên hệ giữa Phần mềm tự do, Mã nguồn mở và Linux • Ubuntu gắn liền với mã nguồn mở như thế nào • Ubuntu được phát triển như thế nào • Các phiên bản Ubuntu • So sánh giữa Ubuntu và Microsoft Windows

2.6

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Ý nghĩa của thuật ngữ ’phần mềm tự do’ là gì? Câu hỏi 2 Ubuntu cam kết những gì? Câu hỏi 3 So khớp các phiên bản Ubuntu với thời gian phát hành của chúng.

1) 7.04 2) 4.10 3) 6.06 4) 7.10

a) Tháng 6 năm 2006 b) Tháng 10 năm 2007 c) Tháng 4 năm 2007 d) Tháng 10 năm 2004

Câu hỏi 4 Liệt kê ba cách mà những người dùng thông thường có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển của Ubuntu. Câu hỏi 5

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 26 / 407

Trình duyệt web mặc định mà Ubuntu sử dụng là _________________. Câu hỏi 6 Trình xem và quản lý thư điện tử mặc định trên Ubuntu là __________________. Câu hỏi 7 Lợi ích của việc Ubuntu phát hành định kỳ 6 tháng 1 lần?

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 27 / 407

Chương 3

Tìm hiểu môi trường làm việc trên Ubuntu Trọng tâm Trong phần này, bạn sẽ học về: • Môi trường làm việc GNOME trên Ubuntu • Làm cách nào để chuyển đổi ngôn ngữ mặc định • Làm sao để tạo một tài khoàn người dùng mới và chuyển đổi nhanh giữa các tài khoản người dùng • Thêm và bớt các ứng dụng như thế nào • Hiệu ứng 3D • Công cụ tìm kiếm trên Ubuntu Phần này đóng vai trò một bài tổng quan về môi trường làm việc trên Ubuntu. Trong các bài sau, các thông tin chi tiết sẽ được đề cập tới.

3.1

Các thành phần trên môi trường làm việc GNOME

GNOME Môi trường làm việc GNOME được chọn làm môi trường làm việc mặc định cho Ubuntu 7.10. GNOME (GNU Network Object Model Environment) là một môi trường làm việc—giao diện đồ hoạ người dùng trong hệ thống máy tính—hoàn chỉnh được rất nhiều người trên thế giới xây dựng, hoàn toàn dựa trên các phần mềm tự do. GNOME bao gồm khung phát triển phần mềm để người dùng có thể viết mới các ứng dụng trên nó, các tiện ích để lựa chọn và chạy các ứng dụng, cũng như xử lý các tập tin và quản lý tác vụ trong hệ thống. Các thành viên của cộng đồng trên khắp thế giới đã đóng góp các bản dịch và các tiện ích cho môi trường GNOME để nó hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. (Tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/GNOME) Các thành phần chính trong môi trường làm việc trên Ubuntu 7.10 Khi bật máy tính, màn hình đầu tiên Ubuntu hiển thị là màn hình đăng nhập để bạn gõ tên người dùng và mật khẩu. Màn hình xuất hiện sau đó là màn hình môi trường làm việc của Ubuntu. Không giống như các hệ điều hành khác, Ubuntu có sẵn một màn hình nền mặc định trống không, không có biểu tượng nào cả.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 28 / 407

Hình 3.1: Màn hình nền mặc định của Ubuntu Bạn có thể sắp xếp các biểu tượng nàv tập tin lên màn hình nền để dễ dàng mở hoặc truy cập vào thư mục hay dùng đến. Nếu một đĩa CD, ổ cứng hay các thiết bị bên ngoài được kết nối tới máy tính của bạn, Ubuntu sẽ hiển thị biểu tượng của nó để bạn dễ dàng truy cập vào nội dung bên trong các thiết bị đó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 29 / 407

Hình 3.2: Các biểu tượng trên màn hình nền Trên màn hình làm việc, có 2 thanh ngang nằm bên trên và bên dưới, được gọi là ’bảng’.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 30 / 407

Hình 3.3: Các thanh ngang trên màn hình làm việc Có 3 trình đơn chính nằm bên trái của thanh ngang nằm trên: Applications, Places và System. • Applications: Các trình đơn này chứa tất cả các ứng dụng đã được cài đặt vào trong máy bạn, như các trò chơi, trình phát nhạc và phim, trình duyệt web và xem thư điện tử.

Hình 3.4: Trình đơn Application

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 31 / 407

• Places: Trình đơn này cho phép bạn dễ dàng truy cập vào thư mục chính của mình, các thiết bị bên ngoài và các vị trí trên mạng nội bộ mà máy tính bạn được kết nối.

Hình 3.5: Trình đơn Places

Chú ý: Thư mục chính ’Home’ được tạo ra cho mỗi người dùng, và tự động lấy theo tên người dùng. Thư mục này chứa tất cả các tập tin dành cho người dùng. Trong một hệ thống có nhiều người dùng, dữ liệu cá nhân của mỗi người dùng sẽ được lưu trong thư mục Home của họ.

• System: Trình đơn này cho phép bạn thay đổi các thiết lập hệ thống cho máy mình. Bạn có thể truy cập vào hệ thống trợ giúp của Ubuntu và tắt máy thông qua trình đơn này.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 32 / 407

Hình 3.6: Trình đơn System Có 3 biểu tượng lối tắt mặc định ở bên cạnh các trình đơn trên thanh bên trên màn hình nền: Mozilla Firefox, Evolution và Help. Bạn có thể tạo ra các phím tắt khác tới các ứng dụng trong hệ thống trên vùng này để chạy chúng nhanh hơn.

Hình 3.7: Các biểu tượng lối tắt Để thêm các biểu tượng lối tắt lên trên thanh, bạn: 1. Bấm chuột phải lên vùng trống trên thanh ngang bên trên và chọn Add to Panel. Hộp thoại Add to Panel xuất hiện.

Hình 3.8: Thêm một biểu tượng lối tắt 2. Hộp thoại Add to Panel liệt kê tất cả các ứng dụng có trong hệ thống. Chọn một ứng dụng và nhấn Add để thêm nó vào vùng trống trên thanh ngang. Nếu bạn muốn chạy các chương trình nằm trong trình đơn Applications, hãy nhấn Application Launcher. Chú ý: Ngoài cách này, bạn còn có thể dùng thao tác kéo thả, kéo một biểu tượng trong hộp thoại Add to Panel và thả nó lên trên thanh ngang để tạo lối tắt cho ứng dụng đó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 33 / 407

Hình 3.9: Thêm Application Launchers 3. Các ứng dụng được nhóm lại theo từng hạng mục tương tự như trong trình đơn Applications sẽ xuất hiện. Bạn chọn một ứng dụng trong danh sách và nhấn Add.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 34 / 407

Hình 3.10: Chọn ứng dụng Biểu tượng của ứng dụng được chọn sẽ xuất hiện trong vùng trống của thanh ngang bên trên.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 35 / 407

Hình 3.11: Thêm Application Launcher Bạn có thể thay đổi vị trí của biểu tượng mới tạo bằng cách bấm phải vào nó và chọn Move. Di chuyển biểu tượng sang vị trí khác trên thanh và bấm chuột trái để kết thúc việc di chuyển.

Hình 3.12: Di chuyển biểu tượng Bên cạnh vùng trống trong thanh ngang bên trên (nơi bạn tạo các biểu tượng lối tắt) là biểu tượng đổi nhanh người dùng. Biểu tượng này hiển thị tên người dùng đang làm việc trên máy. Bạn có thể bấm lên nó để xem các người dùng khác có trong máy bạn và chuyển sang tài khoản khác. Chú ý: Bạn sẽ biết thêm về phần chuyển đổi người dùng nhanh chóng ở phần Chuyển nhanh người dùng trong bài này.

Hình 3.13: Biểu tượng Chuyển người dùng nhanh Bên cạnh biểu tượng chuyển nhanh người dùng là biểu tượng công cụ tìm kiếm. Biểu tượng này giúp bạn nhanh chóng tìm ra thông tin mình cần trên máy. Bấm vào nó, hộp thoại Deskbar Applet sẽ xuất hiện để bạn nhập từ khoá tìm kiếm vào hộp Search. Bạn cũng có thể mở hộp thoại này bằng phím tắt F11. Hộp thoại này cũng cho phép bạn:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 36 / 407

• Chạy các ứng dụng bằng cách gõ tên ứng dụng hoặc tên tập tin thực thi nó. • Tra cứu một từ thông qua từ điển.

Hình 3.14: Công cụ tìm kiếm Nằm kế bên công cụ tìm kiếm là khay System. Nó chứa biểu tượng mạng và âm thanh để bạn có thể điều chỉnh các thiết lập khi truy cập Internet và âm lượng khi nghe nhạc. Ngày giờ hiện tại cũng được biểu diễn bên cạnh khay System. Nếu bạn nhấn vào ô ngày giờ, một cửa sổ lịch sẽ xuất hiện. Tại đây bạn có thể thay đổi ngày hiện tại. Biểu tượng cuối cùng trên thanh ngang phía trên là biểu tượng tắt máy, khởi động lại, ngủ đông hoặc khoá máy tính và để nó vào chế độ chờ.

Hình 3.15: Các biểu tượng trên thanh ngang bên trên Biểu tượng đầu tiên của thanh ngang bên dưới cho phép bạn mở nhanh vào màn hình nền. Nhấn vào nó để thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở trong vùng làm việc. Nếu nhấn thêm lần nữa, trạng thái của các cửa sổ sẽ được phục hồi.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 37 / 407

Hình 3.16: Xem màn hình nền Bên cạnh biểu tượng để thu nhỏ các cửa sổ đang mở là một vùng trống liệt kê các ứng dụng đang mở, tương tự như thanh tác vụ của Windows. Khi bạn mở một ứng dụng, cửa sổ chứa ứng dụng đó sẽ được liệt kê trong ùng này để bạn dễ dàng truy cập tới, giống như trong hình dưới đây:

Hình 3.17: Các ứng dụng đang chạy Biểu tượng kế bên, vùng làm việc, cho phép bạn đặt các cửa sổ đang mở vào các vùng làm việc khác nhau. Bạn có thể di chuyển giữa các vùng làm việc bằng tổ hợp CTRL+ALT và mũi tên trái phải. Nhờ vậy, các cửa sổ sẽ trở nên gọn gàng hơn và bạn thao tác với chúng cũng dễ hơn. Ví dụ, bạn đang chạy Firefox, OpenOffice, công cụ tìm kiếm và máy tính cùng một lúc

Hình 3.18: Biểu tượng Vùng làm việc Bạn có thể di chuyển cửa sổ Firefox sang vùng làm việc khác bằng cách giữ phím CTRL+ALT+SHIFT và nhấn mũi tên trái hoặc phải. Hai vùng làm việc được biểu diễn ở góc dưới bên phải của màn hình – một vùng làm việc chứa cửa sổ Firefox và vùng làm việc còn lại chứa các cửa sổ khác.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 38 / 407

Hình 3.19: Chuyển đổi vùng làm việc Giờ, bạn có 2 vùng làm việc riêng biệt. Lưu ý là cửa sổ Firefox được di chuyển tới vùng làm việc ban đầu. Vì vậy, tuỳ thuộc vào tác vụ bạn thực thi, bạn có thể đặt các cửa sổ ra các vùng làm việc khác nhau.

Hình 3.20: Đặt các cửa sổ vào những vùng làm việc khác nhau Ubuntu ban đầu có sẵn 2 vùng làm việc. Nếu bạn muốn Ubuntu có thêm vùng làm việc, hãy bấm chuột phải lên biểu tượng vùng làm việc và nhấn Preferences. Hộp thoại Workspace Switcher Preferences xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 39 / 407

Hình 3.21: Tạo thêm vùng làm việc Trong hộp thoại Workspace Switcher Preferences, gõ hoặc chọn số vùng làm việc từ danh sách Number of workspaces và nhấn Close.

Hình 3.22: Workspace Switcher Preferences Giờ, số vùng làm việc mới sẽ được cập nhật vào trong góc dưới bên phải của màn hình làm việc. Biểu tượng cuối cùng trên thanh ngang nằm dưới là Waste basket, tương tự như Recycle Bin trong Microsoft Windows. Nó chứa các tập tin đã được xoá trên máy bạn. Bấm phải vào biểu tượng này và nhấn Open để mở cửa sổ Trash .

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 40 / 407

Hình 3.23: Biểu tượng Waste Basket Bạn có thể xoá hẳn khỏi máy tính một mục trong cửa sổ bằng cách nhấn phím DELETE sau khi chọn nó. Chú ý: Một cách khác, bạn có thể bấm chuột phải vào mục cần xoá và nhấn Delete from Trash để xoá hoàn toàn nó khỏi máy tính.

Nếu bạn muốn khôi phục các mục đã xoá khỏi màn hình nền, hãy kéo mục đó từ cửa sổ Trash và thả nó vào màn hình nền.

Hình 3.24: Xoá các mục khỏi Waste basket

3.2

Thay đổi ngôn ngữ mặc định

Ubuntu hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ. Bạn có thể chọn ngôn ngữ mặc định cho máy mình trong quá trình cài dặt Ubuntu hoặc sau khi cài xong. Để chuyển ngôn ngữ mặc định trong khi cài đặt, chọn ngôn ngữ cần dùng khi được hỏi. Để chuyển ngôn ngữ mặc định sau khi cài đặt xong: 1. Trong trình đơn System, chọn Administration và nhấn Language Support. Hệ thống sẽ hỏi bạn thông tin về ngôn ngữ cần cài và các nâng cấp cần thực hiện đối với môi trường làm việc.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 41 / 407

Hình 3.25: Cấu hình Language Support 2. Nhấn Install để tiếp tục. Sau khi hoàn tất việc cập nhật, hộp thoại Language Support xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 42 / 407

Hình 3.26: Cài đặt các cập nhật hỗ trợ ngôn ngữ 3. Trong hộp thoại Language Support, phần Supported Languages liệt kê các ngôn ngữ được Ubuntu hỗ trợ, bạn đánh dấu ngôn ngữ cần dùng.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 43 / 407

Hình 3.27: Cài đặt Hỗ trợ ngôn ngữ mặc định 4. Nhấn vào Apply và nhấn OK. Ubuntu sẽ tải về và cài đặt các gói cần thiết vào máy bạn. Ngôn ngữ được chọn sẽ xuất hiện trong ô Default Language. 5. Chọn ngôn ngữ mà bạn muốn dùng làm mặc định, và nhấn OK. 6. Để các thay đổi có hiệu lực, hãy đăng xuất và đăng nhập lại.

Có thể bạn chưa biết? Bạn có thể thay đổi ngôn ngữ nhiều lần, và việc này tuỳ thuộc vào vị trí của bạn. Lấy ví dụ, hãy chuyển ngôn ngữ sang tiếng Nga khi cần trình diễn bằng tiếng Nga trong khi đi công tác tại đó.

3.3

Tạo tài khoản người dùng và Chuyển nhanh người dùng

Có thể máy của bạn được nhiều người dùng chung. Trong trường hợp này, dữ liệu có thể bị xử lý nhầm, gây ra hiện tượng hỏng, mất mát. Để tránh nguy cơ này, bạn có thể tạo ra các tài khoản người dùng cho mỗi người muốn dùng máy, và mỗi người sẽ có các thiết lập cho riêng mình. Ví dụ, bạn cung cấp cho các con mình tài khoản người dùng riêng và mỗi đứa sẽ có thiết lập hệ thống của riêng mình. Để tạo ra một tài khoản người dùng mới trên Ubuntu: 1. Trong trình đơn System, chọn Administration và nhấn Users and Groups. Hộp thoại User settings xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 44 / 407

Hình 3.28: Thêm bớt người dùng 2. Trong hộp thoại User settings, nhấn Add User để tạo một tài khoản mới trên hệ thống. Hộp thoại New user account xuất hiện.

Hình 3.29: Thêm người dùng mới 3. Thiết lập các tham số cơ bản cho tài khoản, thông tin liên hệ và mật khẩu vào trong hộp thoại New user account. a. Gõ tên đăng nhập vào trong ô Username. b. Gõ tên đầy đủ vào trong ô Real name. c. Chọn loại người dùng trong ô Profile. d. Gõ địa chỉ văn phòng làm việc vào trong ô Office location. e. Gõ số điện thoại nơi làm việc vào ô Work phone. f. Gõ số điện thoại nhà vào trong ô Home phone. g. Gõ mật khẩu của tài khoản mới vào trong ô User password. Chú ý: Những thông tin này chỉ mang tính lưu trữ, những người khác không thể xem được chúng.

Nhấn Close để lưu lại các thiết lập.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 45 / 407

Hình 3.30: Cấu hình tài khoản mới 4. Một tài khoản người dùng mới sẽ xuất hiện trong hộp thoại User settings. Hộp thoại này báo với bạn về tên đầy đủ và tên đăng nhập của

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 46 / 407

người dùng mới. Nó cũng cho biết vị trí của người dùng mới được tạo ra.

Hình 3.31: Tài khoản người dùng mới Nếu bạn nhấn vào biểu tượng chuyển nhanh người dùng, sẽ có 2 tài khoản được liệt kê và bên cạnh tài khoản người dùng đang đăng nhập vào máy tính sẽ có một dấu kiểm bên cạnh.

Hình 3.32: Chuyển người dùng Tính năng này tránh cho bạn phải đăng xuất rồi đăng nhập lại mỗi khi muốn chuyển đổi người dùng. Nó cũng cho phép nhiều người dùng có thể chuyển qua lại trạng thái trong khi vẫn đăng nhập. Bằng cách bấm chuột lên biểu tượng chuyển nhanh người dùng, một danh sách các tên người dùng sẽ xuất hiện. Chọn tài khoản người dùng mà bạn muốn chuyển sang. Gõ tên người dùng và mật khẩu, và bạn sẽ đăng nhập vào màn hình làm việc của người dùng mới. Khi bạn chuyển sang một người tài khoản dùng khác, tài khoản người dùng trước đó sẽ được khoá lại, để cho những người khác không thể thay đổi các thiết lập cho tài khoản đó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 47 / 407

3.4

Thêm bớt các ứng dụng

Dùng ứng dụng Add/Remove Applications khi bạn cần: • Dùng các phần mềm không cài đặt sẵn trong Ubuntu. • Thử chạy một ứng dụng thay thế cho phần mềm mà bạn đã có trên Ubuntu. Ubuntu có sẵn các phần mềm để bạn cài đặt lên máy tính khi cần. Bạn có thể cài đặt các phần mềm bằng công cụ Add/Remove application hoặc trình Synaptic Package Manager. Để mở Add/Remove application, chọn trình đơn Applications, nhấn Add/Remove.

Hình 3.33: Chạy công cụ Add/Remove Applications Để chạy Synaptic Package Manager, trên trình đơn System, chọn Administration và bấm vào biểu tượng Synaptic Package Manager.

Hình 3.34: Chạy chương trình Synaptic Package Manager

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 48 / 407

Synaptic cung cấp một quy trình cài đặt phần mềm rất tiên tiến. Nếu bạn không thể tìm ra chương trình mình cần trong mục Add/Remove Applications, bạn có thể tìm nó trong Synaptic. Synaptic tìm kiếm tất cả các phần mềm có trong các kho lưu trên mạng, bao gồm cả các thư viện phần mềm không có chương trình.

3.5

Hiệu ứng giao diện đồ hoạ- Compiz Fusion

Compiz Fusion là một trình quản lý cửa sổ 3D sử dụng tính năng tăng tốc xử lý 3D mà các card đồ hoạ ngày nay cung cấp trên rất nhiều máy tính để bàn và xách tay. Nó cung cấp một số hiệu ứng thị giác để làm cho môi trường làm việc trên Linux vui mắt hơn khi bạn làm việc. Ví dụ, bạn có thể đặt các vùng làm việc trên một hình hộp, khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác thì hộp này sẽ xoay. Compiz Fusion được cài đặt sẵn trong Ubuntu 7.10 và hoạt động tốt với các card đồ hoạ mạnh. Nó bật các hiệu ứng đồ hoạ 3D trong môi trường làm việc để cải thiện mức sử dụng và giao diện đồ hoạ cho hệ thống. Để xem các hiệu ứng đồ hoạ trên Ubuntu: 1. Trong trình đơn System, chọn Preferences và nhấn Appearance. Hộp thoại Appearance Preferences xuất hiện.

Hình 3.35: Mở hộp thoại Appearance Preferences 2. Trong hộp thoại Appearance Preferences có 3 mức hiệu ứng được cấu hình sẵn: No effects, Normal effects và Extra effects. Bạn có thể chọn một trong 3 mức có sẵn này:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 49 / 407

Hình 3.36: Cấu hình Visual Effects Nếu bạn chỉ cần một môi trường làm việc đơn giản, không có hiệu ứng, hãy chọn None. Nếu bạn muốn cân bằng giữa giao diện đồ hoạ đẹp và tốc độ xử lý không bị ảnh hưởng quá nhiều, hãy chọn Normal. Nếu bạn muốn có thật nhiều hiệu ứng đồ hoạ, như cửa sổ rung (wobbly windows), hộp (desktop cube) vân vân, hãy chọn Extra. Ví dụ, khi bạn chờ cập nhật xong hoặc nhập các thư từ cũ vào trong trình quản lý thư điện tử, bạn có thể bật hiệu ứng Wobbly lên. Các cửa sổ sẽ nhảy múa và hiển thị các hiệu ứng 3 chiều. Hãy thử xem, trông nó rất đẹp!

3.6

Công cụ tìm kiếm

Nếu bạn có rất nhiều tài liệu, được lưu trữ trong một ổ cứng lớn, có lẽ đôi khi việc tìm ra tài liệu mình cần sẽ trở nên khó khăn. Ubuntu 7.10 cung cấp cho bạn một công cụ tìm kiếm để giải quyết vấn đề đó: Desktop Search, chương trình tích hợp một công cụ đánh chỉ mục gọi là tracker để dễ dàng mở tập tin mình cần. Để chạy công cụ này, trong trình đơn Applications, hãy chọn mục Accessories và nhấn Tracker Search Tool. Cửa sổ Tracker Search Tool hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 50 / 407

Hình 3.37: Chạy chương trình Tracker Search Công cụ tìm kiếm tìm các thông tin quan trọng trong tất cả các tập tin trong thư mục hệ thống và dịch chúng ra một cơ sở dữ liệu đồ sộ. Vì thế, nếu bạn muốn tìm tất cả các tài liệu trên máy có chứa 1 từ, giống như ’nhạc’, công cụ này sẽ giúp bạn tìm một cách nhanh chóng tất cả các tập tin có chứa từ nhạc và hiển thị chúng trong ô kết quả.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 51 / 407

Hình 3.38: Tìm kiếm tài liệu

3.7

Tổng kết bài học

Trong bài này, bạn biết rằng: • Ubuntu 7.10 dùng GNOME làm môi trường làm việc mặc định. • Màn hình làm việc có 2 thanh nằm ngang ở bên trên và dưới, mỗi thanh có rất nhiều biểu tượng. • Bạn có thể đặt ngôn ngữ mặc định cho máy mình trong quá trình cài đặt hoặc sau khi cài đặt xong. • Việc chuyển nhanh người dùng cho phép nhiều người có thể dùng chung máy tính mà không cần phải chia sẻ các tập tin của họ. • Bạn có thể cài đặt các phần mềm thông qua công cụ Add/Remove Applications hoặc tiện ích Synaptic Package Manager. • Ubuntu 7,10 có sẵn chương trình Compiz Fusion cung cấp các hiệu ứng đồ hoạ vui mắt. • Ubuntu 7.10 cung cấp một công cụ tìm kiếm Desktop Search, bao gồm một chương trình đánh chỉ mục gọi là Tracker để bạn dễ dàng truy cập vào tập tin mình cần.

3.8

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Ở trên và dưới màn hình làm việc là 2 thanh, gọi là _______. Câu hỏi 2 Những biểu tượng lối tắt nào được cài sẵn trên thanh ngang bên trên? Câu hỏi 3 Chuyển nhanh người dùng nghĩa là thế nào? Câu hỏi 4 Tên của công cụ tìm kiếm được dùng trong Ubuntu 7.10.

3.9

Thực hành trên máy

Bài tập: Bạn lưu thông tin tài chính của mình trong máy và không muốn ai khác xem được chúng. Nhưng một người bạn của bạn lại muốn thi thoảng dùng máy tính này. Để giải quyết tình huống này, hãy tạo một tài khoản mới cho bạn mình và dùng tính năng Chuyển nhanh người dùng.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 52 / 407

1. Mở trình đơn System, mở tiếp mục Administration và chọn Users and Groups. Hộp thoại User settings xuất hiện. 2. Trong hộp thoại User settings, nhấn Add User. Hộp thoại New user account xuất hiện. 3. Điền các thông tin sau vào hộp thoại New user account: a. Gõ ’charles’ vào ô Username. b. Chọn ’Desktop user’ trong ô Profile. 1. 2. 3. 4. 5. 6.

Gõ ’charles windsor’ vào ô Real name. Gõ ’England’ trong ô Office location. Gõ ’111111’ vào ô Work phone. Gõ ’99999’ vào ô Home phone. Gõ ’password@1’ vào ô User password. Nhấn nút Close để lưu lại các thiết lập.

4. Bấm chuột vào biểu tượng Chuyển nhanh người dùng ở thanh ngang nằm trên. Bấm vào ’charles’. Màn hình đăng nhập sẽ xuất hiện. 5. Gõ ’charles’ vào ô Username và ’password@1’ vào ô Password. 6. Bạn của bạn giờ có thể làm việc trên máy này. Tuy nhiên, anh ta sẽ không thể truy cập vào tài khoản người dùng của bạn vì máy tính sẽ yêu cầu anh ta cung cấp mật khẩu. Vì vậy, dữ liệu cá nhân của bạn hoàn toàn được giữ kín.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 53 / 407

Chương 4

Sử dụng Internet Trọng tâm Nội dung của bài học này: • Kết nối vào mạng Internet • Duyệt web • Đọc nhiều kênh tin tức khác nhau • Gửi và nhận thư điện tử • Dùng nhiều công cụ để gửi tin nhắn nhanh • Gọi điện thoại bằng điện thoại mềm

4.1

Truy cập vào Internet

Mạng Internet được hàng triệu người trên thế giới sử dụng trong công việc và giải trí. Nhờ có Internet, việc tìm kiếm chia sẻ thông tin, gặp gỡ gia đình và bạn bè, tham gia các diễn đàn, đọc tin tức, chơi điện tử được diễn ra dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuỳ thuộc vào cơ sở hạ tầng nơi bạn sống và làm việc, việc kết nối Internet diễn ra khác nhau. Để kết nối vào Internet, bạn phải đăng ký dịch vụ với Nhà cung cáp dịch vụ Internet (Internet Service Provider (ISP)) và trang bị thiết bị vào mạng (switch, router, modem). Bạn cũng phải thực hiện một số thao tác cấu hình kết nối Internet trên hệ thống. Ubuntu hỗ trợ hầu hết các kiểu kết nối, bao gồm: Băng rộng (cáp truyền hoặc ASDL), dial-up và truy cập trực tiếp thông qua mạng cục bộ (Local Area Network (LAN)).

Bạn có biết? Băng rộng là thuật ngữ chỉ các kết nối thông qua Đường dây thuê bao số bất đối xứng (Asymmetric Digital Subscriber Line (ADSL)) hoặc kết nối thông qua cáp truyền hình (DOCSIS). Ethernet Modem (PPPoE) dùng một modem kết nối với máy tính và một cáp mạng Ethernet. Loại kết nối này thường được dùng kết hợp với kết nối Băng rộng. Dial-up dùng kết nối dial-up, tốc độ tối đa là 56 kbit/s. Local Area Network (LAN) dùng mạng không dây hoặc Ethernet, và kiểu kết nối này cũng thường kết hợp với kết nối Băng rộng. Điện thoại di động dùng các chức năng modem tích hợp sẵn trong máy để kết nối Internet.

Kết nối Băng rộng là loại kết nối ổn định và nhanh nhất mà người dùng đăng ký và trả tiền theo hàng tháng. Các công ty cung cấp dịch vụ Băng rộng có nhiều gói dịch vụ khác nhau cho khách hàng. Nếu bạn đi du lịch và cần dùng Internet, bạn có thể mua kết nối Internet không dây. Nếu máy bạn không có card mạng không dây, bạn sẽ phải mua lấy một cái để dùng trong trường hợp này. Kết nối kiểu này tương tự như kết nối qua vệ tinh, dữ liệu được truyền qua sóng vô tuyến. Kết nối Dial-up dùng đường dây điện thoại để kết nối giữa 2 máy tính với nhau. Đây là kiểu kết nối rẻ tiền, nhưng chậm. Máy tính của bạn phải quay số điện thoại để kết nối tới nhà Cung cấp dịch vụ của bạn và kết nối vào máy chủ của họ. Bạn sẽ không thể gọi điện thoại khi đang lên mạng. Đây là kiểu kết nối lỗi thời, chậm nhất; bạn không nên sử dụng nó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 54 / 407

4.1.1

Network Manager

The Network Manager là một chương trình mạnh nhưng dễ dùng, cho phép bạn kết nối Internet thông qua mạng có dây và không dây. Nó nằm trong góc phải ở thanh ngang bên trên. Bấm chuột trái vào biểu tượng Network Manager, chương trình sẽ báo cho bạn biết máy mình có kết nối vào mạng có dây hay không dây hay không. Nếu máy bạn bắt được một mạng không dây nhưng mạng này lại có mật khẩu, một hộp thoại sẽ xuất hiện để bạn nhập mật khẩu vào. Mật khẩu này sẽ được chương trình Keyring lưu lại và sử dụng lại khi cần. Tuy nhiên, nếu bạn đã đăng xuất thì thông tin này sẽ bị huỷ đi, và lần sau bạn sẽ phải nhập lại mật khẩu keyring.

Hình 4.1: Network Manager Nếu bấm chuột phải vào biểu tượng Network Manager, bạn có thể bật hoặc tắt các kết nối đang có. Thông tin kết nối cho phép bạn truy cập vào các tham số cấu hình đang được dùng.

Hình 4.2: Network Manager Connection Nếu trình Network Manager không tự động cấu hình các kết nối của bạn, bạn sẽ phải tự mình cấu hình chúng bằng tay.

4.1.2

Sử dụng kết nối thông qua cáp mạng

Để kết nối Internet bằng cáp mạng, hãy thực hiện các bước sau:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 55 / 407

1. Trong trình đơn System, chọn Administration và nhấn Network. Hộp thoại Network Settings sẽ xuất hiện.

Hình 4.3: Mở các thiết lập mạng 2. Trong phần Connections, chọn kết nối cần dùng. Nhấn Properties. Hộp thoại eth0 Properties sẽ xuất hiện.

Hình 4.4: Network Settings 3. Xoá dấu kiểm trong hộp Enable roaming mode để bật kết nối. Chú ý: Bạn phải nhập các tham số mà nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp cho bạn: địa chỉ IP, mặt nạ subnet và địa chỉ cổng vào.

a. Trong hộp thoại Configuration, chọn tuỳ chọn Static IP address. b. Nhập địa chỉ IP máy bạn vào trong hộp IP address. c. Nhập mặt nạ subnet của máy bạn vào trong hộp Subnet mask. Chú ý: Mặt nạ subnet phân chia các địa chỉ IP trong mạng ra nhiều nhóm khác nhau, hỗ trợ cho việc định tuyến các gói dữ liệu truyền trong mạng.

d. Gõ địa chỉ IP của cổng vào mà nhà cung cấp dịch vụ đưa cho bạn vào trong hộp Gateway address.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 56 / 407

Chú ý: Cổng vào là một thiết bị dùng để kết nối người dùng vào mạng Internet, được nhà cung cấp dịch vụ Internet trang bị.

Hình 4.5: eth0 Properties 4. Nhấn nút OK để hoàn tất việc cấu hình mạng cáp.

Hình 4.6: Network Settings Giờ, bạn đã có thể kết nối vào Internet thông qua đường cáp mạng.

4.1.3

Dùng card mạng không dây

Ubuntu tự động hỗ trợ rất nhiều các loại card mạng không dây. Để biết xem card mạng của bạn có được Ubuntu hỗ trợ không, hãy làm các bước sau: 1. Trong trình đơn System chọn Administration và bấm vào Network. Hộp thoại Network Settings sẽ xuất hiện. 2. Nếu card mạng không dây của bạn được liệt kê ở đây, bạn có thể làm các bước như phần Sử dụng kết nối thông qua cáp mạng để kết nối vào mạng Internet.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 57 / 407

Hình 4.7: Chọn kết nối không dây Ngoài ra, bạn cũng có thể bấm chuột trái vào Network Manager và xem các mạng không dây mà máy mình bắt được.

Bạn có biết? Để xem danh sách tất cả các card mạng không dây chạy trên Ubuntu, hãy xem https://help.ubuntu.com/community/WifiDocs/WirelessCardsSupported

Một số card mạng không dây không được liệt kê tại đây vì chúng không có trình điều khiển mã nguồn mở. Vì vậy, những card mạng này không tự động làm việc trong Ubuntu. Nếu card mạng của bạn không có trình điều khiển mã nguồn mở, bạn có thể phải dùng công cụ ndiswrapper. Dùng Ndiswrapper để chạy card mạng không dây Ndiswrapper là một module của Linux cho phép bạn dùng các trình điều khiển card mạng không dây của Microsoft Windows. Bạn có thể cài đặt tiện cấu hình cho ndiswrapper thông qua chương trình Add/Remove Applications. Chương trình Windows Wireless Drivers sau khi được cài đặt sẽ nằm trong System Administration.

4.1.4

Kết nối Dial-up

Kết nối dial-up dùng một modem để truyền dữ liệu qua đường dây điện thoại. Bạn có thể chạy chương trình ScanModem để xác định loại modem mình có. Công cụ này nhận ra các loại modem trong cắm qua khe PCI trong máy hoặc một thiết bị bên ngoài kết nối qua cổng USB.

Bạn có biết? Để tải công cụ ScanModem về, xin xem thêm: https://help.ubuntu.com/community/DialupModemHowto/ScanModem

Để dùng kết nối dial-up : 1. Tải về, cấu hình và cài đặt trình điều khiển của modem bạn có. Nếu loại modem của bạn không có trình điều khiển mã nguồn mở, hãy liên hệ với nhà sản xuất loại modem đó để biết thêm chi tiết. Chú ý: Để cài đặt trình điều khiển mã nguồn mở, hãy xem www.modemdriver.com.

2. Cấu hình kết nối dial-up tới nhà cung cấp dịch vụ: 1. Mở trình đơn System, chọn Administration, mục Network. Hộp thoại Network Settings xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 58 / 407

2. Trong phần Network Settings, chọn Modem connection và nhấn Properties. Hộp thoại ppp0 Properties xuất hiện.

Hình 4.8: Network Settings 3. Trong hộp thoại ppp0 Properties, chọn Enable this connection để kích hoạt kết nối này. a. Đặt các tham số tài khoản mà nhà cung cấp Internet đưa cho bạn. Nhập số đienẹ thoại của nhà cung cấp ào trong ô Phone number và tiền tố thoại vào trong ô Dial prefix, đây là các thông tin mà modem dùng để quay số tới máy chủ phục vụ. Gõ tên tài khoản dial-up vào ô Username và điền mật khẩu vào ô Password. Tên đăng nhập là tên bạn đã đăng ký với nhà cung cấp Internet. b. Đặt các thiết lập cho modem trong phần Modem. Bấm vào thẻ Modem. Gõ hoặc chọn cổng modem sử dụng trong phần Modem port. Chọn kiểu quay số trong ô Dial type. Bạn có thể chọn kiểu quay số được dùng trong ô Dial type. Kiểu quay số phụ thuộc vào mạng điện thoại bạn sử dụng, và có thể là kiểu Tones hoặc Pulses. Nếu bạn không biết kiểu quay số nào cần dùng, hãy liên hệ với công ty điện thoại. Trong khi quay số, modem sẽ tạo ra một số âm thanh nhỏ. Bạn có thể đặt âm lượng của âm quay số này trong ô Volume-thông thường bạn nên dùng Off hoặc Low. c. Thiết lập các cấu hình kết nối. Bấm vào thẻ Options và chọn Set modem as default route to Internet để dùng kết nối qua modem là kết nối mặc định. Nếu bạn dùng máy tính xách tay để kết nối vào mạng cục bộ (LAN), hãy bỏ dấu kiểm trong hộp Set modem as default route to Internet. Chọn tuỳ chọn này chỉ khi bạn dùng một kết nối dial-up. Bạn cũng cần gán tên máy cho địa chỉ IP để các máy khác trong mạng biết rằng máy bạn chạy trên giao thức TCP/IP. Bạn có thể chọn máy chủ DNS của nhà cung cấp để thực hiện việc ánh xạ từ địa chỉ IP thành tên máy. Để làm điều này, hãy chọn hộp kiểm Use the Internet service provider nameservers. Nếu kết nối Internet của bạn bị ngắt, modem sẽ tự động thử kết nối lại nếu bạn đánh dấu hộp kiểm Retry if the connection breaks or fails to start. d. Nhấn OK để hoàn tất quá trình cấu hình kết nối dial-up.

Hình 4.9: pppo Properties Giờ, bạn đã có thể kết nối vào Internet bằng đường kết nối dial-up qua mạng điện thoại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 59 / 407

4.2

Duyệt Web

Mozilla Firefox là trình duyệt web mặc định có sẵn trong Ubuntu. Đây là một phần mềm nguồn mở, được phát triển bởi Mozilla Corporation và rất nhiều người tình nguyện trong cộng đồng. Firefox tương thích tốt với Ubuntu. Để chạy Firefox, bạn chọn Applications, Internet và nhấn vào Firefox Web Browser.

Hình 4.10: Chạy trình duyệt web Firefox Ngoài các tính năng thông thường, Firefox có 2 đặc tính nổi bật hơn hẳn các trình duyệt khác – một hệ thống tìm kiếm thông tin tích hợp và bộ quản lý đánh dấu động. Chức năng tìm kiếm tích hợp Firefox tích hợp sẵn chức năng tìm kiếm thông tin trên Internet. Thanh tìm kiếm của Firefox có sẵn liên kết tới các công cụ tìm kiếm nổi tiếng trên Internet, như Google, Yahoo!, Amazon, eBay, Answers.com và Creative Commons. Bạn nhập một cụm từ khoá tìm kiếm vào trong thanh Tìm kiếm, và ngay lập tức kết quả thu được trên máy tìm kiếm bạn chọn sẽ được trả về. Bạn cũng có thể chọn máy tìm kiếm mới từ thanh Tìm kiếm và thêm các máy tìm kiếm khác nếu muốn.

Hình 4.11: Các máy tìm kiếm có sẵn

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 60 / 407

Gợi ý tìm kiếm Để giúp quá trình tìm kiếm của bạn dễ dàng hơn nữa, một số máy tìm kiếm như Google, Yahoo và Answers.com cung cấp các từ khoá gợi ý liên quan với cụm từ bạn muốn tìm. Khi bạn đang gõ vào trong thanh Tìm kiếm, một danh sách các từ gợi ý liên quan đến từ vừa gõ sẽ xuất hiện. Ví dụ, nếu bạn gõ king vào trong thanh Tìm kiếm, một danh sách các gợi ý sẽ hiện lên, bạn có thể chọn ngay từ gợi ý phù hợp với nhu cầu của mình thay vì phải gõ nốt từ còn thiếu. Việc này giúp quá trình tìm kiếm trở nên nhanh gọn và dễ dàng hơn bao giờ hết! Hình dưới đây hiển thị danh sách từ gợi ý khi bạn đang nhập từ khoá vào thanh Tìm kiếm:

Hình 4.12: Danh sách các từ gợi ý Đánh dấu động Nếu bạn duyệt qua một trang web hay trên Internet, và muốn xem lại nó, bạn có thể tạo một đánh dấu thay vì phải nhớ địa chỉ URL của trang web đó. Lần sau, bạn chỉ việc bấm vào liên kết đánh dấu để mở lại trang web đó. Bạn có thể xem các kênh tin (feed) trên web, những thông tin và blog thường xuyên được cập nhật nội dung mới. Một kênh tin là một trang web XML chứa danh sách các liên kết tới các trang web khác. Bạn có thể nhanh chóng tổng hợp các tin tức mới nhất từ các trang web yêu thích và bấm trực tiếp vào đó để mở phần cần xem. Chú ý: Đánh dấu (Bookmark) trong Firefox, tương tự như favourites trong Internet Explorer, là một tính năng duyệt web mạnh.

Để tạo các đánh dấu động trong Firefox: 1. Mở trình duyệt Firefox. Trong trình đơn Bookmarks, chọn Organise Bookmarks. Cửa sổ Bookmarks Manager sẽ hiện lên.

Hình 4.13: Tổ chức các đánh dấu 2. Trong trình đơn File, bấm vào mục New Live Bookmark. Hộp thoại Properties for New Bookmark sẽ hiện lên.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 61 / 407

Hình 4.14: Thêm các đánh dấu động 3. Trong hộp Name, nhập tên của kênh tin mà bạn muốn dùng. Đảm bảo rằng tên bạn đặt liên quan đến nội dung của trang web và chứa đủ các nội dung tóm lược để sau này bạn dễ dàng phân biệt các kênh tin đang có. Nhập địa chỉ URL của kênh tin vào trong ô Feed Location và nhập thông tin mô tả vào trong ô Description. Nếu muốn, bạn có thể bỏ qua phần thông tin mô tả này. Nhấn OK và đóng cửa sổ Bookmarks Manager lại. Bạn đã hoàn tất việc đặt đánh dấu động mới.

Hình 4.15: Xem các thuộc tính của đánh dấu 4. Trong trình duyệt Firefox, chọn trình đơn Bookmarks, chỉ đến mục New Live Bookmark. Firefox hiển thị danh sách các kênh tin mà bạn có, cùng với địa chỉ và mô tả tương ứng với chúng. Để biết kênh tin cần tìm, bạn có thể sắp xếp danh sách này theo tên, địa chỉ URL hoặc theo mô tả. Chỉ việc bấm vào kênh tin mà bạn muốn xem, cửa sổ Mozilla Firefox sẽ được mở ra và hiển thị nội dung kênh tin đó.

4.3

Xem tin tức

Có nhiều cách để xem tin tức trên mạng Internet. Phần này xin trình bày cho bạn cách dùng mạng Usenet và kênh tin RSS để xem tin tức. Các nhóm tin tức (Newsgroup) là các bảng thông tin trên mạng để nhiều người có thể gửi các lời bình và thảo luận về các chủ đề mà mình thích. Chúng tương tự như các diễn đàn, nhưng về mặt kỹ thuật thì khác hẳn. Bất kỳ người nào cũng có thể tham gia thảo luận và gửi các bài viết của mình lên nhóm tin tức. Có rất nhiều nhóm tin tức trên mạng Internet, đề cập đến mọi chủ đề trong cuộc sống; từ máy tính, truyền thông, đến gia chánh, vật nuôi... Đây là phương thức trao đổi thông tin dễ dàng và nhanh chóng, chia sẻ thông tin và quảng bá cho tất cả mọi người trên thế giới. Các trình đọc tin tức là các ứng dụng cho phép người dùng dễ dàng và nhanh chóng truy cập vào các nhóm tin tức. Một nguồn của các nhóm tin tức và kênh tin là USEr NETwork (Usenet). Đây là một hệ thống thảo luận thông qua Internet mà người dùng có thể đọc và gửi các thông điệp giống như thư điện tử tới những người khác hoặc một nhóm tin tức khác. Để tham gia vào nhóm tin, bạn phải tạo danh sách đăng ký và lưu các thông tin của mình vào trong trình đọc tin. Bạn sẽ nhận được các cảnh báo khi người khác gửi các bài viết mới. Trình đọc tin trông tương tự như hộp thư điện tử được dùng ngày nay. Bạn có thể gửi trả lời của mình

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 62 / 407

cho tác giả, cho nhóm tin hoặc cho cả tác giả lẫn nhóm tin mà mình tham gia. Một số người không thích trao đổi tin tức qua thư điện tử vì phải đăng nhập và đăng xuất nhiều lần. Vì vậy, các nhóm tin là cách rất hay để trao đổi thông tin giữa nhiều người với nhau. Thời gian hoạt động của các máy chủ phục vụ cho nhóm tin phụ thuộc vào quyết định của người quản trị cho máy đó. Có 2 loại trình đọc tin là trình đọc tin trực tuyến và trình đọc tin ngoại tuyến. Trình đọc tin trực tuyến chỉ tải về các tiêu đề của các thông điệp, giống như đầu đề thư trong hòm thư điện tử của bạn. Nội dung thông điệp sẽ không được tải về máy bạn. Khi bạn truy cập vào 1 thông điệp, trình đọc tin sẽ lấy nội dung thông điệp từ máy chủ. Khi bạn đọc xong, nội dung thông điệp sẽ bị xoá khỏi máy, trừ phi bạn tự làm việc đó. Các trình đọc tin ngoại tuyến thì trái lại, kết nối tới máy chủ và tải về tất cả các thông điệp mới có trong nhóm tin mà bạn đăng ký, gửi các bài trả lời bạn tạo và sau đó ngắt kết nối. Bạn có thể đọc lại nội dung các thông điệp khi cần, gửi các bài trả lời và các bài viết mới sẽ được chương trình tải lên ở lần kết nối kế tiếp. Rất nhiều các trang web cung cấp các kênh tin cho phép các tin tức mới sẽ gửi tới cho bạn xem mỗi khi trang web đó cập nhật nội dung mới. Bạn có thể xem đầu đề tin tức mới nhất trên trình đọc tin ngay khi nó được công bố mà không cần phải vào trang web để xem trực tiếp. Kênh tin, hay Really Simple Syndication (RSS), xét cho cùng, cũng chỉ là các trang Web! Trong phần này ta sẽ đề cập đến 2 loại trình đọc tin, Linux Feed Reader (Liferea) để đọc kênh tin và Thunderbird để đọc tin Usenet.

4.3.1

Trình đọc tin Liferea

Liferea là một trình đọc tin RSS trực tuyến nhanh, dễ dùng, dễ cài đặt, chạy trên nền GTK/GNOME. Chú ý: Bạn có thể cài đặt Liferea vào Ubuntu bằng Synaptic Package Manager thông qua các bước mô tả trong phần Dùng các trình quản lý thư điện tử khác.

Các trang web cung cấp kênh tin RSS sẽ hiển thị biểu tượng RSS feed bên cạnh URL của nó.

Hình 4.16: Nhận biết trang web có cung cấp kênh tin RSS hay không Mở Liferea Chú ý: Bạn phải tìm trong trang web cung cấp kênh tin RSS trước khi truy cập vào Liferea. Hãy xem danh sách các nhóm tin để tìm nhóm tin mình thích. Hoặc, nếu bạn biết ai đó tham gia vào nhóm tin tức, hãy nhờ anh ta chỉ cho.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 63 / 407

Để mở Liferea: 1. Mở trang web cung cấp kênh tin RSS.

Hình 4.17: Mở một trang web cung cấp kênh tin RSS 2. Trên trang web, hãy tìm liên kết cung cấp kênh tin RSS. Bấm vào liên kết đó để mở nó và lưu lại địa chỉ URL trên thanh địa chỉ của Firefox. Địa chỉ URL này chính là địa chỉ của kênh tin RSS.

Hình 4.18: Tìm liên kết

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 64 / 407

3. Mở Liferea. Trong trình đơn Applications, chọn Internet và nhấn Liferea Feed Reader.

Hình 4.19: Mở trình đọc tin Liferea 4. Để đăng ký nhận tin, bấm chuột phải vào khung bên trái trong cửa sổ Liferea, mở mục New và bấm vào lệnh New Subscription. Hộp thoại New Subscription hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 65 / 407

Hình 4.20: Đăng ký nhận tin tức từ kênh tin RSS 5. Trong hộp thoại New Subscription, dán địa chỉ URL đã sao chép từ thanh địa chỉ của Firefox vào trong ô OK. Bạn sẽ thấy một kênh tin mới trong cửa sổ Liferea.

Hình 4.21: Truy cập vào nguồn tin Hình sau minh hoạ cho kênh tin mới trong Liferea.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 66 / 407

Hình 4.22: Xem kênh tin Các tính năng chính của Liferea: 1. 2. 3. 4.

Trình đọc tin Liferea có sẵn nhiều kênh tin RSS đã được đăng ký. Nếu bạn không muốn một mục bị tự động xoá đi sau vài ngày, hãy đặt cờ hoặc đánh dấu mục đó là mục quan trọng. Bạn có thể dùng chức năng tìm kiếm để tìm thông tin mình cần trong các mục đã tải về. Bạn cũng có thể dùng máy tìm kiếm trực tuyến để tìm thông tin khác thông tin đã được tải về.

4.3.2

Thunderbird

Để dùng Thunderbird trong việc đọc tin, hãy làm theo các bước sau: 1. Khi mở Thunderbird lần đầu tiên, trình Account Wizard sẽ giúp bạn cấu hình tài khoản đầu tiên cần có. Trong phần New Account Setup , chọn mục Newsgroup account và nhấn Next. Phần này sẽ báo cho bạn cách trình đồ thuật này lấy thông tin cần thiết để tạo tài khoản thư điện tử hoặc nhóm tin. Bạn cũng có thể liên hệ với quản tri viên hệ thống hoặc nhà cung cấp dịch vụ để biết thêm thông tin.

Hình 4.23: Tạo tài khoản Nhóm tin trong Thunderbird

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 67 / 407

2. Trong phần Identity, nhập tên mà bạn muốn dùng khi gửi các thông điệp vào ô Your Name và địa chỉ hòm thư điện tử mà bạn muốn người khác gửi thư cho mình khi cần liên hệ vào trong hộp Email Address. Nhấn Next.

Hình 4.24: Tạo thông tin tài khoản 3. Trong phần Server Information, gõ tên máy chủ phục vụ nhóm tin vào ô Newsgroup Server. Bạn cũng có thể nhập địa chỉ IP của máy chủ này vào ô. Sau đó, nhấn Next. Máy chủ này sẽ làm nhiệm vụ kết nối bạn tới nhiều nhóm tin khác nhau.

Hình 4.25: Cung cấp thông tin về máy chủ phục vụ nhóm tin 4. Trong hộp thoại Account Name, gõ tên tài khoản vào trong ô Account Name. Tên này chỉ có tác dụng tham khảo. Nhấn Next.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 68 / 407

Hình 4.26: Đặt tên tài khoản 5. Bạn đã hoàn tất việc thiết lập tài khoản nhóm tin. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nhập đúng các thông tin trước khi thoát khỏi đồ thuật. Di chuyển giữa các phần bằng nút Next và Back và thay đổi thông tin đã nhập nếu cần. Sau khi chắc chắn thông tin nhập vào là đúng, hãy nhấn nút Finish để lưu lại các thiết lập. Cửa sổ News Account-Thunderbird sẽ hiện ra.

Hình 4.27: Thông tin tài khoản 6. Trong cửa sổ News Account-Thunderbird, nhấn vào Manage newsgroup subscriptions để đăng ký vào một nhóm tin. Hộp thoại Subscribe sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 69 / 407

Hình 4.28: Đăng ký một nhóm tin 7. Thunderbird sẽ lấy một số nhóm tin về từ máy chủ mà bạn đã cung cấp tên, địa chỉ trong quá trình cấu hình cài đặt tài khoản.

Hình 4.29: Xem quá trình tải về 8. Nếu bạn muốn đăng ký vào một nhóm tin liên quan đến một chủ đề nhất định, bạn có thể cung cấp các tiêu chí để tìm nhóm tin mình cần. Nhập từ khoá tìm kiếm vào trong hộp Show items that contain. Các nhóm tin liên quan đến từ khoá tìm kiếm sẽ được hiển thị trong danh sách Select the newsgroups to subscribe to. Chọn nhóm tin bất kỳ trong danh sách và nhấn vào nút Subscribe để đăng ký nhóm tin đó. Nhấn OK để đóng hộp thoại Subscribe .

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 70 / 407

Hình 4.30: Chọn nhóm tin cần đăng ký 9. Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký, bạn sẽ nhận được các thư tin tức từ nhóm tin gửi đến. Hình sau minh hoạ các thư điện tử nhận được trong cửa sổ Thunderbird:

Hình 4.31: Xem thư điện tử gửi từ các nhóm tin Khi mở Thunderbird để đọc tin, bạn sẽ thấy một gói các thông điệp từ nhiều người gửi tới. Bạn có thể đọc các thông điệp này giống như đọc thư điện tử. Sự khác biệt ở đây là, các thông điệp được đánh địa chỉ của nhóm tin mà bạn tham gia mà không phải là địa chỉ hòm thư của bạn. Tương tự, nếu bạn gửi một thông điệp trả lời cho tin vừa đọc, bạn có thể xem xét giữa việc gửi trả lời cho toàn bộ nhóm, hay chỉ cho tác giả tin bạn vừa đọc hoặc cả tác giả lẫn nhóm tin.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 71 / 407

Bạn có biết? Pan Newsreader là một trình đọc tin khác làm việc tốt trên mạng Usenet. Đây là một trình đọc tin mã nguồn mở, chạy trên nhiều nền hệ điều hành khác nhau. Bạn có thể cài đặt Pan Newsreader thông qua Synaptic Package Manager trên Ubuntu.

4.4

Gửi và nhận thư điện tử

Ubuntu có sẵn trình duyệt thư điện tử Evolution, một ứng dụng có các chức năng duyệt thư, đặt lịch làm việc và quản lý tác vụ cá nhân. Ngoài ra, Ubuntu còn hỗ trợ rất nhiều các trình duyệt thư điện tử khác mà bạn có thể cài thêm vào thông qua trình Add/Remove Programmes. Phần này sẽ đề cập tới 2 trình duyệt thư chính là Evolution và Thunderbird.

4.4.1

Dùng trình duyệt thư Evolution

Để cấu hình trình duyệt thư Evolution trên Ubuntu: 1. Từ trình đơn Applications, chọn Internet và nhấn Evolution Mail .

Hình 4.32: Mở Evolution Mail

Bạn có biết? Thư mục .evolution được tạo trong thư mục chính của bạn khi Evolution chạy lần đầu tiên, chứa các dữ liệu cục bộ của chương trình. Evolution cũng có một trình hỗ trợ lần chạy đầu tiên để bạn có thể cài đặt các thiết lập người dùng. Các thông tin người dùng sẽ được lưu trong thư mục .gconf/apps/evolution.

Cửa sổ Evolution Setup Assistant xuất hiện, giúp bạn từng bước cài đặt các thông tin tài khoản để thiết lập tài khoản thư điện tử và nhập các tập tin từ các ứng dụng khác vào trong chương trình. Nhấn Forward.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 72 / 407

Hình 4.33: Cấu hình tài khoản thư điện tử mới 2. Từ phiên bản Ubuntu 7.10, Evolution cung cấp hệ thống sao lưu dữ liệu người dùng. Nếu bạn di chuyển dữ liệu Evolution từ máy này sang máy khác, hãy dùng hộp thoại này. Trong phần Restore from backup, bạn có thể khôi phục các tập tin sao lưu, chứa các thư điện tử, ghi nhớ, sổ địa chỉ, các tập tin cá nhân và các thông tin khác từ phiên bản Evolution trước.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 73 / 407

Hình 4.34: Khôi phục dữ liệu cho Evolution 3. Trong phần Identity, gõ họ và tên đầy đủ của bạn vào trong ô Full Name và địa chỉ thư điện tử của bạn vào ô E-mail Address. Đây là địa chỉ thư điện tử mà nhà cung cấp dịch vụ Internet đưa cho bạn. Tài khoản Evolution sẽ được cấu hình dựa trên thông tin này. Nhấn nút Forward.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 74 / 407

Hình 4.35: Thiết lập cho tài khoản

Chú ý: Bạn có thể bỏ qua thông tin trong phần Optional Information. Bạn phải nhập địa chỉ thư để người nhận trả lời vào trong ô Reply-To và cơ quan tổ chức mình làm việc vào ô Organisation nếu muốn bao gồm các thông tin này vào trong các thư điện tử mình gửi đi. Trong hộp Reply-To, bạn có thể nhập tên bạn, văn bản trích dẫn mình thích hoặc các thông tin khác, và trong ô Organisation, gõ tên trường, tổ chức hoặc cơ quan bạn đang làm việc.

4. Trong phần Receiving E-mail, chọn kiểu máy chủ mà nhà cung cấp dịch vụ sử dụng vào ô Server Type. Evolution hỗ trợ rất nhiều kiểu máy chủ khác nhau, nhưng thông thường người ta hay dùng dịch vụ thư điện tử kiểu POP.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 75 / 407

Hình 4.36: Chọn kiểu máy chủ xử lý thư điện tử Chú ý: Nếu bạn không biết các thông tin về máy chủ phục vụ việc nhận thư điện tử, hãy liên hệ với quản trị hệ thống hoặc nhà cung cấp dịch vụ.

a. Chọn POP trong hộp danh sách Server Type để kết nối và tải thư điện tử về từ máy chủ POP. Phần Receiving E-mail sẽ yêu cầu bạn thiết lập các thông tin cấu hình khác. Chú ý: Để biết thêm thông tin về các kiểu máy chủ phục vụ nhận thư điện tử, hãy xem https://help.ubuntu.com/community/EmailClients b. Nhập tên máy chủ phục vụ nhận thư điện tử vào trong ô Server và nhập tiếp tên tài khoản của bạn vào ô Username. Đây không phải là tên tài khoản bạn dùng khi đăng nhập vào máy tính mà là tên đăng nhập vào hòm thư điện tử mà nhà cung cấp dịch vụ đưa cho. c. Trong phần Security, bạn có thể chọn Encryption hoặc No encryption trong ô Use Secure Connection. Encryption sẽ mã hoá các thư điện tử của bạn, khiến cho chỉ người nhận mới có thể đọc được chúng. d. Chọn Password trong phần Authentication Type hoặc nhấn Check for Supported Types để yêu cầu Evolution kiểm tra các phương thức xác thực mà máy chủ nhận thư cung cấp. Bằng cách sử dụng tiện ích kiểm tra phương thức xác thực có thể sử dụng, bạn có thể biết chính xác khả năng xác thực mà máy chủ nhận thư cung cấp. Các phương thức xác thực không được hỗ trợ sẽ bị đánh dấu loại bỏ. Thông thường, việc xác thực với máy chủ thực hiện thông qua mật khẩu, nghĩa là chọn ’password’ trong phần Authentication Type. Chú ý: Liên hệ với quản trị hệ thống hoặc nhà cung cấp dịch vụ để biết thêm thông tin về các phương thức xác thực được hỗ trợ.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 76 / 407

e. Nhấn Forward.

Hình 4.37: Cung cấp thông tin về máy chủ nhận thư POP 5. Trong phần Receiving Options, chọn các tuỳ chọn sau nếu cần: a. Để tự động kiểm tra thư điện tử sau mỗi một khoảng thời gian nhất định, chọn tuỳ chọn Automatically check for new mail every. Đặt số phút kiểm giữa mỗi lần kiểm thư. b. Trong phần Message storage, chọn Leave message on server nếu bạn muốn để nguyên các thư điện tử nhận được trên máy chủ. c. Chọn tuỳ chọn Disable support for all POP3 extensions nếu bạn muốn bỏ không dùng các tính năng của giao thức POP3. d. Nhấn nút Forward.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 77 / 407

Hình 4.38: Đặt các tuỳ chọn lưu trữ và kiểm tra thư điện tử 6. Trong phần Sending E-mail, đặt các thông tin tương ứng với cách thức mà bạn muốn thực hiện việc gửi thư. Chọn máy chủ gửi thư điện tử trong phần Server Type. a. Có 2 phương thức để bạn gửi thư điện tử là SMTP và Programmes Send Mails. SMTP là phương thức gửi thư điện tử hay được dùng nhất. Chọn SMTP trong ô Server Type. b. Thiết lập các cấu hình cho máy chủ phục vụ gửi thư:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 78 / 407

Hình 4.39: Cung cấp các thông tin cho máy chủ SMTP 1. Gõ tên máy chủ phục vụ gửi thư vào ô Server. Đây là địa chỉ máy chủ phục vụ gửi thư mà nhà cung cấp dịch vụ Internet đưa cho bạn. 2. Chỉ định phương thức xác thực cần dùng. Chọn tuỳ chọn Server requires authentication nếu máy chủ yêu cầu Evolution thực hiện thủ tục xác thực. Nếu bạn chọn hộp kiểm này, bạn sẽ phải chọn tiếp phương thức xác thực cần dùng trong ô Type. Bạn cũng có thể bấm vào nút Check for Supported Types để yêu cầu Evolution kiểm tra các phương thức xác thực có thể sử dụng. 3. Gõ tên người dùng tương ứng với tài khoản vừa tạo vào ô Username. 4. Chọn ô Remember Password nếu bạn muốn Evolution lưu lại mật khẩu dùng để đăng nhập vào các máy chủ phục vụ gửi và nhận thư. Sau đó, nhấn Forward. Phần Account Management sẽ xuất hiện. 7. Evolution có thể truy cập đồng thời nhiều tài khoản thư điện tử một lúc. Để phân biệt các hòm thư đang có, bạn hãy đặt tên cho chúng. Gõ tên đặt cho cấu hình vừa tạo vào trong ô Name. Bạn có thể lấy một tên bất kỳ mà mình thích. Sau đó, nhấn Forward.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 79 / 407

Hình 4.40: Cung cấp thông tin tài khoản Evolution 8. Trong phần Timezone, chọn múi giờ ứng với nơi bạn sống từ trong bản đồ hoặc trong danh sách thả xuống Selection. Nhấn Forward.

Hình 4.41: Chọn múi giờ

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 80 / 407

9. Việc cấu hình tài khoản thế là đã xong. Nhấn Apply để lưu lại các thiết lập đã chọn. Cửa sổ Evolution sẽ xuất hiện.

Hình 4.42: Evolution

Chú ý: Để biết thêm thông tin về cách dùng Evolution, hãy xem phần https://help.ubuntu.com/7.04/internet/C/email.html

4.4.2

Dùng một trình quản lý thư điện tử khác

Ngoài Evolution ra, bạn có thể dùng các ứng dụng quản lý thư điện tử khác, như Mozilla Thunderbird, Balsa và Pine. Nếu bạn đã dùng các ứng dụng của Mozilla, có lẽ bạn sẽ thích dùng Thunderbird để duyệt thư hơn. Hãy dùng thử và xem mình thích dùng chương trình nào. Mozilla Thunderbird là một ứng dụng quản lý thư điện tử hoàn toàn miễn phí, chạy trên nhiều nền hệ điều hành, được phát triển bởi Mozilla Foundation.

Bạn có biết? Bộ ứng dụng Mozilla Suite bao gồm các chương trình dành cho Internet, bao gồm trình duyệt web, quản lý thư điện tử và nhóm tin, trình gửi tin nhắn nhanh Internet Relay Chat (IRC), trình quản lý sổ địa chỉ và công cụ tạo trang web.

Trình quản lý thư điện tử Thunderbird nằm trong hạng mục Universe và bạn có thể cài đặt nó thông qua trình quản lý gói Synaptic Package Manager. Để cài đặt Thunderbird trên Ubuntu, hãy làm theo các bước sau 1. Mở trình đơn System, chọn Administration và bấm chuột vào Synaptic Package Manager. Cửa sổ Synaptic Package Manager sẽ hiện lên.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 81 / 407

Hình 4.43: Chạy Synaptic Package Manager 2. Trong hộp thoại Synaptic Package Manager, bạn có thể chọn gói phần mềm mình cần. Ô bên trái liệt kê các hạng mục phân loại, và ô bên phải liệt kê các gói trong hạng mục đó. Bạn có thể tìm gói phần mềm mình cần bằng cách bấm vào nút Search và cung cấp cho chương trình tên gói cần tìm. Nếu bạn không biết tên gói, hãy chọn hạng mục phân loại cần tìm. Sau đó bạn có thể chọn hộp kiểm nằm bên cạnh gói cần cài đặt ở trong ô bên phải. Bạn có biết? Nếu bạn muốn xem các gói phần mềm nào đã cài hoặc chưa cài, hãy nhấn vào Status. Để biết kho lưu nguồn của gói phần mềm, bấm vào Origin. Bấm vào Custom Filters nếu muốn biết gói phần mềm nào bị hỏng hoặc có thể nâng cấp được. 3. Vì đã biết tên của gói phần mềm, bạn có thể tìm thấy gói đó bằng cách cung cấp tên cho chương trình. Bấm nút Search. Hộp thoại Find hiện ra. Nhập tên của gói cần tìm, trong trường hợp này là Thunderbird, vào trong ô Search và nhấn nút Search. Gói Mozilla Thunderbird sẽ được hiển thị trong ô bên phải của cửa sổ Synaptic Package Manager. Bạn có thể xem mô tả của gói được chọn trong phần bên dưới cửa sổ và kiểm tra xem gói này có phải là gói mình cần không trước khi tiến hành cài đặt.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 82 / 407

Hình 4.44: Tìm gói Thunderbird

Chú ý: Để trở về danh sách các hạng mục phân loại sau kih tìm kiếm các gói phần mềm, hãy nhấn Search, nhấn Sections.

4. Chọn hộp kiểm Mark for Installation để cài đặt gói.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 83 / 407

Hình 4.45: Đánh dấu cài đặt gói Thunderbird 5. Gói bạn chọn cài đặt có thể sẽ phụ thuộc vào nhiều gói khác. Trong trường hợp này, bạn sẽ được thông báo về việc cài đặt các gói liên quan. Muốn tiếp tục, bạn phải chấp nhận cài đặt các gói này để thoả mãn điều kiện phụ thuộc. Nhấn Mark. 6. Để xác nhận rằng bạn muốn cài đặt các gói đã đánh dấu, bấm vào nút Apply.

Hình 4.46: Xác nhận các thay đổi 7. Hộp thoại Summary hiện lên, yêu cầu bạn kiểm tra lần cuối trước khi tiến hành cài đặt. Nhấn nút Apply để tiếp tục thực hiện quá trình cài đặt.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 84 / 407

Quá trình cài đặt vậy là hoàn tất. Để chạy Thunderbird, bạn mở trình đơn Applications, chọn mục Internet và bấm vào Mozilla Thunderbird Mail/News. Cửa sổ Thunderbird sẽ hiện ra.

Hình 4.47: Chạy trình quản lý thư/tin tức Mozilla Thunderbird

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 85 / 407

Hình 4.48: Thunderbird Window Các tính năng của Thunderbird Thunderbird có các tính năng cho phép bạn quản lý thư điện tử, gửi thư và tổ chức sổ địa chỉ của mình. Một số tính năng chính của chương trình: • Chặn thư rác Nếu bạn bị thư rác và các quảng cáo làm phiền, Mozilla Thunderbird cung cấp công cụ hiệu quả để phát hiện thư rác. Công cụ này kiểm duyệt các thư điện tử gửi đến và tìm ra những thư giống thư rác nhất. Chúng sẽ được tự động xoá hoặc được chuyển đến một thư mục riêng.

Hình 4.49: Chặn thư rác Để bật bộ lọc thư rác trong Thunderbird: 1. Chọn trình đơn Tools và bấm vào mục Junk Mail Controls. Cửa sổ Junk Mail Controls xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 86 / 407

2. Bấm vào thẻ Adaptive Filter. Chọn mục Enable adaptive junk mail detection và nhấn OK • Tuỳ biến giao diện xem thư điện tử của bạn Để xem thư, Thunderbird cung cấp cho bạn 3 giao diện: Classic, Wide và Vertical view.

Hình 4.50: Tuỳ biến giao diện xem thư điện tử • Trình kiểm tra chính tả tích hợp Để kiểm tra chính tả, nhấn vào nút Spell trên thanh công cụ.

Hình 4.51: Bộ kiểm tra chính tả • Bảo mật Thunderbird cung cấp các tính năng bảo mật nâng cao, tương đương với mức doanh nghiệp và chính phủ. Nó hỗ trợ sẵn các thư điện tử theo dạng Secure/Multipurpose Internet Mail Extensions (S/MIME). • Các phần bổ sung Các phần bổ sung của Thunderbird giúp bạn tuỳ biến Thunderbird theo nhu cầu của mình. Chúng bổ sung một số tính năng khác cho Mozilla Thunderbird, như tìm kiếm nhanh, sổ địa chỉ thông minh, lọc thư nâng cao...

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 87 / 407

• Trình đọc tin tức Mozilla Thunderbird giúp bạn dễ dàng đăng ký với các nhóm tin mình thích, tải các đầu mục và nội dung tin tức về máy.

Hình 4.52: Đọc tin tức với Thunderbird • Sắc thái giao diện Giống như hầu hết các chương trình trong Ubuntu, bạn có thể tuỳ chỉnh sắc thái giao diện của chương trình. Bộ sắc thái giao diện sẽ thay đổi các biểu tượng chương trình trong thanh công cụ, thậm chí toàn bộ giao diện chương trình. • Hỗ trợ nhiều hệ điều hành Thunderbird chạy tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau, như Ubuntu, Microsoft Windows, Mac OS X và các hệ điều hành dựa trên Unix.

4.5

Gửi tin nhắn nhanh

Thư điện tử không phải là các thông điệp thời gian thực. Bạn không thể chắc chắn rằng người nhận sẽ nhận được thư đúng lúc bạn gửi. Vì vậy, khi cần trao đổi thông tin ngay lập tức, thay vì dùng thư điện tử, hãy dùng tin nhắn nhanh. Dùng tin nhắn nhanh trên Internet có thể giúp bạn giảm cước điện thoại đường dài mà vẫn liên lạc tốt với bạn bè mình. Trong công việc, nếu bạn muốn trả lời 1 câu hỏi đơn giản, dịch vụ tin nhắn nhanh giúp bạn dễ dàng trao đổi với đồng nghiệp và giảm số lượng thư điện tử gửi, nhận mỗi ngày. Ngoài ra, dịch vụ tin nhắn nhanh còn cho phép bạn dùng webcam hay gọi điện miễn phí thông qua Internet. Chương trình tin nhắn nhanh mặc định trên Ubuntu là Pidgin, hỗ trợ rất nhiều giao thức mạng phục vụ tin nhắn nhanh. Với Pidgin, bạn có thể giao tiếp với bạn bè mình thông qua mạng America Online (AOL) Instant Messenger (AIM/ICQ), Gadu-Gadu, GroupWise, IRC, Jabber, MSN, Napster và Yahoo. Nó liệt kê tất cả người quen của bạn trong một cửa sổ. Pidgin cho phép người dùng đăng nhập vào nhiều tài khoản cùng một lúc. Bạn có thể nói chuyện với bạn bè trong mạng AIM, với người thân dùng Yahoo Messenger, và tham gia kênh IRC cùng một lúc! Pidgin hỗ trợ rất nhiều tính năng mà các mạng tin nhắn nhanh cung cấp, như truyền tập tin, thông điệp báo bận, thông báo khi người nói chuyện bắt đầu gõ, hoặc đóng cửa sổ. Một tính năng đặc biệt của Pidgin là Buddy Pounces, phát một âm báo hoặc gửi thông điệp cho một người mỗi khi người đó xuất hiện trên mạng, hoặc thay đổi trạng thái. Để kết nối vào một tài khoản thư điện tử có sẵn thông qua Pidgin, hãy thực hiện các bước sau: 1. Từ trình đơn Applications, chọn Internet và nhấn vào Pidgin Internet Messenger. Hộp thoại Accounts và một thông điệp chào mừng sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 88 / 407

Hình 4.53: Chạy Pidgin Internet Messenger 2. Nhấn nút Add để cấu hình tài khoản thư điện tử có sẵn của bạn trên Pidgin. Hộp thoại Add Account xuất hiện.

Hình 4.54: Thêm tài khoản mới 3. Trong hộp thoại Add Account, chọn giao thức mạng tin nhắn nhanh của bạn. Đây cũng chính là máy chủ cung cấp tên cho giao thức mạng. Các giao thức mạng được hỗ trợ sẽ liệt kê trong hộp danh sách thả xuống Protocol. Tiếp đó, gõ tên tài khoản đăng nhập vào mạng của bạn trong ô Screen name và mật khẩu tương ứng. Nhập nickname bạn muốn hiển thị trong danh sách người quen của người khác vào ô Local alias. Bấm nút Save để tạo tài khoản. Cửa sổ Accounts sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 89 / 407

Hình 4.55: Cung cấp các thông tin cơ bản cho tài khoản 4. Bạn sẽ thấy tài khoản vừa tạo trong cửa sổ Accounts được đánh dấu kiểm, chứng tỏ nó đang hoạt động. Bấm vào nút Close.

Hình 4.56: Xem các tài khoản đã thêm vào

Chú ý: Nếu bạn muốn thêm một tài khoản mới, bấm vào nút Add trong cửa sổ Accounts và thực hiện các bước 1-4.

5. Giờ, bấm vào biểu tượng Pidgin ở thanh ngang bên trên của màn hình để xem cửa sổ Buddy List liệt kê tất cả người quen của bạn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 90 / 407

Hình 4.57: Cửa sổ Buddy List 6. Để bắt đầu dùng Pidgin, trong trình đơn Buddies, chọn New Instant Message. Cửa sổ New Instant Message xuất hiện.

Hình 4.58: Cửa sổ New Instant Message 7. Để nói chuyện với người quen, hãy gõ tên đăng nhập hoặc tên bí danh của người cần nói chuyện vào ô Name và nhấn OK. Một cửa sổ chat sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 91 / 407

Hình 4.59: Nhập tên người cần nói chuyện 8. Bạn có thể dùng hộp ở cuối cửa sổ để nhập thông điệp trạng thái muốn gửi và nhấn Enter khi gõ xong.

Hình 4.60: Cửa sổ gửi tin nhắn

Bạn có biết? Bạn có thể thay đổi giao diện Pidgin bằng các tính năng bổ sung, như thay đổi giao diện đồ hoạ và sắc thái giao diện cho chương trình. Các gói phần mềm cần có để thực hiện việc này là Pidgin-guifications, Pidgin-libnotify và Pidgin-themes. Bạn có thể cài đặt các gói này từ trình Synaptic Package Manager bằng các thao tác đã nói trong phần Dùng một trình quản lý thư điện tử khác.

4.6

Gọi điện thoại bằng điện thoại mềm

Điện thoại mềm là một chương trình dùng để gọi điện thoại qua mạng Internet, dùng máy tính thay vì một điện thoại thông thường. Nhà cung cấp dịch vụ của bạn có thể cung cấp dịch vụ gọi điện giữa các máy tính miễn phí, nhưng việc gọi từ máy tính tới điện thoại hoặc ngược lại thường sẽ mất phí. Để liên lạc với người khác, bạn phải có giao thức truyền tin và các bộ giải mã âm thanh của người đó. Bộ giải mã âm thanh thiết lập cách thức mã hoá tín hiệu âm thanh thành tín hiệu số. Ví dụ, với giao thức SIP, bạn có thể dùng một số điện thoại mềm như Ekiga, WengoPhone, SIP Express Router... Bạn có thể dùng điện thoại mềm kết hợp với tai nghe có microphone hoặc máy điện thoại kết nối cổng USB. Điện thoại mềm có tất cả các tính năng của điện thoại thông thường, như tắt tiếng, flash, giữ và chuyển cuộc gọi. Ngoài ra, điện thoại mềm còn có các tính năng khác, như video, âm thanh dải rộng... Điện thoại mềm cho phép bạn gọi điện qua Internet, miễn là bạn có microphone và loa, hoặc bộ tai nghe, hoặc máy điện thoại cắm qua cổng USB, và dĩ nhiên là bạn phải có kết nối Internet và đăng ký dịch vụ điện thoại Internet.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 92 / 407

Bạn có biết? Skype, Google Talk và Vonage là các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet cung cấp điện thoại mềm của riêng họ. Tuy nhiên các nhà cung cấp này không liên kết với nhau, do vậy bạn sẽ không thể gọi trực tiếp từ mạng này sang mạng khác.

Dưới đây ta sẽ tìm hiểu về hai loại điện thoại mềm là Ekiga và WengoPhone.

4.6.1

Dùng Ekiga

Ekiga là một điện thoại mềm nguồn mở dành cho Ubuntu. Nó là một ứng dụng Voice over IP (VoIP) và hội đàm video hoàn toàn miễn phí. VoIP định tuyến các cuộc gọi thông qua Internet hoặc qua các mạng dựa trên nền IP. Bạn có thể dùng Ekiga để gọi điện và gửi hoặc nhận tin nhắn nhanh cho những người dùng Ekiga khác. Khi bạn chạy Ekiga lần đầu tiên, đồ thuật First Time Configuration Assistant sẽ giúp bạn cấu hình Ekiga. Để cấu hình Ekiga trên Ubuntu: 1. Mở trình đơn Applications, chọn Internet và bấm vào Ekiga. Cửa sổ Configuration Assistant sẽ hiện ra. Bấm nút Forward.

Hình 4.61: Chạy điện thoại mềm Ekiga 2. Trong phần Personal Information, gõ họ tên đầy đủ của bạn vào trong ô Please enter your first name and your surname. Tên này sẽ được hiển thị khi bạn kết nối tới các ứng dụng âm thanh và video khác. Nhấn Forward.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 93 / 407

Hình 4.62: Đặt tên hiển thị 3. Trong phần ekiga.net Account, gõ tên tài khoản đăng nhập và mật khẩu bạn dùng để mở tài khoản Ekiga đang dùng. Bạn lấy được các thông tin trên từ trang ekiga.net, cung cấp dịch vụ SIP miễn phí. Nhấn nút Forward.

Hình 4.63: Đặt tên tài khoản và mật khẩu của ekiga.net Chú ý: Nếu bạn chưa có tài khoản SIP, bạn có thể nhấn vào liên kết Get an ekiga.net SIP account trong hộp thoại để tạo tài khoản SIP trên ekiga.net.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 94 / 407

4. Trong phần Connection Type, chọn kiểu kết nối Internet đang dùng trên máy trong danh sách Please choose your connection type. Việc này sẽ đảm bảo chất lượng cuộc gọi trên Ekiga là tốt nhất. Nếu bạn không biết chi tiết về kiểu kết nối, hãy liên hệ với quản trị viên hệ thống. Nhấn Forward. Bạn cũng có thể thay đổi các thiết lập này sau đó.

Hình 4.64: Chọn kiểu kết nối 5. Trong phần NAT Type, bấm nút Detect NAT Type. Chương trình sẽ báo cho bạn biết kiểu Chuyển đổi địa chỉ mạng (Network Address Translation (NAT)) nào được sử dụng và tự động cấu hình Ekiga cho phù hợp. Nhấn Forward.

Hình 4.65: Chọn kiểu chuyển đổi địa chỉ

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 95 / 407

Chú ý: Để biết thêm về Chuyển đổi địa chỉ mạng, hãy xem phần http://en.wikipedia.org/wiki/Network_address_translation.

6. Bạn có thể giữ cho âm thanh có chất lượng tốt nhất bằng cách dùng các trình bổ sung. Trong phần Audio Manager, chọn trình quản lý âm thanh tương ứng với trình bổ sung thích hợp cần dùng. Trình quản lý âm thanh là một trình bổ sung điều khiển thiết bị âm thanh trên máy bạn, và không phụ thuộc vào hệ điều hành. Thông thường ta hay dùng ALSA, nhưng bạn vẫn nên kiểm tra lại với quản trị viên hệ thống xem trình quản lý âm thanh nào nên được sử dụng. Sau đó, nhấn Forward.

Hình 4.66: Chọn trình quản lý âm thanh 7. Ekiga dùng các thiết bị vào ra âm thanh để phát và thu giọng nói. Vì vậy, trong phần Audio Devices, hãy chọn thiết bị đầu vào và ra âm thanh. Ví dụ, tai nghe hoặc loa là thiết bị đầu ra, và microphone là thiết bị đầu vào. Tiếp đó, bấm nút Test Settings để kiểm tra xem thiết lập như vậy làm việc đúng chưa và bấm nút Forward sau khi hoàn tất việc kiểm tra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 96 / 407

Hình 4.67: Chọn các thiết bị vào/ra âm thanh 8. Trong phần Video Manager, hãy chọn trình quản lý video tương ứng với phần bổ sung để xử lý thiết bị video mà bạn có. Bạn có thể chọn Video4Linux nếu dùng Webcams hoặc AVC / DC nếu dùng camera Firewire. Nhấn nút Forward.

Hình 4.68: Chọn bộ qủan lý Video 9. Trong phần Video Devices, chọn thiết bị đầu vào video trong hộp Please choose the video input device. Nếu bạn không cần dùng chức năng hội đàm video hoặc không có thiết bị video nào, bạn có thể bỏ qua phần này. Nhấn nút Test Settings để kiểm tra chắc chắn rằng thiết bị video của bạn làm việc tốt. Nhấn tiếp nút Forward sau khi kiểm tra xong.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 97 / 407

Hình 4.69: Chọn thiết bị video 10. Việc cấu hình Ekiga vậy là đã xong! Một cửa sổ tổng kết lại quá trình cấu hình sẽ xuất hiện, cho phép bạn kiểm tra lại và sửa các thông tin gõ sai. Nếu bạn cần sửa đổi các cấu hình, hãy dùng 2 nút Back và Next để quay lui hoặc đi tới giữa các phần và thực hiện việc chỉnh sửa cần thiết. Nhấn Apply để lưu lại các thiết lập.

Hình 4.70: Bảng tổng kết cấu hình tài khoản Trình Configuration Assistant sẽ được đóng lại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 98 / 407

Chú ý: Sau khi cài đặt Ekiga, nếu bạn muốn thay đổi cấu hình đặt trước đó, bạn co thể chạy lại trình Configuration Assistant thông qua mục Preferences trên trình đơn Edit trong cửa sổ Ekiga.

Bạn có biết? Để biết thêm thông tin về Ekiga, xem thêm http://www.ekiga.org. Cửa sổ Ekiga xuất hiện. Đây là ứng dụng điện thoại mềm sẵn có trên Ubuntu.

Hình 4.71: Cửa sổ Ekiga Gọi điện thoại bằng Ekiga Từ máy tính sang máy tính Để thực hiện việc gọi hay nhận cuộc gọi từ máy tính sang máy tính, bạn phải có địa chỉ SIP. Bạn có thể dùng địa chỉ SIP này để gọi điện cho bạn bè hoặc người thân, và họ cũng có thể gọi cho bạn thông qua địa chỉ này. Ta có thể hiểu địa chỉ SIP tương tự như địa chỉ thư điện tử. Bạn có thể đăng ký một tài khoản miễn phí trên Ekiga.net để nhận được một địa chỉ SIP duy nhất. Một địa chỉ SIP có dạng giống như sau: sip:[email protected]. Dùng Ekiga, bạn có thể gọi điện cho bất kỳ người nào đã đăng ký với nhà cung cấp SIP và có phần mềm hoặc phần cứng hỗ trợ SIP. Bạn có thể dùng một sổ địa chỉ trực tuyến mà Ekiga cung cấp để quản lý các địa chỉ SIP mà người quen sử dụng. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể gọi cho những người không đăng ký tài khoản trên ekiga.net, nhưng đã đăng ký dịch vụ SIP với một nhà cung cấp khác. Để gọi điện, hãy nhập địa chỉ URL của người cần gọi vào trong hộp sip: và nhấn vào biểu tượng kết nối ở bên phải hộp văn bản. Theo thiết lập mặc định, bạn có thể gõ sip:foo vào ô văn bản và nhấn nút Connect để gọi tới người dùng ở địa chỉ SIP [email protected]. Từ máy tính tới máy điện thoại thông thường Bạn có thể dùng Ekiga để kết nối tới nhiều mạng dịch vụ điện thoại khác nhau. Dịch vụ này sẽ mất phí, vì vậy bạn phải tạo tài khoản với nhà cung cấp dịch vụ trước. Sau đó bạn có thể quay số điện thoại cần gọi trong Bàn phím để thực hiện cuộc gọi. Nếu bạn tạo một tài khoản và dùng nó để gọi cho bạn bè và người thân, hãy dùng tính năng Get an Ekiga PC-to-Phone account. Sau khi tạo tài khoản, bạn sẽ nhận được tên đăng nhập và mật khẩu thông qua thư điện tử. Chỉ việc nhập các thông tin này vào trong hộp thoại, chọn Use PC-To-Phone service và sau đó bạn có thể thực hiện các cuộc gọi tới máy điện thoại thường thông qua Ekiga. Với các thiết lập mặc định, bạn có thể dùng số sip:00911129535955 để gọi tới số điện thoại 003210444555, 00 là mã vùng quốc tế, 91 là mã quốc gia và 1129535955 là số điện thoại của người nhận. Từ điện thoại thường tới máy tính Bạn cũng có thể dùng Ekiga để nhận cuộc gọi đến từ máy điện thoại bình thường. Để thực hiện việc này, bạn phải đăng nhập vào tài khoản PC-To-Phone và đăng ký thuê bao một số điện thoại. Ekiga sẽ đổ chuông khi có người gọi đến số máy của bạn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 99 / 407

Chú ý: Để biết thêm chi tiết về việc thực hiện cuộc gọi điện thoại trên Ekiga, xem http://www.ekiga.org/index.php?rub=3.

4.6.2

Cài đặt WengoPhone

WengoPhone cũng là một phần mềm tự do hỗ trợ giao thức SIP. Cộng đồng OpenWengo đã phát triển ứng dụng này theo điều khoản của giấy phép GNU General Public License (GPL). Bạn có thể nói chuyện với người dùng khác thông qua giao thức SIP, miễn là người đó có phần mềm tương thích VoIP. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện thoại di động, điện thoại thường, gửi tin nhắn và gọi điện thoại video. Wengophone không phải là ứng dụng mặc định, được cài sẵn trên Ubuntu. Vì vậy, muốn dùng nó, bạn phải cài đặt nó bằng Synaptic Package Manager. Chú ý: Bạn có thể thực hiện các bước trong phần Dùng một trình quản lý thư điện tử khác để cài đặt Wengophone vào hệ thống.

Để chạy Wengophone, hãy mở trình đơn Applications, chỉ tới mục Internet và chọn WengoPhone.

Hình 4.72: Chạy WengoPhone Cửa sổ WengoPhone-Login sẽ xuất hiện. Bạn phải có tài khoản Wengo trước khi dùng chương trình này. Nhập địa chỉ thư điện tử Wengo bạn có vào ô Email Address và mật khẩu tương ứng vào ô Password. Nếu bạn chưa có tài khoản Wengo, hãy nhấn vào liên kết Click here if you don’t have a Wengo account để tạo tài khoản và sau đó nhấn vào Login để đăng nhập vào tài khoản WengoPhone.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 100 / 407

Hình 4.73: Cửa sổ đăng nhập WengoPhone Để học cách dùng Wengophone, xem thêm: http://www.wengophone.com/

Bạn có biết? WengoPhone dùng kết nối DSL, cáp hoặc WiFi để gọi điện thoại.

Hình 4.74: Cửa sổ Wengophone

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 101 / 407

Các tính năng chính mà WengoPhone cung cấp: 1. Chat: Bạn có thể chat với người quen qua giao thức MSN, Yahoo, AIM, Jabber và Google Talk thông qua WengoPhone. 2. Gọi điện: Bạn phải biết nickname của người quen có tài khoản Wengo để gọi điện từ máy tính tới máy tính miễn phí. Để gọi điện thoại di động và cố định, bạn phải mua thẻ điện thoại của Wengo. Ngoài ra, WengoPhone còn cung cấp cho bạn các dịch vụ hội đàm, chờ cuộc gọi và chuyển tiếp cuộc gọi. 3. Video: WengoPhone cho phép bạn gọi điện thoại truyền hình với đối tác cùng trong mạng Wengo, và dịch vụ này hoàn toàn miễn phí. 4. SMS: WengoPhone cho phép bạn gửi tin nhắn ngắn (SMS) cho điện thoại di động trên khắp thế giới. Bạn cũng có thể đăng ký dịch vụ nhận cuộc gọi, bạn có thể đăng ký thuê một số điện thoại, để bạn bè có thể liên lạc với bạn qua số điện thoại đó.

4.6.3

Skype

Skype cũng là một điện thoại mềm hoạt động tốt trên Ubuntu. Đây là một chương trình sở hữu, mã nguồn đóng, nhưng việc sử dụng chương trình này thì hoàn toàn miễn phí. Cuộc gọi của bạn được truyền qua nhiều máy chủ trung gian, chứ không đi qua máy chủ trung tâm. Để làm điều này, Skype dùng công nghệ peer-to-peer phân tán và giao thức truyền thông của riêng nó. Skype dùng phương thức mã hoá đặc biệt, để tất cả các cuộc gọi đều được mã hoá end-to-end, cho nên trừ người gọi và người nhận, những người khác không thể nghe được nội dung cuộc đàm thoại. Tuy vậy, chúng ta sẽ không nói chi tiết về Skype trong khuôn khổ khoá học này.

4.7

Tổng kết bài giảng

Trong bài này, bạn đã biết rằng: • Bạn có thể kết nối máy tính vào mạng Internet qua cáp mạng, mạng không dây và mạng dial-up. • Mozilla Firefox là một trình duyệt web mã nguồn mở rất mạnh và có độ bảo mật cao. Nó hoàn toàn miễn phí, và được dùng làm trình duyệt mặc định cho Ubuntu. • Firefox có 2 tính năng nổi bật là hệ thống tìm kiếm tích hợp sẵn và khả năng đánh dấu trang web động. • Liferea là một trình đọc tin RSS, cho phép bạn thực hiện các thao tác cơ bản và hữu ích để tham gia vào các nhóm tin tức trên Internet. • Evolution là trình quản lý thư điện tử mặc định trên Ubuntu. • Mozilla Thunderbird là một ứng dụng quản lý thư điện tử khác trên Ubuntu, do Mozilla Foundation phát triển. Nó hoàn toàn miễn phí, chạy trên nhiều nền hệ điều hành, và tích hợp cả chức năng đọc tin tức qua RSS và nhóm tin. • Trình xử lý tin nhắn nhanh mặc định trên Ubuntu là Pidgin. Bạn có thể dùng nó để chat với bạn bè qua nhiều giao thức mạng tin nhắn nhanh khác nhau, như Yahoo!, MSN, Google Talk, Jabber... • Ekiga là điện thoại mềm mặc định cài sẵn trên Ubuntu, để bạn thực hiện việc gọi điện qua Internet. • WengoPhone là một phần mềm tự do dựa trên giao thức SIP. Bạn có thể gọi điện thoại cố đinh, di động, gửi tin nhắn và điện thoại truyền hình với nó.

4.8

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Ba cách chính để kết nối lên Internet là gì? Câu hỏi 2 Công cụ này dùng để nhận modem trên Ubuntu? Câu hỏi 3 Tại sao ta cần phải dùng tính năng đánh dấu động trên Firefox? Câu hỏi 4 Kênh tin là gì? Câu hỏi 5 So khớp 2 cột trong bảng sau:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 102 / 407

1) Evolution 2) Firefox 3) Ekiga 4) Pidgin

a) Duyệt web b) Quản lý thư điện tử c) Xử lý tin nhắn nhanh d) Gọi điện thoại Bảng 4.1: Table 1

Câu hỏi 6 Thunderbird là một ứng dụng thư điện tử và đọc tin miễn phí,______. Câu hỏi 7 Bạn có thể đăng ký địa chỉ SIP từ ________. Câu hỏi 8 Giao thức nào được WengoPhone hỗ trợ? A. Transmission Control Protocol (TCP) B. User Datagram Protocol (UDP) C. Session Initiation Protocol (SIP) D. Internet Protocol version 6 (Ipv6) Câu hỏi 9 Mã nguồn của Skype là ______, nhưng chương trình này có thể được dùng ____. Câu hỏi 10 Chương trình nào liệt kê dưới đây là trình đọc tin RSS? A. Ekiga B. Liferea C. Pan D. Wengo Câu hỏi 11 Liferea là một trình ________ dành cho các kênh tin trực tuyến. Câu hỏi 12 Chương trình nào là phần mềm có sở hữu? A. Skype B. Ekiga C. Wengophone D. Firefox

4.9

Thực hành

Bài tập 1 Bạn dùng Firefox để xem vài trang web hay trên mạng. Bạn duyệt qua trang http://www.stevepavlina.com. Bạn muốn lưu lại địa chỉ URL này để sau này tham khảo lại. Một người bạn khuyên bạn nên dùng chức năng đánh dấu của Firefox để khỏi phải nhớ chính xác địa chỉ URL của trang web. Trong Mozilla Firefox, tạo một đánh dấu động. 1. Mở Firefox. Trong trình đơn Bookmarks, bấm vào Organise Bookmarks. Cửa sổ Bookmarks Manager hiện lên.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 103 / 407

2. Trong cửa sổ Bookmarks Manager, chọn trình đơn File, chọn tiếp New Live Bookmark. Hộp thoại Properties for New Live Bookmark xuất hiện. 3. Trong hộp thoại Properties for New Live Bookmark, hãy gõ Personal Development vào ô Name, http://www.stevepavlina.com vào ô Feed Location và My live bookmark vào ô Description. Nhấn OK và đóng cửa sổ Bookmarks Manager lại. 4. Trong Firefox, trên trình đơn Bookmarks, chọn My live bookmark. Danh sách các kênh tin sẽ được hiển thị. Bài tập 2 Bạn dùng Liferea để đọc tin trên máy. Gần đây, bạn được một người bạn kể là trang web http://www.lifehacker.com có các kênh tin RSS. Giờ, bạn muốn cấu hình Liferea để lấy các thông tin mới nhất từ trang này về máy. 1. Mở trang web http://www.lifehacker.com. Trang này có các kênh tin RSS. 2. Trong phần bên trái, bên dưới mục syndication, nhấn vào Full content (with ads). Lưu lại địa chỉ URL ở trên Thanh địa chỉ của Mozilla Firefox. Địa chỉ URL này, http://feeds.gawker.com/lifehacker/full, chính là địa chỉ của kênh tin. 3. Mở Liferea. 4. Bấm chuột phải vào trong phần bên trái cửa sổ Liferea, chọn New và nhấn New Subscription. Hộp thoại New Subscription hiện lên. 5. Trong hộp thoại New Subscription, gõ địa chỉ URL đã lưu http://feeds.gawker.com/lifehacker/full vào và nhấn OK. Bài tập 3 Bạn muốn chat với bạn mình trên mạng Google talk (gtalk). Nhưng thay vì dùng Google Talk, bạn muốn dùng Pidgin Internet Messenger để chat. Hãy cấu hình Pidgin để nói chuyện với bạn mình trên gtalk. 1. Trong trình đơn Applications, chọn Internet và nhấn vào Pidgin Internet Messenger. 2. Trong trình đơn Accounts, bấm chuột vào Add/Edit. Cửa sổ Accounts hiện ra. 3. Trong cửa sổ Accounts, nhấn vào nút Add. Cửa sổ Add Account hiện ra. 4. Trong cửa sổ Add Account, chọn xmpp trong danh sách thả xuống Protocol, gõ địa chỉ thư điện tử gtalk của bạn vào trong ô Screen name, nhập tiếp mật khẩu vào ô Password và nickname bạn muốn dùng vào ô Local alias. Nhấn Save. 5. Giờ bạn đã kết nối với máy chủ gtalk.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 104 / 407

Chương 5

Sử dụng OpenOffice.org Trọng tâm bài học Trong phần này, bạn sẽ học các nội dung: • Thực hiện các thao tác xử lý văn bản với OpenOffice.org Writer. • Xử lý bảng tính cơ bản với OpenOffice.org Calc. • Tạo và trình diễn ảnh chiếu bằng OpenOffice.org Impress. • Vẽ với OpenOffice.org Draw. • Tạo và chỉnh sửa công thức toán học với OpenOffice.org Math. Giáo viên nên đề cập đến tất cả các nội dung trong bài này. Tuy nhiên, nếu còn quá ít thời gian, ta có thể bỏ qua một số chủ đề sau: • OpenOffice.org Draw • OpenOffice.org Math Có thể một số sinh viên đã quen với các ứng dụng văn phòng, và họ muốn đào sâu vào các ứng dụng này. Hãy đảm bảo là việc đề cập đến các chủ đề nâng cao không ảnh hưởng đến tiến độ của khoá học.

5.1

Giới thiệu bộ công cụ văn phòng OpenOffice.org

OpenOffice.org là bộ công cụ văn phòng mặc định cho Ubuntu. Đây là một bộ chương trình miễn phí, mã nguồn mở, có tất cả các tính năng thường thấy đối với các ứng dụng văn phòng. Đây không phải là một tập hợp của các ứng dụng đơn lẻ, mà là một gói phần mềm hoàn chỉnh, trong đó tất cả các ứng dụng có sắc thái giao diện tương đối giống nhau và chia sẻ một số công cụ dùng chung. OpenOffice.org đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, và chạy trên cả Linux, Microsoft Windows, Solaris and Mac OS X. Nó hoàn toàn tương thích với các bộ ứng dụng văn phòng khác, kể cả Microsoft Office, giúp bạn dễ dàng tạo, mở, lưu và trao đổi tài liệu với bạn bè và đồng nghiệp dùng định dạng tài liệu của Microsoft Office. Một tính năng nổi bật khác của bộ công cụ OpenOffice.org là tất cả các ứng dụng của nó lưu các tài liệu lại theo định dạng Tài liệu mở (OpenDocument), định dạng tài liệu chuẩn quốc tế đã được công nhận. Định dạng OpenDocument dựa trên ngôn ngữ XML (Extensible Markup Language) cho phép bạn truy cập vào dữ liệu của mình từ bất kỳ một ứng dụng tương thích với định dạng OpenDocument nào.

Bạn có biết? Xem thêm về lịch sử phát triển của OpenOffice.org tại http://en.wikipedia.org/wiki/Openoffice.org.

Bộ phần mềm OpenOffice.org bao gồm các ứng dụng sau: • OpenOffice.org Writer • OpenOffice.org Calc

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 105 / 407

• OpenOffice.org Impress • OpenOffice.org Base • OpenOffice.org Draw • OpenOffice.org Math Để mở bộ công cụ OpenOffice.org: • Chọn trình đơn Applications, trỏ tới Office và bấm vào ứng dụng OpenOffice.org bạn muốn chạy.

Hình 5.1: Mở các ứng dụng OpenOffice.org

5.1.1

OpenOffice.org Writer

Writer là công cụ xử lý văn bản trong của OpenOffice.org. Nó cung cấp các chức năng và công cụ hữu dụng để làm tất cả mọi thao tác xử lý văn bản, từ viết thư đến tạo hẳn 1 cuốn sách có chứa biểu đồ, hình ảnh, bảng, chỉ mục... Các tác vụ xuất bản trên máy tính, như tạo tờ rơi nhiều cột và sách hướng dẫn mỏng cũng được Writer hỗ trợ rất tốt.

5.1.2

OpenOffice.org Calc

Calc là chương trình xử lý bảng tính mạnh, có chứa tất cả các công cụ cần thiết để tính toán, phân tích, tổng hợp và trình bày dữ liệu ở dạng báo cáo hoặc biểu đồ. Nó có rất nhiều chức năng nâng cao như nhập công thức phức tạp, nhập dữ liệu bên ngoài vào và các phép tính thống kê phân tích.

5.1.3

OpenOffice.org Impress

Impress là chương trình được thiết kế để trình diễn các báo cáo, ảnh chiếu thuyết trình kết hợp với âm thanh và video. Nó có các công cụ tạo trình diễn 2D và 3D, ảnh động, cũng như các hiệu ứng đặc biệt và chuyển động để các trình diễn tạo ra sinh động nhất.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 106 / 407

5.1.4

OpenOffice.org Base

Base là chương trình cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ thông tin về đối tác và tài khoản, tạo và sửa bảng, mẫu, truy vấn và báo cáo. Bạn có thể thao tác với dữ liệu ở nhiều định dạng khác nhau. Vì đây là một ứng dụng tương đối phức tạp và yêu cầu hiểu biết chuyên sâu về cơ sở dữ liệu, ta sẽ không đề cập đến nó trong phạm vi giáo trình này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, xin xem www.openoffice.org/product/base.html

5.1.5

OpenOffice.org Draw

Draw là trình xử lý ảnh vector, cung cấp cho bạn các công cụ để vẽ những ảnh vector đơn giản cho đến hình chiếu 3D và các hiệu ứng phức tạp khác.

5.1.6

OpenOffice.org Math

Bạn có thể dùng Math để tạo và sửa các phương trình toán học bằng giao diện đồ hoạ, hoặc gõ công thức dưới dạng LaTeX. Các công thức được Math tạo ra có thể được chèn vào tất cả các chương trình khác trong OpenOffice.org, như Writer, Calc và Impress. Chú ý: Dùng hệ điều hành mới và nhất là bộ công cụ văn phòng mới thực ra không quá khó như bạn từng nghĩ. Với OpenOffice, hầu hết các thao tác đều rất tương tác. Hãy coi việc làm quen với OpenOffice như là di chuyển sang nhà mới; tất cả những đồ đạc bạn có vẫn vậy, nhưng bạn chỉ phải làm quen với cách bố trí của căn nhà mới!

5.2

Sử dụng OpenOffice.org Writer

5.2.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Writer

Bạn sẽ nhanh chóng quen với các tính năng của ứng dụng này, vì thế chỉ một số tính năng chính sẽ được liệt kê ở đây. Giao diện đồ hoạ thân thiện sẽ hướng dẫn cho bạn tất cả những gì mình cần. Soạn thảo OpenOffice.org Writer cung cấp nhiều tính năng giúp cho việc tạo văn bản trở nên hết sức đơn giản. Nó giúp bạn tạo các văn bản từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm tài liệu tham khảo, bảng tra cứu và chỉ mục. Một số tính năng hay dùng: • Kiểm tra chính tả: Bộ kiểm tra chính tả giúp bạn tìm các lỗi chính tả có trong văn bản bằng cách kiểm tra lại toàn bộ tài liệu, kể cả phần đầu, phần chân, các chỉ mục và cước chú. Thậm chí bạn còn có thể phát hiện ra các từ viết sai trong 1 vùng do bạn chọn, và sau đó liệt kê các từ gợi ý phù hợp, vốn có trong từ điển mà người dùng sử dụng. • Từ điển đồng nghĩa: Từ điển đồng nghĩa giúp bạn cải thiện chất lượng bài viết và tăng sức thuyết phục hơn. Tiếng Việt chưa hỗ trợ từ điển đồng nghĩa. • Tự động sửa lỗi: Tự động sửa lỗi là tính năng cho phép ta giảm thiểu công sức trong việc gõ văn bản bằng cách sửa các lỗi chính tả và gõ sai cơ bản. Tính năng này cho phép ta viết tắt hoặc chèn các ký tự đặc biệt vào văn bản được dễ dàng hơn. • Tách từ: Bạn có thể dùng tính năng tách từ để chèn thêm ký hiệu gạch ngang vào giữa các từ quá dài để cho phù hợp hơn. Chức năng này duyệt toàn bộ tài liệu và gợi ý các chỗ nên chèn ký hiệu tách từ vào. Với tiếng Việt, việc này không mấy quan trọng • Gộp thư: Tính năng gộp thư cho phép bạn tạo nhiều dạng thư cá nhân, nhãn, phong bì, fax và thư điện tử từ một mẫu có sẵn và sổ địa chỉ lưu trong hệ thống. Thiết kế và tạo cấu trúc OpenOffice.org cho phép bạn thiết kế và cấu trúc lại tài liệu văn bản củaminhiềuh bằng một số tính năng sắp xếp, bao gồm: • Cửa sổ Style and Formatting:Cửa sổ Style and Formatting là một tính năng dùng chung của bộ OpenOffice.org, cho phép bạn tạo, gán và sửa kiểu dáng đoạn văn, danh sách, các ký tự riêng rẽ, khung hay trang giấy. • Navigator: Cung cấp sườn cấu trúc của toàn bộ văn bản để bạn có thể nhanh chóng duyệt đến vị trí mình cần xử lý. Bạn cũng có thể dùng Navigator để tìm ra đối tượng và thành phần mà mình đã chèn vào tài liệu.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 107 / 407

• Indexes and Tables:Cho phép bạn chèn chỉ mục, mục lục hoặc danh mục tài liệu tham khảo trong toàn bộ tài liệu. Bạn cũng có thể tuỳ biến các bảng và chỉ mục được chèn vào bằng cách chỉ định cấu trúc và hình thức bố cục của chúng. Xuất bản vi tính Các tính năng sau hỗ trợ cho bạn trong việc tạo các tài liệu chuyên nghiệp, như sách hướng dẫn, thư mời và tờ rơi quảng cáo: • Text Frames: Khung chứa văn bản và ảnh mà bạn có thể đặt tại vị trí bất kỳ trong tài liệu. Bạn cũng có thể dùng các khung này để sắp xếp tài liệu có nhiều cột, và tạo ra bố cục chuyên nghiệp cho nó. • Graphics: Cho phép bạn chèn hình ảnh vào trong tài liệu văn bản từ thư viện ảnh, tập tin hoặc các ứng dụng OpenOffice.org khác. • Tables: OpenOffice.org Writer cũng cho phép bạn tạo hoặc chèn bảng biểu vào trong tài liệu văn bản. Drawing Các chức năng vẽ giúp bạn tạo nhiều hình vẽ trực tiếp trong tài liệu của mình. Bạn có thể dùng thanh công cụ Drawing để vẽ nhiều hình thù, đường, văn bản cho tài liệu của mình. Drag and Drop Tính năng kéo thả là tính năng cho phép bạn di chuyển một đối tượng từ vị trí này sang vị trí khác trong cùng tài liệu, hoặc sang tài liệu khác, hoặc từ thư viện hình ảnh sang tài liệu OpenOffice của mình. Tính năng trợ giúp Bạn có thể tham khảo cách dùng Writer từ trình đơn Help.

5.2.2

Thực hiện các thao tác cơ bản trong xử lý văn bản với Writer

Bạn có thể thực hiện một số thao tác xử lý văn bản, như viết, sửa, định dạng, xem lại và in tài liệu bằng OpenOffice.org Writer. Ngoài ra, chương trình còn cho phép bạn dùng rất nhiều mẫu tài liệu có sẵn, áp dụng các kiểu dáng khác nhau cho tài liệu của bạn, chỉnh sửa lại bố cục trang in ra và chèn, sửa hay tạo các hình ảnh trong tài liệu văn bản. Hướng dẫn để thực hiện các thao tác xử lý văn bản cơ bản sẽ được đề cập chi tiết trong những phần sau. Nhập và định dạng văn bản OpenOffice.org Writer thường được dùng trong việc gõ và định dạng văn bản. Bạn có thể nhập văn bản bằng bàn phím và áp dụng rất nhiều định dạng cho chúng, tuỳ theo yêu cầu của tài liệu. Bạn có thể thực hiện các bước sau để nhập và định dạng văn bản trong OpenOffice.org Writer: 1. Mở trình đơn Applications, chỉ đến Office và chọn Openoffice.org Word Processor. Một tài liệu trống xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 108 / 407

Hình 5.2: Chạy Writer 2. Tuỳ thuộc vào tài liệu bạn cần soạn, bạn có thể tạo thư, ghi nhớ, chú thích hoặc cả một cuốn tiểu thuyết từ đầu, hoặc bạn có thể sử dụng các mẫu văn bản đặt sẵn mà OpenOffice cung cấp. Để mở các mẫu văn bản có sẵn, trong trình đơn File, chọn mục New và nhấn vào Templates and Documents. Bạn cũng có thể dùng tổ hợp phím SHIFT+CTRL+N để thực hiện thao tác này. Hộp thoại Templates and Documents xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 109 / 407

Hình 5.3: Mở cửa sổ Templates and Documents 3. Tại đây, bạn sẽ thấy có rất nhiều mẫu tài liệu dựng sẵn trong cột giữa của hộp thoại Templates and Documents. Nếu bạn muốn dùng một mẫu có sẵn để tạo tài liệu mới, hãy bấm đúp vào hạng mục để xem các mẫu tài liệu có trong hạng mục đó và chọn mẫu tài liệu thích hợp với tính chất tài liệu cần tạo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bắt đầu từ tài liệu trống, hãy thoát khỏi hộp thoại Templates and Documents bằng cách bấm nút Close trong góc trên bên phải của hộp thoại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 110 / 407

Hình 5.4: Mở các mẫu tài liệu 4. Sau khi đã tạo tài liệu, bạn có thể dùng rất nhiều tính năng định dạng mà Writer cung cấp để trình bày từng vùng văn bản riêng biệt trong tài liệu của mình. Bạn có thể dùng các tuỳ chọn có trên thanh công cụ Formatting để thực hiện các thao tác định dạng văn bản.

Hình 5.5: Thanh công cụ Formatting 5. Bạn có thể dùng cửa sổ Style and Formatting để thực hiện việc chỉnh sửa lại định dạng văn bản trong toàn bộ tài liệu. Để mở cửa sổ Style and Formatting, chọn trình đơn Format, bấm chuột vào lệnh Style and Formatting. Cửa sổ Style and Formatting xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 111 / 407

Hình 5.6: Bật cửa sổ Style and Formatting 6. Bạn có thể dùng cửa sổ này để chọn hoặc thay đổi kiểu dáng đang có hoặc tạo một kiểu dáng mới trong tài liệu văn bản. Bấm chuột lên 1 biểu tượng bên dưới thanh tiêu đề của Style and Formatting để hiển thị danh sách các kiểu dáng trong một mục cụ thể, như danh sách hoặc đoạn văn.

Hình 5.7: Các biểu tượng trong cửa sổ Style and Formatting 7. Theo mặc định, khi bạn mở cửa sổ Style and Formatting, biểu tượng Paragraph Style sẽ được chọn. Tất cả các kiểu dáng liệt kê trong

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 112 / 407

hạng mục này sẽ được hiển thị trong cửa sổ Style and Formatting. Bạn có thể chỉnh lại kiểu dáng của từng thành phần riêng biệt trong tài liệu bằng cách chọn phần cần chỉnh sửa và áp dụng một kiểu dáng đang có lên vùng đó bằng cách bấm đúp lên kiểu dáng tương ứng.

Hình 5.8: Áp dụng kiểu dáng cho vùng chọn 8. Nếu bạn muốn sửa một kiểu dáng đã có, hãy bấm phải vào kiểu dáng cần sửa và chọn Modify. Một cửa sổ mới sẽ hiện ra. Bạn có thể chỉ định tất cả các thuộc tính của kiểu dáng đã chọn thông qua các tuỳ chọn trong cửa sổ này. Hãy sửa lại các thiết lập cho kiểu dáng và nhấn OK để các thay đổi có hiệu lực.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 113 / 407

Hình 5.9: Sửa một kiểu dáng 9. Bấm đúp chuột lên kiểu dáng đã sửa để thấy các thay đổi nào đã áp dụng lên vùng văn bản được chọn.

Hình 5.10: Áp dụng kiểu dáng mới 10. Bạn có thể tiếp tục bằng cách tuỳ chỉnh tất cả các phần còn lại của tài liệu bằng thao tác tương tự. Chèn bảng Để chèn bảng vào trong tài liệu văn bản, đặt con chuột tại nơi muốn chèn bảng vào và thực hiện các bước sau: 1. Mở trình đơn Table, chọn mục Insert rồi nhấn chuột vào Table. Hộp thoại Insert Table xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 114 / 407

Hình 5.11: Chèn bảng 2. Bạn có thể thiết lập các tuỳ chọn có trong hộp thoại để cấu hình các thuộc tính của bảng được chèn vào.

Hình 5.12: Đặt các thuộc tính cho bảng sẽ chèn vào

Bạn có biết? Để nhanh chóng chèn một bảng vào tài liệu, với các thiết lập mặc định, hãy bấm chuột vào biểu tượng Table trên thanh công cụ Standard và chọn kích cỡ bảng trong ô xuất hiện. Để tạo bảng, nhấn chuột vào ô nằm ở hàng cuối và cột cuối.

3. Chọn các thuộc tính của bảng và nhấn OK. Bảng được chèn vào vị trí đặt con trỏ. Theo mặc định, Writer tạo một bảng trải rộng từ lề trái sang lề phải, đồng thời các hàng và các cột có cùng kích thước. Để thay đổi kích thước của hàng và cột hoặc chiều rộng của bảng, hãy bấm chuột phải vào bảng và chọn Table từ trình đơn ngữ cảnh hiện ra. Hộp thoại Table Format sẽ hiện lên. Thông qua hộp thoại này, bạn có thể chỉ định việc sắp xếp, chiều rộng của cột, sắp xếp văn bản trong ô, đường viền và màu nền. Sau khi hoàn tất việc thiết lập thuộc tính cho bảng, nhấn OK để thay đổi bố cục và hình dạng của bảng.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 115 / 407

Hình 5.13: Tuỳ biến định dạng cho bảng 4. Các thiết lập đã được áp dụng cho bảng đã chọn. Trong trường hợp dữ liệu trong một ô phải sắp xếp theo dạng bảng, bạn có thể tạo một lớp bảng khác bên trong bảng đang có. Các bảng này được gọi là bảng lồng nhau. Writer không hạn chế số lượng lớp bảng, vì vậy bạn có thể tạo bao nhiêu bảng trong bảng cũng được! Để tạo bảng lồng nhau, bấm vào ô mà bạn muốn bảng bên trong sẽ xuất hiện, rồi làm lại các bước hướng dẫn bên trên để tạo ra bảng mới. Bảng mới sẽ xuất hiện trong phạm vi ô của bảng cũ.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 116 / 407

Hình 5.14: Tạo bảng trong bảng 5. Tiếp đó, bạn có thể đặt các thuộc tính cho bảng bên trong mới tạo ra bằng hộp thoại Table Format và nhập dữ liệu vào trong bảng này.

Hình 5.15: Bảng bên trong Chèn hình ảnh OpenOffice.org cho phép bạn nhập các hình ảnh ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm JPEG, PNG, BMP và GIF. Bạn có thể chèn các ảnh từ tập tin, từ thư viện hình ảnh OpenOffice.org Gallery, từ máy quét, hoặc mạng Internet, hoặc một chương trình đồ hoạ nào khác. Để chèn một ảnh từ tập tin bên ngoài vào trong tài liệu văn bản: 1. Đặt con trỏ tại vị trí mà bạn muốn ảnh được chèn vào. Trên trình đơn Insert, chọn mục Picture và nhấn vào From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện. 2. Để chèn tập tin vào, hãy di chuyển tới thư mục tương ứng và chọn nó. Bạn có thể chọn hộp kiểm Preview nằm dưới hộp thoại Insert Picture để xem trước ảnh đang chọn và đảm bảo đó đúng là ảnh cần chèn. Nhấn Open để chèn ảnh vào trong tài liệu của bạn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 117 / 407

Hình 5.16: Chèn ảnh 3. Ảnh được chèn vào trong vị trí đã chọn. Nếu ảnh không vừa với kích cỡ tài liệu của bạn, bạn nên điều chỉnh lại kích cỡ của nó. Để điều chỉnh kích thước của tấm ảnh, hãy chọn nó và nhấn giữ phím SHIFT. Khi bạn chọn một tấm ảnh, trên rìa tấm ảnh sẽ xuất hiện các chốt hình vuông. Nếu bạn bấm chuột và di chuyển các chốt ra chỗ khác trong khi giữ SHIFT, kích thước của tấm ảnh sẽ thay đổi.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 118 / 407

Hình 5.17: Thay đổi kích thước của ảnh chèn vào 4. Sau khi thay đổi kích thước của ảnh, bạn phải đặt lại vị trí của nó. Bạn có thể sắp xếp hoặc căn lề tấm ảnh bằng các công cụ có trong thanh công cụ Frame nằm bên dưới thanh công cụ Standard. Ngoài ra, bạn có thể bấm chuột phải vào tấm ảnh và chọn các tuỳ chọn có trong đó, như Arrange, Wrap hoặc Anchor, trong trình đơn ngữ cảnh hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 119 / 407

Hình 5.18: Đặt lại vị trí của ảnh chèn vào 5. Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp cho ảnh, bạn sẽ thu được kết quả tương tự như hình dưới đây.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 120 / 407

Hình 5.19: Ảnh chèn vào trong tài liệu In tài liệu Để in tài liệu: 1. Mở trình đơn File và chọn Print. Hộp thoại Print xuất hiện. Bạn có thể dùng hộp thoại này để chỉnh máy in cần dùng (trong trường hợp bạn có nhiều máy in), các trang nào sẽ được in ra, và số bản in. Bạn cũng có thể bấm vào nút Properties trong hộp thoại Print để đặt các thuộc tính của máy in, như in ngang, dọc, khay giấy sẽ dùng và kích thước giấy. Để đặt các tuỳ chỉnh cho máy in đối với tài liệu hiện thời, nhấn vào nút Options trong hộp thoại Print.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 121 / 407

Hình 5.20: In tài liệu 2. Hộp thoại Printer Options cho phép bạn chọn các phần đã đặt trong tài liệu để in ra. Ví dụ, để tiết kiệm mực, bạn không muốn in nền hoặc các ảnh có trong tài liệu ra. Bạn có thể đặt các tuỳ chọn này trong phần Content bằng cách bỏ dấu kiểm của các hộp kiểm tương ứng. Tương tự, bạn cũng có thể đặt các tuỳ chọn in ấn trong phần Pages và Notes. Sau khi chọn các tuỳ chọn, nhấn OK để lưu lại các thiết lập.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 122 / 407

Hình 5.21: Đặt các tuỳ chọn cho việc in ấn 3. Giờ bạn có thể bắt đầu việc in tài liệu bằng cách nhấn nút OK trong hộp thoại Print. Chú ý: Các thay đổi trong hộp thoại Printer Options sẽ chỉ có hiệu lực với tài liệu hiện hành và không phải là thiết lập mặc định áp dụng cho các tài liệu sau này của bạn.

Lưu tài liệu Bạn có thể lưu tài liệu Writer lại giống như lưu một tài liệu bất kỳ nào khác! Để lưu tài liệu mới: 1. Mở trình đơn File và chọn Save As. Hộp thoại Save hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 123 / 407

Hình 5.22: Lưu tài liệu 2. Di chuyển đến thư mục cần lưu tập tin vào đó, nhập tên tài liệu và nhấn nút Save để lưu tài liệu vào thư mục đã chọn. OpenOffice.org cũng cho phép bạn lưu tài liệu dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm Microsoft Word, Rich Text, Star Writer và HTML. Nhờ đó, bạn có thể chia sẻ tài liệu của mình với người khác. Nếu bạn muốn lưu tài liệu ở dạng .doc của Word, hãy chọn định dạng tương ứng trong trình đơn thả xuống ở phần dưới hộp thoại. Sau đó nhấn Save để lưu tài liệu dưới dạng tài liệu Word.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 124 / 407

Hình 5.23: Lưu tài liệu ở định dạng của Word

5.3

Sử dụng OpenOffice.org Calc

Calc là chương trình xử lý bảng tính trong bộ công cụ OpenOffice.org. Các tính năng nâng cao của Calc cho phép thực hiện các quá trình tính toán thống kê chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Calc cũng là một chương trình thân thiện và dễ dùng đối với người mới dùng. Mục này sẽ giúp bạn làm quen với các tính năng chính và dạy bạn thực hiện một số chức năng tính toán cơ bản. Tương tự như mọi ứng dụng trong bộ OpenOffice.org, Calc cho phép bạn lưu bảng tính trong định dạng OASIS OpenDocument (ODF). Đây là định dạng dựa trên XML cho phép bạn truy cập vào bảng tính từ bất kỳ phần mềm tương thích OpenDocument nào. Ngoài ra, Calc còn cho phép bạn lưu bảng tính trực tiếp ở dạng Portable Document Format (PDF) mà không cần dùng thêm phần mềm trung gian đắt tiền nào khác.

5.3.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Calc

Calc là một ứng dụng có rất nhiều tính năng, bao gồm các công cụ để phân tích, vẽ biểu đồ và thống kê, xử lý dữ liệu trong bảng tính. Một số tính năng chính của OpenOffice.org Calc: • Tính toán: OpenOffice.org Calc có sẵn hơn 300 hàm tài chính, logic, thống kê, toán học và ngân hàng. Nhờ vậy bạn có thể tạo các công thức tính toán phức tạp với Calc. Ngoài ra, Calc cũng cung cấp đồ thuật Function wizard để hướng dẫn bạn tạo công thức theo từng bước một. Một tính năng nữa của OpenOffice.org Calc là nó cho phép ta tạo công thức từ ngôn từ thông thường như sản phẩm - giá thành.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 125 / 407

• Quản lý kịch bản: Cho phép bạn phân tích kiểu ’nếu-thì’ và xem kết quả thay đổi như thế nào khi một đại lượng tính toán thay đổi. Ví dụ, khi thực hiện việc tính toán cho vay, bạn có thể thay đổi kỳ hạn của khoản vay và xem kết quả thu được theo 1 tỉ lệ lãi suất cố định. • Data Pilot: Cho phép bạn so sánh, kết hợp và sắp xếp khối lượng dữ liệu lớn. Nó giúp bạn lấy dữ liệu thô từ cơ sở dữ liệu, bảng tham chiếu, tổng hợp lại và chuyển dữ liệu thành thông tin có ý nghĩa. Bạn có thể dùng chức năng Data Pilot để tạo bảng tương tác, cho phép dữ liệu được sắp xếp, sắp xếp lại hoặc tổng hợp lại theo nhiều kiểu khác nhau. • Biểu đồ động: Đây là các biểu đồ tự động cập nhật khi dữ liệu trong bảng tính được thay đổi. • Mở và lưu các tập tin của Microsoft: Calc cho phép bạn dùng các bảng tính của Microsoft và lưu tài liệu ở nhiều định dạng khác nhau, trong đó có định dạng của Microsoft Excel. Nhờ vậy, bạn có thể chia sẻ dữ liệu với người khác dùng Microsoft hoặc các ứng dụng tương tự.

5.3.2

Thực hiện các tác vụ bảng tính cơ bản

Tương tự như các ứng dụng bảng tính khác, Calc có thể xử lý thông tin văn bản hoặc số học ở dạng bảng. Nó cho phép bạn sắp xếp và xử lý dữ liệu, áp dụng các hàm toán học, thống kê vào tập dữ liệu và biểu diễn dữ liệu ở dạng biểu đồ hoặc hình ảnh. Các phần sau sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện một số tác vụ với bảng tính trong Calc. Định dạng bảng và ô Để định dạng bảng và ô trong Calc: 1. Mở trình đơn Applications, chọn Office và bấm vào OpenOffice.org Spreadsheet để mở bảng tính Calc. Cửa sổ Calc xuất hiện.

Hình 5.24: Chạy Calc 2. Một số thành phần chính trong cửa sổ Calc được mô tả trong hình dưới:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 126 / 407

Hình 5.25: Cửa sổ Calc • Ô Name chứa ô và số hàng, gọi là tham chiếu ô, của ô đang được chọn. • Ô hiện hành tương ứng với ô cần xử lý hiện thời. • Đồ thuật Function wizard mở hộp thoại Function Wizard. • Nút Sum giúp bạn tính tổng của nhiều ô nằm bên trên ô hiện thời. • Bấm chuột vào nút Function, một dấu bằng sẽ được chèn vào ô hiện thời và dòng nhập liệu để ta tiếp tục chèn công thức cho ô. • Các thẻ bảng nằm ở dưới bảng tính, báo hiệu số bảng trong bảng tính đang làm việc. Theo mặc định, một bảng tính mới sẽ bao gồm 3 bảng con. 3. Sau khi bạn đã nhập các dữ liệu của mình vào bảng tính, bạn có thể áp dụng nhiều kiểu dáng định dạng cho chúng bằng cách chọn các tuỳ chọn mà Calc cung cấp. Để áp dụng 1 định dạng cho một hay nhiều ô, trong trình đơn Format, nhấn vào Cells. Hộp thoại Format Cells xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 127 / 407

Hình 5.26: Định dạng ô 4. Bạn có thể chọn các tùy chọn có trong hộp thoại này, trong phần Font, Font Effects và Alignment để quy định các thuộc tính của văn bản trong vùng chọn. Tương tự, để gán các thuộc tính cho giá trị số, hãy chọn các định dạng có sẵn trong thẻ Numbers hoặc định nghĩa kiểu mới mà bạn muốn dùng. Hộp thoại Format Cells còn cho phép bạn thêm viền và màu nền vào trong vùng chọn, để bảng tính trông sinh động hơn. Đặt các thiết lập và nhấn OK để áp dụng định dạng đã chọn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 128 / 407

Hình 5.27: Đặt các thuộc tính định dạng 5. Sau khi chọn các thuộc tính xong, bạn sẽ thu được kết quả tương tự như hình này.

Hình 5.28: Bảng tính đã được định dạng lại

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 129 / 407

6. Calc cung cấp 1 chức năng hữu ích cho việc định dạng tài liệu là chức năng Autoformat, cho phép ta tạo ra các bảng tính sinh động và chuyên nghiệp một cách nhanh chóng thay vì chọn từng ô và định dạng từng bảng biểu. Chức năng Autoformat cho phép bạn nhanh chóng áp dụng các định dạng đặt sẵn vào toàn bộ bảng tính hoặc một vùng chọn. Để áp dụng tính năng Autoformat, trong trình đơn Format, chọn Autoformat.

Hình 5.29: Dùng tính năng Autoformat 7. Hộp thoại AutoFormat sẽ xuất hiện. Để gán một định dạng đặt sẵn cho các ô đã chọn, chọn một mục trong danh sách Format rồi nhấn OK.

Hình 5.30: Chọn một mẫu định dạng 8. Định dạng bạn chọn sẽ ngay lập tức được áp dụng cho vùng chọn; bạn thu được bảng tính được trình bày chuyên nghiệp mà không hề mất công sức gì nhiều!

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 130 / 407

Hình 5.31: Bảng đã được tự động định dạng Nhập các giá trị và công thức Công thức là một hàm trong bảng tính, có các đối số và được nhập vào trong một ô trong bảng. Tất cả các công thức đều bắt đầu bằng dấu bằng và có thể chứa giá trị số, văn bản và thi thoảng là cả các thuộc tính định dạng. Công thức có thể chứa các phép toán học, phép logic và các hàm. Bảng 5.1 liệt kê một số ví dụ về công thức trong OpenOffice.org:

Công thức =SUM(A1:A11) =EFFECTIVE(5%;12) =B1*B2 =C4-SUM(C10:C14)

Mô tả Tính tổng các ô từ A1 đến A11 Tính lãi suất hiệu dụng hàng năm 5% chia cho lãi suất danh nghĩa với 12 lần trả tiền một năm Tính kết quả của phép nhân hai ô B1 với B2 Tính kết quả của việc lấy ô C4 trừ đi tổng các ô từ C10 đến C14 Bảng 5.1: Công thức của Calc

Cách nhanh nhất để nhập công thức là gõ công thức trong ô mà bạn muốn kết quả của phép tính được hiển thị, hoặc nhập công thức vào dòng nhập trên thanh Formula. Bạn cũng có thể dùng đồ thuật Function wizard để tạo công thức theo từng bước. Để nhập công thức bằng đồ thuật Function wizard: 1. Trong bảng tính, chọn ô cần biểu chèn công thức. Để mở đồ thuật Function wizard, trên thanh Formula, bấm vào Function Wizard. Hộp thoại Function Wizard sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 131 / 407

Hình 5.32: Chạy đồ thuật Function Wizard 2. Bạn có thể thấy toàn bộ các hàm mà Calc có được liệt kê theo từng hạng mục bên trong ô Functions. Bạn cũng có thể chọn một hạng mục từ danh sách thả xuống Category để xem các hàm có trong hạng mục đó. Tìm hàm cần dùng trong ô Functions, rồi bấm vào để chọn nó. Bạn sẽ thấy rằng hộp thoại Function Wizard sẽ cung cấp thêm thông tin về hàm đã chọn để hướng dẫn bạn dùng hàm đó. Sau khi chọn hàm, bấm vào nút Next để tiếp tục nhập công thức.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 132 / 407

Hình 5.33: Chọn một hàm trong đồ thuật Function Wizard 3. Tiếp đến, bạn phải đặt giá trị số cần áp dụng cho công thức. Để chọn giá trị số, bạn phải quay về bảng đang làm việc. Nhấn vào nút Shrink để thu gọn hộp thoại này và trở về bảng làm việc.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 133 / 407

Hình 5.34: Thu gọn hộp thoại Function Wizard 4. Hộp thoại Function Wizard được thu lại để bạn có thể quan sát được bảng đang làm việc. Hãy giữ phím SHIFT và dùng chuột để chọn phạm vi các ô chứa giá trị cần đưa vào hàm. Sau khi đã chọn các ô cần dùng, bạn quay trở về cửa sổ Function wizard bằng cách bấm vào nút Maximize.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 134 / 407

Hình 5.35: Chọn phạm vi các ô cần dùng 5. Tham chiếu tới các ô đã chọn sẽ tự động xuất hiện trong hộp number 1và trong công thức đã áp dụng, theo sau là các tham số, xuất hiện trong ô Formula nằm ở dưới đáy hộp thoại. Để hoàn tất việc nhập công thức, nhấn OK.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 135 / 407

Hình 5.36: Áp dụng công thức 6. Kết quả sẽ được hiển thị trong ô mà bạn áp dụng công thức lên đó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 136 / 407

Hình 5.37: Kết quả cuối cùng Chèn đồ thị Bạn có thể biểu diễn dữ liệu mình có trong bảng dưới dạng đồ thị hoặc hình ảnh để so sánh các dữ liệu với nhau. Calc cung cấp cho ta một số dạng đồ thị để trình bày dữ liệu. Để chèn đồ thị vào trong bảng tính: 1. Mở một bảng tính có đầu đề cột và hàng, và chọn dữ liệu cần phải đưa vào trong đồ thị. Sau đó, chọn trình đơn Insert, chọn tiếp lệnh Chart. Hộp thoại Chart Wizard xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 137 / 407

Hình 5.38: Mở đồ thuật Chart Wizard 2. Trong phần đầu tiên của đồ thuật Chart wizard, bạn có thể chọn kiểu đồ thị và xem trước biểu đồ sẽ được trình bày trông như thế nào. Calc cho phép ta dùng nhiều kiểu đồ thị khác nhau, 2 chiều cũng như 3 chiều. Bạn tiếp tục chuyển tới phần hướng dẫn kế tiếp trong Chart Wizard bằng cách nhấn Next, hoặc kết thúc việc tạo đồ thị bằng cách nhấn Finish và chèn đồ thị vào trong tài liệu.

Hình 5.39: Chọn kiểu đồ thị 3. Đồ thị sẽ được chèn vào trong vị trí đã chọn trong bảng tính của bạn. Giờ bạn có thể di chuyển và thay đổi kích thước của biểu đồ sao cho phù hợp với bố cục tài liệu.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 138 / 407

Hình 5.40: Đồ thị đã chèn vào Xuất bảng tính ra dạng PDF Tất cả các ứng dụng OpenOffice.org đều tích hợp sẵn chức năng xuất tài liệu ra dạng PDF. Trên Microsoft Windows, không những bạn phải trả tiền bản quyền cho Microsoft Office, mà bạn còn phải mua phần mềm chuyển đổi PDF của một hãng thứ ba để xuất tài liệu của mình ra PDF. Để xuất bảng tính ra dạng PDF: 1. Mở trình đơn File và chọn lệnh Export as PDF. Hộp thoại Export xuất hiện.

Hình 5.41: Xuất bảng tính ra tập tin PDF

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 139 / 407

2. Bốn thẻ trong hộp thoại này cho phép bạn đặt các tuỳ chọn về cách thức xuất bảng tính ra dạng PDF, như những trang nào sẽ được xuất, phương pháp nén được dùng, mức độ bảo mật mà tập tin PDF sẽ có. Sau khi đã chọn các thiết lập mình muốn, hãy nhấn Export.

Hình 5.42: Đặt các thiết lập xuất PDF 3. Đặt tên và chọn thư mục cần lưu tập tin PDF xuất ra, sau đó nhấn Save để xuất bảng tính ra tập tin PDF.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 140 / 407

Hình 5.43: Xuất tập tin ra PDF

Bạn có biết? Nếu bạn gõ =GAME("StarWars") vào một ô bất kỳ, trò chơi StarWars sẽ hiện ra. Đây là một trò chơi giống như trò ’Bắn ruồi’ trong điện tử Nintendo trước đây!

4. Giờ, bảng tính của bạn đã được xuất ra tập tin PDF.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 141 / 407

Hình 5.44: Tập tin PDF thu được

5.4

Sử dụng OpenOffice.org Impress

Impress là một công cụ trình diễn mạnh của OpenOffice.org. Nó cung cấp các tính năng tạo ảnh chiếu dạng 2D và 3D để trình bày báo cáo, giới thiệu sản phẩm... Nó cũng cho phép bạn thêm nhiều hiệu ứng và chuyển động để ảnh chiếu của mình trông hấp dẫn và sinh động hơn. OpenOffice.org Impress gần giống như Microsoft PowerPoint về mặt chức năng. Tuy nhiên, Impress còn cho phép bạn tạo tập tin PDF từ trình diễn, và thậm chí chuyển trình diễn của mình thành dạng ShockWave Flash (SWF) để đưa lên các trang web. Để xem định dạng này, bạn chỉ việc cài đặt trình Flash player.

5.4.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Impress

Một số tính năng chính trong Impress: Tạo ảnh vector: Impress có sẵn rất nhiều công cụ để bạn có thể vẽ các ảnh vector để minh hoạ cho trình diễn mình tạo. Bạn cũng có thể xuất các ảnh vector này thành ảnh bitmap và chuyển đổi ảnh bitmap thành ảnh vector, nếu muốn. Tạo ảnh chiếu: Bạn có thể chọn các mẫu ảnh chiếu có sẵn, hoặc dùng các công cụ vẽ hình và biểu đồ để chỉnh sửa ảnh chiếu của mình. Trong chế độ xem Master view, bạn có thể thêm vào các thành phần mà mình muốn xuất hiện trong tất cả các ảnh chiếu khi trình diễn. Ngoài ra, Impress còn cho phép bạn sử dụng thư viện Open ClipArt, một thư viện hình ảnh miễn phí trên Internet. Các hiệu ứng chuyển động của Impress sẽ giúp cho trình diễn của bạn hết đơn điệu. Bạn có thể dùng các hiệu ứng chuyển động 2D hay 3D áp dụng cho văn bản trong ảnh chiếu thông qua công cụ Fontwork. Với Fontwork, bạn có thể tạo các ảnh 3D một cách dễ dàng. Xuất bản trình diễn: Impress cho phép bạn xuất bản các trình diễn của mình ra dạng PDF, hoặc chuyển ra SWF để đính vào tài liệu HTML bạn có. Điều này giúp cho trình diễn của bạn chạy tốt trên tất cả các nền ứng dụng, từ Windows, Linux đến web. Lưu trình diễn ở nhiều định dạng khác nhau: Cũng như các ứng dụng OpenOffice.Org khác, Impress lưu tài liệu của nó ở định dạng chuẩn OpenDocument. Nó cũng cho phép bạn lưu tài liệu lại trong các định dạng khác, như .ppt của PowerPoint.

5.4.2

Tạo các trình diễn đa phương tiện

Tạo, xem và in trình diễn Để tạo và xem các trình diễn bằng OpenOffice.org Impress:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 142 / 407

1. Mở trình đơn Applications, chọn mục Office rồi bấm chuột vào OpenOffice.org Presentation.

Hình 5.45: Mở Impress 2. Hộp thoại Presentation Wizard sẽ xuất hiện. Hộp thoại Presentation Wizard sẽ giúp bạn đặt các thiết lập cơ bản về cấu trúc của ảnh chiếu trình diễn trong 3 bước. Bạn có thể tiếp tục việc thiết lập theo chỉ dẫn của Presentation Wizard hoặc tạo một ảnh chiếu trống bằng cách bấm chuột vào Create.

Hình 5.46: Dùng Presentation Wizard

Bạn có biết? Để xem trước các mẫu ảnh chiếu, các thiết kế ảnh chiếu và các hiệu ứng có trong chương trình, hãy đánh dấu hộp kiểm Preview.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 143 / 407

3. Hình này minh hoạ cửa sổ Impress với một ảnh chiếu trống. Từ trong vùng Task nằm bên trái cửa sổ, bạn có thể chọn bố cục của ảnh chiếu hiện hành.

Hình 5.47: Cửa sổ Impress 4. Nhập văn bản vào trong các hộp văn bản để tạo ảnh chiếu đầu tiên. Để làm cho trình diễn của mình thêm sinh động và chuyên nghiệp, bạn có thể đổi hình nền và định dạng phông chữ cho từng ảnh chiếu hoặc dùng một mẫu ảnh chiếu có sẵn trong phần Master Pages. Nhấn Master Pages để mở vùng Master Pages.

Hình 5.48: Mở vùng Master Pages

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 144 / 407

5. Trong Master Pages, Impress cung cấp cho bạn một số mẫu định sẵn. Hãy chọn mẫu muốn dùng. Mẫu này sẽ được áp dụng lên toàn bộ trình diễn của bạn. Bạn có thể thêm nhiều thành phần khác, như các đối tượng, hình ảnh, ảnh động... để làm cho trình diễn đẹp hơn nữa, bằng cách dùng trình đơn Insert. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một ảnh chiếu nữa vào trong trình diễn. Bạn có thể thêm một ảnh chiếu mới bằng cách nhấn nút Slide trong thanh công cụ Standard. Một cách khác, bạn có thể chọn lệnh Slide trong trình đơn Insert.

Hình 5.49: Chọn một mẫu ảnh chiếu 6. Ảnh chiếu được chèn vào cũng được định dạng như ảnh ban đầu, vì đó là bố cục cuối cùng được chọn. Tuỳ theo yêu cầu công việc, bạn có thể chọn một định dạng mới trong vùng Layout cho ảnh vừa thêm vào. Bố cục mới này sẽ có 2 cột, 1 cột chứa văn bản và cột còn lại chứa ảnh minh hoạ. Hãy nhập nội dung văn bản vào trong các hộp văn bản có trong ảnh, rồi nhấn đúp chuột vào biểu tượng hình ngôi nhà để chèn một ảnh vào ô trống đã có.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 145 / 407

Hình 5.50: Chọn bố cục cho ảnh chiếu 7. Trong hộp thoại Insert Picture, chọn ảnh mình muốn dùng và nhấn vào nút Open để chèn nó vào trong ảnh chiếu.

Hình 5.51: Chèn ảnh minh hoạ vào trong ảnh chiếu 8. Lưu ý rằng bức ảnh được chèn vào sẽ được tự động điều chỉnh kích cỡ sao cho khớp với ô trống có trước đó. Bạn cũng có thể chèn một ảnh bằng cách chọn mục Picture trong trình đơn Insert. Ảnh được chèn vào theo cách này sẽ không được tự động điều chỉnh kích cỡ, nhưng bạn có thể tự mình di chuyển và chỉnh lại kích thước nếu cần. Sau đó, hãy chèn thêm một ảnh chiếu nữa. Tiếp theo, ta sẽ chiếu trình diễn. Để cấu hình các thiết lập khi trình chiếu, bạn chọn Slide Show Settings từ trình đơn Slide Show.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 146 / 407

Hình 5.52: Thiết lập trình chiếu 9. Hộp thoại Slide Show xuất hiện cho bạn đặt các thiết lập cơ bản trước khi trình chiếu. Trong phần Range, hãy chỉ định các ảnh chiếu nào sẽ được đưa vào trình bày và thứ tự xuất hiện của chúng. Trong phần Type, bạn có thể đặt cách thức trình bày những ảnh chiếu này. Tương tự, phần Options cho phép bạn đặt các thiết lập khác cho trình diễn. Sau khi đã chọn xong tất cả các tuỳ chọn cần dùng, nhấn OK để các thiết lập có hiệu lực.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 147 / 407

Hình 5.53: Cấu hình các thiết lập khi trình diễn 10. Để bắt đầu chiếu ảnh, hãy chọn Slide Show trong trình đơn Slide Show hoặc nhấn phím tắt F5.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 148 / 407

Hình 5.54: Bắt đầu trình chiếu 11. Các ảnh chiếu có thể được thiết lập để lần lượt tự động xuất hiện. Khi đến ảnh chiếu cuối cùng, bạn sẽ được hỏi là có muốn thoát khỏi chế độ trình diễn hay không. Nếu bạn muốn thoát khỏi chế độ trình diễn ngay lập tức, hãy nhấn ESC. 12. Bạn có thể in các ảnh chiếu ra, cùng với các ghi chú, viền, số trang, ngày tháng tạo... bằng cách chọn lệnh Print từ trình đơn File.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 149 / 407

Hình 5.55: In các ảnh chiếu 13. Bạn có thể dùng hộp thoại Print để thiết lập máy in hoặc dùng thiết lập mặc định, và nhấn OK để bắt đầu in các ảnh chiếu ra ngoài.

Hình 5.56: Đặt các thiết lập của máy in Các đối tượng chuyển động và 3 chiều Để tạo trình diễn có các hiệu ứng chuyển động 3D:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 150 / 407

1. Trong một trình diễn mới, bạn phải chọn một mẫu thích hợp trong vùng Master pages. Sau đó, bạn thêm các thành phần vào trình diễn để làm nó sinh động hơn. Hãy bắt đầu bằng việc thêm tiêu đề vào ảnh chiếu đầu tiên. Để làm tiêu đề trông sinh động hơn, bạn hãy dùng các công cụ văn bản có trong Impress. Đặc biệt, công cụ Fontwork cho phép bạn tạo các hiệu ứng 3D đặc biệt cho văn bản. Để bật Fontwork, trên thanh công cụ Drawing, hãy chọn nút Fontwork Gallery. Cửa sổ Fontwork Gallery xuất hiện.

Hình 5.57: Mở Fontwork Gallery 2. Chọn kiểu hiệu ứng trình diễn bạn muốn áp dụng cho phần tiêu đề. Nhấn OK.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 151 / 407

Hình 5.58: Chọn một kiểu hiệu ứng trong Fontwork 3. Chữ Fontwork, trong kiểu hiệu ứng xuất hiện trên ảnh chiếu như một đối tượng. Để hiển thị văn bản tiêu đề thay vì chữ Fontwork, hãy bấm đúp lên đối tượng và gõ văn bản tiêu đề vào chữ Fontwork màu đen xuất hiện bên trên đối tượng. Nhấn vào 1 điểm bên ngoài đối tượng để thoát khỏi chế độ sửa của Fontwork.

Hình 5.59: Sửa đối tượng Fontwork 4. Bạn có thể tiếp tục và làm những thao tác ở trên với các ảnh chiếu khác, bằng cách chèn các ảnh 3D vào và cho chúng chuyển động.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 152 / 407

Hình 5.60: Văn bản 3D 5. Bạn có thể chèn các đối tượng 3D vào trong trình diễn của mình bằng thanh công cụ 3D-Objects. Theo mặc định, thanh công cụ này không xuất hiện trong thanh công cụ Drawing. Để thấy nó, bạn phải chọn View, chọn mục Toolbars rồi chọn tiếp 3D-Objects.

Hình 5.61: Chèn các đồ họa 3D

Bạn có biết? Bạn cũng có thể hiển thị thanh công cụ 3D-Objects bằng cách bấm vào mũi tên nhỏ ở cuối thanh công cụ Drawing và chọn nó trong danh sách Visible Buttons.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 153 / 407

6. Thanh công cụ 3D-Objects xuất hiện dưới dạng nổi. Nếu bạn không thích thanh công cụ nổi, bạn có thể đặt nó vào cạnh một thanh công cụ có sẵn. Để đặt thanh công cụ 3D-Objects vào cạnh các thanh công cụ khác, hãy kéo thanh tiêu đề của nó tới vị trí gần các thanh công cụ khác rồi thả chuột.

Hình 5.62: Thanh công cụ 3D-Objects 7. Thanh công cụ 3D-Objects giờ đã được gắn vào cạnh thanh Line and Filling. Bạn có thể lấy các đối tượng trong thanh công cụ này để chèn vào trong ảnh chiếu. Để chèn một đối tượng 3D vào trong ảnh chiếu hiện thời, nhấn vào biểu tượng của nó trên thanh công cụ D-Objects toolbar. Sau đó, di chuyển con chuột đến điểm bạn muốn chèn đối tượng vào. Bạn có thể thấy một dấu cộng ở đầu con chuột. Giữ phím trái chuột và kéo chuột để chèn đối tượng vào ảnh chiếu. Đối tượng 3 chiều được chọn sẽ xuất hiện.

Hình 5.63: Chèn một đối tượng 3D 8. Bạn có thể thay đổi tỉ lệ và kích thước của đối tượng bằng cách giữ các chốt màu xanh ở quanh nó. Impress cũng có những công cụ để bạn áp dụng một số hiệu ứng 3D lên các đối tượng để thay đổi hình dạng của chúng. Để áp dụng các hiệu ứng 3D lên đối tượng đồ hoạ được chèn vào, ta bấm chuột phải lên đối tượng. Trong trình đơn ngữ cảnh, hãy chọn mục 3D Effects. Hộp thoại 3D Effects sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 154 / 407

Hình 5.64: Áp dụng các hiệu ứng 3D 9. Bạn có thể lựa các tuỳ chọn nằm dưới các nút khác nhau trong hộp thoại này để đặt hình dạng của đối tượng đã chèn vào. Nhấn nút Illumination để tinh chỉnh độ sáng của đối tượng. Bạn cũng có thể chọn các tuỳ chọn khác từ danh sách thả xuống để trình bày hiệu ứng ánh sáng cho đối tượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kéo chấm trắng trên hình ở dưới đáy hộp thoại và di chuyển nó sang vị trí khác để thay đổi góc chiếu sáng. 10. Sau khi đã chọn xong các thiết lập, hãy nhấn biểu tượng Assign ở phía trên bên phải hộp thoại để áp dụng hiệu ứng lên đối tượng. Nhấn Close để thoát khỏi hộp thoại 3D Effects.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 155 / 407

Hình 5.65: Dùng các hiệu ứng 3D 11. Lưu ý rằng bằng một số cú nhắp chuột, đối tượng 3D của bạn trông sẽ hoàn toàn khác! Làm tương tự, bạn có thể thêm nhiều thành phần 3D và 2D vào trình diễn của mình, rồi sau đó áp dụng nhiều hiệu ứng 3D để trang trí cho nó. Impress cũng cung cấp các hiệu ứng chuyển động để trình diễn của bạn trông chuyên nghiệp hơn. Để xem các hiệu ứng chuyển động có trong Impress, trong trình đơn Slide Show, nhấn vào Custom Animation. Vùng Custom Animations sẽ xuất hiện ở bên phải cửa sổ trình diễn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 156 / 407

Hình 5.66: Dùng các chuyển động tự đặt 12. Để áp dụng các hiệu ứng chuyển động lên một thành phần đơn lẻ trong ảnh chiếu, hãy chọn thành phần cần áp dụng rồi bấm vào nút Add trong bảng Custom Animation. Hộp thoại Custom Animation sẽ xuất hiện.

Hình 5.67: Đối tượng chuyển động 13. Giờ bạn có thể đặt các hiệu ứng chuyển động khác nhau cho đối tượng được chọn, đặt hiệu ứng vào và ra cho nó và vẽ đường di chuyển cho đối tượng nếu cần. Tương tự, bạn có thể đặt hiệu ứng chuyển động cho mọi thành phần trong ảnh chiếu. Sau khi đặt tất cả các thiết lập cho đối tượng, nhấn OK để áp dụng hiệu ứng lên nó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 157 / 407

Hình 5.68: Các hiệu ứng chuyển động 14. Bạn có thể xem các hiệu ứng chuyển động được chọn ở cuối bảng Custom Animations. Giờ, bạn có thể thấy hiệu ứng chuyển động trong ảnh chiếu. Nhấn vào nút Slide Show để xem thử toàn bộ trình diễn mình tạo.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 158 / 407

Hình 5.69: Chiếu trình diễn vừa tạo 15. Trình diễn của bạn sẽ rất sinh động và chuyên nghiệp!

Hình 5.70: Trình diễn chuyên nghiệp! Xuất trình diễn Như đã giới thiệu, một tính năng khác rất hữu ích của Impress là khả năng xuất trình diễn trực tiếp ra các định dạng khác. Impress cung cấp

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 159 / 407

cho bạn khả năng xuất toàn bộ trình diễn ra định dạng Flash (SWF). Để xuất trình diễn ra tập tin SWF: 1. Mở trình đơn File và chọn lệnh Export. Hộp thoại Export mở ra.

Hình 5.71: Xuất một trình diễn 2. Trong hộp thoại, bạn phải đặt tên tập tin vào ô Name và di chuyển tới thư mục cần lưu tập tin sẽ xuất ra. Để xuất trình diễn ra định dạng Flash, chọn Macromedia Flash (SWF) (.swf) trong danh sách thả xuống file type và nhấn tiếp vào nút Save. Trình diễn của bạn sẽ được xuất ra vị trí đã chọn. Sau đó, bạn có thể xem nó với trình Flash player.

Hình 5.72: Xuất trình diễn của bạn ra dạng Flash

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 160 / 407

5.5

Sử dụng OpenOffice.org Draw

Draw là một công cụ vẽ ảnh vector, cho phép bạn tạo các ảnh từ đơn giản đến phức tạp và xuất chúng ra nhiều định dạng ảnh phổ biến hiện nay. Draw cũng cho phép bạn chèn bảng, biểu đồ, công thức và các đối tượng khác được các trình OpenOffice.org khác tạo ra vào bản vẽ. Chú ý: Đồ hoạ được tạo ra bằng các công cụ vẽ ảnh vector sẽ không bị nhoè đi khi ta thay đổi kích thước của chúng.

Draw được tích hợp trong OpenOffice.org để bạn dễ dàng đưa các ảnh được tạo ra vào trong những ứng dụng OpenOffice.org khác. Ví dụ, nếu bạn tạo một ảnh trong Draw và muốn dùng lại nó trong Writer, bạn chỉ việc thực hiện thao tác chép và dán thông thường. Một số chức năng của Draw cũng có trong Writer và Impress, nên bạn không cần thiết phải chuyển qua lại giữa Writer, Impress với Draw khi cần các thao tác xử lý ảnh cơ bản.

5.5.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Draw

Chú ý: Các phần mềm xử lý ảnh Vector đều coi tất cả các hình dạng, từ đường thẳng đơn giản, hình chữ nhật, đến các hình thù phức tạp khác, là những đối tượng.

Draw cung cấp các chức năng cao cấp để vẽ hình. Một số tính năng chính của Draw là: • Tạo các ảnh Vector: Bạn có thể tạo các ảnh vector trong Draw bằng các đường thẳng và cung, được mã hoá theo các vector toán học. Các vector mô tả đường thẳng, elip, đa giác, tuỳ theo tính chất hình học của nó. • Tạo các đối tượng 3D: Với Draw, bạn có thể tạo một số hình 3D đơn giản, như hình hộp, cầu, trụ tròn, và thay đổi nguồn sáng cho đối tượng. • Lưới và đường gióng: Bạn có thể gióng hàng cho các đối tượng đã vẽ thông qua đường gióng hoặc lưới toạ độ. Các đối tượng có thể tựa vào đường lưới, hoặc đường gióng, hoặc cạnh của 1 đối tượng khác. • Kết nối các đối tượng với nhau để biểu diễn mối quan hệ: Bạn có thể kết nối các đối tượng lại với nhau bằng các đường đặc biệt gọi là connector để biểu diễn quan hệ giữa chúng. Các Connector gắn tới một điểm trên đối tượng và không bị ’rơi’ ra nếu ta di chuyển đối tượng ra chỗ khác. Công cụ này rất hữu ích khi phải tạo các biểu đồ tổ chức, lưu đồ thuật toán... • Hiển thị kích thước: Bạn có thể dùng các đường kích thước để tính toán và hiển thị các kích thước tuyến tính cho sơ đồ kỹ thuật đang vẽ. • Thư viện tranh: Bạn có thể chèn và sử dụng các ảnh, ảnh động, âm thanh và các đối tượng khác từ thư viện OpenOffice.org vào trong bản vẽ, cũng như trong các ứng dụng OpenOffice.org khác. • Các định dạng ảnh: Xuất bản vẽ của bạn ra nhiều định dạng ảnh phổ thông, như BMP, GIF, JPG và PNG.

5.5.2

Các thao tác vẽ cơ bản

Để khởi động OpenOffice.org Draw: 1. Mở trình đơn Applications chọn mục Accessories và bấm chuột vào Terminal để mở cửa sổ Terminal. Trong cửa sổ Terminal, gõ oodraw để chạy OpenOffice.org Draw. Các thành phần chính trong cửa sổ Draw được minh hoạ trong hình sau:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 161 / 407

Hình 5.73: Cửa sổ Draw 2. Bản vẽ được tạo trong vùng vẽ được bao quanh bởi các thanh công cụ sau: • Thanh Menu liệt kê tất cả các trình đơn có trong Draw. Nó cũng có các tuỳ chọn để quản lý, sửa và xem các định dạng trên bản vẽ của bạn. • Thanh Function có các biểu tượng để thực hiện các tác vụ như mở, lưu, chép, cắt và dán (biểu tượng Open, Save, Copy, Cut và Paste). • Thanh Line and Filling có các công cụ để vẽ, thay đổi hình dạng của đối tượng được chọn, như kiểu dáng đường nét, màu và độ dày của nét vẽ; màu tô và kiểu tô màu. • Thanh Drawing là thanh công cụ quan trọng nhất trong Draw. Nó chứa tất cả các chức năng cần thiết để vẽ các dạng hình học, hoặc các nét vẽ tự do. Để tạo các hình dạng cơ bản trong Draw, bạn phải sử dụng các công cụ có sẵn trên thanh này. Nó còn cho phép bạn sửa, kết hợp và xử lý chúng để tạo ra hình dạng phức tạp nữa! Bạn có thể thay đổi số lượng và vị trí các công cụ trên thanh để sử dụng chúng thuận tiện hơn. Để thêm hoặc bớt một thanh công cụ khỏi cửa sổ Draw: 3. Mở trình đơn View, chọn mục Toolbars. Danh sách Toolbar xuất hiện, liệt kê tất cả các thanh công cụ sẵn có. Để bật một thanh công cụ lên, hãy đánh dấu hộp kiểm tương ứng với nó. Ngược lại, để bỏ một thanh công cụ, hãy xoá dấu kiểm tương ứng. Tạo các đối tượng Để tạo một đối tượng bằng cách dùng thanh công cụ Drawing: 1. Nhấn vào biểu tượng của đối tượng cần tạo, ví dụ như biểu tượng Rectangle (hình chữ nhật) hoặc Ellipse (hình elip) trên thanh Drawing, sau đó đặt chuột tại một điểm trên bản vẽ, nơi bạn muốn đặt đối tượng. 2. Nhấn chuột trái rồi kéo chuột tới điểm kết thúc đối tượng thì thả chuột ra. Đối tượng mới tạo xuất hiện trong vùng vẽ. Chọn các đối tượng Trước khi thay đổi một đối tượng bất kỳ, bạn phải chọn nó. Draw cho phép ta chọn một đối tượng bất kỳ bằng các cách sau: • Chọn trực tiếp: Nhấn chuột vào đối tượng cần chọn để chọn nó. • Chọn bằng khung: Trên thanh công cụ Drawing, nhấn vào nút Select và kéo một hình chữ nhật lớn quanh đối tượng cần chọn để chọn nó. Thao tác này giúp chọn nhiều đối tượng một lúc được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 162 / 407

Chú ý: Hình chữ nhật phải bao quanh toàn bộ đối tượng thì đối tượng đó mới được chọn.

Hình 5.74: Chọn bằng khung chữ nhật • Chọn các đối tượng ẩn: Để chọn một đối tượng bị che lấp bởi 1 đối tượng khác, nhấn phím ALT và bấm vào đối tượng cần chọn. Chú ý: Để có thể chọn các đối tượng ẩn, bạn phải biết vị trí tương đối của đối tượng đó so với đối tượng nằm trên nó.

Sửa các đối tượng Khi tạo các đối tượng trong bản vẽ, bạn có thể sửa chúng hoặc thay đổi các thuộc tính của chúng để thu được thứ cần vẽ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng dùng các thiết lập mặc định của chương trình cho đối tượng vẽ ra. Ví dụ, theo mặc định, bạn không thể chuyển hình vuông thành hình chữ nhật hoặc xoay hình vuông theo các trục của nó bằng thanh công cụ Drawing được. Để làm những thao tác này, Draw có sẵn rất nhiều tuỳ chọn cho bạn, như: Chú ý: Tất cả các tuỳ chọn được nói tới trong phần này sẽ áp dụng cho 1 đối tượng hoặc 1 nhóm đối tượng được chọn. Bạn có thể xác định được đối tượng được chọn là đối tượng nào dựa vào các hình vuông hoặc tròn nhỏ bao quanh đối tượng. Các hình tròn, vuông này được gọi là chốt, và tạo ra một khung chữ nhật bao quanh đối tượng trong bản vẽ.

Thay đổi kích thước của đối tượng Để thay đổi kích thước của một đối tượng: 1. Trong vùng vẽ, chọn đối tượng đã tạo bằng cách nhấn chuột lên nó. Bạn sẽ thấy có các chốt hình tròn, vuông xuất hiện chung quanh đối tượng.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 163 / 407

Hình 5.75: Chọn một đối tượng 2. Đặt con chuột trên một chốt. Khi con chuột chuyển thành một mũi tên 2 đầu, hãy kéo con chuột theo hướng mũi tên để thay đổi kích cỡ của đối tượng. Nếu bạn chọn một chốt trong góc, bạn sẽ thay đổi kích cỡ của đối tượng theo 2 trục cùng 1 lúc. Nếu bạn di chuyển chốt ở trên cạnh, bạn chỉ có thể tăng giảm 1 chiều của đối tượng. Đường bao bên ngoài có dạng đường chấm chấm là kích thước mới của đối tượng. 3. Thả chuột ra khi chọn được kích thước phù hợp. Đường chấm chấm sẽ biến mất, và đối tượng có kích thước mới sẽ hiện ra.

Hình 5.76: Sửa đổi đối tượng Sắp xếp các đối tượng Nếu đối tượng bạn đang sửa bao gồm nhiều đối tượng che lấp nhau, việc sửa đổi từng đối tượng riêng biệt (có thể không nhìn thấy) sẽ là một vấn đề khá lớn. May thay, Draw cung cấp cho bạn chức năng sắp xếp lại các đối tượng mà không ảnh hưởng tới bố cục của bản vẽ. Để sắp xếp lại các đối tượng: 1. Trong vùng vẽ, bấm chuột phải lên đối tượng cần sắp xếp, trong trình đơn ngữ cảnh hiện ra, chọn mục Arrange và chọn tuỳ chọn mình cần dùng trong danh sách Arrange.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 164 / 407

Hình 5.77: Sắp xếp lại đối tượng 2. Nếu bạn chọn tuỳ chọn Send Backward, bạn sẽ thu được hình sau:

Hình 5.78: Đưa đối tượng xuống phía dưới Nhân đôi một đối tượng Thông thường bạn phải tạo ra nhiều đối tượng có cùng hình dạng và kích cỡ. Trong Draw, bạn có thể nhân đôi hoặc tạo nhiều bản sao của một đối tượng tương đối dễ dàng. Các bản sao có hình dạng y hệt, hoặc có thể có kích thước, màu sắc, hướng và vị trí khác bản gốc. Để tạo nhiều bản sao của một đối tượng: 1. Nhấn vào đối tượng gốc, nhấn Edit và chọn tuỳ chọn Duplicate. Hộp thoại Duplicate xuất hiện. 2. Đặt các giá trị cần dùng vào trong hộp thoại Duplicate sau đó nhấn OK để xem kết quả thu được trong vùng vẽ.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 165 / 407

Hình 5.79: Nhân đôi một đối tượng Nhóm và kết hợp các đối tượng lại với nhau Khi tạo và chỉnh sửa một đối tượng, vị trí của nó có thể bị lệch đi so với vị trí ban đầu, làm cho vị trí tương đối giữa các thành phần trong bản vẽ trở nên lộn xộn. Nếu là bản vẽ kỹ thuật, tính chính xác về vị trí là một yếu tố rất quan trọng. Trong Draw, bạn có thể gắn kết các đối tượng trong bản vẽ theo 2 cách là nhóm và kết hợp. Nhóm các đối tượng Nhóm các đối tượng vào với nhau giống như là đặt chúng vào trong cùng 1 container, các đối tượng vẫn giữ nguyên hình dạng và tính chất, nhưng ’đi cùng’ với nhau. Bạn có thể di chuyển toàn bộ nhóm giống như 1 đối tượng riêng rẽ trong bản vẽ, và áp dụng tất cả các thao tác chỉnh sửa lên toàn bộ các đối tượng trong nhóm. Đừng lo lắng, vì bạn luôn có thể huỷ các thao tác lỡ tay áp dụng lên nhóm, và mỗi đối tượng trong nhóm đều có thể được xử lý riêng biệt. Để nhóm các đối tượng lại với nhau: 1. Trong vùng vẽ, chọn tất cả các đối tượng bạn muốn nhóm lại. Bấm chuột phải lên một đối tượng đã chọn rồi chọn tiếp Group trong trình đơn ngữ cảnh hiện ra. 2. Bấm vào một đối tượng bất kỳ trong nhóm; các chốt sẽ xuất hiện xung quanh toàn bộ nhóm thay vì đối tượng mà bạn ấn chuột lên. Giờ bạn có thể sửa đổi toàn bộ nhóm thay vì từng đối tượng một. Để thay đổi kích thước cho nhóm: • Đặt con trỏ tại vị trí một chốt. Khi con trỏ chuyển thành dạng mũi tên 2 đầu, hãy kéo chuột để tăng hoặc giảm kích cỡ của nhóm giống như khi làm với 1 đối tượng vậy. Tất cả các đối tượng trong nhóm sẽ được thay đổi lại kích cỡ một cách đồng đều. Bạn cũng có thể sửa một đối tượng đơn lẻ trong nhóm mà không cần tách nhóm ra. Để làm điều này: 1. Bấm đúp chuột vào một đối tượng trong nhóm. Giờ bạn có thể vào trong nhóm và làm việc với từng đối tượng riêng rẽ trong đó. 2. Bấm chuột lên đối tượng cần sửa; các chốt lại hiện ra quanh đối tượng. Trong chế độ này, bạn có thể sửa, thêm hoặc xoá đối tượng hiện hành. 3. Để thoát khỏi chế độ trong nhóm sau khi đã hoàn tất việc sửa đổi đói tượng, hãy bấm đúp chuột ở một điểm bất kỳ bên ngoài khung chọn. Chú ý: Bạn có thể nhóm các đối tượng có hình dạng và kích cỡ bất kỳ. Bạn có thể nhóm đối tượng 2D, 3D hoặc cả 2D và 3D lại với nhau. Tuy nhiên, đối với đối tượng 2D, bạn chỉ có thể kết hợp khi có sự che lấp giữa các đối tượng.

Kết hợp các đối tượng Kết hợp các đối tượng trong bản vẽ tương tự như nhóm chúng lại, nhưng khác ở chỗ là các đối tượng được kết hợp sẽ tạo ra một đối tượng mới. Đối tượng mới này không có các thuộc tính riêng của các đối tượng đã tạo ra nó, và bạn không thể vào trong nhóm tạo ra để sửa từng đối tượng riêng biệt trong đó. Khi kết hợp các đối tượng lại, đối tượng mới sẽ lấy các thuộc tính của đối tượng xếp dưới cùng. Để kết hợp các đối tượng:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 166 / 407

1. Trong vùng vẽ, chọn nhiều đối tượng 2D. Chú ý: Đối tượng nằm dưới cùng trong hình dưới là đối tượng màu xanh nước biển.

Hình 5.80: Kết hợp các đối tượng lại với nhau 2. Bấm chuột phải vào một đối tượng bất kỳ đã chọn và nhấn vào tuỳ chọn Combine trong danh sách. Tại những vùng mà các đối tượng che phủ nhau, tuỳ thuộc vào số lần che phủ mà vùng này có màu hoặc trống không. Nếu số lớp phủ lên là chẵn, ta sẽ có một vùng trống. Nếu số lớp phủ lên là lẻ, ta sẽ thu được một vùng có màu tô là màu của đối tượng dưới cùng.

Hình 5.81: Các vùng mà các đối tượng che lấp nhau 3. Sau khi đã kết hợp các đối tượng lại, bạn có thể chọn đối tượng mới. Tuy nhiên, bạn không thể chọn các vùng trống bên trong đối tượng mới này. Để tách các đối tượng: • Trong vùng vẽ, bấm chuột phải vào đối tượng kết hợp tạo ra trước đó và chọn Split từ trình đơn ngữ cảnh.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 167 / 407

Hình 5.82: Tách các đối tượng Lưu ý rằng các đối tượng thu được sau khi tác chính là các đối tượng trước khi kết hợp. Tuy nhiên, các thuộc tính của chúng đã bị thay đổi thành các thuộc tính tương ứng của đối tượng nằm dưới cùng. Chỉnh màu và bề mặt Khi vẽ, bạn có thể phải tô màu và tạo bề mặt cho nhiều đối tượng khác nhau. Bạn có thể tuỳ chỉnh màu tô của một đối tượng bằng cách dùng thanh công cụ Line and Fill. Chú ý: Thuật ngữ mà OpenOffice.org dùng để chỉ vùng bên trong một đối tượng là vùng tô. Vùng tô của một đối tượng có thể chỉ có một màu, có chuyển sắc hoặc một ảnh.

Sửa màu tô Để sửa màu tô của đối tượng: 1. Trong vùng vẽ, chọn đối tượng cần sửa và nhấn vào nút Area trên thanh công cụ Line and Fill. Hộp thoại Area xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 168 / 407

Hình 5.83: Sửa màu tô 2. Hộp thoại Area có các tuỳ chọn để bạn thay đổi màu tô hiện có của đối tượng. Nhấn vào thẻ Colours, sau đó chọn một màu khác được liệt kê trong mục Table và nhấn OK để dùng màu tô mới.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 169 / 407

Hình 5.84: Chọn màu tô 3. Mục Table liệt kê tất cả các màu chuẩn và các màu mới dùng gần đây. Tuy nhiên, nếu bạn cần dùng một màu không có trong bảng kê, hãy tạo một mẫu màu mới. Để đặt một màu mới: a. Nhấn vào màu chuẩn gần giống với màu bạn cần rồi chỉ định tỉ lệ RGB cần thiết để thay đổi tone và dải màu của nó. Chú ý: Draw cung cấp cho bạn 2 cách để đặt một màu mới. Bạn có thể chọn màu theo 2 hệ màu là RGB hoặc CMYK. Đối với hệ màu CMYK, nhấn chuột vào ô RGB và chọn CMYK trong danh sách tùy chọn.

b. Nếu bạn muốn thêm một màu mới vào danh sách các màu có thể dùng, gõ tên nó vào trong ô Name, đặt tỉ lệ RGB rồi nhấn Add. Danh sách các màu chuẩn bên dưới bảng màu sẽ có thêm màu mới đặt. Bạn có biết? Tất cả các màu sắc đều là sự kết hợp của 3 màu cơ bản là Đỏ (R), Xanh lục(G) và Xanh lam(B), vì vậy ta ký hiệu tỉ lệ màu là RGB. c. Nhấn OK để áp dụng các thay đổi.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 170 / 407

Hình 5.85: Màu tô tự đặt Tô màu chuyển sắc Chuyển sắc là sự chuyển tiếp liên tục giữa 2 màu khác nhau hoặc độ đổ bóng của cùng một màu. Bạn có thể dùng chuyển sắc để tô các đối tượng trong bản vẽ của mình. Để sửa chuyển sắc trong một đối tượng: Trong vùng vẽ, hãy chọn đối tượng bạn muốn chỉnh và nhấn vào nút Area bên trong thanh công cụ Line and Fill. Hộp thoại Area xuất hiện. Nhấn vào thẻ Gradients, chọn một chuyển sắc từ danh sách các chuyển sắc đã có và nhấn vào nút OK để tô chuyển sắc lên đối tượng.

Hình 5.86: Tô chuyển sắc lên đối tượng Sửa văn bản Draw cung cấp các cách sau để chèn văn bản vào trong vùng vẽ: • Dùng công cụ Text trên thanh công cụ Drawing: Bạn có thể tạo một khung văn bản ở bất kỳ đâu trong vùng vẽ, rồi nhập văn bản vào trong khung. • Ô gọi bên cạnh đối tượng: Bạn có thể dùng chức năng này khi muốn tạo văn bản liên kết tới một đối tượng. Nhấn vào công cụ Callouts trên thanh công cụ Drawing. • Văn bản nằm bên trong một đối tượng: Nhấn đúp chuột lên một đối tượng. Một ô văn bản xuất hiện để bạn nhập nội dung vào. Hình sau minh hoạ các cách chèn văn bản vào trong đối tượng bên trong vùng vẽ:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 171 / 407

Hình 5.87: Thêm văn bản vào trong vùng vẽ Các hiệu ứng đồ hoạ Bên cạnh các công cụ vẽ cơ bản, Draw còn cung cấp các hiệu ứng đồ hoạ để bạn sử dụng trong bản vẽ của mình. Cross-Fading Hiệu ứng cross-fade trong Draw chuyển một hình dạng thành một hình dạng khác. Kết quả là một nhóm đối tượng mới được tạo ra, bao gồm 2 đối tượng đầu và cuối, cùng với các hình dạng trung gian giữa chúng. Để dùng hiệu ứng cross-fade: 1. Tạo 2 đối tượng có hình thù khác nhau trong vùng vẽ và chọn chúng.

Hình 5.88: Áp dụng các hiệu ứng đồ hoạ 2. Mở trình đơn Edit rồi chọn Cross-fading để mở hộp thoại Cross-fading. 3. Trong hộp thoại Cross-fading, chọn số đối tượng cần tạo ra giữa 2 đối tượng đầu và cuối. Giữ lại tuỳ chọn mặc định để có các hình chuyển tiếp tạo ra thật mượt mà, rồi nhấn vào nút OK để xem kết quả thu được trong vùng vẽ.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 172 / 407

Hình 5.89: Các đối tượng chuyển tiếp

Chú ý: Bạn có thể thay đổi thứ tự các đối tượng bằng việc sắp xếp lại vị trí của chúng trên vùng vẽ.

5.6

Sử dụng OpenOffice.org Math

Math là trình soạn thảo công thức trong bộ phần mềm OpenOffice.org. Nó có rất nhiều hàm, phép toán và hỗ trợ định dạng để bạn viết các công thức và phương trình khoa học. Các công thức này có thể được chèn vào các ứng dụng OpenOffice.org khác.

5.6.1

Các tính năng chính của OpenOffice.org Math

Một số tính năng quan trọng của Math sẽ được trình bày trong phần này: • Tạo công thức: Math cho phép bạn dễ dàng tạo ra các công thức và dùng chúng như một đối tượng trong tài liệu Writer, Spreadsheet hay Impress. Bạn có thể mở Math từ một ứng dụng OpenOffice khác bất cứ khi nào cần viết công thức hoặc phương trình để chèn vào trong tài liệu. Math cung cấp cho ta rất nhiều các ký hiệu và hàm dựng sẵn để tạo, sửa và định dạng công thức. • Gõ công thức trực tiếp:Nếu bạn quen với ngôn ngữ đánh dấu của Math, bạn cũng có thể gõ các phương trình trực tiếp bên trong tài liệu của bạn và dùng Math để chuyển nội dung vừa gõ thành công thức có định dạng chuẩn. • Tạo công thức bằng cửa sổ Commands: Khi tạo các nội dung trong cửa sổ Commands, bạn có thể xem ngay kết quả thu được bên trong tài liệu của mình. • Tạo các ký hiệu riêng: Với Math, ta có thể tạo hoặc sử dụng các ký hiệu từ trong các phông chữ có sẵn để tạo ra ký hiệu của riêng mình. Bạn có thể thêm các ký hiệu vào trong danh mục ký hiệu toán học cơ sở hoặc tạo một danh mục mới cho ký hiệu của mình đặt ra. • Tạo công thức theo ngữ cảnh: Math cung cấp cho bạn phương thức làm việc hiệu quả nhất thông qua các trình đơn ngữ cảnh xuất hiện khi bạn bấm chuột phải, chứa tất cả các lệnh có thể thấy trong cửa sổ Selection. Hơn thể nữa, bạn có thể chèn các lệnh trong này vào tài liệu chỉ bằng một cú nhắp chuột!

Chú ý: Math chỉ được dùng để viết các phương trình và công thức! Ta không thể dùng Math để tính toán.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 173 / 407

5.6.2

Tạo và sửa công thức

Mặc dù tất cả các chương trình của OpenOffice.org đều dùng Math, nhưng ta hay dùng nó để viết các phương trình và chèn vào tài liệu văn bản. Để có thể dùng Math khi làm việc với Writer hãy thực hiện các bước sau: 1. Đặt con trỏ ở vị trí cần chèn công thức. Mở trình đơn Insert, chọn mục Object rồi nhấn vào Formula.

Hình 5.90: Chạy Math 2. Chương trình Math sẽ được khởi động từ trong cửa sổ Writer. Lưu ý rằng bộ soạn thảo phương trình sẽ xuất hiện ở bên dưới cửa sổ tài liệu. Giờ, bạn có thể chạy tất cả các công cụ mà Math cung cấp bên trong cửa sổ Writer. Một ô trống xuất hiện bên cạnh văn bản, báo hiệu chỗ mà phương trình sẽ được nhập vào. Phương thức đơn giản nhất để nhập phương trình vào trong tài liệu là dùng cửa sổ Selection. Theo mặc định, cửa sổ Selection không xuất hiện. Để xem cửa sổ Selection, bạn phải mở trình đơn View, rồi chọn Selection.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 174 / 407

Hình 5.91: Hiển thị cửa sổ Selection 3. Cửa sổ Selection xuất hiện dưới dạng thanh công cụ nổi. Lưu ý rằng cửa sổ Selection được chia làm 2 nửa. Nửa trên chứa các mục ký hiệu, và nửa dưới biểu diễn các ký hiệu có sẵn trong mục. Bạn có thể chèn vào phương trình các ký hiệu nằm trong cửa sổ Selection. Để chèn một ký hiệu, ví dụ như "a/b" hãy chọn mục phù hợp trong nửa trên và nhấn vào ký hiệu tương ứng ở nửa dưới của cửa sổ Selection.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 175 / 407

Hình 5.92: Dùng cửa sổ Selection 4. Bạn sẽ để ý thấy rằng khi chọn ký hiệu trong cửa sổ Selection, trong bộ soạn thảo phương trình, ký hiệu đánh dấu tương ứng cũng sẽ xuất hiện. Đồng thời, một số ô màu xám cũng xuất hiện ở trong phần thân văn bản chính. Ký hiệu xuất hiện trong bộ soạn thảo phương trình là các ô trống mà bạn phải điền các ký hiệu vào để hoàn thiện công thức.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 176 / 407

Hình 5.93: Chèn các ký hiệu 5. Khi bạn nhập các văn bản cần có vào trong chỗ trống, các ô màu xám sẽ được cập nhật lại vào trong phương trình. Bạn có thể nhập toàn bộ phương trình theo cách này. 6. Sau khi đã hoàn tất việc nhập các ô trống thông qua cửa sổ Selection, phương trình xuất hiện dưới dạng một đối tượng trong cửa sổ tài liệu của bạn và bạn có thể xem toàn bộ mã của nó trong bộ soạn thảo phương trình. Thoát khỏi bộ soạn công thức bằng cách nhấn chuột lên vị trí bất kỳ trong thân tài liệu.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 177 / 407

Hình 5.94: Phương trình được chèn vào 7. Sau khi công thức đã được chèn vào trong tài liệu, đôi khi bạn lại muốn sửa lại nó thêm chút nữa. Để sửa một công thức đã chèn vào tài liệu, nhấn chuột phải lên nó và chọn Edit từ trình đơn ngữ cảnh hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 178 / 407

Hình 5.95: Sửa phương trình đã chèn 8. Giờ ta có thể chèn ký hiệu mới vào trong công thức hoặc xoá công thức mình không cần tới nữa.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 179 / 407

Hình 5.96: Inserting New Symbols 9. Mặc dầu các ký tự Hy Lạp hay được dùng trong các công thức toán học, đặc biệt là công thức lượng giác, các ký tự này thường không có trong cửa sổ Selection hoặc trình đơn ngữ cảnh Context. 10. Bạn có thể thêm các ký tự Hy Lạp vào bằng cách nhập mã đánh dấu của chúng trong cửa sổ soạn thảo phương trình. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng cửa sổ Catalog để làm điều này. Để hiển thị cửa sổ Catalog, trong trình đơn Tools, bạn bấm vào lệnh Catalog.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 180 / 407

Hình 5.97: Mở cửa sổ Catalogue 11. Hộp thoại Symbols sẽ xuất hiện để bạn chọn một ký tự. Trước khi chọn, hãy đảm bảo rằng mục Greek được chọn trong danh sách thả xuống Symbol. Chọn ký tự Hy Lạp mình cần từ trong cửa sổ Symbols và nhấn vào nút Insert.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 181 / 407

Hình 5.98: Chèn các ký tự Hy Lạp 12. Các ký tự được chèn vào trong tài liệu của bạn và mã đánh dấu của nó cũng xuất hiện trong bộ soạn thảo phương trình. Bạn có thể tiếp tục nhập công thức vào tài liệu theo cách thức tương tự. Sau khi hoàn tất việc nhập liệu, tài liệu của bạn sẽ trông như thế này:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 182 / 407

Hình 5.99: Phương trình cuối cùng thu được

5.7

Các ứng dụng khác

5.7.1

Kế toán với GnuCash

GnuCash là một ứng dụng để bạn quản lý tài chính kế toán của gia đình và công ty nhỏ. Thay vì theo dõi toàn bộ các chi tiêu trên giấy, bạn có thể dùng GnuCash để thống kê và đảm bảo rằng bạn không thất thoát tiền nong vào cuối tháng. Tất cả các khoản thu và chi đều có thể được quản lý thông qua tiện ích này. Dùng GnuCash, một doanh nghiệp nhỏ có thể theo dõi các khách hàng cũng như các nhà sản xuất mà mình quan tâm. Bạn cũng có thể tạo báo cáo lãi/lỗ hàng tháng cho doanh nghiệp của mình. GnuCash có thể lưu và quản lý thông tin chi tiết về tài koản ngân hàng của bạn. GnuCash dựa trên mô hình cân đối thu chi mà các kế toán chuyên nghiệp sử dụng để quản lý và báo cáo tài chính. GnuCash rất dễ dùng và có thể được tuỳ chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của bạn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 183 / 407

Hình 5.100: Chương trình kế toán GnuCash Các tính năng chính của GnuCash Việc sử dụng GnuCash cũng giống như điền thông tin tài chính của bạn vào trong một cuốn sổ, nhưng được tổ chức hợp lý hơn. Các tính năng hữu ích của GnuCash là: • Giao diện dễ sử dụng: Giao diện đồ hoạ của GnuCash rất đơn giản đối, giống như bạn việc lưu trữ các bản ghi trên giấy. Nó cũng có tính năng Quick-Fill, khi bạn nhập vào một số ký tự, GnuCash quét qua toàn bộ các từ đã nhập và hoàn tất mục đã nhập một cách tự động. Nếu bạn thường xuyên nhập một nội dung, bạn sẽ không cần phải gõ đi gõ lại mục đó nhiều lần. • Hệ thống 2 nội dung: Tuân thủ nguyên tắc tài chính 2 cột, trong GnuCash mỗi chi tiết đều được thống kê trong 2 phần -- debit trong một tài khoản và credit trong tài khoản còn lại. Điều này giúp cho sự sai lệch giữa thu và chi được quản lý chính xác, giống như bảng cân đối tài chính vậy. Bạn sẽ dễ dàng kiểm tra được tính chính xác của các số liệu nhập vào, và theo dõi được tất cả tình hình tài chính của mình. • Báo cáo: Bạn có thể tạo ra rất nhiều loại báo cáo bằng GnuCash. Đối với gia đình, ta có thể dùng báo cáo Budget để xem chi tiết các khoản thu và khoản chi hàng tháng. Ta cũng có thể tạo báo cáo Tax để tính thuế. Ngoài ra còn có rất nhiều loại báo cáo cho doanh ngiệp, như báo cáo về khách hàng và nhà cung cấp (Customer and Vendor). Một loại báo cáo nữa cũng rất hay được dùng đến là Assets and Liabilities chứa bảng cân đối thu chi. • Xử lý chuyển đổi tiền tệ: Bạn không cần lo lắng về việc chuyển đổi giữa nhiều loại tiền tệ khác nhau; GnuCash tự động xử lý việc chuyển đổi tiền tệ. Ngoài ra, GnuCash cũng cung cấp các trình đơn và cửa sổ hiện ra ở nhiều ngôn ngữ khác nhau. • Cửa sổ Reconcile: GnuCash cung cấp cho người dùng cửa sổ Reconcile chứa cân đối tài chính của tất cả các tài khoản mà ta có. Với chức năng này, ta không cần phải kiểm tra cân đối tài chính trong nhiều tài khoản mình có.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 184 / 407

• Chia nhỏ giao dịch: Tính năng chia giao dịch cho phép ta chia một giao dịch mua bán thành nhiều lần và hạng mục riêng rẽ. Ví dụ, khi bạn mua một số đồ dùng, giao dịch chính là số tiền bạn dùng để mua tất cả các mòn hàng, còn khi dùng chức năng chia giao dịch, ta có thể biết chính xác số tiền để mua từng đồ vật riêng biệt. Sau đó, bạn có thể kiểm tra lại giao dịch chính bất kỳ lúc nào nhờ các giao dịch con đã được chia nhỏ. • Hỗ trợ HBCI: GnuCash còn hỗ trợ cả giao thức German Home Banking Computer Information (HBCI). Đây là một tính năng hữu ích cho người Đức nào cần phải nhập thông tin chi tiết của mình cho nhà băng. Họ có thể trực tiếp thực hiện chuyển khoản, tải thống kê tài chính từ ngân hàng và vay nợ trực tiếp qua GnuCash. • Giao dịch định trước: Dùng GnuCash, người dùng có thể đặt trước các giao dịch cho phù hợp với nhu cầu của mình, và cũng có thể đặt lời nhắc nhở khi gần tới lúc cần giao dịch. Tính năng giúp bạn khỏi phải nhớ những cuộc hẹn của mình! Phần mềm sẽ để ý giúp bạn tất cả những giao dịch đó, nếu bạn muốn. Bạn cũng có thể đặt lại lịch giao dịch khi cần. • Tìm giao dịch: Hộp thoại Transaction Finder giúp bạn tìm ra dù là những giao dịch nhỏ nhất đã thực hiện. Bạn có thể nhập các trường mình cần tìm trong cửa sổ Transaction Finder, và GnuCash sẽ tìm ra giao dịch bạn muốn biết. Ví dụ, bạn muốn xem tất cả các khoản chi to hơn 1 mức nhất định trong tháng này. GnuCash sẽ tìm ra các giao dịch đó cho bạn, nhưng bạn phải thiết lập rằng các giao dịch lớn hơn mức nào trong ô amount trong hộp thoại. • Hướng dẫn sử dụng và Trợ giúp mới: GnuCash có các bài hướng dẫn và các định nghĩa mới để dạy bạn một số kiến thức về tài chính kế toán. Việc này giúp cho người dùng nhanh chóng áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách hiệu quả và sử dụng chương trình một cách hợp lý.

5.7.2

Scribus

Scribus là một chương trình dùng để tạo các tài liệu chuyên nghiệp vốn không thể dùng các trình soạn thảo văn bản để tạo ra. Ví dụ, bạn không thể dùng trình xử lý văn bản để tạo một poster hoặc một cac-vi-dit cho mình. Scribus cho phép ta nhanh chóng sắp xếp văn bản và hình ảnh, mà trong các trình xử lý văn bản thông thường thì đây là những tác vụ rất khó khăn. Scribus giúp ta nhanh chóng tạo ra các tài liệu PDF bằng các tính năng chuyên nghiệp để dùng trong thương mại, thiết kế sách hướng dẫn, tạp chí, báo, tờ rơi và các tài liệu kỹ thuật. Các tính năng chính của Scribus Hãy dùng Scribus khi cần thiết kế các tài liệu có nhiều hình ảnh. Đây là một ứng dụng cho phép người dùng sắp xếp các ảnh, logo.. tại vị trí phù hợp. • Khả năng cập nhật mẫu tài liệu: Scribus cung cấp các mẫu tài liệu, bao gồm những thuộc tính của trang in, như ảnh nền, phần đầu và phần chân. • Quản lý kiểu dáng: Ta có thể tuỳ biến rất nhiều kiểu dáng, bao gồm kiểu dáng dành cho đoạn văn, ký tự và dòng. Bộ quản lý kiểu dáng cho phép ta xem tất cả các tuỳ chọn tại chỗ và dễ dàng đặt kiểu dáng mình muốn. • Định dạng dựa trên XML: Scribus dùng định dạng tập tin dựa trên ngôn ngữ XML, do vậy tính tương thích của nó rất cao. • Các tính năng xử lý phông chữ: Scribus có sẵn rất nhiều tính năng xử lý phông chữ, bao gồm xoay phông, đối xứng phông và co giãn phông cho phù hợp với bố cục văn bản. Dù bạn dùng phông chữ Type1 hay TrueType thì Scribus đều có thể xử lý rất tốt, vì vậy bạn có thể dùng mọi loại phông chữ trong tài liệu của mình. • Các tính năng xử lý ảnh: Scribus có thể nhập hầu hết các định dạng ảnh phổ biến hiện nay, như PNG, TIFF và JPEG, nên bạn có thể chèn tất cả những ảnh mình cần dùng vào trong tài liệu. Ngoài ra, Scribus còn hỗ trợ thêm: • Văn bản và phông chữ trên Unicode: Scribus có thể nhập hầu hết các định dạng văn bản và hỗ trợ các phông chữ Unicode. Nó cũng hỗ trợ các văn tự từ phải sang trái, như tiếng Arập và Hebrew. Tính năng này giúp ta mở một văn bản để bố trí, sắp xếp mà không cần phải lo lắng về phông chữ được dùng trong văn bản đó. • Nhập tập tin một cách trực tiếp: Nếu bạn muốn thêm các ảnh và đồ hoạ vào trong tài liệu, bạn có thể dùng Draw, Impress ... rồi sau đó trực tiếp đưa chúng vào trong Scribus. • CMYK: Scribus hỗ trợ 4 lớp màu Xanh lá mạ (Cyan), Đỏ tươi (Magenta), Vàng (Yellow) và Đen (Black) - chế độ CMYK - dùng trong thiết kế ấn bản chuyên nghiệp. Việc in ấn cũng thông qua hệ màu này. Do vậy, sẽ có rất ít sự khác biẹt giữa thiết kế trên máy và tài liệu được in ra. Scribus còn cung cấp cả các chức năng cải thiện màu sắc khi in nữa! • Các chức năng liên quan đến định dạng PDF: Ngay cả khi tập tin của bạn ở dạng PDF, bạn vẫn có thể xuất chúng vào trong Scribus. Bạn còn có thể thêm các hiệu ứng cho chúng rồi sau đó mã hoá chúng đi lần nữa. Ngoài ra, bạn có thể thêm các từ koá vào trong tập tin PDF xuất ra. • Các định dạng ảnh Vector: Scribus xử lý được tất cả các định dạng ảnh vector được đưa vào, bao gồm định dạng của Adobe Illustrator (AI), Encapsulated PostScript (EPS) EPS và Scalable Vector Graphics (SVG), nên bạn có thể mở hầu hết các ảnh vector cần thêm vào tài liệu của mình trên Scribus.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 185 / 407

5.7.3

Evince

Evince là một trình đọc tài liệu trên Ubuntu. Nó hỗ trợ nhiều định dạng tài liệu, như Portable Document Format (PDF), PostScript, djvu, tiff và dvi. Chương trình này giúp bạn dễ dàng đọc các tài liệu trên máy. Nó cũng có hỗ trợ các chức năng chỉ mục, tìm kiếm, xem thử. Bạn cũng có thể xem tài liệu ở chế độ toàn màn hình hoặc dạng trình chiếu - mỗi trang được biểu diễn như một ảnh chiếu trong trình diễn của Impress. Vì Evince hỗ trợ nhiều định dạng tài liệu, ta có thể dùng nó thay cho nhiều trình đọc tài liệu trước đây. Evince còn hỗ trợ các dạng tài liệu nhiều trang. Hình dưới đây là giao diện chính của Evince:

Hình 5.101: Xem tài liệu với Evince Các tính năng chính của Evince Một số tính năng chính của Evince được liệt kê dưới đây: • Khả năng tìm kiếm: Evince được tích hợp chức năng tìm kiếm để hiển thị số kết quả tìm thấy trong toàn bộ tài liệu và tô sáng các kết quả trong trang hiện thời. • Xem thử: Dùng tính năng này, bạn không cần phải di chuyển qua tất cả các trang mà chỉ việc xem thử các trang thu nhỏ ở thanh trượt bên trái rồi chuyển đến đúng chỗ cần xem. • Đánh chỉ mục: Trong các tài liệu được đánh chỉ mục, Evince còn cho phép ta nhanh chóng chuyển tới chỉ mục tương ứng, nhờ vậy ta di chuyển được từ phần này sang phần khác. • Thu phóng: Evince cho phép ta phóng to hoặc thu nhỏ tài liệu. Ngoài ra, Evince lưu lại mức độ thu phóng của tài liệu sau khi ta đóng chương trình để lần sau sử dụng. • Chọn: Ta có thể chọn văn bản trong tài liệu PDF. Đây không phải là một chức năng sẵn có trong tất cả các trình đọc tài liệu.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 186 / 407

5.8

Tổng kết bài giảng

Trong bài này, ta biết rằng: • OpenOffice.org là ứng dụng mặc định có sẵn trong Ubuntu. • Bộ phần mềm OpenOffice.org bao gồm 5 ứng dụng để làm các tác vụ văn phòng một cách hiệu quả nhất. • Writer là một trình xử lý văn bản trong bộ ứng dụng OpenOffice.org, có tất cả các chức năng xử lý văn bản mà bạn trông đợi. • Calc là phần mềm xử lý bảng tính trong bộ ứng dụng OpenOffice.org, có rất nhiều chức năng tính toán và xử lý dữ liệu dạng bảng phức tạp. • Impress là công cụ để tạo và trình bày các trình diễn trong OpenOffice.org. • Math là công cụ viết các phương trình và công thức được dùng chung bởi tất cả các ứng dụng OpenOffice. • GnuCash là một ứng dụng rất dễ dùng và thuận tiện trong quản lý tài chính cho gia đình và doanh nghiệp nhỏ. • Scribus là một ứng dụng trình bày tài liệu chuyên nghiệp, dùng trong việc tạo các poster, danh thiếp, sách hướng dẫn và các tài liệu thương mại cũng như kỹ thuật khác. • Evince là bộ xem tài liệu cho phép bạn dễ dàng di chuyển giữa các trang. Ngoài ra, nó có thêm chức năng tìm kiếm hỗ trợ các tài liệu được đánh chỉ mục tài liệu.

5.9

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Liệt kê các ứng dụng có trong bộ ứng dụng OpenOffice.org. Câu hỏi 2 Các ứng dụng OpenOffice.org lưu tập tin theo định dạng mặc định nào? a) SWF b) PDF c) ODF Câu hỏi 3 Kể tên ứng dụng soạn thảo công thức trong OpenOffice.org. Câu hỏi 4 Phần mềm nào giúp bạn tạo nhiều dạng thư cá nhân? Câu hỏi 5 Công cụ trong OpenOffice.org giúp bạn di chuyển trong tài liệu đang làm việc? Câu hỏi 6 Kể tên của tính năng trong Openoffice.org cho phép ta trình bày toàn bộ tài liệu? Câu hỏi 7 Bạn có cần thêm phần mềm nào khác để chuyển tài liệu OpenOffice.org sang dạng PDF không? Câu hỏi 8 Kể tên công cụ giúp bạn tạo công thức trong OpenOffice.org Calc. Câu hỏi 9 Math cho phép bạn gõ công thức trực tiếp vào tài liệu nếu bạn đã quen với _______________? Câu hỏi 10 Kể tên tính năng có trong OpenOffice.org Impress cho phép bạn tạo văn bản với hiệu ứng 3D? Câu hỏi 11

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 187 / 407

Tính năng nào của GnuCash giúp bạn kiểm tra các giao dịch bằng cửa sổ truy vấn? 1. Chia nhỏ giao dịch 2. Giao dịch định sẵn 3. Tìm giao dịch 4. Cửa sổ Reconcile Câu hỏi 12 Scribus là gì?. a. Một ứng dụng kế toán b. Một trình xử lý văn bản c. Một bộ xem tài liệu d. Phần mềm bố trí tài liệu

5.10

Thực hành

Bài tập 1: Thực hiện các thao tác xử lý văn bản cơ bản trên Writer Bạn làm việc tại một công ty trang tri nội thất, và sắp phải viết một chương trong thông báo của công ty. Bạn mong chờ cơ hội này đã lâu rồi! Tuy nhiên, bạn sẽ phải soạn thảo nội dung của chương này càng hay càng tốt. Bạn muốn thêm nhiều văn bản, được minh hoạ bằng một số bảng biểu và hình ảnh để chứng tỏ nhiệt tình của mình trong công việc đối với cơ quan. Để hoàn thành nhiệm vụ, bạn phải làm được những thao tác sau: • Tạo và định dạng một tài liệu văn bản • Chèn bảng vào trong tài liệu • Chèn ảnh vào trong tài liệu • Lưu tài liệu lại Để tạo và định dạng một tài liệu văn bản: 1. Mở trình đơn Applications chọn mục Office rồi bấm chuột vào OpenOffice.org Word Processor. 2. Nhập nội dung văn bản vào trong tài liệu trống. 3. Mở trình đơn Format và chọn Style and Formatting để mở cửa sổ Style and Formatting window. 4. Mở cửa sổ Style and Formatting và chọn một mục trong đó để biết các kiểu dáng trong mục đó. 5. Chọn phần văn bản cần áp dụng kiểu dáng và định dạng. 6. Bấm đúp vào kiểu dáng cần dùng trong cửa sổ Style and Formatting. 7. Lặp đi lặp lại các thao tác trên tới khi toàn bộ văn bản đã được trình bày hợp lý. Bạn đã tạo và định dạng xong văn bản mình cần. Để chèn bảng vào trong tài liệu: 1. Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn bảng. 2. Mở trình đơn Table, chọn mục Insert rồi bấm vào Table 3. Đặt các thiết lập cho bảng rồi nhấn OK. 4. Để mở hộp thoại Table Format, bấm chuột phải vào bảng rồi chọn Table từ trình đơn ngữ cảnh xuất hiện. 5. Đặt các thiết lập phù hợp với yêu cầu của bạn trong hộp thoại Table Format sau đó nhấn OK để các thay đổi có hiệu lực. Bạn đã hoàn tất việc chèn và định dạng bảng vào tài liệu. Giờ bạn hãy nhập các số liệu cần thiết vào bảng. Để chèn ảnh vào trong tài liệu: 1. Đặt con trỏ ở vị trí cần chèn hình ảnh. 2. Mở trình đơn Insert, chọn mục Picture, rồi chọn tiếp From File.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 188 / 407

3. Trong hộp thoại Insert Picture, di chuyển đến thư mục chứa tập tin cần chèn, chọn nó rồi nhấn Open. 4. Để điều chỉnh kích thước của ảnh chèn vào, hãy chọn nó rồi giữ SHIFT. 5. Giữ phím SHIFT trong khi di chuyển một chốt xung quanh tấm ảnh để thay đổi kích thước của nó. 6. Để sắp xếp và gióng hàng tấm ảnh cho đúng chỗ, bấm phải vào ảnh rồi chọn các tuỳ chọn mình cần trong trình đơn ngữ cảnh xuất hiện. 7. Đặt vị trí thích hợp cho tấm ảnh. 8. Bạn đã hoàn tất thao tác chèn ảnh vào trong tài liệu. Để lưu tài liệu lại: 1. Mở trình đơn File và chọn Save As. 2. Trong hộp thoại Save, di chuyển đến thư mục bạn dùng để chứa tập tin sẽ lưu. 3. Đặt tên tập tin trong ô Name. 4. Chọn kiểu tập tin từ danh sách thả xuống file type nằm dưới cùng của hộp thoại. 5. Nhấn nút Save để lưu tập tin. Bạn đã hoàn tất thao tác lưu tập tin vừa tạo lại. Bài tập 2: Thực hiện các thao tác bảng tính cơ bản trên Calc Là kế toán trưởng cho công ty, bạn phải chuẩn bị báo cáo quý này. Bạn phải thu thập rất nhiều số liệu, phân tích và tổng hợp lại thành báo cáo, rồi trình bày báo cáo trước khi xuất ra dạng PDF để sau này tham khảo lại. Để làm được việc này, bạn sẽ phải thực hiện các thao tác sau: • Nhập số liệu và định dạng chúng trong bảng tính • Dùng các công thức và hàm có sẵn để xử lý số liệu • Biểu diễn số liệu bằng đồ thị • Tạo báo cáo dạng PDF Để nhập và định dạng các số liệu trong bảng tính: • Mở trình đơn Applications, chọn phần Office rồi nhấn vào OpenOffice.org Spreadsheet để mở một bảng tính trong Calc. • Nhập các số liệu cần thiết vào trong bảng. • Để định dạng một số ô, trong trình đơn Format bạn chọn Cells. • Hộp thoại Format Cells xuất hiện. Dùng các tuỳ chọn trong phần Font, Font Effects và Alignment để quy định các thuộc tính định dạng cho các ô đã chọn. • Nhấn Ok để thực hiện việc định dạng. • Để tự động định dạng bảng tính, hãy dùng chức năng Autoformat. Trong trình đơn Format ta chọn Autoformat. • Để dùng một định dạng có sẵn cho các ô đã chọn, chọn một mục trong danh sách Format rồi sau đó nhấn OK. Bạn đã hoàn tất việc nhập và định dạng dữ liệu trong bảng tính. Để tạo công thức và hàm: • Trong bảng tính, chọn 1 ô cần chèn công thức. • Để tạo và áp dụng công thức hoặc hàm thông qua đồ thuật Function Wizard, nhấn vào nút Function Wizard trên thanh Formula. • Chọn các danh mục hàm cần dùng trong danh sách Category để xem các hàm có trong đó. • Tìm ra hàm cần dùng trong danh sách Functions và nhấn 1 lần vào nó để chọn. • Bấm nút Next để tiếp tục nhập công thức. • Để chọn phạm vi các ô muốn áp dụng công thức, nhấn vào nút Shrink. Hộp thoại FunctionWizard sẽ được thu gọn lại và bạn có thể quay về cửa sổ bảng tính. • Chọn các ô chứa dữ liệu cần xử lý. • Sau khi chọn xong, bạn quay về đồ thuật Function Wizard bằng cách bấm nút Maximize. • Để hoàn tất việc nhập công thức, nhấn nút OK. Bạn đã hoàn thành việc tạo công thức. Kết quả trả về sẽ xuất hiện trong ô được chèn công thức vửa tạo. Để biểu diễn số liệu dưới dạng đồ thị: Mở trình đơn Insert, chọn tiếp mục Chart.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 189 / 407

• Chọn phạm vi dữ liệu, nhãn và bảng tính đích nơi đặt đồ thị. • Nhấn nút Next để tiếp tục. • Chọn kiểu đồ thị và nhấn Next để tiếp tục quá trình chèn đồ thị vào bảng tính. • Đặt một biến thể cho loại đồ thị đã chọn và nhấn Next để tiếp tục. • Đặt tiêu đề cho biểu đồ, đồng thời nhập tên các trục. Sau khi nhập xong các thông tin cần thiết, nhấn vào nút Create. • Một biểu đồ sẽ được chèn vào trong vị trí bạn chọn. Bạn đã hoàn tất việc biểu diễn dữ liệu dưới dạng đồ thị. Để tạo tập tin báo cáo dạng PDF: • Mở trình đơn File, chọn tiếp lệnh Export as PDF. • Nhập tên tập tin vào ô Name trong hộp thoại Export. • Di chuyển đến thư mục sẽ chứa tập tin xuất ra. • Nhấn nút Save để tiếp tục. • Đặt các thiết lập cho việc xuất PDF trong hộp thoại PDF Options, sau đó nhấn nút OK. Bạn đã hoàn thành việc xuất báo cáo ra dạng PDF. Bài tập 3: Tạo trình diễn đa phương tiện trong Impress Bạn làm công tác hướng dẫn một nhóm kiến trúc sư, và sắp tới bạn sẽ phải làm một buổi trình bày về công trình mình đã thiết kế. Bạn muốn trình bày với những người khác sao cho hiệu quả, minh hoạ được tất cả các kích thước có trong bản thiết kế của mình, bao gồm sàn nhà, thang máy và vườn. Bạn muốn trình diễn của mình thật sinh động, nên phải thêm vào các chuyển động khi cần. Cuối cùng, bạn muốn chuyển trình diễn thành một tập tin Flash để sau này dễ dàng tham khảo lại nếu cần. Để làm được việc này, bạn sẽ phải: • Tạo trình diễn gồm có văn bản và ảnh. • Thêm các đồ hoạ 3D và chuyển động trong trình diễn của mình • Cấu hình và chạy trình diễn của mình. • Xuất trình diễn ra định dạng Flash. Để tạo trình diễn gồm có văn bản và ảnh: • Mở trình đơn Applications chọn phần Office rồi chọn tiếp OpenOffice.org Presentation. • Hộp thoại Presentation Wizard xuất hiện. Để tạo một trình diễn trống, giữ nguyên lựa chọn mặc định và nhấn vào nút Next. • Chọn thiết kế cho ảnh chiếu, sau đó nhấn nút Next để tiếp tục. • Đặt các hiệu ứng chuyển đổi áp dụng cho các ảnh chiếu rồi nhấn nút Create để tiếp tục. • Chọn bố cục cho ảnh chiếu hiện thời từ trong bảng Task nằm bên trái cửa sổ Impress. • Nhập nội dung văn bản cần có vào các ô văn bản trong các ảnh chiếu, rồi nhấn tiếp vào biểu tượng Master Pages để mở bảng Master Pages. • Nhấn một lần vào trong mẫu trình diễn muốn dùng để áp dụng nó lên toàn bộ trình diễn đang tạo. • Chèn một ảnh chiếu mới bằng cách nhấn vào nút Slide trên thanh công cụ Standard. • Chọn bố cục cho ảnh chiếu mới thêm vào. • Nhập văn bản dùng cho ảnh chiếu này vào các ô văn bản có sẵn. • Để chèn ảnh vào trong trình diễn, trong trình đơn Insert ta chọn mục Picture. • Trong hộp thoại Insert Picture ta chọn ảnh cần chèn rồi nhấn nút Open. Lặp lại các bước trên để hoàn tất các ảnh chiếu còn lại. Bạn đã hoàn thành việc đưa văn bản và ảnh trong trình diễn của mình. Để thêm các đồ hoạ 3D và chuyển động: • Để tạo các hiệu ứng 3D lên một phần văn bản, trên thanh công cụ Drawing, ta nhấn nút Fontwork Gallery. • Chọn một kiểu dáng bạn thích rồi sau đó nhấn nút OK. • Bấm đúp vào chữ Fontwork. • Gõ nội dung văn bản mới vào trong chữ ’Fontwork’ màu đen hiện lên bên trên đối tượng. • Bấm chuột lên 1 vùng bên ngoài đối tượng để thoát khỏi chế độ sửa chữ Fontwork.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 190 / 407

• Để bật thanh công cụ 3D-Objects, trong trình đơn View ta chọn mục Toolbars và chọn tiếp 3D-Objects. • Để chèn một đối tượng 3 chiều vào trong ảnh chiếu hiện thời, nhấn vào biểu tượng tương ứng với nó trong thanh công cụ 3D-Objects. • Sau đó di chuyển con chuột tới vị trí mà bạn muốn chèn đối tượng vào. • Giữ chuột trái và kéo chuột để vẽ đối tượng vào trong ảnh chiếu. • Thay đổi tỉ lệ và kích thước của đối tượng bằng cách kéo các chốt màu xanh sang vị trí khác. • Để dùng các hiệu ứng 3D cho đồ hoạ vừa chèn vào, bấm chuột phải lên đối tượng. Trong trình đơn ngữ cảnh, chọn tiếp 3D Effects. • Đặt các tuỳ chọn để sửa đổi hình dạng của đối tượng được chọn trong hộp thoại 3D Effects. • Sau khi hoàn tất việc thiết lập, ta nhấn nút Assign ở góc trên bên phải của hộp thoại 3D Effects. • Nhấn nút Close để đóng hộp thoại 3D Effects lại. • Để thêm các chuyển động, ta chọn trình đơn Slide Show rồi bấm vào lệnh Custom Animation. • Chọn một đối tượng rồi nhấn vào nút Add trên bảng Custom Animation để mở hộp thoại Custom Animation. • Sau khi đặt tất cả các thiết lập mình cần dùng, hãy nhấn OK để đặt hiệu ứng chuyển động cho đối tượng. Bạn đã hoàn tất việc thêm hiệu ứng 3D và chuyển động cho trình diễn của mình. • Để cấu hình và thực hiện trình bày trình diễn vừa tạo: • Mở trình đơn Slide Show chọn tiếp mục Slide Show Settings . • Chọn các tuỳ chọn cần dùng trong hộp thoại Slide Show rồi nhấn nút OK để áp dụng các thiết lập. • Để bắt đầu chiếu ảnh, hãy chọn lệnh Slide Show từ trình đơn Slide Show hoặc nhấn F5. Bạn đã hoàn tất việc trình bày trình diễn mình vừa tạo. Để xuất trình diễn ra định dạng Flash: • Mở trình đơn File bấm vào lệnh Export. • Đặt tên tập tin trong ô File name và di chuyển đến thư mục sẽ chứa tập tin xuất ra. • Để xuất trình diễn ar định dạng Flash, chọn mục Macromedia Flash (SWF) (.swf) trong ô File format. • Nhấn nút Save để lưu tập tin vào thư mục đã chọn. Giờ, bạn có thể mở tập tin đã xuất ra bằng trình Flash player của Macromedia hoặc Adobe. Bài tập 4: Tạo công thức bằng Math Bạn là giáo viên dạy toán ở một trường trung học, và bạn phải soạn một công thức toán học có các ký hiệu lượng giác. Bạn phải tìm cách chèn các phương trình này trong một tài liệu văn bản. Solution: • Đặt con trỏ tại vị trí mà bạn muốn chèn công thức vào. • Mở trình đơn Insert, chọn mục Object rồi chọn tiếp Formula. Trình Equation editor xuất hiện bên dưới cửa sổ tài liệu. • Để mở cửa sổ Selection, trong trình đơn View ta chọn Selection. • Bắt đầu chèn công thức bằng cách chọn các ký hiệu trong cửa sổ Selection. • Nhập các ký tự cần dùng vào trong các ô trống trong cửa sổ equation editor. • Tiếp tục các bước trên để hoàn tất toàn bộ phương trình cần tạo. • Nhấn vào bất cứ chỗ nào trong thân tài liệu để thoát khỏi chế độ viết phương trình. • Để chèn các công thức có chứa ký tự Hy Lạp vào tài liệu, mở cửa sổ Catalog bằng cách chọn trong trình đơn Tools. • Chắc chắn rằng mục Greek được chọn trong cửa sổ Symbol. • Chọn các ký tự Hy Lạp cần dùng trong cửa sổ Symbols và nhấn Insert. • Làm theo các bước trên để nhập nốt toàn bộ công thức.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 191 / 407

Chương 6

Trò chơi trên Ubuntu Trọng tâm bài học Các nội dung chính của bài học: • Tìm và cài đặt các trò chơi trên Ubuntu • Chơi một số trò chơi phổ biến trên Ubuntu • Các cấu hình cho những trò chơi khác

6.1

Cài trò chơi trên Ubuntu

Chơi trò chơi trên Linux đã là một chủ đề được bàn luận sôi nổi từ trước đây rất lâu rồi. Có nhiều người cho rằng, phát triển văn hoá ’game’ trên Linux có thể góp phần làm thương mại hoá hệ điều hành miễn phí này. Một thực tế là, các lập trình viên mã nguồn mở khó lòng tạo ra các trò chơi có thể so sánh được với những trò chơi có sở hữu mà các công ty thương mại viết ra. Tuy nhiên, nhờ có sự góp sức của cộng đồng người sử dụng và sự hỗ trợ của những nhà phát triển, đến nay một số trò chơi mã nguồn mở đã được xây dựng. Trong bản cài đặt mặc định của Ubuntu 7.10, có 17 trò chơi, bao gồm Aisleriot, Solitaire, Gnometris và Mines. Ngoài ra, bạn còn có thể cài đặt rất nhiều trò chơi khác từ hạng mục trên kho lưu phần mềm. Mỗi hạng mục có những phần mềm khác nhau, tuỳ thuộc vào đó là phần mềm nguồn mở hay có sở hữu, và mức độ Canonical và cộng đồng Ubuntu hỗ trợ cho chúng. Nội dung này đã được đề cập tới trong bài 1. Chú ý: Cho phép sử dụng các phần mềm trong một hạng mục là công việc hết sức đơn giản. Bạn không cần phải bật các hạng mục phần mềm mỗi khi muốn cài đặt một phần mềm mới.

6.1.1

Cài đặt trò chơi từ kho phần mềm

Hai công cụ Add/Remove Applications và Synaptic Package Manager là các công cụ giao diện đồ hoạ cho phép bạn cài đặt các ứng dụng chạy trên Ubuntu từ các kho lưu phần mềm. Bạn cũng có thể cài đặt hoặc gỡ bỏ các ứng dụng thông qua cửa sổ dòng lệnh (ứng dụng Terminal). Tuy nhiên, việc dùng Add/Remove Applications vẫn dễ dàng và thân thiện hơn là dùn giao diện dòng lệnh. Để cài đặt trò chơi từ kho phần mềm: 1. Trong trình đơn Applications, chọn lệnh Add/Remove.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 192 / 407

Hình 6.1: Mở trình Add/Remove 2. Trong cửa sổ Add/Remove Applications, hãy chọn mục Games ở vùng cửa sổ bên trái. Danh sách các trò chơi được liệt kê trong vùng cửa sổ bên phải, cùng với mức độ phổ dụng của chương trình đó. Ở phía dưới cửa sổ là thông tin mô tả dành cho trò chơi được chọn trong danh sách trên.

Hình 6.2: cửa sổ Add/Remove Applications 3. Vùng bên phải, theo mặc định, sẽ liệt kê các trò chơi được công ty Canonical Limited hỗ trợ. Để thay đổi danh sách các trò chơi, nhấn vào nút Supported Applications và chọn tuỳ chọn mình cần dùng từ danh sách thả xuống.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 193 / 407

Hình 6.3: Thay đổi tuỳ chọn liệt kê 4. Bạn có thể duyệt danh sách các trò chơi hoặc tìm kiếm một trò chơi nếu đã biết tên của nó. Để bắt đầu tìm kiếm, gõ tên trò chơi vào trong hộp Search và nhấn Enter. Vùng cửa sổ bên phải sẽ liệt kê các kết quả tìm thấy. Chọn hộp kiểm nằm bên cạnh tên trò chơi để đánh dấu cài đặt nó rồi nhấn nút Apply Changes. Một hộp thoại xuất hiện, yêu cầu bạn xác nhận là mình muốn tiếp tục quá trình cài đặt.

Hình 6.4: Tìm trò chơi

Chú ý: Kết quả tìm kiếm sẽ phụ thuộc vào chế dộ hiển thị được chọn ở bước trước. Để mở rộng phạm vi tìm kiếm, hãy chọn tuỳ chọn All Available Applications trong hộp danh sách thả xuống Show.

Bạn có biết? Để xoá một trò chơi khỏi máy, hãy bỏ dấu kiểm bên cạnh tên trò chơi đó và nhấn nút Apply Changes.

5. Trong hộp thoại yêu cầu xác nhận, hãy nhấn vào nút Apply để tiếp tục việc cài đặt, và nhấn Cancel để trở về cửa sổ Add/Remove Applications.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 194 / 407

Hình 6.5: Xác nhận các thay đổi để tiếp tục cài đặt 6. Sau khi đã cài đặt xong các trò chơi, một hộp thoại yêu cầu xác nhận rằng quá trình cài đặt đã hoàn tất, và cho phép bạn mở các trò chơi vừa mới cài, hoặc trở lại cửa sổ Add/Remove Applications hoặc đóng nó lại. Hãy chọn tuỳ chọn mình thích.

Hình 6.6: Hộp thoại xác nhận khi quá trình cài đặt hoàn tất

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 195 / 407

7. Để chạy các trò chơi vừa cài, hãy chọn mục Games trong trình đơn Applications và bấm chuột lên trò cần chơi thử.

Hình 6.7: Mở một trò chơi Chơi thôi!

6.2

Chơi các trò chơi trên Ubuntu

Chơi một trò chơi trên Ubuntu cũng không khác gì chơi trò chơi trên các hệ điều hành đồ hoạ khác. Bạn không cần phải có các kiến thức đặc biệt để chơi trò chơi, vì việc khám phá cách chơi 1 trò chơi cũng là một yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của trò chơi đó! Chú ý: Hãy đảm bảo rằng trình điều khiển đồ hoạ 3D phù hợp với hệ thống đã được cài đặt trong máy.

6.2.1

Chơi Frozen-Bubble

Trong trò Frozen-Bubble, bạn phải cố gắng bắn các bong bóng vào thành một nhóm cùng màu để chúng nổ tung. Frozen-Bubble là một trò chơi gần giống như trò Puzzle Bobble và có 100 bài, cho phép chơi 1 người, 2 người. Nó cũng có âm thanh và hình ảnh tương đối sinh động. Bạn có thể chơi trò này với người khác trong cùng mạng LAN hoặc mời người nào đó trên Internet chơi cùng mình. Frozen-Bubble không được cài đặt mặc định trên Ubuntu, nhưng bạn có thể cài nó từ hạng mục Universe trong kho phần mềm. Chú ý: Trò chơi này không có chế độ tắt âm thanh. Vì thế, nếu bạn chơi nó ở chỗ làm mà không muốn những người khác bị ảnh hưởng, hãy tắt loa trước đã!

Để chơi Frozen-Bubble: 1. Chọn trình đơn Applications, chuyển tới mục Games và nhấn chuột vào Frozen-Bubble để chạy nó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 196 / 407

Hình 6.8: Chạy Frozen-Bubble 2. Cửa sổ Frozen-Bubble 2 sẽ xuất hiện, trong đó có các tuỳ chọn về chế độ chơi, tuỳ chọn cấp độ chơi, độ phân giải màn hình, và các phím dùng để điều khiển, hoặc bạn cũng có thể xem những người chơi nào đang đạt số điểm cao nhất trong trò này.

Hình 6.9: Cửa sổ chính của Frozen-Bubble 3. Để bắt đầu chơi trò này ở chế độ 1 người, hãy chọn START 1P GAME và nhấn Enter để vào màn hình Start 1- player game menu. Chọn mục PLAY DEFAULT LEVEL SeT và nhấn Enter để bắt đầu chơi từ bài 1.

Hình 6.10: Chơi Frozen-Bubble ở chế độ 1 người

Chú ý: Dùng các phím mũi tên lên và xuống để chọn tuỳ chọn mình cần.

4. Nội dung trò chơi này là làm sao ngăn cản các bong bóng không chạm tới con chim cánh cụt nằm bên cạnh nhà băng. Ban đầu, bạn sẽ thấy các bong bóng được sắp xếp lung tung trong cửa sổ, một súng bắng bong bóng có sẵn 1 quả bóng và một con trỏ. Dùng các phím mũi tên trái phải để thay đổi hướng con trỏ và nhấn phím cách để bắn bong bóng ra. Để làm nổ các bong bóng, bạn phải bắn bong bóng

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 197 / 407

đúng vào vị trí sao cho có ít nhất 3 quả bóng cùng màu với nhau. Nếu bóng được bắn ra chạm vào nhiều bong bóng khác màu, nó sẽ bị dính lại vào chùm bong bóng ở trên.

Hình 6.11: Chơi Frozen-Bubble 5. Bạn phải bắn bóng từ súng trong 7 giây tính từ khi quả trước được bắn ra, nếu không một cảnh báo Hurry sẽ nháy lên 3 lần và súng sẽ tự động bắn quả bóng đang có. Quả bóng xuất hiện trong nhà băng là quả tiếp theo sẽ được xếp vào súng.

Hình 6.12: Cảnh báo Hurry nhấp nháy sau 7 giây từ lần bắn trước 6. Bạn qua bài khi bắn vỡ toàn bộ các bong bóng! Sau đó, nhấn một phím bất kỳ để chuyển lên bài kế tiếp. Nếu bong bóng chạm tới con chim cánh cụt, bạn đã thua và không thể chuyển đến bài kế tiếp.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 198 / 407

Hình 6.13: Kết quả của lần chơi

Chú ý: Nhấn phím ESC để quay về cửa sổ trước hoặc đóng trò chơi lại.

7. Nếu bạn thoát khỏi trò chơi sau khi đạt được một số điểm cao, hãy gõ tên bạn vào trong cửa sổ mở ra và nhấn Enter để xếp tên mình vào danh sách người có số điểm cao nhất. Trong danh sách, bạn có thể xem bài mà mình đã chơi đến và thời gian để chơi đến bài đó. Nhấn ESC để quay về màn hình chính.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 199 / 407

Hình 6.14: Màn hình High Score Bạn cũng có thể tự mình sắp xếp các bong bóng bằng cách chọn mục Level editor trong màn hình chính.

6.2.2

Chơi PlanetPenguin Racer

PlanetPenguin Racer, còn gọi là ppracer, là một trò chơi kiểu đua xe dùng OpenGL, trong đó diễn viên chính là Tux, biểu tượng của Linux. Trò chơi này phát triển từ một trò chơi Linux rất nổi tiếng trước đó là Tux Racer. Nội dung trò chơi là để con Tux trượt trên một núi tuyết và về đích trong thời gian sớm nhất, mà không va phải cây và đá trên đường đua. Để chơi PlanetPenguin Racer: 1. Cài gói planetpenguin-racer từ hạng mục Universe trong Synaptic Package Manager. 2. Trong trình đơn Applications, chỉ tới mục Games và nhấn chuột vào Planet Penguin Racer để khởi động chương trình.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 200 / 407

Hình 6.15: Khởi động PlanetPenguin Racer 3. Nhấn một phím bất kỳ trên bàn phím để vào màn hình tiếp đó.

Hình 6.16: Màn hình ban đầu 4. Màn hình kế tiếp là màn hình chính của trò chơi. Hãy nhấn vào tuỳ chọn có trên màn này để bắt đầu cuộc đua, chơi thử trước khi thực sự tham gia đua, cấu hình các thiết lập được dùng trong trò, xem công trạng của những tác giả và thoát khỏi trò chơi.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 201 / 407

Hình 6.17: Enter an Event 5. Bạn có thể chơi trò này thông qua bàn phím hoặc tay bấm. Trong cửa sổ chính, chọn Configuration sau đó chọn Keyboard hoặc Joystick để dùng bàn phím hoặc tay cầm làm thiết bị điều khiển. Bạn cũng có thể thay đổi các phím điều khiển nếu muốn. Nhấn Back để trở về màn hình chính.

Hình 6.18: Các thiết lập cấu hình trò chơi 6. Trong màn hình chính, bấm vào mục Enter an Event, chọn cuộc đua và cúp mà bạn muốn tham gia, sau đó nhấn tiếp Continue để tiếp tục.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 202 / 407

Hình 6.19: Chọn Event và Cup 7. Màn hình tiếp sau đó cho phép bạn chọn cuộc đua mình muốn tham gia. Với người mới bắt đầu, bạn không có tuỳ chọn nào khác ngoài việc tiếp tục với cuộc đua mặc định. Tuy nhiên, nếu bạn đọc các thông tin Needed to advance, bạn sẽ biết được các yêu cầu tối thiểu để được coi là đạt và tham gia vào bài tiếp theo trong giải. 8. Nhấn nút Race! để bắt đầu cuộc đua.

Hình 6.20: Chọn cuộc đua 9. Màn hình tiếp theo là khi cuộc đua bắt đầu. Bạn phải làm sao để con Tux chạy đến vạch Finish, lấy được càng nhiều cá trên đường càng tốt. Nếu bạn về đến vạch Finish và đạt các tiêu chuẩn quy định trong phần Needed to advance, bạn có thể tiếp tục tham gia vòng đua kế tiếp; còn không bạn sẽ phải chơi lại vòng đua này. Có 4 lần thử hoặc mạng để bạn hoàn tất cuộc thi. Nếu bạn không đạt đủ tiêu chuẩn để qua bài, bạn sẽ mất một mạng.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 203 / 407

Hình 6.21: Chơi PlanetPenguin Racer Bạn có thể giành cúp nếu tập luyện nhiều và tập trung để cải thiện khả năng xử lý của mình.

6.3

Chơi các trò chơi khác

Ngoài tất cả các trò chơi có trên Ubuntu, bạn cũng có thể chơi các trò chơi viết cho Microsoft Windows. Tuy nhiên, để chơi các trò chơi của Microsoft Windows, bạn phải có chương trình chạy các ứng dụng Windows trên Ubuntu. Có 2 chương trình chính để làm việc này -- Wine and Cedega.

6.3.1

Cài đặt Wine

Cedega không phải là một phần mềm miễn phí, do vậy chúng ta sẽ không nói đến nó. Thay vì đó, ta sẽ cài đặt Wine: Để cài và cấu hình Wine: 1. Cài gói wine và wine-dev thông qua trình Synaptic Package Manager. 2. Để cấu hình wine ta chọn Applications, Wine, Configure Wine. 3. Cửa sổ này cho phép bạn tuỳ chỉnh các thiết lập cho Wine, như phiên bản Microsoft Windows cần giả lập, ánh xạ ổ đĩa, cũng như các thiết lập cho ứng dụng khác. Nhấn OK để đóng cửa sổ này lại sau khi hoàn tất việc cấu hình. Cài đặt wine và wine-dev thông qua Synaptic Package Manager. Wine giờ đã được cấu hình xong, và nó có một ổ C: nhân tạo. Bạn có thể truy cập vào các ứng dụng của Microsoft Windows trên Ubuntu thông qua Wine.

6.3.2

Chơi một trò chơi của Microsoft Windows trên Ubuntu

Sau khi cài đặt Wine lên máy, bạn có thể bắt đầu chơi các trò chơi của Microsoft Windows trên Ubuntu. Ta có thể thực thi tập tin .exe của Microsoft Windows trên Wine bằng cách bấm chuột phải lên nó và chọn "Wine Windows Emulator". Nếu bạn cài một ứng dụng Microsoft Windows bằng Wine, một biểu tượng sẽ được hiển thị trong trình đơn Applications, Other.

6.4

Tổng kết bài giảng

Nội dung của bài này: • Bạn có thể cài đặt và chơi các trò chơi có sẵn trên Ubuntu và trong các kho phần mềm. • Bạn có thể cài đặt trò chơi bằng nhiều cách. Ví dụ, dùng công cụ Add/Remove Applications, Synaptic Package Manager hoặc cửa sổ dòng lệnh để cài trò chơi. • Bạn có thể chơi các trò chơi của Microsoft Windows trên Ubuntu bằng cách cài đặt một chương trình giả lập môi trường Microsoft Windows như Wine.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 204 / 407

6.5

Câu hỏi ôn tập

Không có gì.

6.6

Lab Exercise

Bài tập 1: Cài một trò chơi trên Ubuntu Trong một lần gặp bạn bè, bạn được nghe kể rằng họ chơi các trò chơi trên hệ điều hành Linux. Bạn cũng muốn chơi trò chơi đó, nhưng không thể tìm thấy gói phần mềm của nó trong Ubuntu. Bạn phải làm gì để chơi trò này trên máy mình? Để thực hiện tác vụ trên: 1. Trong trình đơn System, trỏ tới Administration và nhấn vào Software Sources để mở hộp thoại Software Sources. 2. Trong hộp thoại Software Sources, chọn hộp kiểm của hạng mục main và universe. Giữ nguyên tuỳ chọn Main server trong phần Download from và xoá hộp kiểm ở mục CDrom with Ubuntu 7.10 "Gutsy Gibbon". 3. Bấm vào nút Close, một thông báo hiện lên và bạn tiếp tục nhấn vào nút Reload để cập nhật lại danh sách phần mềm. 4. Để cài đặt trò chơi, chọn Add/Remove từ trình đơn Applications, cửa sổ Add/Remove Applications sẽ mở ra. 5. Chọn Games trong phần cửa sổ bên trái, thay đổi tuỳ chọn Show list option thành All Open Source Applications, gõ tên trò chơi vào ô Search rồi nhấn Enter. 6. Đánh dấu hộp kiểm bên cạnh trò chơi để cài đặt nó rồi nhấn nút Apply Changes. 7. Trong hộp thoại xác nhận, nhấn nút Apply để tiếp tục. 8. Sau khi cài đặt xong trò chơi, một hộp thoại xuất hiện yêu cầu bạn xác nhận quá trình cài đặt đã xong, và cho phép bạn mở trò chơi vừa cài ra. Bấm đúp vào tên trò chơi để chạy nó. Hoặc, bạn có thể đóng hộp thoại này lại và chạy trò chơi từ trong trình đơn Applications. Bài tập 2: Cài Wine và chơi một trò chơi của Microsoft Windows trên Ubuntu Bạn duyệt web và phát hiện ra một trò chơi rất hay. Bạn tải nó về và mọi thứ có vẻ ok cho tới khi bạn phát hiện ra rằng trò này chỉ chạy trên Microsoft Windows, mà hệ điều hành này lại không được cài trên máy bạn. Bạn rất thích chơi nó, nhưng làm thế nào để chạy nó trên Ubuntu? Để chơi một trò chơi của Windows trên Ubuntu: 1. Cài đặt gói wine và wine-dev thông qua trình Synaptic Package Manager. 2. Mở bộ cài đặt của trò chơi đó trong Wine. 3. Chạy trò chơi vừa cài từ trong trình đơn Applications.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 205 / 407

Chương 7

Tuỳ biến môi trường làm việc và các ứng dụng Trọng tâm bài học Trong bài này, bạn sẽ học về các nội dung sau: • Tuỳ chỉnh giao diện của môi trường làm việc trên Ubuntu • Làm việc với trình quản lý tập tin Nautilus • Tìm hiểu các trình quản lý gói khác và công dụng của chúng • Thêm và xoá các ứng dụng bằng 3 cách sau: – Add/Remove Applications – Synaptic Package Manager – Giao diện dòng lệnh • Tìm hiểu các kiểu gói phần mềm đơn lẻ và cách sử dụng chúng • Cài và gỡ bỏ các gói Debian • Tìm hiểu về các hạng mục trong kho phần mềm • Thêm các kho phần mềm

7.1

Giới thiệu

Như đã nói ở bài 3, Ubuntu sử dụng một giao diện đồ hoạ người dùng rất thân thiện gọi là GNOME. Không giống như những môi trường làm việc khác, màn hình của Ubuntu không có biểu tượng mặc định nào trên đó. Bạn có thể tuỳ ý thêm bớt biểu tượng lên màn hình nền khi thấy cần. Bạn có biết? GNU là một cách chơi chữ rất hay: GNU là viết tắt của cụm từ ’GNU’s Not Unix’; và được đọc thành guh-nu.

Trong bài này, bạn sẽ học cách thiết lập môi trường làm việc trên Ubuntu cho phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn cũng sẽ học cách cài đặt và gỡ bỏ các ứng dụng trên hệ thống.

7.2

Tuỳ biến môi trường làm việc

Ta có thể tuỳ biến Ubuntu và các phân nhánh liên quan của nó bằng giao diện đồ hoạ hoặc giao diện dòng lệnh. Các công cụ đồ hoạ để tuỳ biến Ubuntu nằm trong trình đơn System. Bạn hãy chọn mục Preferences trên trình đơn System để xem chúng.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 206 / 407

Chú ý: Trình đơn System - Preferences cho phép người dùng tuỳ biến môi trường làm việc của riêng mình. Ngược lại, các ứng dụng trong System - Administration sẽ làm thay đổi môi trường làm việc của toàn bộ hệ điều hành, và ảnh hưởng đến mọi người dùng trên hệ thống.

7.2.1

Thay ảnh nền

Ảnh nền là ảnh hoặc màu sắc nằm dưới cùng trong môi trường làm việc của bạn. Bạn có thể thay đổi hình nền mặc định (Simple Ubuntu) theo cách sau: 1. Từ trình đơn System ta chọn Preferences và nhấn vào mục Appearance. Hộp thoại Appearance Preferencesxuất hiện.

Hình 7.1: Mở hộp thoại Appearance Preferences

Bạn có biết? Bạn cũng có thể bấm chuột phải lên màn hình nền và chọn Change Desktop Background để mở hộp thoại Appearance Preferences .

2. Trong hộp thoại Appearance Preferences, ta chọn một ảnh nền có sẵn để thay cho ảnh hiện thời.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 207 / 407

Hình 7.2: Thay ảnh nền cho môi trường làm việc 3. Nhấn nút Close trong hộp thoại Appearance Preferences để áp dụng thay đổi.

Hình 7.3: Áp dụng các thay đổi Thêm ảnh nền mới

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 208 / 407

Ngoài những ảnh nền có sẵn trong Ubuntu, bạn có thể tải và cài thêm các ảnh khác của riêng mình và thêm chúng vào danh sách ảnh nền nằm trong hộp thoại Appearance Preferences. Để thêm ảnh nền, ta làm như sau: 1. Mở trang web http://art.gnome.org/ và chọn liên kết Backgrounds.

Hình 7.4: Mở trang ảnh nền cho GNOME 2. Tải ảnh nền bạn thích về máy. Trong quá trình tải về, bạn có thể xem độ phân giải màn hình phù hợp cho bức ảnh mình chọn. Bạn nên tải và lưu ảnh có độ phân giải phù hợp với độ phân giải mình đang dùng. 3. Từ trình đơn System, chọn Preferences và chọn tiếp Appearance. Hộp thoại Appearance Preferences sẽ hiện lên. 4. Nhấn vào thẻ Background và nhấn nút Add. Hộp thoại Add Wallpaper mở ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 209 / 407

Hình 7.5: Thêm ảnh nền mới 5. Trong hộp thoại Add Wallpaper ta chọn ảnh vừa tải về rồi nhấn Open.

Hình 7.6: Chọn ảnh đã tải về máy

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 210 / 407

Thao tác này thêm ảnh vừa tải về vào danh sách ảnh nền trên máy. 6. Nhấn nút Close trong hộp thoại Appearance Preferences để chấp nhận thay đổi. Giờ bạn đã có ảnh nền mới trên màn hình Ubuntu của mình!

Hình 7.7: Ảnh nền mới thêm vào

Bạn có biết? Bạn cũng có thể dùng ảnh tải về từ những trang web khác. Có rất nhiều trang cung cấp ảnh cho phép người xem có thể tải về và sử dụng với mục đích cá nhân. Nhiều người còn dùng các ảnh của mình hoặc ảnh gia đình làm ảnh nền trên máy.

Đổi màu nền Để đổi màu nền: 1. Từ trình đơn System, chọn Preferences và bấm chuột vào mục Appearance để mở hộp thoại Appearance Preferences. 2. Bấm vào thẻ Background và chọn No Wallpaper. Bạn chỉ có thể xem được màu nền khi không có ảnh nền trên màn hình của bạn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 211 / 407

Hình 7.8: Đổi màu nền 3. Hộp Colours cung cấp 3 loại màu nền: Solid colour, Horizontal gradient và Vertical gradient. Chọn màu nền bạn muốn và bấm vào màu cần dùng trong ô Colours. Hộp thoại Pick a Colour hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 212 / 407

Hình 7.9: Chọn màu 4. Chọn một màu hoặc một thuộc tính của màu, như dải màu của nó, độ bão hoà... để tạo ra màu muốn dùng. Nhấn OK. Màn hình nền của bạn sẽ dùng màu được chọn ngay lập tức!

Hình 7.10: Tạo màu 5. Nhấn nút Close để đóng hộp thoại Appearance Preferences lại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 213 / 407

Hình 7.11: Màu nền đã được thay đổi

7.2.2

Tuỳ chỉnh sắc thái giao diện (Nút & biểu tượng...)

Sắc thái giao diện chính là hình dáng nút, thanh cuộn, biểu tượng, viền cửa sổ... Ubuntu có sẵn một số sắc thái giao diện để bạn sử dụng khi thấy giao diện mặc định đã quá nhàm chán. Để chọn một sắc thái giao diện mới: 1. Từ trình đơn System ta chọn Preferences và nhấn vào Appearance. Hộp thoại Appearance Preferences xuất hiện. 2. Trong thẻ Theme, chọn sắc thái giao diện muốn dùng. Môi trường làm việc sẽ lập tức dùng sắc thái bạn vừa chọn. Để tuỳ chỉnh từng thành phần của sắc thái, hãy nhấn nút Customise. Hộp thoại Customise Theme xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 214 / 407

Hình 7.12: Tuỳ chỉnh sắc thái giao diện 3. Thẻ mặc định được mở là thẻ Controls. Các thiết lập trung thẻ này Controls áp dụng cho cửa sổ, bảng và các tiểu ứng dụng (applet). Chọn giao diện bạn muốn áp dụng cho các thành phần điều khiển trong danh sách Controls, ngay lập tức Ubuntu sẽ sử dụng bộ thành phần điều khiển mới vừa được chọn. Chú ý: Bạn có thể tuỳ chỉnh các đối tượng sau trên màn hình: Cửa sổ: Vùng chữ nhật có viền và thanh tiêu đề trên màn hình. Tất cả các ứng dụng đồ hoạ đều hoạt động bên trong cửa sổ của nó. Bảng: Một vùng trên màn hình cho phép bạn truy cập vào các thông tin như ngày giờ. Bạn cũng có thể chạy các ứng dụng và thêm hoặc bớt các đối tượng trên bảng. Màn hình Ubuntu có 2 bảng nằm trên và dưới cùng màn hình. Tiểu ứng dụng: Còn gọi là applet, một ứng dụng nhỏ có giao diện người dùng nằm bên trong một bảng. Viền cửa sổ: Đường viền bao quanh cửa sổ. Nó có một khung nằm bên trên cửa sổ, chứa tên của ứng dụng đang chạy, và các cạnh để bạn có thể thay đổi kích thước của cửa sổ. Biểu tượng: Một ký hiệu đồ hoạ của ứng dụng và các tuỳ chọn nằm trên bảng hay cửa sổ. Tương tự, bạn có thể tuỳ chỉnh nền và màu chữ trong cửa sổ, các hộp nhập liệu và các mục khác bằng cách cấu hình các thiết lập nằm trong thẻ Colours. Nếu bạn muốn tuỳ chỉnh các biểu tượng và viền cửa sổ, hãy xem các thẻ Window Border và Icons trong hộp thoại Customise Theme. Chú ý: Ubuntu còn có các tuỳ chọn bổ sung để tuỳ chỉnh sắc thái giao diện của bạn. Bạn có thể tải nhiều đối tượng điều khiển, cửa sổ, biểu tượng hơn từ trang http://art.gnome.org và lưu nó vào trong một thư mục nào đó trên máy. Khi tuỳ chỉnh giao diện, bạn nhấn vào nút Install trong hộp thoại Appearance Preferences. Hộp thoại Select Theme mở ra, bạn chọn các tập tin tải về và chúng sẽ được cài vào trong hệ thống.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 215 / 407

Hình 7.13: Chọn các đối tượng điều khiển cho sắc thái mới 4. Nhấn nút Close trong hộp thoại Customise Theme để đóng nó lại. Để lưu sắc thái vừa chỉnh được, ta nhấn nút Save As trong hộp thoại Appearance Preferences. Hộp thoại Save Theme As sẽ xuất hiện để bạn lưu sắc thái vừa chỉnh.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 216 / 407

Hình 7.14: Lưu sắc thái giao diện vừa chỉnh 5. Đặt tên cho sắc thái mới trong ô Name, thêm thông tin mô tả vào ô Description nếu muốn, rồi nhấn Save.

Hình 7.15: Đặt tên và nhập mô tả cho sắc thái giao diện mới 6. Trong hộp thoại Appearance Preferences, ta bấm vào nút Close để hoàn tất. Nếu bạn mở một trình đơn hoặc cửa sổ ra, bạn sẽ thấy giao diện của chúng thay đổi như thế nào!

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 217 / 407

Hình 7.16: Một ứng dụng với sắc thái giao diện mới Cài sắc thái giao diện mới Bạn cũng có thể tải một sắc thái giao diện thích hợp với Ubuntu từ các nguồn được khuyên dùng và cài vào trong máy. Để cài đặt các sắc thái mới này: 1. Mở trang web http://art.gnome.org ra và chọn liên kết DesktopThemes.

Hình 7.17: Mở liên kết chứa các sắc thái giao diện cho Ubuntu

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 218 / 407

2. Tải một sắc thái giao diện bạn thích về máy. Làm theo các hướng dẫn khi chúng xuất hiện. 3. Từ trình đơn System ta chọn Preferences rồi nhấn vào Appearance. Hộp thoại Appearance Preferences xuất hiện. 4. Trong thẻ Theme, ta nhấn nút Install. Hộp thoại Select Theme xuất hiện.

Hình 7.18: Cài sắc thái giao diện mới 5. Chọn sắc thái vừa tải về máy và nhấn nút Open.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 219 / 407

Hình 7.19: Chọn sắc thái vừa tải về máy 6. Bạn cũng có thể dùng sắc thái mới hoặc giữ nguyên sắc thái giao diện đang dùng. Nhấn vào nút Apply New Theme để sử dụng ngay sắc thái giao diện mới. Màn hình của bạn sẽ lấy các thành phần của sắc thái mới ngay lập tức!

Hình 7.20: Dùng sắc thái giao diện mới 7. Bấm nút Close trong hộp thoại Appearance Preferences. Nếu bạn mở các trình đơn hoặc cửa sổ ra, bạn sẽ thấy sắc thái mới trong đó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 220 / 407

Hình 7.21: Sắc thái giao diện Chess in Blue Heart

7.2.3

Tùy chỉnh bảo vệ màn hình

Bảo vệ màn hình là một trình hiển thị các hình ảnh (thường là chuyển động) trên màn hình khi máy tính của bạn không được sử dụng trong 1 khoảng thời gian nào đó. Để quay lại vùng làm việc, bạn có thể di chuột hoặc nhấn 1 phím bất kỳ. Bạn có thể chọn một bộ bảo vệ màn hình và tuỳ chỉnh nó theo ý mình. Để tuỳ chỉnh bộ bảo vệ màn hình: 1. Từ trình đơn System, di chuyển tới Preferences và chọn Screensaver. Hộp thoại Screensaver Preferences xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 221 / 407

Hình 7.22: Mở hộp thoại Screensaver Preferences 2. Chọn bộ bảo vệ màn hình mà mình cần dùng trong danh sách. Bạn có thể xem thử nó trong ô bên phải danh sách.

Hình 7.23: Tuỳ chỉnh các thiết lập của bộ bảo vệ màn hình

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 222 / 407

3. Thanh trượt Regard the computer as idle after cho phép bạn đặt số phút máy tính không dùng để bật bộ bảo vệ màn hình. Thời gian mặc định được đặt là 10 phút. Bạn có thể kéo thanh trượt để chọn thời gian máy tính chờ trước khi bật bộ bảo vệ màn hinh. 4. Để ngăn người khác dùng máy khi bạn đi vắng, nhưng vẫn bật máy, bạn có thể yêu cầu hệ thống tự động khoá màn hình lại khi bật trình bảo vệ màn hình. Khi ai đó muốn quay về vùng làm việc, họ sẽ phải nhập mật khẩu của bạn. Chọn hộp kiểm Lock screen when screensaver is active để khoá màn hình lại ngay khi bộ bảo vệ màn hình được kích hoạt. 5. Nhấn vào nút Close. Bộ bảo vệ màn hình đã chọn sẽ xuất hiện khi bạn không dùng máy sau 1 số phút đã chọn.

7.2.4

Tuỳ chỉnh độ phân giải màn hình

Độ phân giải màn hình quyết định xem màn hình của bạn rộng bao nhiêu, hoặc một đối tượng trên màn hình to chừng nào. Để thay đổi độ phân giải màn hình trên môi trường làm việc GNOME: 1. Từ trình đơn System ta chọn Preferences rồi bấm vào mục Screen Resolution. Hộp thoại Screen Resolution Preferences xuất hiện.

Hình 7.24: Mở hộp thoại Screen Resolution Preferences 2. Độ phân giải màn hình mặc định là 1280x1024, nhưng bạn có thể dùng độ phân giải mình thích. Các độ phân giải được hỗ trợ nằm trong ô Resolution.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 223 / 407

Hình 7.25: Tuỳ chỉnh độ phân giải màn hình 3. Bấm vào nút Apply. Hộp thoại Keep Resolution xuất hiện, yêu cầu bạn xác nhận là sẽ dùng độ phân giải vừa chọn, hoặc dùng độ phân giải cũ. Nhấn vào nút Keep resolution để chuyển lên độ phân giải mới.

Hình 7.26: Hộp thoại yêu cầu xác nhận sử dụng độ phân giải mới Độ phân giải màn hình sẽ được thay đổi.

7.3

Hiệu ứng 3D

Màn hình máy tính mặc định là 2 chiều (2D), cho tới gần đây hầu như mọi ứng dụng đều được phát triển trên nền 2D. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của công nghệ, hiện nay rất nhiều ứng dụng đã giả lập được môi trường 3 chiều (3D), đặc biệt là các trò chơi trên máy tính. Khi có các ứng dụng 3D, hệ điều hành phải thực hiện rất nhiều phép tính phức tạp để có thể đưa không gian 3 chiều vào trong màn hình 2 chiều. Để giảm thiểu sự tính toán của hệ điều hành và tăng tốc độ xử lý các ứng dụng 3D, các card đồ hoạ có chức năng tăng tốc 3D đã ra đời. Những card đồ hoạ này dùng các bộ xử lý hình ảnh tích hợp, thay vì sử dụng tài nguyên của CPU. Hầu như mọi card đồ hoạ hiện đại đều có chức năng tăng tốc 3D tích hợp. Ubuntu có thể sử dụng khả năng 3D của card đồ hoạ để tạo ra các hiệu ứng đẹp mắt cho giao diện của môi trường làm việc. Ví dụ, ta có thể đặt các vùng làm việc lên trên một hình hộp, xoay nó mỗi khi chuyển vùng làm việc. Các cửa sổ có thêm hiệu ứng đổ bóng và uốn éo khi di chuyển... Các hiệu ứng đồ hoạ trên Ubuntu đều được kích hoạt sẵn, và ta có thể điều chỉnh chúng trong mục Appearance, để bật hoặc tắt hẳn các hiệu ứng đồ hoạ mà Ubuntu cung cấp. Thông qua các thiết lập normal effects và extra effects ta có thể bật ít hoặc nhiều hiệu ứng. Nếu card đồ hoạ của bạn không có chức năng hỗ trợ tăng tốc 3D, hoặc trình điều khiển cho nó không hỗ trợ trên Linux, bạn sẽ được báo rằng Desktop effects could not be enabled.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 224 / 407

7.4

Xử lý các tập tin với Nautilus

Trình quản lý tập tin Nautilus trên Ubuntu cho phép ta dễ dàng quản lý các tập tin và ứng dụng có trên hệ thống. Đây là một ứng dụng GNOME và được cấu hình để làm việc cùng các ứng dụng khác trên Ubuntu.

7.4.1

Các tính năng của Nautilus

Trình quản lý tập tin Nautilus cho phép bạn tổ chức các tập tin vào các thư mục, và thực hiện một số tác vụ sau: • Tạo và xem các thư mục và tài liệu: Tạo tập tin mới, tổ chức tập tin vào trong các thư mục. • Tìm và quản lý các tập tin: Phân loại và tìm kiếm các tập tin có trên hệ thống. • Mở một vị trí đặc biệt trên máy: Truy cập vào mạng LAN và lưu các tập tin của bạn lại. • Ghi dữ liệu ra CD hoặc DVD • Duyệt cây thư mục bằng 2 chế độ: – Chế độ xem: Mở mỗi thư mục trong một cửa sổ riêng, cho phép bạn xem nội dung của nhiều thư mục cùng một lúc. – Chế độ duyệt: Mở các thư mục trong cùng một cửa sổ. Chỉ có một cửa sổ quản lý tập tin được mở, và được cập nhật lại khi bạn nhấn vào một thư mục khác trong cửa sổ đó.

7.4.2

Trình quản lý tập tin Nautilus

Chú ý: Chế độ xem là chế độ mặc định của Nautilus trên GNOME nhưng khi biên dịch Ubuntu, nhóm phát triển đã lấy chế độ duyệt làm mặc định.

Để chọn chế độ mình cần: 1. Chọn trình đơnPlaces. Một danh sách các mục sẽ xuất hiện: • Home: Đây là thư mục cá nhân được tạo cho mỗi người dùng trên máy. Nó được đặt tên theo tên đăng nhập của người dùng. • Desktop: Thành phần nằm dưới màn hình trên máy bạn, cho phép bạn truy cập vào các tập tin trên màn hình nền một cách dễ dàng. • Computer: Có tất cả các ổ đĩa và tập tin trên hệ thống; cho phép sao lưu tài liệu lên đĩa CD và DVD được dễ dàng hơn. • CD/DVD Creator: Gồm các thư mục để bạn ghi ra đĩa CD hoặc DVD. Bạn có thể nhanh chóng sao lưu các tài liệu của mình ra CD hoặc DVD thông qua thư mục này. 2. Bấm vào một trong các mục trên ở trong trình đơn Places.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 225 / 407

Hình 7.27: Dùng trình quản lý tập tin Nautilus Theo mặc định, trình quản lý tập tin Nautilus mở ra ở chế độ duyệt. Nếu bạn mở một thư mục ở chế độ này, thư mục đó sẽ xuất hiện trong cùng cửa sổ. Thanh vị trí sẽ hiển thị vị trí hiện tại, ứng với thư mục đang mở, và các thanh sidebar sẽ hiển thị các thư mục khác được lưu trên máy.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 226 / 407

Hình 7.28: Xem tập tin Khi ở chế độ duyệt, bạn có thể di chuyển đến thư mục cha chứa thư mục đang xem bằng cách nhấn Open Parent trong trình đơn Go trong cửa sổ. Chú ý: Bạn cũng có thể bấm vào nút Up trên thanh di chuyển hoặc nhấn phím BACKSPACE để chuyển lên thư mục cha.

3. Từ trình đơn Edit chọn mục Preferences. Hộp thoại File Management Preferences xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 227 / 407

Hình 7.29: Mở File Management Preferences 4. Nhấn vào thẻ Behaviour trong hộp thoại. Để thay đổi chế độ sang chế độ xem, hãy bỏ dấu kiểm Always open in browser windows và sau đó nhấn Close.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 228 / 407

Hình 7.30: Đổi chế độ mở thư mục của Nautilus 5. Đóng cừa sổ duyệt tập tin lại rồi mở lại nó, các tập tin và thư mục sẽ vẫn được mở ở chế độ xem. Nếu bạn mở một thư mục khác, nội dung thư mục đó sẽ xuất hiện trong một cửa sổ khác.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 229 / 407

Hình 7.31: Xác nhận việc đổi chế độ duyệt thành chế độ xem

Chú ý: Mỗi khi bạn mở một thư mục ở chế độ xem, bạn sẽ thấy cửa sổ của nó được đặt cùng một chỗ và cùng kích thước giống hệt thư mục cha mà từ đó bạn mở nó. Để di chuyển thư mục cha trong chế độ này, hãy nhấn vào nút Open Parent trên trình đơn File. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấn tổ hợp phím ALT+mũi tên lên trên để chuyển sang cửa sổ thư mục cha. Bạn có biết? Konqueror là ứng dụng trên KDE tương đương với Nautilus trên GNOME, và được cài đặt trong Kubuntu, một phân nhánh của Ubuntu. Đây là một ứng dụng đa nhiệm: vừa là trình duyệt Web, vừa là trình quản lý tập tin, lại cũng là bộ xem tài liệu trên Kubuntu.

7.5

Các trình quản lý gói

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Ubuntu và Microsoft Windows là cách bạn cài đặt và tháo gỡ các chương trình và ứng dụng ra khỏi hệ thống. Trên Microsoft Windows, hầu hết các ứng dụng đều có trình cài đặt và gỡ bỏ của riêng nó. Một số ứng dụng còn cung cấp cả công cụ cập nhật cho riêng nó, nhưng hầu hết đều không có, và không có gì đảm bảo phiên bản phần mềm trên máy bạn là mới nhất. Bạn sẽ phải tự để ý xem phần mềm nào cần nâng cấp, phần mềm nào được cài, phần mềm nào cần gỡ bỏ... Ubuntu không giống thế. Ubuntu sử dụng một khung quản lý gói phức tạp để theo dõi tất cả các phần mềm đã cài vào hệ thống, tự động hoá quá trình cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng, và đảm bảo rằng tất cả các phần mềm trên hệ thống đều được cập nhật khi có thể. Tất cả những gì bạn cần làm là quyết định xem ứng dụng nào cần dùng, rồi dùng một trình quản lý gói để yêu cầu Ubuntu cài đặt chúng vào máy.

7.5.1

Phân loại các trình quản lý gói

Ubuntu có một số trình quản lý gói được cài đặt mặc định và tuỳ theo sở thích, thói quen, bạn có thể tuỳ ý sử dụng. Ta có thể phân loại các trình quản lý gói theo tính năng như sau:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 230 / 407

Các trình quản lý gói

Tính năng của trình quản lý gói

• Trình quản lý gói đồ hoạ

• Liệt kê các gói phần mềm theo một số hạng mục thân thiện với người dùng, như giáo dục, trò chơi, đồ hoạ...

– Synaptic Package Manager

• Hướng dẫn bạn hoàn tất quá trình cài đặt và mở ứng dụng mới cài

– Add/Remove Applications

• Có giao diện đồ hoạ • Trình quản lý gói trên dòng lệnh

• Thêm và xoá các gói từ kho phần mềm

– apt-get

• Dùng giao diện dòng lệnh

Bảng 7.1: Bảng 1

Chú ý: Bạn chỉ được phép mở MỘT trình quản lý gói mỗi khi cài đặt và nâng cấp các phần mềm trên hệ thống.

Bạn có thể dùng bất cứ trình quản lý gói nào mà mình thích. Nếu bạn thích dùng giao diện đồ hoạ hơn là gõ lệnh, hãy chọn Add/Remove Applications và Synaptic Package Manager.

7.6

Dùng Add/Remove Applications

Công cụ Add/Remove là cách dễ nhất để cài và gỡ bỏ các phần mềm thông dụng. Bạn tìm gói mà mình muốn cài bằng cách tìm kiếm theo từ khoá như ’email’ hoặc xem các hạng mục được kê sẵn, chọn ứng dụng mình cần và nhấn "Apply" để bắt đầu cài đặt. Chú ý: Bạn phải có quyền quản trị để dùng các trình quản lý gói. Nhập mật khẩu tài khoản của mình vào khi được hỏi. Việc này đảm bảo là các ứng dụng sẽ không thể thêm vào hoặc xoá đi nếu bạn không đồng ý.

Các bước để tiến hành cài đặt hoặc gỡ bỏ một phần mềm bằng Add/Remove Applications: 1. Từ trình đơn Applications, chọn Add/Remove.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 231 / 407

Hình 7.32: Mở Add/Remove Applications 2. Hộp thoại Add/Remove Applications liệt kê danh sách các ứng dụng để bạn chọn. Các ứng dụng nào đã có trong hệ thống sẽ được đánh dấu kiểm. Chú ý: Rất nhiều gói phần mềm trên Ubuntu có tên rất khó hiểu, vì vậy các trình quản lý gói cũng cho phép bạn tìm ra gói cần cài theo mô tả kèm theo gói.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 232 / 407

Hình 7.33: Cửa sổ Add/Remove Applications 3. Nếu bạn biết tên gói cần cài, hãy gõ nó vào trong ô Search. Hoặc, bạn có thể bấm chuột lên hạng mục phần mềm cần dùng ở bảng bên trái và đánh dấu gói mình cần ở ô bên phải. Bạn có biết? Để biết thêm thông tin về gói, hãy chọn gói và xem mô tả ở phía dưới hộp thoại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 233 / 407

Hình 7.34: Tìm một gói trong tất cả các ứng dụng được hỗ trợ 4. Khi bạn đã chọn xong gói cần cài hoặc cần gỡ bỏ, hãy nhấn nút Apply Changes.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 234 / 407

Hình 7.35: Áp dụng các thay đổi trên danh sách gói 5. Bạn sẽ phải xác nhận trước khi tiến hành cài đặt. Nhấn vào nút Apply để tiếp tục.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 235 / 407

Hình 7.36: Xác nhận các thay đổi 6. Thanh tiến độ báo cho bạn biết trạng thái hiện thời của quá trình cài đặt.

Hình 7.37: Cài đặt các gói đã chọn từ kho phần mềm

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 236 / 407

7. Sau khi đã cài đặt xong, chương trình mới đã có trên hệ thống của bạn.

Hình 7.38: Xác nhận cài đặt 8. Bấm đúp vào trong gói để chạy nó. Nếu bạn muốn thêm hoặc xoá các phần mềm khác nữa, hãy chọn Add/Remove More Applications còn không thì nhấn vào Close trong hộp thoại New application has been installed. Hình sau minh hoạ ứng dụng Atomix vừa được cài đặt.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 237 / 407

Hình 7.39: Mở ứng dụng vừa được cài - Atomix

Chú ý: Sau khi cài đặt một gói phần mềm, bạn có thể mở nó trên mục tương ứng trên trình đơn.

7.7

Sử dụng Synaptic Package Manager

Với Add/Remove Applications, bạn không thể cài các gói cao cấp, như máy chủ web Apache, ngôn ngữ PHP hoặc Scribe. Để cài đặt những gói như vậy, bạn phải dùng trình quản lý gói Synaptic Package Manager. Synaptic Package Manager là sự kết hợp giữa giao diện đồ hoạ người dùng thân thiện, dễ dùng với các tính năng cao cấp của công cụ apt-get trên giao diện dòng lệnh. Bạn có thể cài đặt, xoá, cấu hình hoặc nâng cáp các gói phần mềm, duyệt, sắp xếp hoặc tìm kiếm trong danh mục phần mềm, đồng thời quản lý các kho phần mềm hoặc nâng cấp toàn bộ hệ thống. Bạn có thể sắp xếp một loạt các thao tác trước, sau đó mới yêu cầu thực hiện chúng. Điều này giúp cho việc quản lý các gói phần mềm trên hệ thống thực sự đơn giản hơn rất nhiều: bạn lựa chọn cài đặt hoặc gỡ bỏ, nhưng nếu thấy không vừa ý, bạn có thể chọn lại cho tới khi vừa ý trước khi hệ thống thực sự tiến hành các thao tác cài đặt và gỡ bỏ. Synaptic sẽ báo cho bạn biết về các gói phần mềm bổ sung cần để thoả mãn yêu cầu phụ thuộc của gói mà bạn chọn để cài đặt. Ngoài ra, nó cũng cung cấp rất nhiều thông tin khác về gói phần mềm bạn chọn, như tình trạng, phiên bản và các khuyến cáo. Để cài đặt và gỡ bỏ phần mềm bằng Synaptic Packager Manager: 1. Từ trình đơn System, bạn chỉ tới Administration và chọn Synaptic Package Manager.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 238 / 407

Hình 7.40: Mở Synaptic Package Manager 2. Trong hộp thoại Synaptic Package Manager, bạn có thể chọn gói mình cần. Trong ô bên trái là các hạng mục phần mềm, và ô bên phải là danh sách các phần mềm tương ứng với hạng mục đang chọn. Nếu bạn không biết chính xác tên gói cần cài, bạn có thể duyệt hạng mục có liên quan để xem các phần mềm tương tự gói cần tìm. Sau đó, để cài đặt một gói, hãy chọn hộp kiểm ở bên cạnh tên gói trong ô bên phải. Chú ý: Nếu bạn muốn xem các gói đã cài và chưa cài, hãy nhấn vào Status. Để biết nguồn phần mềm của một gói, hãy nhấn vào Origin. Để biết những gói nào bị hỏng hoặc có thể nâng cấp, bạn nhấn vào Custom Filters.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 239 / 407

Hình 7.41: Cửa sổ Synaptic Package Manager 3. Nếu bạn đã biết tên gói cần cài, hãy nhấn nút Search. Hộp thoại Find xuất hiện, bạn gõ tên gói cần cài vào trong ô Search sau đó nhấn Search. Chú ý: Sau khi tìm kiếm bằng cách bấm nút Search, nếu muốn quay về cửa sổ danh mục phần mềm trước đó, bạn hãy nhấn vào Sections.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 240 / 407

Hình 7.42: Tìm gói phần mềm cần cài 4. Tiếp đó, bạn chọn hành động cần thực thi cho gói đã chọn bằng cách bấm chuột phải vào tên gói. Chọn Mark for Installation để cài đặt, Mark for Removal để gỡ bỏ. Nếu bạn thay đổi quyết định, hãy chọn Unmark để huỷ bỏ việc cài đặt hoặc gỡ bỏ một gói.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 241 / 407

Hình 7.43: Đánh dấu hộp kiểm của một gói để cài đặt nó 5. Nếu gói phần mềm bạn chọn để tháo bỏ hoặc cài đặt phụ thuộc vào các gói phần mềm khác, bạn sẽ được thông báo về những gói liên quan. Để tiếp tục tiến hành gỡ bỏ hoặc cài mới, nhấn nút Mark.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 242 / 407

Hình 7.44: Xác nhận các yêu cầu bổ sung 6. Để xác nhận rằng bạn muốn thực hiện việc cài đặt/gỡ bỏ những gói đã đánh dấu, bạn nhấn vào nút Apply.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 243 / 407

Hình 7.45: Áp dụng các thay đổi đã chọn 7. Hộp thoại Summary xuất hiện, yêu cầu bạn kiểm tra lần cuối trước khi hệ thống tiến hành việc cài đặt và gỡ bỏ. Nhấn vào nút Apply để tiếp tục tiến hành.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 244 / 407

Hình 7.46: Yêu cầu xác nhận lần cuối trước khi cài đặt/gỡ bỏ các gói phần mềm 8. Khi các gói phần mềm bạn chọn đã được cài đặt hoặc gỡ bỏ xong, Synaptic sẽ báo cho bạn kết quả cuối cùng thu được. Hãy nhấn Close để đóng Synaptic Package Manager.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 245 / 407

Hình 7.47: Thông báo kết quả Đây là bước cuối cùng để cài đặt phần mềm bằng Synaptic Package Manager. Bạn có thể mở các phần mềm mới cài từ trình đơn tương ứng với hạng mục của gói phần mềm trên Synaptic. Hình dưới đây minh hoạ ứng dụng Abiword vừa được cài đặt vào hệ thống bằng Synaptic.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 246 / 407

Hình 7.48: Mở ứng dụng vừa cài - Abiword

7.8

Cài đặt một gói phần mềm đơn lẻ

Việc cài đặt phần mềm trên Ubuntu nên sử dụng các trình quản lý gói được cung cấp sẵn. Tuy nhiên, đôi khi một vài gói phần mềm hoặc các tập tin không có sẵn trong kho phần mềm của bạn, và bạn phải tải về và cài đặt chúng từ trên mạng. Các tập tin bạn lấy xuống được các trình quản lý gói sử dụng, và được gọi là gói phần mềm đơn lẻ. Ví dụ về các gói phần mềm đơn lẻ là các tập tin .deb (gói Debian) và tập tin tarballs .tar. Chú ý: Bạn nên tải các tập tin không có sẵn trên Ubuntu từ một nguồn phần mềm đáng tin cậy.

Trong phần này, ta sẽ nói về loại gói phần mềm đơn lẻ chính: gói Debian. • Gói Debian: Các tập tin có đuôi .deb, được Ubuntu sử dụng. • Tarballs: Các tập tin nén theo dạng Zip chứa mã nguồn chương trình. Bạn cần phải biên dịch mã nguồn ra mã máy để chạy chương trình trong đó. Cài đặt các chương trình từ mã nguồn sẽ không được đề cập đến trong giáo trình này. Biên dịch và cài đặt các chương trình từ mã nguồn dạng tarballs là việc tương đối đơn giản, nhưng cũng khá phức tạp vì bạn phải xem xét sửa lỗi nếu gặp vấn đề nào đó trong quá trình biên dịch. Các gói tarballs có cấu trúc đơn giản, và không chỉ định các điều kiện phụ thuộc để có thể biên dịch chương trình ra mã máy. Chính vì vậy, việc biên dịch từ mã nguồn rất tốn thời gian và phức tạp vì bạn phải tự mình cài đặt tất cả các thành phần cần có trước khi biên dịch phần mềm mình cần. Chú ý: Không có gì đảm bảo rằng tập tin đóng gói phần mềm mà bạn tải về sẽ tương thích với hệ thống. Các phần mềm cài từ các gói đơn lẻ cũng không được hỗ trợ các bản vá lỗi bảo mật. Chính vì vậy, hãy sử dụng các gói có sẵn trên kho phần mềm Ubuntu nếu có thể.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 247 / 407

7.8.1

Cài và gỡ bỏ các gói Debian

Các gói Debian có thể được cài đặt và gỡ bỏ thông qua trình cài đặt giao diện đồ hoạ gdebi. Trình cài đặt này tự động cài tất cả các gói phụ thuộc từ kho phần mềm của Ubuntu. Tuy nhiên nếu gói phần mềm riêng lẻ bạn chọn cài yêu cầu các gói phần mềm khác ngoài kho phần mềm của Ubuntu, bạn sẽ phải tự mình cài đặt nó theo cách thủ công! Để cài đặt một gói Debian, mở tập tin .deb từ trong thư mục chứa nó. Thao tác để cài đặt một gói Debian: 1. Tải gói XVidCap xvidcap_1.1.6_i386.deb. Gói này không nằm trong kho phần mềm của Ubuntu, nên bạn phải lấy nó từ trang web http://sourceforge.net/projects/xvidcap/ 2. Sau khi đã tải tập tin .deb về máy, bạn chỉ việc bấm đúp chuột lên nó và gdebi sẽ tự động chạy. Trình gdebi sẽ kiểm tra xem bạn có các gói mà tập tin .deb yêu cầu trong hệ thống chưa. Sau đó, nút Install hiện ra. Bạn chỉ việc bấm vào nút này để bắt đầu quá trình cài đặt. Trong trường hợp các gói phụ thuộc không có trong kho phần mềm Ubuntu, một thông báo lỗi sẽ xuất hiện và bạn không thể cài đặt tập tin .deb vừa tải về, trừ khi cài đặt các gói được yêu cầu trước! 3. Để gỡ bỏ gói phần mềm .deb riêng lẻ, bạn có thể dùng trình Synaptic Package Manager, phần này đã được trình bày ở trên.

7.9

Các kho phần mềm

Kho phần mềm là một thư viện phần mềm có trên Internet, cho phép bạn tải về và cài đặt vào máy mình. Các kho phần mềm của Ubuntu chứa hàng ngàn gói phần mềm, hoàn toàn miễn phí để cho bạn cài đặt. Việc cài đặt các gói trên kho phần mềm Ubuntu rất dễ dàng, vì chúng được tạo riêng cho Ubuntu.

7.9.1

Các hạng mục phần mềm trong kho Ubuntu

Kho phần mềm Ubuntu được chia ra làm 4 hạng mục, tuỳ vào mức độ phần mềm trong đó được nhóm phát triển hỗ trợ thế nào, và nó có phải là phần mềm tự do hay không. • Main • Restricted • Universe • Multiverse Hạng mục Main Hạng mục Main chứa tất cả các phần mềm tự do được hỗ trợ đầy đủ bởi nhóm phát triển của Canonical. Những phần mềm này tuân theo tư tưởng mà tổ chức Phần mềm tự do đề ra. Các gói trong hạng mục này đều được cài sẵn trên Ubuntu. Chúng cũng được thường xuyên vá lỗi bảo mật, hỗ trợ kỹ thuật và hoàn toàn miễn phí. OpenOffice.org, Abiword và máy chủ web Apache là một vài ví dụ về phần mềm trong hạng mục Main. Hạng mục Restricted Hạng mục Restricted bao gồm các phần mềm được nhóm phát triển Ubuntu hỗ trợ nhưng không phải là phần mềm tự do. Các trình điều khiển đồ hoạ do nhà sản xuất cung cấp (Nvidia, ATI) đều nằm trong hạng mục này. Các gói phần mềm trong hạng mục này cũng có trên đĩa CD cài Ubuntu, nhưng ta có thể dễ dàng gỡ bỏ chúng đi. Hạng mục Universe Hạng mục Universe chứa hàng ngàn gói phần mềm không được Canonical hỗ trợ. Các phần mềm trong này được phân phối với rất nhiều các loại giấy phép khác nhau, và được cộng đồng phát triển. Các gói phần mềm này chỉ có thể được lấy từ Internet xuống. Tất cả các gói phần mềm trong này đều có thể làm việc tốt trên Ubuntu. Tuy nhiên, chúng không được thường xuyên vá lỗi bảo mật và hỗ trợ. Các gói trong hạng mục này được cộng đồng đóng góp. Hạng mục Multiverse Hạng mục Multiverse chứa các gói phần mềm không tự do, có nghĩa là giấy phép không thoả mãn tiêu chí mà tổ chức Phần mềm tự do đề ra. Người dùng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi chấp nhận các điều khoản trong giấy phép đi kèm theo phần mềm trong hạng mục này. Các gói phần mềm trong hạng mục này không được hỗ trợ cũng như vá lỗi bảo mật. Ví dụ về các gói trong hạng mục này là trình VLC và trình xem Flash cho Firefox của Adobe. Có rất nhiều các gói phần mềm không có trong kho phần mềm mặc định của Ubuntu. Ta phải sử dụng các kho phần mềm Ubuntu khác, hoặc của các hãng phần mềm khác. Để dùng các gói trong kho phần mềm của hãng khác, bạn phải thêm kho phần mềm vào. Hãy làm những bước sau để thêm kho phần mềm vào trong trình quản lý gói:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 248 / 407

1. Từ trình đơn System, chọn Administration và nhấn vào Software Sources.

Hình 7.49: Mở hộp thoại Software Sources Hộp thoại Software Sources xuất hiện. Các nguồn phần mềm cho Ubuntu được chọn mặc định.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 249 / 407

Hình 7.50: Chọn các nguồn phần mềm cần thiết

Chú ý: Bạn cũng có thể mở hộp thoại Software Sources bằng cách dùng ứng dụng Add/Remove applications hoặc Synaptic Package Manager để bật các kho phần mềm Ubuntu trong thẻ Ubuntu Software.

2. Để thêm một kho phần mềm từ một tổ chức hoặc cộng đồng khác cung cấp, nhấn vào thẻ Third-Party Software và nhấn vào nút Add.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 250 / 407

Hình 7.51: Thêm một nguồn phần mềm do 1 tổ chức hoặc cộng đồng khác cung cấp 3. Gõ dòng lệnh APT cho kho phần mềm mà bạn muốn thêm vào. Để truy cập vào kho phần mềm Main của Debian, bạn gõ deb http://ftp.debian.orgs sarge main vào ô APT line. Sau đó nhấn Add Source. Chú ý: Dòng lệnh APT phải có phân loại, vị trí và thành phần của một kho phần mềm.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 251 / 407

Hình 7.52: Gõ dòng lệnh APT 4. Bấm nút Close để lưu thiết lập. Kho phần mềm bạn gõ vào dòng APT sẽ được thêm vào ô third-party software.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 252 / 407

Hình 7.53: Hộp thoại Software Sources có thêm kho phần mềm mới! 5. Sau khi đã thêm kho phần mềm, bạn sẽ phải cập nhật thông tin về các phần mềm có trong các kho. Nhấn nút Reload để cập nhật các gói mới.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 253 / 407

Hình 7.54: Cập nhật lại thông tin về các gói phần mềm sẵn có 6. Các thanh tiến trình biểu diễn trạng thái các gói được cài hoặc gỡ bỏ khỏi thông tin phần mềm trên hệ thống. Bạn có thể xác thực các kho phần mềm bằng các vào thẻ Authentication trong hộp thoại Software Sources. Nếu bạn không xác thực các kho phần mềm, hệ thống có thể báo lỗi trong khi tải thông tin về phần mềm từ một kho mới. Bạn có thể bỏ qua lỗi này cũng được. Tuy nhiên, nếu muốn xử lý triệt để, bạn cần phải thêm một khoá GPG vào máy. Khóa GPG là một khoá chung dùng để mã hoá và giải mã mà các kho phần mềm cung cấp cho mọi người muốn lấy các phần mềm chứa trong đó. Nhấn vào nút Close trong hộp thoại báo lỗi. Vậy là bạn đã hoàn tất việc thêm các kho phần mềm mới vào trong trình quản lý gói của hệ thống.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 254 / 407

Hình 7.55: Lỗi Public Key

7.10

Thêm thiết lập ngôn ngữ mới

Ubuntu hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Các công cụ hỗ trợ ngôn ngữ mới có thể được cài vào hệ thống thông qua hộp thoại Language Support nằm trong phần Administration/System. Tuỳ vào ngôn ngữ bạn chọn, phương thức nhập liệu và bố trí bàn phím cũng được thay đổi theo. Ubuntu sử dụng Smart Common Input Method (SCIM) để chuyển giữa các phương thức nhập liệu khác nhau, cho phép ta gõ nhiều ký tự phức tạp, tiếng Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc dễ dàng. Bạn có thể chuyển giữa các phương thức nhập liệu bằng tổ hợp CTRL+phím cách.

7.11

Tổng kết bài giảng

Trong bài này, ta biết rằng: 1. GNOME là môi trường làm việc mặc định trên Ubuntu. Bạn có thể dùng mục Preferences trên trình đơn System để tuỳ biến màn hình Ubuntu. 2. Bạn có thể quản lý các tập tin của mình bằng trình quản lý tập tin Nautilus. Dùng chế độ xem (mở thư mục trong cửa sổ Nautilus mới) để xem nội dung nhiều thư mục cùng một lúc. Dùng chế độ duyệt (mở thư mục ngay trong cửa sổ hiện có) để duyệt một thư mục giống như dùng Firefox để duyệt web. 3. Dùng Add/Remove Applications để cài đặt hoặc gỡ bỏ các gói phần mềm là cách làm dễ nhất. 4. Tuy nhiên, để cài các gói phần mềm đặc biệt, bạn phải dùng Synaptic Package Manager. 5. Các trình quản lý gói khác như apt-get cũng làm việc tốt trên tất cả các phiên bản Ubuntu. Hãy dùng nó để cài đặt và gỡ bỏ các gói, nếu bạn thích dùng giao diện dòng lệnh hơn giao diện đồ hoạ, hoặc không thể vào trong giao diện đồ hoạ được. 6. Để cài đặt một gói không có trên kho phần mềm Ubuntu, bạn có thể tải nó về và cài đặt độc lập. Các tập tin này liên kết với trình quản lý gói của bản Linux bạn dùng, và được gọi là các tập tin đóng gói độc lập. 7. Tarball là các tập tin nén dạng zip chứa mã nguồn chương trình. Bạn phải dùng các công cụ dòng lệnh để cài hoặc gỡ bỏ các chương trình từ mã nguồn tarball.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 255 / 407

7.12

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Môi trường làm việc mặc định của Ubuntu là gì? Câu hỏi 2 Bạn có thể tải các ảnh nền và sắc thái giao diện cho Ubuntu từ trang web nào? Câu hỏi 3 Các tính năng của trình quản lý tập tin Nautilus là gì? Câu hỏi 4 Trình quản lý tập tin trên KDE là chương trình nào? Câu hỏi 5 Trình quản lý gói là gì? Câu hỏi 6 Khác biệt giữa trình quản lý gói giao diện đồ hoạ và giao diện dòng lệnh là gì? Lấy ví dụ. Câu hỏi 7 Các phần mềm không được phân phối theo tư tưởng Phần mềm Tự do nằm trong các hạng mục _______________.

7.13

Thực hành

Bài tập 1 Bạn đã cài đặt Ubuntu 7.10 lên máy mình. Bạn muốn xem các tập tin PDF, dùng trình xử lý bảng tính và nén các tập tin mình có lại. Hãy cài các gói phần mềm sau: a) xpdf b) gnumeric c) 7zip a) Cài xpdf bằng Add/Remove Applications: 1. Từ trình đơn Application ta chọn Add/Remove. Hộp thoại Add/Remove xuất hiện. 2. Trong ô Search, ta gõ xpdf. 3. Chọn hộp kiểm bên cạnh tên gói, xpdf. 4. Nhấn nút Apply Changes. 5. Nhấn nút Apply để tiến hành cài đặt. 6. Trong hộp thoại New application has been installed bạn chọn tiếp Close. b) Cài gnumeric bằng Synaptic: 1. Từ trình đơn System chọn Administration sau đó chọn tiếp Synaptic Package Manager. Hộp thoại Synaptic Package Manager xuất hiện. 2. Nhấn nút Search để tìm gnumeric và đánh dấu hộp kiểm bên cạnh gnumeric. 3. Chọn mục Mark for Installation. Một hộp thoại hiện lên báo cho bạn biết các gói bổ sung cần có. 4. Để tiếp tục, nhấn nút Mark. 5. Để xác nhận các thay đổi đã chọn, nhấn nút Apply. Hộp thoại Summary xuất hiện, yêu cầu bạn phải kiểm tra lần cuối trước khi tiến hành cài đặt. 6. Nhấn nút Apply để tiếp tục việc cài đặt. 7. Khi tất cả các gói đều đã được cài xong, bạn sẽ được báo cáo lại. Nhấn nút Close trong hộp thoại hiện ra. c) Cài 7zip bằng apt-get:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 256 / 407

1. Từ trình đơn Applications, chọn Accessories và nhấn vào Terminal. Terminal opens. 2. Để cài 7zip, gõ lệnh sau trong cửa sổ Terminal: Note $ sudo apt-get install p7zip

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 257 / 407

Chương 8

Các thao tác trên ảnh Trọng tâm bài học Các nội dung của bài này: • Xem và sửa ảnh • Quét và gửi ảnh

8.1

Giới thiệu các ứng dụng đồ hoạ

Các ứng dụng đồ hoạ là một phần không thể thiếu trên Ubuntu. Nhờ chúng, ta có thể sắp xếp, phân loại bộ sưu tầm ảnh của mình, tạo và sửa các bức ảnh, quét hình và gửi chúng qua mạng, v..v... Trong bài này, bạn sẽ học về rất nhiều ứng dụng đồ hoạ có sẵn trong Ubuntu. Những ứng dụng này có thể được cài đặt qua các hạng mục phần mềm có trên kho phần mềm Ubuntu hoặc được cài sẵn trong hệ thống. Các ứng dụng đồ hoạ cài sẵn trên Ubuntu Các ứng dụng sau đã được cài sẵn trên Ubuntu: • Trình xem ảnh gThumb: Đây là một trình xem và duyệt ảnh trên môi trường GNOME, cho phép bạn nhập ảnh từ máy ảnh KTS, tạo đĩa CD ảnh và xem ảnh dưới dạng slide show. • Trình xử lý đồ hoạ GIMP: Một phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp, có tất cả các công cụ cao cấp để xử lý ảnh số, từ thay đổi độ tương phản, tô màu đến các hiệu ứng đồ hoạ phức tạp nhất. • Trình quản lý ảnh F-Spot: Ứng dụng này cho phép ta tổ chức và quản lý ảnh trên máy. F-Spot cho phép bạn đánh nhãn (tag), phân loại và sắp xếp các bức ảnh của mình. • XSane Image Scanner: Một trình quét ảnh để bạn photo các tài liệu, bản fax hoặc quét ảnh và gửi qua thư điện tử. Các ứng dụng có trong kho phần mềm Ngoài các ứng dụng mặc định trên, bạn cũng có thể thông qua Synaptic Package Manager hoặc APT để cài đặt thêm các ứng dụng đồ hoạ có sẵn trên Internet. Một số ứng dụng đồ hoạ có sẵn trong kho phần mềm Ubuntu:

• Agave: Một ứng dụng pha màu. Bạn chọn một màu gốc, và Agave sẽ gợi ý các màu tương xứng với màu đó, hoặc các màu bạn nên dùng để đổ bóng cho nó. Bạn cũng có thể kéo và thả một màu từ một ứng dụng bên ngoài, như GIMP, vào trong Agave. Công cụ này rất hữu ích nếu bạn thường xuyên phải thiết kế các trang web hoặc đang chuẩn bị sơn lại nhà! Hãy tham khảo trang http://home.gna.org/colorscheme/ để biết thêm thông tin về Agave.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 258 / 407

• Blender: Một bộ phần mềm đồ hoạ 3D. Bạn có thể dựng các mô hình và chuyển động 3 chiều, thêm các hiệu ứng sau khi hoàn tất hoặc tạo các đồ hoạ tương tác mà không cần phải lập trình. Blender có một giao diện người dùng riêng, chạy hoàn toàn trên chuẩn Open GL có tốc độ rất nhanh. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ các văn lệnh Python cũng như cho phép ta nhập/xuất một số định dạng tập tin phổ dụng như của 3D Studio chả hạn. Blender có thể tạo các mô hình trò chơi, các cử động, hoặc tĩnh vật, cũng như các đối tượng tương tác được trong các mẫu hoặc phần bổ sung nền Web. Xem trang http://www.blender.org/ để biết thêm về Blender.

• Dia: Một công cụ vẽ biểu đồ, tương tự như Microsoft Visio. Dia cho phép ta tạo ra các đồ hình chuyên nghiệp, có độ chính xác cao. Bạn có thể vẽ các biểu đồ quan hệ để phân tích CSDL, các lưu đồ thuật toán hoặc sơ đồ mạng, rồi sau đó xuất ra rất nhiều định dạng ảnh khác nhau, như EPS, SVG, XFIG, WMF và PNG. Bạn cũng có thể in các đồ hình kích thước lớn, trải ra nhiều trang giấy. Xin xem thêm thông tin về Dia tại http://live.gnome.org/Dia.

• Gcolor2: Một công cụ chọn màu đơn giản, có chức năng lưu màu mới và xoá màu. Xem thông tin về Gcolor2 trên http://gcolor2.sourceforge.net/.

• GNU paint: Một chương trình vẽ hình thân thiện và dễ dùng trên GNOME. Xem thông tin về GNU paint tại http://gpaint.sourceforge.net/. Ngoài ra, còn có những ứng dụng do các hãng khác cung cấp, ví dụ như Picasa, một trình xem ảnh do Google cung cấp, cũng tương thích với Ubuntu. Picasa cho phép ta tìm và tổ chức tất cả các ảnh có trên máy, sửa và thêm một số hiệu ứng cơ bản lên ảnh, rồi chia sẻ với người khác qua thư điện tử, in ảnh và gửi ảnh lên trên Web. Bạn có thể lấy Picasa từ trang Web http://picasa.google.com/linux/download.html. Phần sau đề cập qua các tính năng của những ứng dụng đồ hoạ đã nói và cách dùng chúng.

8.2

Xem ảnh bằng gThumb

Đây là một trình xem ảnh cao cấp phát triển trong môi trường GNOME. gThumb cho phép ta duyệt và tìm ảnh, tổ chức ảnh theo catalog, in ảnh và xem các slide show, cũng như xuất các album ảnh nền web theo nhiều kiểu khác nhau. Nó còn có các tính năng thông thường của một trình xem ảnh, như chép ảnh, di chuyển ảnh, xoá, in, phóng to thu nhỏ và chuyển đổi định dạng sang dạng ảnh khác.

8.2.1

Xem ảnh

gThumb cho phép ta xem rất nhiều định dạng ảnh khác nhau, bao gồm BMP, JPEG, GIF, PNG, TIFF, ICO và XPM, và cả ảnh GIF động. Để xem 1 tấm ảnh trên máy: 1. Mở trình đơn Applications, chọn mục Graphics và chọn gThumb Image Viewer. Cửa sổ gThumb xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 259 / 407

Hình 8.1: Mở trình xem ảnh gThumb 2. Trong ô bên trái của cửa sổ gThumb, nhấn vào nút Images và di chuyển đến thư mục chứa các ảnh. Hoặc, bạn có thể gõ tên tấm ảnh vào và nhấn nút Search trên thanh công cụ. Ô bên phải của cửa sổ gThumb sẽ hiển thị các ảnh đã chọn theo dạng ảnh thu nhỏ.

Hình 8.2: Cửa sổ gThumb

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 260 / 407

3. Nếu có quá nhiều ảnh trong ô bên phải, bạn sẽ rất khó tìm ra tấm ảnh mình cần xem. Tuỳ chọn Show nằm dưới đáy ô bên phải cho phép bạn giới hạn số ảnh xuất hiện. Ví dụ, bạn có thể đặt một tiêu chuẩn, như Date, để lọc bớt các ảnh lưu trên máy vào những thời điểm nào đó, hoặc Size, để lọc ảnh theo kích thước. Nhấn vào mũi tên Show và chọn tuỳ chọn mình muốn dùng trong danh sách Show.

Hình 8.3: Chọn tiêu chuẩn hiện ảnh 4. Để xem ảnh theo thứ tự sắp xếp gốc, nhấn vào nút Fullscreen trên thanh công cụ. Hãy đảm bảo là bạn không chọn ảnh nhỏ. Ảnh đầu tiên trong chùm ảnh sẽ xuất hiện trong cửa sổ toàn màn hình.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 261 / 407

Hình 8.4: Xem ảnh ở chế độ toàn màn hình Thanh công cụ trong cửa sổ toàn màn hình sẽ có các tuỳ chọn như sau: • Leave Fullscreen: Nhấn vào nút Leave Fullscreen để thoát khỏi chế độ toàn màn hình và quay về cửa sổ gThumb. • Zoom In and Out: Bấm vào các nút thu phóng để điều chỉnh kích thước hiển thị trên màn hình. Dùng nút In để phóng to và Out để thu nhỏ hình. • Image properties: Nhấn vào nút Properties để xem các thuộc tính của tấm ảnh, như kích thước, dung lượng trên đĩa, ngày tháng tạo và sửa. • Next hoặc Previous: Bấm vào các nút này để chuyển sang tấm ảnh kế hoặc trước trong chùm ảnh. Chú ý: Đối với tấm ảnh đầu tiên, nút Previous sẽ không làm việc và đối với tấm ảnh cuối cùng, nút Next sẽ không làm việc.

5. Để xem ảnh theo thứ tự ngẫu nhiên, trong cửa sổ gThumb, bấm vào ảnh thu nhỏ của một ảnh bất kỳ và chọn Fullscreen để xem ảnh ở chế độ toàn màn hình. Chạy Slide Show Bạn có thể tạo các slide show để xem liên tục nhiều tấm ảnh. Một slide show sẽ hiển thị một chùm ảnh do bạn chọn, để bạn có thể xem tất cả chúng mà không cần phải bấm chuột mỗi khi muốn chuyển sang ảnh mới. Để xem ảnh dưới dạng slide show: 1. Chọn các bức mà bạn cần xem. Trong cửa sổ gThumb, chọn Slide Show để xem slide show có tất cả các ảnh trong ô bên phải, theo thứ tự sắp xếp hiện tại. Để xem slide show chỉ có một vài bức mình chọn, giữ phím Ctrl rồi bấm chuột lên các tấm ảnh cần xem để chọn chúng, sau đó nhả phím Ctrl và bấm chuột vào nút Slide Show. gThumb sẽ bắt đầu chiếu các ảnh bạn đã chọn một cách tuần tự.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 262 / 407

Hình 8.5: Bắt đầu xem slide show

Hình 8.6: Xem ảnh ở chế độ slide show

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 263 / 407

2. Theo mặc định, mỗi tấm ảnh xem ở chế độ slide show sẽ xuất hiện 4 giây, và khi chuyển giữa 2 tấm ảnh, hiệu ứng làm mờ sẽ được dùng. Để thay đổi thiết lập mặc định này, trong trình đơn Edit bạn chọn mục Preferences option. Hộp thoại gThumb Preferences mở ra.

Hình 8.7: Thiết lập gThumb 3. Trong hộp thoại gThumb Preferences, bạn chọn thẻ Slide Show và thay đổi các thiết lập cho phù hợp với ý mình. Nhấn nút Close để hoàn tất.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 264 / 407

Hình 8.8: Sửa các thiết lập xem Slide Show

8.2.2

Xoá mắt đỏ

Trên một số máy ảnh, máy quay, ánh đèn flash phản chiếu trong mắt người chụp có thể gây ra hiện tượng mắt đỏ. Kích thước vết đỏ tuỳ thuộc vào lượng ánh sáng phản xạ lại. Trên Ubuntu, ta có thể dùng gThumb để loại bỏ hiện tượng này. Để xoá mắt đỏ trong bức hình: 1. Trong cửa sổ gThumb, bấm đúp vào hình thu nhỏ của ảnh bị mắt đỏ. Ảnh này sẽ được mở ra trong 1 cửa sổ mới.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 265 / 407

Hình 8.9: Ảnh bị mắt đỏ 2. Trong cửa sổ sửa ảnh, chọn Image và bấm chuột vào Redeye Removal. Hộp thoại Red-Eye Removal xuất hiện.

Hình 8.10: Mở Redeye Removal Dialogue Box 3. Bấm chuột lên vùng ảnh bị đỏ để đổi màu đỏ thành màu đen. Nếu bạn không thấy ưng ý, hãy nhấn nút Undo trong hộp thoại Red-Eye Removal để hoãn thao tác vừa làm. Nhấn nút Save để thay ảnh lỗi bằng ảnh vừa sửa vào trong cửa sổ gThumb.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 266 / 407

Hình 8.11: Xoá hiện tượng mắt đỏ

Chú ý: Ảnh đã sửa sẽ thay thế ảnh cũ có trong máy bạn. Vì vậy, hãy lưu lại một bản sao của ảnh gốc trước khi sửa nó.

8.3

GIMP

Trình xử lý ảnh GNU (GNU Image Manipulation Programme (GIMP)) là một ứng dụng mặc định của Ubuntu, được phân phối theo giấy phép GNU General Public License. Đây là một ứng dụng mã nguồn mở, chạy trên rất nhiều hệ điều hành và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Bạn có thể dùng GIMP để thực hiện các thao tác chỉnh lý, tạo và sửa ảnh, thay đổi kích thước, xử lý màu và chuyển đổi định dạng tấm hình. GIMP có rất nhiều tính năng hữu dụng: • Có đầy đủ các công cụ vẽ, như bút lông, sơn xịt, bút chì • Có các công cụ tạo vùng chọn chữ nhật, elip, tự do, chọn mờ và chọn theo đường cong bezier • Các công cụ chuyển dạng như xoay, xô nghiêng, co giãn, lật ngang/dọc... • Quản lý bộ nhớ dựa trên xếp lát để kích cỡ ảnh chỉ giới hạn trong phạm vi dung lượng đĩa • Cho phép huỷ bước/làm lại rất nhiều thao tác. Số lượng bước được huỷ/làm lại chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa cứng • Hỗ trợ các văn lệnh cao cấp • Hỗ trợ lớp và kênh để xử lý các ảnh phức tạp • Lấy mẫu dưới pixel cho tất cả các công cụ vẽ, giảm thiểu méo hình khi cần xuất bản các ảnh chi tiết ở độ phân giải thấp hoặc co giãn ảnh • Hỗ trợ các kênh alpha, giả lập trong suốt trong tấm ảnh • Hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau, bao gồm GIF, JPEG, PNG, XPM, TIFF, TGA, MPEG, PS, PDF, PCX và BMP Để chạy GIMP: 1. Mở trình đơn Applications, chọn mục Graphics và chọn tiếp GIMP Image Editor. Hộp GIMP Tip of the Day xuất hiện, gợi ý một số mẹo vặt khi sử dụng GIMP. Nhấn nút Close trong GIMP Tip of the Day. Cửa sổ GIMP sẽ hiện lên.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 267 / 407

Hình 8.12: Hộp thoại GIMP Tip of the Day

Bạn có biết? Con vật tượng trưng cho GIMP là một con sói tên Wilber. Nó thường cho bạn các mẹo hữu ích khi dùng GIMP. Nếu bạn không muốn xem các mẹo, hãy bỏ dấu kiểm trong ô Show tip next time GIMP starts.

2. Để mở một tấm ảnh cần xử lý, nhấn vào trình đơn File, chọn Open và chọn ảnh cần mở.

Hình 8.13: Mở ảnh trong GIMP 3. Ảnh đã chọn sẽ xuất hiện trong cửa sổ Image.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 268 / 407

Hình 8.14: Editing Image Giờ bạn có thể dùng các công cụ có trong cửa sổ GIMP để sửa ảnh. Bạn có biết? Bạn có thể kéo và thả một màu trong hộp công cụ hoặc từ bảng màu ào trong ảnh. Màu đó sẽ được dùng để tô ảnh hoặc vùng chọn hiện có.

8.4

Quản lý ảnh bằng F-Spot

F-Spot là một ứng dụng quản lý ảnh cá nhân cho môi trường làm việc GNOME. Bạn có thể nhập và xem ảnh trên đĩa cứng, máy ảnh số, kể cả máy ipod của mình bằng F-Spot. Bạn còn có thể gán các nhãn cho ảnh và phân loại chúng, tạo CD ảnh, xuất ảnh qua mạng Internet và chia sẻ các bức hình trực tuyến. F-Spot cũng có một số tính năng sửa màu và chỉnh ảnh cơ bản. F-Spot hỗ trợ 16 định dạng ảnh hay gặp, bao gồm JPEG, GIF, TIFF và RAW. Hình dưới đây minh hoạ giao diện của F-Spot:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 269 / 407

Hình 8.15: Cửa sổ F-Spot

8.4.1

Nhập ảnh trong F-Spot

Sau khi nhập các ảnh của mình, bạn có thể phân loại và gán nhãn cho chúng giống như trong một trình phát nhạc. Nhập ảnh từ đĩa cứng Để nhập ảnh vào trong F-Spot từ đĩa cứng trên máy: 1. Từ trình đơn Applications, chọn mục Graphics và chọn ứng dụng F-Spot Photo Manager. Cửa sổ F-Spot xuất hiện. 2. Bấm vào nút Import trên thanh công cụ. Hộp thoại Import xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 270 / 407

Hình 8.16: Nhập ảnh

Chú ý: Bạn cũng có thể bấm vào lệnh Import trong trình đơn File để mở hộp thoại Import.

3. Trong ô Import Source, tuỳ chọn Select Folder được dùng làm mặc định. Giữ tuỳ chọn này, sau đó di chuyển đến thư mục chứa các tấm ảnh cần nhập và nhấn vào nút Open.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 271 / 407

Hình 8.17: Chọn nguồn ảnh cần nhập

Hình 8.18: Xem ảnh cần nhập 4. Bấm Import trong hộp thoại Import.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 272 / 407

Hình 8.19: Nhập ảnh Các tấm ảnh sẽ được liệt kê dưới dạng ảnh thu nhỏ trong cửa sổ F-Spot. Lưu ý rằng thanh trượt thời gian được đặt tù theo ngày tấm ảnh được lưu trong máy.

Hình 8.20: Duyệt ảnh Chú ý: Các ảnh liệt kê trong cửa sổ F-Spot không liên kết với bất kỳ hạng mục hoặc nhãn nào.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 273 / 407

Nhập ảnh từ máy ảnh số Để nhập ảnh từ camera số vào trong F-Spot ta làm như sau: 1. Nhấn nút Import trên thanh công cụ. Hộp thoại Import xuất hiện. 2. Chọn ô Import Source. Nối camera của bạn vào máy. F-Spot sẽ nhận ra máy và báo tên hiệu cũng như loại máy trong ô Import Source.

Hình 8.21: Chọn nguồn ảnh để nhập 3. Bấm vào camera để chọn nó làm nguồn ảnh. Hộp thoại Select Photos to Copy From Camera mở ra, liệt kê tất cả các ảnh có trong camera. Chọn các ảnh bạn muốn nhập và nhấn Copy.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 274 / 407

Hình 8.22: Chọn các ảnh để sao chép 4. F-Spot sao chép các ảnh vào trong thư mục được chỉ định và hiển thị các ảnh đã chép trong ô bên phải của cửa sổ F-Spot.

8.4.2

Xem ảnh

Sau khi đã nhập, bạn có thể xem tất cả các ảnh ở dạng ảnh thu nhỏ trong ô bên phải cửa sổ F-Spot. Bạn có thể xem ảnh trong F-Spot bằng cách: • Bấm đúp chuột lên mỗi ảnh thu nhỏ để phóng to nó ra • Chọn một ảnh thu nhỏ và bấm vào nút Fullscreen trên thanh công cụ Ảnh bạn chọn sẽ được mở trong chế độ toàn màn hình.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 275 / 407

Hình 8.23: Duyệt ảnh

Hình 8.24: Xem ảnh ở chế độ toàn màn hình Nhấn vào nút Exit fullscreen để trở về cửa sổ F-Spot window.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 276 / 407

8.4.3

Tổ chức ảnh

Theo mặc định, F-Spot tổ chức ảnh dựa theo ngày chúng được lưu vào máy. Bạn có thể xem các tấm ảnh trong một ngày giờ cụ thể bằng cách bấm vào năm tương ứng trong thanh trượt thời gian hoặc di chuyển con chạy trên thanh này. Ví dụ, ta có 100 ảnh ở ô bên phải, 50 trong số đó được lưu vào máy năm 2004, còn lại là năm 2007. Để xem các ảnh năm 2004, bạn di con chạy đến dấu mốc 2004 trong thanh thời gian. Để tổ chức ảnh lại theo cách khác, bạn có thể thêm ’thẻ dấu’ (hay nhãn ảnh) cho ảnh và phân loại chúng. Bạn có thể xem ảnh dựa trên hạng mục đã phân loại. Trong ô bên trái của cửa sổ F-Spot là một số các hạng mục phân loại đã được định sẵn cho bạn. Bạn có thể nhóm ảnh của mình lại theo những hạng mục này. Để thêm thẻ vào trong ảnh: • Trong cửa sổ F-Spot, ta bấm chuột phải vào một tấm ảnh, chọn Attach a Tag và nhấn chuột lên thẻ bạn muốn gán cho bức ảnh. Thẻ này sẽ được hiển thị bên dưới tấm ảnh.

Hình 8.25: Đánh thẻ cho 1 tấm ảnh

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 277 / 407

Hình 8.26: Xem các ảnh đã được đánh thẻ Ảnh vừa được thêm thẻ sẽ được liệt vào danh mục đã đánh thẻ (tagged).

8.5

Vẽ với Inkscape

Inkscape cho phép ta tạo rất nhiều ảnh minh hoạ cho Web, điện thoại di động, phim hoạt hình, từ đơn giản đến phức tạp. Inkscape là một công cụ đồ hoạ phức tạp, tương tự như Illustrator, CorelDraw hay Xara X. Đây là một ứng dụng chạy trên nhiều nền hệ điều hành, như Linux, Microsoft Windows, Solaris và Mac OS X. Bạn có thể dùng nó để xoay, đổi cỡ, xô lệch, thu phóng, tô và vẽ các đối tượng cần độ chính xác cao. Các hiệu ứng đồ hoạ khác như tô chuyển sắc và trong suốt cũng có sẵn trong Inkscape. Inkscape không phải là thành phần mặc định có sẵn trong Ubuntu, nhưng bạn có thể cài nó thông qua Synaptic Package Manager hoặc APT.

8.5.1

Cài Inkscape

Có 2 cách cài đặt Inkscape, bằng Synaptic Package Manager và bằng APT. Chú ý: Máy tính trong phòng học cần phải kết nối Internet để cài đặt ứng dụng từ trên kho phần mềm.

Cài đặt Inkscape bằng Synaptic Package Manager Để cài Inkscape bằng Synaptic Package Manager: 1. Từ trình đơn System chọn Administration và chọn tiếp Synaptic Package Manager. Cửa sổ Synaptic Package Manager mở ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 278 / 407

Hình 8.27: Mở Synaptic Package Manager 2. Trong cửa sổ Synaptic Package Manager, ô bên trái liệt kê các hạng mục phần mềm có trong kho phần mềm Ubuntu, và ô bên phải là các phần mềm có trong hạng mục đó. Nhấn vào nút Search. Hộp thoại Find xuất hiện. Bạn gõ Inkscape vào trong ô Search rồi nhấn Search. Chú ý: Để xem các gói đã cài và đã tháo gỡ, nhấn vào Status. Để xem thông tin về nguồn kho phần mềm cho gói, nhấn Origin. Nhấn Custom Filters để xem các gói phần mềm nào bị hỏng hoặc có thể nâng cấp được. Để trở về danh sách các hạng mục phần mềm ban đầu sau khi tìm ra gói mình cần, nhấn Sections.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 279 / 407

Hình 8.28: Tìm Inkscape trong Synaptic 3. Kết quả tìm kiếm bằng Search sẽ được hiển thị trong ô bên phải của cửa sổ Synaptic Package Manager. Bấm chuột phải vào Inkscape và chọn Mark for Installation.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 280 / 407

Hình 8.29: Đánh dấu Inkscape để cài đặt 4. Nhấn nút Apply trên thanh công cụ để bắt đầu cài đặt. Một hộp thoại Summary sẽ xuất hiện yêu cầu bạn xác nhận việc cài đặt. Nhấn Apply để tiếp tục cài đặt Inkscape.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 281 / 407

Hình 8.30: Xác nhận cài đặt Inkscape 5. Sau khi đã cài xong, nhấn vào nút Close trong hộp thoại Changes applied.

Hình 8.31: Thông báo hoàn tất quá trình cài đặt Để mở Inkscape, từ trình đơn Applications ta chọn mục Graphics và chọn ứng dụng Inkscape Vector illustrator.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 282 / 407

8.5.2

Tạo các ảnh vector bằng Inkscape

Trang: Đây là vùng bạn đặt các hình vẽ để in ra. Ví dụ, bạn có thể chọn kích thước trang là giấy A4. Vùng này sẽ được điều chỉnh lại theo thiết lập bạn chọn. Bạn có thể dựa vào đó để nắm bắt được bố cục bức vẽ sẽ tạo. Thanh trình đơn: Thanh này có tất cả các trình đơn như File, Save và Zoom. Bạn có thể thực hiện tất cả các thao tác trong Inkscape thông qua các lệnh trên trình đơn. Thanh lệnh: Thanh này có một số nút tương ứng với các lệnh trên trình đơn để bạn có thể nhanh chóng tao tác với bản vẽ của mình. Thanh công cụ vẽ: thanh này có các tuỳ chọn để thực hiện một số thao tác vẽ cơ bản. Bạn có thể tạo các hình dạng cơ bản như chữ nhật, vuông, elip, tròn, xoắn ốc... từ đây. Thanh điều khiển công cụ: Thanh này có các tuỳ chọn cho công cụ đang được chọn. Ví dụ, nếu bạn chọn công cụ Polygon để vẽ sao và đa giác từ trong thanh công cụ vẽ, thanh điều khiển công cụ sẽ có các tham số tương ứng với hình sao/đa giác như số đỉnh, độ cong của đỉnh, độ run... Thanh trạng thái: Thanh này chứa các thông báo và gợi ý về cách dùng, cũng như vị trí hiện thời, mức độ thu phóng đang dùng, màu đang chọn. Tạo và Lưu các đối tượng Để tạo một đối tượng mới trong Inkscape, bạn phải sử dụng thanh công cụ vẽ. Các công cụ trong thanh này cho phép ta dễ dàng tạo ra các hình dạng cơ bản. Nhưng để tạo các hình phức tạp, bạn phải kết hợp và xử lý các hình dạng này một cách linh hoạt. Để tạo một đối tượng từ thanh công cụ vẽ: 1. Bấm vào nút tương ứng với hình cần tạo. Đặt con chuột tại 1 vị trí trên trang giấy, nơi bạn muốn đặt điểm bắt đầu của đối tượng cần tạo. 2. Bấm và kéo giữ chuột để vẽ đối tượng, và thả tay khi đạt được kích thước vừa ý.

Hình 8.32: Vẽ một đối tượng Inkscape Thanh điều khiển công cụ có các tuỳ chọn để bạn chỉnh lại hình sẽ tạo ra. Ví dụ, nếu bạn tạo hình chữ nhật, trên thanh này sẽ có các tuỳ chọn như độ làm tròn đỉnh, chiều cao, chiều rộng... của hình chữ nhật sẽ tạo ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 283 / 407

3. Sau khi tạo hình xong, nhấn vào nút Save trên thanh Lệnh. Hộp thoại Select file to Save to sẽ xuất hiện. Gõ tên tập tin muốn dùng vào trong ô Name và chọn thư mục muốn lưu tập tin vào, rồi nhấn Save.

Hình 8.33: Lưu bản vẽ

Chú ý: Inkscape lưu ảnh dưới dạng ảnh vector. Bạn có thể thay đổi kích thước ảnh vector mà không bị giảm chất lượng do độ phân giải giống như các ảnh bitmap thông thường như JPG, BMP...

8.6

Sử dụng máy quét

Quét ảnh trong Ubuntu khá đơn giản! Nếu bạn có máy quét cắm cổng USB, hãy cắm máy quét trực tiếp vào trong máy tính. Hầu hết các thiết bị cắm-và-xài (plug-n-play (PNP)) như máy quét đều tương thích tốt với Ubuntu. Tuy nhiên nếu máy tính không nhận ra máy quét bạn vừa cắm vào, bạn phải xem lại tính tương thích của loại máy quét này.

8.6.1

Kiểm tra tính tương thích của máy quét

Bạn có thể kiểm tra tính tương thích của máy quét mình dùng trên Ubuntu bằng 1 trong 2 cách sau: • Vào trang Web này để xem danh sách các máy quét và trình điều khiển tương thích Ubuntu mà chúng sử dụng: https://wiki.ubuntu.com/HardwareSupportComponentsScanners • Kiểm tra tính chất của máy quét mình dùng trên trang Web: http://www.sane-project.org/sane-backends.html. Trang này liệt kê các trình điều khiển phân phối cùng với sane-backends-1.0.18, cũng như phần cứng và phần mềm được hỗ trợ.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 284 / 407

8.6.2

Quét ảnh

Bạn quét ảnh bằng cách dùng giao diện máy quét hoặc ứng dụng XSane có sẵn trên Ubuntu. Để quét ảnh bằng XSane: 1. Từ trình đơn Applications, chọn mục Graphics và mở ứng dụng XSane Image Scanner. XSane tự động tìm máy quét được nối với máy tính của bạn. Sau khi đã nhận máy quét, hộp thoại XSane Options sẽ xuất hiện. 2. Hộp thoại XSane Options có các tuỳ chọn để bạn sửa thiết lập mặc định của ảnh sẽ quét ra. Bạn có thể đặt số bản sao cần quét, tên của tập tin sẽ xuất ra, và định dạng sẽ dùng, cũng như độ tương phản của ảnh chụp ra. Sau khi đã đặt các thuộc tính của tập tin đầu ra, đặt ảnh cần quét vào trong máy quét và nhấn nút Scan để bắt đầu quét ảnh.

Hình 8.34: Dùng XSane 3. Sau khi đã quét xong ảnh, một cửa sổ sẽ hiện ra, biểu diễn ảnh đầu ra thu được.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 285 / 407

Hình 8.35: Xem đầu ra thu được

Chú ý: Trước khi bắt đầu thao tác quét ảnh, hãy kiểm tra tính tương thích của máy quét với Ubuntu. Đôi khi, Ubuntu nhận máy quét thành công nhưng lại không thể quét ảnh được nếu trình điều khiển cho máy quét không được cài đặt.

4. Tiếp tục quét các ảnh khác hoặc đóng hộp thoại XSane Options để thoát khỏi ứng dụng.

8.7

Tổng kết bài giảng

Trong bài này, ta đã đề cập đến một số vấn đề sau: • Xem và quản lý ảnh bằng các ứng dụng mặc định có trên Ubuntu: – Trình xem ảnh gThumb Image Viewer cho phép bạn nhập ảnh, tạo đĩa CD ảnh, trình chiếu ảnh dưới dạng slide show và tạo album ảnh cho trang Web. – F-Spot cho phép bạn gán thẻ, phân loại và xuất ảnh ra các định dạng phù hợp để trao đổi qua mạng. • Dùng GIMP để xử lý và tạo ảnh chuyên nghiệp. • Tạo ảnh vector dưới dạng SVG bằng trình xử lý ảnh vector Inkscape. • Quét ảnh và lưu thành nhiều định dạng khác nhau bằng XSane Image Scanner.

8.8

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Ứng dụng mặc định trên Ubuntu nào cho phép xem một hạng mục phân loại ảnh từ một kho ảnh trên máy? (Choose two). a) Inkscape b) gThumb

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 286 / 407

c) F-Spot d) Xsane e) GIMP Câu hỏi 2 Ứng dụng mặc định nào trên Ubuntu hỗ trợ chia sẻ ảnh qua mạng Internet? Câu hỏi 3 Ta có phải cài thêm phần mềm nào khác để nhập ảnh từ camera số không?

8.9

Thực hành

Bài tập 1: Tạo một album ảnh để chia sẻ qua mạng bằng cách dùng các tính năng của gThumb Bạn vừa đi du lịch cùng bạn bè về, và bạn muốn viết cảm xúc của mình lên blog, đồng thời gửi lên một số ảnh minh hoạ về chuyến đi. Tuy nhiên, gửi ảnh lên mạng từng chiếc một sẽ rất mất thời gian. Bạn muốn có cách khác nhanh chóng thuận tiện hơn. Để làm điều này: 1. Chạy gThumb. Cửa sổ Desktop/Images hiện lên. 2. Nhấn vào nút Images trên thanh di chuyển và di chuyển đến thư mục có các ảnh đã chụp với bạn bè mình. Nhấn Open. Cửa sổ chương trình sẽ hiển thị các ảnh có trong thư mục. 3. Chọn ảnh bạn muốn đưa vào album ảnh trên Web. 4. Từ trình đơn Tools bạn chọn Create Web Album. Cửa sổ Web Album hiện lên. 5. Trong cửa sổ Web Album, nhập các thông tin mình cần, như thư mục đích, chỉ mục, bố trí trang chỉ mục và kiểu album. Nhấn nút Save. 6. gThumb tạo ra album và lưu nó vào địa chỉ đã chọn. Giờ, bạn có thể gửi album Web lên một địa chỉ trên mạng. Bài tập 2: Xuất ảnh lên mạng bằng F-Spot Giờ bạn muốn chia sẻ ảnh đã tải lên mạng với bạn bè. Bạn cũng muốn giữ các tấm ảnh lâu hơn thời gian mà trang Web bạn dùng lưu ảnh cho phép. Bạn phải làm gì? Để làm điều này: 1. Chạy F-Spot. 2. Nhấn vào nút Import trên thanh công cụ. Hộp thoại Importhiện lên. 3. Trong hộp thoại Import, chọn Select Folder trong ô Import Source. Di chuyển đến thư mục nguồn và bấm vào nút Open. Các ảnh trong thư mục sẽ hiện lên. 4. Nhấn nút Import trong hộp thoại Import. 5. Chọn các ảnh bạn muốn xuất. 6. Từ trình đơn File chọn Export và bấm vào thư mục đích. Chú ý: Để xuất ảnh lên Web, bạn phải có một tài khoản hợp lệ trên một trang Web cho phép tải ảnh lên mạng.

Bài tập 3: Xoá hiện tượng mắt đỏ trong một tấm ảnh Trong tấm ảnh chụp buổi sinh nhật gần đây của bạn, một số người bị đèn Flash rọi vào làm cho mắt đỏ lên. Bạn phải sửa lại thế nào? Để làm điều này: 1. Chạy gThumb và mở ảnh bị lỗi ra. 2. Bấm đúp chuột lên tấm ảnh bị mắt đỏ. 3. Từ trình đơn Image chọn Redeye Removal. Hộp thoại Red-Eye Removal xuất hiện. 4. Trong hộp thoại Red-Eye Removal, bấm vào vùng ảnh gần mắt bị đỏ. Các vùng bạn nhấn vào sẽ được thay thế màu đỏ thành màu đen. 5. Nhấn Undo nếu lỡ nhấn chuột nhầm chỗ. Lưu ảnh đã sửa lại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 287 / 407

Chương 9

Phát nhạc và phim Trọng tâm bài học Trong bài này, bạn sẽ học các nội dung sau: • Phát, sửa và quản lý các tập tin nhạc và phim.

9.1

Hạn chế pháp lý

Ubuntu hỗ trợ hoàn hảo việc phát lại nhạc, video và DVD ở các định dạng miễn phí và không bị hạn chế pháp lý. Với một số định dạng bị giấy phép hạn chế, Ubuntu sẽ không cung cấp hỗ trợ sẵn trong bản cài đặt. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể xem các định dạng có sở hữu trong Ubuntu, và hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý và bản quyền về theo các nội dung mà giấy phép của các định dạng đó quy định. Giấy phép của những định dạng sở hữu là riêng biệt. Ví dụ, với phim, video được phân phối theo giấy phép Creative Commons và mã hoá ở dạng MPEG. Mặc dù nội dung của tập tin được phân phối tự do, nhưng định dạng của nó lại là có sở hữu, và phần mềm phát loại tập tin này cũng sẽ có một số hạn chế theo quy định của giấy phép. Để hiểu các vấn đề pháp lý đi kèm với các định dạng có sở hữu, bạn phải hiểu rõ sự khác biệt giữa các định dạng tự do và không tự do hoặc có sở hữu.

9.2

Nghe nhạc trên Ubuntu

Ubuntu có sẵn trình phát nhạc Rhythmbox Music Player để phát và tổ chức các tập tin âm thanh. Rhythmbox có giao diện tương tự như iTunes và là trình phát nhạc mặc định trên môi trường GNOME. Dùng Rhythmbox, bạn có thể phát các tập tin âm thanh, nghe radio trên mạng, trích xuất nhạc từ đĩa CD và quản lý các tập tin có trên máy. Rhythmbox hỗ trợ rất nhiều định dạng âm thanh và có nhiều tính năng hữu ích để phát và thưởng thức nhạc qua máy tính.

9.2.1

Phát nhạc bằng Rhythmbox

Để phát nhạc bằng Rhythmbox: 1. Trong trình đơn Application chọn mục Sound & Video sau đó chọn ứng dụng Rhythmbox Music Player. Một màn hình chào đón sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 288 / 407

Hình 9.1: Khởi động Rhythmbox 2. Cửa sổ chính của trình Rhythmbox Music Player hiện ra. Giờ, bạn có thể tỏo chức các tập tin nhạc mình thích vào trong chương trình thông qua cửa sổ này.

Hình 9.2: Rhythmbox Music Player 3. Để phát nhạc trên Rhythmbox, bạn phải chọn nguồn chứa các tập tin âm thanh từ trong danh sách Source. Theo mặc định Library (thư viện) được chọn làm nguồn các tập tin âm thanh khi mở Rhythmbox lần đầu tiên.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 289 / 407

Library là nguồn nhạc chính trong Rhythmbox. Bạn có thể nhập toàn bộ các tập tin âm thanh vào trong thư viện của Rhythmbox và sau đó phát lại chúng. Bạn cũng có thể dùng các tập tin âm thanh trong thư viện để tạo các danh sách thông minh và thứ tự phát mà mình muốn. Để nhập từng tập tin âm thanh riêng rẽ vào trong thư viện, bấm chuột phải vào Library và chọn Import File. Hộp thoại Import File into Library sẽ xuất hiện.

Hình 9.3: Nhập các tập tin âm thanh vào thư viện 4. Trong hộp thoại Import File into Library, di chuyển đến thư mục chứa các tập tin cần nhập. Sau khi chọn xong các tập tin muốn nhập vào, bạn nhấn nút Open.

Hình 9.4: Chọn các tập tin cần nhập

Bạn có biết? Khi nhập nhạc vào trong thư viện, Rhythmbox nhập luôn các thẻ dữ liệu đặc tả của tập tin. Các thẻ này được Rhythmbox dùng để phân loại sắp xếp các tập tin âm thanh theo thể loại, nghệ sĩ trình bày, album, tiêu đề và số thứ tự trong đĩa.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 290 / 407

5. Các tập tin được nhập vào trong thư viện và xuất hiện trong cửa sổ Rhythmbox. Bạn sẽ thấy cửa sổ chính của Rhythmbox được chia thành nhiều ô. Mỗi ô lại có thông tin chi tiết về các tập tin nhạc mà bạn có. Để phát nhạc trong thư viện, bạn có thể dùng các ô Artist, Album và Track để chọn bài hát mình muốn nghe sau đó dùng các nút điều khiển để phát lại. Bấm vào nút Play để phát lại bài đã chọn.

Hình 9.5: Cửa sổ Rhythmbox 6. Nếu bạn nhấn nút Play mà không chọn gì cả, Rhythmbox sẽ phát luôn bài đầu tiên trong thư viện mà bạn nhìn thấy lúc này. Bạn có thể dùng nút Shuffle để phát ngẫu nhiên các bài trong thư viện. Bạn cũng có thể tạo một danh sách các bài sẽ ngeh bằng cách bấm chuột phải lên bài nào đó và chọn Add to Playlist để thêm vào danh sách. Để dừng hoặc tạm dừng việc phát nhạc, bấm vào nút Play thêm lần nữa.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 291 / 407

Hình 9.6: Tạo danh sách phát mới 7. Rhythmbox có rất nhiều tính năng hữu ích thông qua các trình bổ ung của nó. Một số trình bổ sung không được bật theo mặc định. Để vào các trình bổ sung có sẵn, trong trình đơn Edit, chọn Plugins. Hộp thoại Configure Plugins xuất hiện.

Hình 9.7: Mở các trình bổ sung 8. Bạn có thể xem tất cả các trình bổ sung đã cài trong ô bên trái của hộp thoại Configure Plugins. Khi bạn bấm vào một trình bổ sung, thông tin chi tiết về nó sẽ hiện ra trong vùng bên phải.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 292 / 407

9. Bạn có thể tuỳ ý bật các trình bổ sung mình cần lên để có thể dùng thêm vài chức năng khác trên Rhythmbox. Ví dụ, bật trình bổ sung Magnatune Store sẽ cho phép bạn nghe thử và mua các bài hát kiểu iTunes. Bật Visualization để xem hình ảnh thời gian thực của tín hiệu âm thanh đang phát. Tương tự, nếu bạn muốn Rhythmbox tự động lấy lời bài hát đang phát về, hãy bật trình bổ sung Song Lyrics bằng cách bấm vào hộp kiểm của nó và nhấn nút Close để thoát khỏi hộp thoại Configure Plugins.

Hình 9.8: Bật các trình bổ sung 10. Bạn sẽ quay về giao diện chính của Rhythmbox. Để lấy lời bài hát về, trong trình đơn View ta chọn Song Lyrics.

Hình 9.9: Lấy lời bài hát về máy

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 293 / 407

11. Rhythmbox sẽ lấy lời bài hát đang phát từ Internet về máy. Giờ, bạn có thể ’hát cùng ca sĩ’ nếu thích!

Hình 9.10: Lời bài hát đã được Rhythmbox lấy về 12. Tương tự, nếu bạn muốn xem các chuyển động hình ảnh khi nghe nhạc, bấm vào nút Visualization.

Hình 9.11: Bật hình ảnh chuyển động 13. Tín hiệu âm thanh sẽ được chuyển thành hình ảnh tương ứng.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 294 / 407

Hình 9.12: Xem hình 14. Rhythmbox còn cho phép ta nghe nhiều nguồn nhạc khác nữa, như các trạm radio trên Internet và các podcast chả hạn! Để nghe nhạc từ podcast, bạn bấm chuột phải vào trong mục Podcast trong danh sách Source và chọn New Podcast Feed.

Hình 9.13: Thêm một kênh Podcast mới

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 295 / 407

Chú ý: Podcast là các chương trình âm thanh được quảng bá trên Internet. Bạn có thể đăng ký nhận âm thanh từ podcast để tải về các dữ liệu âm thanh mới phát hành.

15. Nhập địa chỉ URL của kênh podcast vào trong ô New Podcast Feed và nhấn nút Add.

Hình 9.14: Nhập địa chỉ URL của kênh Podcast 16. Rhythmbox tự động tìm nội dung podcasts mới nhất và tải về cho bạn. Để phát một phần nội dung có trên podcast, chọn phần bạn muốn nghe và nhấn vào nút Play.

Hình 9.15: Nghe Podcast 17. Rhythmbox cũng cho phép ta nghe radio trực tuyến từ các trạm radio trên Internet ở khắp nơi trên thế giới. Để nghe radio trên Internet, bấm vào nguồn Radio trong ô Source.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 296 / 407

Hình 9.16: Nghe radio trên Internet 18. Theo mặc định, nguồn Radio sẽ liệt kê một vài trạm radio để bạn chọn, mỗi trạm sẽ chỉ có một thể loại âm nhạc riêng. Bấm đúp vào trạm radio mà bạn muốn nghe để phát nó.

Hình 9.17: Nghe radio 19. Nếu bạn muốn thêm một trạm radio mới vào đanh sách, bấm vào mục New Internet Radio Station và gõ địa chỉ URL của trạm radio mới vào trong ô URL of Internet radio station. Nhấn nút Add để thêm trạm này vào trong danh sách.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 297 / 407

Hình 9.18: Thêm một trạm radio Internet mới 20. Bạn có thể thêm tất cả các trạm mình muốn nghe bằng thao tác này, và nghe chúng chỉ bằng 1 cú click chuột!

9.3

Nghe và trích xuất các đĩa CD âm thanh

Sound Juicer là ứng dụng mặc định trên Ubuntu để phát và trích xuất đĩa CD âm thanh trên máy. Đây là một trình phát và trích xuất CD dễ dùng, người dùng hầu như không cần thực hiện thao tác gì phức tạp cả. Dùng Sound Juicer, bạn có thể phát các bài hát trực tiếp trên đĩa CD và trích xuất âm thanh ra 1 số định dạng sau: • Ogg Vorbis: Ogg vorbis là một định dạng tự do, nguồn mở thay thế cho định dạng có sở hữu MP3. Giống như MP3, nó loại bớt các thông tin mà tai người không nhận biết được để giảm kích thước của tập tin âm thanh nén. Một tập tin Ogg Vorbis thường chỉ nhỏ bằng 1/10 so với tập tin WAV có nội dung tương đương. • FLAC: FLAC là viết tắt của Free Lossless Audio Codec. Đây cũng là một định dạng âm thanh nguồn mở tự do. Không giống như MP3 hay Ogg Vorbis, FLAC nén âm thanh mà không loại bỏ các thông tin trên đó. Một tập tin FLAC thường chỉ bé bằng nửa tập tin WAV có cùng nội dung. • WAV: WAV viết tắt cho Waveform Audio Format. Ddây là định dạng không nén được dùng để thu âm các đoạn âm thanh ngắn.

Chú ý: Để biết thêm thông tin về Ogg Vorbis và FLAC xin xem trang sau: • http://www.vorbis.com/faq/ • http://flac.sourceforge.net/

9.3.1

Nghe CD âm thanh

Để nghe CD âm thanh bằng Sound Juicer

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 298 / 407

1. Bỏ đĩa CD vào trong ổ CD. Sound Juicer CD player và ripper sẽ tự động chạy. Để tự mình bật Sound Juicer, bạn chọn trình đơn Applications, trỏ đến Sound & Video rồi chọn Sound Juicer CD Extractor.

Hình 9.19: Khởi động Sound Juicer 2. Cửa sổ Sound Juicer sẽ hiện lên. Khi nó nhận ra một đĩa CD âm thanh, nó sẽ xem xét đĩa đó và tìm thông tin về đĩa từ trên Internet. Nếu bạn có kết nối Internet, Sound Juicer sẽ lấy các thông tin về nghệ sĩ, tiêu đề, tên bài từ trên trang MusicBrainz.org. Để lần lượt nghe toàn bộ đĩa, bạn chỉ việc nhấn nút Play. Chú ý: MusicBrainz.org là một cơ sở dữ liệu do cộng đồng xây dựng, chứa thông tin về hơn 360,000 album đã phát hành.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 299 / 407

Hình 9.20: Nghe CD âm thanh Lưu ý rằng Sound Juicer chỉ lấy thông tin về album từ trang MusicBrainz.org. Trong phần trên của cửa sổ Sound Juicer bạn có thể thấy các thông tin cơ bản về album, bao gồm tiêu đề, nghệ sĩ, thể loại và chiều dài đĩa. Phần bên dưới của cửa sổ là danh sách các bài hát, tiêu đề, nghệ sĩ và độ dài từng bài. 3. Để nghe một vài bài mình thích, hãy chọn các bài đó bằng cách đánh dấu hộp kiểm tương ứng rồi sau đó nhấn nút Play.

Hình 9.21: Chọn một vài bài thích nghe 4. Giờ bạn có thể nghe những bài mình thích trong đĩa.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 300 / 407

Hình 9.22: Phát lại các bài đã chọn

9.3.2

Trích xuất CD âm thanh

Nếu bạn muốn nghe các bài mình thích mà không cần bỏ đĩa vào, bạn có thể trích xuất đĩa ra thành các tập tin để trên máy. Để trích xuất đĩa CD âm thanh: 1. Bỏ đĩa CD vào và nhấn nút Extract. Nếu bạn muốn thiết lập chất lượng âm thanh sẽ trích và vị trí lưu trên đĩa, hãy chọn Preferences trên trình đơn Edit. Hộp thoại Preferences hiện ra.

Hình 9.23: Thiết lập các tuỳ chọn khi trích đĩa 2. Bạn có thể dùng hộp thoại Preferences để đặt một số tuỳ chọn như thư mục sẽ lưu, tên tập tin như thế nào, hoặc có đẩy đĩa CD ra sau khi trích xong không. Trong phần cuối của hộp thoại Preferences bạn có thể đặt định dạng tập tin sẽ dùng để lưu nội dung âm thanh trên máy. Tuỳ vào sở thích, bạn có thể chọn 1 định dạng trong danh sách thả xuống Output Format.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 301 / 407

Bạn có biết? Bạn cũng có thể trích nội dung CD ra định dạng MP3, dù đây là định dạng sở hữu. Xin xem phần hướng dẫn Sound Juicer để biết cách làm: mở Help>Content và xem phần nói về Preferences.

Hình 9.24: Đặt định dạng cho tập tin trích ra 3. Mỗi định dạng đều có thiết lập có thể tuỳ chỉnh được. Tuỳ vào định dạng bạn muốn dùng và thư mục bạn lưu các tập tin, bạn có thể sẽ phải tuỳ chỉnh các định dạng bằng cách bấm vào nút Edit Profiles, sau đó chọn thiết lập muốn dùng và nhấn nút Edit để sửa lại.

Hình 9.25: Sửa thiết lập định dạng 4. Hộp thoại Editing profile xuất hiện để bạn chọn thiết lập âm thanh. Bạn có thể tuỳ chỉnh thiết lập theo ý mình sau đó nhấn nút Close để thoát ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 302 / 407

Hình 9.26: Tuỳ chỉnh thiết lập âm thanh 5. Để đặt thư mục muốn dùng để chứa các tập tin trích ra, trong hộp thoại Preferences bạn chọn vị trí cần lưu trong danh sách thả xuống Music Folder rồi nhấn nút Close để thoát khỏi hộp thoại Preferences. Theo mặc định, Sound Juicer đặt các tập tin trích ra trong thư mục chính Home.

Hình 9.27: Chọn thư mục chứa các tập tin trích ra 6. Sau khi đã cấu hình xong, bạn có thể bắt đầu trích nội dung CD ra bằng cách bấm nút Extract. Nếu bạn chỉ muốn trích một số bài mình cần, hãy bỏ dấu kiểm trong hộp kiểm của những bài còn lại. Tuỳ vào tốc độ máy, tốc độ ổ CD, quá trình trích đĩa có thể nhanh hoặc chậm. Bạn có thể xem trạng thái hiện thời trên phần dưới bên trái của cửa sổ Sound Juicer.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 303 / 407

Hình 9.28: Trích các bài trong đĩa CD vào máy 7. Sound Juicer sẽ báo cho bạn khi tất cả các bài được chọn đã được trích xong. Nhấn nút Open để xem các bài đã trích vào máy.

Hình 9.29: Xem các bài đã trích vào máy 8. Các bài trong đĩa CD âm thanh giờ đã được chép vào trong ổ cứng. Bạn có thể ngeh chúng bằng cách bấm đúp vào tập tin tương ứng.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 304 / 407

Hình 9.30: Các bài đã được chép vào trong đĩa

9.4

Ghi đĩa CD âm thanh

Ngoài việc trích đĩa CD vào trong máy, Ubuntu còn cho phép bạn ghi các tập tin trong máy ra đĩa CD. Để ghi đĩa CD âm thanh, bạn dùng Serpentine, chương trình này được cài mặc định trong Ubuntu. Để ghi đĩa CD âm thanh bằng Serpentine: 1. Bỏ một đĩa CD trắng vào trong ổ ghi. Bạn sẽ thấy một thông báo hỏi xem bạn có muốn ghi đĩa CD âm thanh hay đĩa CD dữ liệu không. Khi bấm nút Make Audio CD, Serpentine sẽ được khởi động.

Hình 9.31: Serpentine tự động chạy khi bạn bỏ đĩa trắng vào 2. Ngoài ra, bạn cũng có thể chạy Serpentine từ trình đơn Applications. Để bật Serpentine, bạn mở trình đơn Applications , trỏ vào mục Sound & Video và chọn Serpentine Audio CD Creator. Cửa sổ Serpentine sẽ hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 305 / 407

Hình 9.32: Khởi động Serpentine 3. Cửa sổ Serpentine biểu diễn trạng thái sử dụng của đĩa vừa cho vào. Bạn có thể nhấn nút Add để thêm vào các bài hát muốn ghi ra đĩa. Nếu bạn muốn thay đổi thiết lập khi ghi, hãy mở hộp thoại Serpentine Preferences bằng cách chọn Preferences trên trình đơn Edit.

Hình 9.33: Thiết lập ghi đĩa trên Serpentine 4. Bạn có thể dùng hộp thoại Serpentine Preferences để đặt tốc độ ghi và các tuỳ chọn khác như có chèn khoảng trắng 2 giây giữa 2 bài không, có đẩy đĩa ra sau khi ghi xong không. Sau khi đã chỉnh xong, nhấn Close để thoát khỏi hộp thoại Serpentine Preferences.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 306 / 407

Hình 9.34: Thiết lập ghi đĩa 5. Giờ bạn phải chọn các tập tin mình muốn ghi vào đĩa. Bấm nút Add, một cửa sổ duyệt tập tin sẽ mở ra để bạn chọn thư mục cũng như tập tin mình cần. Sau khi chọn xong, nhấn Open để xem nội dung.

Hình 9.35: Chọn các tập tin âm thanh cần ghi 6. Chọn các tập tin bạn muốn ghi ra và nhấn Open. Cửa sổ Serpentine sẽ lại hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 307 / 407

Hình 9.36: Các tập tin sẽ ghi 7. Các tập tin đã chọn sẽ được hiển thị trong cửa sổ Serpentine. Bạn cũng có thể xem thông tin về dung lượng sẽ chiếm trên đĩa. Tuỳ vào dữ liệu, bạn có thể thêm hay bớt một vài tập tin sẽ ghi cho phù hợp. Sau khi đã vừa ý, hãy nhấn nút Write to Disc để bắt đầu việc ghi các tập tin lên đĩa CD.

Hình 9.37: Ghi các tập tin âm thanh lên đĩa CD 8. Bạn sẽ phải xác nhận lại ý mình bằng cách bấm vào nút Write to Disc trong hộp thoại hiện ra sau đó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 308 / 407

Hình 9.38: Xác nhận trước khi ghi đĩa 9. Serpentine sẽ bắt đầu ghi các tập tin lên đĩa. Bạn có thể xem tiến độ hiện thời trong hộp thoại Writing Audio Disc. Quá trình này lâu hay chậm tuỳ vào dung lượng cần ghi và tốc độ ghi.

Hình 9.39: Ghi đĩa CD âm thanh

9.5

Phát các định dạng có sở hữu

Như đã nói, vì lý do pháp lý, theo mặc định, Ubuntu không hỗ trợ các định dạng có sở hữu. Nếu bạn muốn phát các định dạng có sở hữu, bạn sẽ phải cài đặt các bộ mã hoá và giải mã bổ sung. Một bộ giải mã và mã hoá là các thư viện cho phép ta nghe nhạc hoặc xem phim ở một định

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 309 / 407

dạng nào đó. Mặc dù Ubuntu có rất nhiều các bộ giải mã cài đặt sẵn trong máy, bạn vẫn phải cài đặt thêm nếu muốn xử lý các định dạng có sở hữu, và có rất nhiều định dạng âm thanh và hình ảnh khác nhau trên mạng. Việc phát nhạc và phim trên Ubuntu được thực hiện bởi các bộ giải mã/mã hoá Gstreamer. Thực ra, GStreamer không phải là 1 bộ mã hoá/giải mã âm thanh và hình ảnh, mà là tập hợp các các bộ mã hoá/giải mã được đóng gói vào thành một trình bổ sung, cho phép thu và phát lại âm thanh, hình ảnh. Các trình bổ sung phổ biến là: • • • • •

gstreamer0.10-plugins-ugly gstreamer0.10-plugins-ugly-multiverse gstreamer0.10-plugins-bad gstreamer0.10-plugins-bad-multiverse gstreamer0.10-ffmpeg Chú ý: Để biết gói Gstreamer nào có những trình bổ sung gì, xin xem trang Web : http://gstreamer.freedesktop.org/documentation/plugins.html

Các ứng dụng khác như VLC, MPlayer và Xine, không dùng các trình bổ sung Gstreamer. Bạn có thể thông qua Synaptic Package Manager hoặc APT để cài đặt các bộ mã hoá này từ kho phần mềm Ubuntu. Bạn có biết? Các bộ mã có thể được cài đặt trực tiếp từ trình Movie Player. Khi Movie Player nhận ra một định dạng nào đó mà nó không phát được, nó sẽ kiểm tra các trình bổ sung Gstreamer xem chúng có hỗ trợ định dạng này không. Nếu thấy, bạn có thể cài đặt các trình bổ sung dễ dàng mà không phải làm theo hướng dẫn bên dưới.

Để cài đặt trình bổ sung mã hoá và giải mã âm thanh, hình ảnh trên Synaptic Package Manager: 1. Từ trình đơn System chọn mục Administration và chọn tiếp Synaptic Package Manager. Cửa sổ Synaptic Package Manager xuất hiện.

Hình 9.40: Khởi động Synaptic Package Manager

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 310 / 407

2. Các hạng mục Multiverse và Restricted theo mặc định sẽ không được bật trên Ubuntu. Để cài các bộ mã bổ sung, bạn phải bật các hạng mục này lên. Trong trình đơn Settings hãy chọn Repositories. Hộp thoại Software Sources hiện ra.

Hình 9.41: Mở hộp thoại Software Sources 3. Để bật 2 hạng mục Multiverse và Restricted, chọn 2 hộp kiểm thứ 3 và thứ 4 trong thẻ Ubuntu Software rồi nhấn vào nút Close để đóng hộp thoại lại.

Hình 9.42: Bật 2 hạng mục phần mềm 4. Bạn sẽ nhân được thông báo rằng thông tin về các gói phần mềm đã được cập nhật. Nhấn Close để đóng thông báo này lại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 311 / 407

Hình 9.43: Thông báo cập nhật thông tin các gói phần mềm 5. Sau khi trở về cửa sổ Synaptic Package Manager window, bạn phải nhấn vào nút Reload để các thay đổi có hiệu lực.

Hình 9.44: Áp dụng các thay đổi 6. Sau khi bấm vào nút Reload, hệ thống sẽ kiểm tra lại thông tin về các gói phần mềm có trong kho.

Hình 9.45: Kiểm tra thông tin về các gói phần mềm 7. Sau khi các hạng mục Multiverse và Restricted đã được thêm vào trong nguồn phần mềm của Synaptic, bạn có thể tải và cài đặt các bộ mã hoá bổ sung. Để cài đặt một gói phần mềm, bạn phải tìm ra nó trong Synaptic Package Manager bằng chức năng tìm kiếm hoặc mở hạng mục phần mềm tương ứng. Để tìm kiếm, nhấn vào nút Search.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 312 / 407

Hình 9.46: Tìm kiếm gói mình cần 8. Gõ tên gói phần mềm mình cần tìm vào ô Search và nhấn vào nút Search.

Hình 9.47: Tìm gói phần mềm qua tên 9. Kết quả tìm kiếm nằm trong bảng bên phải của cửa sổ Synaptic Package Manager. Bấm chuột phải lên gói cần cài và chọn Mark for Installation.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 313 / 407

Hình 9.48: Đánh dấu gói cần cài 10. Bạn có thể đánh dấu tất cả các gói cần cài cùng lúc. Sau khi đã chọn xong, nhấn Apply để bắt đầu tải các gói về và cài đặt. Hộp thoại Summary xuất hiện.

Hình 9.49: Tải các gói phần mềm cần cài về máy 11. Hộp thoại Summary cho phép bạn xem lại làn cuối các gói mình đã chọn để cài đặt. Nếu đồng ý, nhấn tiếp vào nút Apply để tiếp tục.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 314 / 407

Hình 9.50: Xác nhận cài đặt gói 12. Sau khi các gói đã tải về và cài xong, hộp thoại Changes Applied sẽ hiện ra. Bạn nhấn vào nút Close để đóng hộp thoại Changes Applied lại.

Hình 9.51: Hộp thoại Changes Applied 13. Hộp kiểm tương ứng với các gói phần mềm đã cài sẽ chuyển thành màu xanh lá cây, báo rằng gói đó đã được cài đặt thành công. Bạn có thể tiếp tục cài thêm những gói mã hoá khác nếu muốn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 315 / 407

Hình 9.52: Đã hoàn tất cài đặt

9.6

Dùng máy iPod

iPod là một máy nghe nhạc rất phổ biến hiện nay, do hãng Apple sản xuất. Bạn có thể nghe các định dạng MP3 và AAC trên iPod. Hiện nay, mỗi máy iPod có thể chứa tới 10 ngàn bài hát! Tuy nhiên, iPod không hỗ trợ các định dạng âm thanh và hình ảnh miễn phí.

9.6.1

Nghe nhạc trên iPod

Để nghe nhạc trên iPod: 1. Cắm máy iPod vào cổng USB trên máy tính. Ubuntu sẽ tự động gắn kết nó và đặt biểu tượng lên trên màn hình nền. Đồng thời, nội dung bên trong iPod sẽ được mở ra bên trong cửa sổ Rhythmbox Music Player. Bạn có thể xem tất cả các tập tin trong máy ở bảng bên phải nằm dưới cửa sổ Rhythmbox. Để phát một bài hát trong máy iPod, bạn chỉ việc chọn nó trong danh sách và nhấn vào nút Play.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 316 / 407

Hình 9.53: Nối máy iPod vào máy tính 2. Bài hát sẽ được phát trên Rhythmbox Music Player. Tuy nhiên, nếu định dạng của tập tin âm thanh không được hỗ trợ trên Rhythmbox Music Player, bạn sẽ không thể phát nó và một thông báo lỗi sẽ xuất hiện. Trong trường hợp này, hãy làm theo các bước mô tả trong phần trước để cài thêm các bộ mã cần thiết từ kho phần mềm Ubuntu.

Hình 9.54: Phát nhạc trên iPod 3. Ubuntu cũng cho phép chuyển các tập tin âm thanh từ iPod vào máy và ngược lại. Tuy nhiên, bạn không thể dùng Rhythmbox để làm việc đó, mà phải cài gtkpod vào máy. Bạn có thể cài tải và cài đặt phần mềm này từ kho phần mềm Ubuntu thông qua Synaptic Package Manager. Để mở gtkpod, sau khi đã cài xong, bạn chọn trình đơn Applications, chỉ đến mục Sound & Video và chọn gtkpod. Cửa sổ gtkpod sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 317 / 407

Hình 9.55: Mở gtkpod 4. Bạn có thể xem tất cả các tập tin âm thanh có trên máy iPod trong cửa sổ gtkpod. Lưu ý rằng trong cửa sổ gtkpod, các tập tin âm thanh của bạn đã được sắp xếp phân loại theo nghệ sĩ, album và thể loại nhạc, nhờ vậy bạn có thể nhanh chóng duyệt và chọn ra các tập tin cần chuyển. Để quản lý các tập tin trên máy iPod, gtkpod cho phép bạn sửa danh sách phát, chuẩn hoá âm lượng của 1 bài hát hoặc nhiều bài cùng một lúc. Bạn cũng có thể dùng gtkpod để thêm các tập tin vào trong máy iPod của mình bằng cách chọn Files. Hộp thoại Add Files to ’tên thiết bị’ sẽ hiện ra.

Hình 9.56: Dùng gtkpod để chuyển tập tin âm thanh sang máy iPod

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 318 / 407

5. Trong hộp thoại Add Files to ’tên thiết bị’, bạn có thể di chuyển đến thư mục muốn thêm vào trong máy iPod, để thêm vào 1 tập tin hoặc cả 1 thư mục nào đó trên máy vào đó. Hãy chọn các bài hát mình muốn thêm và nhấn vào nút Open

Hình 9.57: Chọn các tập tin cần chuyển vào máy iPod 6. gtkpod sẽ thêm các tập tin vào trong máy iPod cho bạn. Khi nào xong, một thông báo "Successfully added files" sẽ nháy lên ở dưới đáy cửa sổ gtkpod. Bạn có thể xem các tập tin mới thêm vào trong ô phía dưới cửa số gtkpod. Làm lại các bước trên nhiều lần để tuỳ ý thêm vào các tập tin mình thích. Sau khi hoàn tất việc chuyển nhạc sang máy iPod, bấm vào nút Save Changes để nạp và lưu các tập tin lại.

Hình 9.58: Cập nhật nội dung cho iPod 7. Khi đã hoàn tất việc cập nhật nội dung cho iPod và muốn gỡ nó ra khỏi hệ thống, hãy đóng cửa sổ Rhythmbox lại. Bấm chuột phải lên biểu tượng iPod trên màn hình nền và chọn Eject. Giờ bạn có thể an toàn rút iPod ra khỏi máy tính.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 319 / 407

9.7

Tạo và sửa các tập tin âm thanh

Ubuntu cung cấp cho bạn rất nhiều công cụ để tạo các tập tin âm thanh riêng cho mình. Ứng dụng mặc định có sẵn trên Ubuntu là GNOME Sound Recorder - bộ thu âm của GNOME. Cao cấp hơn, bạn có thể dùng trình xử lý âm thanh Audacity.

9.7.1

Tạo các tập tin âm thanh

Ubuntu cung cấp cho bạn một số công cụ để tạo các tập tin âm thanh mới bằng cách ghi âm qua microphone. GNOME Sound Recorder là ứng dụng được cài sẵn trên Ubuntu để ghi âm qua microphone. Để ghi âm với GNOME Sound Recorder: 1. Mở trình đơn Applications, chọn mục Sound & Video và mở ứng dụng Sound Recorder. Hoặc, bạn có thể nhấn tổ hợp phím ALT+F2, rồi gõ GNOME-sound-recorder và bấm vào nút Run. Ứng dụng Sound Recorder sẽ được khởi động.

Hình 9.59: Khởi động Sound Recorder 2. Sound Recorder cho phép bạn ghi và phát lại các tập tin âm thanh có đuôi .flac, .ogg, và .wav. Để bắt đầu ghi âm, bạn phải chọn thiết bị nhập tín hiệu, như microphone, phone hoặc line-in, trong ô Record from input. Bạn cũng có thể chọn chất lượng âm thanh muốn dùng trong ô Record.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 320 / 407

Hình 9.60: Chọn thiết bị nhập âm thanh 3. Trước khi bắt đầu thu âm, bạn nên thiết lập âm lượng cho thiết bị. Để vào trong trình điều khiển âm lượng, trên trình đơn File, bạn chọn Open Volume Control.

Hình 9.61: Mở trình điều khiển âm lượng 4. Bạn có thể dùng thanh trượt để điều chỉnh lại âm lượng đầu vào thiết bị cho hợp lý. Để đặt các thiết lập âm lượng nâng cao, nhấn vào mục Preferences trên trình đơn Edit. Hộp thoại Volume Control Preferences sẽ xuất hiện.

Hình 9.62: Hộp thoại tuỳ chỉnh âm lượng

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 321 / 407

5. Hộp thoại Volume Control Preferences cho phép bạn tinh chỉnh các thiết lập âm thanh bằng cách chọn hoặc bỏ các tuỳ chọn trong đó. Nhấn vào nút Close để thoát khỏi hộp thoại khi đã vừa ý.

Hình 9.63: Thiết lập cấu hình âm thanh Sau khi trở lại cửa sổ Sound Recorder, bạn có thể bắt đầu ghi âm từ thiết bị nhạp vừa chọn bằng cách bấm vào nút Record. Việc thu âm sẽ bắt đầu ngay sau đó.

Hình 9.64: Thu âm 6. Sau khi đã hoàn tất việc thu âm, bạn có thể phát lại âm thanh thu được bằng cách bấm vào nút Play. Con trỏ chỉ thị di chuyển dọc thanh thời gian khi chương trình phát lại âm thanh, báo cho bạn biết vị trí phát hiện thời. Bạn cũng có thể xem thời lượng ghi được ở dạng phút và giây trong phần File information.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 322 / 407

Hình 9.65: Phát lại tập tin vừa thu

9.7.2

Biên tập âm thanh

Bạn có thể dùng trình Audacity để chỉnh sửa các tập tin âm thanh trên Ubuntu. Để dùng Audacity, bạn phải cài đặt nó từ kho phần mềm, thông qua trình Synaptic Package Manager hoặc APT. Để chỉnh sửa âm thanh trên Audacity: 1. Mở trình đơn Applications, chọn mục Sound & Video và bấm vào Audacity Sound Editor.

Hình 9.66: Khởi động Audacity 2. Khi chạy Audacity lần đầu tiên, chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn ngôn ngữ muốn dùng. Ngoài tiếng Anh, Audacity còn hỗ trợ hơn 30 ngôn ngữ khác (kể cả tiếng Việt). Chọn ngôn ngữ bạn muốn dùng trong ô Choose Language for Audacity to use rồi nhấn OK.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 323 / 407

Hình 9.67: Chọn ngôn ngữ dùng trên Audacity 3. Cửa sổ Audacity sẽ hiện lên. Bạn có thể dùng rất nhiều công cụ và nút bấm trong này để phát, tạo và sửa âm thanh.

Hình 9.68: Cửa sổ Audacity 4. Giờ bạn có thể bắt tay vào việc sửa một tập tin có sẵn trên hệ thống, bằng cách mở trình đơn File chọn Import và chọn tiếp Audio. Hộp thoại Select one or more audio files hiện lên.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 324 / 407

Hình 9.69: Nhập tập tin âm thanh vào trong Audacity 5. Chọn tập tin âm thanh bạn muốn sửa và nhấn vào nút Open để nhập nó vào trong Audacity.

Hình 9.70: Chọn tập tin cần nhập

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 325 / 407

6. Tập tin âm thanh đã được nhập vào và được biểu diễn dưới dạng sóng âm màu xanh nước biển trong phần giữa cửa sổ Audacity. Giờ bạn có thể thực hiện các thao tác cắt, ghép, thu gọn, chèn thêm khoảng lặng... vào nó. Bạn thậm chí còn có thể xuất tập tin ra nhiều định dạng khác nhau. Ngoài ra, Audacity còn cho phép bạn phát một tập tin âm thanh trên đó. Bấm vào nút Play để phát tập tin âm thanh.

Hình 9.71: Phát tập tin được nhập vào 7. Tập tin âm thanh sẽ được phát lại trong cửa sổ Audacity. Bạn có thể dùng các công cụ sau để xử lý tập tin âm thanh đã nhập: • Magnifying: Bạn có thể dùng công cụ này để phóng to hoặc thu nhỏ vùng âm thanh mình cần làm việc. • Envelope: Công cụ này cho phép bạn chỉnh lại âm lượng của một đoạn âm thanh trong tập tin nhập vào bằng cách kéo các chốt trên đường bao đồ thị sóng âm ở giữa cửa sổ. • Time Shift: Cho phép bạn dịch chuyển toàn bộ tập tin âm thanh sang vị trí khác tương đối theo thơi gian; công cụ này rất hữu ích khi làm việc với tập tin có nhiều dải âm thanh trộn lên nhau. • Selection: Cho phép bạn chọn một phần âm thanh nào đó để xử lý riêng. Để bắt đầu sửa một phần nào đó của tập tin, hãy chọn công cụ Selection bằng cách bấm chuột lên nó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 326 / 407

Hình 9.72: Dùng công cụ Selection 8. Kéo chuột để chọn vùng bạn cần xử lý. Vùng được chọn sẽ có màu xám đậm hơn.

Hình 9.73: Chọn một vùng âm thanh để xử lý riêng 9. Giờ bạn có thể cắt vùng mình vừa chọn hoặc xoá nó đi, hoặc thêm vào các hiệu ứng âm thanh lên đó. Trình đơn Effect trên Audacity chứa tất cả các hiệu ứng âm thanh số mà bạn có thể sử dụng để tăng chất lượng âm thanh của tập tin. Một số hiệu ứng hay dùng:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 327 / 407

• Amplify - Tăng hoặc giảm âm lượng của đoạn âm thanh, nhưng không làm giảm chất lượng âm thanh trên đó. • BassBoost - Tăng âm lượng của một số tần số thấp. • Echo - Tạo tiếng vọng lại sau 1 khoảng thời gian trễ do bạn đặt. • Fade in - Tăng âm lượng từ 0 đến 100% • Fade out - Giảm âm lượng từ 100% xuống 0% • Invert - Đảo pha tín hiệu âm thanh 180 độ • Noise Removal-Lọc nhiễu • Reverse - Đặt các mẫu tín hiệu theo thứ tự ngược lại theo trục thời gian Để tăng âm lượng cho vùng âm thanh vừa chọn, bạn mở trình đơn Effect rồi chọn Amplify. Hộp thoại Amplify hiện ra.

Hình 9.74: Áp dụng hiệu ứng âm thanh 10. Trong hộp thoại Amplify, bạn dùng thanh trượt để tăng hoặc giảm mức độ âm thanh. Nhấn OK để áp dụng hiệu ứng cho vùng chọn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 328 / 407

Hình 9.75: Tăng giảm âm lượng cho vùng chọn 11. Bạn sẽ thấy rằng phần sóng âm màu xanh nước biển sẽ thay đổi. Giờ bạn có thể nghe lại đoạn âm thanh mới bằng cách bấm vào nút Play.

Hình 9.76: Nghe lại đoạn vừa sửa 12. Sau khi đã vừa ý với tập tin âm thanh thu được, ta có thể lưu tập tin âm thanh đã sửa lại. Vì các chương trình phát nhạc thông thường không thể xử lý được định dạng mặc định của Audacity, bạn phải lưu tập tin vừa sửa ở 1 định dạng phổ dụng như Ogg Vorbis hoặc MP3. Để lưu tập tin dưới 1 định dạng khác, chọn File - Export.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 329 / 407

Hình 9.77: Xuất tập tin âm thanh 13. Trong hộp thoại Export File, bạn chọn thư mục cần lưu tập tin lại. Sau đó chọn tiếp định dạng sẽ dùng để lưu nó trong ô danh sách thả xuống và nhấn vào nút Save để xuất tập tin.

Hình 9.78: Xuất tập tin ra định dạng MP3 14. Audacity sẽ xuất tập tin ra định dạng và vị trí đã chọn cho bạn.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 330 / 407

Hình 9.79: Quá trình xuất tập tin Sau khi xuất xong, bạn có thể đóng cửa sổ Audacity lại, và nghe nó trên Rhythmbox.

9.8

Phát đĩa DVD

Theo mặc định, Ubuntu có thể phát các đĩa DVD không có chế độ bảo vệ chống sao chép. Hầu hết các đĩa DVD đều được với hệ thống Content Scrambling System (CSS), chống sao chép đĩa lậu. Do các hạn chế pháp lý xung quanh định dạng có bảo vệ này, cũng như tư tưởng dùng phần mềm tự do và các định dạng mở, bạn phải cài đặt thêm một số gói phần mềm khác thì mới có thể giải mã được các đĩa DVD loại này. Chú ý: Một vài phần mềm dưới đây để phát và sao chép đĩa DVD có thể là hành vi bất hợp pháp ở một số nước. Xin hãy kiểm tra tính hợp pháp trước khi sử dụng chúng.

Bạn cũng phải tải các ứng dụng có khả năng phát một số định dạng mặc định như sau: • Trình phát phim Mplayer • Trình phát phim VLC • Xine • Totem-xine Totem-gstreamer, trình phát phim mặc định của Ubuntu có thể tự động phát đĩa DVD khi bạn đưa đĩa vào ổ. Tuy nhiên, nó không truy cập vào trình đơn của DDV được. Các phần mềm phát phim khác như VLC, mplayer và xine đều có hỗ trợ truy cập trình đơn DVD.

9.8.1

Phát DVD trong Totem

Sau khi đã cài đặt các gói phần mềm cần thiết từ trong kho phần mềm của Ubuntu, bạn có thể phát DVD trên bộ phát phim Totem. Để phát đĩa DDV trên Totem: 1. Nhét đĩa DVD vào ổ DVD trên máy bạn. Trình Totem sẽ tự động khởi động và đĩa phim sẽ được chiếu ngay sau đó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 331 / 407

Hình 9.80: Phát DVD trên Totem 2. Để xem DVD ở chế độ toàn màn hình, bạn chọn trình đơn View bạn chọn Fullscreen (hoặc nhấn phím F).

Hình 9.81: Bật chế độ toàn màn hình 3. Khi không muốn xem DVD ở chế độ toàn màn hình nữa, bạn có thể chuyển về chế độ cửa sổ bằng cách nhấn phím ESC.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 332 / 407

Hình 9.82: Chế độ toàn màn hình 4. Totem cũng cho phép bạn thiết lập một số tuỳ chọn khi xem DVD. Để cấu hình các thiết lập, bạn chọn trình đơn Edit, mục Preferences.

Hình 9.83: Cấu hình Totem 5. Trong hộp thoại Preferences bạn có thể thiết lập rất nhiều tuỳ chọn khác nhau, như độ sáng, độ màu, độ bão hoà, tương phản... Sau khi đã đặt xong các thiết lập, nhấn Close để thoát khỏi hộp thoại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 333 / 407

Hình 9.84: Tuỳ chỉnh thiết lập khi xem DVD 6. Trong khi đang xem phim, bạn cũng có thể lựa chọn một số tuỳ thích trong trình đơn Go để di chuyển tới lui phần cần xem. Để bỏ qua khung kế tiếp, trong trình đơn Go bạn chọn Skip Forwards.

Hình 9.85: Di chuyển trong Totem 7. Nếu bạn muốn xem thanh trượt biểu diễn thời gian hiện thời, bạn có thể nhấn vào nút Sidebar.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 334 / 407

Hình 9.86: Ẩn thanh trượt đi

Hình 9.87: Xem đĩa DVD 8. Thanh trượt sẽ được ẩn đi và bạn có thể xem phim trong cửa sổ to hơn ngay lập tức. Tất cả các thành phần điều kiển khác vẫn ở trên cửa sổ Totem.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 335 / 407

9.8.2

Sao lưu các đĩa DVD

Nếu bạn có một bộ sưu tầm các đĩa DVD cũ, lại rất hiếm, và bạn muốn sao lưu chúng vào máy, bạn có thể trích xuất một số nội dung trong đó và sau đó xem lại. Để làm điều này, Ubuntu có một số ứng dụng để sao lưu hoặc trích xuất DVD. Mặc dù các phần mềm này mặc định là không có sẵn trên Ubuntu, bạn có thể lấy chúng từ kho phần mềm trên mạng. Một số ứng dụng có tính năng sao lưu và trích xuất đĩa DVD là: • Thoggen • K9copy • dvd::rip • HandBrake Sao lưu DVD bằng Thoggen Thoggen là một tiện ích sao lưu DVD cho Linux, hoạt động dựa trên GStreamer và Gtk+. Ứng dụng này rất dễ dùng, mặc dầu quá trình trích xuất đĩa DVD tương đối phức tạp. Thoggen có các tuỳ chọn mặc định để người dùng dễ dàng sử dụng nó trong việc sao lưu và trích xuất đĩa DVD. Thoggen có một số tính năng chính như sau: • Dễ dùng và có giao diện người dùng rất thân thiện • Hỗ trợ xem trước tiêu đề, xén ảnh và định lại kích cỡ ảnh • Hỗ trợ DVD có kênh âm thanh nhiều ngôn ngữ • Mã hoá ra định dạng video Ogg/Theora • Có thể mã hoá các thư mục cục bộ có trong tập tin video DVD • Dựa trên các trình bổ sung GStreamer nên tương đối linh hoạt trong việc thêm bớt các bộ mã hoá/giải mã về sau.

Chú ý: Thoggen vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng vẫn làm việc tốt. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra các lỗi hay gặp trong trang web http://thoggen.net/download/

Để có thể sao lưu DVD bằng Thoggen, bạn phải cài đặt nó trước đã. Thoggen nằm trong hạng mục Universe trong kho phần mềm Ubuntu. Bạn có thể dùng Synaptic Package Manager để tải về và cài đặt vào máy.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 336 / 407

Hình 9.88: Cài đặt Thoggen Để sao lưu đĩa DVD bằng Thoggen: 1. Mở trình đơn Applications, chỉ đến mục Sound & Video và bấm vào Thoggen DVD Ripper.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 337 / 407

Hình 9.89: Khởi động Thoggen 2. Cửa sổ Thoggen hiện ra. Bước đầu tiên để sao lưu đĩa DVD là chọn các nội dung trên đĩa mà bạn cần sao lưu lại. Bạn đánh dấu vào hộp kiểm của nội dung tương ứng và nhấn OK để tiếp tục.

Hình 9.90: Chọn các nội dung cần sao lưu 3. Bước tiếp theo, bạn có thể xem và cấu hình một số tùy chỉnh theo ý mình. Bạn có thể chọn kích cỡ ảnh từ danh sách thả xuống và đặt chế độ xén ảnh đầu ra bằng cách bấm vào nút Configure Cropping. Nếu nhấn OK luôn, bạn sẽ dùng luôn các thiết lập mặc định và tiếp tục quá trình sao lưu đĩa DVD.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 338 / 407

Hình 9.91: Thay đổi các thiết lập mặc định 4. Quá trình sao lưu đĩa DVD sẽ bắt đầu ngay sau đó. Bạn có thể xem tiến độ việc sao lưu ở phần Progress trong cửa sổ Thoggen. Việc sao lưu đĩa DVD khá lâu. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng cũng khá khả dĩ.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 339 / 407

Hình 9.92: Sao lưu đĩa DVD

9.9

Nghe nhạc và xem phim trực tuyến

Ubuntu có các công cụ để nghe nhạc và xem phim trực tuyến trên Internet. Bạn có thể nghe nhạc, xem phim trên trình duyệt web của mình, nhưng phải cài thêm một số trình phát phim và nhạc đặc biệt. Chất lượng âm thanh và hình ảnh bạn có được sẽ khác biệt tuỳ vào nhà cung cấp dịch vụ phim và nhạc bạn đăng ký dịch vụ.

9.9.1

Xem video trong trình duyệt web

Bạn có thể xem rất nhiều video có trên mạng trong trình duyệt của mình. Ví dụ, bạn có thể xem Google video và You Tube video trực tiếp trên Firefox mà không cần cài thêm các trình phát phim đặc biệt hoặc các trình bổ sung cho trình duyệt. Hình dưới đây minh hoạ khi xem phim bên trong cửa sổ Firefox:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 340 / 407

Hình 9.93: Xem video trong trình duyệt Web Tuy nhiên, tùy vào định dạng video mà bạn cần xem, đôi khi bạn cần cài thêm một số gói phần mềm và trình bổ sung cho trình duyệt. Một số gói sẵn có cho Firefox là: • Trình bổ sung Totem Xine: Cài gói totem-xine-firefox-plugin từ hạng mục "Universe". • Trình bổ sung Totem gstreamer: Cài gói totem-gstreamer-firefox-plugin trong hạng mục "Universe". • Trình bổ sung Mplayer: Cài gói mozilla-mplayer trong hạng mục "Universe" • Trình bổ sung Flash: Cài gói flashplugin-nonfree trong hạng mục "Multiverse" Quá trình cài đặt các trình bổ sung tuỳ thuộc vào gói bạn chọn. Nếu bạn dùng Totem-gstreamer, trình phát phim mặc định cài sẵn trên Ubuntu, bạn phải cài đặt totem-gstreamer-firefox-plugin. Tuy nhiên, để xem phim trực tiếp trên cửa sổ trình duyệt, bạn phải cài các bộ mã hoá của Microsoft Windows và cài đặt các trình bổ sung cho Totem. Bạn cũng có thể cài thêm một trình phát phim bổ sung, như RealPlayer 10, để xem các phim trực tuyến ở định dạng Realmedia. Sau khi cài đặt xong tất cả các gói nói trên và các bộ mã hoá, bạn có thể xem các tập tin RealMedia trên tất cả các trình phát phim có trong máy, như Totem chả hạn, chứ không nhất thiết phải dùng RealPlayer10 (dĩ nhiên, RealPlayer hỗ trợ các tập tin RealMedia nhanh hơn các trình phát phim khác). RealPlayer là chương trình phát phim và nhạc được RealNetworks phát triển, hỗ trợ một số bộ mã âm thanh và hình ảnh như realaudio, realvideo 10, mp3, ogg vorbis và theora, h263 và AAC. Trình RealPlayer cho Linux cũng nằm sẵn rong kho phần mềm thương mại của Canonical và trên trang web RealPlayer. Chú ý: RealPlayer là một phần mềm có sở hữu và không được cộng đồng Ubuntu hỗ trợ.

Cài đặt RealPlayer Như đã nói, trình realPlayer cho Linux nằm trong kho phần mềm thương mại của Canonical. Theo mặc định, Ubuntu không sử dụng kho phần mềm này. Vì vậy, bạn phải thêm kho phần mềm thương mại của Canonical vào hệ thống. Sau khi hoàn tất việc thêm kho phần mềm mới, cập nhật lại các thông tin phần mềm, bạn có thể cài đặt RealPlayer theo cách thông thường trên Synaptic Package Manager. Xem phim trực tuyến bằng RealPlayer

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 341 / 407

1. Để mở RealPlayer, trên trình đơn Applications bạn chọn Sound & Video và chọn tiếp RealPlayer 10.

Hình 9.94: Chạy RealPlayer 2. Hộp thoại RealPlayer Setup Assistant xuất hiện để hướng dẫn bạn cách thiết lập RealPlayer. Nhấn Forward để tiếp tục.

Hình 9.95: Khởi động quá trình cài đặt RealPlayer 3. Sau khi xem qua chú ý khi phát hành của RealPlayer 10, bạn nhấn Forward thêm lần nữa.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 342 / 407

Hình 9.96: Xem chú ý khi phát hành của RealPlayer 4. Trước khi cài đặt RealPlayer lên máy, bạn phải xem giấy phép quyền hạn người dùng đầu cuối và chấp nhận nó. Nhấn Accept.

Hình 9.97: Đồng ý với những điều khoản trong giấy phép 5. Đến phần cuối cùng trong đồ thuật Realplayer setup Assistant, bạn cung cấp các thông tin cá nhân rồi nhấn OK để hoàn tất.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 343 / 407

Hình 9.98: Hoàn tất quá trình cài đặt 6. Cửa sổ RealPlayer sẽ hiện ra, báo hiệu rằng việc cài đặt đã hoàn tất. Giờ bạn có thể xem các luồng video và nhạc trực tuyến trên RealPlayer.

Hình 9.99: Cửa sổ RealPlayer 7. Để xem video, bạn chạy Firefox và dán địa chỉ URL của trang Web chứa luồng video cần xem.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 344 / 407

Hình 9.100: Mở trang Web video 8. Trên trang Web, bấm vào liên kết để mở video mà mình thích.

Hình 9.101: Chọn liên kết tới bộ phim cần xem 9. Firefox sẽ hỏi xem bạn có muốn mở liên kết trên trong RealPlayer không, hay muốn lưu nó vào máy. Để xem phim trực tuyến, bạn chọn mở liên kết trong RealPlayer và nhấn OK.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 345 / 407

Hình 9.102: Xem phim trực tuyến 10. Hộp thoại Downloads xuất hiện, báo hiệu tiến độ tải xuống. Sau khi tập tin đã được tải về thư mục Internet tạm thời, video bạn chọn sẽ được phát lại trong cửa sổ RealPlayer.

Hình 9.103: Xem video trực tuyến trong RealPlayer 11. Bạn có thể thêm liên kết mình thích vào trong danh sách Favorites để sau này xem lại mà không cần lên mạng tìm lại liên kết. Để lưu video vào trong danh sách Favorite,, trên trình đơn Favorites bạn chọn Add to Favorite.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 346 / 407

Hình 9.104: Lưu liên kết tới video vào trong Favourite 12. Từ giờ, nếu cần xem lại video vừa lưu, bạn chỉ việc chọn liên kết tương ứng trong trình đơn Favorites. Bạn cũng có thể xem một bộ phim trực tuyến từ trong RealPlayer bằng cách cung cấp cho chương trình địa chỉ URL của nó. Trên trình đơn File bạn chọn Open Location.

Hình 9.105: Xem phim trực tuyến trực tiếp trên RealPlayer 13. Nhập địa chỉ URL hoặc đường dẫn tới tập tin video vào ô Open Location, sau đó nhấn nút OK.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 347 / 407

Hình 9.106: Nhập vị trí của tập tin video

9.10

Biên tập video

Bên cạnh việc thưởng thức phim và video, Ubuntu còn có các công cụ để bạn biên tập lại nội dung của các video mình thích. Các công cụ đó là: Kino: Một trình biên tập video cao cấp, có chức năng thu video sang đĩa ở dạng Raw DV và AVI, cho phép mở nhiều đoạn video để cắt, dán và sắp xếp lại, sau đó lưu vào một danh sách các thao tác hiệu đính ở dạng SMIL và XML. Stopmotion: Stopmotion là một phần mềm tự do để tạo các phim hoạt hình tĩnh vật. Nó cho phép bạn tạo một bộ phim hoạt hình tĩnh vật từ các bức ảnh được nhập vào từ camera số hoặc một ổ cứng khác, thêm các hiệu ứng âm thanh và xuất ra nhiều định dạng video khác nhau như mpeg hay avi. Subtitle Editor: Subtitle Editor là một công cụ để soạn thảo và chỉnh sửa phụ đề cho phim viết trên bộ công cụ GTK2+. Bạn có thể dùng Subtitle Editor để chuyển dạng, sửa, đặt nhãn thời gian và hiệu đính nội dung cho phụ đề. Chương trình này cũng hiện các sóng âm để bạn dễ dàng nhận ra chỗ nào có tiếng nói, và đặt phụ đề cho phù hợp. Pitivi Video Editor: Pitivi Video Editor là một trình biên tập phi tuyến, cho phép bạn dễ dàng hiệu chỉnh âm thanh và video. Dùng Pitivi, bạn có thể thu âm thanh và hình ảnh, trộn, thay đổi kích thước khung hình, cắt, dán, cũng như thêm một số hiệu ứng âm thanh và hình ảnh nếu muốn. Nó cũng cho phép bạn lưu dự án của mình theo bất kỳ định dạng nào mà các trình bổ sung GStreamer hỗ trợ.

9.10.1

Biên tập video bằng Pitivi video editor

Pitivi Video Editor không được cài đặt sẵn trên Ubuntu, nên bạn phải lấy nó trên kho phần mềm từ Internet. Thao tác cài đặt Pitivi cũng giống như cài đặt các ứng dụng khác bằng Synaptic Package Manager. Để biên tập video bằng Pitivi Video Editor: 1. Trong trình đơn Applications bạn chỉ tới Sound & Video và nhấn chuột lên biểu tượng Pitivi Video Editor. Cửa sổ Pitivi vo 10.3 hiện lên. 2. Giao diện chính của Pitivi được chia ra làm nhiều bảng. Bạn có thể dùng các nút trên thanh tác vụ để thực hiện các thao tác mở, nhập, thêm, xem và lưu các đoạn video của mình lại. Để hiệu đính một đoạn video, trước hết bạn phải nhập nó vào trong Pitivi bằng cách bấm lên nút Import Clips.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 348 / 407

Hình 9.107: Giao diện chương trình Pitivi 3. Trong hộp thoại Import a clip, mở thư mục bạn đặt tập tin video và chọn một hoặc nhiều tập tin mình cần. Sau khi đã chọn xong, nhấn Add để nhập video vào trong cửa sổ Pitivi.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 349 / 407

Hình 9.108: Nhập các đoạn video vào trong Pitivi 4. Sau khi nhập xong, bạn có thể bấm đúp vào đoạn video trong cửa sổ Pitivi để xem nó trong bảng bên phải. Nhấn nút Stop trên thanh điều khiển để dừng phát lại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 350 / 407

Hình 9.109: Xem đoạn video đã nhập 5. Để sửa đoạn video vừa nhập, bạn phải kéo và thả nó xuống bảng dưới đáy để thêm vào trong thanh thời gian, sau đó chọn lệnh Project Settings từ trình đơn File. Hộp thoại Projects Settings sẽ hiện ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 351 / 407

Hình 9.110: Mở hộp thoại Project Settings 6. Trong hộp thoại Projects Settings bạn có thể hiệu đính lại đoạn video đã chọn bằng cách điều chỉnh các thiết lập cho nó. Trong phần Video Output, bạn có thể đặt chiều cao, chiều rộng và tốc độ hình (frame-rate) của đoạn phim. Tương tự, bạn cũng có thể đặt các tuỳ chỉnh âm thanh trong phần Audio Output. Sau khi đã vừa ý, nhấn OK để đóng hộp thoại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 352 / 407

Hình 9.111: Đặt các tuỳ thích cho đoạn video 7. Trở lại cửa sổ Pitivi, để áp dụng các thiết lập đã đặt, bạn nhấn vào nút Render project. Hộp thoại Render project sẽ hiện lên. Bạn có thể dùng nút Modify trong hộp thoại Render project để sửa thêm một số tuỳ chỉnh cho đoạn video. Nếu đã hài lòng, nhấn vào nút Choose file để lưu đoạn video đã sửa vào tập tin mới.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 353 / 407

Hình 9.112: Thiết lập tập tin đầu ra 8. Hộp thoại Choose file to render to sẽ xuất hiện để bạn đặt tên cho đoạn video vừa sửa và chọn thư mục chứa nó. Sau đó, nhấn OK để thoát khỏi hộp thoại Choose file to render to.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 354 / 407

Hình 9.113: Chọn tập tin đầu ra 9. Tên tập tin đầu ra sẽ xuất hiện trên nút Output file. Để tiếp tục sửa đoạn video, bạn nhấn vào nút Record.

Hình 9.114: Sửa tập tin video 10. Pitivi Video Editor sẽ bắt đầu dựng một dự án video mới dựa trên các thiết lập mà bạn chọn. Bạn có thể xem tiến độ công việc trong thanh tiến độ. Một khi đã hoàn tất việc dựng hình, nhấn vào nút Close ở góc bên phải phía trên để thoát khỏi hộp thoại Render project.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 355 / 407

Hình 9.115: Tiến độ tạo hình dự án 11. Đoạn video mới tạo sẽ được lưu trong vị trí bạn chọn.

Hình 9.116: Đoạn video đã được hiệu đính

9.11

Tổng kết bài giảng

Trong bài này, ta biết rằng: • Việc sử dụng và phân phối các phần mềm tuân theo giới hạn pháp lý và đặc trưng cho từng quốc gia, đôi khi là từng vùng. • Khi sử dụng hoặc phân phối các định dạng âm thanh và hình ảnh có sở hữu, bạn phải quan tâm đến tính bản quyền và các điều khoản giấy phép gắn với chúng. • Bạn có thể nghe nhạc và quản lý các tập tin âm thanh có trên máy, nghe radio trên Internet và nhập các tập tin từ CD bằng Rhythmbox. • Dùng Sound Juicer, bạn có thể nghe và trích xuất đĩa CD âm thanh, rồi lưu các bài hát trên đĩa ra các định dạng âm thanh khác nhau. Ngoài ra, trình ghi đĩa CD âm thanh mặc định trên Ubuntu, Serpentine, cho phép bạn tạo các đĩa CD âm thanh để nghe trên đầu đọc, dàn HIFI. • Việc phát các định dạng âm thanh và hình ảnh có sở hữu trên Ubuntu đòi hỏi bạn phải cài đặt các bộ mã hoá và giải mã bổ sung có trong kho phần mềm Ubuntu. • Bạn có thể dùng gtkpod để nghe nhạc từ máy iPod gắn với máy tính và trao đổi dữ liệu giữa máy tính và máy iPod của mình. • GNOME Sound Recorder cho phép bạn ghi âm và lưu lại theo nhiều định dạng âm thanh khác nhau. • Cao cấp hơn, bạn có thể dùng Audacity để thu âm, hiệu đính và thêm các hiệu ứng âm thanh lên các tập tin sẵn có. • Để xem đĩa DVD bằng Totem Movie Player, bạn phải cài đặt một số gói phần mềm bổ sung khác. • Thoggen là một tiện ích sao lưu đĩa DVD trên Linux, có thể dùng để trích xuất nội dung trên đĩa DVD vào máy tính. • Để xem phim và nghe nhạc trực tuyến trong cửa sổ trình duyệt, bạn có thể dùng các trình phát phim và nhạc bổ sung như RealPlayer, mplayer hay VLC. • Pitivi video Editor cho phép bạn phát lại và hiệu đính video.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 356 / 407

9.12

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Liệt kê các đặc điểm của giấy phép phần mềm tự do. Câu hỏi 2 Trình phát nhạc mặc định trên Ubuntu là chương trình nào? a. Totem b. Rhythmbox c. Audacity d. gtkpod Câu hỏi 3 Podcast là gì? Câu hỏi 4 Ứng dụng nào được cài đặt mặc định trong Ubuntu để phát và trích xuất nội dung đĩa CD âm thanh? a. Xine b. RealPlayer c. Serpentine d. Sound Juicer Câu hỏi 5 Sound Juicer cho phép xuất tập tin trích từ đĩa CD thành định dạng nào? Câu hỏi 6 Sound Juicer lấy thông tin về nghệ sĩ, tiêu đề và tên bài hát trên đĩa CD ở đâu? Câu hỏi 7 Tên chương trình ghi đĩa CD âm thanh có sẵn trên Ubuntu là gì? Câu hỏi 8 Tại sao bạn lại phải cài đặt các bộ mã hoá và giải mã đa phương tiện bổ sung cho Ubuntu? Câu hỏi 9 Bạn có thể tải và cài đặt các bộ mã hoá bằng ____________________.

9.13

Thực hành

Bài tập 1: Playing Music Using Rhythmbox Bạn vừa mới cài Ubuntu lên máy và muốn nghe cũng như quản lý các tập tin âm thanh trên máy, nghe podcasts và radio trên Internet. Hãy liệt kê các bước cần làm. 1. Từ trình đơnApplication, chọn phần Sound & Video và chọn Rhythmbox Music Player. 2. Để nhập từng tập tin âm thanh riêng rẽ vào trong Rhythmbox, bạn bấm chuột phải lên Library và chọn Import File. 3. Trong hộp thoại Import File into Library hiện ra, bạn chọn thư mục và tập tin cần nhập. Nhấn Open 4. Chọn các bài hát muốn nghe và nhấn nút Play. 5. Để nghe nhạc từ podcast, bạn bấm chuột phải vào mục Podcast trong danh sách Source và chọn New Podcast Feed. 6. Gõ địa chỉ URL của podcast vào ô New Podcast Feed rồi nhấn nút Add. 7. Để phát một phần âm thanh có trên podcast, bạn chọn phần đó và nhấn nút Play. 8. Để nghe radio trên Internet, bạn chọn Radio trong danh sách Source. Bấm đúp vào một trạm radio mà bạn muốn nghe.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 357 / 407

9. Để thêm một trạm radio mới, bạn chọn New Internet Radio Station và gõ địa chỉ URL của đài cần thêm vào ô URL of Internet radio station. Sau đó, nhấn Add để hoàn tất. 10. Bạn có thể thêm bao nhiêu trạm radio vào trong danh sách cũng được. Bài tập 2: Nghe và trích xuất CD âm thanh Bạn có một bộ sưu tầm các đĩa CD âm thanh rất quý hiếm và muốn nghe chúng trên Ubuntu, lấy thông tin chi tiết về các bài hát có trong đĩa và sau đó trích xuất chúng để lưu trên máy cho tiện. Hãy liệt kê các bước cần làm. Để nghe CD: 1. Bỏ đĩa CD vào ổ và trình Sound Juicer sẽ tự động chạy. 2. Sound Juicer tự động lấy thông tin về các bài hát có trên đĩa từ trang MusicBrainz.org xuống cho bạn. 3. Để phát bài muốn nghe, chọn hộp kiểm tương ứng với nó rồi nhấn vào nút Play. Để trích xuất đĩa CD: 1. Bỏ đĩa CD vào trong ổ. 2. Mở trình đơn Edit và chọn Preferences. 3. Trong hộp thoại Preferences bạn nhấn vào danh sách Output Format và chọn định dạng tập tin đầu ra muốn dùng. 4. Chọn thư mục bạn muốn lưu các tập tin xuất ra ở ô Music Folder. 5. Nhấn Close để thoát khỏi hộp thoại Preferences. 6. Trong cửa sổ Sound Juicer, chọn các bài hát muốn trích xuất bằng cách đánh dấu hộp kiểm tương ứng với chúng. 7. Nhấn nút Extract để bắt đầu trích đĩa. 8. Sound Juicer sẽ báo lại cho bạn sau khi đã trích xong những bài đã chọn. Nhấn vào nút Open để xem các bài đã được chép vào trong đĩa. 9. Các bài hát trên CD giờ được chép thành các tập tin trên đĩa cứng. Bạn có thể nghe chúng bằng Rhythmbox bằng cách bấm đúp lên chúng. Bài tập 3: Ghi đĩa CD âm thanh Bạn mới tìm ra một trang Web để tải hàng trăm bài hát về máy. Tuy nhiên bạn không muốn những tập tin này ngốn hết dung lượng đĩa cứng mình có. Vì vậy, bạn muốn chép chúng ra đĩa CD âm thanh. Để ghi đĩa CD âm thanh: 1. Bỏ một đĩa trắng vào ổ ghi CD trên máy. 2. Bấm vào nút Make Audio CD trong hộp thoại Choose Disc Type hiện lên sau đó. Trình Serpentine sẽ được khởi động. 3. Để thay đổi cấu hình mặc định cho Serpentine trước khi ghi đĩa, mở hộp thoại Serpentine Preferences bằng cách chọn Preferences trong trình đơn Edit. 4. Chọn hộp kiểm Add two seconds gap between two tracks để chèn 1 khoảng lặng 2 giây giữa 2 bài hát trên đĩa. 5. Nhấn nút Close để thoát khỏi hộp thoại Serpentine Preferences. 6. Giờ bạn phải chọn các tập tin cần ghi lên đĩa. Bấm vào nút Add. 7. Trong cửa sổ trình duyệt hiện ra, bạn chọn thư mục có chứa các tập tin mình cần, và nhấn Open để xem nội dung của nó. 8. Chọn các tập tin muốn ghi rồi bấm nút Open để hoàn tất việc chọn tập tin. 9. Trở về cửa sổ chính, bạn nhấn vào nút Write to Disc để bắt đầu ghi các tập tin âm thanh ra đĩa CD. 10. Chương trình sẽ yêu cầu bạn xác nhận lại lần nữa. Nhấn Write to Disc để tiếp tục. 11. Serpentine sẽ bắt đầu ghi các tập tin âm thanh ra đĩa CD. Tiến độ công việc sẽ xuất hiện trong hộp thoại Writing Audio Disc. Bài tập 4: Phát các định dạng âm thanh và hình ảnh có sở hữu Bạn có một bộ sưu tầm nhạc MP3 trong máy và muốn nghe chúng trên Ubuntu. Hãy liệt kê các thao tác cần làm. Để cài đặt bộ mã hoá và giải mã bằng Synaptic Package Manager: 1. Mở trình đơn System, mục Administration và chọn Synaptic Package Manager. Cửa sổ Synaptic Package Manager mở ra. 2. Các hạng mục Multiverse và Restricted theo mặc định là không được dùng trên Ubuntu. Để bật chúng, bạn chọn trình đơn Settings và nhấn vào Repositories. Hộp thoại Software Sources xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 358 / 407

3. Bật các hạng mục Multiverse và Restricted bằng cách đánh dấu hộp kiểm thứ 3 và thứ 4 trong thẻ Ubuntu Software, sau đó bấm vào nút Close để đóng hộp thoại lại. 4. Bạn sẽ được thông báo là thông tin về các phần mềm có trong kho đã thay đổi. Nhấn nút Close để đóng thông báo lại. 5. Sau khi quay về cửa sổ Synaptic Package Manager, bạn phải nhấn vào nút Reload để các thay đổi được cập nhật lại. 6. Sau khi nhấn Reload, hệ thống sẽ kiểm tra thông tin về các phần mềm mới, các phần mềm đã bị gỡ bỏ hoặc có thể nâng cấp được. 7. Để cài 1 gói phần mềm, bạn phải tìm ra nó trong cửa sổ Synaptic Package Manager. 8. Nhấn nút Search để tìm gói phần mềm mình cần. 9. Trong ô Search, nhập tên của gói phần mềm cần tìm vào và nhấn nút Search. Việc tìm kiếm sẽ được bắt đầu. 10. Bấm chuột phải vào gói phần mềm cần cài và chọn Mark for Installation. 11. Sau khi đã đánh dấu tất cả các gói muốn cài, chọn Apply để tải chúng về và cài đặt. Hộp thoại Summary sẽ xuất hiện. 12. Để tiếp tục, nhấn nút Apply trong hộp thoại Summary . 13. Sau khi tất cả các gói phần mềm bạn chọn đã được cài đặt xong, hộp thoại Changes Applied xuất hiện. Nhấn nút Close để đóng nó lại. 14. Hộp kiểm tương ứng với các gói bạn chọn sẽ được chuyển thành màu xanh lá cây, báo rằng phần mềm đó đã được cài đặt thành công. Bài tập 5: Xem đĩa DVD Bạn được tặng một hộp đĩa DVD toàn những phim mình thích. Bạn muốn xem chúng trên Ubuntu. Để xem đĩa DVD bằng Totem Movie player: 1. Cài các gói sau từ hạng mục Universe và Multiverse bằng Synaptic Package Manager. • gxine • libdvdcss2 • libdvdnav4 • libdvdplay0 • libdvdvread3 2. Cài gói Ubuntu Restricted Extras từ trong kho phần mềm Ubuntu. 3. Bỏ đĩa DVD vào ổ. Trình phát phim Totem sẽ tự động bật và đĩa DVD sẽ tự chạy cho bạn. 4. Để xem phim ở chế độ toàn màn hình, bạn chọn trình đơn View và chọn lệnh Fullscreen, hoặc dùng phím tắt F trên bàn phím. 5. Khi muốn thoát khỏi chế độ toàn màn hình, bạn nhấn phím ESC. 6. Để thiết lập việc phát đĩa, trong trình đơn Edit, ta chọn mục Preferences. 7. Sau khi đã đặt các tuỳ chỉnh mình muốn trong hộp thoại hiện ra, bạn nhấn vào nút Close để đóng nó lại. 8. Để bỏ qua phần sau, bạn chọn trình đơn Go và chọn Skip Forwards. 9. Nếu không muốn thấy thanh bên cạnh khi xem đĩa, bạn nhấn vào nút Sidebar. 10. Thanh bên cạnh sẽ được ẩn đi và bạn có thể xem phim trong màn hình lớn hơn, đồng thời các thành phần điều khiển khác vẫn được hiển thị trong cửa sổ Totem.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 359 / 407

Chương 10

Hỗ trợ sử dụng Ubuntu Mục đích Trong bài này, bạn sẽ học cách tìm kiếm những sự trợ giúp từ nhiều nguồn khác nhau như tài liệu hệ thống, tài liệu trực tuyến, hỗ trợ thương mại, hỗ trợ cộng đồng, Launchpad và Fridge.

10.1

Giới thiệu

Bạn có thể dễ dàng tìm được một số nguồn thông tin hỗ trợ và giúp đỡ khi gặp sự cố nào đó. Các nguồn thông tin được chia ra làm 2 kênh chính, luôn sẵn sàng để bạn truy cập: • Kênh thứ nhất: Hoạt động miễn phí, dựa trên công đồng và các hệ thống có liên quan, các tài liệu trực tuyến, các hộp thư chung, diễn đàn, kênh IRC và Lauchpad. • Kênh thứ hai: Các dịch vụ thương mại mà Canonical và một số công ty khác cung cấp

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 360 / 407

Hình 10.1: Truy cập vào tài liệu hệ thống

10.2

Tài liệu hệ thống

Nguồn thông tin đầu tiên mà bạn nên tham khảo là các tài liệu sẵn có trong hệ thống. Nhóm biên soạn t ài liệu của Ubuntu chịu trách nhiệm cập nhật và duy trì các tài liệu hướng dẫn đối với mỗi phiên bản Ubuntu được phát hành. Nguồn tài liệu này rất đáng tin cậy, và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Các tài liệu hệ thống trong Ubuntu được tổ chức thành các chủ đề, giải đáp những câu hỏi thường gặp. Bạn có thể truy cập vào chúng thông qua nút Help and Support nằm trên trình đơn System. Hình dưới đây minh họa việc truy cập vào trang chính của các tài liệu hệ thống: Help and Support.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 361 / 407

Hình 10.2: Tài liệu hệ thống Bạn mới dùng Ubuntu? Phần này sẽ giới thiệu với bạn về thế giới tuyệt vời mà Ubuntu mang lại. Phần này cũng có một hướng dẫn đơn giản dành cho người dùng Microsoft Windows, giờ chuyển sang Ubuntu. Nó cũng giải thích cách làm việc trong môi trường mới, vai trò của người quản trị và các kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản. Một số ứng dụng có sẵn các trợ giúp nằm trong trình đơn Help,và bạn chỉ việc nhấn F1 để mở chúng. Một tính năng nổi trội của tài liệu hệ thống là tìm kiếm trong toàn bộ các tài liệu để giải quyết vấn đề bạn gặp phải. Bạn chỉ việc gõ từ khoá cần tìm và hệ thống sẽ tìm trong tất cả các tài liệu đã cài đặt sẵn, và đưa ra các kết quả.

10.3

Các tài liệu trực tuyến

Tài liệu trực tuyến của Ubuntu nằm trong https://help.ubuntu.com. Có hai loại tài liệu trên trang này, tài liệu chính thức và tài liệu do cộng đồng đóng góp. Tài liệu chính thức là các tài liệu được đưa vào trong hệ thống Ubuntu trong quá trình cài đặt và có thể xem trực tiếp trên máy bạn. Bạn cũng có thể truy cập vào những tài liệu này trên Internet, qua trang web trên. Hình dưới đây minh hoạ trang chủ của trang tài liệu Ubuntu:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 362 / 407

Hình 10.3: Tài liệu trực tuyến Để tiện tra cứu, các tài liệu được chia ra làm nhiều hạng mục khác nhau. Bạn có thể tìm ra các tài liệu dành riêng cho từng bản phân phối Ubuntu, như Ubuntu 6.06 LTS, 7.04 và 7.10 bên dưới các thẻ trên trang này. Để mở các tài liệu chính thức trên máy, không cần truy cập vào Internet, bạn mở trình đơn System và chọn mục Help and Support. Thông tin có trong tài liệu chính thức đủ để giúp bạn thực hiện hầu hết các vấn đề cần giải quyết trong hệ thống. Tuy nhiên nếu bạn vẫn không tìm được lời giải cho vấn đề của mình, hãy tham khảo các tài liệu do cộng đồng đóng góp. Mặc dù những tài liệu do cộng đồng đóng góp không thông qua quy trình kiểm tra chất lượng của nhóm Biên soạn tài liệu Ubuntu, nhưng có thể chúng sẽ có ích cho bạn. Bạn có thể truy cập các tài liệu này thông qua liên kết Community Docs. Tài liệu của cộng đồng Ubuntu được lưu dưới dạng Wiki, để bất kỳ thành viên nào của cộng đồng cũng có thể sửa đổi cho hoàn thiện hơn. Tài liệu do cộng đồng đóng góp bao gồm rất nhiều chủ đề, nhưng chủ yếu đề cập đến các nội dung sau: • Chuyển từ một hệ điều hành khác sang Ubuntu, ví dụ như Microsoft Windows hay Red Hat • Các cấu hình sau khi cài đặt để thực hiện rất nhiều tác vụ khác nhau, ví dụ như – Bảo trì máy – Cài đặt và cấu hình phần cứng Hình dưới đây minh hoạ thông tin có trên trang tài liệu do cộng đồng đóng góp:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 363 / 407

Hình 10.4: Tài liệu do cộng đồng đóng góp Tài liệu do cộng đồng đóng góp cũng được chia thành nhiều hạng mục khác nhau. Bạn có thể chọn hạng mục mình muốn xem từ trang chỉ mục nằm bên phải của trang tài liệu. Bạn cũng có thể dùng chức năng Search ở góc trên bên phải của trang tài liệu để tìm thông tin mình cần. Cẩn thận rằng Titles sẽ chỉ tìm ra các trang tài liệu với tiêu đề có liên quan đến từ khoá bạn chọn. Nếu tìm kiếm thông qua tiêu đề không đưa ra kết quả mong muốn, bạn có thể thực hiện tìm kiếm Text để tìm toàn bộ các trang có chứa các từ khoá trong nội dung cũng như tiêu đề. Bạn cũng có thể xem thử trong trang CommonQuestions, giải đáp các vấn đề hay gặp. Bạn vào trang CommonQuestions bằng liên kết Common Questions ở trong trang tài liệu cộng đồng. Hình dưới đây minh hoạ cho trang CommonQuestions trên trang web của Ubuntu Web:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 364 / 407

Hình 10.5: Trang giải đáp các vấn đề thường gặp Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các đoạn phim hướng dẫn. Bạn có thể nhấn vào liên kết Ubuntu Screencasts trên trang Community Documentation để truy cập vào một số video hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Ubuntu. Các video này được thiết kế để hỗ trợ người mới dùng Ubuntu. Chúng được lưu thành 3 kích thước là lớn, vừa và nhỏ ở 2 định dạng là OGG và Flash để bạn tiện tham khảo. Dưới đây là minh hoạ một video hướng dẫn về cài đặt ứng dụng trên Ubuntu:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 365 / 407

Hình 10.6: Trang Screencasts

Chú ý: Những video này được phát hành theo giấy phép Creative Commons Attributions-Share Alike 3.0. Vì thế, bạn hoàn toàn có quyền sửa đổi, chia sẻ, bán lại hoặc phân phối các video này, miễn là bạn phải đảm bảo giấy phép mà nó sử dụng. Giấy phép Creative Commons được phát hành bởi một hệ thống giấy phép khác mà Creative Commons, một tổ chức phi lợi nhuận đề ra. Giống như tổ chức Mã nguồn mở, tổ chức Creative Commons khuyến khích sự hợp tác sáng tạo và chia sẻ văn hoá, khoa học và giáo dục.

10.4

Cộng đồng hỗ trợ

Cộng đồng lớn mạnh của Ubuntu cũng cung cấp rất nhiều thông tin hỗ trợ miễn phí cho bạn. Ngoài các tài liệu do cộng đồng đóng góp, bạn còn có thể nhận được những thông tin quý giá khác từ cộng đồng: • Thông qua hòm thư chung • Thông qua diễn đàn • Thông qua các kênh IRC • Thông qua các nhóm LoCo • Thông qua Wiki của Ubuntu Bằng các kênh thông tin này, tất cả các hệ thống Ubuntu đều được cộng đồng hỗ trợ!

10.4.1

Hòm thư chung

Để được trợ giúp khi gặp một vấn đề nào đó, bạn có thể gửi yêu cầu qua thư điện tử tới hòm thư chung phù hợp, và câu hỏi của bạn sẽ nhanh chóng được các thành viên trong hòm thư giải đáp.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 366 / 407

Bạn sẽ phải đăng ký vào hòm thư chung trước, bằng cách mở trang web Ubuntu Mailing Lists tại https://lists.ubuntu.com/. Trang Mailing Lists có tất cả các hòm thư chung mà bạn có thể đăng ký tham gia và thảo luận các chủ đề trong đó. Dưới đây là hình ảnh của trang Mailing Lists :

Hình 10.7: Trang Mailing Lists – các hòm thư chung hỗ trợ cho Ubuntu Để được trợ giúp cho Ubuntu cài trên máy tính để bàn, bạn cần phải đến trang Community Support và chọn hòm thư ubuntu-users. Bạn sẽ thấy một trang như sau:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 367 / 407

Hình 10.8: Đăng ký hòm thư Ubuntu-users Bạn phải cung cấp cho hòm thư địa chỉ thư điện tử, tên đầy đủ, và chọn một mật khẩu cho mình, rồi nhấn vào nút Subscribe. Khi bạn đăng ký vào hòm thư chung, một thư yêu cầu xác nhận sẽ được gửi tới địa chỉ hòm thư mà bạn cung cấp, yêu cầu bạn xác nhận rằng đó chính là địa chỉ thư của bạn. Để kích hoạt tài khoản của mình trên hòm thư chung, bạn phải mở thư xác nhận trong hòm thư điện tử của mình, rồi bấm vào liên kết trong đó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 368 / 407

Hình 10.9: Thư yêu cầu bạn kích hoạt tài khoản trên hòm thư chung Bấm vào liên kết đó xong, trình duyệt sẽ chuyển tới trang Confirm subscription request, tại đây bạn có thể xem lại yêu cầu đăng ký tham gia hòm thư chung của mình và hoàn tất quá trình đăng ký bằng cách nhấn vào nút Subscribe to list ubuntu-users.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 369 / 407

Hình 10.10: Trang hoàn tất đăng ký tham gia hòm thư chung của bạn Cuối cùng, bạn sẽ nhận được một thông báo nói rằng yêu cầu đăng ký hòm thư của bạn đã được chấp thuận.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 370 / 407

Hình 10.11: Bạn đã hoàn tất việc đăng ký vào hòm thư chung! Ngay sau đó, bạn sẽ nhận thêm một lá thư nữa, chứa địa chỉ của hòm thư chung để bạn có thể gửi thư điện tử cho toàn bộ những người đã đăng ký vào hòm thư đó. Trước khi gửi câu hỏi của mình, bạn nên đọc các bó thư đã có, vì nhiều khi câu hỏi của bạn đã được những người khác hỏi rồi, và được giải đáp rồi. Có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều thư trả lời! Số lượng thư trả lời cũng có thể được điều chỉnh thông qua UserCP (User Control Panel). Bạn có thể dùng bảng điều khiển này để tuỳ chỉnh hồ sơ và tuỳ thích của mình.

10.4.2

Diễn đàn

Các diễn đàn trên mạng là một nguồn thông tin rất dồi dào cho người dùng Ubuntu. Bạn có thể tìm được thông tin về rất nhiều chủ đề liên quan đến Ubuntu mà không cần phải đăng ký vào hòm thư chung, đôi khi quá đông người trả lời. Các diễn đàn còn rất thuận tiện để gặp gỡ những người dùng khác cũng như các lập trình viên Ubuntu. Hình dưới đây là trang chủ của diễn đàn Ubuntu:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 371 / 407

Hình 10.12: Diễn đàn Ubuntu

Chú ý: Để vào diễn đàn Ubuntu, hãy đến địa chỉ: http://ubuntuforums.org/ http://www.ubuntu.com/community/forums.

Diễn đàn Ubuntu được duy trì và quản lý bởi những người tình nguyện ở khắp nơi trên thế giới, từ Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Hà Lan và Pháp. Dưới đây là hình ảnh của diễn đàn Ubuntu Pháp:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 372 / 407

Hình 10.13: Diễn đàn Ubuntu Pháp Bạn phải đăng ký tham gia diễn đàn trước khi gửi bài viết hoặc yêu cầu được giúp đỡ. Để đăng ký, nhấn vào liên kết Register trên trang chủ, và trang sau sẽ mở ra:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 373 / 407

Hình 10.14: Điều lệ của diễn đàn Ubuntu Hãy làm theo các hướng dẫn trong phần này để đăng ký vào diễn đàn. Sau khi hoàn tất việc đăng ký và đăng nhập vào bằng tên và mật khẩu vừa tạo, bạn có thể gửi các trả lời và tìm các chủ đề mình quan tâm. Các bài viết trên diễn đàn được sắp xếp theo nhiều chủ đề. Ngoài cách tìm thủ công trong chủ đề mình cần, bạn có thể dùng chức năng tìm kiếm bằng cách gõ nội dung cần tìm vào trong ô Search Forums và nhấn ENTER. Thường thì bạn sẽ tìm ra thông tin mình cần trong các bài viết trả về. Tuy nhiên nếu vẫn không tìm thấy thông tin mình cần, bạn có thể tạo bài viết mới để hỏi các thành viên khác trên diễn đàn. Thường thì bạn sẽ nhanh chóng nhận được thư trả lời, thậm chí hàng trăm bài trả lời liền!

10.4.3

Các kênh IRC

Các kênh IRC là một hình thức chat cho phép người dùng trực tiếp nói chuyện với nhau. Bạn có thể truy cập vào mạng freenode , irc.freenode.net, để tham gia vào các kênh IRC hỗ trợ người dùng Ubuntu. Kênh hay nhất để gặp gỡ những người dùng Ubuntu khác là #ubuntu. Ngoài ra còn có các kênh khác như #kubuntu, #edubuntu và #xubuntu. Thêm vào đó là các kênh liên quan tới các lỗi, phát triển phần mềm, các nhóm LoCo teams, nhóm tài liệu... Chú ý: Để xem danh sách các kênh IRC, xin hãy mở trang https://help.ubuntu.com/community/InternetRelayChat.

Có rất nhiều cách để kết nối tới một kênh IRC, và 1 trong số đó là dùng chương trình Pidgin instant messenger. Vào mạng với Pidgin đã được nói tới trong Bài 4. Bằng Pidgin, bạn có thể tham gia vào nhiều kênh IRC khác bằng cách sau: 1. Mở trình đơn Buddies để xem các tuỳ chọn hiện có và nhấn vào Add Chat. Hộp thoại Add Chat sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 374 / 407

Hình 10.15: Trình đơn Buddies 2. Để chat với những người dùng Ubuntu khác, gõ #Ubuntu vào ô Screen name rồi bấm nút Add. Tài khoản của người dùng Ubuntu sẽ được thêm vào trong cửa sổ Buddies List của bạn.

Hình 10.16: Hộp thoại Add Chat 3. Lưu ý rằng #ubuntu được thêm vào dưới dạng tài khoản IRC. Bấm đúp vào tên tài khoản để mở kênh IRC của người dùng Ubuntu.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 375 / 407

Hình 10.17: Buddy List 4. Giờ bạn đã vào trong kênh IRC cho người dùng Ubuntu. Bạn có thể dùng ô ở dưới đáy cửa sổ để nhập tin nhắn và nhấn Enter để gửi đi.

Hình 10.18: Kênh IRC cho người dùng Ubuntu

10.4.4

LoCo Teams

Các nhóm LoCo (viết tắt của local – địa phương) của Ubuntu bao gồm các nguồn thông tin cần thiết để hỗ trợ bản địa hoá Ubuntu. Cùng với thành công vang dội của Ubuntu trên khắp thế giới, dự án Loco giúp các nhóm người dùng Ubuntu và các tình nguyện viên đến với nhau, làm việc cùng nhau trong phạm vi họ sống để truyền bá, khuyến khích phát triển, bản địa hoá phiên bản Ubuntu dành cho họ. Bạn có thể vào các nhóm Loco thông qua địa chỉ: http://www.ubuntu.com/support/community/locallanguage. Dưới đây là danh sách các ngôn ngữ mà bạn có thể lấy thông tin trợ giúp về cách dùng Ubuntu:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 376 / 407

Hình 10.19: Các nhóm LoCo Teams Để được hỗ trợ về Ubuntu bằng ngôn ngữ của mình, bạn hãy chọn ngôn ngữ mình muốn dùng trong phần Non-English Support.

Hình 10.20: Trang hỗ trợ cho các ngôn ngữ khác tiếng Anh (Non-English Support)

Chú ý: Nếu bạn muốn bắt dầu một nhóm LoCo hoặc tham gia vào một nhóm đã có, hãy đến trang: https://wiki.ubuntu.com/LoCoTeams. Để xem danh sách các nhóm LoCo, mời bạn đến địa chỉ https://wiki.ubuntu.com/LoCoTeamList.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 377 / 407

10.4.5

Wiki của Ubuntu Team

Wiki là một trang web cho phép người dùng tự ý thêm, sửa hoặc xoá nội dung của nó. Wiki của Ubuntu Team là một trang đóng vai trò cổng thông tin cho Ubuntu. Nó cho phép người dùng truy cập vào rất nhiều thông tin hữu ích về Ubuntu và các dự án của nó, khoảng hơn 6000 trang tài liệu các loại, và liên tục được những thành viên trong cộng đồng Ubuntu cập nhật. Bạn có thể vào Wiki Ubuntu tại https://wiki.ubuntu.com/. Hình dưới đây là trang chủ của wiki Ubuntu:

Hình 10.21: Wiki của Ubuntu Team Là một người dùng Ubuntu, bạn cũng có thể đóng góp bài viết cho wiki và sửa các trang mình thấy bất hợp lý. Tuy nhiên bạn phải giữ nguyên tắc sửa bài viết của wiki trước khi bắt tay sửa các bài đã có. Mặc dù trang wiki chính của Ubuntu chỉ hỗ trợ tiếng Anh, bạn có thể thấy rất nhiều trang wiki của các nhóm LoCo. Ví dụ, địa chỉ của trang wiki tiếng Pháp là http://wiki.ubuntu-fr.org. Bạn cũng có thể xem danh sách các nhóm LoCo tại https://wiki.ubuntu.com/LoCoTeamList. Chú ý: Để biết thêm thông tin về việc sửa wiki của Ubuntu, hãy xem trang https://wiki.ubuntu.com/HelpOnEditing.

10.5

Launchpad

Launchpad là một bộ công cụ trên nền Web giúp cho mọi người có thể trực tiếp đóng góp cho sự phát triển của phần mềm tự do và mã nguồn mở. Đó là hệ thống phát triển hợp tác được Canonical phát triển để hỗ trợ cho phong trào mã nguồn mở. Ubuntu là dự án lớn nhất được đặt trên Launchpad. Bạn có thể gửi yêu cầu nhận đĩa CD Ubuntu, Kubuntu và Edubuntu (chương trình ShipIt) bằng ID trên Launchpad của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể thông báo lỗi, giúp bản địa hoá Ubuntu. Trong phần này, ta sẽ nói đến tích năng Giải đáp kỹ thuật, báo lỗi và ShipIt của Launchpad. Bạn có thể ghé thăm Launchpad tại https://launchpad.net. Ảnh dưới đây chụp trang chủ Launchpad:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 378 / 407

Hình 10.22: Trang chủ Launchpad Thông tin đặt trong Launchpad có thể được lấy bởi bất kỳ ai. Nhưng để gửi thông tin lên Launchpad, bạn phải đăng ký tài khoản Launchpad trước đã. Bạn có thể tạo tài khoản Launchpad bằng cách bấm vào liên kết Register nằm ở góc trên bên phải trang chủ và điền các thông tin chi tiết vào trong phần Not registered yet?. Bấm vào nút Register để hoàn tất việc đăng ký.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 379 / 407

Hình 10.23: Trang đăng ký Sau khi đã đăng ký xong, bạn có thể đằng nhập vào tài khoản mình và quay trở về trang chủ để tìm thông tin mình cần. Bạn có thể đặt câu hỏi hoặc tìm câu trả lời phù hợp trên Launchpad.

10.5.1

Giải đáp kỹ thuật trên Launchpad

Để tìm câu trả lời cho một câu hỏi đã được gửi trước đó, hãy nhấn vào mục Trả lờis ở bên tay phải. Trang Câu hỏis and answers sẽ hiện ra. Để lấy thông tin về một dự án nào đó, như Ubuntu chả hạn, bạn có thể chọn tên dự án từ trong danh sách Most active projects. Trang Câu hỏi for Ubuntu sẽ hiện ra. Nice to Know Rất nhiều ứng dụng trên Ubuntu cung cấp mục Get Help Online trong trình đơn Help. Đây chính là liên kết để mở phần Technical Answers trên Launchpad.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 380 / 407

Hình 10.24: Trang Questions and Answers Trên trang này, tất cả các câu trả lời cho dự án Ubuntu đều được sắp xếp theo nhiều hạng mục khác nhau. Bạn có thể gõ câu hỏi vào trong ô Search để tìm kiếm câu trả lời có liên quan đến từ khoá nhập vào. Hoặc, bạn có thể bấm vào nút Ask a question để mở trang Ask a question.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 381 / 407

Hình 10.25: Trang Questions for Ubuntu Bạn có thể viết câu hỏi của mình ra, chọn ngôn ngữ mình cần và gõ tổng hợp câu hỏi trong phần Summary. Bấm vào nút Continue, bạn sẽ thấy danh sách các câu hỏi tương tự như câu bạn vừa đặt

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 382 / 407

Hình 10.26: Trang Ask a Question Nếu bạn vẫn không tìm ra câu trả lời mình cần, hãy tiếp tục và gõ mô tả vấn đề vào trong ô Description rồi nhấn vào nút Add để thêm câu hỏi vào cơ sở dữ lieuẹ của Launchpad.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 383 / 407

Hình 10.27: Trang Question Khi câu hỏi của bạn được trả lời, bạn sẽ nhận được một thư thông báo gửi tới tận hòm thư của bạn.

10.5.2

Tính năng theo dõi lỗi của Launchpad: Malone

Malone là một trình theo dõi lỗi trên nền Web, cho phép mọi người cùng làm việc với nhau trên Launchpad. Bạn có thể thông báo các lỗi chương trình mình tìm thấy trên Ubuntu và các ứng dụng trên đó. Nó cũng cho phép bạn theo dõi quá trình xử lý lỗi này, từ khi bạn thông báo tới khi lỗi đã được khắc phục. Nếu bạn thấy có vấn đề gì đó trong Ubuntu cũng như các ứng dụng chạy trên đó, hãy báo lỗi này với mọi người trên Launchpad bằng cách bấm vào biểu tượng Bugs ở trang chủ. Trang Bug tracking trên Launchpad sẽ xuất hiện. Trang Bug tracking chứa tất cả các lỗi mới được thông báo và khắc phục gần đây. Trước khi gửi thông báo lỗi mới trên Launchpad, bạn phải tìm xem lỗi định báo đã có trên Launchpad chưa.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 384 / 407

Hình 10.28: Trang Bug Tracking Bạn có thể thông báo lỗi mới trên trang Report a bug hiện ra khi bạn nhấn vào nút Report a bug trong trang Bug tracking. Trong ô Summary bạn gõ mô tả ngắn gọn về lỗi cần báo, và nhấn vào nút Continue để báo lỗi.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 385 / 407

Hình 10.29: Trag Report a Bug Khi bấm vào nút Continue, bộ theo dõi lỗi sẽ liệt kê các lỗi tương tự như lỗi bạn vừa nhập vào đang có trên Launchpad. Nếu bạn không thấy lỗi của mình trong nội dung liệt kê ra, hãy tiếp tục hoàn tất thông tin về lỗi mới bằng cách nhấn vào nút chọn No, I’d like to report a new bug ở dưới trang này. Một phần mới sẽ xuất hiện ở cuối trang.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 386 / 407

Hình 10.30: Tìm các lỗi đã được thông báo trước đó Trong phần mới vừa xuất hiện, bạn phải điền thông tin chi tiết về lỗi bạn gặp, như các bước gây ra lỗi và thông tin về phiên bản phần mềm đang dùng. Sau khi cung cấp các thông tin chi tiết, bạn có thể gửi báo cáo lỗi lên Launchpad bằng cách nhấn nút Submit Bug Report. Chú ý: Vào Malone qua địa chỉ https://launchpad.net/malone.

10.5.3

Shipit

Shipit là một ứng dụng cho phép bạn gửi các yêu cầu nhận đĩa CD cài đặt Ubuntu. Bạn có thể tải Ubuntu qua đường Internet, nhưng nếu muốn nhận được đĩa gốc từ Canonical, hoặc bạn không có kết nối Internet đủ nhanh hay ổ ghi để tạo đĩa cài Ubuntu, bạn có thể gửi yêu cầu nhận đĩa CD tại đây. Khoảng 4 - 6 tuần sau, bạn sẽ nhận được đĩa đã yêu cầu. Dưới đây là giao diện trang Shipit:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 387 / 407

Hình 10.31: Trang Shipit

Chú ý: Vào Shipit tại địa chỉ http://Shipit.ubuntu.com.

10.6

Fridge

Fridge là một cổng thông tin cho cộng đồng Ubuntu, có các thông tin, hoạt động marketing, truyền bá, các nhóm làm việc và các nội dung khác. Đây là nơi gia đình Ubuntu triển lãm các thành tựu nổi bật nhất cho mọi người, cũng như các chuyện vui cười, các gợi ý, lời mời, các mẩu tin và tranh bài. Chú ý: Bạn có thể ghé thăm Fridge tại địa chỉ http://fridge.ubuntu.com/.

Dưới đây là hình ảnh về trang Fridge:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 388 / 407

Hình 10.32: Trang Fridge

10.7

Các dịch vụ thương mại

Canonical cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại trên khắp thế giới. Bạn có thể liên hệ với nhóm Hỗ trợ toàn cầu trên trang web Ubuntu tại địa chỉ http://www.ubuntu.com/support/paid. Các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp cũng có thể đến với bạn thông qua mạng lưới các công ty và đối tác trong trang Canonical Marketplace.

10.7.1

Dịch vụ Hỗ trợ Chuyên nghiệp từ Canonical

Dịch vụ hỗ trợ toàn cầu của Canonical hoạt động 24x7 để phục vụ khách hàng của mình. Nhóm Global Support Services có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc giúp đỡ khách hàng cài đặt và bảo trì hệ thống và ứng dụng của mình. Nhờ sự giúp đỡ chuyên nghiệp của nhóm, bạn có thể tối ưu hoá văn phòng làm việc của mình, thiết lập hệ thống máy tính trong công ty mình. Nhóm hỗ trợ các hệ thống Ubuntu trên máy bàn, máy chủ cũng như các hệ thống phức tạp khác. Hình dưới đây liệt kê các loại dịch vụ được nhóm cung cấp:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 389 / 407

Hình 10.33: Rất nhiều dịch vụ được cung cấp khi bạn cần được hỗ trợ chuyên nghiệp Để được hỗ trợ thương mại từ Canonical, bạn hãy nhấn liên kết contact us ở cuối trang Canonical Global Support Services. Trang About us sẽ hiện ra. Bạn có thể điền vào mẫu đăng ký trong trang này và gửi cho trung tâm Dịch vụ hỗ trợ toàn cầu của Canonical. Hoặc, bạn có thể nhấn vào nút Purchase Support ở bảng bên trái, Navigation. Nếu bạn làm việc trong một công ty, hãy yêu cầu nhân viên IT của công ty bạn hỗ trợ.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 390 / 407

Hình 10.34: Trang About Us Sau khi đăng ký, bạn sẽ nhận được thư thông báo, chứa số ID tài khoản của mình. Bạn cũng nhận được cuộc gọi chào mừng đến với dịch vụ.

10.7.2

Canonical Marketplace

Canonical Marketplace là nơi các công ty đối tác ở khắp nơi trên thế giới đến với Ubuntu, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho máy tính để bàn và máy chủ chạy Ubuntu. Để nhận hỗ trợ từ địa phương, bạn có thể xem và tìm ra công ty nào đó gần nơi bạn sống trong danh sách ở đây. Hình dưới đây là ảnh chụp trang Marketplace trên trang web Ubuntu:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 391 / 407

Hình 10.35: Trang Canonical Marketplace

Chú ý: Để tìm trợ giúp từ các nhà cung cấp dịch vụ ở nơi bạn sống, xem http://www.ubuntu.com/support/commercial/marketplace.

Chọn nơi bạn sống ở trong danh sách và bạn sẽ thấy một danh sách liệt kê tất cả các dịch vụ hỗ trợ ở vùng đó. Hình sau liệt kê tất cả các dịch vụ hỗ trợ có mặt tại châu Phi:

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 392 / 407

Hình 10.36: Trang Local Support Services

Chú ý: Nếu công ty của bạn cung cấp các dịch vụ liên quan đến Ubuntu thì bạn cũng có thể đưa tên công ty mình vào trong trang Canonical Marketplace như một nhà cung cấp dịch vụ tại nơi mình sống Local Services Provider. Để làm việc này, nhấn vào liên kết send us your information ở dưới trang Marketplace.

10.8

Tổng kết bài giảng

Trong bài này, bạn đã biết rằng: • Có rất nhiều nguồn thông tin hỗ trợ cho Ubuntu - cả thương mại và miễn phí: các tài liệu trực tuyến và có sẵn trong máy, hỗ trợ thương mại và cộng đồng, Launchpad và Fridge. • Các tài liệu hệ thống là nguồn thông tin chính chứa tài liệu chính thức, cũng như do cộng đồng viết. • Cộng đồng Ubuntu hoạt động thông qua các hòm thư chính, diễn đàn, kênh IRC, nhóm LoCo và wiki Ubuntu Team. • Bạn có thể dùng Launchpad để tìm các thông tin liên quan đến Ubuntu, theo dõi lỗi trên các ứng dụng Ubuntu, hoặc yêu cầu gửi CD cho mình. • Fridge là một cổng thông tin cho cộng đồng Ubuntu, nơi có nhiều tin tức, thông tin thị trường, truyền bá, làm việc nhóm và các nội dung khác. • Canonical cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại toàn cầu. Bạn có thể liên hệ với nhóm Global Support Services khi cần được giúp đỡ. • Các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp còn có thể đến với bạn thông qua mạng lưới các công ty đối tác của Canonical tại trang Canonical Marketplace.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 393 / 407

10.9

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Kể tên các nguồn thông tin trợ giúp chính cho Ubuntu. Câu hỏi 2 Những loại tài liệu nào có trên trang web Ubuntu? Câu hỏi 3 Các cách để đăng ký trợ giúp thương mại cho Ubuntu của bạn? Câu hỏi 4 Bạn có thể tìm thông tin mình cần từ cộng đồng Ubuntu như thế nào? Câu hỏi 5 Kênh IRC là gì? Câu hỏi 6 Các nhóm LoCo giúp đỡ người dùng Ubuntu như thế nào? Câu hỏi 7 Launchpad là gì? Câu hỏi 8 Tại sao người dùng Ubuntu lại phải dùng Launchpad? Câu hỏi 9 Tên công cụ theo dõi lỗi trên Launchpad?

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 394 / 407

Chương 11

Phân vùng và khởi động Chú ý: Phần này là một phần bổ sung vào giáo trình, không phải là nội dung chính thức trong khoá học. Rất nhiều người dùng, đặc biệt là nhân viên công ty sẽ nhờ các quản trị viên làm những phần mô tả trong chương này. Nội dung được đề cập phần này là tương đối hữu ích đối với người dùng Ubuntu.

Trọng tâm bài học Trong bài này, bạn sẽ học các nội dung sau: • Lợi ích của việc phân vùng ổ cứng • Cách tạo phân vùng • Cách cấu hình các tuỳ chọn khởi động

11.1

Phân vùng là gì?

Nói ngắn gọn, một đĩa cứng mới tương tự như là một ngôi nhà - nó cần được tổ chức thành các phòng nhỏ, nơi bạn có thể để đồ đạc vào trong đó. Phân vùng là cấp đầu tiên trên đĩa cứng. Mỗi một đĩa cứng được chia ra thành nhiều phân vùng, giống như một ngôi nhà có nhiều phòng vậy! Mỗi một phân vùng có dung lượng riêng. Dung lượng của phân vùng có thể thay đổi, nhưng phải di chuyển dữ liệu chứa trong đó, giống như việc sắp xếp lại đồ đạc khi thay đổi kích thước của phòng vậy. Sau khi một phân vùng đã được tạo ra, ta phải định dạng nó theo một kiểu hệ thống tập tin nhất định. Sau khi đã định dạng, ta có thể lưu trữ dữ liệu của mình vào phân vùng.. Vậy, một phân vùng là một tổ chức logic của không gian đĩa cứng. Tuỳ thuộc vào cách bạn cấu hình hệ thống khi cài đặt, có thể có nhiều phân vùng trong một ổ cứng. Trong một số trường hợp, ta có thể thay đổi cách bố trí, số lượng và kích thước của các phân vùng, nhưng thông thường đây là việc của người quản trị hệ thống. Rất nhiều người dùng hệ điều hành Microsoft Windows chỉ dùng một phân vùng lớn, thường được gọi là "ổ C:", một số người khác lại có nhiều phân vùng với tên khác nhau, như C:, D:, E: .... Tương tự, trên Ubuntu, ta có thể chia đĩa cứng ra làm nhiều phân vùng hoặc để nguyên 1 phân vùng, tương ứng với toàn bộ ổ đĩa.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 395 / 407

Hình 11.1: Phân vùng ổ đĩa Có các tham số hợp lệ trong cả 2 trường hợp. Nếu chỉ có một phân vùng duy nhất chứa tất cả các ứng dụng, thư viện và dữ liệu, ta sẽ có một hệ thống tương đối dễ quản lý. Kiểu sắp xếp này cũng cho phép người dùng có thể cài đặt các ứng dụng hoặc thêm bớt dữ liệu một cách dễ dàng, vì tất cả thông tin trên máy đều tập trung trên một ’ổ’. Chú ý: Nếu bạn chấp nhận tất cả các thiết lập mặc định khi cài đặt Ubuntu, bạn sẽ có 2 phân vùng logic trên đĩa cứng mà Ubuntu được cài vào. Một phân vùng chứa tất cả các tập tin, còn phân vùng còn lại gọi là phân vùng swap (tráo đổi) được coi là phần mở rộng của bộ nhớ mà bạn có.

Nhưng nếu muốn, bạn có thể tạo ra nhiều phân vùng với nhiều kích thước khác nhau để đặt các ứng dụng, thư viện và dữ liệu riêng rẽ lên chúng. Ta hay thực hiện cách này nếu máy tính là máy chủ hoặc được dùng chung bởi nhiều người dùng, nhờ đó dữ liệu người dùng sẽ được bố trí tại một phân vùng riêng, các chương trình được cài trong một phân vùng khác và các tập tin bản ghi hệ thống hay các tập tin cấu hình lại được đặt tại một phân vùng riêng của chúng. Lợi ích của cách này sẽ phát huy khi hệ thống của ta gặp sự cố và rất nhiều thông tin lỗi sẽ được ghi lại vào các bản ghi hệ thống. Các bản ghi được đặt trong một phân vùng riêng, nên sẽ không phình ra toàn bộ đĩa cứng, ảnh hưởng tới dữ liệu người dùng và các chương trình vốn được đặt trong hai phân vùng khác. Bạn có thể thay đổi, sắp xếp và bố trí lại các phân vùng trên ổ cứng của mình bằng các tiện ích để thay đổi dung lượng của phân vùng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp. Chú ý: Trước khi thay đổi cấu trúc ổ cứng, tốt nhất bạn phải sao lưu toàn bộ dữ liệu. Đây là điều tối cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu trong khi thực hiện phân vùng ổ đĩa.

Nói về các hệ thống tập tin Phân vùng ổ cứng chỉ là việc đầu tiên. Sau khi bạn đã chia đĩa cứng một cách logic, các phân vùng này cần phải được định dạng để hệ điều hành có thể lưu các dữ liệu một cách có cấu trúc trên đĩa. Có rất nhiều hệ thống tập tin khác nhau, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn dùng Microsoft Windows, hẳn bạn đã nghe về 2 hệ thống tập tin chính mà hệ điều hành này sử dụng, đó là FAT (File Allocation Table) và NTFS (New Technology File System). Còn với Ubuntu, bạn có thể dùng rất nhiều hệ thống tập tin khác nhau, như ext2, ext3, reiserfs, xfs... Trình cài đặt của Ubuntu chọn định dạng ext3 làm mặc định, nhưng dĩ nhiên bạn vẫn có thể dùng định dạng mình thấy thích.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 396 / 407

Bạn có biết? ext3 là một hệ thống tập tin rất phổ biến trên hệ điều hành Linux. Nó phù hợp với hầu hết các hoạt động của hệ điều hành. Tuy nhiên, một số người thích dùng hệ thống tập tin xfs hơn, vì xfs hỗ trợ các tập tin rất lớn tốt hơn là ext3 - nó thường được dùng trong các máy tính chạy các tác vụ âm thanh và video.

Điểm gắn kết Điểm gắn kết là một vị trí trong cây thư mục, tại đó một hệ thống tập tin được biểu diễn. Khái niệm này không tồn tại đối với hệ điều hành Microsoft Windows. Với Windows, ta chỉ có phân vùng C:, D:, ... và các phân vùng này đều được hệ điều hành coi là các thực thể tách rời. Chính vì vậy, các thành phần của hệ điều hành, các ứng dụng và dữ liệu người dùng thường được nói tới theo cách "trên ổ C:" hoặc "trong thư mục XYZ trên ổ D:". Bạn có biết? "Gắn kết" là thuật ngữ để chỉ thao tác để một hệ thống tập tin có thể truy cập được. Các đĩa CD và DVD thường được tự động gắn kết khi ta nhét chúng vào ổ. Tương tự, các ổ USB kết nối với máy tính cũng được gắn kết tự động khi ta kết nối chúng vào cổng USB.

Trên Ubuntu, các tập tin và thư mục được đặt trong một phân vùng, giống như trên Microsoft Windows. Tuy nhiên phân vùng này thường không được người dùng đề cập tới. Người dùng Ubuntu hay nói rằng một tập tin "nằm trong thư mục chính của tôi" để chỉ thư mục /home/< username>, hoặc là "trong thư mục gốc" (để chỉ thư mục / ) mà không nói là để tập tin đó trên phân vùng nào của ổ đĩa. Trong hầu hết các bản Ubuntu cài đặt chuẩn, sẽ chỉ có một phân vùng, trong đó chứa tất cả các tập tin và thư mục. Tuy nhiên nếu người dùng cắm một ổ USB hoặc ổ cứng USB vào cổng trên máy tính, Ubuntu sẽ gắn kết phân vùng trên thiết bị đó vào các điểm gắn kết trên cây thư mục. Ví dụ, một thẻ nhớ USB thường được gắn vào thư mục /media/disk (trừ khi phân vùng trên thiết bị đó có nhãn riêng, lúc đó thư mục gắn kết sẽ là /media/ ) Các vấn đề cần lưu ý Như đã nói, việc thay đổi kích thước phân vùng là một tác vụ rất nguy hiểm. Trong hầu hết các trường hợp, nó yêu cầu tất cả hệ thống tập tin phải được bỏ gắn kết, tức là ta không sử dụng các phân vùng cần thay đổi kích cỡ. Thường thường để thay đổi kích cỡ các phân vùng, hệ thống phải khởi động trên một hệ thống tập tin khác, ví dụ như một đĩa Live CD khởi động được. Ta phải cân nhắc thật kĩ trước khi bắt đầu phân vùng ổ đĩa, tuỳ thuộc vào số lượng và kích thước phân vùng sẽ tạo ra để sau này không phải phân vùng lại nó.

Chú ý: Bạn có thể sử dụng hết đĩa cứng của mình vì chia nhỏ ổ đĩa ra các phân vùng có kích thước cố định. Điều này có thể xảy ra, ngay cả khi phân vùng có rất nhiều không gian trống. Việc phân vùng hợp lý yêu cầu bạn phải ước lượng được không gian đĩa chia cho mỗi phân vùng dựa vào mục đích sử dụng phân vùng đó.

Đối với người dùng mới hoặc các máy tính chỉ có 1 người dùng, việc phân chia ổ cứng thành 1 phân vùng gốc (/) và một phân vùng tráo đổi là phương thức dễ làm và dễ dùng nhất. Tuy nhiên, với máy có nhiều người dùng, hoặc có nhiều dung lượng ổ cứng, tốt nhất là ta nên đặt các thư mục /home, /tmp, /usr và /var vào một phân vùng riêng, khác phân vùng gốc (/). Trước khi phân vùng đĩa cứng, bạn nên lưu ý những vấn đề sau: • root: Còn gọi là thư mục gốc, là thư mục cao nhất trong cấu trúc cây thư mục. Khi tạo phân vùng gốc, bạn cần phải đảm bảo rằng thư mục này có các thư mục con /etc, /bin, /sbin, /lib và /dev trong nó; còn không, bạn sẽ không thể khởi động máy được. Bạn cũng cần đảm bảo rằng phân vùng gốc có ít nhất 150-250 MB đĩa cứng. • /home: Thư mục này chứa tất cả các tập tin và dữ liệu của người dùng. Trong một hệ thống có nhiều người dùng, mỗi người dùng đều lưu trữ dữ liệu cá nhân trong 1 thư mục con bên trong thư mục này. Kích cỡ của thư mục /home phụ thuộc vào số người dùng và các tập tin mà người dùng cần lưu trữ. Bạn phải dự đoán dung lượng cần có của phân vùng này sao cho khớp với nhu cầu sử dụng của các người dùng trong hệ thống. Thông thường, mỗi người dùng sẽ sử dụng khoảng 100-MB không gian đĩa. Tuy nhiên, bạn sẽ phải phân phối nhiều dung lượng đĩa hơn nếu người dùng cần lưu rất nhiều các tập tin đa phương tiện (nhạc, phim).

Bạn có biết? Việc đặt thư mục /home lên một phân vùng riêng biệt sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn chuyển sang bản phân phối Linux khác.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 397 / 407

• /var: Thư mục này chứa các dữ liệu thay đổi, như các tin tức, thư điện tử, trang Web, cơ sở dữ liệu và bộ đệm cho hệ thống quản lý gói. Kích cỡ của thư mục này còn tuỳ thuộc vào hoạt động của hệ thống. Thông thường, kích cỡ của thư mục này phụ thuộc rất nhiều vào trình quản lý gói phần mềm của Ubuntu. Nếu bạn muốn cài đặt tất cả các gói phần mềm mà Ubuntu có, bạn phải để ra từ 2 đến 3 GB dung lượng đĩa cứng cho thư mục /var. Tuy nhiên, nếu cần tiết kiệm dung lượng đĩa cứng và không thường xuyên cập nhật các gói phần mềm, bạn chỉ cần dùng khoảng 30 đến 40 MB đĩa cứng cho thư mục này. • /tmp: Đây là thư mục chứa các tập tin tạm thời cho các chương trình trong hệ thống. Một số ứng dụng, bao gồm các trình nén và giải nén, tạo và ghi đĩa CD/DVD, các trình phát nhạc và phim thường dùng thư mục này để lưu các tập tin của nó. Bạn cần phải dự trù dung lượng mà thư mục này cần dùng tuỳ vào cách bạn chạy các ứng dụng. . • /usr: Thư mục này chứa tát cả các chương trình nhị phân, cũng như các tài liệu và thư viện hỗ trợ dành cho mọi người dùng trên máy. Thư mục này thường dùng nhiều dung lượng đĩa cứng nhất. Vì vậy, bạn phải dùng ít nhất 500 MB cho nó. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nhiều chương trình và thư viện hơn nữa, bạn phải cân nhắc đến việc cho thư mục này nhiều không gian đĩa hơn nữa. Tuỳ thuộc vào dự định của bạn và không gian đĩa cứng có thể dùng, bạn có thể cung cấp từ 1.5 đến 6 GB đĩa cho thư mục này.

Bạn có biết? Ngày nay, /usr nay được gọi là thư mục User System Resources (tài nguyên hệ thống của người dùng) thay vì user (người dùng) như trước đây.

11.2

Tạo một phân vùng

Như đã nói, việc chia đĩa cứng ra làm nhiều phân vùng là một phương thức hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp có một phân vùng nào đó bị hư hại, vì ta có thể tiếp tục khởi động vào trong GNU/Linux để sửa phân vùng bị lỗi, thay vì phải cài đặt lại toàn bộ hệ thống. Để làm việc này, ta phải có một phân vùng gốc. Phân vùng này phải chứa tất cả các thành phần cần thiết cho hệ thống.

Cảnh báo: Ổ cứng mà bạn muốn định dạng không nên chứa bất kỳ dữ liệu nào. Nếu bạn đã định dạng ổ cứng trước đó, rồi lưu dữ liệu vào nó, hãy bỏ qua bước phân vùng ổ đĩa và tiếp tục bước tiếp theo - gắn kết.

Nếu ổ cứng mà bạn muốn định dạng hoàn toàn trống không và chưa từng được định dạng trước đó, bạn có thể dùng các công cụ sau để phân vùng nó: • Partition Editor (GParted): GParted là ứng dụng để sửa phân vùng trên đĩa cứng (giống như Partion Magic). GParted có thể giúp bạn tạo không gian đĩa cứng cho hệ điều hành mới, tổ chức lại cấu trúc đĩa, chép dữ liệu sang một vị trí khác trên đĩa để lấy chỗ trống, và đổ dữ liệu từ phân vùng này sang phân vùng khác (chụp đĩa). • Dòng lệnh: Sử dụng giao diện dòng lệnh cho phép ta phân vùng và định dạng ổ cứng nhanh chóng và hiệu quả hơn hẳn khi dùng GParted. Khi bạn duyệt hệ thống tập tin, bạn có thể dùng dòng lệnh để nhảy từ thư mục này sang thư mục khác rất nhanh chóng và dễ dàng. Nếu bạn đã quen với việc dùng trình Terminal, hãy dùng giao diện dòng lệnh. Nếu bạn muốn phân vùng ổ cứng bằng GParted, bạn phải cài GParted bằng cách chạy Add/Remove Applications hoặc Synaptic Package Manager.

11.2.1

Để cài đặt GParted bằng Synaptic Package Manager

Muốn cài GParted bằng trình quản lý gói Synaptic Package Manager, ta làm như sau: 1. Mở trình đơn System, chỉ đến phần Administration và bấm chuột vào Synaptic Package Manager. Cửa sổ Synaptic Package Manager mở ra.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 398 / 407

Hình 11.2: Chọn trình Synaptic Package Manager 2. Trong Synaptic Package Manager, tất cả các gói phần mềm có trong các kho của Ubuntu sẽ được liệt kê ra. Bảng bên trái liệt kê rất nhiều các hạng mục phần mềm. Bạn có thể chọn một hạng mục để xem các gói phần mềm có trong đó. Hoặc, bạn có thể dùng chức năng Search để tìm kiếm gói phần mềm mình cần trong Synaptic Package Manager. Nhấn vào nút Search để tìm các gói phần mềm mình cần cài đặt. Hộp thoại Find xuất hiện. Trong ô Search của hộp thoại Find, hãy nhập tên gói phần mềm cần cài, ở đây là Partition Editor rồi nhấn nút Search. Gói phần mềm gparted xuất hiện trong khung bên phải của hộp thoại Synaptic Package Manager. Bấm chuột phải vào tên gói phần mềm và chọn một hành động trong trình đơn mở ra. Lưu ý rằng có rất nhiều hành động được liệt kê trong trình đơn này. Nếu gói được chọn chưa được cài vào hệ thống, bạn có thể đánh dấu để cài đặt nó. Ngược lại, nếu gói được chọn đã được đánh dấu để cài đặt, bạn có thể bỏ dấu đi, không cài nữa. Tương tự, nếu gói đã được cài vào trong hệ thống, bạn có thể chọn Upgrade để nâng cấp gói và Mark for Removal hoặc Mark for Complete Removal để xoá gói đó ra khỏi hệ thống. Để cài đặt gói phần mềm, chọn mục Mark for Installation, ta đánh dấu gói để cài đặt nó.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 399 / 407

Hình 11.3: Marking a Package for installation Gói gparted đã được đánh dấu cài đặt. Để tiếp tục, hãy nhấn nút Apply. Hộp thoại Summary sẽ hiện ra.

Hình 11.4: Hộp thoại Summary Hộp thoại Summary yêu cầu bạn kiểm tra lại lần cuối trước khi tiến hành việc cài đặt. Nhấn vào nút Apply để tiếp tục cài đặt các gói đã đánh dấu. Cửa sổ Downloading package files xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 400 / 407

Hình 11.5: Hộp thoại Apply Changes Chờ cho đến khi tất cả các gói cần thiết được tải về máy. Sau khi tất cả các gói đã được tải xong, hộp thoại Changes applied xuất hiện.

Hình 11.6: Hộp thoại Changes Applied Hộp thoại Changes applied báo cho bạn biết rằng tất cả các thay đổi đã được thực hiện. Nhấn nút Close để đóng hộp thoại lại.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 401 / 407

Hình 11.7: Cửa sổ Synaptic Package Manager sau khi cài đặt xong 3. Giờ bộ sửa phân vùng đã được cài đặt vào trong máy bạn. Bạn có thể tiếp tục với việc phân vùng ổ cứng.

Hình 11.8: Mở trình sửa phân vùng

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 402 / 407

11.2.2

Phân vùng ổ cứng với Gparted

Để phân vùng ổ cứng với GParted: 1. Từ trình đơn System, chọn mục Administration và bấm vào Partition Editor. Cửa sổ GParted hiện ra. Bạn có biết? GParted cũng có sẵn trong Live CD cài đặt Ubuntu. Bạn chỉ việc khởi động máy tính bằng đĩa CD cài đặt Ubuntu, rồi sau khi vào giao diện đồ hoạ, hãy chạy GParted để phân vùng ổ cứng.

Hình 11.9: Cửa sổ GParted 2. Trong góc trên bên phải của cửa sổ GParted có 1 ô danh sách thả xuống. Bạn có thể chọn ổ đĩa mình cần chia trong danh sách thả xuống này. Cửa sổ Gparted sẽ tự cập nhật lại nội dung và biểu diễn lại cấu trúc của ổ đĩa được chọn. Nếu ta đĩa cứng chỉ có một phân vùng trống, một thanh trắng sẽ trải dài khắp cửa sổ. Ngược lại, nếu một phân vùng đã chứa dữ liệu, phần dữ liệu sẽ được biểu diễn thành một vùng màu vàng nhạt. Giờ bạn có thể thay đổi kích thước hoặc tạo phân vùng mới trong không gian chưa cấp phát của ổ. Trước khi thay đổi kích thước một phân vùng đang có, bạn phải bỏ gắn kết của nó đi bằng cách bấm chuột phải lên nó rồi chọn Unmount. Lưu ý rằng một phân vùng không thể nhỏ hơn dữ liệu chứa trong đó. Để tạo một phân vùng mới trong không gian đĩa chưa cấp phát, bạn bấm chuột phải vào vùng màu trắng rồi chọn New trong trình đơn hiện ra. Hộp thoại Create new Partition xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 403 / 407

Hình 11.10: Tạo phân vùng mới Hộp thoại Create new Partition cho phép ta tạo một phân vùng mới. Ngoài việc đặt kích cỡ của phân vùng mới, bạn còn có thể chọn loại phân vùng (primary - chính - hoặc logical - logic), đặt hệ thống tập tin để định dạng cho phân vùng đó. Theo mặc định, Ubuntu sử dụng phân vùng ext3. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phân vùng mới tạo hoạt động trên cả Microsoft Windows và Ubuntu mà không cần cài đặt thêm công cụ nào khác, bạn có thể định dạng nó bằng FAT32.

3.

Chú ý: Nếu bạn tạo một phân vùng trên đĩa cứng mới, hãy chọn phân vùng sẽ tạo là phân vùng chính (Primary). Một ổ SCSI hay S-ATA có thể có tối đa 4 phân vùng chính primary partitions và 11 phân vùng logic, còn ổ cứng IDE có thể có tới tối đa 63 phân vùng. Phân vùng chính được dùng để chứa các phân vùng logic được gọi là phân vùng mở rộng (extended partition). Không giống như phân vùng chính, các phân vùng logic phải được xếp liên tục với nhau: giữa 2 phân vùng logic không được phép có khoảng trống.

4. Trong trường New Size (MiB), hãy đặt kích cỡ của phân vùng bằng cách nhấn các phím mũi tên lên xuống. Bạn cũng có thể kéo mũi tên đậm màu đen ở thanh trắng phía trên để đặt kích thước cho phân vùng sẽ tạo. 5. Chọn Primary, Logical hoặc Extended trong hộp danh sách thả xuống Create as. 6. Tiếp đến, chỉ định hệ thống tập tin dùng để định dạng phân vùng này trong ô Filesystem. 7. Nhấn nút Add để hoàn tất việc phân vùng ổ cứng. Vùng màu trắng sẽ được cập nhật lại thành một phân vùng mới trên ổ cứng. 8. Bạn có thể tạo nhiều phân vùng bằng các thao tác nêu trên, sau đó nhấn vào nút Apply để thực hiện việc phân vùng ổ cứng. Hộp thoại Apply operations to hard disk sẽ xuất hiện.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 404 / 407

Hình 11.11: Hộp thoại Apply operations to hard disk yêu cầu bạn xác nhận 9. Hộp thoại Apply operations to hard disk nhắc bạn phải sao lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện phân vùng ổ cứng và yêu cầu bạn chấp thuận để bắt đầu tiến hành phân vùng. Nhấn nút Apply để thực hiện phân vùng và định dạng ổ đĩa theo cách bạn đã chọn. 10. Chương trình bắt đầu thực hiện việc phân vùng ổ cứng. Thời gian cần thiết để thực hiện phân vùng tuỳ thuộc vào kích cỡ của phân vùng mới. Trong khi thực hiện phân vùng, bạn có thể nhấn vào nút Details để xem thông tin chi tiết về công việc đang được thực hiện.

Hình 11.12: Hộp thoại Applying Pending Operations 11. Sau khi bạn nhận được thông báo là tất cả các thiết lập của mình đã được thực hiện, bạn có thể đóng thông báo lại bằng cách nhấn vào nút Close. Tuy nhiên, nếu có sự cố xảy ra và quá trình thực hiện phân vùng không thành công, bạn có thể lưu lại các thông báo của hệ thống để tra cứu lại bằng cách nhấn vào nút Save Details. 12. Phân vùng mới tạo ra giờ đã xuất hiện trong cửa sổ GParted. Sau đó hệ thống cũng tự động gắn kết phân vùng vừa tạo.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 405 / 407

Hình 11.13: GParted và phân vùng mới

Chú ý: Trong GParted, bạn có thể xoá một phân vùng đang có trên đĩa để lấy chỗ tạo một phân vùng mới bằng cách bấm chuột phải vào phân vùng và chọn Delete trong trình đơn ngữ cảnh hiện ra.

Hình 11.14: Xoá một phân vùng

Gắn kết, có nghĩa là gắn phân vùng mới hoặc một ổ đĩa vào một thư mục đã có để truy cập vào nó. Thư mục gắn kết phân vùng mới hoặc ổ đĩa được gọi là điểm gắn kết. Sau khi đã gắn kết phân vùng, bạn có thể truy cập vào các tập tin trong phân vùng đó thông qua điểm gắn

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 406 / 407

kết của nó. Các bản phân phối Linux trước đây không có chức năng tự động gắn kết ổ đĩa hoặc phân vùng mới. Tuy nhiên, với Ubuntu 7.04 trở lên, bạn có thể dễ dàng truy cập vào các phân vùng mới nhờ chức năng tự động gắn kết. Khi bạn tạo một phân vùng mới, phân vùng này sẽ xuất hiện trong một cửa sổ riêng và biểu tượng của nó cũng xuất hiện trên màn hình nền (biểu tượng ổ đĩa). 13. Khi bạn không cần truy cập vào phân vùng mới nữa, bạn có thể bỏ gắn kết ra bằng cách bấm chuột phải lên biểu tượng ổ đĩa trên màn hình nền và chọn lệnh Unmount Volume từ trình đơn ngữ cảnh hiện lên. 14. Nếu bạn muốn Ubuntu không tự động kết nối tất cả các phân vùng khi khởi động hệ thống, bạn có thể thay đổi cấu hình mặc định bằng các thao tác sau: Mở trình đơn System ta chỉ đến mục Preferences và chọn Removable Drives and Media. Hộp thoại Removable Drives and Media Preferences xuất hiện.

Hình 11.15: Mở Removable Drives and Media Preferences Bỏ dấu kiểm trong 3 hộp đầu tiên trong hộp thoại Removable Drives and Media Preferences rồi bấm nút Close.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 407 / 407

Hình 11.16: Tắt chức năng tự động gắn kết ổ đĩa/phân vùng Sau khi đã thay đổi những thiết lập mình cần trong hộp thoại Removable Drives and Media Preferences, bạn sẽ thấy rằng Ubuntu không tự động gắn kết các phân vùng và ổ đĩa trong quá trình khởi động nữa.

11.3

Các tuỳ chọn khi khởi động

Khởi động là quá trình hệ điều hành được nạp lên bộ nhớ chính của máy tính, hay còn gọi là ’Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên’ (random access memory (RAM)), bắt đầu khi bạn bật máy lên. Trong quá trình khởi động, BIOS sẽ điều khiển máy tính và quyết định vị trí và thứ tự của thiết bị chứa hệ điều hành. Tuỳ theo thiết lập trên BIOS, máy tính sẽ kiểm tra ổ CD, DVD hoặc ổ USB để khởi động. Trong trường hợp bạn có nhiều hệ điều hành trên máy, cấu hình trong BIOS sẽ quyết định hệ điều hành nào sẽ được nạp vào trước tiên. Chỉ sau khi các tập tin hệ thống đã được nạp vào trong bộ nhớ chính, hệ điều hành mới dành quyền điều khiển toàn bộ máy tính. Hệ điều hành thực thi các lệnh khởi chạy rồi sau đó chờ người dùng ra lệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có quyền quản trị, bạn có thể thay đổi các thiết lập khởi động để đặt thứ tự khởi động cho máy tính, thay đổi hệ điều hành mặc định sẽ hoạt động hoặc yêu cầu máy tính chạy một lệnh nào đó trong quá trình khởi động. Một cách để thay đổi hoặc kiểm tra các thiết lập trên BIOS là khởi động lại máy và nhấn một phím để truy cập vào chức năng cài đặt của BIOS trước khi nạp hệ điều hành. Thông thường, bạn sẽ nhấn một trong các phím F1, F2, ESC hoặc DELETE. Sau khi đã vào trong trình cài đặt BIOS, bạn có thể thay đổi các thiết lập dựa trên hướng dẫn có sẵn trong đó. Tuy nhiên, bạn phải rất thận trọng khi thay đổi các thiết lập BIOS vì chỉ cần thiết lập sai một chút thôi, máy tính của bạn có thể không thể khởi động bình thường được! Bạn cũng có thể thực hiện việc thay đổi cấu hình thông qua giao diện dòng lệnh trên máy.

11.3.1

Tự động chạy một lệnh hệ thống trong quá trình khởi động

Đôi khi, bạn muốn tự mình thêm một lệnh vào quá trình khởi động, để máy tính thực thi mỗi khi bạn bật máy. Để đặt một lệnh nào đó tự động thực hiện trong quá trình khởi động, ta làm như sau: 1. Trong cửa sổ Terminal, gõ lệnh sau để mở tập tin rc.local: $ sudo nano /etc/rc.local

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 408 / 407

Hình 11.17: Cửa sổ Terminal Tập tin rc.local chứa một văn lệnh được thực thi sau khi các văn lệnh khởi chạy khác đã được thi hành xong. Bạn có thể gõ văn lệnh khởi chạy của mình vào trong tập tin này nếu bạn muốn hệ điều hành tự động thực thi một số tác vụ trong quá trình khởi động. 2. Tập tin rc.local hiện ra trong cửa sổ Terminal. Gõ lệnh bạn muốn chạy lúc hệ điều hành khởi động vào trước dòng , exit 0. $ date > /home/oem/newbackup

Hình 11.18: Tạo các thiết lập trong tập tin rc.local 3. Sau khi đã gõ lệnh mình cần, nhấn CTRL+X để lưu và thoát khỏi chế độ soạn thảo văn bản.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 409 / 407

Hình 11.19: Cửa sổ Services 4. Khi bạn khởi động lại máy, tập tin rc.local sẽ được thực thi. Nếu bạn muốn xem đầu ra của lệnh trên, gõ lệnh sau vào dòng lệnh ở cửa sổ Terminal: $ cat newbackup Hình dưới đây minh hoạ đầu ra của lệnh trên:

11.3.2

Thay đổi hệ điều hành mặc định khi khởi động máy

Khi cài nhiều hệ điều hành, thông thường, hệ điều hành được liệt kê ở trên cùng trong tập tin cấu hình sẽ được nạp vào bộ nhớ chính của máy. Để chọn hệ điều hành sẽ được chạy khi bật máy, bạn hãy sửa lại tập tin cấu hình grub. 1. Sao lưu tập tin cấu hình, rồi mở nó trong một trình soạn thảo văn bản: $ sudo cp /boot/grub/menu.lst /boot/grub/menu.lst_backup $ sudo gedit /boot/grub/menu.lst 2. Tìm dòng dưới đây và thay đổi thứ tự mặc định: ... default 0 ... Thay dòng này bằng: default X Dĩ nhiên là X ở đây là một số tuỳ thuộc vào thứ tự các hệ điều hành có trong tập tin cấu hình này, tính từ 0. Ví dụ, nếu bạn dùng hệ điều hành xuất hiện đầu tiên trong danh sách làm mặc định, thay X bằng 0; và nếu muốn dùng hệ điều hành thứ 2 trong danh sách làm mặc định, thay X bằng 1.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 410 / 407

11.3.3

Cấu hình các dịch vụ khởi động

Khi khởi động Ubuntu, rất nhiều dịch vụ được bật lên cho bạn. Một số dịch vụ phải được kích hoạt để Ubuntu làm việc bình thường. Một số khác có thể bạn chưa bao giờ cần dùng hoặc muốn dùng đến, ví dụ như ntpdate - dịch vụ đồng bộ thời gian trên hệ thống của bạn với một máy chủ trên Internet - hoặc HP printing and scanning systemm - dịch vụ phục vụ máy in và máy quét HP, vốn vô dụng nếu bạn không có máy in hoặc máy quét HP nào cả! Mặc dù các dịch vụ này đều vô hại, nhưng chúng làm cho hệ thống của bạn khởi động chậm hơn. Bằng cách tắt một số dịch vụ không cần thiết đi, bạn sẽ thấy Ubuntu của mình khởi động nhanh hơn.

Cảnh báo: Xin hãy đọc thông tin về dịch vụ trước khi tắt nó đi, vì có một số dịch vụ cần phải được bật để đảm bảo hệ thống của bạn khởi động và hoạt động bình thường.

Để cấu hình các dịch vụ khởi động, bạn cần có quyền quản trị. Sau đó hãy thực hiện các bước sau: 1. Trong trình đơn System, chỉ đến Administration và chọn mục Services. 2. Gõ mật khẩu quản trị của bạn. Hộp thoại Services settings hiện ra. 3. Chọn dịch vụ bạn cần chạy hoặc tắt bằng cách đánh hoặc bỏ dấu hộp kiểm bên cạnh và nhấn OK.

Hình 11.20: Cửa sổ Services Settings

11.4

Tổng kết bài giảng

Trong bài này, ta biết rằng: • Phân vùng trên đĩa cứng cũng giống như chia một ngôi nhà ra thành nhiều phòng. • Ta có thể chạy Ubuntu trên một ổ cứng có một hoặc nhiều phân vùng. • Trước khi phân vùng ổ cứng, bạn nên chắc chắn rằng không có dữ liệu trên ổ. Nếu đã có dữ liệu trong ổ, bạn cần phải sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện phân vùng lại. • Bạn có thể tạo một phân vùng bằng trình sửa phân vùng GParted hoặc gõ lệnh trong giao diện dòng lệnh. • Bạn có thể thay đổi cấu hình khởi động để đặt thứ tự khởi động, thay đổi hệ điều hành mặc định hoặc tự động chạy một lệnh nào đó trong quá trình khởi động của hệ điều hành. • Để chạy một hoặc nhiều lệnh mỗi khi khởi động hệ điều hành, bạn phải thêm các lệnh đó vào trong tập tin /etc/rc.local. Máy tính sẽ tự động thực thi các lệnh trong đó mỗi lần khởi động. • Bạn có thể thay đổi hệ điều hành mặc định bằng cách thay đổi tập tin cấu hình grub (/boot/grub/menu.lst). • Bạn phải đọc thông tin về các dịch vụ được khởi chạy trước khi tắt nó đi. Một số dịch vụ phải được bật để Ubuntu làm việc bình thường.

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 411 / 407

11.5

Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 1 Lợi ích của việc phân vùng ổ cứng là gì? Câu hỏi 2 Tại sao lại cần dùng lệnh sudo? Câu hỏi 3 Ubuntu sử dụng hệ thống tập tin nào làm mặc định? a. Fat 32 b. NTFS c. Ext3 Câu hỏi 4 Nếu bạn muốn tự động chạy một lệnh nào đó, bạn phải thêm nó vào đâu? Câu hỏi 5 Bạn có thể tắt tất cả các dịch vụ khởi động được không? Vì sao?

11.6

Thực hành

Bài tập 1 Trước đây bạn đã từng dùng Microsoft Windows và giờ bạn muốn cài đặt nhiều hệ điều hành lên máy. Bạn muốn tạo một phân vùng riêng để chứa Microsoft Windows. Để làm điều này, bạn phải tạo một phân vùng chính có kích thước 5-GB với định dạng FAT32 hoặc NTFS. Tạo phân vùng bằng bộ sửa phân vùng GParted: 1. Trong trình đơn System bạn chọn Administration và chọn tiếp Partition Editor. 2. Trong ô thả xuống chứa tên ổ cứng, bạn chọn ổ cứng cần phân vùng lại. Cửa sổ GParted sẽ cập nhật lại và biểu diễn cấu trúc của ổ đĩa. 3. Bấm chuột phải lên thanh màu trắng và nhấn vào nút New để tạo một phân vùng mới. Hộp thoại Create new Partition xuất hiện để bạn thiết lập các thông số cho phân vùng mới sẽ tạo. 4. Trong ô New Size bạn chọn kích thước cho phân vùng cần tạo. 5. Trong ô Create as bạn chọn Primary Partition. 6. Tiếp, chọn hệ thống tập tin cần dùng để định dạng phân vùng. Bạn chọn ntfs. 7. Nhấn nút Add để GParted tổ chức phân vùng. Cửa sổ GParted sẽ được cập nhật lại và cấu trúc mới của ổ cứng sẽ xuất hiện. 8. Nếu bạn hài lòng với các thiết lập của mình rồi, hãy nhấn nút Apply. Chương trình sẽ tiến hành phân vùng và định dạng ổ cứng cho bạn.