Chuan Bi Kien Thuc

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Chuan Bi Kien Thuc as PDF for free.

More details

  • Words: 53,692
  • Pages: 66
PHẦN II : HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VTCB

CHƯƠNG I : DAO ĐỘNG CƠ HỌC

- Con lắc lò xo ngang : lò xo biến dạng. - Con lắc lò xo : lò xo biến dạng Δl=

I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Dao động cơ học điều hòa là chuyển động của vật mà li độ biến đổi theo định luật dạng sin hoặc cosin theo thời gian : x = Acos(ωt + ϕ) A là biên độ, ω là tần số góc, (ωt + ϕ)là, ϕ là pha ban đầu. Chu kì dao động : T= Tần số dao động : f=

Lực tác dụng

1 ω = T 2π

uuuur

2. Mỗi dao động điều hòa được biểu diễn bằng một vectơ quay OM có độ dài bằng biên độ A, vectơ này quay quanh O với vận tốc góc ω, vào thời điểm ban đầu t=0, vectơ hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu. Hình chiếu của vectơ quay

uuuur OM lên trục Ox bằng li độ dao động.

Một vật khối lượng m, mỗi khi dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng (VTCB) O một đoạn x, chịu tác dụng của một lực F=-kx thì vật ấy sẽ dao động điều hòa quanh O

k với tần số góc ω= . Biên độ dao động A và pha ban đầu ϕ phụ thuộc vào cách m kích thích ban đầu và cách chọn gốc thời gian. 3. Dao động tự do là dao động xảy ra trong một hệ dưới tác dụng của nội lực, sau khi hệ được kích thích ban đầu. Hệ có khả năng thực hiện dao động tự do gọi là hệ dao động. Mọi dao động tự do của một hệ dao động đều có cùng tần số góc ω gọi là tần số góc là tần số góc riêng của hệ ấy. 4. Con lắc lò xo; con lắc đơn và Trái Đất; con lắc vật lí và Trái Đất là những hệ dao động. Dưới đây là bảng các đặc trưng chính của một số hệ dao động. Hệ dao Con lắc lò xo Con lắc đơn Con lắc vật lí động Cấu Hòn bi (m) gắn vào lò Hòn bi (m) treo vào đầu sợi Vật rắn (m, l) quay trúc xo (k) dây (l) quanh trục nằm

Phương trình động lực học của chuyển động Tần số góc

Lực phục hồi của lò xo : F =-kx x là li độ dài

Phương trình dao động Cơ năng

s là li độ cung. 2

s” + ω2s = 0

α” + ω2α = 0

k m

ω=

x = Acos (ωt + ϕ)

E=

Trọng lực của hòn bi và lực căng dây treo :

Mômen của trọng lực của vật rắn và lực của trục quay : M = -mgdsinα α là li giác

x” + ω x = 0

ω=

ngang QG (Q là trục quay, G là trọng tâm) thẳng đứng.

mg k



ω

Dây treo thẳng đứng

1 2 1 2 2 kA = mω A 2 2

F=-m

g s l

g l

ω=

s = s0 cos(ωt + ϕ)

E = mgl (1-cosα0)=

mgd I

α = α0 cos(ωt + ϕ)

1 g 2 m s0 2 l

5. Dao động tự do không có ma sát là dao động điều hòa, khi có ma sát là dao động tắt dần, khi ma sát lớn dao động không xảy ra. 6. Nếu tác dụng ngoại lực tuần hoàn tần số f lên một hệ dao động có tần số riêng f0 thì sau một thời gian chuyển tiếp, hệ sẽ dao động với tần số f của ngoại lực, dao động này được gọi là dao động cưỡng bức. 7. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương là cộng hai hàm x1 và x2 dạng cosin. Nếu hai hàm có cùng tần số thì có thể dùng phương pháp Fresnel : vẽ các

vectơ quay biểu diễn cho các dao động thành phần, xác định vectơ tổng, suy ra dao động tổng hợp. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA 1.1 Trong phương trình dao động điều hòa x=Acos(ωt + ϕ), radian (rad) là thứ nguyên của đại lượng. A. Biên độ A B. Tần số góc ω C. Pha dao động (ωt + ϕ) D. Chu kì dao động T 1.2 Trong các lựa chọn sau đây, lựa chọn nào không phải là nghiệm của phương trình x”+ω2x=0? A. x=Asin(ωt+ϕ) B. x=Acos(ωt+ϕ) C. x=A1sinωt+A2cosωt D. x=Atsin(ωt+ϕ) 1.3 Trong dao động điều hòa x=Acos(ωt+ϕ), vận tốc biến đổi điều hòa theo phương trình? A. v=Acos(ωt+ϕ) B. v=Aωcos(ωt+ϕ) C. v= -Asin(ωt+ϕ) D. v= -Aωsin(ωt+ϕ) 1.4 Trong dao động điều hòa x=Acos(ωt+ϕ), gia tốc biến đổi điều hòa theo phương trình: A. a=Acos(ωt+ϕ) B. a=Aω2cos(ωt+ϕ) C. a= -Aω2cos(ωt+ϕ) D. a= -Aωcos(ωt+ϕ) 1.5 Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là : A. vmax=ωA B. vmax=ω2A C. vmax= -ωA D. vmax= -ω2A 1.6 Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là : A. amax=ωA B. amax=ω2A C. amax= -ωA D. amax= -ω2A 1.7 Trong dao động điều hòa của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực phục hồi: A. đổi chiều B. bằng không C. có độ lớn cực đại D. có độ lớn cực tiểu 1.8 Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng không khí : A. vật ở vị trí có li độ cực đại B. vận tốc của vật đạt cực tiểu C. vật ở vị trí có li độ bằng không D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại 1.9 Trong dao động điều hòa A. vận tốc biến đổi điều hòa cùng pha so với li độ.

B. vận tốc biến đổi điều hòa ngược pha so với li độ. C. vận tốc biến đổi điều hòa sớm pha π/2 so với li độ. D. vận tốc biến đổi điều hòa chậm pha π/2 so với li độ. 1.10 Trong dao động điều hòa A. gia tốc biến đổi điều hòa cùng pha so với li độ. B. gia tốc biến đổi điều hòa ngược pha so với li độ. C. gia tốc biến đổi điều hòa sớm pha π/2 so với li độ. D. gia tốc biến đổi điều hòa chậm pha π/2 so với li độ. 1.11 Trong dao động điều hòa A. gia tốc biến đổi điều hòa cùng pha so với vận tốc. B. gia tốc biến đổi điều hòa ngược pha so với vận tốc. C. gia tốc biến đổi điều hòa sớm pha π/2 so với vận tốc. D. gia tốc biến đổi điều hòa chậm pha π/2 so với vận tốc. 1.12 Một vật gia tốc điều hòa theo phương trình x=6cos(4πt) cm, biên độ dao động của vật là : A. A=4cm B. A=6cm C. A=4cm D. A=6cm 1.13 Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=5cos(2πt) cm, chu kì dao động của chất điểm là : A. T=1s B. T=2s C. T=0,5s D. T=1Hz 1.14 Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=6cos(4πt) cm, tần số dao động của vật là : A. f=6Hz B. f=4Hz C. f=2Hz D. f=0,5Hz 1.15 Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=3sin(πt+

π 2

) cm, pha

dao động của chất điểm tại thời điểm t=1s là : A. π (rad) B. 2π (rad) C. 1,5π (rad) D. 0,5π (rad) 1.16 Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=6cos(4πt) cm, tọa độ của vật tại thời điểm t=10s là : A. x=3cm B. x=6cm C. x=-3cm D. x=-6cm 1.17 Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=5cos(2πt) cm, tọa độ của vật tại thời điểm t=1,5s là : A. x=1,5cm B. x=-5cm C. x=5cm D. x=0cm 1.18 Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=6cos(4πt) cm, vận tốc của vật tại thời điểm t=7,5s là : A. v=0 B. v=75,4cm/s C. v=-75,4cm/s D. v=6cm/s

1.19 Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=6cos(4πt) cm, vận tốc của vật tại thời điểm t=5s là : A. a=0 B. a=947,5cm/s2 C. a=-947,5cm/s2 D. a=947,5cm/s 1.20 Một vật dao động điều hòa với biên độ A=4cm và chu kì T=2s, chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là :

⎛ ⎝

π⎞

⎛ ⎝

π⎞

A. x=4cos ⎜ 2π t − C. x=4cos ⎜ 2π t +

⎟ cm 2⎠

⎟ cm 2⎠

⎛ ⎝

π⎞

⎛ ⎝

π⎞

B. x=4cos ⎜ π t − D. x=4cos ⎜ π t +

⎟ cm 2⎠ ⎟ cm 2⎠

1.21 Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hòa là không đúng? A. Động năng và thế năng biến đổi điều hòa cùng chu kì. B. Động năng biến đổi điều hòa cùng chu kì với vận tốc. C. Thế năng biến đổi điều hòa với tần số gấp 2 lần tần số của li đô. D. Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian. 1.22 Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hòa là không đúng? A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng. B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong vị trí biên. C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng. D. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu. 1.23 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

1 2 kA cho thấy cơ năng bằng thế năng khi vật có li độ cực đại. 2 1 2 B. Công thức E= kv max cho thấy cơ năng bằng động năng khi vật qua vị trí 2

A. Công thức E=

cân bằng.

1 2 2 mω A cho thấy cơ năng không thay đổi theo thời gian. 2 1 1 D. Công thức Et= kx2= kA2 cho thấy cơ năng không thay đổi theo thời gian. 2 2

C. Công thức Et=

1.24 Động năng của dao động điều hòa : A. Biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số sin.

B. Biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2 C. Biến đổi tuần hoàn với chu kì T D. Không biến đổi theo thời gian. 1.25 Một vật khối lượng 750g dao động điều hòa với biên độ 4cm, chu kì 2s (lấy π2=10). Năng lượng dao động của vật là : A. E=60kJ B. E=60J C. E=6mJ D. E=6J 1.26 Phát biểu nào sau đây với con lắc đơn dao động điều hòa là không đúng? A. Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật. B. Thế năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật. C. Thế năng tỉ lệ với bình phương li độ góc của vật. D. Cơ năng không đổi theo thời gian và tỉ lệ với phương biên độ góc. 1.27 Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ và gia tốc là đúng? Trong dao động điều hòa, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian và có : A. cùng biên độ B. cùng pha C. cùng tần số góc D. cùng pha ban đầu 1.28 Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng? A. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng chiều B. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều C. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn ngược chiều D. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn cùng chiều Chủ đề 2 : CON LẮC LÒ XO 1.29 Phát biểu nào sau đây là không đúng với con lắc lò xo ngang? A. Chuyển động của vật là chuyển động thẳng. B. Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều. C. Chuyển động của vật là chuyển động biến tuần hoàn. D. Chuyển động của vật là một dao động điều hòa. 1.30 Con lắc lò xo ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua : A. vị trí cân bằng B. vị trí vật có li độ cực đại C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng. D vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không. 1.31 Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.

B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. 1.32 Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lo xo có độ cứng k, dao động điều hòa chu kì. A. T=2π

m k

B. T=2π

k m

C. T=2π

l g

D. T=2π

g l

1.33 Con lắc lò xo dao động điều hòa, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật : A. tăng lên 4 lần B. giảm đi 4 lần C. tăng lên 2 lần D. giảm đi 2 lần 1.34 Con lắc lò xo gồm vật m=100g và lò xo k=100N/m (lấy π2=10) dao động điều hòa với chu kì là : A. T=0,1s B. T=0,2s C. T=0,3s D. T=0,4s 1.35 Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T=0,5s, khối lượng của quả nặng là m=400g (lấy π2=10). Độ cứng của lò xo là : A. k=0,156N/m B. k=32N/m C. k=64N/m D. k=6400N/m 1.36 Con lắc lò xo ngang dao động với biên độ A=8cm, chu kì T=0,5s, khối lượng của vật là m=0,4kg (lấy π2=10). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là : A. Fmax=525N B. Fmax=5,12N C. Fmax=256N D. Fmax=2,56N 1.37 Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Phương trình dao động của vật năng là :

⎛ ⎝

π⎞

A. x=4cos(10t) (cm)

B. x=4cos ⎜ 10t −

π⎞ ⎛ C. x=4cos ⎜ 10t − ⎟ (cm) 2⎠ ⎝

π⎞ ⎛ D. x=4cos ⎜ 10t + ⎟ (cm) 2⎠ ⎝

⎟ (cm) 2⎠

1.38 Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Vận tốc cực đại của vật nặng : A. vmax=160cm/s B. vmax=80cm/s C. vmax=40cm/s D. vmax=20cm/s

1.39 Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Cơ năng dao động của con lắc là : A. E=320J B. E=6,4.10-2J -2 C. E=3,2.10 J D. E=3,2J 1.40 Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở VTCB, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2m/s. Biên độ dao động của quả nặng. A. A=5m B. A=5cm C. A=0,125m D. A=0,125cm 1.41 Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở VTCB, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2m/s theo chiều dương trục tọa độ. Phương trình li độ dao động của quả nặng là :

⎛ ⎝

π⎞

⎛ ⎝

π⎞

A. x=5cos ⎜ 40t − C. x=5cos ⎜ 40t −

⎛ ⎝

C. x=0,5cos ⎜ 40t +

⎟m 2⎠

⎟ cm 2⎠

π⎞

⎟m 2⎠

D. x=0,5cos(40t) cm

1.42 Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, nó dao động với chu kì T1=1,2s. Khi gắn quả nặng m2 vào một lò xo, nó dao động với chu kì T2=1,6s. Khi gắn đồng thời m1 và m2 vào lò xo đó thì chu kì dao động của chúng là : A. T=1,4s B. T=2,0s C. T=2,8s D. T=4,0s 1.43* Khi mắc vật m vào lò xo k1 thì vật m dao động với chu kì T1=0,6s, khi mắc vật m vào lò xo k2 thì vật m dao động với chu kì T2=0,8s. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo k1 song song với k2 thì chu kì dao động của m là : A. T=0,48s B. T=0,70s C. T=1,00s D. T=1,40s Chủ đề 3 : CON LẮC ĐƠN 1.44 Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hòa với chu kì T phụ thuộc vào. A. l và g B. m và l C. m và g D. m, l và g 1.45 Con lắc đơn chiều dài l dao động điều hòa với chu kì. A. T=2π

m k

B. T=2π

k m

C. T=2π

l g

D. T=2π

g l

1.46 Con lắc đơn dao động điều hòa, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần

C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần 1.47 Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc. B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. 1.48 Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8m/s2, chiều dài của con lắc là : A. l=24,8m B. l=24,8cm C. l=1,56m D. l=2,45m 1.49 Ở nơi mà con lắc đơn đếm giây (chu kì 2s) có độ dài 1m, thì con lắc đơn có độ dài 3m ở sẽ dao động với chu kì là : A. T=6s B. T=4,24s C. T=3,46s D. T=1,5s 1.50* Một con lắc đơn có độ dài l1 dao động với chu kì T1=0,8s. Một con lắc đơn khác có độ dài l2 dao động với chu kì T2=0,6s. Chu kì của con lắc đơn có độ dài l1+l2 là : A. T=0,7s B. T=0,8s C. T=1,0s D. T=1,4s 1.51* Một con lắc đơn có độ dài l trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 6 dao động. Người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16cm, cũng trong khoảng thời gian Δt như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là : A. l=25m B. l=25cm C. l=9m D. l=9cm 1.52 Tại một nơi có hai con lắc đơn đang dao động với các biên độ nhỏ. Trong cùng một khoảng thời gian, người ta thấy con lắc thứ nhất thực hiện được 4 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 5 dao động. Tổng chiều dài của hai con lắc là 164cm. Chiều dài của mỗi con lắc lần lượt là : A. l1=100m; l2=6,4m B. l1=64m; l2=100m C. l1=1,00m; l2=64m D. l1=6,4m; l2=100m 1.53 Một con lắc đơn có chu kì dao động T=4s, thời gian để con lắc đi từ VTCB đến vị trí có li độ cực đại là : A. t=0,5s B. t=0,5s C. t=1,0s D. t=2,0s 1.54* Một con lắc đơn có chu kì dao động T=3s, thời gian để con lắc đi từ VTCB đến vị trí có li độ x=A/2 là : A. t=0,250s B. t=0,750s C. t=0,375s D. t=1,50s 1.55* Một con lắc đơn có chu kì dao động T=3s, thời gian để con lắc đi từ vị trí có li độ x=A/2 đến vị trí có li độ cực đại x=A là : A. t=0,250s B. t=0,375s C. t=0,500s D. t=0,750s Chủ đề 4 : TỔNG HỢP DAO ĐỘNG

1.56 Hai dao động điều hòa cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là : B. Δϕ=(2n+1)π (với n ∈ Z) A. Δϕ=2nπ (với n ∈ Z) C. Δϕ=(2n+1)π/2 (với n ∈ Z) D. Δϕ=(2n+1)π/4 (với n ∈ Z) 1.57 Hai dao động điều hòa nào sau đây được gọi là cùng pha?

⎛ ⎝

π⎞

⎛ ⎝

π⎞

A. x1=3cos ⎜ π t + B. x1=4cos ⎜ π t +

⎛ ⎝

π⎞ ⎛ ⎟ cm và x2=3cos ⎜ π t + ⎟ cm 6⎠ 3⎠ ⎝

π⎞ ⎛ ⎟ cm và x2=5cos ⎜ π t + ⎟ cm 6⎠ 6⎠ ⎝

C. x1=2cos ⎜ 2π t +

⎛ ⎝

D. x1=3cos ⎜ π t +

π⎞

π⎞ ⎛ ⎟ cm và x2=2cos ⎜ π t + ⎟ cm 6⎠ 6⎠ ⎝

π⎞

π⎞ ⎛ ⎟ cm và x2=3cos ⎜ π t − ⎟ cm 4⎠ 6⎠ ⎝

1.58 Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8cm và 12cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là : A. A=2cm B. A=3cm C. A=5cm D. A=21cm 1.59 Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số x1=sin2t (cm) và x2=2,4cos2t (cm). Biên độ của dao động tổng hợp là : A. A=1,84cm B. A=2,60cm C. A=3,40cm D. A=6,76cm 1.60 Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, theo các phương trình x1=4sin(πt+α) (cm) và x2=4 3 cosπt (cm). Biên độ dao động tổng hợp đạt giá trị lớn nhất khi : A. α=0 (rad) B. α=π(rad) C. α=π/2 (rad) D. α= -π/2 (rad) 1.61 Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, theo các phương trình x1=4sin(πt+α) (cm) và x2=4 3 cosπt (cm). Biên độ dao động tổng hợp đạt giá trị nhỏ nhất khi : A. α=0 (rad) B. α=π(rad)

C. α=π/2 (rad)

D. α= -π/2 (rad)

Chủ đề 5 : DAO ĐỘNG TẮT DẦN 1.62 Nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn. B. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc. C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.

1.63 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động. B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian vào vật dao động. C. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chiều chuyển động trong một phần của từng chu kì. D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn. 1.64 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu để tạo lên dao động. B. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian. C. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kì. D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. 1.65 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến đổi thành nhiệt năng. B. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến đổi thành hóa năng. C. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến đổi thành điện năng. D. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến đổi thành quang năng. Chủ đề 6 : DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG 1.66 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. B. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. C. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào hệ số cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật. 1.67 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa. B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng.

C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần. D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức. 1.68 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng. B. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là tần số lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng. C. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là chu kì lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng. D. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là biên độ lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng. 1.69 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng. B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức. C. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của dao động riêng. D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức. Chủ đề 7 : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG 1.70 Con lắc lò xo gồm vật m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào vật m một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật m thì chu kì dao động của chúng. A. Tăng lên 3 lần B. Giảm đi 3 lần C. Tăng lên 2 lần D. Giảm đi 2 lần 1.71 Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 8cm, trong thời gian 1 phút chất điểm thực hiện được 40 lần dao động. Chất điểm có vận tốc cực đại là : A. vmax=1,91cm/s B. vmax=33,5cm/s C. vmax=320cm/s D. vmax=5cm/s 1.72 Một chất điểm dao động điều hòa với tần số f=5Hz khi pha dao động bằng 2π/3 thì li độ của chất điểm là

3 cm, phương trình dao động của chất điểm là :

A. x=-2 3 cos(10πt) cm

B. x=-2 3 cos(5πt) cm

C. x=2 3 cos(10πt) cm

D. x=2 3 cos(5πt) cm

1.73* Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, khi vật ở vị trí cách VTCB một đoạn 4cm thì vận tốc của vật bằng không và lúc này lò xo không bị biến dạng (lấy g=π2). Vận tốc của vật khi qua VTCB là : A. v=6,28cm/s B. v=12,57cm/s

C. v=31,41cm/s

D. v=62,83cm/s CHƯƠNG II : SÓNG CƠ HỌC, ÂM HỌC

I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền trong môi trường liên tục. Trong khi sóng truyền đi, mỗi phần tử của sóng dao động tại chỗ xung quanh VTCB. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. 2. Phương trình sóng cho ta xác định được li độ dao động của một phần tử môi trường ở cách gốc tọa độ một khoảng x tại thời điểm t. Phương trình sóng có dạng :

⎛ ⎝

uM=Asinω ⎜ t −

x⎞ ⎛ t x⎞ ⎟ =Asin2π ⎜ − ⎟ v⎠ ⎝T λ ⎠

Trong đó A là biên độ sóng, ω là tần số góc, T là chu kì sóng, v là vận tốc truyền sóng, λ là bước sóng. 3. Sóng có tính chất tuần hoàn theo thời gian. Sau một khoảng thời gian bằng một chu kì T thì tất cả các điểm trên sóng đều lập lại chuyển động như cũ, nghĩa là toàn bộ sóng có hình dạng như cũ. Sóng có tính chất tuần hoàn theo không gian. Những điểm trên cùng một phương truyền sóng cách nhau một khoảng bằng nguyên lần bước sóng λ thì dao động cùng pha, có nghĩa là ở cùng một thời điểm cứ cách một khoảng bằng một bước sóng theo phương truyền sóng thì hình dạng sóng lại lặp lại như trước. 4. Sóng dừng xuất hiện trên dây đàn hồi có hai dây cố định khi chiều dài của dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng. Khi có sóng dừng thì trên dây xuất hiện những điểm bụng (dao động với biên độ cực đại) và những điểm nút (dao động với biên độ cực tiểu - đứng yên). Khoảng cách giữa hai điểm bụng liên tiếp hoặc hai điểm nút liên tiếp bằng nửa bước sóng, khoảng cách giữa một điểm bụng và một điểm nút liên tiếp bằng một phần tư bước sóng. 5. Hiện tượng giao thoa xảy ra khi hai sóng kết hợp giao nhau. Khi hiện tượng giao thoa xảy ra trên mặt nước thì trên mặt nước xuất hện những vân giao thoa, hệ vân bao gồm các vân cực đại và cực tiểu xen kẽ với nhau. Hai sóng kết hợp là hai sóng được gây ra từ hai nguồn sóng có cùng tần số và lệch pha nhau không đổi. 6. Sóng âm là những dao động phát ra từ nguồn âm, được truyền qua không khí vào tai làm cho màng nhĩ dao động gây ra cảm giác âm. Âm có những đặc tính khách quan, phụ thuộc vào tính chất dao động của âm : đó là tần số (độ cao), biên độ dao động (cường độ), âm sắc (dạng đồ thị). Sự cảm thụ âm còn phụ thuộc vào đặc điểm sinh lí của tai người (độ to của âm mức cường độ âm).

Siêu âm có tần số rất lớn, có nhiều ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật và trong y học. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ SÓNG CƠ HỌC 2.1 Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức. A. λ=v.f B. λ=v/f C. λ=2v.f D. λ=2v/f 2.2 Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc v không đổi khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng. A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần C. không đổi D. giảm 2 lần 2.3 Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào: A. năng lượng sóng B. tần số dao động C. môi trường truyền sóng D. bước sóng 2.4 Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là : A. v=1m/s B. v=2m/s C. v=4m/s D. v=8m/s 2.5 Tại điểm M cách tâm sóng một khoảng x có phương trình dao động uM=4 ⎜ 200π t −

2π x ⎞ cm. Tần số của sóng là : λ ⎟⎠

A. f=200Hz

B. f=100Hz

⎛ ⎝

C. f=100s

D. f=0,01s

x ⎞ ⎛ t − ⎟ mm trong ⎝ 0,1 50 ⎠

2.6 Cho một sóng quang có phương trình sóng là u=8sin2π ⎜ đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Chu kì của sóng là : A. T=0,1s B. T=50s C. T=8s

D. T=1s

x ⎞ ⎛ t − ⎟ mm trong ⎝ 0,1 50 ⎠

2.7 Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u=8sin2π ⎜

đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là : A. λ=0,1m B. λ=50m C. λ=8m D. λ=1m 2.8 Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80cm. Vận tốc truyền sóng trên đây là : A. x=400cm/s B. x=16cm/s C. x=6,25cm/s D. x=400m/s

x⎞ ⎛ t − ⎟ mm trong đó ⎝ 0,1 2 ⎠

2.9 Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u=5sinπ ⎜

x tính bằng cm, t tính bằng giây. Vị trí của phần tử sóng M cách gốc tọa độ 3m ở thời điểm t=2s là : A. uM=0mm B. uM=5mm C. uM=5mm D. uM=2,5mm 2.10 Một sóng cơ học lan truyền với vận tốc 320m/s, bước sóng 3,2m. Chu kì của sóng đó là : A. T=0,01s B. T=0,1s C. T=50s D. T=100s Chủ đề : SÓNG ÂM 2.11 Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là : A. f=85Hz B. f=170Hz C. f=200Hz D. f=255Hz 2.12 Một sóng cơ học có tần số f=1000Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là : A. sóng siêu âm B. sóng âm C. sóng hạ âm D. chưa đủ điều kiện để kết luận 2.13 Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây? A. Sóng cơ học có tần số 10Hz B. Sóng cơ học có tần số 30Hz C. Sóng cơ học có chu kì 2,0μs D. Sóng cơ học có chu kì 2,0s 2.14 Một sóng âm có tần số 450Hz lan truyền với vận tốc 360m/s trong không khí. Độ lệch pha giữa hai điểm cách nhau 1m trên một phương truyền sóng là : A. Δϕ=0,5π (rad) B. Δϕ=1,5π (rad) C. Δϕ=2,5π (rad) D. Δϕ=3,5π (rad) 2.15 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm D. Âm sắc là một đặc tính của âm 2.16 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Âm có cường độ lớn thì tai ta có cảm giác âm đó “to” B. Âm có cường độ lớn thì tai ta có cảm giác âm đó “bé” C. Âm có tần số lớn thì tai ta có cảm giác âm đó “to” D. Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm.

2.17 Một ống trụ có chiều dài 1m. Ở một đầu ống có một pit-tông để có thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660Hz ở gần đầu hở của ống. Vận tốc âm trong không khí là 330m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài. A. l=0,75m B. l=0,50m C. l=25,0cm D. l=12,5cm 2.18 Tiếng còi có tần số 1000Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến lại gần bạn với vận tốc 10m/s, vận tốc âm trong không khí là 330m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là : A. f=969,69Hz B. f=970,59Hz C. f=1030,30Hz D. f=1031,25Hz Chủ đề 3 : GIAO THOA SÓNG 2.19 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Hiện tượng giao thoa sóng chỉ xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm sau : A. cùng tần số, cùng pha B. cùng tần số, cùng pha C. cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi D. cùng biên độ, cùng pha 2.20 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau. B. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau. C. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ. D. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha. 2.21 Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại. B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động. C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu. D. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động mạch tạo thành các đường thẳng cực đại.

2.22 Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm sóng bằng bao nhiêu? A. bằng hai lần bước sóng B. bằng một bước sóng C. bằng một nửa bước sóng D. bằng một phần tư bước sóng 2.23 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 50Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối tâm dao động là 2mm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là bao nhiêu? A. λ=1mm B. λ=2mm C. λ=4mm D. λ=8mm 2.24 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 100Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối tâm dao động là 4mm. Vận tốc sóng trên mặt là bao nhiêu? A. v=0,2m/s B. v=0,4m/s C. v=0,6m/s D. v=0,8m/s 2.25 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp a,B dao động với tần số 20Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu? A. v=20cm/s B. v=26,7cm/s C. v=40cm/s D. v=53,4cm/s 2.26 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp a,B dao động với tần số f=16Hz. Tại một điểm M cách A và B những khoảng d1=30cm; d2=25,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu? A. v=24m/s B. v=24cm/s C. v=36m/s D. v=36cm/s 2.27 Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp a,B dao động với tần số f=13Hz. Tại một điểm M cách A và B những khoảng d1=19cm; d2=21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực không có dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu? A. v=26m/s B. v=26cm/s C. v=52m/s D. v=52cm/s 2.28 Âm thoa diện gồm hai nhánh dao động với tần số 100Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2=9,6cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2m/s. Có bao nhiêu gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2? A. 8 gợn sóng B. 14 gợn sóng C. 15 gợn sóng D. 17 gợn sóng Chủ đề 4 : SÓNG DỪNG 2.29 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.

B. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây đều vẫn dao động. C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên. D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu. 2.30 Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng bao nhiêu? A. bằng hai lần bước sóng B. bằng một bước sóng C. bằng một nửa bước sóng D. bằng một phần tư bước sóng 2.31 Một dây đàn dài 40cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là : A. λ=13,3cm B. λ=20cm C. λ=40cm D. λ=80cm 2.32 Một dây đàn dài 40cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Vận tốc sóng trên dây là : A. v=79,8m/s B. v=120m/s C. v=240m/s D. v=480m/s 2.33 Dây AB căng nằm ngang dài 2m, hai đầu A và B cố định, tạo một sóng dừng trên dây với tần số 50Hz, trên đoạn AB thấy có 5 nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là : A. v=100m/s B. v=50m/s C. v=25m/s D. v=12,5m/s 2.34 Một ống sáo dài 80cm, hở hai đầu, tạo ra một sóng đứng trong ống sáo với âm là cực đại ở hai đầu ống, trong khoảng giữa ống sáo có hai nút sóng. Bước sóng của âm là : A. λ=20cm B.λ=40cm C. λ=80cm D. λ=160cm 2.35 Một sợi dây đàn hồi dài 60cm, được rung với tần số 50Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, hai đầu là hai nút sóng. Vận tốc sóng trên dây là : A. v=60cm/s B. v=75cm/s C. v=12m/s D. v=15m/s Chủ đề 5 : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG 2.36 Một sóng cơ học lan truyền trên sợi dây đàn hồi, trong khoảng thời gian 6s sóng truyền được 6m. Vận tốc truyền sóng trên dây là bao nhiêu? A. v=1m B. v=6m C. v=100cm/s D. v=200cm/s

2.37 Một sóng ngang lan truyền trên một dây đàn hồi rất dài, đầu O của sợi dây dao động theo phương trình u=3,6sin(πt) cm, vận tốc sóng bằng 1m/s. Phương trình dao động của một điểm M trên dây cách O một đoạn 2m là : A. uM=3,6sin(πt) (cm) B. uM=3,6sin(πt - 2) (cm) C. uM=3,6sinπ(t - 2) (cm) D. uM=3,6sin(πt + 2π) (cm) 2.38* Đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 3cm với tần số 2Hz. Sau 2s sóng truyền được 2m. Chọn gốc thời gian là lúc điểm O đi qua VTCB theo chiều dương. Li độ của điểm M cách O một khoảng 2m tại thời điểm 2s là : A. xM=0cm B. xM=3cm C. xM= -3cm D.xM=1,5cm 2.39* Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 dao động với tần số 15Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Với điểm M có những khoảng d1, d2 nào dưới đây sẽ dao động với biên độ cực đại. A. d1=25cm và d2=20cm B. d1=25cm và d2=21cm C. d1=25cm và d2=22cm D. d1=20cm và d2=25cm 2.40 Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA=1m, có mức cường độ âm là IA=90dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I0=0,1nW/m2. Cường độ của âm đó tại A là : A. IA=0,1nW/m2 B. IA=0,1mW/m2 2 C. IA=0,1W/m D. IA=0,1GW/m2 CHƯƠNG III : DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Hiệu điện thế xoay chiều là hiệu điện thế biến đổi theo thời gian : u = U0sin(ωt + ϕ0) Khi đặt hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu của đoạn mạch điện, trong mạch có một dao động dòng điện cưỡng bức. Đó là dòng điện xoay chiều biến đổi cùng tần số nhưng (nói chung) lệch pha đối với hiệu điện thế. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian : i = I0sin(ωt + ϕi) 2. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều nhỏ hơn các giá trị biên độ tương ứng

2 lần :

E=

E0 U I ;U= 0 ;I= 0 2 2 2

3. Công thức dùng cho một đoạn mạch xoay chiều bất kì : - Công suất tỏa nhiệt : PR=RI2. - Công suất tiêu thụ : P=UI(ϕu - ϕi) - Công thức định luật Ôm : I=

U Z

4. Các công thức dùng cho đoạn mạch RLC nối tiếp : - Hiệu điện thế hiệu dụng : U= U R + (U L − U C ) 2

- Tổng trở : Z=

R 2 + ( Z L − ZC )

2

2

- Độ lệch pha giữa hiệu điện thế u đối với cường độ dòng điện I : tgϕ =

Z L − ZC R

- Hệ số công suất cosϕ =

R Z

- Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện : ωL=

1 ωC

5. Các máy phát điện xoay chiều hoạt động nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ và đều có hai bộ phận chính là phần ứng và phần cảm. Suất điện động của máy phát điện được xác định theo định luật cảm ứng điện từ e=

dΦ dt

6. Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha gây ra bởi ba suất điện động cùng tần số, cùng biên độ nhưng lệch nhau về pha là

2π . 3

Đối với máy phát điện xoay chiều ba pha, ba cuộn dây của phản ứng giống nhau và được lệch pha nhau 1200 trên một vòng tròn. Nếu nối mạng điện xoay chiều ba pha với ba cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn thì ta thu được một từ trường quay. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ pha ba dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường quay.

7. Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều là phương pháp biến đổi dao dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Dụng cụ chỉnh lưu thường dùng là điôt bán dẫn. Dòng điện sau khi chỉnh lưu là dòng điện một chiều nhấp nháy. 8. Máy biến thế là thiết bị làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó. Nếu điện trở của các cuộn dây có thể bỏ qua thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mỗi cuộn dây tỉ lệ với số vòng dây :

U1 n1 = U 2 n2

Nếu điện năng hao phí của máy biến thế không đáng kể thì cường độ dòng điện qua mỗi cuộn dây tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mỗi cuộn :

I1 U 2 = I 2 U1 9. Công suất hao phí trên đường dây tải điện có điện trở R là ΔP=R

P2

(U cos ϕ )

2

,

trong đó U là hiệu điện thế và P là công suất truyền đi ở trạm phát điện. Để giảm điện năng hao phí, người ta thường dùng máy biến thế làm tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải và máy biến thế là giảm hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ tới giá trị cần thiết. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG XOAY CHIỀU 3.1 Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện. B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng không. C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian bất kì đều bằng không. D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng 2 lần công suất tỏa nhiệt trung bình. 3.2 Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng i=2 2 cos100πt(A). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là : A. I=4A B. I=2,83A C. I=2A D. I=1,41A 3.3 Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u=141cos100πt(V). Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là :

A. U=141V B. U=50Hz C. U=100V D. U=200V 3.4 Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng : A. Hiệu điện thế B. Chu kì C. Tần số D. Công suất 3.5 Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng : A. Hiệu điện thế B. Cường độ dòng điện C. Tần số D. Công suất 3.6 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện. B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện. D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện. 3.7 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hiệu điện thế biến đổi theo thời gian gọi là hiệu điện thế xoay chiều. B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều. C. Suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều. D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng tỏa ra nhiệt lượng như nhau. 3.8 Một mạng điện xoay chiều 220V-50Hz, khi chọn pha ban đầu của hiệu điện thế bằng không thì biểu thức của hiệu điện thế có dạng : A. u=220cos50t (V) B. u=220cos50πt (V) C. u=220 2 cos100t (V)

D. u=220 2 cos100πt (V)

3.9 Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i=2cos100πt (A), hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12V và sớm pha π/3 so với dòng điện. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là : A. u=12cos100πt (V)

B. u=12 2 cos100πt (V)

C. u=12 2 cos(100πt-π/3) (V)

D. u=12 2 cos(100πt+π/3) (V)

3.10 Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R=10Ω, nhiệt lượng tỏa ra trong 30min là 900kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là : A. I0=0,22A B. I0=0,32A C. I0=7,07A D. I0=10,0A Chủ đề 2 : DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU TRONG ĐOẠN MẠCH CHỈ CHỨA ĐIỆN TRỞ THUẦN, CUỘN CẢM HOẶC TỤ ĐIỆN 3.11 Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm? A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2 B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4 C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2 D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4 3.12 Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện? A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2 B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4 C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2 D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4 3.13 Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 A. người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở B. người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở C. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện D. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm 3.14 Công thức xác định dung kháng của tụ điện C đối với tần số f là : A. ZC=2πfC

B. ZC=πfC

C. ZC=

1 2π fC

D. ZC=

1 π fC

3.15 Công thức xác định cảm kháng của cuộn cảm L đối với tần số f là : A. ZC=2πfL

B. ZC=πfL

C. ZC=

1 2π fL

D. ZC=

1 π fL

3.16 Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện A. tăng lên 2 lần B. tăng lên 4 lần C. giảm đi 2 lần D. giảm đi 4 lần 3.17 Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm A. tăng lên 2 lần B. tăng lên 4 lần

C. giảm đi 2 lần D. giảm đi 4 lần 3.18 Cách phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế. B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế. C. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế. D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế. 3.19 Đặt vào hai đầu tụ điện C=

10-4

π

(F) một hiệu điện thế xoay chiều tần số

100Hz, dung kháng của tụ điện là : A. ZC=200Ω B. ZC=0,01Ω C. ZC=1Ω D. ZC=100Ω 3.20 Đặt vào hai đầu cuộn cảm L=1/π(H) một hiệu điện thế xoay chiều 220V50Hz. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là : A. I=2,2A B. I=2,0A C. I=1,6A D. I=1,1A 3.21 Đặt vào hai đầu tụ điện C=

10-4

π

(F) một hiệu điện thế xoay chiều

u=141cos(100πt) V. Dung kháng của tụ điện là : A. ZC=200Ω B. ZC=100Ω C. ZC=50Ω D. ZC=25Ω 3.22 Đặt vào hai đầu cuộn cảm L=1/π(H) một hiệu điện thế xoay chiều u=141cos(100πt) V. Cảm kháng của cuộn cảm là : A. ZL=200Ω B. ZL=100Ω C. ZL=50Ω D. ZL=25Ω 3.23 Đặt vào hai đầu tụ điện C=

10-4

π

(F) một hiệu điện thế xoay chiều

u=141cos(100πt) V. Cường độ dòng điện qua tụ điện là : A. I=1,41A B. I=1,00A C. I=2,00A D. I=100A 3.24 Đặt vào hai đầu cuộn cảm L=1/π(H) một hiệu điện thế xoay chiều u=141cos(100πt) V. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là : A. I=1,41A B. I=1,00A C. I=2,00A D. I=100A Chủ đề 3 : DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU TRONG ĐOẠN MẠCH KHÔNG PHÂN NHÁNH

3.25 Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào. A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. cách chọn gốc tính thời gian. D. tính chất của mạch điện. 3.26 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thỏa mãn điều kiện thì ω=

1 : LC

A. cường độ dao động cùng pha với hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại. D. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại. 3.27 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thỏa mãn điều kiện thì ωL=

1 : ωC

A. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau. C. tổng trở của mạch đạt giá trị lớn nhất D. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại. 3.28 Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm. B. Cường độ hiệu của dòng điện giảm. C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện tăng. D. Hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm. 3.29 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. D. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm. 3.30 Công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp là : A. Z=

R 2 + ( Z L + ZC )

2

C. Z=

R 2 + ( Z L − ZC )

2

B. Z=

R 2 − ( Z L + ZC )

2

D. Z = R + ZL + ZC

3.31 Mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, có R=30Ω, ZC=20Ω, ZL=60Ω. Tổng trở của mạch là : A. Z=50Ω B. Z=70Ω C. Z=110Ω D. Z=2500Ω 3.32 Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R=100Ω, tụ điện C= cuộn cãm L=

2

π

10-4

π

(F) và

(H) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế

xoay chiều có dạng u=200cos100πt (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là : A. I=2A B. I=1,4A C. I=2A D. I=0,5A 3.33 Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R=60ω, tụ điện C= cuộn cãm L=

0, 2

π

10-4

π

(F) và

(H) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện

thế xoay chiều có dạng u=50 2 cos100πt (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là : A. I=0,25A B. I=0,50A C. I=0,71A D. I=1,00A 3.34 Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải : A. tăng điện dung của tụ điện B. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây

C. giảm điện trở của mạch D. giảm tần số dòng điện xoay chiều 3.35 Khẳng định nào sau đây là đúng? Khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha π/4 đối với dòng điện trong mạch thì : A. tần số của dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần xảy ra hiện tượng cộng hưởng. B. tổng trở của mạch bằng hai lần thành phần điện trở thuần R của mạch. C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch. D. hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở sớm pha π/4 so với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện. Chủ đề 4 : CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 3.36 Công suất tỏa nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức nào sau đây? A. P=uicosϕ B. P=uisinϕ C. P=UIcosϕ D.P=UIsinϕ 3.37 Đại lượng nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều? A. k=sinϕ B. k=cosϕ C. k=tanϕ D. k=cotanϕ 3.38 Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất? A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2. B. Điện trở thuần R nối tiếp cuộn cảm L. C. Điện trở thuần R nối tiếp tụ điện C. D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C. 3.39 Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất? A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2. B. Điện trở thuần R nối tiếp cuộn cảm L. C. Điện trở thuần R nối tiếp tụ điện C. D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C. 3.40 Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch A. không thay đổi B. tăng C. giảm D. bằng 0 3.41 Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch A. không thay đổi B. tăng C. giảm D. bằng 0 3.42 Một tụ điện có điện dung C=5,3μF mắc nối tiếp với điện trở R=300Ω thành một đoạn. Mắc đoạn mạch này vào mạng điện xoay chiều 220V-50Hz. Hệ số công suất của mạch là :

A. 0,3331 B. 0,4469 C. 0,4995 D. 0,6662 3.43 Một tụ điện có điện dung C=5,3μF mắc nối tiếp với điện trở R=300Ω thành một đoạn. Mắc đoạn mạch này vào mạng điện xoay chiều 220V-50Hz. Điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một phút là : A. 32,22J B. 1047J C. 1933J D. 2148J 3.44 Một cuộn dây khi mắc vào hiệu điện thế xoay chiều 50V-50Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,2A và công suất tiêu thụ trên cuộn dây là 1,5W. Hệ số công suất của mạch là bao nhiêu? A. k=015 B. k=0,25 C. k=0,50 D. k=0,75 Chủ đề 5 : MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA 3.45 Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào A. hiện tượng tự cảm B. hiện tượng cảm ứng điện từ C. khung dây quay trong điện trường D. khung dây chuyển động trong từ trường 3.46 Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ta dòng điện xoay chiều một pha? A. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm B. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động quay trong lòng nam châm C. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu đứng yên chuyển động tịnh tiến so với cuộn dây. D. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu đứng yên chuyển động quay trong lòng stato có các cuộn dây. 3.47 Rôto của máy phát điện xoay chiều là một nam châm có 3 cặp cực từ, quay với tốc độ 1200 vòng/min. Tần số của suất điện động do máy tạo ra là bao nhiêu? A. f=40Hz B.f=50Hz C. f=60Hz D.f=70Hz 3.48 Phản ứng của một máy phát điện xoay chiều có 200 vòng dây giống nhau. Từ thông qua một vòng dây có giá trị cực đại là 2mWb và biến thiên điều hòa với tần số 50Hz. Suất điện động của máy có giá trị hiệu dụng là bao nhiêu? A. E=88858V B. E=88,858V C. E=12566V D. E=125,66V 3.49 Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50Hz thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu? A. 3000 vòng/phút B. 1500 vòng/phút

C. 750 vòng/phút D. 500 vòng/phút 3.50 Một máy phát điện mà phần cảm gồm hai cặp cực từ quay với tốc độ 1500 vòng/phút và phần ứng gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp, có suất điện động hiệu dụng 220V, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5mWb. Mỗi cuộn dây gồm có bao nhiêu vòng? A. 198 vòng B. 99 vòng C. 140 vòng D. 70 vòng Chủ đề 6 : DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA 3.51 Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng theo hình sao, phát biểu nào sau đây đúng? A. Dòng điện trong dây trung hòa bằng không B. Dòng điện trong mỗi pha bằng dao động trong mỗi dây pha C. Hiệu điện thế bằng

3 lần hiệu điện thế giữa hai dây pha

D. Truyền tải điện năng bằng 4 dây dẫn, dây trung hòa có tiết diện nhỏ nhất. 3.52 Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng theo hình tam giác, phát biểu nào sau đây đúng? A. Dòng điện trong mỗi pha bằng dòng điện trong mỗi dây pha. B. Hiệu điện thế giữa hia đầu một pha bằng hiệu điện thế giữa hai dây pha. C. Công suất tiêu thụ trên mỗi pha đều bằng nhau. D. Công suất của ba pha bằng ba lần công suất mỗi pha. 3.53 Khi truyền tải điện năng của dòng điện xoay chiều ba pha đi xa ta phải dùng ít nhất là bao nhiêu dây dẫn ; A. Hai dây dẫn B. Ba dây dẫn C. Bốn dây dẫn D. Sáu dây dẫn 3.54 Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu một pha của một máy phát điện xoay chiều ba pha là 220V. Trong cách mắc hình sao, hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai dây pha là : A. 220V B. 311V C. 381V D. 660V 3.55 Cường độ dòng điện hiệu dụng trong một pha của máy phát điện xoay chiều ba pha là 10A. Trong cách mắc hình sao, cường độ dòng điện trong mỗi dây pha là: A. 10,0A B. 14,1A C. 17,3A D. 30,0A 3.56 Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 220V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ra tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 127V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?

A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao. B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác. C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao. D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác. 3.57 Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 100V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ra tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 173V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây? A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao. B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác. C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao. D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác. Chủ đề 7 : ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA 3.58 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó. B. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện. C. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha. D. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều ba pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha. 3.59 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó. B. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện.

C. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha. D. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều ba pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha 3.60 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có độ lớn không đổi. B. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có phương không đổi. C. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có hướng quay đều. D. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có tần số bằng tần số dòng điện. 3.61 Gọi B0 là cảm ứng từ cực đại của một trong ba cuộn dây ở động cơ không đồng bộ ba pha khi có dòng điện vào động cơ. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato có giá trị A. B=0 B. B=B0 C. B=1,5B0 D. B=3B0 3.62 Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 6 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50Hz vào động cơ. Từ trường tại tâm của stato quay với tốc độ bằng bao nhiêu? A. 3000 vòng/min B. 1500 vòng/min C. 1000 vòng/min D. 500 vòng/min 3.63 Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 9 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50Hz vào động cơ. Rôto lồng sóc của động cơ có thể quay với tốc độ nào sau đây? A. 3000 vòng/min B. 1500 vòng/min C. 1000 vòng/min D. 900 vòng/min Chủ đề 8 : MÁY BIẾN THẾ VÀ SỰ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG 3.64 Nhận xét nào sau đây về máy biến thế là không đúng? A. Máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế. B. Máy biến thế có thể giảm hiệu điện thế. C. Máy biến thế có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều. D. Máy biến thế có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện. 3.65 Hiện nay người ta thường dùng cách nào sau đây để làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải đi xa? A. Tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải.

B. Xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ. C. Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn. D. Tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải điện năng đi xa. 3.66 Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến thế là A. để máy biến thế ở nơi khô thoáng. B. lõi của máy biến thế được cấu tạo bằng một khối thép đặc. C. lõi của máy biến thế được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau. D. tăng độ cách điện trong máy biến thế. 3.67 Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2200 vòng và 120 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220V-50Hz, khi đó hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là : A. 24V B. 17V C. 12V D. 8,5V 3.68 Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2200 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220V-50Hz, khi đó hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 6V. Số vòng của cuộn thứ cấp là : A. 85 vòng B. 60 vòng C. 42 vòng D. 30 vòng 3.69 Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp là 3000 vòng cuộn thứ cấp là 500 vòng, được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số 50Hz, khi đó cường độ dòng điện qua cuộn thứ cấp là 12V. Cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là : A. 1,41A B. 2,00A C. 2,83A D. 72,0A 3.70 Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV và công suất 200kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kwh. Công suất điện hao phí trên đường dây tải điện là : A. ΔP=20kW B. ΔP=40kW C. ΔP=82kW D. ΔP=100kW 3.71 Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV và công suất 200kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kwh. Hiệu suất của quá trình truyền tải điện là : A. H=95% B. H=90% C. H=85% D. H=80% 3.72 Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV, hiệu suất của quá trình truyền tải điện là H=80%. Muốn hiệu suất của quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải : A. tăng hiệu điện thế lên đến 4kV. B. tăng hiệu điện thế lên đến 8kV. C. giảm hiệu điện thế xuống còn 1kV.

D. giảm hiệu điện thế xuống còn 0,5kV.

Tần số góc riêng của mạch LC là : ω=

Chủ đề 9 : MÁY PHÁT ĐIỆN 1 CHIỀU VÀ CHỈNH LƯU DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 3.73 Người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều? A. Trandito dòng điện một chiều B. Điôt bán dẫn C. Triăc bán dẫn D. Thiristo bán dẫn 3.74 Thiết bị nào sau đây không có khả năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều? A. Một điôt chỉnh lưu B. Bốn điôt mắc thành mạch cầu C. Hai vành bán khuyên cùng hai chổi quét trong máy phát điện D. Hai vành khuyên cùng hai chổi quét trong máy phát điện

Chủ đề 10 : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG 3.75* Một đèn nêon đặt dưới hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V và tần số 50Hz. Biết đèn sáng khi hiệu điện thế giữa hai cực không nhỏ hơn 155V. Trong một giây đèn sáng lên và tắt đi bao nhiêu lần? A. 50 lần B. 100 lần C. 150 lần D. 200 lần 3.76* Đoạn mạch xoay chiều gồm tụ điện có điện dung C=

10−4

π

(F) mắc nối tiếp

với điện trở thuần có giá trị thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u=200sin(100πt) V. Khi công suất tiêu thụ trong mạch đạt giá trị cực đại thì điện trở phải có giá trị là : A. R=50Ω B. R=100Ω C. R=150Ω D. R=200Ω CHƯƠNG IV : DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ - SÓNG ĐIỆN TỪ I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Dao động điện từ điều hòa xảy ra trong mạch LC sau khi tụ điện được tích một điện lượng q0 và không có tác dụng điện từ bên ngoài lên mạch. Đó là dao động điện từ tự do. Biếu thức của dao động điện từ tự do là : q=q0cos(ωt + ϕ). Nếu chọn gốc thời gian vào lú q=q0 (khi đó i=0) ta có q=q0cosωt.

1 LC

Trong quá trình dao động điện từ có sự chuyển hóa qua lại giữa năng lượng điện và năng lượng từ của mạch. Tổng của chúng, là năng lượng toàn phần của mạch, có giá trị không đổi. 2. Trong mạch RLC có sự tỏa nhiệt do hiệu ứng Jun-Lenxơ nên năng lượng toàn phần giảm theo thời gian, biên độ dao động cũng giảm theo và dao động tắt dần. Nếu điện trở R của mạch nhỏ, thì dao động coi gần đúng là tuần hoàn với tần số góc : ω=

1 LC

Điện trở tăng thì dao động tắt nhanh và khi vượt quá một giá trị nào đó thì quá trình biến đổi trong mạch phi tuần hoàn. Nếu bằng một cơ chế thích hợp đưa thêm năng lượng vào mạch trong từng chu kì, bù lại được năng lượng tiêu hao, thì dao động của mạch được duy trì. 3. Mỗi biến thiên theo thời gian của từ trường đều sinh ra trong không gian xung quanh một điện trường xoáy biến thiên theo thời gian và ngược lại, mỗi biến thiên theo thời gian của một điện trường cũng sinh ra một từ trường biến thiên theo thời gian trong không gian xung quanh. Từ trường và điện trường biến thiên theo thời gian và không tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau, mà chỉ là biểu hiện của một trường tổng quát, duy nhất gọi là điện từ trường. 4. Quá trình lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên tuần hoàn là một quá trình sóng, sóng đó được gọi là sóng điện từ. Sóng điện từ truyền trong chân không có vận tốc c=300.000 km/s. Sóng điện từ mang năng lượng, là sóing

ur

ur

ngang (các vectơ E và B vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng), có thể truyền đi cả trong chân không và có thể phản xạ, khúc xạ, gioa thoa… 5. Sóng vô tuyến điện được sử dụng trong thông tin liên lạc. Ở đài phát thanh, dao động âm tần được dùng để biến điệu (biên độ hoặc tần số) dao động cao tần. Dao động cao tần được biến điệu sẽ được phát xạ từ anten dưới dạng sóng điện từ. Ở máy thu thanh, nhờ có anten thu, sẽ thu được dao động cao tần được biến điệu và sau đó dao động âm tần lại được tách ra khỏi dao động cao tần biến điệu nhờ quá trình tách sóng, rồi đưa ra loa. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : MẠCH DAO ĐỘNG, DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ

4.1 Mạch dao động điện từ điều hòa LC có chu kì : A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L C. phụ thuộc vào cả L và C D. không phụ thuộc vào L và C 4.2 Mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch : A. tăng lên 4 lần B. tăng lên 2 lần C. giảm đi 4 lần D. giảm đi 2 lần 4.3 Mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch : A. không đổi B. tăng 2 lần C. giảm 2 lần D. tăng 4 lần 4.4 Mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn cảm L và tụ điện C, dao động tự do với tần số góc : A. ω=2π

LC

B. ω=

2π LC

C. ω=

LC

D. ω=

1 LC

4.5 Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i=0,05sin2000t (A). Tần số góc dao động của mạch là : A. 318,5 rad/s B. 318,5 Hz C. 2000 rad/s D. 2000 Hz 4.6 Mạch dao động LC gồm cuộn cảm L=2mH và tụ điện có điện dung C=2pF (lấy π2=10). Tần số dao động của mạch là : A. f=2,5Hz B. f=2,5MHz C. f=1Hz D. f=1MHz 4.7 Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i=0,02cos2000t (A). Tụ điện trong mạch có điện dung 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là : A. L=50mH B. L=50H C. L=5.10-6H D. L=5.10-8H 4.8* Mạch dao động điện từ điều hòa LC gồm tụ điện C=30nF và cuộn cảm L=25mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là : A. I=3,72mA B. I=4,28mA C. I=5,20mA D. I=6,34mA 4.9 Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hòa theo phương trình q=4cos(2π.10-4t) μC. Tần số dao động của mạch là : A. f=10Hz B. f=10kHz C. f=2πHz D. f=2πkHz 4.10 Tụ điện của mạch điện từ gồm tụ điện C=16nF và cuộn cảm L=25mH. Tần số góc dao động của mạch là :

A. ω=200Hz B. ω=200rad/s C. ω=5.10-5Hz D. ω=5.10-4rad/s 4.11 Tụ điện của mạch dao động có điện dung C=1μF, ban đầu được tích điện đến hiệu điện thế 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn là bao nhiêu? A. ΔW= 10mJ B. ΔW= 5mJ C. ΔW= 10kJ D. ΔW= 5kJ 4.12 Người ta dùng cách nào sau đây để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó? A. Đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều. D. Đặt vào mạch một hiệu điện thế một chiều không đổi. C. Dùng máy phát dao động điện từ điều hòa. D. Tăng thêm điện trở của mạch dao động. Chủ đề 2 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG 4.13 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Một từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy. B. Một điện trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy. C. Một từ trường biến thiên tăng dần theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy biến thiên. D. Điện trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, lan truyền trong không gian với vận tốc ánh sáng. 4.14 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dòng điện dẫn là dòng chuyển động có hướng của các điện tích. B. Dòng điện dịch là do điện trường biên thiên sinh ra. C. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dẫn. D.Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch. 4.15 Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường? A. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy. B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong không khép kín. C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy. D. Điện từ trường có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện. Chủ đề 3 : SÓNG ĐIỆN TỪ

4.16 Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ mang năng lượng. C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa. D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. 4.17 Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ mang năng lượng. C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa. D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. 4.18 Hãy chọn câu đúng? A. Điện từ trường do một tích điểm dao động sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ. C. Vận tốc của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều vận tốc ánh sáng trong chân không. D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số dao động của điện tích. 4.19 Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li? A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng ngắn D. Sóng cực ngắn 4.20 Sóng điện từ nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất tầng điện li? A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng ngắn D. Sóng cực ngắn 4.21 Sóng điện từ nào sau đây được dùng trong việc truyền thông tin trong nước? A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng ngắn D. Sóng cực ngắn Chủ đề 4 : SỰ PHÁT VÀ THU SÓNG ĐIỆN TỪ 4.22 Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện? A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng ngắn D. Sóng cực ngắn 4.23 Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào? A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC. B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở. C. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường. D. hiện tượng giao thoa sóng điện từ.

4.24 Sóng điện từ trong chân không có tần số f=150kHz, bước sóng của sóng điện từ đó là : A. λ=2000m B. λ=2000km C. λ=1000m D. λ=1000km 4.25 Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm C=880pF và cuộn cảm L=20μH. Bước sóng điện từ mà mạch thu được là : A. λ=100m B. λ=150m C. λ=250m D. λ=500m 4.26 Mạch chọn sóng ở đầu vào của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C=1nF và cuộn cảm L=100μH (lấy π2=10). Bước sóng điện từ mà mạch thu được là : A. λ=300m B. λ=600m C. λ=300m D. λ=1000m 4.27 Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L=1mH và một tụ điện có điện dung C=0,1μF. Mạch thu được sóng điện từ có tần số nào sau đây? A. 31830,9 Hz B. 15915,5 Hz C. 503,292 Hz D. 15,9155 Hz Chủ đề 5 : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG 4.28* Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1=60m, khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2=80m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là bao nhiêu? A. λ=48m B. λ=70m C. λ=100m D. λ=140m 4.29* Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1=60m, khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2=80m. Khi mắc C1 song song C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là bao nhiêu? A. λ=48m B. λ=70m C. λ=100m D. λ=140m 4.30* Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1=6kHz, khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f2=8kHz. Khi mắc C1 song song C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu? A. f=4,8kHz B. f=7kHz C. f=10kHz D. f=14kHz CHƯƠNG V : CƠ HỌC VẬT RẮN I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Chuyển động quay đều : Vận tốc góc ω = hằng số.

Tọa độ góc ϕ = ϕ0 + ωt 2. Chuyển động quay biến đổi đều : Gia tốc góc β = hằng số. Vận tốc góc ω = ω0 + βt Tọa độ góc ϕ = ϕ0 + ω0t + βt2/2 3. Liên hệ giữa vận tốc dài, gia tốc dài của một điểm trên vật rắn với vận tốc góc, gia tốc góc : v = rω; at=rβ; a=

r 2ω 4 + r 2 β 2 = r ω 4 + r 2

4. Mômen : Mômen lực đối với một trục M=F.d Mômen quán tính đối với một trục I=

∑m r

6. Định luật bảo toàn mômen động lượng : Nếu M=0 thì L=hằng số. Áp dụng cho hệ vật : L1 + L2 = hằng số. Áp dụng cho vật có mômen quán tính thay đổi I1ω1=I2ω2 7. Động năng của vật rắn :

1 2 1 2 Iω + mv C 2 2

m là khối lượng của vật, vC là vận tốc khối tâm. 8. Điều kiện cân bằng của vật rắn : Vật rắn căn bằng tĩnh khi có hai điều kiện sau :

uur uur

uur

r

Tổng vectơ ngoại lực bằng không : F1 + F2 + ... + Fn = 0 Tổng đại số các mômen lực đặt lên vật đối với ba trục tọa độ x,y,x có gốc tại một điểm bất kì bằng không : Mx = M1x + M2x +… Mnx = 0 My = M1y + M2y +… Mny = 0 Mz = M1z + M2z +… Mnz = 0 9. Các trường hợp riêng của vật cân bằng tĩnh dưới tác dụng của các hệ lực :

uur uur

a. Hệ hai lực : F1 , F2

b. Hệ ba lực đồng phẳng không song song :

uur uur uur

r

Ba lực đồng phẳng phải đồng quy và thỏa mãn : F1 + F2 + F3 = 0 c. Hệ ba lực song song : Lực thứ ba phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều với hợp của hai lực kia và

uur uur uur

r

phải thỏa mãn : F1 + F2 + F3 = 0 d. Cân bằng của vật có trục quay cố định : Tổng đại số các mômen ngoại lực đối với trục quay đó phải bằng không : M1 + M2 + … Mn = 0 II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP :

dL dt

Wđ =

r

2

i i

Mômen động luợng đối với một trục L=Iω 5. Hai dạng phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định : M=Iβ và M=

uur uur

Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều : F1 + F2 = 0

Chủ đề 1 : CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH 5.1 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm cảu vật rắn có cùng góc quay. B. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm cảu vật rắn có cùng chiều quay. C. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm cảu vật rắn đều chuyển động trên các quỹ đạo tròn. D. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm cảu vật rắn đều chuyển động trong cùng một mặt phẳng. 5.2 Chọn câu đúng : Trong chuyển động quay có vận tốc góc ω và gia tốc góc β chuyển động quay nào sau đây là nhanh dần? A. ω=3rad/s và β=0 B. ω=3rad/s và β= -0,5rad/s2 2 C. ω= -3rad/s và β=0,5rad/s D. ω= -3rad/s và β= -0,5rad/s2 5.3 Một vật rắn quay đều quanh một trục, một điểm M trên vật rắn cách trục quay một khoảng R thì có : A. Tốc độ góc ω tỉ lệ thuận với R B. Tốc độ góc ω tỉ lệ nghịch với R C. Tốc độ dài ω tỉ lệ thuận với R D. Tốc độ dài ω tỉ lệ nghịch với R 5.4 Kim giờ của một chiếc đồng hồ có chiều dài bằng ¾ chiều dài kim phút. Coi như các kim quay đều. Tỉ số tốc độ góc của đầu kim phút và đầu kim giờ là : A. 12 B. 1/12 C. 24 D. 1/24

5.5 Kim giờ của một chiếc đồng hồ có chiều dài bằng ¾ chiều dài kim phút. Coi như các kim quay đều. Tỉ số tốc độ dài của đầu kim phút và đầu kim giờ là : A. 1/16 B. 16 C. 1/9 D. 9 5.6 Kim giờ của một chiếc đồng hồ có chiều dài bằng ¾ chiều dài kim phút. Coi như các kim quay đều. Tỉ số gia tốc hướng tâm của đầu kim phút và đầu kim giờ là: A. 92 B. 108 C. 192 D. 204 5.7 Một bánh xe quay đều xung quanh một trục cố định với tần số 3600 vòng/min. Tốc độ góc của bánh xe này là : A. 120π rad/s B. 160π rad/s C. 180π rad/s D. 240π rad/s 5.8 Một bánh xe quay đều xung quanh một trục cố định với tần số 3600 vòng/min. Trong thời gian 1,5s bánh xe quay được một góc bằng : A. 90π rad B. 120π rad C. 150π rad D. 180π rad 5.9 Một bánh xe quay đều từ trạng thái đứng yên sau 2s nó đạt yêu cầu 10rad/s. Gia tốc góc của bánh xe là : A. 2,5rad/s2 B. 5,0rad/s2 C. 10,0rad/s2 D. 12,5rad/s2 5.10 Một bánh xe quay đều từ trạng thái đứng yên sau 2s nó đạt yêu cầu 10rad/s. Góc mà bánh xe quay được trong thời gian đó là : A. 2,5rad B. 5 rad C. 10 rad D. 12,5 rad 5.11 Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc không đổi 4rad/s2, t0=0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Tại thời điểm t=2s, vận tốc góc của bánh xe là : A. 4 rad/s B. 8 rad/s C. 9,6 rad/s D. 16 rad/s 5.12 Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc không đổi 4rad/s2, t0=0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Gia tốc hướng tâm của một điểm P trên vành bánh xe ở thời điểm t=2s là : A. 16m/s2 B. 32m/s2 C. 64m/s2 D. 128m/s2 5.13 Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc không đổi 4rad/s2. Gia tốc tiếp tuyến của một điểm P trên vành bánh xe là : A. 4m/s2 B. 8m/s2 C. 12m/s2 D. 16m/s2 5.14 Một bánh xe có đang quay với vận tốc góc 36rad/s thì bị hãm lại với gia tốc góc không đổi có độ lớn 3rad/s2. Thời gian từ lúc hãm đến lúc bánh xe dừng hẳn là: A. 4s B. 6s C. 10s D. 12s 5.15 Một bánh xe có quay nhnh dần đều trong 4s vận tốc góc tăng từ 120 vòng/phút lên 360 vòng/phút. Gia tốc góc của bánh xe là : A. 2π (rad/s2) B. 3π (rad/s2) 2 C. 4π (rad/s ) D. 5π (rad/s2)

5.16 Một bánh xe có đường kính 50cm quay nhanh dần đều trong 4s vận tốc góc tăng từ 120 vòng/phút lên 360 vòng/phút. Gia tốc hướng tâm của một điểm M ở vành bánh xe sau khi tăng tốc được 2s là : A. 157,8 (m/s2) B. 162,7(m/s2) C. 183,6 (m/s2) D. 196,5 (m/s2) 5.17 Một bánh xe quay nhanh dần đều trong 4s vận tốc góc tăng từ 120 vòng/phút lên 360 vòng/phút. Vận tốc góc của điểm M ở vành bánh xe sau khi tăng tốc được 2s là : A. 8π (rad/s) B. 10π (rad/s) C. 12π (rad/s) D. 14π (rad/s) Chủ đề 2 : MOMEN LỰC, MÔMEN QUÁN TÍNH CỦA VẬT RẮN 5.18 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Mômen quán tính của vật rắn đối với một trục quay lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó lớn. B. Mômen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay và sự phân bố khối lượng đối với trục quay. C. Mômen lực tác dụng vào vật rắn làm thay đổi tốc độ quay của vật. D. Mômen lực dương tác dụng vào vật rắn làm cho vật quanh nhanh dần. 5.19 Tác dụng một mômen lực M=0,32Nm lên một chất điểm chuyển động trên một đường tròn làm chất điểm chuyển động với gia tốc góc không đổi β=2,5rad/s2. Mômen quán tính của chất điểm đối với trục đi qua tâm và vuông góc với đường tròn đó là : A. 0,128kg.m2 B. 0,214kg.m2 C. 0,315kg.m2 D. 0,412kg.m2 5.20 Tác dụng một mômen lực M=0,32Nm lên một chất điểm chuyển động trên một đường tròn làm chất điểm chuyển động với gia tốc góc không đổi β=2,5rad/s2. Bán kính đường tròn là 40cm thì khối lượng của chất điểm là : A. m=1,5kg B. m=1,2kg C. m=0,8kg D. m=0,6kg 5.21 Mômen lực không đổi tác dụng vào vật có trục quay cố định. Trong các đại lượng sau đại lượng nào không phải là hằng số? A. Gia tốc góc B. Vận tốc góc C. Mômen quán tính D. Khối lượng 5.22 Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có thể quay được xung quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một mômen lực 960Nm không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3rad/s2. Mômen quán tính của đĩa đối với trục quay đó là : A. I=160kgm2 B. I=180kgm2 C. I=240kgm2 D. I=320kgm2

5.23 Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có bán kính 2m có thể quay được xung quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một mômen lực 960Nm không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3rad/s2. Khối lượng của đĩa là : A. m=960kg B. m=240kg C. m=160kg D. m=80kg 5.24 Một ròng rọc có bán kính 10cm, mômen quán tính đối với trục là I=10-2kgm2. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F=2N tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là : A. 14rad/s2 B. 20rad/s2 C. 28rad/s2 D. 35rad/s2

C. 6,28.1032kgm2/s D. 7,15.1033kgm2/s 5.30 Hai đĩa mỏng nằm ngang có cùng trục quay thẳng đứng đi qua tâm của chúng. Đĩa 1 có mômen quán tính I1 đang quay với tốc độ ω0, đĩa 2 có mômen quán tính I2 ban đầu đang đứng yên. Thả nhẹ đĩa 2 xuống đĩa 1 sau một khoảng thời gian ngắn hai đĩa cùng quay với vận tốc góc là :

Chủ đề 3 : PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC HỌC, MÔMEN ĐỘNG LƯỢNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN MÔMEN ĐỘNG LƯỢNG 5.25 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thẳng thì mômen động lượng của nó đối với trục quay bất kì không đổi. B. Mômen quán tính của vật đối với một trục quay là lớn thì mômen động lượng của nó đối với trục đó cũng lớn. C. Đối với một trục quay nhất định nếu mômen động lượng của vật tăng 4 lần thì mômen quán tính của nó cũng tân 4 lần. D. Mômen động lượng của một vật bằng không khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không. 5.26 Các ngôi sao được sinh ra từ những khối khí lớn quay chậm và co dần thể tích lại do tác dụng của lực hấp dẫn. Vận tốc góc quay của sao. A. không đổi B. tăng lên C. giảm đi D. bằng không 5.27 Một thanh nhẹ dài 1m quay đều trong mặt phẳng ngang xung quanh trục thẳng đi qua trung điểm của thanh. Hai đầu thanh có hai chất điểm có khối lượng 2kg và 3kg. Vận tốc của mỗi chất điểm là 5m/s. Mômen động lượng của thanh là : A. L=7,5kgm2/s B. L=10,0kgm2/s C. L=12,5kgm2/s D. L=15,0kgm2/s 5.28 Một đĩa mài có mômen quán tính đối với trục quay của nó là 1,2kgm2. Đĩa chịu một mômen lực không đổi 1,6Nm, mômen động lượng của đĩa tại thời điểm t=33s là : A. 30,6kgm2/s B. 52,8kgm2/s 2 C. 66,2kgm /s D. 70,4kgm2/s 5.29 Coi Trái đất là một quả cầu đồng tính có khối lượng M=6.1024kg, bán kính R=6400km. Mômen động lượng của Trái đất trong sự quay quanh trục của nó là : A. 5,18.1030kgm2/s B. 5,83.1031kgm2/s

5.31 Một đĩa đặc có bán kính 0,25n đĩa có thể quay quanh xung quanh trục đối xứng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Đĩa chịu tác dụng của một mômen lực không đổi M =3Nm. Sau 2s kể từ lúc đĩa bắt đầu quay vận tốc góc của đĩa là 24rad/s. Mômen quán tính của đĩa là : A. I=3,60kgm2 B. I=0,25kgm2 C. I=7,50kgm2 D. I=1,85kgm2

A. ω=

I1 ω0 I2

B. ω=

I2 ω0 I1

C. ω=

I2 ω0 I1 + I 2

D. ω=

I1 ω0 I2 + I2

Chủ đề 4 : CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHỐI TÂM, ĐỘNG NĂNG CỦA VẬT RẮN CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN 5.32 Có 3 chất điểm có khối lượng 5kg, 4kg và 3kg đặt trong hệ xOy. Vật 5kg có tọa độ (0;0); vật 4kg có tọa độ (3;0); vật 3kg có tọa độ (0;4). Khối tâm của hệ chất điểm có tọa độ là : A. (1,2) B. (2,1) C. (0,3) D. (1,1) 5.33 Có 4 chất điểm nằm dọc theo trục Ox. Chất điểm 1 có khối lượng 2kg ở tọa độ -2m, chất điểm 2 có khối lượng 4kg ở gốc tọa độ, chất điểm 3 có khối lượng 3kg ở tọa độ -6m, chất điểm 4 có khối lượng 3kg ở tọa độ 4m. Khối tâm của hệ nằm ở tọa độ là : A. -0,83m B. -0,72m C. 0,83m D. 0,72m Chủ đề 5 : ĐỘNG NĂNG CỦA VẬT RẮN QUAY QUANH MỘT TRỤC 5.34 Một bánh xe có mômen quán tính đối với trục quay cố định là 12kgm2 quay đều với vận tốc độ 30 vòng/phút. Động năng của bánh xe là : A. Eđ=360,0J B. Eđ=236,8J C. Eđ=180,0J D. Eđ=59,20J 5.35 Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quaá tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì gia tốc của bánh xe là : A. β=15 rad/s2 B. β=18 rad/s2 C. β=20 rad/s2 D. β=23 rad/s2

5.36 Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quaá tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì vận tốc góc mà bánh xe đạt được sau 10s là : A. ω=120rad/s B. ω=150rad/s C. ω=175rad/s D. ω=180rad/s Chủ đề 6 : CÂN BẰNG TĨNH CỦA VẬT RẮN 5.37 Một thanh đồng chất dài L dựa vào một bức tường nhẵn thẳng đứng. Hệ số ma sát nghỉ giữa thanh và sàn là 0,4. Góc mà thanh hợp với sàn nhỏ nhất (αmin) để thanh không trượt là : A. αmin=21,80 B. αmin=38,70 C. αmin=51,30 D. αmin=56,80 5.38 Một thanh đồng chất dài L dựa vào một bức tường nhẵn thẳng đứng. Hệ số ma sát nghỉ giữa thanh và sàn là 0,4. Phản lực N của sàn lên thanh. A. bằng trọng lượng của thanh B. bằng hai lần trọng lượng của thanh C. bằng một nửa trọng lượng của thanh D. bằng ba lần trọng lượng của thanh 5.39 Một cái thang đồng chất, khối lượng m dài L dựa vào một bức tường nhẵn thẳng đứng. Thang hợp với tường một góc α=300, chân thang tì lê sàn có hệ số ma sát nghỉ là 0,4. Một người có khối lượng gấp đôi khối lượng của thang trèo lên thang. Người đó lên đến vị trí cách chân thang một đoạn bao nhiêu thì thang bắt đầu bị trượt? A. 0,345L B. 0,456L C. 0,567L D. 0,789L Chủ đề 7 : HỢP LỰC CỦA CÁC LỰC SONG SONG 5.40 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ngẫu lực là hệ hai lực đồng phẳng có cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật. B. Ngẫu lực là hệ hai lực cùng chiều, có cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật. C. Ngẫu lực là hệ hai lực ngược chiều có cùng độ lớn bằng nhau, cùng tác dụng vào vật. D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, khác giá, cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật. 5.41* Một thanh đồng chất tiết diện đều, trọng lượng P=100N, dài L=2,4m. Thanh được đỡ nằm ngang trên 2 điểm tựa A và B. A nằm ở đầu bên trái, B cách đầu bên trái 1,6m. Áp lực của thanh lên đầu bên trái là : A. 25N B. 40N C. 50N D. 75N

5.42* Một thanh đồng chất tiết diện đều, trọng lượng P=100N, dài L=2,4m. Thanh được đỡ nằm ngang trên 2 điểm tựa A và B. A nằm ở đầu bên trái, B cách đầu bên trái 1,6m. Đặt lên thanh hai vật 1 và 2. Vật 1 có trọng lượng 20N nằm trên đầu bên trái A của thanh, vật 2 có trọng lượng 100N. Để áp lực của thanh lên điểm tựa A bằng không thì vật 2 đặt cách đầu bên phải của thanh một đoạn là : A. 0cm B. 8cm C. 12cm D. 16cm 5.43* Một thanh có khối lượng không đáng kể dài 1m có 100 vạch chia. Treo thanh bằng một sợi dây ở vạch thứ 50, trên thanh có treo 3 vật; m1=300g ở vạch số 10; m2=200g ở vạch thứ 60; m3=400g phải treo ở vạch sao cho thanh cân bằng nằm ngang. Vật m3 treo ở. A. vạch 45 B. vạch 60 C. vạch 75 D. vạch 85 5.44 Một cái xà dài 8m có trọng lượng P=5kN đặt cân bằng nằm ngang trên hai mố A, B ở hai đầu xà. Trọng tâm của xà cách đầu A là 3m. Xà chịu tác dụng thêm của hai lực có phương thẳng đứng hướng xuống F1=10kN đặt tại O1 cách A là 1m và F2=25kN đặt tại O2 cách A là 7m. Hợp lực của hai lực F1, F2 có điểm đặt cách B một đoạn là : A. 1,7m B. 2,7m C. 3,3m D. 3,9m Chủ đề 8 : CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MẶT CHÂN ĐẾ 5.45 Một khối hộp chữ nhật đồng chất diện tích ba mặt là S1<S2<S3. Đặt khối hợp lên mặt phẳng nghiêng lần lượt có mặt tiếp xúc S1, S2, S3 (Giả sử ma sát đủ lớn để vật không trượt). Kết luận nào sau đây là đúng? A. Khi tăng dần độ nghiêng, vật dễ đổ nhất khi mặt tiếp xúc là mặt S1. B. Khi tăng dần độ nghiêng, vật dễ đổ nhất khi mặt tiếp xúc là mặt S2. C. Khi tăng dần độ nghiêng, vật dễ đổ nhất khi mặt tiếp xúc là mặt S3. D. Cả ba trường hợp thì góc nghiêng làm cho vật đổ đều bằng nhau. CHƯƠNG VI : TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng một chùm ánh sáng truyền qua lăng kính bị phân tích thành các thành phần đơn sắc khác nhau : tia tím bị lệch nhiều nấht, tia đỏ bị lệch ít nhất. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường trong suất phụ thuộc vào tần số của ánh sáng. Vì vậy chiết suất của môi

trường trong suốt phụ thuộc vào tần số (và bước sóng của ánh sáng). Ánh sáng có tần số càng nhỏ (bước sóng càng dài) thì chiết suất của môi trường càng bé. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng (tần số) và màu sắc nhất định; nó không bị tán sắc đi qua lăng kính. Ánh sáng trắng là tập hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau. Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ để phân tích thành phần cấu tạo của chùm ánh sáng do các nguồn sáng phát ra. 2. Hiện tượng ánh sáng không tuân theo định truyền thẳng ánh sáng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ, hoặc gần mép những vật trong suất hoặc không trong suốt, gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. 3. Hai sóng ánh sáng kết hợp khi gặp nhau sẽ giao thoa với nhau; Vân giao thoa (trong thí nghiệm Y-âng) là những vạch sáng và tối xen kẽ nhau một cách đều đặn, có khoảng vân i=λD/a. 4. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng và được ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn sáng. Quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau. Những vạch tối trong quang phổ vạch hấp thụ của một nguyên tố nằm đúng vị trí những vạch màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố ấy. 5. Ngoài quang phổ nhìn thấy còn có các bức xạ không nhìn thấy; tia hồng ngoại (có bước sóng từ vài minimét đến 0,75μm), tia tử ngoại (có bước sóng từ 4.10-7m đến 10-9m), tia X (có bước sóng từ 10-9m đến 10-12m)… Các bức xạ này được phát ra trong những điều kiện nhất định : tia hồng ngoại các vật bị nung nóng phát ra, còn tia X được phát ra từ mặt đối catôt của ống tia X. Các bức xạ đó có nhiều tính chất và công suất khác nhau. Tia hồng ngoài, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X… đều là các sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : TÁN SẮC ÁNH SÁNG 6.1 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô sô các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. D. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ. 6.2 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc. D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên. 6.3 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Cho các chùm ánh sáng sau : trắng, đỏ, vàng, tím. A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính. B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục. C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định. D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất. 6.4 Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A=80 theo phương song song với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì góc lệch của tia sáng là : A. 4,00 B. 5,20 C. 6,30 D. 7,80 Chủ đề 2 : GIAO THOA ÁNH SÁNG, BƯỚC SÓNG VÀ MÀU SẮC ÁNH SÁNG 6.5 Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của I-âng được xác định bằng công thức nào sau đây? A. x=

2k λ D a

C. x=

kλ D a

6.6 Công thức tính khoảng vân giao thoa là :

kλ D 2a ( 2k + 1) λ D D. x= 2a

B. x=

A. i=

λD

a λD C. i= 2a

B. i=

λa

D D D. i= aλ

6.7 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của I-âng trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa là : A. một dải ánh sáng chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu. B. một dải ánh sáng màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. tập hợp các vạch sáng trắng và tối xen kẽ nhau. D. tập hợp các vạch màu cầu vồng xen xen kẽ các vạch tôi cách đều nhau. 6.8 Trong thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng thu được một kết quả λ=0,526μm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là : A. ánh sáng màu đỏ B. ánh sáng màu lục C. ánh sáng màu vàng D. ánh sáng màu tím 6.9 Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường? A. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc. B. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài. C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn. D. Chiết suất của môi trường nhỏ đối với môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua. 6.10 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4mm. Khoảng vân là : A. i=4,0mm B. i=0,4mm C. i=6,0mm D, i=0,6mm 6.11 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4mm. Khoảng cách giữa hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là : A. λ=0,40μm B. λ=0,45μm C. λ=068μm D. λ=0,72μm 6.12 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4mm. Khoảng cách giữa hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Màu của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là : A. màu đỏ B. màu lục C. màu chàm D. màu tím

6.13 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75μm, khoảng cách giữa vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là : A. 2,8mm B. 3,6mm C. 4,5mm D. 5,2mm 6.14 Hai khe I-âng cách nhau 3mm được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2mm có : A. vân sáng bậc 2 B. vân sáng bậc 3 C. vân tối bậc 2 D. vân tối bậc 3 6.15 Hai khe I-âng cách nhau 3mm được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm N cách vân trung tâm 1,8mm có : A. van sáng bậc 3 B. vân tối bậc 4 C. vân tối bậc 5 D. vân sáng bậc 4 6.16 Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2mm. Bước sóng của ánh sáng đó là : A. λ=0,64μm B. λ=0,55μm C. λ=0,48μm D. λ=0,40μm 6.17 Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2mm. Vị trí vân sáng thứ ba kể từ vân sáng trung tâm là : A. 0,4mm B. 0,5mm C. 0,6mm D. 0,7mm 6.18 Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ’>λ thì tại vị trí của vân sáng thứ ba của bức xạ λ có một vân sáng của bức xạ λ’ có một vân sáng của bức xạ λ’. Bức xạ λ’ có giá trị nào dưới đây? A. λ’=0,48μm B. λ’=0,52μm C. λ’=0,58μm D. λ’=0,60μm 6.19 Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp đo được là 4mm. Bước sóng của ánh sáng đó là :

A. λ=0,40μm B. λ=0,50μm C. λ=0,55μm D. λ=0,60μm 6.20 Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng từ 0,40μm đến 0,75μm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là : A. 0,35mm B. 0,45mm C. 0,50mm D. 0,55mm 6.21 Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng từ 0,40μm đến 0,75μm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ hai kể từ vân sáng trắng trung tâm là : A. 0,45mm B. 0,60mm C. 0,70mm D. 0,85mm Chủ đề 3 : MÁY QUANG PHỔ, QUANG PHỔ LIÊN TỤC 6.22 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm ta sáng song song. B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính. C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song. D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm ánh sáng thu được trong buồng ảnh luôn máy là một dải sáng có màu cầu vồng. 6.23 Phát biểu nào sau đây là đúng khi cho ánh sáng trắng chiếu vào máy quang phổ? A. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kỳ cho nhiều màu khác nhau. B. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh gồm nhiều chùm tia sáng song song. C. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kỳ màu trắng. D. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia sáng màu song song. 6.24 Chọn câu đúng : A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thụôc vào bản chất của vật nóng sáng. B. Quang phổ liên tục phụ thụôc vào nhiệt độ của vật nóng sáng. C. Quang phổ liên tục không phụ thụôc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

D. Quang phổ liên tục phụ thụôc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng. Chủ đề 4 : QUANG PHỔ VẠCH 6.25 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ. B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng. C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối. D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối. 6.26 Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì : A. Nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. B. Nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. C. Nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng. D. Áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn. 6.27 Phép phân tích quang phổ là : A. phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc. B. phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra. C. phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra. D. phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được. 6.28 Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó. B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau. C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tôi cách đều nhau. D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ. Chủ đề 5 : TIA HỒNG NGOẠI, TIA TỬ NGOẠI, TIA RƠN GHEN (TIA X) 6.29 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4μm. C. Tia hồng ngoài do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra. D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường. 6.30 Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước soóg lớn hơn 0,76μm. C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh. D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh. 6.31 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh. B. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang. C. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C. D. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được. 6.32 Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh. B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ. C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt. 6.33 Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lí B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh D. Tia tử ngoại có không khả năng đâm xuyên 6.34 Trong một thí nghiệm I-âng sử dụng một bức xạ đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khs S1 và S2 là a=3mm. Màn hứng vân giao thoa là một phim ảnh đặt một loạt cách vạch đen song song cách đều. Khoảng cách từ vạch thứ nhất đến vạch thứ 37 là 1,39mm. Bước sóng của bức xạ sử dụng trong thí nghiệm là : A. 0,257μm B. 0,250μm C. 0,129μm D. 0,125μm 6.35 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra. B. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được. C. Tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thụ. D. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn.

6.36 Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây? A. Cho một chùm electron nhanh bắn vào một kim loại khô nóng chảy có nguyên tử lượng lớn. B. Cho một chùm electron chậm bắn vào một kim loại. C. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn. D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại. 6.37 Chọn câu đúng : A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại. B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra. C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện. D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật. 6.38 Chọn câu đúng : A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang. D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người. 6.39 Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 4.10-7m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây? A. Tia X B. Ánh sáng nhìn thấy C. Tia hồng ngoại D. Tia tử ngoại 6.40 Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây? A. Tia X B. Ánh sáng nhìn thấy C. Tia hồng ngoại D. Tia tử ngoại 6.41 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ. B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy. D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt. 6.42 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ. B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh. C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang. D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh. Chủ đề 6 : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG

6.43 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng trong không khí, hai cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm, màn quan cách hai khe 2m. Sau đó đặt toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất 4/3, khoảng vân quan sát trên màn là bao nhiêu? A. i=0,4m B. i=0,3m C. i=0,4mm D. i=0,3m CHƯƠNG VII : LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Hiện tượng quang điện : Khi chiếu một chùm ánh sáng có bước sóng thích hợp vào một tấm kim loại thì làm cho các electron ở mặt kim loại bị bứt ra, đó là hiện tượng quang điện ngoài. 2. Các định luật quang điện : a. Định luật 1 : Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn, hoặc bằng bước sóng λ0. λ0 được gọi là giới hạn quang điện của kim loại : λ≤λ0 b. Định luật 2 : Đối với mỗi ánh sáng thích hợp (λ≤λ0) cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích. c. Định luật 3 : Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc cường độ chùm ánh sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất kim loại. 3. Thuyết lượng tử ánh sáng : “Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt là một phôtôn. Phôtôn có vận tốc của ánh sáng, có một động lượng xác định và mang một năng lượng xác định ε=hf, chỉ phụ thuộc vào tần số f của ánh sáng, mà không phụ thuộc khoảng cách từ đó đến nguồn sáng. Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn phát ra trong một đơn vị thời gian”. 4. Công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện. 2 mv0max hf=A+ 2

với A là công thoát electron khỏi kim loại, v0max là vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện. 5. Hiện tượng quang điện cũng được ứng dụng trong các tế bào quang điện trong các dụng cụ để biến đổi các tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. 6. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của các bán dẫn khi bị chiếu sáng. Trong hiện tượng quang dẫn, ánh sáng đã giải phóng các electron liên

kết để tạo thành các electron dẫn và lỗ trống tham gia quá trình dẫn điện. Hiện tượng này là hiện tượng quang điện trong. Hiện tượng quang dẫn, hiện tượng quang điện trong. Hiện tượng quang dẫn, hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong các quang điện trở, pin quang điện. 7. Mẫu nguyên tử Bo Các tiền đề của Bo a. Tiền đề 1 : Nguyên tử chỉ tồn tại trong các trạng thái dùng có mức năng lượng xác định. b. Tiền đề 2 : Khi chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng Em sang trạng thái, mức năng lượng En<Em thì nguyên tử phát ra phôtôn có tần số f xác định bởi : Em – En = hf với h là hằng số Plăng Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng En mà hấp thụ được một phôtôn có tần số trên dây thì nó chuyển sang trạng thái Em. Mẫu nguyên tử Bo giải thích được cấu tạo quang phổ vạch của hiđrô nhưng không giải thích được cấu tạo của nguyên tử phức tạp hơn. 8. Ánh sáng có lưỡng tính chất soóg - hạt. Tính chất sóng thể hiện rõ với ánh sáng có bước sóng dài, còn tính chất hạt thể hiện rõ với ánh sáng có bước sóng ngón. 9. Màu sắc các vật phụ thuộc vào sự hấp thụ lọc lựa và phản xạ lọc lựa của các vật (phản xạ lọc lựa của chất cấu tạo vật và của lớp chất phủ trên bề mặt vật) đối với ánh sáng chiếu vào vật. 10. Trong hiện tượng phát quang, bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ. 11. Tia laze là ánh sáng kết hợp, rất đơn sắc. Chùm tia laze rất song song, có công suất rất lớn. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN NGOÀI THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG 7.1 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp. B. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng. C. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh.

D. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi nhúng tấm kim loại vào trong một dung dịch. 7.2 Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là : A. 0,1μm B. 0,2μm C. 0,3μm D. 0,4μm 7.3 Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là : A. bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. B. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. C. công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. D. công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. 7.4 Dòng quang điện đạt đến giá trị bão hòa khi : A. tất cả các electron bật ra từ catốt khi catôt được chiếu sáng đều về được anôt. B. tất cả các electron bật ra từ catốt khi catôt được chiếu sáng đều quay trở về được anôt. C. có sự cân bằng giữa bật ra giữa số electron bật ra từ catôt và số electron bị hút quay trở lại catôt. D. số electron từ catốt về anôt không đổi theo thời gian. 7.5 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào bản chất của kim loại. B. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc bước sóng của chùm ánh sáng kích thích. C. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc tần số của chùm ánh sáng kích thích. D. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc cường độ của chùm ánh sáng kích thích. 7.6 Chiếu lần lượt hai chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 vào catôt của một tế bào quang điện thu được hai đường đặc trưng V-A như hình vẽ 7.6. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Bước sóng của chùm bức xạ 2 lớn hơn bước sóng của chùm bức xạ 1. B. Tần số của chùm bức xạ 1 lớn hơn tần số của chùm bức xạ 1.

C. Cường độ của chùm bức xạ 1 lớn hơn cường độ của chùm bức xạ 2. D. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt đối với chùm bức xạ 1 lớn hơn đối với chùm bức xạ 2. 7.7 Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ vào catôt của tế bào quang điện có bước sóng giới hạn λ0. Đường đặc trưng V-A của tế bào quang điện như hình vẽ 7.7 thì : A. λ>λ0 B. λ≥λ0 C. λ<λ0 D. λ=λ0 7.8 Chọn câu đúng : A. Khi tăng cường độ của chùm ánh sáng kích thích lên hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần. B. Khi tăng bước sóng của chùm ánh sáng kích thích lên hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần. C. Khi tăng bước sóng của chùm ánh sáng kích thích xuống hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần. D. Khi ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang điện. Nếu giảm bước sóng của chùm bức xạ thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng lên. 7.9 Theo quan điểm của thuyết lượng tử phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn mang năng lượng. B. Cường độ chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôtôn trong chùm. C. Khi ánh sáng truyền đi các phôtôn ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng. D. Các phôtôn có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau. 7.10 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng kích thích. B. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catôt. C. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện không phụ thuộc vào bước sóng của chùm ánh sáng kích thích. D. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào bước sóng của chùm ánh sáng kích thích.

7.11 Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào catôt của tế bào quang điện để triệt tiêu dòng quang điện thì hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,9V. Vận tốc ban đầu cực đại của quang electron là bao nhiêu? A. 5,2.105m/s B. 6,2.105m/s 5 C. 7,2.10 m/s D. 8,2.105m/s 7.12 Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 400nm vào catôt của tế bào quang điện được làm bằng Na. Giới hạn quang điện của Na là 0,50μm. Vận tốc ban đầu cực đại của quang electron là bao nhiêu? A. 3,28.105m/s B. 4,67.105m/s C. 5,45.105m/s D. 6,33.105m/s 7.13 Chiếu vào catôt của tế bào quang điện một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,330μm. Để triệt tiêu dòng quang điện cần một hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,38V. Công thoát của kim loại dùng làm catốt là : A. 1,16eV B. 1,94eV C. 2,38eV D. 2,72eV 7.14 Chiếu vào catôt của tế bào quang điện một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,330μm. Để triệt tiêu dòng quang điện cần một hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,38V. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catốt là : A. 0,521μm B. 0,442μm C. 0,440μm D. 0,385μm 7.15 Chiếu vào chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,276μm vào catôt của một tế bào quang điện thì hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối bằng 2V. Công thoát của kim loại dùng làm catốt là : A. 2,5eV B. 2,0eV C. 1,5eV D. 0,5eV 7.16 Chiếu vào chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,5μm vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,6μm. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là : A. 2,5.105m/s B. 3,7.105m/s C. 4,6.105m/s D. 5,2.105m/s 7.17 Chiếu vào chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,20μm vào một quả cầu bằng đồng, đặt cô lập về điện. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30μm. Điện thế cực đại mà quả cầu đạt được so với đất là : A. 1,.34V B. 2,07V C. 3,12V D. 4,26V 7.18 Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ=0,18μm vào của một tế bào quang điện. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ0=0,30μm. Vận tốc ban đầu cực đại mà quả cầu của electron quang điện là : A. 9,85.105m/s B. 8,36.106m/s 5 C. 7,56.10 m/s D. 6,54.106m/s

7.19 Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ=0,18μm vào của một tế bào quang điện. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ0=0,30μm. Hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng quang điện là : A. Uh= -1,85V B. Uh= -2,76V C. Uh= -3,20V D. Uh= -4,25V 7.20 Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công toát là 2,2eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng λ. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt một hiệu điện thế hãm Uh=UkA=0,4V. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là : A. 0,4342.10-6m B. 0,4824.10-6m -6 C. 0,5236.10 m D. 0,5646.10-6m 7.21 Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công toát là 2,2eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng λ. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt một hiệu điện thế hãm Uh=UkA=0,4V. Tần số của bức xạ điện từ là : A. 3,75.1014Hz B. 4,58.1014Hz 14 C. 5,83.10 Hz D. 6,28.1014Hz 7.22 Công thoát của kim loại Na là 2,48eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36μm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là : A. 5,84.105m/s B. 6,24.105m/s 6 C. 5,84.10 m/s D. 6,24.106m/s 7.23 Công thoát của kim loại Na là 2,48eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36μm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 3μA. Số electron bị bứt ra khỏi catôt trong mỗi giây là : A. 1,875.1013 B. 2,544.1013 12 C. 3,263.10 D. 4,827.1012 Chủ đề 2 : HIỆN TƯỢNG QUANG DẪN QUANG TRỞ, PIN QUANG ĐIỆN 7.24 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp. B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng. C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại. 7.25 Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62μm. Chiếu vào chât bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1=4,5.1014Hz, f2=5,0.1013Hz; f3=6,5.1013Hz; f4=6,0.1014Hz thì hiện tượng quang điện sẽ xảy ra với : A. chùm bức xạ 1 B. chùm bức xạ 2 C. chùm bức xạ 3 D. chùm bức xạ 4 Chủ đề 3 : MẪU BO VÀ NGUYÊN TỬ HIĐRÔ 7.26 Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-đơ-pho ở điểm nào dưới đây? A. Hình dạng quỹ đạo của các electron; B. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử; C. Trạng thái có năng lượng ổn định; D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân; 7.27 Bước sóng dài nhất trong dãy Bamne là 0,6560μm. Bước sóng dài nhất trong dãy Laiman là 0,1220μm. Bước sóng dài thứ hai của dãy Laiman là : A. 0,0528μm B. 0,1029μm C. 0,1112μm D. 0,1211μm 7.28 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dãy Laiman nằm trong vùng tử ngoại B. Dãy Laiman nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy C. Dãy Laiman nằm trong vùng hồng ngoại D. Dãy Laiman một phần trong vùng ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại. 7.29 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Dãy Banme nằm trong vùng tử ngoại B. Dãy Banme nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy C. Dãy Banme nằm trong vùng hồng ngoại D. Dãy Banme một phần trong vùng ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại. 7.30 Chọn câu đúng : Các vạch thuộc dãy Banme ứng với sự chuyển của electron từ các quỹ đạo ngoài về. A. quỹ đạo K B. quỹ đạo L C. quỹ đạo M D. quỹ đạo O 7.31 Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy Laiman là 1220nm, bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai của dãy Bamne là 0,656μm và 0,4860μm. Bước sóng của vạch thứ ba trong dãy Laiman là :

A. 0,0224μm B. 0,4324μm C. 0,0975μm D. 0,3672μm 7.32 Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy Laiman là 1220nm, bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai của dãy Bamne là 0,656μm và 0,4860μm. Bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen là : A. 1,8754μm B. 1,3627μm C. 0,9672μm D. 0,7645μm Chủ đề 4 : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG 7.33* Năng lượng ion hóa nguyên tử hiđrô là 13,6eV. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra là : A. 0,1220μm B. 0,0913μm C. 0,0656μm D. 0,5672μm 7.34* Hiệu điện thế giữa hai cực của một ống Rơn-ghen là 15kV. Giả sửa electron bật ra từ catôt có vận tốc ban đầu bằng không thì bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra là : A. 75,5.10-12m B. 82,8.10-12m C. 75,5.10-10m D. 82,8.10-10m CHƯƠNG VIII : VẬT LÍ HẠT NHÂN I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Thuyết tương đối hẹp : a. Các tiền đề của Anh-xtanh : - Hiện tượng vật lí xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính. - Vận tốc của ánh sáng trong chân không có cùng độ lớn c trong mọi hệ quy chiếu quán tính. c là giới hạn của các vận tốc vật lí. b. Một số kết quả của thuyết tương đối : - Độ dài của một thanh bị co lại dọc theo phương chuyển động của nó. - Đồng hồ gắn với quan sát viên chuyển động chạy chậm hơn đồng hồ gắn với quan sát viên đứng yên. - Khối lượng của vật chuyển động với vận tốc v (khối lượng tương đối tính) là : m=

m0 v2 1− 2 c

; với m0 là khối lượng nghỉ.

- Hệ thức Anh-xtanh giữa năng lượng và khối lượng : Nếu một vật có khối lượng m thì có năng lượng E tỉ lệ với m thông qua biểu thức E=mc2=

m0 c 2 v2 1− 2 c

Đối với hệ kín, khối lượng và năng lượng nghỉ không nhất thiết được bảo toàn, nhưng năng lượng toàn phần (bao gồm cả động năng và năng lượng nghỉ) được bảo toàn. Cơ học cổ điển là trường hợp riêng của cơ học tương đối tính khi vận tốc chuyển động rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng. 2. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các phôtôn (mang điện tích nguyên tố dương) và các nơtron (trung hòa điện), gọi chung là nuclôn, liên kết với nhau bởi lực hạt nhân rất mạnh nhưng có bán kính tác dụng rất ngắn. Hạt nhân của các nguyên tố có nguyên tử Z thì chứa Z phôtôn và N nơtron; A=Z+N được gọi là số khối. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số phôtôn Z nhưng khác số nơtron N gọi là các đồng vị. Đơn vị khối lượng nguyên tử u có trị số bằng 1/12 khối lượng của đồng vị

12 6 C;

u

xấp xỉ bằng khối lượng của một nuclôn, nên hạt nhân có số khối A thì có khối lượng xấp xỉ bằng A(u) 3. Hạt nhân phóng xạ bị phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. a. Tia phóng xạ gồm nhiều loại : α, β-, β+, γ. Hạt α là hạt nhân của

4 2

He. Hạt β- là

các electron, kí hiệu là e-. Hạt β+ là pôziton, kí hiệu là e+. Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (ngắn hơn tia X) b. Chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là thời gian sau đó số hạt nhân của một lượng chất ấy chỉ còn bằng một nửa số hạt nhân ban đầu N0. Số hạt nhân N hoặc khối lượng m của chất phóng xạ giảm với thời gian t theo định luật hàm số mũ : N(t)=N0e-λt, m(t)=m0e-λt, λ là hằng số phóng xạ, tỉ lệ nghịch với chu kì bán rã : λ=

ln 2 0, 693 = T T

c. Độ phóng xạ H bằng số phân rã trong 1s. Nó cũng bằng số nguyên tử N nhân với λ. H giảm theo định luật phóng xạ giống như H(t)=H0e-λt. d. Trong phân rã α hạt nhân con lùi hai ô trong bảng hệ thống tuần hoàn so với hạt nhân mẹ.

Trong phân rã β- hoặc β+ hạt nhân con tiến hoặc lùi hai ô trong bảng hệ thống tuần hoàn so với hạt nhân mẹ. Trong phân rã γ hạt nhân không biến đổi mà chỉ chuyển từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp hơn. 4. Phản ứng hạt nhân là tương tác giữa các hạt nhân dẫn đến sự biến đổi hạt nhân. a. Trong phản ứng hạt nhân, các đại lượng sau đây được bảo toàn : số nuclôn, điện tích, năng lượng toàn phần và động lượng. Khối lượng không nhất thiết được bảo toàn. b. Khối lượng của một hạt nhận được tạo thành từ nhiều nuclôn thì bé hơn tổng khối lượng của các nuclôn, hiệu số Δm gọi là độ hút khối. Sự tạo thành hạt nhân tỏa năng lượng tương ứng ΔE=Δmc2, gọi là năng lượng liên kết của hạt nhân (vì muốn tách hạt nhân thành các nuclôn thì cần tốn một năng lượng bằng ΔE). Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng ΔE/A càng lớn thì càng bền vững. c. Trong phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng M0 của các hạt nhân ban đầu có thể khác tổng khối lượng M của các hạt sinh ra. Nếu M0>M thì phản ứng tỏa năng lượng. Nếu M0<M thì phản ứng thu năng lượng. d. Có hai loại phản ứng hạt nhân tỏa ra năng lượng, năng lượng đó gọi là năng lượng hạt nhân. - Một hạt nhân rất nặng khi hấp thụ một nơtron sẽ vỡ thành hai hạt trung bình, cùng với 2-3 nơtron (sự phân hạch). Nếu sự phân hạch có tính chất dây chuyền, thì nó toả ra năng lượng rất lớn. Nó được khống chế trong lò phản ứng hạt nhân. - Hạt nhân rất nhẹ, có thể kết hợp với nhau thành một hạt nhân nặng hơn. Phản ứng này chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, nên gọi là phản ứng nhiệt hạch. Con người mới chỉ thực hiện được phản ứng này dưới dạng không kiểm soát được (bom H). II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ 8.1 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hạt nhân nguyên tử

A Z

X được cấu tạo gồm Z nơtron và A prôtôn

B. Hạt nhân nguyên tử

A Z

X được cấu tạo gồm Z nơtron và A nơtron

C. Hạt nhân nguyên tử

A Z

X được cấu tạo gồm Z prôtôn và (A-Z) nơtron

D. Hạt nhân nguyên tử

A Z

X được cấu tạo gồm Z nơtron và (A-Z) prôton

8.2 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn B. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các nơtron C. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn và các nơtron. D. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn, nơtron và electron 8.3 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau. B. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôtôn bằng nhau và số nơtron khác nhau. C. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau và số prôtôn khác nhau. D. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau. 8.4 Định nghĩa nào sau đây về đơn vị khối lượng nguyên tử u là đúng? 1

A. u bằng khối lượng của một nguyên tử hiđrô 1 H. B. u bằng khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon

12 6 C.

1 12 khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon 6 C. 12 1 12 D. u bằng khối lượng của một nguyên tử cacbon 6 C. 12

C. u bằng

8.5 Hạt nhân

238 92 U

có cấu tạo gồm :

A. 238p và 92n B. 92p và 238n C. 238p và 146n D. 92p và 146n 8.6 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Năng lượng liên kết là toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ. B. Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi các nuclôn liên kết với nhau tạo thành hạt nhân. C. Năng lượng liên kết là năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclôn. D. Năng lượng liên kết là năng lượng liên kết cá electron và hạt nhân nguyên tử. 8.7 Hạt nhân đơteri

2 1

D có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôtôn là

8.8 Hạt nhân

8.9 Hạt nhân

A. 0,67MeV

B. 1,86MeV

C. 2,02MeV

D. 2,23MeV

60 27

B. 27p và 60n D. 33p và 27n Co có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của prôtôn là

1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân

60 27

Co là :

A. 70,5MeV

B. 70,4MeV

C. 48,9MeV

D. 54,5MeV

Chủ đề 2 : SỰ PHÓNG XẠ 8.10 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra sóng điện từ. B. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia α, β, γ. C. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia không nhìn thấy và biến đổi thành hạt nhân khác. D. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử nặng bị phá vỡ thành các hạt nhân nhẹ khi hấp thụ nơtron. 8.11 Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng? A. Tia α, β, γ đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau. B. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử. C. Tia β là dòng hạt mang điện. D. Tia γ là sóng điện từ. 8.12 Kết luận nào dưới đây là không đúng? A. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ. B. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một chất phóng xạ. C. Độ phóng xạ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ, tỉ lệ thuận với số nguyên tử của chất phóng xạ. D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ giảm dần theo thời gian theo quy luật quy định hàm số mũ. 8.13 Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính độ phóng xạ? A. H(t)=

D là :

Co có cấu tạo gồm :

A. 33p và 27n C. 27p và 33n

1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân 2 1

60 27

dN (t ) dt

B. H(t)=

dN ( t ) dt

D. H(t)=H0 2

C. H(t)=λN(t)

8.14 Chọn đáp án đúng : Trong phóng xạ β- hạt nhân A Z

t T

8.21 Đồng vị

X biến đổi thành hạt nhân

Y thì : A. Z’=(Z+1); A’=A C. Z’=(Z+1); A’=(A-1)

B. Z’=(Z-1); A’=A D. Z’=(Z+1); A’=(A+1) +

8.15 Chọn đáp án đúng : Trong phóng xạ β hạt nhân A Z

A Z



A Z

X biến đổi thành hạt nhân

A. Z’=(Z+1); A’=A B. Z’=(Z-1); A’=(A+1) C. Z’=(Z+1); A’=A D. Z’=(Z+1); A’=(A-1) 8.16 Trong phóng xạ β+ hạt prôtôn biến đổi theo phương trình nào dưới đây : A. p Æ n + e+ +v B. p Æ n + e+ + C. n Æ p + e +v D. n Æ p + e+ 8.17 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử Hêli

4 2

He.

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản của tụ điện tia α bị lệch về phía bản âm. C. Tia α ion hóa không khí rất mạnh. D. Tia α có khả năng đâm xuyên mạnh nên được sử dụng để chữa bệnh ung thư. 8.18 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hạt β+ và hạt β- có khối lượng bằng nhau. B. Hạt β+ và hạt β- được phóng ra từ cùng một đồng vị phóng xạ. C. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ hạt β+ và hạt β- bị lệch về hai phía khác nhau. D. Hạt β+ và hạt β- được phóng ra có vận tốc bằng nhau (gần bằng vận tốc ánh sáng). 8.19 Một lượng chất phóng xạ có khối lượng m0. Sau 5 chu kì bán rã khối lượng chất phóng xạ còn lại là : A. m0/5 B. m0/25 C. m0/32 D. m0/50 8.20 24 11

Co là chất phóng xạ β- với chu kì bán rã T=5,33năm, ban đầu có

một lượng Co có khối lượng m0. Sau một năm lượng Co trên bị phân rã bao nhiêu phần trăm? A. 12,2% B. 27,8% C. 30,2% D. 42,7% 222 86 Rn

8.22 Một lượng chất phóng xạ

-

Na là chất phóng xạ β với chu kì bán rã 15 giờ. Ban đầu có một lượng

Na thì sau một khoảng thời gian bao nhiêu lượng chất phóng xạ trên bị phân rã

75%? A. 7h 30min

B. 15h 00min

C. 22h 30min

D. 30h 00min

ban đầu có khối lượng 1mg. Sau 15,2 ngày

độ phóng xạ giảm 93,75%. Chu kì bán xã của Rn là : A. 4,0 ngày B. 3,8 ngày C. 3,5 ngày 222 86 Rn

8.23 Một lượng chất phóng xạ

Y thì :

24 11

60 27

D. 2,7 ngày

ban đầu có khối lượng 1mg. Sau 15,2 ngày

độ phóng xạ giảm 93,75%. Độ phóng xạ của lượng Rn còn lại là : A. 3,40.1011Bq B. 3,88.1011Bq 11 C. 3,58.10 Bq D. 5,03.1011Bq 8.24 Một chất phóng xạ

210 84 Po

phát ra tia α và biến đổi thành

206 82 Pb.

Chu kì bán rã

của Po là 138 ngày. Ban đầu có 100g Po thì sau bao lâu lượng Po chỉ còn 1g? A. 916,85 ngày B. 834,45 ngày C. 653,28 ngày D. 548,69 ngày 8.25 Một chất phóng xạ

210 84 Po

phát ra tia α và biến đổi thành

206 82 Pb.

Biết khối

lượng các hạt là mPb=205,9744u, mPo=209,9828u, mα=4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân Po phân rã là : A. 4,8MeV B. 5,4MeV C. 5,9MeV D. 6,2MeV 8.26 Một chất phóng xạ

210 84 Po

phát ra tia α và biến đổi thành

206 82 Pb.

Biết khối

lượng các hạt là mPb=205,9744u, mPo=209,9828u, mα=4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi 10g Po phân rã hết là : A. 2,2.1010J B. 2,5.1010J C. 2,7.1010J D. 2,8.1010J 8.27 Chất phóng xạ

131 53 I

có chu kì bán rã 8 ngày đêm. Ban đầu có 1,00g chất này

thì sau 1 ngày đêm còn lại bao nhiêu? A. 0,92g B. 0,87g 8.28 Đồng vị

234 92 U

C. 0,78g

D. 0,69g

sau một chuỗi phóng xạ α và β- biến đổi thành

206 82 Pb.

Số phóng

-

xạ α và β trong chuỗi là : A. 7 phóng xạ α, 4 phóng xạ βC. 10 phóng xạ α, 8 phóng xạ β-

B. 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ βD. 16 phóng xạ α, 12 phóng xạ β-

Chủ đề 3 : PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

HỆ THỨC ANH-XTANH, ĐỘ HỤT KHỐI, NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN 8.29 Cho phản ứng hạt nhân A. α

B. β

8.30 Cho phản ứng hạt nhân 1

A. 1 H

19 9 F

37 17

B.

8.31 Cho phản ứng hạt nhân

2 1

+pÆ

16 8 O

-

+ X, X là hạt nào sau đây? C. β+

Cl + X Æ

37 18

D. n

Ar + n, X là hạt nào sau đây? 3

D

C. 1 T

3 1H

+

2 1

D.

4 2

He

H Æ α + n + 17,6MeV, biết số Avôgađrô

NA=6,02.1023. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1g khí hêli là bao nhiêu? A. ΔE=423,808.103J B. ΔE=503,272.103J C. ΔE=423,808.109J D. ΔE=503,272.109J 8.32 A. Tỏa ra 1,60132MeV B. Thu vào 1,60132MeV -19 C. Tỏa ra 2,562112.10 J D. Thu vào 2,562112.10-19J 8.33 Năng lượng tối thiểu cần thiết để chia hạt nhân nhiêu? (biết mC=11,9967u, mα=4,0015u). A. ΔE=7,2618J C. ΔE=1,16189.10-19J 8.34 Cho phản ứng hạt nhân α +

27 13

Al Æ

12 6 C

thành 3 hạt α là bao

B. ΔE=7,2618MeV D. ΔE=1,16189.10-13MeV 30 15

P + n, khối lượng của các hạt nhân là

m(α)=4,0015u, m(Al)=26,97435u, m(p)=29,97005u; m(n)=1,008670u; 1u=931MeV/c2. Năng lượng mà phản ứng này tỏa ra hoặc thu vào là bao nhiêu? A. Tỏa ra 75,3179MeV B. Thu vào 75,3179MeV C. Tỏa ra 1,2050864.10-11J D. Thu vào 1,2050864.10-17J Chủ đề 4 : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG 8.35* Hạt nhân triti (T) và đơteri (D) tham gia phản ứng nhiệt hạch sinh ra hạt α và hạt nơtron. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân triti là ΔmT=0,0087u; của hạt nhân đơteri là ΔmD=0,0024u, của hạt nhân X là ΔmX=0,0205u; 1u=931MeV/c2. Năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên là bao nhiêu? A. ΔE=18,0614MeV B. ΔE=38,7296MeV C. ΔE=18,0614J D. ΔE=38,7296J CHƯƠNG IX : SỰ PHẢN XẠ VÀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Các nguyên lí và định luật : Nguyên lí Nội dung định luật Nguyên lí về Nếu AB là một đường truyền ánh sáng thì ánh sáng có thể đi từ A đến B hoặc từ B đến tính thuận A nghịch của chiều truyền sáng Trong môi trường trong suốt và đồng tính, Định luật truyền thẳng ánh sáng truyền theo đường thẳng. ánh sáng - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở Định luật phản xạ ánh bên kia pháp tuyến so với tia tới. - Góc phản xạ bằng góc tới : i’=i sáng

Hình vẽ

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. - Đối với mỗi cặp môi trường trong suốt xác định thì tỉ số giữa sin góc (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) là một số không đổi n21. Số này phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường, gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi trường 2) với môi trường chứa tia tới (môi trường 1). sini/sinr=n21 2. Hiện tượng phản xạ toàn phần : a. Hiện tượng : Hiện tượng ánh sáng khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị phản xạ hoàn toàn trở lại gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần. b. Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần : - Ánh sáng có hướng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém (hướng từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn: n1>n2). - Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần (i≥igh).

Định luật khúc xạ ánh sáng

c. Góc giới hạn phản xạ toàn phần : sinigh=

n2 n1

3. Các quang cụ : Khái niệm

Gương phẳng

Gương cầu lõm

Gương cầu lồi

Là một phần mặt phẳng, nhẵn, phản xạ tốt ánh sáng

Là một phần mặt cầu, có dạng chỏm cầu, phản xạ tốt ánh sáng

Mặt phản xạ hướng về tâm mặt cầu

Mặt phản xạ hướng ngược phía

Đặc điểm ảnh và đường truyền ánh sáng - Ảnh và vật đối xứng qua gương - Vật thật cho ảnh ảo, vật ảo cho ảnh thật. - Vật thật nằm ngoài tâm gương : Cho ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng từ tâm gương đến tiêu điểm. - Vật trong khoảng từ tâm gương tới tiêu điểm : Cho ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật, nằm ngoài tâm gương. - Vật thật nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến đỉnh gương : Cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật, nằm sau gương. - Vật ảo sau gương : Cho ảnh thật, cùng chiều, bé hơn vật, nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến đỉnh gương. - Vật thật trước gương : Cho ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật, trong khoảng từ đỉnh gương đến tiêu điểm.

tâm mặt cầu. Công thức và quy ước

Lăng kính

+ d’=d + k=-1

Công thức gương cầu +

1 1 1 = + f d d'

Quy ước : - Vật thật : d>0 - Vật ảo : d<0 - Ảnh thật : d’>0 - Ảnh ảo : d’<0 - Gương cầu lõm : f>0 - Gương cầu lồi : f<0 + Công thức độ phóng đại: k=

Thấu kính hội tụ

d' d

- Vật ảnh cùng chiều : k>0 - Vật ảnh ngược chiều : k<0 Thấu kính phân kỳ

Là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện là tam giác

Là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt cầu, hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng

Chùm sáng tới song, cho chùm ló hội tụ.

Chùm sáng song song cho

Qua lăng kính ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía đáy. - Vật thật cách kính >2f : Cho ảnh thật, ngược chiều, bé hơn vật, nằm trong khoảng từ f đến 2f sau kính. - Vật thật nằm trong khoảng từ 2f đến f : Cho ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật, sau kính, cách kính lớn hơn 2f. - Vật thật nằm trong khoảng từ F đến O : Cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật, nằm trước kính. - Vật ảo sau kính : Cho ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng từ O đến F sau kính. - Vật thật trước kính : Cho ảnh ảo, cùng chiều, trước kính, nằm trong khoảng từ F đến O.

+ sini1 = nsin r1 + sini2 = nsin r2 + A=r1+r2 + D=i1+i2-A + Dmin khi : i1=i2 + sin

Dmin + A A = nsin 2 2

+ Công thức thấu kính :

1 1 1 = + f d d' Quy ước : - Vật thật : d>0 - Vật ảo : d<0 - Ảnh thật : d’>0 - Ảnh ảo : d’<0 - Thấu kính hội tụ : f>0 - Thấu kính phân kì : f<0 + Công thức độ phóng đại: k=

d' d

Quy ước : - Vật ảnh cùng chiều : k>0 - Vật ảnh ngược chiều : k<0 + Công thức chế tạo : D=

⎞⎛ 1 1 ⎛ ntk 1 ⎞ =⎜ − 1⎟ ⎜ + ⎟ f ⎝ nmt ⎠ ⎝ R1 R2 ⎠

Quy ước : - Mặt lồi : R>0 - Mặt lõm : R<0 - Mặt phẳng : R=∞

chùm ló phân kì. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG, GƯƠNG PHẲNG 9.1 Phát biểu nào dưới đây về vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích các hiện tượng là không đúng? A. Sự xuất hiện vùng bóng đen và vùng nửa tối (bán dạ). B. Nhật thực và nguyệt thực. C. Giao thoa ánh sáng D. Để ngắm đường thẳng trên mặt đất dùng các cọc tiêu. 9.2 Người ta muốn dùng một gương phẳng để chiếu một chùm tia sáng mặt trời xuống đáy một giếng sâu, thẳng đứng, hẹp. Biết các tia sáng mặt trời nghiêng trên mặt đất môt góc 300. Góc giữa gương và mặt phẳng nằm ngang là : A. 300 B. 600 C. 700 D. 450 9.3 Một cột điện cao 5m dựng vuông góc với mặt đất. Tia sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất với góc 450 so với phương nằm ngang thì bóng của cột điện có chiều dài là : A. 5,2m B. 5m C. 3m D. 6m 9.4 Phát biểu nào về sự phản xạ ánh sáng là không đúng? A. Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng, trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẫn là hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Phản xạ là hiện tượng ánh sáng bị lật ngược trở lại. C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. D. Góc giữa tia tới với mặt phản xạ bằng góc giữa tia phản xạ với mặt đó. 9.5 Các tia sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất với góc 300 (so với mặt đất nằm ngang). Điều chỉnh một gương phẳng tại mặt đất để có các tia phản xạ thẳng đứng hướng lên trên thì độ nghiêng của gương so với mặt đất là : A. 250 B. 400 C. 450 D. 300 9.6 Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của ảnh qua gương phẳng là không đúng? A. Ảnh S’ nằm đối xứng với vật S qua mặt gương phẳng. B. Vật thật cho ảnh ảo đối xứng qua gương phẳng và ngược lại. C. Vật và ảnh qua gương phẳng có cùng kích thước và cùng chiều so với quang trục của gương phẳng (vuông góc với GP). D. Vật và ảnh qua gương phẳng hoàn toàn bằng nhau.

9.7 Kết luận nào sau đây về gương (cả gương phẳng và gương cầu) là không đúng? A. Tia phản xạ từ gương ra tựa như xuất phát từ ảnh của gương. B. Tia phản xạ kéo dài ngược chiều qua ảnh S’ thì tia tới kéo dài ngược chiều sẽ qua vật S hoặc từ vật S mà đến gương. C. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua gương. D. Đường đi ngắn nhất nối từ điểm M qua gương đến điểm N là đường truyền của ánh sáng từ M qua gương đến điểm N. 9.8 Khi tia tới không đổi, quay gương phẳng góc α thì tia phản xạ quay góc 2α. Kết quả này đúng với trục quay nào của gương sau đây? A. Trục quay bất kì nằm trong mặt phẳng gương. B. Trục quay vuông góc với mặt phẳng tới. C. Trục quay đi qua điểm I. D. Trục quay vuông góc với tia tới. 9.9 Điều nào sau đây về ảnh cho bởi gương phẳng là đúng? A. Vật thật cho ảnh thật thấy được trong gương. B. Vật thật cho ảnh ảo thấy được trong gương. C. Vật ảo cho ảnh ảo thấy được trong gương. D. Vật thật có thể cho ảnh thật hay ảnh ảo tùy theo khoảng cách từ vật tới gương. 9.10 Hai gương phẳng hợp nhau một góc α và mặt sáng quay vào nhau. Điểm sáng S nằm cách đều hai gương cho qua hệ hai gương phẳng này 4 ảnh. Góc α có giá trị bằng bao nhiêu? A. α=500 B. α=720 C. α=600 D. α=900 9.11 Miền nhìn thấy (thị trường) của mắt M đặt trước gương PQ (phẳng hoặc cầu) được xác định bằng cách nào sau đây? A. Lấy M’ đối xứng của M qua PQ nối MP và MQ rồi kéo dài Mpx và Mqy, ta được hình chóp cụt xPQy (trong không gian). B. Dựng các mặt phẳng vuông góc với gương ở các mép với gương. Ta được hình chóp cụt tạo bởi các mặt phẳng đó và gương. C. Nối M với các mép gương ta được chóp đỉnh M và đáy là mặt gương. D. Dựng ảnh M’ của M qua gương ta được chóp cụt, các mặt bên tựa vào các mép gương kéo dài ra vô cùng. 9.12 Cho hai gương phẳng vuông góc nhau. Tia sáng tới G1 (không trùng với G1) thì tia phản xạ từ G2 có tính chất nào sau đây? A. Vuông góc nhau B. Song song nhưng trái chiều C. Song song cùng chiều D. Trùng nhau

9.13 Một chiếc cọc cắm thẳng đứng ở sân trường, cao 1,5m. Bóng của cọc trên mặt sân nằm ngang có độ dài 1,2m. Cột cờ ở sân trường này có bóng trên mặt sân dài 400cm vào cùng thời điểm đó. Chiều cao cột cờ là : A. Không xác định được B. Cột cờ cao 3,2m C. Cột cờ cao 5m D. Cả 3 câu trả lời đều sai 9.14 Câu nào sau đây định nghĩa về góc tới là đúng? A. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới của bề mặt phân cách hai môi trường. B. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và đường thẳng vuông góc với mặt gương. C. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và bề mặt gương. D. Góc tới có độ lớn bằng góc phản xạ. 9.15 Hai gương phẳng có các mặt phản xạ quay vào nhau hợp thành một góc 500. Góc hợp thành tia tới đầu tiên tại một gương và tia phản xạ lần thứ hai tại gương kia là bao nhiêu độ? A. 1000 B. 800 C. 500 D. Góc này có độ lớn phụ thuộc góc tới tại gương thứ nhất nếu không có trị số xác định. Chủ đề 2 : GƯƠNG CẦU 9.16 Phát biểu nào sau đây về gương cầu lõm là không đúng? A. Chùm tia tới song song với quang trục chính cho chùm tia phản xạ hội tụ tại tiêu điểm F. B. Tiêu điểm F gần đúng là trung điểm đoạn CO nối quang tâm C và đỉnh gương O. C. Gương cầu lõm có tiêu điểm F ảo vì chùm tia tới song song với quang trục cho chùm tia phản xạ phân kì kéo dài cắt nhau ngược chiều truyền ánh sáng. D. Tia tới đi qua quang tâm C cho tia phản xạ đi ngược trở lại và cũng đi qua tâm C. 9.17 Phát biểu nào sau đây về gương cầu lồi là không đúng? A. Tiêu điểm F của gương cầu lồi là tiêu điểm ảo vì chùm tia tới song song cho chùm tia phản xạ phân kì. B. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt lồi. C. Tia tới kéo dài đi qua F thì cho tia phản xạ đi song song với quang trục chính. D. Vật thật nằm trong khoảng giữa tiêu điểm F và quang tâm C sẽ cho ảnh thật lớn hơn vật và ngược chiều. 9.18 Để làm gương nhìn ở phía sau xe ôtô, người ta thường dùng loại gương nào? A. Gương phẳng B. Gương cầu lõm

C. Gương cầu lồi D. Vừa phẳng vừa lõm 9.19 Để một tia sáng phản xạ trên gương cầu lõm có phương song song trục chính thì tia tới phải : A. đi qua tâm gương B. đi tới đỉnh gương C. đi qua tiêu điểm chính D. song song với trục chính 9.20 Để một tia sáng phản xạ trên gương cầu lồi có phương song song trục chính thì tia tới phải : A. đi qua tiêu điểm chính B. có đường kéo dài qua tiêu điểm chính C. song song với trục chính D. có đường kéo dài qua tâm gương 9.21 Để ảnh của một vật thật, cho bởi gương cầu lõm là ảnh thật và lớn hơn vật thì phải đặt vật : A. ở xa gương hơn so với tâm gương B. ở giữa tiêu điểm và đỉnh gương C. ở giữa tiêu điểm và tâm gương D. ở tại tiêu điểm của gương 9.22 Một gương cầu lõm có tiêu cự f=20cm. Vật sáng AB đặt trước gương cho ảnh cùng chiều cách vật 75cm. Khoảng cách từ vật đến gương là : A. 40cm B. 45cm C. 30cm D. 45cm 9.23 Một vật sáng AB đặt trước gương cho ảnh ảo bé hơn vật bốn lần và cách vật 72cm. Tiêu cự f của gương là : A. -20cm B. +30cm C. +40cm D. -30cm 9.24 Phát biểu nào sau đây về ảnh qua gương cầu là không đúng? A. Vật thật qua gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật thật. B. Vật thật ở ngoài xa hơn tiêu diện, qua gương cầu lõm luôn cho ảnh thật. C. Qua gương cầu lồi không bao giờ có ảnh thật. D. Vật thật ở gần phía trong tiêu diện, qua gương cầu lõm luôn cho ảnh ảo lớn hơn vật. 9.25 Phát biểu nào sau đây về ảnh của vật thật qua gương cầu là đúng? A. Vật thật qua gương cầu lõm luôn cho ảnh thật. B. Vật thật ở xa gương cầu lồi sẽ cho ảnh thật nhỏ hơn vật. C. Vật thật ở xa ngoài quang tâm gương cầu lõm cho ảnh ảo. D. Vật thật trong khoảng từ O đến F của gương cầu lõm luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật thật. 9.26 Vật thật qua gương cầu lõm cho ảnh thật nhỏ hơn vật phải nằm trong khoảng nào trước gương?

A. 0≤d
C. Tỉ số tiêu cự và bán kính gương. D. Tiêu cự của gương. 9.35 Gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật nếu vật nằm : A. trong khoảng giữa gương và tiêu điểm của gương. B. trong khoảng giữa tiêu điểm và tâm gương. C. ở khoảng cách lớn hơn bán kính gương D. ở khoảng cách bằng bán kính của gương 9.36 Một chùm tia tới hội tụ tại điểm S nằm trên trục chính của gương cầu lồi. Biết bán kính gương là 50cm và khoảng cách từ S đến đỉnh gương là 50cm. Tính chất và vị trí ảnh của vật như thế nào? A. Ảnh thật, cách gương 25cm B. Ảnh ảo, cách gương 25cm C. Ảnh ảo, cách gương 50cm D. Ảnh thật, cách gương 50cm 9.37 Một vật AB=5cm, đặt vuông góc với trục chính của gương cầu lồi có bán kính 50cm, cách gương 25cm. Tính chất và vị trí ảnh của vật như thế nào? A. Ảnh không xác định được B. Ảnh thật cách gương 15cm C. Ảnh ảo, cách gương 12,5cm D. Ảnh thật cách gương 12,5cm 9.38 Ảnh tạo bởi một gương cầu lõm của một vật cao gấp 2 lần vật, song song với vật và cách xa vật một khoảng 120cm. Tiêu cự của gương cầu lõm là : A. f=-240cm B. f=26,7cm hoặc f=-240cm C. f=26,7cm D. f=26,7cm hoặc f=240cm 9.39 Một gương cầu lõm có bán kính cong R=2m. Cây nến cao 6cm đặt vuông góc với trục chính, cách đỉnh gương 4m. Ảnh của cây nến là : A. Ảnh thật, cùng chiều, cao 1,5cm B. Ảnh ảo, ngược chiều, cao 1,5cm C. Ảnh thật, cùng chiều, cao 6cm B. Ảnh thật, ngược chiều, cao 2cm Chủ đề 3 : HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG VÀ CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG 9.40 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chiết suất tỉ đối của môi trường chiết quang nhiều so với môi trường chiết quang ít thì nhỏ hơn đơn vị. B. Môi trường chiết quang kém có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn đơn vị (n<1) C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng tỉ số chiết suất tuyệt đối n2 của môi trường 2 với chiết suất tuyệt đối n1 của môi trường 1. D. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường luôn lớn hơn đơn vị vì vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc lớn nhất.

9.41 Cho chiết suất của nước là n=4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S nằm ở đáy một bể nước sâu 1,2m theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’ nằm cách mặt nước bao nhiêu? A. 1,5m B. 80cm C. 90cm D. 1m 9.42 Nếu biết chiết suất tuyệt đối của một tia sáng đơn sắc đối với nước là n1, đối với thủy tinh là n2 thì chiết suất tương đối, khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh bằng bao nhiêu? A. n21=n1/n2 B. n21=n1-n2 C. n21=n2/n1 D. n21=n1/n2-1 9.43 Chiếu một tia sáng đi từ môi trường không khí vào môi trường nước có chiết suất n, sao cho tia sáng khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới α trong trường hợp này được xác định bởi công thức nào? A. sinα=n B. sinα=1/n C. tanα=n D. tanα=1/n 9.44 Một điểm sáng S nằm ở đáy chậu đựng chất lỏng có chiết suất n phát ra chùm sáng hẹp đến gặp mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất bé, tia ló truyền theo phương IR. Mắt đặt trên phương IR nhìn thấy hình như chùm tia phát ra từ S’ là ảnh ảo của S. Biết khoảng cách từ S và S’ mặt thoáng chất lỏng là h=12cm và h’=10cm. Chiết suất chất lỏng bằng bao nhiêu? A. n=1,12 B. n=1,2 C. n=1,33 D. n=1,4 9.45 Trong thủy tinh, vận tốc ánh sáng là : A. bằng nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc khác nhau. B. lớn nhất đối với ánh sáng đỏ. C. lớn nhất đối với ánh sáng tím. D. bằng nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc khác nhau và vận tốc này chỉ phụ thuộc vào thủy tinh. 9.46 Tại sao các biển báo về an toàn giao thông xuất hiện trên các đường phố hoặc trên các xa lộ người ta thường dùng sơn màu đỏ? A. Vì màu đỏ so với màu khác dễ làm cho người ta chú ý hơn. B. Vì ánh sáng bị phản xạ từ các kí hiệu màu đỏ ít bị hơi nước hoặc sương mù hấp thụ và tán xạ cũng yếu hơn các màu khác. C. Vì màu đỏ của các biển báo làm cho thành phố đẹp và rực rỡ hơn. D. Vì theo quy định chung, trên thế giới nước nào cũng dùng các biển màu đỏ về an toàn giao thông. 9.47 Một bể chức nước có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120mm và độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước n=3/4. Ánh sáng chiếu theo phương nghiêng 300 so với mặt nước trong bể. Độ dài bóng đen tạo thành ở tren mặt nước và ở trên đáy bể là : A. 11,5cm và 63,7cm B. 34,6cm và 86,2cm

C. 34,6cm và 51,6cm D. 34,6cm và 44,4cm 9.48 Một người nhìn hòn sỏi nằm dưới đáy bể chứa nước (n=4/3) theo phương gần vuông góc với mặt nước yên tĩnh. Các ảnh của hòn sỏi khi độ cao của nước trong bể là d1 và d2 và d2=2d1 ở cách xa nhau 15cm. Độ sâu của mỗi ảnh so với đáy bể lần lượt là : A. h1=5cm; h2=10cm B. h1=10cm; h2=5cm C. h1=15cm; h2=30cm D. h1=7,5cm; h2=15cm Chủ đề 4 : HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 9.49 Phát biểu nào sau đây về phản xạ toàn phần là không đúng? A. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm ánh sáng tới, B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém chiết quang hơn. C. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi góc giới hạn phản xạ toàn phần γgh. D. Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường chiết quang kém với chiết suất của môi trường chiết quang hơn. 9.50 Góc giới hạn γgh của tia sáng phản xạ toàn phần khi đi từ môi trường nước

4⎞ ⎛ ⎜ n1 = ⎟ đến mặt thoáng với không khí (n2≈1) là : 3⎠ ⎝ A. 41048’

B. 48035’

9.51 Tia sáng đi từ thủy tinh

⎛ ⎜ n1 = ⎝

C. 62044’

D. 38026’

3⎞ 4⎞ ⎛ ⎟ đến mặt phân cách với nước ⎜ n2 = ⎟ . 2⎠ 3⎠ ⎝

Điều kiện của góc tới để có tia ló đi vào nước là : A. i≥62044’ B. i≤62044’ C. i<41048’ D. i<48035’ 9.52 Cho một khối thủy tinh hình hộp chữ nhật ABCD đặt trong không khí. Để mọi tia sáng tới mặt thứ nhất đều phản xạ toàn phần ở mặt thứ hai (trong mặt phẳng tiết diện ngang) thì chiết suất n của thủy tinh là : A. n>1,5

B.

3 >n> 2 C. n> 3

D. n> 2

9.53 Một bể nước chiết suất n=4/3, độ cao mực nước h=60cm. Bán kính r bé nhất của tấm gỗ tròn nổi trên mặt nước sao không một tia sáng nào từ đèn S (đặt ở đáy bể nước) lọt ra ngoài không khí là : A. r=49cm B. r=53cm C. r=55cm D. r=51cm

9.54 Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết n1= 3 vào môi trường khác có chiết suất n2 chưa biết. Để tia sáng tới gặp mặt phân cách hai môi trường dưới góc tới α≤600 sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì chiết suất n2 phải thỏa mãn điều kiện. A. n2≤ 3 /2

B. n2≥ 3 /2

C. n2≤1,5

D. n2≥1,5

9.55 Một sợi cáp quang hình trụ làm bằng chất dẻo trong suốt. Mọi tia sáng đi xiên góc qua đáy đều bị phản xạ toàn phần ở thành và chỉ ló ra ở đáy thứ hai. Chiết suất chất dẻo phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây? A. n> 2

B. n< 2

C. n>2 2

D. n> 2 /2

Chủ đề 5 : LĂNG KÍNH 9.56 Trong một số dụng cụ quang học, khi cần làm cho chùm sáng lệch một góc vuông, người ta thường dùng lăng kính phản xạ toàn phần thay cho gương phẳng vì: A. Đỡ công mạ bạc. B. Khó điều chỉnh gương nghiêng 450, còn lăng kính thì không cần điều chỉnh. C. Lớp mạ trước của gương khó bảo quản, lớp mạ mặt sau của gương tạo nhiều ảnh phụ do ánh sáng phản xạ nhiều lần ở cả hai mặt. D. Lăng kính có hệ số phản xạ gần 100%, cao hơn ở gương. 9.57 Một lăng kính bằng thủy tinh chiết suất n, có góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra ở mặt bên thứ hai khi : A. góc A có giá trị bất kì B. khi góc A nhỏ hơn góc giới hạn của thủy tinh C. khi góc A nhỏ hơn góc vuông. D. khi góc A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thủy tinh. 9.58 Để chế tạo lăng kính phản xạ toàn phần đặt trong không khí thì phải chọn thủy tinh có chiết suất là : A. n> 2

B. n> 3

C. n>1,5

D.

3 >n> 2

9.59 Cho một tia sáng đơn sắc chiếu lên mặt bên của lăng kính có góc chiết quang A=300 và thu được góc lệch D=300. Chiết suất của lăng kính đó là : A. n= 2 /2

B. n= 3 /2

C. n= 2

D. n= 3

9.60 Một tia sáng chiếu vào lăng kính thủy tinh có góc chiết quang nhỏ, góc tới nhỏ. Có thể tính góc lệch cực tiểu của tia sáng đó khi đi qua lăng kính nếu ta có số liệu nào sau đây?

A. Góc chiết quang của lăng kính, góc tới và chiết suất tuyệt đối của thủy tinh. B. Góc tới và chiết suất tương đối của thủy tinh. C. Góc chiết quang của lăng kính và chiết suất tương đối của thủy tinh. D. Góc giới hạn đối với lăng kính và chiết suất tương đối của môi trường bao quanh lăng kính. 9.61 Tia tới vuông góc với mặt bên của lăng kính thủy tinh có chiết suất n=1,5, góc chiết quang A. Tia ló hợp với tia tới góc D=300. Góc chiết quang của lăng kính là : A. A=410 B. A=26,40 C. A=660 D. A=240 Chủ đề 6 : THẤU KÍNH MỎNG 9.62 Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh chiết suất n2=1,5 hai mặt cầu lồi có các bán kính 10cm và 30cm. Tiêu cự của thấu kính đặt trong không khí fkk là : A. 20cm B. 15cm C. 25cm D. 17,5cm 9.63 Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh chiết suất n2=1,5 hai mặt cầu lồi có các bán kính 10cm và 30cm. Tiêu cự fH2O của thấu kính khi đặt trong nước có chiết suất n1=4/3 là : A. 45cm B. 60cm C. 100cm D. 50cm 9.64 Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh chiết suất n2=1,5 một mặt cầu lồi một mặt phẳng đặt trong không khí. Biết độ tụ của thấu kính trong không khí là Dkk=+5dp thì bán kính mặt cầu của thấu kính là : A. 10cm B. 8cm C. 6cm D. 4cm 9.65 Phát biểu nào sau đây về thấu kính hội tụ là không đúng? A. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính hội tụ. B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ. C. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (trong FO) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật. D. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ, sau khi khúc xạ, ló ra sau thấu kính sẽ đi qua tiêu điểm chính. 9.66 Phát biểu nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng? A. Vật thật dù ở gần hay ở xa qua thấu kính phân kì luon cho ảnh ảo nhỏ hơn vật (trong khảong F’O). B. Một tia sáng qua thấu kính phân kì sẽ khúc xạ ló ra lệch theo chiều xa quang trục hơn. C. Vật ảo qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo.

D. Giữ vật cố định, dịch thấu kính phân kì một đoạn nhỏ theo phương vuông góc với quang trục chính thì ảnh ảo dịch cùng chiều với chiều dịch chuyển của thấu kính. 9.67 Vật sáng AB đặt song song và cách màn một khoảng L. Dịch chuyển một thấu kính hội tụ tiêu cự f có trục chính vuông góc với màn ảnh trong khoảng giữa vật và màn ảnh. Phát biểu nào sau đây về các vị trí của thấu kính để có ảnh rõ nét của AB trên màn ảnh là không đúng? A. Nếu L≤4f không thể tìm được vị trí nào của thấu kính cho ảnh của AB rõ nét trên màn. B. Nếu L>4f có thể tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh của AB rõ nét trên màn. C. Nếu L=4f ta tìm được một vị trí duy nhất của thấu kính cho ảnh của AB rõ nét trên màn. D. Nếu L≥4f ta có thể tìm được vị trí đặt thấu kính cho ảnh của AB rõ nét trên màn. 9.68 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=15cm. Đặt một vật trước thấu kính, để hứng được ảnh trên màn thì : A. vật phải đặt cách thấu kính lớn hơn 15cm B. vật phải đặt cách thấu kính tối thiểu 30cm C. vật có thể đặt xa, gần bao nhiêu cũng được tùy theo vị trí của vật D. vật phải đặt cách thấu kính nhỏ hơn 15cm 9.69 Đặt vật AB=2cm trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f=12cm, cách một khoảng d=20cm thì thu được : A. ảnh thật, cùng chiều và cao 3m B. ảnh thật, ngược chiều và cao 3m C. ảnh ảo, cùng chiều và cao 3m D. ảnh thật, ngược chiều và cao 2/3m 9.70 Đặt vật AB=2cm trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f=12cm, cách một khoảng d=12cm thì thu được : A. ảnh thật, ngược chiều, vô cùng lớn B. ảnh ảo, cùng chiều, vô cùng lớn C. ảnh ảo, cùng chiều, cao 1cm D. ảnh thật, ngược chiều, cao 4cm 9.71 Đối với thấu kính, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của một vật thật là đúng? A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

D. Vật thật có thể cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật hay vật hoặc ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. 9.72 Ảnh thu được từ thấu kính phân của vật thật là : A. ảnh thật luôn lớn hơn vật B. ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật C. ảnh thật lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật còn phụ thuộc vào khoảng cách từ vật đến thấu kính. D. ảnh thật lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật còn phụ thuộc vào tiêu cự của thấu kính. 9.73 Ta thu được ảnh thật, ngược chiều và cùng kích thước như vật, khi : A. vật ở trước một thấu kính hội tụ có khoảng cách đến thấu kính lớn hơn tiêu cự của thấu kính chút ít. B. vật ở trước một thấu kính hội tụ có khoảng cách đến thấu kính là 2f. C. vật ở trong khoảng tiêu điểm và thấu kính hội tụ. D. vật tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ. 9.74 Đặt vật cao 2cm cách thấu kính hội tụ 16cm thu được ảnh cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là : A. 8cm B. 16cm C. 64cm D. 72cm 9.75 Cần phải đặt vật cách thấu kính hội tụ có tiêu cự f=5cm một khoảng bằng bao nhiêu để thu được ảnh thật có độ phóng đại lớn gấp 5 lần vật? A. 4cm B. 25cm C. 6cm D. 12cm 9.76 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng d=20cm. Qua thấu kính vật AB cho ảnh thật cao gấp 3 lần vật. Đó là thấu kính gì và tiêu cự bằng bao nhiêu? A. Thấu kính hội tụ f=15cm B. Thấu kính hội tụ f=30cm C. Thấu kính phân kì f=-15cm D. Thấu kính phân kì f=-30cm 9.77 Cho một vật sáng cách màn M là 4m. Một thấu kính L để thu được ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật. Kết luận nào sau đây là đúng? A. L thì thấu kính phân kì cách màn 1m B. L thì thấu kính phân kì cách màn 2m C. L thì thấu kính hội tụ cách màn 3m D. L thì thấu kính hội tụ cách màn 2m 9.78 Cho một vật sáng cách màn M là 4m. Một thấu kính L để thu được ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật. Độ tụ của thấu kính bằng bao nhiêu? A. ¾(dp) B. 4/3(dp) C. 2/3(dp) D. 3/2(dp) 9.79 Cho một vật sáng cách màn M là 4m. Một thấu kính L để thu được ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật. Dịch chuyển thấu kính để thu được trên màn một ảnh rõ

nét khác, nhưng có độ lớn khác trước. Độ phóng đại của ảnh trong trường hợp này là bao nhiêu? A. 9 B. 3 C. 1/9 D. 1/3 9.80 Một thấu kính bằng thủy tinh có chiết suất n=1,5 và độ tụ D=0dp với hai mặt cầu giống nhau cùng bán kính R. Bán kính có giá trị là : A. R=0,05m B. R=0,02m C. R=-0,10m D. R=0,10m 9.81 Một vật đặt cách thấu kính 20cm có ảnh cùng chiều và cao bằng ¾ vật. Thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cầu với bán kính cong bằng 30cm được nhúng ngập trong nước có chiết suất n=4/3. Chiết suất n của chất làm thấu kính và độ tụ của thấu kính là : A. n=1,5; D=-0,376dp B. n=2/3; D=-1/6dp C. n=4,4; D=-7,94dp D. n=1,375; D=2,4dp 9.82 Một vật đặt vuông góc với trục chính và cách quang tâm thấu kính 75cm tạo ra ảnh rõ nét ở trên màn ảnh đặt sau thấu kính bằng 38cm. Tiêu cự của thấu kính và các đặc điểm của ảnh quan sát được là : A. f=75cm, ảnh thật ngược chiều, cao bằng vật B. f=25,2cm, ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật C. f=77cm, ảnh ảo ngược chiều, cao hơn vật D. f=0,4cm, ảnh thật ngược chiều, cao hơn vật 9.83 Điểm sáng thật S nằm tại trục chính của một thấu kính có tiêu cự f=20cm, cho ảnh là S’ cách S một khoảng 18cm. Tính chất và vị trí của ảnh S’ là : A. ảnh thật cách thấu kính 30cm B. ảnh ảo cách thấu kính 12cm C. ảnh ảo cách thấu kính 30cm D. ảnh thật cách thấu kính 12cm 9.84 Hai điểm sáng S1 và S2 cách nhau 16cm trên trục chính của một thấu kính có tiêu cự f=6cm. Ảnh tạo bởi thấu kính này của S1 và S2 trùng nhau tại S’. Khoảng cách từ ảnh S’ đến quang tâm thấu kính là : A. 12cm B. 6,4cm C. 5,6cm D. 6,4cm hoặc 5,6cm 9.85 Cho rằng vật có thể thật hay ảo. Để tạo ra ảnh rõ nét cao bằng 5 lần vật trên một màn ảnh đặt cách thấu kính 120cm có thể dùng thấu kính đơn có tiêu cự bằng bao nhiêu? A. f=20cm hoặc f=-30cm B. f=150cm C. f=100cm hoặc f=30cm D. f=20cm

9.86 Nhìn dòng chữ ở phía sau một thấu kính ta thấy chữ lớn lên gấp 2 lần và dịch ra xa trang sách thêm 10cm. Tiêu cự thấu kính và khoảng cách từ trang sách đến thấu kính là : A. f=20cm và d=10cm B. f=20cm và d=-20cm C. f=6,6cm và d=3,3cm D. f=20cm và d=3,3cm 9.87 Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật đó 2 lần, cách thấu kính đó 6cm. Tiêu cự của thấu kính và vị trí vật để có ảnh nhỏ vật 3 lần là : A. f=-12cm và d2=24cm B. f=2cm và d2=8cm C. f=-6cm và d2=4cm D. f=4cm và d2=8cm 9.88 Điểm sáng S thật có ảnh tạo bởi thấu kính là S’ ở vị trí đối xứng với S qua tiêu điểm F của thấu kính. S và S’ nằm cách nhau 10cm trên trục. Tiêu cự của thấu kính là : A. f=2,07cm B. f=2,07cm hoặc f=-12,07cm C. f=-12,07cm D. f=12,07cm hoặc f=-2,07cm CHƯƠNG X : MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC : 1. Máy ảnh, mắt : Mắt Công Thu ảnh thật của vật cần chụp dụng rõ nét trên phim

Cấu tạo

Thành phần Vật kính là 1 TKHT hoặc hệ

Chức năng Tạo ra ảnh thật của vật

Máy ảnh Thu ảnh thật của vật cần quan sát rõ nét trên võng mạc.

Thành phần Thủy tinh thể (1)

Chức năng Tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát

kính có độ tụ đường (1) Ống kính (2)

Phim (3)

Buồng tối (4)

Điều chỉnh

cần chụp hiện rõ nét trên phim Điều chỉnh khoảng cách từ kính đến phim Ghi lại hình ảnh cần chụp

Bảo vệ phim không bị lộ sáng Cửa sập (5) Chắn sáng chiếu qua ống kính vào phim, chỉ mở ra khi chụp. Màn chắn trên Điều chỉnh có lỗ tròn chùm sáng vào đường kính thay chiếu phim đổi được (6) Điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim để ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim.

trên phim

Hệ cơ đỡ thủy tinh thể (2)

Võng mạc (3)

Điều chỉnh độ cong do đó điều chỉnh độ tụ, của thủy tinh thể. Là nơi tập trung các đầu dây thần kinh thị giác ghi nhận thông tin về vật

sát ở điểm cực viễn mắt phải điều tiết cực đại. - Góc trông nhỏ nhất mà mắt phân biệt được hai điểm trên vật gọi là năng suất phân li của mắt. 2. Các tật của mắt :

Đặc điểm

Cận thị fmax < OV Thủy tinh thể quá phồng Nhìn xa không rõ Điểm cực cận rất gần mắt

Viễn thị fmax > OV Thủy tinh thể quá dẹt Nhìn gần không rõ Quan sát ở vô cùng đã phải điều tiết.

Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm rơi trước võng mạc.

Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm rơi sau võng mạc.

Dịch thủy tinh (4) Khái niệm

Dịch thủy tinh (5)

Đeo kính phân kì có tiêu cự phù hợp để nhìn xa vô cùng mà không Đeo kính hội tụ có tiêu cự phù hợp. phải điều tiết f=-OCV 3. Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn : Kính lúp Kính hiển vi Kính thiên văn Là dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt Là một dụng cụ quang để quan sát những học hỗ trợ cho mắt làm Là dụng cụ quang vật nhỏ. Nó có tác tăng góc trông ảnh của học hỗ trợ cho mắt Khái dụng làm tăng góc những vật rất nhỏ, với làm tăng góc trông niệm trông ảnh bằng độ bội giác lớn hơn rất ảnh của những vật ở cách tạo ra một ảnh nhiều so với độ bội giác rất xa. ảo lớn hơn vật và của kính lúp. nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. + Vật kính là một thấu + Thị kính là một Là một thấu kính kính hội tụ có độ tụ rất thấu kính hội tụ có Cấu hội tụ có tiêu cự ngắn, để tạo ra một ảnh tiêu cự dài, để tạo ra tạo ngắn. ảnh thật của vật tại thật lớn hơn vật.

Cách sửa Lòng đen, giữa có con ngươi (6)

Điều chỉnh cường độ sáng vào mắt

- Cơ đỡ thủy tinh thể dãn ra hoặc co lại để thay đổi tiêu cự làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên võng mạc. Đó là sự điều tiết. - Điểm xa nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà mắt còn quan sát được gọi điểm cực viễn. Khi quan sát ở điểm cực viễn mắt không phải điều tiết. - Điểm gần nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà mắt còn quan sát được gọi là điểm cực cận. Khi quan

+ Thị kính là một thấu kính có tiêu cự ngắn, để quan sát ảnh của vật kính với vai trò như một kính lúp. + Hai thấu kính được ghép đồng trục và khoảng cách giữa chúng không đổi. + Ngoài ra có bộ phận tụ quang để chiếu sáng cho vật, thường là một gương cầu lõm. + G=|k| Độ bội giác

D d ' +l

+ GCC=|k|

D + G∞= f

+ G=|k|

D d2 ' + l

tiêu điểm ảnh. + Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, để quan sát ảnh của vật kính với vai trò như kính lúp. + Vật kính và thị kính được lắp đồng trục và khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

+ G=|k|

+ GCC=|k| + G∞=

δD f1 f 2

+ G∞=

f1 d2 ' + l

f1 f2

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Chủ đề 1 : MÁY ẢNH 10.1 Phát biểu nào sau đây về máy ảnh là không đúng? A. Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu được một ảnh thật (nhỏ hơn vật) của vật cần chụp trên một phim ảnh. B. Bộ phận chính của máy ảnh là một thấu kính (hay một hệ thấu kính) có độ tụ âm lắp ở phía trước buồng tối cốt tạo ra ảnh trên phim lắp ở thành sau buồng tối. C. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi được cho tương ứng với vật cần chụp ở gần hay xa. D. Cửa sập chắn trước phim chỉ mở trong khoảng thời gian ngắn (mà ta chọn) khi ta bấm máy. 10.2 Vật kính của một máy ảnh D=10dp. Một người cao 1,55m đứng cách máy ảnh 6m. Chiều cao ảnh của người đó trên phim và khoảng cách từ vật kính đến phim là: A. 1,85cm; 7,54cm B. 2,15cm; 9,64cm C. 2,63cm; 10,17cm D. 2,72cm; 10,92cm

10.3 Một máy ảnh có tiêu cự của kính vật là 10cm, dùng để chụp một vật ở cách kính vật 20m. Phim phải đặt cách kính vật một khoảng cách bao nhiêu? A. 10,5cm B. 16cm C. 12cm D. 10cm 10.4 Dùng máy ảnh vật kính có tiêu cự f=10cm để chụp ảnh một bảng quảng cáo cỡ 180cm x 100cm trên tấm phim cỡ 20mm x 36mm. Khoảng cách ngắn nhất từ vật kính đến bảng quảng cáo và khoảng cách dài nhất từ vật kính đến phim để tạo được ảnh toàn bộ bảng quảng cáo trên phim là : A. 288cm và 10,5cm B. 430cm và 10,3cm C. 510cm và 10,2cm D. 760cm và 10,1cm 10.5 Vật kính của một máy ảnh chụp xa gồm hai thấu kính có tiêu cự f1=20cm và f2=-6cm ghéo đồng trục cách nhau L=15cm. Ảnh rõ nét trên phim của một tháp cao 20m cách xa máy ảnh 2km có độ cao là : A. 12cm B. 1,2cm C. 0,1cm D. 1,15cm Chủ đề 2 : MẮT, CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 10.6 Một người cận thị phải đeo kính số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là : A. 0,5m B. 2m C. 1m D. 1,5m 10.7 Một cụ già khi đọc sách cách mặt 25cm phải đeo kính số 2. Khoảng thấy rõ ngắn nhất của cụ gì là : A. 0,5m B. 2m C. 1m D. 1,5m 10.8 Một người cận thị phải đeo kính -1,5dp thì nhìn rõ các vật ở xa. Khoảng thấy rõ lớn nhất của người đó là : A. 1,5m B. 0,5m C. 2/3m D. 3m 10.9 Phát biểu nào sau đây về cách sửa tật cận thị của mắt là đúng? A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt có thể nhìn rõ được các vật ở xa. B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kì có độ lớn tiêu cự kính bằng khoảng cách từ quang tâm mắt đến điểm cực viễn (kính coi như sát mắt) fk=-OCV. C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt. D. Một mắt cận thị khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành như mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25cm đến vô cực. 10.10 Phát biểu nào sau đây về mắt cận thị là đúng? A. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực. B. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực. C. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.

D. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần. 10.11 Phát biểu nào sau đây về việc đeo kính chữa tật cận thị là không đúng? A. Kính chữa tật cận thị là thấu kính phân kì để làm giảm độ tụ của thủy tinh thể. B. Qua kính chữa tật cận thị, ảnh ảo của vật ở xa vô cực, sẽ ở tiêu điểm ảnh của thấu kính. C. Khi đeo kính sửa tật cận thị thì ảnh thật cuối cùng qua thủy tinh thể dẹt nhất sẽ hiện rõ trên võng mạc. D. Khi đeo kính sửa tật cận thị, người đeo kính đọc sách sẽ để sách cách mắt khoảng 25cm như người mắt tốt. 10.12 Phát biểu nào sau đây về việc đeo kính chữa tật viễn thị là không đúng? A. Kính chữa tật viễn thị là thấu kính hội tụ để làm tăng độ tụ của thủy tinh thể. B. Qua kính chữa tật viễn thị, ảnh ảo của sách cần đọc sẽ hiện lên ở điểm cực cận của mắt không đeo kính. C. Khi đeo kính sửa tật viễn thị, mắt có thể nhìn rõ các vật ở xa vô cực. D. Điểm cực viễn CV của mắt viễn thị là ảo nằm ở phía sau võng mạc (phía sau gáy). Người viễn thị muốn nhìn vật ở xa vô cực mà không điều tiết phải đeo một thấu kính hội tụ có tiêu điểm ảnh trùng với CV của mắt. 10.13 Mắt một người có thể nhìn rõ từ 10cm đến 50cm. Phát biểu nào sau đây về mắt của người đó là không đúng? A. Người này mắc tật cận thị vì khi đọc sách phải để sách cách mắt 10cm. B. Người này mắc tật cận thị, khi mắt không điều tiết không nhìn rõ vật ở xa mắt qua 50cm. C. Người này mắc tật viễn thị vì khi đọc sách phải để sách cách mắt 50cm xa hơn người mắt tốt (25cm) D. Khi đeo kính chữa tật, mắt người này sẽ có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến rất xa. 10.14 Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Người này đeo kính chữa tật có độ tụ D=+2dp B. Người viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết. C. Đeo kính chữa tật, mắt người đó sẽ nhìn rõ vật ở xa vô cùng. D. Miền nhìn rõ của mắt người này khi đeo kính đúng là từ 25cm đến xa vô cùng. 10.15 Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Khi đeo mắt kính có độ tụ +1dp người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt là : A. 40cm B. 33,3cm C. 27,5cm D. 26,7cm

10.16 Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Độ tụ của kính chữa tật của người này (đeo sát mắt) là : A. +2dp B. +2,5dp C. -3dp D. -2dp 10.17 Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo mắt kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần mắt nhất là : A. 16,7cm B. 22,5cm C. 17,5cm D. 15cm 10.18 Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Người này đeo mắt kính có độ tụ -1dp. Miền nhìn rõ khi đeo kính của người này là : A. 13,3cm đến 75cm B. 1,5cm đến 125cm C. 14,3cm đến 100cm D. 17cm đến 2cm 10.19 Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng? A. Độ cong thủy tinh thể không thể thay đổi. B. Khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi. C. Độ cong thủy tinh thể và khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc đều có thể thay đổi. D. Độ cong thủy tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc đều luôn không đổi. 10.20 Một người cận có điểm cực cận cách mắt 15cm. Người ấy muốn đọc sách cách mắt 25cm thì phải đeo sát mắt một kính có độ tụ bao nhiêu? A. -2,66dp B. -4dp C. -6,6dp D. 4dp 10.21 A. D=5dp B. D=1dp C. D=0,75dp D. D=2dp 10.22 Một người cận thị khi không dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d1=1/6m, khi dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng d2=1/4m. Kính của người đó có độ tụ là : A. D=-3dp B. D=2dp C. D=-2dp D. D=3dp 10.23 Một người cận thị có cực cận cách mắt 11cm và cực viễn cách mắt 51cm. Khi đeo kính cách mắt 1cm. Để sửa tật cận thị mắt phải đeo kính gì, có độ tụ bằng bao nhiêu? A. Kính phân kì, độ tụ -1dp B. Kính phân kì, độ tụ -2dp C. Kính hội tụ, độ tụ 1dp D. Kính hội tụ, độ tụ 2dp 10.24 Một người mắt viễn thị có cực cận cách mắt 100cm. Để đọc được trang sách cách mắt 20cm, người ta phải mang kính gì có tiêu cự bằng bao nhiêu? A. Kính phân kì, f=-25cm B. Kính phân kì, f=-50cm C. Kính hội tụ; f=25cm D. Kính hội tụ; f=50cm Chủ đề 3 : KÍNH LÚP 10.25 Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng?

A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát các vật nhỏ. B. Vật cần quan sát đặt trước thấu kính hội tụ (kính lúp) cho ảnh lớn hơn bật. C. Kính lúp đơn giản là một thấu hội tụ có tiêu cự ngắn. D. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. 10.26 Cho một kính lúp có độ tụ D=+20dp. Một người mắt tốt có khoảng cách rõ (25cm;+∞). Độ bội giác của kính khi người này ngắm chừng không điều tiết là : A. 4 B. 5 C. 6 D. 5,5 10.27 Cho một kính lúp có độ tụ D=+20dp. Một người mắt tốt có khoảng cách rõ (25cm;+∞). Độ bội giác của kính khi người này ngắm chừng ở điểm cực cận là : A. 6,5 B. 4 C. 5 D. 6 10.28 Cho một kính lúp có độ tụ D=+20dp. Một người mắt tốt có khoảng cách rõ (25cm;+∞). Kính lúp để cách mắt 10cm và mắt ngắm chùng ở điểm cách mắt 50cm. Độ bội giác của kính lúp là : A. 5,50 B. 4,58 C. 5,25 D. 4,25 10.29 Cho một kính lúp có độ tụ D=+8dp. Mắt một người có khoảng nhìn rõ (10cm÷50cm). Độ bội giác của kính khi người này ngắm chừng ở điểm cực cận là : A. 2,4 B. 3,2 C. 1,8 D. 1,5 10.30 Cho một kính lúp có độ tụ D=+8dp. Mắt một người có khoảng nhìn rõ (10cm÷50cm). Độ bội giác của kính khi mắt người quan sát ở tiêu điểm ảnh của kính lúp là : A. 0,8 B. 1,2 C. 1,8 D. 1,5 10.31 Kính lúp có tiêu cự f=5cm. Độ bội giác của kính lúp đối với người mắt bình thường đặt sát thấu kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn là : A. GV=-4; GC=-5 B. GV=-5; GC=-6 C. GV=5; GC=6 D. GV=4; GC=5 10.32 Một kính lúp có độ tụ D=20dp. Với khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ=30cm, kính này có độ bội giác là bao nhiêu? A. G=1,8 B. G=2,25 C. G=4 D. G=6 10.33 Một người đặt mắt cách kính lúp có tiêu cự f một khoảng l để quan sát vật nhỏ. Để độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, thì l có giá trị là : A. l=OCC B. l=OCV C. l=f D. l=Đ=25cm

10.34 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=5cm dùng làm kính lúp. Độ bội giác của kính lúp này đối với người mắt bình thường đặt sát thấu kính ngắm chừng ở vô cực và ở điểm cực cận là : A. G=-4 và G=-5 B. G=-5 và G=-6 C. G=5 và G=6 D. G=4 và G=5 Chủ đề 4 : KÍNH HIỂN VI 10.35 Độ bội giác thu được với kính lúp hoặc kính hiển vi phụ thuộc khoảng thấy rõ ngắn nhất Đ của người quan sát, còn với kính thiên văn hoặc ống nhòm thì không phụ thuộc vào Đ vì : A. vật quan sát ở rất xa, coi như xa vô cùng B. công thức lập được cho trường hợp ảnh cuối cùng ở xa vô cùng. C. công thức về độ bội giác thu được với kính thiên văn chỉ là gần đúng. D. đó là tính chất đặc biệt của các kính nhìn xa. 10.36 Độ bội giác thu được với kính hiển vi tốt, loại đắt tiền có thể thay đổi được trong phạm vi rộng là nhờ. A. vật kính có tiêu cự thay đổi được B. thị kính có tiêu cự thay đổi được C. độ dài quang học có thể thay đổi được D. có nhiều vật kính và thị kính khác nhau. 10.37 Người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (24cm ÷∞) quan sát vật nhỏ qua KHV có vật kính tiêu cự f=1cm và thị kính có tiêu cự f2=5m. Khoảng cách hai kính l=O1O2=20cm. Độ bội giác của KHV trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận là : A. 75,4 B. 86,2 C. 28,6 D. 88,7 10.38 Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng? A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn và thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài và thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn. D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 10.39 Độ bội giác của kính hiển vi A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính. B. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính.

C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính. D. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và thị kính. 10.40 Độ phóng đại của vật kính của kính hiển vi với độ dài quang học δ=12cm bằng k1=30. Nếu tiêu cự của thị kính f2=2cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ=30cm thì độ bội giác của kính hiển đó là : A. G=75 B. G=180 C. G=450 D. G=900 10.41 Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm và thị kính có tiêu cự 2cm; khoảng cách vật kính và thị kính là 12,5cm. Để có ảnh ở vô cực thì độ bội giác của kính hiển vi là : A. G=200 B. G=350 C. G=250 D. G=175 10.42 Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 6mm và thị kính có tiêu cự 25mm. Một vật AB cách vật kính 6,2mm đặt vuông góc với trục chính, điều chỉnh kính để ngắm chừng ở vô cực. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính trong trường hợp này là : A. L=211mm B. L=192mm C. L=161mm D. L=152mm 10.43 Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là : A. 6,67cm B. 13cm C. 19,67cm D. 25cm 10.44 Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Độ phóng đại ảnh của vật kính của kính hiển vi là : A. 15 B. 20 C. 25 D. 40 10.45 Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20cm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Mắt đặt sát thị kính, phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng bao nhiêu để ảnh qua thị kính là ảo cách thị kính 25cm. A. L=11,5cm B. L=13cm C. L=14,1cm D. L=26cm Chủ đề 5 : KÍNH THIÊN VĂN 10.46 Độ bội giác của kính thiên văn : A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. B. tỉ lệ nghịch với tích các tiêu cự của vật kính tiêu cự của thị kính. C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính. D. tỉ lệ thuận với cả hai tiêu cự của vật kính và thị kính. 10.47 Phát biểu nào sau đây về kính thiên văn (KTV) là không đúng? A. KTV là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa. B. Khoảng cách l giữa vật kính và thị kính (của KTV) không đổi và ta định nghĩa độ dài quang học : δ = O1O2-f1-f2 = l-f1-f2 = F1F2

C. KTV cho ảnh ảo ngược chiều với vật với độ bội giác tỏng quát : G=f1/d2. D. Trường hợp đặc biệt ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác KTV tính theo công thức : G=f1/f2. 10.48 Một KTV có tiêu cự vật kính f1=120cm và tiêu cự thị kính f2=5cm. Khoảng cách giữa hai kính khi người mắt tốt quan sát Mặt trăng trong trạng thái không điều tiết và độ bội giác khi đó là : A. 125cm; 24 B. 115cm; 20 C. 124cm; 30 D. 120cm; 25 10.49 Một KTV có khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 76cm, f2=5cm. Khi kính đó được điều chỉnh để nhìn vật ở xa vô cực. Nếu kéo dài khoảng cách giữa vật kính và thị kính thêm 2cm thì ảnh của vật trở thành ảnh thật cách thị kính 6cm. Tiêu cự f1 của thị kính và f2 của vật kính có giá trị là : A. f1=2cm và f2=74cm B. f1=-3cm và f2=79cm C. f1=-2cm và f2=78cm D. f1=3cm và f2=73cm 10.50 Một KTV có khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 55cm, độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là G∞=10. Một người mắt cận thị có cực viễn cách mắt 20cm đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính nhìn rõ vật ở vô cực, cần dịch thị kính bao nhiêu theo chiều nào? A. Dịch thị kính ra xa thấu kính 3,75cm B. Dịch thị kính ra xa thấu kính 1,25cm C. Dịch thị kính lại gần thấu kính 3,75cm D. Dịch thị kính lại gần thấu kính 1,25cm PHẦN III : GIỚI THIỆU MỘT SỐ DẠNG ĐỀ TRẮC NGHIỆM THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ĐỀ SỐ 1 KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi : VẬT LÍ – BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài : 60 phút (Số câu hỏi trắc nghiệm : 40)

Câu 1 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một hiệu điện thế dao động điều hòa có biểu thức u=220 2 sinωt(V). Biết điện trở thuần của mạch là 100Ω. Khi ω thay đổi thì công suất tiêu thụ cực đại của mạch có giá trị là : A. 440W B. 484W C. 220W D. 242W Câu 2 : Trong việc truyền tải điện năng đi xa, biện pháp để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện là : A. giảm tiết diện của dây B. tăng hiệu điện thế ở nơi truyền đi C. chọn dây có điện trở suất lớn D. tăng chiều dài của dây Câu 3 : Công thức tính năng lượng điện từ của một mạch dao động LC là : A. W=

Q 20 2C

Q2 C. W= 0 C

B. W=

Q 20 L

Q2 D. W= 0 2L

Câu 4 : Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức i=I0sin(ωt+ϕ). Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là : A. I=2I0 B. I=I0/2 C. I=I0/ 2 D. I=I0 2 Câu 5 : Trong sự giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn kết hợp cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn k=0,±1, ±2… có giá trị là : A. d2-d1=(k+1/2)λ B. d2-d1=2kλ C. d2-d1=kλ D. d2-d1=kλ/2 Câu 6 : Nếu chọn gốc tọa độ trùng với căn bằng thì ở thời điểm t, biểu thức quan hệ giữa biên độ A (hay xm), li độ x, vận tốc v và tần số góc ω của chất điểm dao động điều hòa là : A. A2=x2+ω2v2 B. A2=v2+x2/ω2 C. A2=x2+v2/ω2 D. A2=v2+x2ω2 Câu 7 : Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh. Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Điện trở thuần R=100Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch u=200sin100πt (V). Khi thay đổi hệ số tự cảm của cuộn dây thì cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị cực đại là : A. I=2A

B. I=I/ 2 A

C. I=0,5A

D. I= 2 A

Câu 8 : Một dây đàn có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là : A. 2L B. L/4 C. L D. L/2 Câu 9 : Tại cùng một vị trí địa lí, hai con lắc đơn có chu kì dao động riêng lần lượt là T1=2,0s và T2=1,5s, chu kì dao động riêng của con lắc thứ ba có chiều dài bằng tổng chiều dài của hai con lắc nói trên là : A. 2,5s B. 5,0s C. 3,5s D. 4,0s Câu 10 : Một mạch dao động có tụ điện C=

2

π

10-3F và cuộn dây thuần cảm L. Để

tần số dao động điện từ trong mạch bằng 500Hz thì độ tự cảm L của cuộn dây phải có giá trị là : A.

10−3

π

H

B.

10−3 H 2π

C. 5.10-4H

D.

π 500

H

Câu 11 : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều u=220 2 sin(100πt) (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh có điện trở R=110Ω. Khi hệ số công suất của đoạn mạch lớn nhất thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là : A. 460W B. 172,7W C. 440W D. 115W Câu 12 : Cho một đoạn mạch không phân nhánh gồm một điện trở thuần, một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch đó thì khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch. B. Cảm kháng và dung kháng của mạch bằng nhau. C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị lớn nhất. D. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R. Câu 13 : Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi : A. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp. B. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp. C. Đoạn mạch chỉ có cuộn cảm L. D. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp. Câu 14 : Cơ năng của một chất điểm dao động điều hòa tỉ lệ thuận với : A. biên độ dao động B. bình phương biên độ dao động C. li độ của dao động D. chu kì dao động

Câu 15 : Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào : A. khối lượng quả nặng B. gia tốc trọng trường C. chiều dài dây treo D. vĩ độ địa lí Câu 16 : Một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 5s quay được một góc là 4π rad. Sau 10s kì từ lúc bắt đầu quay, vật quay được một góc có độ lớn là : A. 16π rad B. 20π rad C. 40π rad D. 8π rad Câu 17 : Phương trình nào sau đây biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc ω và thời gian t trong chuyển động quay nhanh dần đều của vật rắn quay quanh một trục cố định? A. ω=-2+0,5t (rad/s) B. ω=2-0,5t (rad/s) 2 C. ω=2+0,5t (rad/s) D. ω=-2-0,5t (rad/s) Câu 18 : Cho một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là u=100 2 sin10πt (V), bỏ qua điện trở dây nối. Biết cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là

3 A và lệch pha π/3 so với hiệu điện thế hai đầu mạch. Giá trị của R và C là : A. R=50 3 Ω và C=

10−4

π

F

10−3 F C. R=50 3 Ω và C= 5π

B. R=

50 10−4 Ω và C= F π 3

50 10−3 D. R= Ω và C= F 5π 3

Câu 19 : Một vật nhỏ hình cầu khối lượng 400g được treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng 160N/m. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 10cm. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng có độ lớn là : A. 4m/s B. 2m/s C. 6,28m/s D. 0m/s Câu 20 : Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời của vật dao động biến đổi : A. sớm pha π/4 so với li độ B. lệch pha π/2 so với li độ C. ngược pha với li độ D. cùng pha với li độ Câu 21 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có các

⎛ ⎝

phương trình dao động là : x1=5sin(10πt) (cm) và x2=5 3 sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎟ (cm). 3⎠

Phương trình dao động tổng hợp của vật là :

⎛ ⎝

A. x=5sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎟ (cm) 2⎠

B. x=5

π⎞ ⎛ 3 sin ⎜10π t + ⎟ (cm) 6⎠ ⎝

C. x=5

π⎞ ⎛ 3 sin ⎜10π t + ⎟ (cm) 4⎠ ⎝

⎛ ⎝

D. x=5sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎟ (cm) 6⎠

Câu 22 : Một con lắc gồm một lò xo có độ cứng k=100N/m và một vật có khối lượng m=250g, dao động điều hòa với biên độ A=6cm. Nếu chọn gốc thời gian t=0 lúc vật qua vị trí cân bằng thì quãng đường vật đi được trong π/10s đầu tiên là : A. 24cm B. 6cm C. 12cm D. 9cm Câu 23 : Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ điện biến thiên điều hòa với chu kì T. Năng lượng điện trường ở tụ điện : A. biến thiên điều hòa với chu kì T. B. biến thiên điều hòa với chu kì T/2. C. biến thiên điều hòa với chu kì 2T. D. không biến thiên điều hòa theo thời gian. Câu 24 : Khi có sóng dừng trên một đoạn dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng : A. hai lần bước sóng B. một phần tư bước sóng C. một bước sóng D. một nửa bước sóng Câu 25 : Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Gọi độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δl. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A (A>Δl). Trong quá trình dao động lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất là : A. F=kΔl B. F=kA C. F=0 D. F=k(A-Δl) Câu 26 : Trong dụng cụ nào dưới đây có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến? A. Chiếc điện thoại di động B. Cái điều khiển ti vi C. Máy thu hình (TV-tivi) D. Máy thu thanh Câu 27 : Một vật rắn quay quanh một trục cố định với vận tốc góc không đổi. Tính chất chuyển động của vật rắn là : A. quay chậm dần đều B. quay biến đổi đều C. quay đều D. quay nhanh dần đều Câu 28 : Đơn vị của mômen động lượng là : A. kgm2/s B. kgm2/s2 C. kgm2 D. kgm/s Câu 29 : Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T=3,14s và biên độ A=1m. Khi điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó bằng : A. 1m/s B. 0,5m/s C. 2m/s D. 3m/s Câu 30 : Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình : u=28cos(20x-2000t) (cm). Trong đó x là tọa độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Vận tốc của sóng là :

A. 334m/s B. 100m/s C. 314m/s D. 331m/s Câu 31 : Tại cùng một vị trí địa lí, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kì dao động điều hòa của nó. A. giảm 2 lần B. tăng 2 lần C. giảm 4 lần D. tăng 4 lần Câu 32 : Một cánh quạt có mômen quán tính là 0,2kgm2 được tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ góc 100rad/s. Hỏi cần phải thực hiện một công là bao nhiêu? A. 20J B. 2000J C. 10J D. 1000J Câu 33 : Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh và một ampe kế đo

A. 2m B. 1,5m C. 0,5m D. 1m Câu 37 : Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C=

10−3

π ⎛ ⎝

F mắc nối tiếp. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện

uC=50 2 sin ⎜ 100π t −

3π ⎞ ⎟ (V). Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch 4 ⎠

là :

⎛ ⎝

π⎞

⎛ ⎝

3π ⎞ ⎟ (A) 4 ⎠

1 cường độ dòng điện trong mạch. Cuộn dây có r=10Ω; L= H. Đặt vào hai đầu 10π

A. i=5 2 sin ⎜ 100π t −

đoạn mạch một hiệu điện thế dao động điều hòa có giá trị hiệu dụng là U=50V và tần số f=50Hz. Khi hiệu dung của tụ điện có giá trị là C1 thì số chỉ của ampe kế là cực đại và bằng 1 A. Giá trị của R và C1 là :

C. i=5 2 sin ⎜ 100π t −

A. R=40Ω và C1= C. R=40Ω và C1=

10

−3

π

F

2.10−3

π

B. R=50Ω và C1= F

D. R=50Ω và C1=

2.10

−3

F

π 10−3

π

F

Câu 34 : Cho con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở VTCB; độ giãn của lò xo Δl, chu kì dao động của con lắc được tính bằng công thức : A. T=

1 2π

g Δl

B. T=2π

Δl g

C. T=

1 2π

m k

D. T=2π

k m

Câu 35 : Có 3 quả cầu nhỏ khối lượng lần lượt là m1, m2 và m3 trong đó m1=m2=m. Ba quả cầu trên được gắn lần lượt vào các điểm A, B và C (với AB=BC) của một thanh thẳng, cứng, có khối lượng không đáng kể. Hỏi m3 bằng bao nhiêu thì khối tâm của hệ nằm tại trung điểm BC? A. m3=4m B. m3=m C. m3=2m D. m3=6m Câu 36 : Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với vận tốc sóng v=0,2m/s, chu kì dao động T=10s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là :

⎟ (A) 4⎠

B. i=5 2 sin(100π) (A)

⎛ ⎝

D. i=5 2 sin ⎜ 100π t +

3π 4

⎞ ⎟ (A) ⎠

Câu 38 : Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì chu kì dao động điện từ trong mạch là : A. T=2π

Q0 I0

C. T=2πQ0I0

B. T=2πLC

D. T=2π

I0 Q0

Câu 39 : Trong các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt, tủ lạnh, động cơ, người ta phải nâng cao hệ số công suất nhằm. A. giảm công suất tiêu thụ B. tăng công suất tỏa nhiệt C. tăng cường độ dòng điện D. giảm cường độ dòng điện Câu 40 : Một mômen lực không đổi 30N.m tác dụng vào một bánh đà có mômen quán tính 6kgm2. Thời gian cần thiết để bánh đà đạt tới tốc độ góc 60 rad/s từ trạng thái nghỉ là : A. 20s B. 15s C. 30s D. 12s ĐỀ SỐ 2 KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi : VẬT LÍ – BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài : 60 phút (Số câu hỏi trắc nghiệm : 40)

Câu 1 : Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Gọi độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δl. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A (A>Δl). Trong quá trình dao động lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất là : A. F=k(A-Δl) B. F=0 C. F=kA D. F=kΔl Câu 2 : Cho con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở VTCB; độ giãn của lò xo Δl, chu kì dao động của con lắc được tính bằng công thức : A. T=2π

C. T=

1 2π

k m g Δl

B. T=

D. T=2π

1 2π

m k

Δl g

Câu 3 : Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với vận tốc sóng v=0,2m/s, chu kì dao động T=10s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là : A. 0,5m B. 1,5m C. 2m D. 1m Câu 4 : Trong sự giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn kết hợp cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn k=0,±1, ±2… có giá trị là : A. d2-d1=kλ B. d2-d1=2kλ C. d2-d1=(k+1/2)λ D. d2-d1=kλ/2 Câu 5 : Trong các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt, tủ lạnh, động cơ, người ta phải nâng cao hệ số công suất nhằm. A. tăng cường độ dòng điện B. giảm cường độ dòng điện C.giảm công suất tiêu thụ D. tăng công suất tỏa nhiệt Câu 6 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một hiệu điện thế dao động điều hòa có biểu thức u=220 2 sinωt(V). Biết điện trở thuần của mạch là 100Ω. Khi ω thay đổi thì công suất tiêu thụ cực đại của mạch có giá trị là : A. 440W B. 220W C. 242W D. 484W Câu 7 : Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh và một ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch. Cuộn dây có r=10Ω; L=

1 H. Đặt vào hai đầu 10π

đoạn mạch một hiệu điện thế dao động điều hòa có giá trị hiệu dụng là U=50V và

tần số f=50Hz. Khi hiệu dung của tụ điện có giá trị là C1 thì số chỉ của ampe kế là cực đại và bằng 1 A. Giá trị của R và C1 là : A. R=50Ω và C1= C. R=40Ω và C1=

10−3

π 10−3

π

F

B. R=50Ω và C1=

F

D. R=40Ω và C1=

2.10−3

π 2.10−3

π

F F

Câu 8 : Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh. Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Điện trở thuần R=100Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch u=200sin100πt (V). Khi thay đổi hệ số tự cảm của cuộn dây thì cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị cực đại là : A. I=2A B. I=0,5A C. I=I/ 2 A D. I= 2 A Câu 9 : Trong dụng cụ nào dưới đây có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến? A. Cái điều khiển ti vi B. Máy thu thanh C. Máy thu hình (TV-tivi) D. Chiếc điện thoại di động Câu 10 : Trong việc truyền tải điện năng đi xa, biện pháp để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện là : A. chọn dây có điện trở suất lớn B. tăng chiều dài của dây C. giảm tiết diện của dây D. tăng hiệu điện thế ở nơi truyền đi Câu 11 : Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào sau đây? A. Phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ B. Mang năng lượng C. Là sóng ngang D. Truyền được trong chân không Câu 12 : Cho một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là u=100 2 sin10πt (V), bỏ qua điện trở dây nối. Biết cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là

3 A và lệch pha π/3 so với hiệu điện thế hai đầu mạch. Giá trị của R và C là : A. R=50 C. R=

3 Ω và C=

10−4

π

50 10−3 Ω và C= F 5π 3

F

B. R=50 D. R=

3 Ω và C=

10−3 F 5π

50 10−4 Ω và C= F π 3

Câu 13 : Một đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ điện. Biết hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mạch là 100V, ở hai đầu điện trở là 60V. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là :

A. 80V B. 60V C. 40V D. 160V Câu 14 : Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi : A. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp. B. Đoạn mạch chỉ có cuộn cảm L. C. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp. D. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp. Câu 15 : Nếu chọn gốc tọa độ trùng với căn bằng thì ở thời điểm t, biểu thức quan hệ giữa biên độ A (hay xm), li độ x, vận tốc v và tần số góc ω của chất điểm dao động điều hòa là : A. A2=x2+ω2v2 B. A2=v2+x2ω2 C. A2=x2+v2/ω2 D. A2=v2+x2/ω2 Câu 16 : Tại cùng một vị trí địa lí, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kì dao động điều hòa của nó : A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần C. giảm 2 lần D. giảm 4 lần Câu 17 : Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ điện biến thiên điều hòa với chu kì T. Năng lượng điện trường ở tụ điện : A. không biến thiên điều hòa theo thời gian. B. biến thiên điều hòa với chu kì 2/T. C. biến thiên điều hòa với chu kì 2T. B. biến thiên điều hòa với chu kì T. Câu 18 : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều u=220 2 sin(100πt) (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh có điện trở R=110Ω. Khi hệ số công suất của đoạn mạch lớn nhất thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là : A. 115W B. 440W C. 172,7W D. 460W Câu 19 : Một con lắc gồm một lò xo có độ cứng k=100N/m và một vật có khối lượng m=250g, dao động điều hòa với biên độ A=6cm. Nếu chọn gốc thời gian t=0 lúc vật qua vị trí cân bằng thì quãng đường vật đi được trong π/10s đầu tiên là : A. 24cm B. 12cm C. 6cm D. 9cm Câu 20 : Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T=3,14s và biên độ A=1m. Khi điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó bằng : A. 2m/s B. 1m/s C. 0,5m/s D. 3m/s Câu 21 : Trong hệ thống truyền tải dòng điện ba pha đi xa theo cách mắc hình sao thì : A. dòng điện trong mỗi dây pha đều lệch pha 2π/3 so với hiệu điện thế giữa dây pha đó và dây trung hòa.

B. cường độ dòng điện trong dây trung hòa luôn luôn bằng 0. C. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai dây pha lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa một dây pha và dây trung hoà. D. cường độ hiệu dụng của dòng điện trong dây trung hòa bằng tổng các cường độ hiệu dụng của các dòng điện trong ba dây pha. Câu 22 : Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì chu kì dao động điện từ trong mạch là : A. T=2π

I0 Q0

B. T=2πQ0I0

C. T=2π

Q0 I0

D. T=2πLC

Câu 23 : Một mạch dao động có tụ điện C=

2

π

10-3F và cuộn dây thuần cảm L. Để

tần số dao động điện từ trong mạch bằng 500Hz thì độ tự cảm L của cuộn dây phải có giá trị là : A.

π 500

H

B. 5.10-4H

C.

10−3

π

H

D.

10−3 H 2π

Câu 24 : Công thức tính năng lượng điện từ của một mạch dao động LC là :

Q 20 A. W= C

Q 20 B. W= L

Q 20 C. W= 2C

Q 20 D. W= 2L

Câu 25 : Với cùng một công suất cần truyền tải, nếu tăng hiệu điện thế hiệu dụng ở nơi truyền đi lên 20 lần thì công suất hao phí trên đường dây A. giảm 400 lần B. tăng 400 lần C. tăng 20 lần D. giảm 20 lần Câu 26 : Một dây đàn có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là : A. 2L B. L/2 C. L D. L/4 Câu 27 : Trong dao động của con lắc lò xo, nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động tắt dần. B. Tần số dao động riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động.

C. Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn. D. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn. Câu 28 : Khi có sóng dừng trên một đoạn dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng : A. một bước sóng B. một nửa bước sóng C. một phần tư bước sóng D. hai lần bước sóng Câu 29 : Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây đều là nút sóng thì A. chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng B. bước sóng luôn luôn đúng bằng chiều dài dây C. bước sóng bằng một số lẻ lần chiều dài dây D. chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng Câu 30 : Tại cùng một vị trí địa lí, hai con lắc đơn có chu kì dao động riêng lần lượt là T1=2,0s và T2=1,5s, chu kì dao động riêng của con lắc thứ ba có chiều dài bằng tổng chiều dài của hai con lắc nói trên là : A. 2,5s B. 5,0s C. 3,5s D. 4,0s Câu 31 : Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình : u=28cos(20x-2000t) (cm). Trong đó x là tọa độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Vận tốc của sóng là : A. 334m/s B. 100m/s C. 314m/s D. 331m/s Câu 32 : Một vật nhỏ hình cầu khối lượng 400g được treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng 160N/m. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 10cm. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng có độ lớn là : A. 4m/s B. 2m/s C. 6,28m/s D. 0m/s Câu 33 : Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào : A. khối lượng quả nặng B. gia tốc trọng trường C. chiều dài dây treo D. vĩ độ địa lí Câu 34 : Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức i=I0sin(ωt+ϕ). Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là : A. I=2I0 B. I=I0/2 C. I=I0/ 2 D. I=I0 2 Câu 35 : Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ là A (hay xm). Li độ của vật khi động năng của vật bằng thế năng của lò xo là : A. x=±

A 2 2

B. x=±

A 2 4

C. x=±

A 2

D. x=±

A 4

Câu 36 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình dao động là : x1=5sin(10πt) (cm) và x2=5

π⎞ ⎛ 3 sin ⎜10π t + ⎟ (cm). 3⎠ ⎝

Phương trình dao động tổng hợp của vật là :

⎛ ⎝

A. x=5sin ⎜ 10π t + C. x=5

π⎞

⎟ (cm) 2⎠

π⎞ ⎛ 3 sin ⎜10π t + ⎟ (cm) 4⎠ ⎝

B. x=5

π⎞ ⎛ 3 sin ⎜10π t + ⎟ (cm) 6⎠ ⎝ ⎛ ⎝

D. x=5sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎟ (cm) 6⎠

Câu 37 : Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời của vật dao động biến đổi : A. sớm pha π/4 so với li độ B. lệch pha π/2 so với li độ C. ngược pha với li độ D. cùng pha với li độ Câu 38 : Cơ năng của một chất điểm dao động điều hòa tỉ lệ thuận với : A. biên độ dao động B. bình phương biên độ dao động C. li độ của dao động D. chu kì dao động Câu 39 : Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C=

10−3

π ⎛ ⎝

F mắc nối tiếp. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện

uC=50 2 sin ⎜ 100π t −

3π ⎞ ⎟ (V). Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch 4 ⎠

là :

⎛ ⎝

π⎞

⎛ ⎝

3π ⎞ ⎟ (A) 4 ⎠

A. i=5 2 sin ⎜ 100π t − C. i=5 2 sin ⎜ 100π t −

⎟ (A) 4⎠

B. i=5 2 sin(100π) (A)

⎛ ⎝

D. i=5 2 sin ⎜ 100π t +

3π 4

⎞ ⎟ (A) ⎠

Câu 40 : Cho một đoạn mạch không phân nhánh gồm một điện trở thuần, một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch đó thì khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch. B. Cảm kháng và dung kháng của mạch bằng nhau.

C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị lớn nhất. D. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R. ĐỀ SỐ 3 KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi : VẬT LÍ – KHÔNG PHÂN BAN Thời gian làm bài : 60 phút (Số câu hỏi trắc nghiệm : 40) Câu 1 : Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây đều là nút sóng thì A. chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng B. bước sóng luôn luôn đúng bằng chiều dài dây C. bước sóng bằng một số lẻ lần chiều dài dây D. chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng Câu 2 : Một đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ điện. Biết hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mạch là 100V, ở hai đầu điện trở là 60V. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là : A. 160V B. 80V C. 60V D. 40V Câu 3 : Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi : A. Đoạn mạch chỉ có cuộn cảm L. B. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp. C. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp. D. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp. Câu 4 : Công thức tính năng lượng điện từ của một mạch dao động LC là :

Q 20 A. W= 2L C. W=

Q 20 L

Q 20 B. W= 2C D. W=

Q 20 C

Câu 5 : Tại cùng một vị trí địa lí, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kì dao động điều hòa của nó : A. tăng 2 lần B. giảm 4 lần C. giảm 2 lần D. tăng 4 lần

Câu 6 : Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì chu kì dao động điện từ trong mạch là : A. T=2π

Q0 I0

B. T=2πLC

C. T=2π

I0 Q0

D. T=2πQ0I0

Câu 7 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình dao động là : x1=5sin(10πt) (cm) và x2=5

π⎞ ⎛ 3 sin ⎜10π t + ⎟ (cm). 3⎠ ⎝

Phương trình dao động tổng hợp của vật là : A. x=5

π⎞ ⎛ 3 sin ⎜10π t + ⎟ (cm) 4⎠ ⎝ ⎛ ⎝

C. x=5sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎟ (cm) 2⎠

B. x=5

π⎞ ⎛ 3 sin ⎜10π t + ⎟ (cm) 6⎠ ⎝ ⎛ ⎝

D. x=5sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎟ (cm) 6⎠

Câu 8 : Cho một đoạn mạch không phân nhánh gồm một điện trở thuần, một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch đó thì khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị lớn nhất. B. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch. C. Cảm kháng và dung kháng của mạch bằng nhau. D. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R. Câu 9 : Trong sự giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn kết hợp cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn k=0,±1, ±2… có giá trị là : A. d2-d1=kλ/2 B. d2-d1=(k+1/2)λ C. d2-d1=kλ D. d2-d1=2kλ Câu 10 : Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời của vật dao động biến đổi : A. cùng pha với li độ B. lệch pha π/2 so với li độ C. ngược pha với li độ D. sớm pha π/4 so với li độ Câu 11 : Trong dao động của con lắc lò xo, nhận xét nào sau đây là không đúng

A. Biên độ dao cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn B. Tần số dao động riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động C. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn D. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động tắt dần Câu 12 : Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào : A. khối lượng quả nặng B. gia tốc trọng trường C. chiều dài dây treo D. vĩ độ địa lí Câu 13 : Cho con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở VTCB; độ giãn của lò xo Δl, chu kì dao động của con lắc được tính bằng công thức : A. T=

1 2π

C. T=2π

m k k m

B. T=

D. T=2π

1 2π

g Δl

Δl g

Câu 14 : Cơ năng của một chất điểm dao động điều hòa tỉ lệ thuận với : A. bình phương biên độ dao động B. li độ của dao động C. biên độ dao động D. chu kì dao động Câu 15 : Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ điện biến thiên điều hòa với chu kì T. Năng lượng điện trường ở tụ điện : A. biến thiên điều hòa với chu kì T. B. biến thiên điều hòa với chu kì T/2. C. không biến thiên điều hòa theo thời gian. D. biến thiên điều hòa với chu kì 2T. Câu 16 : Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ là A (hay xm). Li độ của vật khi động năng của vật bằng thế năng của lò xo là :

A 2 2 A C. x=± 2 A. x=±

A 2 4 A D. x=± 4 B. x=±

Câu 17 : Trong dụng cụ nào dưới đây có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến? A. Chiếc điện thoại di động B. Cái điều khiển ti vi C. Máy thu hình (TV-tivi) D. Máy thu thanh

Câu 18 : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều u=220 2 sin(100πt) (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh có điện trở R=110Ω. Khi hệ số công suất của đoạn mạch lớn nhất thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là : A. 440W B. 115W C. 172,7W D. 460W Câu 19 : Tại cùng một vị trí địa lí, hai con lắc đơn có chu kì dao động riêng lần lượt là T1=2,0s và T2=1,5s, chu kì dao động riêng của con lắc thứ ba có chiều dài bằng tổng chiều dài của hai con lắc nói trên là : A. 5,0s B. 3,5s C. 2,5s D. 4,0s Câu 20 : Một mạch dao động có tụ điện C=

2

π

10-3F và cuộn dây thuần cảm L. Để

tần số dao động điện từ trong mạch bằng 500Hz thì độ tự cảm L của cuộn dây phải có giá trị là : A.

π 500

B. 5.10-4H

H

C.

10−3

π

H

D.

10−3 H 2π

Câu 21 : Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T=3,14s và biên độ A=1m. Khi điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó bằng : A. 1,5m/s B. 1m/s C. 0,5m/s D. 2m/s Câu 22 : Trong hệ thống truyền tải dòng điện ba pha đi xa theo cách mắc hình sao thì : A. cường độ hiệu dụng của dòng điện trong dây trung hòa bằng tổng các cường độ hiệu dụng của các dòng điện trong ba dây pha. B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai dây pha lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa một dây pha và dây trung hoà. C. dòng điện trong mỗi dây pha đều lệch pha 2π/3 so với hiệu điện thế giữa dây pha đó và dây trung hòa. D. cường độ dòng điện trong dây trung hòa luôn luôn bằng 0. Câu 23 : Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh và một ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch. Cuộn dây có r=10Ω; L=

1 H. Đặt vào hai đầu 10π

đoạn mạch một hiệu điện thế dao động điều hòa có giá trị hiệu dụng là U=50V và tần số f=50Hz. Khi hiệu dung của tụ điện có giá trị là C1 thì số chỉ của ampe kế là cực đại và bằng 1 A. Giá trị của R và C1 là : A. R=50Ω và C1=

10−3

π

F

B. R=50Ω và C1=

2.10−3

π

F

C. R=40Ω và C1=

10−3

π

F

B. R=

50 10−4 Ω và C= F π 3

A. 9cm B. 24cm C. 6cm D. 12cm Câu 31 : Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình : u=28cos(20x-2000t) (cm). Trong đó x là tọa độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Vận tốc của sóng là : A. 334m/s B. 100m/s C. 314m/s D. 331m/s Câu 32 : Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh. Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Điện trở thuần R=100Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch u=200sin100πt (V). Khi thay đổi hệ số tự cảm của cuộn dây thì cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị cực đại là : A. I=2A B. I=0,5A

D. R=

50 10−3 Ω và C= F 5π 3

C. I=I/ 2 A D. I= 2 A Câu 33 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một hiệu điện thế dao động

D. R=40Ω và C1=

2.10−3

π

F

Câu 24 : Cho một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là u=100 2 sin10πt (V), bỏ qua điện trở dây nối. Biết cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là

3 A và lệch pha π/3 so với hiệu điện thế hai đầu mạch. Giá trị của R và C là : A. R=50

3 Ω và C=

C. R=50

3 Ω và C=

10−3 F 5π 10−4

π

F

Câu 25 : Với cùng một công suất cần truyền tải, nếu tăng hiệu điện thế hiệu dụng ở nơi truyền đi lên 20 lần thì công suất hao phí trên đường dây : A. giảm 20 lần B. tăng 400 lần C. tăng 20 lần D. giảm 400 lần Câu 26 : Trong các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt, tủ lạnh, động cơ, người ta phải nâng cao hệ số công suất nhằm. A. tăng cường độ dòng điện B. giảm cường độ dòng điện C.giảm công suất tiêu thụ D. tăng công suất tỏa nhiệt Câu 27 : Một dây đàn có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là : A. L/2 B. L/4 C. L D. 2L Câu 28 : Khi có sóng dừng trên một đoạn dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng : A. một bước sóng B. một phần tư bước sóng C. hai lần bước sóng D. một nửa bước sóng Câu 29 : Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Gọi độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δl. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A (A>Δl). Trong quá trình dao động lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất là : A. F=kA B. F=0 C. F=kΔl D. F=k(A-Δl) Câu 30 : Một con lắc gồm một lò xo có độ cứng k=100N/m và một vật có khối lượng m=250g, dao động điều hòa với biên độ A=6cm. Nếu chọn gốc thời gian t=0 lúc vật qua vị trí cân bằng thì quãng đường vật đi được trong π/10s đầu tiên là :

điều hòa có biểu thức u=220 2 sinωt(V). Biết điện trở thuần của mạch là 100Ω. Khi ω thay đổi thì công suất tiêu thụ cực đại của mạch có giá trị là : A. 220W B. 242W C. 440W D. 484W Câu 34 : Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức i=I0sin(ωt+ϕ). Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là : A. I=I0/ 2 B. I=I0/2 C. I=I0 2 D. I=2I0 Câu 35 : Nếu chọn gốc tọa độ trùng với căn bằng thì ở thời điểm t, biểu thức quan hệ giữa biên độ A (hay xm), li độ x, vận tốc v và tần số góc ω của chất điểm dao động điều hòa là : A. A2=x2+v2/ω2 B. A2=x2+ω2v2 C. A2=v2+x2/ω2 D. A2=v2+x2ω2 Câu 36 : Một vật nhỏ hình cầu khối lượng 400g được treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng 160N/m. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 10cm. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng có độ lớn là : A. 4m/s B. 0m/s C. 2m/s D. 6,28m/s Câu 37 : Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào sau đây? A. Phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ B. Là sóng ngang C. Truyền được trong chân không D. Mang năng lượng Câu 38 : Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T=3,14s và biên độ A=1m. Khi điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó bằng : A. 1m/s B. 2m/s C. 0,5m/s D. 3m/s Câu 39 : Trong việc truyền tải điện năng đi xa, biện pháp để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện là :

A. chọn dây có điện trở suất lớn B. tăng chiều dài của dây C. tăng hiệu điện thế ở nơi truyền đi D. giảm tiết diện của dây Câu 40 : Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C=

10−3

π

F mắc nối tiếp. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện

⎛ ⎝

uC=50 2 sin ⎜ 100π t −

3π ⎞ ⎟ (V). Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch 4 ⎠

là :

⎛ ⎝

3π 4

⎛ ⎝

π⎞

A. i=5 2 sin ⎜ 100π t + C. i=5 2 sin ⎜ 100π t −

⎞ ⎟ (A) ⎠

⎟ (A) 4⎠

B. i=5 2 sin(100π) (A)

⎛ ⎝

D. i=5 2 sin ⎜ 100π t −

3π ⎞ ⎟ (A) 4 ⎠

ĐỀ SỐ 4 KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi : VẬT LÍ – BỔ TÚC Thời gian làm bài : 60 phút (Số câu hỏi trắc nghiệm : 40)

Câu 1 : Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L=

1

π

H và điện trở

thuần R=100Ω mắc nối tiếp. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100V, tần số 50Hz thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là :

⎛ ⎝

π⎞

⎛ ⎝

π⎞

A. i=sin ⎜ 100π t − C. i=sin ⎜ 100π t −

⎟ (A) 4⎠

⎟ (A) 2⎠

⎛ ⎝

B. i=2sin ⎜ 100π t −

⎛ ⎝

D. i=sin ⎜ 100π t +

π⎞

⎟ (A) 4⎠

π⎞

⎟ (A) 4⎠

Câu 2 : Trong việc truyền tải điện năng đi xa, biện pháp để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện là : A. chọn dây có điện trở suất lớn B. giảm tiết diện của dây C. tăng chiều dài của dây D. tăng hiệu điện thế ở nơi truyền đi

Câu 3 : Cơ năng của một chất điểm dao động điều hòa tỉ lệ thuận với : A. biên độ dao động B. bình phương biên độ dao động C. chu kì dao động D. li độ của dao động Câu 4 : Một con lắc gồm một lò xo có độ cứng k=100N/m và một vật có khối lượng m=250g, dao động điều hòa với biên độ A=6cm. Nếu chọn gốc thời gian t=0 lúc vật qua vị trí cân bằng thì quãng đường vật đi được trong π/10s đầu tiên là : A. 24cm B. 12cm C. 6cm D. 9cm Câu 5 : Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào sau đây? A. Truyền được trong chân không B. Phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ C. Là sóng ngang D. Mang năng lượng Câu 6 : Trong đoạn mạch điện xoay chiều có điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm thì :

R 2 + ( Lω )

A. tổng trở của đoạn mạch tính bằng công thức Z=

2

B. dòng điện tức thời qua điện trở và cuộn dây là như nhau, còn giá trị hiệu dụng thì khác nhau. C. dòng điện luôn nhanh pha hơn so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. D. điện năng tiêu hao trên cả điện trở lẫn cuộn dây Câu 7 : Tại cùng một vị trí địa lí, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kì dao động điều hòa của nó. A. tăng 2 lần B. giảm 4 lần C. tăng 4 lần D. giảm 2 lần Câu 8 : Công thức tính năng lượng điện từ của một mạch dao động LC là : A. W=

Q 20 C

B. W=

Q 20 L

C. W=

Q 20 2C

D. W=

Q 20 2L

Câu 9 : Một mạch dao động có tụ điện C=

2

π

10-3F và cuộn dây thuần cảm L. Để

tần số dao động điện từ trong mạch bằng 500Hz thì độ tự cảm L của cuộn dây phải có giá trị là : A.

π 500

H

B. 5.10-4H

C.

10−3

π

H

D.

10−3 H 2π

Câu 10 : Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức i=I0sin(ωt+ϕ). Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là : A. I=2I0 B. I=I0/2 C. I=I0/ 2 D. I=I0 2 Câu 11 : Một đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ điện. Biết hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mạch là 100V, ở hai đầu điện trở là 60V. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là : A. 40V B. 160V C. 60V D. 80V Câu 12 : Với cùng một công suất cần truyền tải, nếu tăng hiệu điện thế hiệu dụng ở nơi truyền đi lên 20 lần thì công suất hao phí trên đường dây : A. giảm 20 lần B. tăng 400 lần C. tăng 20 lần D. giảm 400 lần Câu 13 : Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C=

10−3

π ⎛ ⎝

F mắc nối tiếp. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện

uC=50 2 sin ⎜ 100π t −

3π ⎞ ⎟ (V). Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch 4 ⎠

là :

⎛ ⎝

A. i=5 2 sin ⎜ 100π t + C. i=5 2 sin(100π) (A)

3π 4

⎞ ⎟ (A) ⎠

⎛ ⎝

π⎞

⎛ ⎝

3π ⎞ ⎟ (A) 4 ⎠

B. i=5 2 sin ⎜ 100π t − D. i=5 2 sin ⎜ 100π t −

⎟ (A) 4⎠

Câu 14 : Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Gọi độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δl. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A (A>Δl). Trong quá trình dao động lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất là : A. F=kA B. F=k(A-Δl) C. F=0 D. F=kΔl Câu 15 : Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh. Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Điện trở thuần R=100Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch u=200sin100πt (V). Khi thay đổi hệ số tự cảm của cuộn dây thì cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị cực đại là : A. I=2A B. I=0,5A C. I=I/ 2 A

D. I= 2 A

Câu 16 : Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần R mắc nối tiếp với một tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều u=U0sinωt. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch được xác định bằng hệ thức : A. I=

U0

2 R +ω C

C. I=

2

2

2

U0 R 2 + ω 2C 2

U0

B. I=

2 R2 + D. I=

1 ω C2 2

U0 2 R 2 + ω 2C 2

Câu 17 : Cho một đoạn mạch không phân nhánh gồm một điện trở thuần, một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch đó thì khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R. B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị lớn nhất. C. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch. D. Cảm kháng và dung kháng của mạch bằng nhau. Câu 18 : Trong các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt, tủ lạnh, động cơ, người ta phải nâng cao hệ số công suất nhằm. A. giảm cường độ dòng điện B. tăng công suất tỏa nhiệt C. giảm công suất tiêu thụ D. tăng cường độ dòng điện Câu 19 : Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì chu kì dao động điện từ trong mạch là : A. T=2π

I0 Q0

B. T=2πQ0I0

C. T=2π

Q0 I0

D. T=2πLC

Câu 20 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có các

⎛ ⎝

phương trình dao động là : x1=5sin(10πt) (cm) và x2=5 3 sin ⎜ 10π t + Phương trình dao động tổng hợp của vật là :

π⎞

⎟ (cm). 3⎠

⎛ ⎝

A. x=5sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎛ ⎝

B. x=5 3 sin ⎜ 10π t +

⎟ (cm)

6⎠

⎛ ⎝

C. x=5 3 sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎟ (cm) 4⎠

⎛ ⎝

D. x=5sin ⎜ 10π t +

π⎞

⎟ (cm)

6⎠

π⎞

⎟ (cm) 2⎠

Câu 21 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một hiệu điện thế dao động điều hòa có biểu thức u=220 2 sinωt(V). Biết điện trở thuần của mạch là 100Ω. Khi ω thay đổi thì công suất tiêu thụ cực đại của mạch có giá trị là : A. 484W B. 242W C. 220W D. 440W Câu 22 : Trong dao động của con lắc lò xo, nhận xét nào sau đây là không đúng A. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động tắt dần B. Tần số dao động riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động C. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn D. Biên độ dao cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn Câu 23 : Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh và một ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch. Cuộn dây có r=10Ω; L=

1 H. Đặt vào hai đầu 10π

đoạn mạch một hiệu điện thế dao động điều hòa có giá trị hiệu dụng là U=50V và tần số f=50Hz. Khi hiệu dung của tụ điện có giá trị là C1 thì số chỉ của ampe kế là cực đại và bằng 1 A. Giá trị của R và C1 là : A. R=50Ω và C1= C. R=40Ω và C1=

10−3

π 10−3

π

F

B. R=50Ω và C1=

F

D. R=40Ω và C1=

2.10−3

π 2.10−3

π

F F

Câu 24 : Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ là A (hay xm). Li độ của vật khi động năng của vật bằng thế năng của lò xo là :

A 2 2 A C. x=± 2 A. x=±

A 2 4 A D. x=± 4 B. x=±

Câu 25 : Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ điện biến thiên điều hòa với chu kì T. Năng lượng điện trường ở tụ điện : A. biến thiên điều hòa với chu kì 2T.

B. biến thiên điều hòa với chu kì T. C. biến thiên điều hòa với chu kì T/2. D. không biến thiên điều hòa theo thời gian. Câu 26 : Phát biểu nào sau đây về cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha là không đúng ? A. Hai đầu của mỗi cuộn dây phần ứng là một pha điện. B. Rôto là phần cảm. C. Rôto là phần ứng, stato là phần cảm. D. Stato là phần ứng gồm ba cuộn dây giống hệt nhau đặt lệch nhau 1/3 vòng tròn trên stato. Câu 27 : Trong dụng cụ nào dưới đây có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến? A. Chiếc điện thoại di động B. Máy thu thanh C. Máy thu hình (TV-tivi) D. Cái điều khiển ti vi Câu 28 : Một vật nhỏ hình cầu khối lượng 400g được treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng 160N/m. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 10cm. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng có độ lớn là : A. 2m/s B. 0m/s C. 4m/s D. 6,28m/s Câu 29 : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều u=220 2 sin(100πt) (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh có điện trở R=110Ω. Khi hệ số công suất của đoạn mạch lớn nhất thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là : A. 115W B. 440W C. 460W D. 172,7W Câu 30 : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều u vào hai đầu một tụ điện C, dòng điện xoay chiều i đi qua tụ điện A. trễ pha π/3 so với tụ điện B. trễ pha π/2 so với u C. đồng pha với u D. sớm pha π/2 so với u Câu 31 : Khi có sóng dừng trên một đoạn dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng : A. hai lần bước sóng B. một phần tư bước sóng C. một bước sóng D. một nửa bước sóng Câu 32 : Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với vận tốc sóng v=0,2m/s, chu kì dao động T=10s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là : A. 2m B. 0,5m C. 1m D. 1,5m Câu 33 : Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi : A. Đoạn mạch chỉ có cuộn cảm L.

B. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp. C. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp. D. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp. Câu 34 : Trong sự giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn kết hợp cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn k=0,±1, ±2… có giá trị là : A. d2-d1=kλ B. d2-d1=2kλ C. d2-d1=(k+1/2)λ D. d2-d1=kλ/2 Câu 35 : Tại cùng một vị trí địa lí, hai con lắc đơn có chu kì dao động riêng lần lượt là T1=2,0s và T2=1,5s, chu kì dao động riêng của con lắc thứ ba có chiều dài bằng tổng chiều dài của hai con lắc nói trên là : A. 5,0s B. 4,0s C. 2,5s D. 3,5s Câu 36 : Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào : A. vĩ độ địa lí B. chiều dài dây treo C. gia tốc trọng trường D. khối lượng quả nặng Câu 37 : Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T=3,14s và biên độ A=1m. Khi điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó bằng : A. 2m/s B. 3m/s C. 0,5m/s D. 1m/s Câu 38 : Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là không đúng : A. Sóng âm là sóng cơ học truyền được trong các môi trường vật chất như rắn, lỏng hoặc khí. B. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 200Hz đến 16000Hz. C. Sóng âm không truyền được trong chân không. D. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ. Câu 39 : Câu nào sau đây nói về máy biến thế là không đúng? A. Máy biến thế có thể biến đổi hiệu điện thế đó cho thành hiệu điện thế thích hợp với nhu cầu sử dụng. B. Máy biến thế có thể biến đổi cả các hiệu điện thế của dòng điện không đổi. C. Máy biến thế có vai trò lớn trong việc truyền tải điện năng đi xa. D. Trong máy biến thế, cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau. Câu 40 : Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời của vật dao động biến đổi : A. cùng pha với li độ B. sớm pha π/4 so với li độ C. ngược pha với li độ D. lệch pha π/2 so với li độ ĐỀ SỐ 5 THI TUYỂN SINH VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Môn thi : VẬT LÍ Thời gian làm bài : 90 phút (Số câu hỏi trắc nghiệm : 50) Câu 1 : Tụ xoay gồm tất cả 19 tấm nhôm có diện tích đối diện S=3,14cm2 khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là d=1mm. Biết k=9.109Nm2/C2 và mắc hai đầu tụ xoay với cuộn cảm L=5mH. Khung dao động có thể thu sóng điện từ có bước sóng là : A. 1000m B. 150m C. 198m D. 942m Câu 2 : Khi mạch dao động hoạt động, chu kì của mạch dao động là : A. T=2π

L C

B. T=2π

C L

C. T=2π

LC

D. T=2πLC

Câu 3 : Một người cận thị phải đeo kính cận số 4 mới nhìn thấy rõ những vật ở xa vô cùng. Khi đeo kính trên sát mắt người đó chỉ đọc được trang sách đặt cách mắt ít nhất 25cm. Giới hạn nhìn rõ của người này khi không đeo kính là : A. lớn hơn 12cm B. từ 12,5 cm đến 25cm C. từ 25cm đến 35cm D. từ 35cm trở lên Câu 4 : Một mắt thường có quang tâm cách võng mạc 15mm, nhìn được vật ở rất xa cách mắt 25cm. Tiêu cự của mắt thay đổi như thế nào ? A. Không đổi B. Thay đổi tong khoảng từ 0 đến 15mm C. Thay đổi tong khoảng từ 15mm đến 14,15mm D. Thay đổi tong khoảng lớn hơn 15mm Câu 5 : Tiêu cự của vật kính và thị kính của một ống nhòm quân sự lần lượt là f1=30cm; f2=5cm. Một người đặt mắt sát thị kính chỉ thấy được ảnh rõ nét của vật ở rất xa khi điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính trong khoảng từ 33cm đến 34,5cm. Giới hạn nhìn rõ của mắt người này là : A. từ 7,5cm đến 45cm B. từ 5,7cm đến 45cm C. từ 7,5cm đến 45m D. từ 7,5mm đến 45cm Câu 6 : Mắt một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm. Người đó quan sát vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự f=5cm. Kính được đặt sao cho tiêu điểm của nó trùng với quang tâm của mắt. Độ bội giác khi ngắm chừng ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn là : A. GC=3; GV không tính được vì thiếu dữ kiện B. GC=3; GV=3

C. GC=0,3; GV=30 D. GC=20; GV=3 Câu 7 : Vật sáng AB đặt song song và cách màn ảnh M một khoảng L. Dịch chuyển một thấu kính hội tụ có tiêu cự f có trục chính vuông góc với màn ảnh trong khoảng vật và màn. Phát biểu nào sau đây về các vị trí của thấu kính để có ảnh rõ nét trên màn là không đúng? A. Nếu L≤4f thì không thể tìm được vị trí nào B. Nếu L>4f thì có thể được 2 vị trí C. Nếu L=4f thì có thể được 1 vị trí duy nhất D. Nếu L≥4f thì có thể được 2 vị trí Câu 8 : Phát biểu nào sau đây về thấu kính hội tụ là không đúng? A. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính hội tụ B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ C. Vật thật nằm trong khoảng OF cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật D. Vật thật nằm trong khoảng OF cho ảnh ảo nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật Câu 9 : Điểm sáng S nằm trên trục chính của một gương cầu lõm có tiêu cự f=20cm và có đường kính vành gương là 6cm. Một màn ảnh đặt vuông góc với trục chính và ở trước gương 40cm. Biết điểm sáng ở trước gương là 30cm thì kích thước vệt sáng trên màn là : A. 1cm B. 2cm C. 5cm D. 7cm Câu 10 : Một lăng kính có A=600, chiết suất n= 3 đối với ánh sáng màu vàng của Natri. Một chùm tia sáng trắng và được điều chỉnh sao cho độ lệch với ánh sáng vàng cực tiểu. Lúc đó góc tới i1 có giá trị là : A. 100 B. 250 C. 600 D. 750 Câu 11 : Điều kiện tương điểm nào sau đây về ảnh của một vật qua gương cầu rõ nét là đúng? A. Góc mở rất nhỏ B. Góc tới của các tia sáng tới mặt gương phải rất nhỏ, tức là các tia tới phải gần như song song với trục chính C. Gương cầu có kích thước lớn D. A và B đúng Câu 12 : Nếu ảnh của một vật cho bởi gương cầu lồi là ảnh thật thì : A. ảnh cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật B. ảnh cùng chiều với vật và lớn hơn vật C. ảnh ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật

D. ảnh ngược chiều với vật và lớn hơn vật Câu 13 : Những kết luận nào sau đây về quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ là đúng? A. Quang phổ vạch phát xạ của các phân tử khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch, màu sắc của các vạch và độ sáng tỉ đối các vạch đó. Quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố cũng có đặc điểm riêng cho nguyên tố đó. Vì vậy, cũng có thể căn cứ vào quang phổ vạch hấp thụ để nhận biết sự có mặt của nguyên tố đó trong hỗn hợp hay hợp chất. B. Quang phổ vạch phát xạ của các phân tử khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch, màu sắc của các vạch và độ sáng tỉ đối các vạch đó. Quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố cũng có phẩm chất riêng cho nguyên tố đó. Vì vậy, cũng có thể căn cứ vào quang phổ vạch hấp thụ để nhận biết sự có mặt của nguyên tố đó trong hỗn hợp hay hợp chất. C. Quang phổ vạch phát xạ của các phân tử khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch, màu sắc của các vạch và độ sáng tỉ đối các vạch đó. Quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố cũng có tính chất đặc trưng riêng cho nguyên tố đó. Vì vậy, cũng có thể căn cứ vào quang phổ vạch hấp thụ để nhận biết sự có mặt của nguyên tố đó trong hỗn hợp hay hợp chất. D. Quang phổ vạch phát xạ của các phân tử khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch, màu sắc của các vạch và độ sáng tỉ đối các vạch đó. Quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố cũng có đặc điểm riêng cho nguyên tố đó. Vì vậy, cũng có thể căn cứ vào quang phổ vạch hấp thụ để nhận biết sự có mặt của nguyên tố đó trong hỗn hợp hay hợp chất. Câu 14 : Phát biểu nào sau đây về động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là đúng? A. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại làm catôt. B. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng kích thích và bản chất kim loại làm catôt. C. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại làm catôt.

D. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào chiết suất của ánh sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại làm catôt. Câu 15 : Phát biểu nào sau đây về mối liên hệ giữa quang phổ vạch hấp thụ va quang phổ vạch phát xạ là đúng? A. Ở một nhiệt độ nhất định, một đám hơi có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó. B. Ở một nhiệt độ nhất định, một vật rắn có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó. C. Ở một nhiệt độ nhất định, một chất lỏng bị kích thích có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó. D. Ở một nhiệt độ nhất định, một đám mây electron có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó. Câu 16 : Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là đúng? A. Mặt trời là một nguồn phát ra tia tử ngoại rất yếu. Khoảng 9% công suất của chùm sáng mặt trời là thuộc về các tia tử ngoại. Các hồ quang điện cũng là những nguồn phát tia tử ngoại mạnh. Trong các bệnh viện và phòng thí nghiệm, người ta dùng các đèn thủy ngân làm nguồn phát các tia tử ngoại. B. Mặt trời là một nguồn phát ra tia tử ngoại rất yếu. Khoảng 9% công suất của chùm sáng mặt trời là thuộc về các tia tử ngoại. Các hồ quang điện cũng là những nguồn phát tia tử ngoại mạnh. Trong các bệnh viện và phòng thí nghiệm, người ta dùng các đèn sưởi làm nguồn phát các tia tử ngoại. C. Mặt trời là một nguồn phát ra tia tử ngoại rất yếu. Khoảng 9% công suất của chùm sáng mặt trời là thuộc về các tia tử ngoại. Các hồ quang điện cũng là những nguồn phát tia tử ngoại mạnh. Trong các bệnh viện và phòng thí nghiệm, người ta dùng các đèn dầu làm nguồn phát các tia tử ngoại. D. Mặt trời là một nguồn phát ra tia tử ngoại rất yếu. Khoảng 9% công suất của chùm sáng mặt trời là thuộc về các tia tử ngoại. Các hồ quang điện cũng là những nguồn phát tia tử ngoại mạnh. Trong các bệnh viện và phòng thí nghiệm, người ta dùng các đèn thủy ngân làm nguồn phát các tia tử ngoại. Câu 17 : Kết luận nào sau đây về thang sóng điện từ là đúng? A. Tia Rơn-ghen : 10-12m đến 10-9m; tia tử ngoại : 10-9m đến 4.10-7m; ánh sáng nhìn thấy : 4.10-7m đến 7,5.10-7m và các sóng vô tuyến : 10-3m trở xuống. B. Tia Rơn-ghen : 10-12m đến 10-6m; tia tử ngoại : 10-9m đến 4.10-7m; ánh sáng nhìn thấy : 4.10-7m đến 7,5.10-7m và các sóng vô tuyến : 10-12m đến 10-9m.

C. Tia Rơn-ghen : 10-12m đến 10-9m; tia tử ngoại : 10-9m đến 4.10-7m; ánh sáng nhìn thấy : 4.10-7m đến 7,5.10-7m và các sóng vô tuyến : 10-3m trở lên. D. Tia Rơn-ghen : 10-12m đến 10-9m; tia tử ngoại : 10-9m đến 4.10-7m; ánh sáng nhìn thấy : 4.10-7m đến 7,5.10-7m và các sóng vô tuyến : 10-7m trở lên. Câu 18 : Kết luận nào sau đây về máy quang phổ là đúng? A. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng tán sắc ánh sáng trong các lăng kính là để phân tích ánh sáng trong các máy quang phổ. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng đơn sắc. Nói khác đi, nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra. B. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng tán sắc ánh sáng trong các lăng kính là để phân tích ánh sáng trong các máy quang phổ. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng đơn sắc. Nói khác đi, nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng có nhiều thành phần đơn sắc khác nhau do một nguồn sáng phát ra. C. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng tán sắc ánh sáng trong các lăng kính là để phân tích ánh sáng trong các máy quang phổ. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng đơn sắc. Nói khác đi, nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng có nhiều thành phần đơn sắc khác nhau do một nguồn sáng phát ra. D. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng tán sắc ánh sáng trong các lăng kính là để phân tích ánh sáng trong các máy quang phổ. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng đơn sắc. Nói khác đi, nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng khác nhau do một nguồn sáng phát ra. Câu 19 : Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng λ=0,4μm đến 0,7μm khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp là a=2mm, từ hai nguồn đến màn là D=1,2.103mm. Tại điểm M cách vân sáng trung tâm một khoảng xM=1,95mm, số bức xạ cho vân sáng là : A. 1 bức xạ B. 3 bức xạ C. 8 bức xạ D. 4 bức xạ Câu 20 : Kết luận nào sau đây là đúng : A. Hiện tượng giao thoa dễ xảy ra với sóng điện từ có bước sóng nhỏ. B. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. C. Những sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì tính chất sóng càng thể hiện rõ. D. Sóng điện từ có tần số nhỏ thì năng lượng phôtôn nhỏ.

Câu 21 : Độ lớn vận tốc và gia tốc của một vật dao động điều hòa thỏa mãn mệnh đề nào sau đây? A. Ở vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại, gia tốc cực đại. B. Ở vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu gia tốc triệt tiêu. C. Ở vị trí biên thì vận tốc cực đại gia tốc triệt tiêu. D. Ở vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu gia tốc cực đại. Câu 22 : Một vật dao động điều hòa. Khi vật ở li độ x thì độ lớn vận tốc và tần số góc nhận giá trị nào sau đây?

k m

A. v=ω2

A2 − x 2 ;ω=

C. v=ω

A2 − x 2 ;ω=2π

k m

B. v=ω2

A2 − x 2 ;ω=

D. v=ω

A2 − x 2 ;ω=

m k k m

Câu 23 : Một con lắc lò dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng k=40N/m, vật nặng có khối lượng m=200gam. Ta kéo vật từ VTCB hướng xuống dưới một đoạn 5cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lấy g=10m/s2. Giá trị cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi là : A. Tmax=2N và Tmin=1,2N B. Tmax=4N và Tmin=2N C. Tmax=2N và Tmin=0N D. Tmax=4N và Tmin=0N Câu 24 : Cho 2 dao động điều hòa theo phương cùng tần số góc là ω=100π (rad/s). Biên độ của 2 dao động là A1= 3 cm; A2= 3 cm. Pha ban đầ của 2 dao động là ϕ1=π/6; ϕ2=π/6 rad. Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp là : A. Biên độ A= 3 cm; pha ban đầu ϕ=π/3 rad B. Biên độ A= 3 cm; pha ban đầu ϕ=π/2 rad C. Biên độ A=3cm; pha ban đầu ϕ=π/3 rad D. Biên độ A=3cm; pha ban đầu ϕ=π/6 rad Câu 25 : Có 2 con lắc đơn mà độ dài của chúng khác nhau 22cm, dao động ở cùng một nơi. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thứ nhất thực hiện được 30 dao động toàn phần, con lắc thứ hai thực hiện được 36 dao động toàn phần. Độ dài của các con lắc lần lượt là : A. l1=88cm; l2=110cm B. l1=78cm; l2=110cm C. l1=72cm; l2=50cm D. l1=50cm; l2=72cm Câu 26 : Phát biểu nào về tần số và biên độ dao động tự do và dao động cưỡng bức là đúng?

A. Tần số của dao động tự do chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ, còn tần số của dao động cưỡng bức không bằng tần số của ngoại lực. Biên độ của dao động tự do phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu, còn biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào quan hệ giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ. B. Tần số của dao động tự do chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ, còn tần số của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào ngoại lực. Biên độ của dao động tự do phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu, còn biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào quan hệ giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ. C. Tần số của dao động tự do chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ, còn tần số của dao động cưỡng bức không bằng tần số của ngoại lực. Biên độ của dao động tự do không phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu, còn biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào quan hệ giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ. D. Tần số của dao động tự do chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ, còn tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực. Biên độ của dao động tự do không phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu, còn biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào quan hệ giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ. Câu 27 : Hai điểm trên cùng phương truyền sóng dao động ngược pha với nhau thì: A. khoảng cách giữa chúng bằng số lẻ lần nửa bước sóng. B. hiệu số pha của chúng bằng số lẻ lần π/2. C. hiệu số pha của chúng (2k+1)π với k thuộc Z. D. A và C đúng. Câu 28 : Hai nguồn dao động được gọi là hai nguồn kết hợp phải thỏa mãn những đặc điểm nào sau đây? A. Có cùng biên độ. B. Có cùng tần số. C. Có độ lệch pha không đổi theo thời gian và có cùng tần số. D. Có độ lệch pha không đổi theo thời gian và có cùng biên độ. Câu 29 : Quả cầu khối lượng m=0,625kg gắn vào đầu một lò xo có độ cứng k=400N/m treo thẳng đứng. Quả cầu được nối vào đầu A của một dây AB căng ngang. Giả sử lực căng dây không làm ảnh hưởng đến chuyển động của quả cầu. Kích thích cho quả cầu dao động tự

do theo phương thẳng đứng, ta thấy trên dây có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết dây dài l=AB=3m; lấy π2=10. Vận tốc truyền sóng trên dây là : A. 1m/s B. 2m/s C. 3m/s D. 4m/s Câu 30 : Một sợi dây đàn hồi OM=90cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích thì trên dây có sóng dừng với 3 bó sóng. Biên độ tại bụng sóng là 3cm. Tại điểm N trên dây gần O nhất có biên độ dao động là 1,5cm. ON có giá trị là : A. 10cm B. 5cm C. 5 2 cm D. 7,5cm Câu 31 : Cường độ dòng điện tức thời chạy qua đoạn mạch điện xoay chiều là i=2sin(100πt) A.Tại thời điểm t1 (s) nào đó dòng điện đang giảm và có cường độ bằng 1A. Cường độ dòng điện tại thời điểm t2=t1+0,005s là : A.

3A

B.

2A

C. - 3 A

D. - 2 A

Câu 32 : Trong mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh, hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu điện trở thuần R và giữa hai đầu cuộn dây có biểu thức lần lượt là uR=U0Rsinωt và uL=U0Lsin(ωt+π/2). Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây ngược pha với hiệu điện thế hai đầu tụ điện. B. Cuộn dây là thuần cảm ứng. C. Công suất trong mạch chỉ tiêu thụ trên điện trở R. D. Cuộn dây có điện trở thuần. Câu 33 : Điều nào sau đây về động cơ không đồng bộ pha ba là không đúng? A. Rôto là hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép. B. Từ trường quay trong động cơ là kết quả của việc sử dụng dòng điện xoay chiều một pha. C. Động cơ không đồng bộ ba pha có hai bộ phận chính là stato và rôto. D. Stato gồm 3 cuộn dây giống nhau quấn trên lõi sắt đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn để tạo ra từ trường quay. Câu 34 : Nói về máy phát điện xoay chiều ba pha, hãy chọn phát biểu đúng : A. Dòng điện xoay chiều 3 pha là hệ thống 3 dòng điện xoay chiều một pha có cùng tần số, biên độ, nhưng lệch pha về pha những góc 2π/3 rad. B. Phần ứng gồm 3 cuộn dây giống nhau được bố trí lệch nhau 1/3 vòng trên trên stato. C. Phần cảm của máy gồm 3 nam châm giống nhau có trục lệch pha những góc 1200. D. A và B. Câu 35 : Máy phát điện một chiều mà phần ứng có một khung dây tạo ra dòng điện:

A. nhấp nháy giống như dòng điện tạo được bằng cách chỉnh lưu nửa chu kì. B. điện nhấp nháy giống như dòng điện tạo được bằng cách chỉnh lưu hai nửa chu kì. C. có cường độ biến thiên tuần hoàn, có chiều không đổi. D. có cường độ và chiều không đổi. Câu 36 : Phát biểu nào về tác dụng của máy biến thế là đúng? A. Thay đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. B. Tăng hiệu điện thế của nguồn điện không đổi. C. Giảm hiệu điện thế của nguồn điện không đổi. D. Điều chỉnh dòng điện xoay chiều thành dòng điện không đổi. Câu 37 : Cho một mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh, cuộn dây thuần cảm kháng. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch có biểu thức u=120 2 sin100πt (V); L=

1 4.10−4 H; C= F và R=20Ω. Công suất và hệ số công suất của mạch là : 10π π

A. 400W và 0,6 B. 400W và 0,9 C. 460,8 W và 0,8 D. 470,9 và 0,6 Câu 38 : Một khung dây có N vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là S. Đặt khung dây trong từ trường có cảm ứng là B. Lúc t=0 : vectơ pháp tuyến của khung hợp

ur

với vectơ cảm ứng từ B một góc ϕ. Cho khung dây quay đều quanh trục (Δ). Biểu thức từ thông gửi khung dây và biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung ở thời điểm t là : A. φ=NBScosϕ; e=-NBSsinϕ B. φ=NBScosϕ; e=NBSsinϕ C. φ=NBScos(ωt+ϕ); e=ωNBSsin(ωt+ϕ) D. φ=NBScos(ωt+ϕ); e=ωNBScos(ωt+ϕ) Câu 39 : Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ : Cuộn dây không thuần cảm R=80Ω, uAB=240 2 sinωt (V). Cường độ hiệu dụng I= 3 A. Biết uMB nhanh pha 300 so với uAB và uAN vuông pha với uAB. Cảm kháng và dung kháng của mạch là : A. ZL=120 3 Ω; ZC=80 3 Ω B. ZL=120 3 Ω; ZC=120 3 Ω C. ZL=20 3 Ω; ZC=80 3 Ω D. ZL=80 3 Ω; ZC=120 3 Ω

Câu 40 : Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn dây có độ tự cảm L=2.10-6H; tụ điện có điện dung C=2.10-10F; điện trở thuần R=0. Xác định tổng năng lượng điện từ trong mạch, biết rằng hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 120mV. Để máy thu thanh chỉ có thể thu được các sóng điện từ có bước sóng từ 18πm đến 240πm, người ta thay tụ điện trong mạch bằng một tụ điện có điện dung biến thiên. Cho c=3.108m/s. Giá trị điện dung của tụ điện nằm trong khoảng : A. 1,44.10-12J; 4,5.10-10F ≤ C ≤ 80,10-9F B. 1,44.10-10J; 4,5.10-9F ≤ C ≤ 80,10-9F C. 1,44.10-10mJ; 4,5.10-9F ≤ C ≤ 80,10-9F D. 1,44.10-10J; 4,5.10-9F ≤ C ≤ 80,10-8F Câu 41 : Hiện tượng quang dẫn là : A. hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu bằng chùm sáng thích hợp. B. hiện tượng giảm mạnh điện trở của một số kim loại khi được chiếu sáng. C. hiện tượng chất bán dẫn khi được chiếu sáng sẽ ngừng dẫn điện. D. hiện tượng điện trở của kim loại tăng lên khi bị chiếu sáng. Câu 42 : Xét một nguyên tử Hiđrô nhận năng lượng kích thích, electron chuyển lên quỹ đạo M, khi electron trở về các quỹ đạo bên trong sẽ phát ra : A. một bức xạ thuộc dãy Banme B. hai bức xạ thuộc dãy Banme C. ba bức xạ thuộc dãy Banme D. không có bức xạ thuộc dãy Banme Câu 43 : Tần số nhỏ nhất của phôtôn trong dãy Pasen là tần số của phôtôn của bức xạ khi electron : A. chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo N. B. chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M. C. chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo M. D. chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo K. Câu 44 : Catôt của một tế bào quang làm bằng Xêdi là kim loại có công thoát A=2eV, được chiếu sáng bằng bức xạ có bước sóng 0,3975μm. Cho h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s, e=-1,6.10-19C. Hiệu điện thế hãm UAK đủ hãm dòng quang điện có giá trị là : A. -1,125V B. -1,25V C. -2,125V D. -2,5V Câu 45 : Hạt nhân phóng xạ urani biến thành hạt nhân

226 88 Ra.

238 92 U

phát ra một số hạt α và một số hạt β- để

Kết luận nào sau đây là đúng?

B. Ba hạt α và hai hạt βA. Hai hạt α và hai hạt βC. Ba hạt α và ba hạt β D. Ba hạt α và bốn hạt βCâu 46 : Cho biết prôtôn và nơtron có khối lượng lần lượt là 1,0073u và 1,0087u, khối lượng của Heli 4 2

4 2

He là 4,0015u, 1u=931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết của

He là : A. 28,41075MeV C. 0,0305MeV

Câu 47 : Natri

24 11 Na

B. 1849,49325MeV D. 3755,808MeV là chất phóng xạ β- và tạo thành Mg. Sau thời gian 105 giờ,

độ phóng xạ của nó giảm đi 128 lần. Chu kì bán rã của nó là : A. T=15h B. T=3,75h C. T=30h D. T=7,5h Câu 48 : Một mẫu

210 84 Po

là chất phóng xạ α và có chu kì bán rã là 140 ngày đêm

tại thời điểm t=0 có khối lượng 2,1g. Sau thời gian t, khối lượng của mẫu chỉ còn 0,525g. Khoảng thời gian t đó là : A. 70 ngày đêm B. 140 ngày đêm C. 210 ngày đêm D. 280 ngày đêm Câu 49 : Độ phóng xạ của 3mg

60 27 Co

là 3,41Ci. Cho NA=6,023.1023 hạt /mol;

ln2=0,693; 1 năm = 365 ngày. Chu kì bán rã T của

60 27 Co

là :

A. 32 năm B. 15,6 năm C. 8,4 năm D. 5,245 năm Câu 50 : Phát biểu nào về tính chất của sóng điện từ là không đúng : A. Sóng điện từ mang năng lượng B. Tần số của sóng điện từ và tần số dao động của điện tích (gây ra sóng điện từ) bằng nhau. C. Sóng điện từ truyền trong chân không với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng. D. Sóng điện từ không bị phản xạ ở tầng điện li của Trái đất.

Related Documents

Chuan Bi Kien Thuc
October 2019 7
Chuan Bi
June 2020 2
Chuan Bi
May 2020 5
Kien Thuc Ck
June 2020 1
Phan Cong Chuan Bi Thiet Bi
November 2019 16