Catalog1_ban Moi Nhat

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Catalog1_ban Moi Nhat as PDF for free.

More details

  • Words: 9,987
  • Pages: 26
SAÙCH ÑAÕ XUAÁT BAÛN

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC 53 Nguyễn Du - Hà Nội ĐT: (84-4) 945 4661 - Fax: (84-4) 945 4660 E-mail: [email protected]

NHÖÕNG CUOÄC ÑÔØI SONG HAØNH SOCRATES TÖÏ BIEÄN Plato-Xenophon

Nguyễn Văn Khoa dịch

Caùc nhaân vaät kieät xuaát Hy Laïp La Maõ coå ñaïi Plutarque

Cao Việt Dũng, Vũ Thọ dịch Plato ghi lại lời của Socrates tự biện hộ cho mình chống lại việc kết tội ông là “làm suy đồi giới trẻ, không tin vào Thượng đế và tự tạo ra một Thượng đế mới”. “Apology”- Tự biện ở đây mang ý nghĩa ban đầu của nó là hình thức tự bảo vệ của chính nghĩa, hoặc của niềm tin hay hành động của một người. Đây là tác phẩm quan trọng bởi nếu đọc nó một cách đúng đắn, người đọc sẽ tiếp cận được với phương pháp của Socrates, tức là tham gia vào phương pháp đối thoại và sẽ nắm bắt được những chủ đề chính của trường phái Plato mà không cần phải tham gia vào bất kỳ khoá học nào.

Số trang: 156 Khổ: 12 x 20 Giá bìa: 22.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2007

Về bản chất, Thésée và Romulus đều được sinh ra cho chính trị, nhưng cả hai đều không giữ ngôi vua; một người hướng tới dân chủ, một người hướng tới độc tài, cả hai đều phạm phải sai lầm vì vướng vào những dục vọng trái ngược. Người nào buông thả hoặc thắt chặt quá mức quyền lực đều không còn là một vị vua hay một vị thủ lĩnh; ông ta sẽ trở thành hoặc một tên mị dân hoặc một kẻ độc tài, khiến người dân căm thù hoặc khinh bỉ. (So sánh Thésée và Romulus) (…) Trong số những tác phẩm của mỗi người, thoạt tiên hãy lưu ý rằng Numa nhận ra làm vua trong khi Lycurgue từ chối. Một người nhận nó mà không cần đòi hỏi; người kia đã có nó nhưng lại rời bỏ. Một người được người khác nâng lên hàng vua chúa từ địa vị một con người bình thường và là người nước ngoài; người kia đang là vua lại hạ mình trở thành một người bình thường. Dĩ nhiên là thật tốt đẹp khi được lên làm vua nhờ sự công chính của mình, nhưng cũng thật tốt đẹp khi yêu thích công chính hơn là quyền làm vua. Đức hạnh khiến người thứ nhất lừng danh đến độ người ta coi ông xứng đáng được trị vì, trong khi người thứ hai vĩ đại đến mức không thèm trị vì. (So sánh Lycurgue và Numa)

Số trang: 344 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 38.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2007

BAØN VEÀ TÖÏ DO John Stuart Mill

Nguyễn Văn Trọng dịch

TAÂM LYÙ HOÏC ÑAÙM ÑOÂNG Gustave Le Bon

Tác phẩm này của John Stuart Mill đề cập khái niệm tự do xã hội như “một ranh giới kiểm soát xã hội và độc lập cá nhân”. Ông đề ra các nguyên lý về quyền tự do nhằm đạt được sự hài hoà trong quan hệ giữa con người cá nhân với cộng đồng xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển. Các đóng góp tư tưởng của John Stuart Mill để lại dấu ấn rõ rệt trong văn hoá phương Tây. Luận văn Bàn về tự do này của ông luôn được các học giả phương Tây coi là tác phẩm kinh điển và sau gần một thế kỷ rưỡi nó vẫn còn là đối tượng được trích dẫn và tranh cãi trong các nghiên cứu hiện đại. Đáng chú ý là nó đã được người Nhật dịch và xuất bản ngay từ năm 1871 (nguyên bản công bố ở Anh năm 1859) với hàng triệu ấn bản và rất được các nhà Duy tân của Nhật Bản coi trọng.

Số trang: 264 Khổ: 12 x 20 Giá bìa: 38.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2006

Nguyễn Xuân Khánh dịch Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính Gustave Le Bon đã viết nhiều tác phẩm dẫn giải về lý thuyết tính ưu việt giống nòi, hành vi bầy đàn, tâm lý đám đông. Các nghiên cứu của ông về tâm lý đám đông trở nên quan trọng trong nửa đầu thế kỷ 20 khi được các nhà nghiên cứu về truyền thông như Hadly Cantrill và Blumer sử dụng để miêu tả phản ứng của các nhóm phụ thuộc đối với truyền thông. Với những gì ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848, ông đã viết tác phẩm Tâm lí học đám đông. Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động và sự lớn mạnh của đám đông có quan hệ với những bất ổn về chính trị, xã hội. Ngày nay, lí thuyết của Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người dặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là “con đẻ” của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hoành, chứng khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông.

Số trang: 304 Khổ: 12 x 20 Giá bìa: 39.000 đ In và nộp lưu chiểu quý III năm 2006

THEÁ GIÔÙI NHÖ TOÂI THAÁY Albert Einstein

Đinh Bá Anh, Trần Tiễn Cao Đăng, Nguyễn Vũ Hảo dịch Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính

KHAÛO LUAÄN THÖÙ HAI VEÀ CHÍNH QUYEÀN Chính quyeàn daân söï John Locke

Lê Tuấn Huy dịch Cuốn sách này là tập hợp những bài viết, bài nói chuyện, thư từ và tiểu luận khoa học của một trong những con người vĩ đại nhất của thế kỷ XX: Albert Einstein. Ông là một trong những thiên tài hiếm hoi, người không chỉ vô cùng xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu của mình mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực khác: Tư tưởng, tôn giáo và hoà bình thế giới. “Chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội, vâng, thậm chí đề ra những quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo. Nếu không có những cá thể sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập, thì sự phát triển lên cao của xã hội là khó tưởng tượng.”

LUẬN VỀ NGUỒN GỐC, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHÍNH QUYỀN DÂN SỰ §125. (…) mỗi người trong trạng thái tự nhiên đồng thời vừa là người phán xử vừa là người thực thi luật tự nhiên, mà con người ta thì thiên vị cho chính mình, nên cảm xúc và sự trả thù vẫn thường hay đưa họ đi quá xa, và với cái đầu nóng trong những trường hợp của riêng mình cũng như sự cẩu thả tính lãnh đạm đã khiến họ quá tắc trách trong những trường hợp của người khác.

“Lý tưởng chính trị của tôi là lý tưởng dân chủ. Mỗi người cần được tôn trọng như một nhân cách và không ai được thần thánh hóa.”

Khảo luận thứ hai về chính quyền, với tựa phụ là Luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự, là nơi Locke trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước. Những kiến giải của Locke dựa trên cái phương án chung của triết học chính trị thế kỷ XVII và XVIII, là quan niệm về các quyền tự nhiên và khế ước xã hội.

Số trang: 216 Khổ: 12 x 20 Giá bìa: 33.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2006

Số trang: 318 Khổ: 12 x 20 Giá bìa: 37.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2007

NEÀN DAÂN TRÒ MYÕ

Alexis de Tocqueville Phạm Toàn dịch Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu

Đây là cuốn sách đầy đủ nhất khảo sát về nền dân chủ Mỹ. Tocqueville muốn nghiên cứu và tìm hiểu liệu các chính thể quân chủ châu Âu có thể học tập và bắt chước nền dân chủ Mỹ được không, hay nói cách khác những giá trị dân chủ Mỹ liệu có thể được thi hành trên Cựu Lục địa không. “Cuốn sách này không thực sự nhằm vào một đối tượng nào. Khi viết sách này, tôi không quan tâm phục vụ hoặc chống lại bất kỳ phe phái nào. Tôi tìm cách hiểu thấu vấn đề không theo cách làm cho nó khác đi mà theo cách nhìn xa hơn các phe phái. Và trong khi các phe phái lo toan đến ngày mai thì tôi muốn lo nghĩ cho tương lai.”

Tập I Số trang: 742 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 85.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2007

Theo de Tocqueville, nền dân trị hứa hẹn những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề nóng bỏng tính thời sự: - Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu? - Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện? - Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng quay trở về với cuộc sống riêng tư (ông gọi là “chủ nghĩa cá nhân”) ngày càng gia tăng trong nhân dân? - Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội; hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng? (Bùi Văn Nam Sơn)

Tập II Số trang: 520 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 65.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2007

PHEÂ PHAÙN NAÊNG LÖÏC PHAÙN ÑOAÙN

PHEÂ PHAÙN LYÙ TÍNH THÖÏC HAØNH

Myõ hoïc vaø muïc ñích luaän

Ñaïo ñöùc hoïc

Immanuel Kant

Immanuel Kant

Bùi Văn Nam Sơn dịch

Bùi Văn Nam Sơn dịch

Phê phán năng lực phán đoán kết thúc công cuộc Phê phán lý tính của Kant, vừa có chức năng hệ thống như là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, vừa có chức năng nghiên cứu về hai lĩnh vực mới mẻ: mỹ học và mục đích luận về Tự nhiên. Lần đầu tiên được dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ. … “Kant đã đặt cơ sở mới mẻ thật sự có ý nghĩa vạch thời đại cho mỹ học, vì đã thiết lập được tính độc lập và tính quy luật riêng của nó trong quan hệ với nhận thức khoa học và thực hành luân lý, chính trị…” (Trong phần I của tác phẩm). (Otfried Höffe) … “Có lẽ chưa bao giờ có quá nhiều ý tưởng sâu sắc được dồn nén lại trong một số ít trang sách như thế” (như ở phần II của tác phẩm). (F. W. J. Schelling/ A. Gehlen)

Số trang: 658 Khổ: 16 x 24 Giá bìa: 110.000 đ In và nộp lưu chiểu quý IV năm 2006

Phê phán lý tính thực hành (1788) là quyển thứ hai trong “bộ ba” Phê phán nổi tiếng của I. Kant và là một trong các tác phẩm quan trọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới về nền tảng của đạo đức học: Quy luật luân lý là cơ sở để nhận thức về Tự do; Tự do là cơ sở cho sự tồn tại của Quy luật luân lý. Lần đầu tiên được dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ. … “Ta chỉ có thể tránh được mọi khó khăn và thách thức của đạo đức học của Kant, nếu ta từ chối yêu sách thiết lập đạo đức học nói chung trên tính giá trị phổ biến và tất yếu của những mệnh đề “phải là”. Bây giờ […] trong “công viên con người” […] ắt sẽ chỉ còn lại công nghệ học xã hội và những quy tắc của sự khôn ngoan, và ta sẽ không cần đến một Siêu hình học về đức lý nào cả! Những vấn đề mà khiến ta đơn giản vứt bỏ các chủ đề như “Tự do” và “Phẩm giá”, trái lại, cần phải đối diện với chúng” … (Herbert Schnädelbach)

Số trang: 332 Khổ: 16 x 24 Giá bìa: 80.000 đ In và nộp lưu chiểu quý II năm 2007

NHÖÕNG ÑÆNH CAO CHÆ HUY

Daniel Yergin và Joseph Stanislaw

FRIEDRICH HAYEK: CUOÄC ÑÔØI VAØ SÖÏ NGHIEÄP Alan Ebenstein

Tác giả, người được giải thưởng Pulitzer với tác phẩm Phần thưởng, là chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về nền kinh tế toàn cầu. Ông đã tái hiện rõ nét những rủi ro và cơ hội xuất hiện khi cán cân quyền lực chuyển dịch trên toàn thế giới giữa một bên là các chính phủ và một bên là các thị trường. Cuộc chiến toàn cầu hóa đã và đang là vấn đề trung tâm và nóng bỏng. Những đỉnh cao chỉ huy là cuốn sách thiết yếu để hiểu rõ cuộc chiến xác lập “luật chơi mới” trong thế kỷ XXI này. “Không cuốn sách nào mô tả toàn diện và sâu sắc về quá trình chuyển đổi kinh tế trên toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua như tác phẩm này.” David J. Rothkopf, Foreign Affairs “Những đỉnh cao chỉ huy là một tác phẩm đồ sộ… Nó thuật lại một câu chuyện rất hấp dẫn; quan trọng hơn, nó thể hiện một trí tuệ uyên thâm.” Michael Elliott, Newsweek “Sự khái quát sâu rộng của tác phẩm Những đỉnh cao chỉ huy thật đáng kinh ngạc; sự lôi cuốn của nó thật không thể cưỡng lại được; và ý nghĩa giáo dục quan trọng của nó là không thể phủ nhận… Đã lâu lắm rồi tôi không đọc một cuốn sách mà trí tuệ và sự hấp dẫn lại hòa trộn một cách tài tình như vậy.” Robert Heilbroner, Los Angeles Times Book Review

Số trang: 832 Khổ: 16 x 24 Giá bìa: 110.000 đ In và nộp lưu chiểu quý III năm 2006

Lê Anh Hùng dịch Đinh Tuấn Minh hiệu đính

Mục đích của tác phẩm này là nhằm tìm hiểu sự nghiệp trí tuệ của Friedrich Hayek. Hayek là triết gia về tự do vĩ đại nhất suốt thế kỷ XX. Đóng góp của ông vào lí thuyết chính trị và kinh tế thật vô cùng to lớn. “Cuốn tiểu sử hoành tráng về triết gia tự do vĩ đại nhất thế kỷ XX. Một nghiên cứu được viết trang nhã, đầy cảm phục, song vẫn hàm chứa tính phê phán về cuộc đời và những đóng góp trí tuệ của Hayek.” - Milton Friedman “Thật tuyệt vời khi cuốn tiểu sử trí tuệ đầy đủ về Hayek xuất hiện. Cuốn sách có thể góp phần bổ sung một số đánh giá khái quát hoá về các tư tưởng của Hayek”. -

James M. Buchanan -

Số trang: 716 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 89.000 đ In và nộp lưu chiểu quý II năm 2007

YÙ TÖÔÛNG MÔÙI TÖØ CAÙC KINH TEÁ GIA TIEÀN BOÁI Todd G. Buchholz

Bùi Ngọc Sơn và Phạm Hồng Bắc dịch

Thomas Malthus nghĩ gì về vấn đề nhập cư? Adam Smith nói gì về Nhật Bản - một nền kinh tế đang mất dần địa vị của mình? Những kinh tế gia vĩ đại của 200 năm trở lại đây chẳng còn lại với chúng ta nữa nhưng tư tưởng của họ vẫn còn sống mãi. Những tư tưởng đó có mối quan hệ sống còn với bối cảnh kinh tế phức hợp đang liên tục phát triển ngày nay.

"Dí dỏm… dễ đọc… một cuốn lịch sử tư tưởng kinh tế không làm ai sợ hãi, kể cả những người ít hiểu biết nhất về kinh tế học." - Alfred L. Malabre, Jr "Làm sáng tỏ kinh tế học bằng một sự hóm hỉnh xuất sắc đến tinh quái." - Associated Press

Số trang: 480 Khổ: 13.5 x 20.5 Giá bìa: 60.000 đ In và nộp lưu chiểu quý III năm 2007

HOAØN CAÛNH HAÄU HIEÄN ÑAÏI Jean-François Lyotard

Ngân Xuyên dịch Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu

… “Quyển sách mang tính chất của một cương lĩnh. Nó mô tả sự biến chuyển từ Hiện đại sang Hậu-hiện đại: về phương diện xã hội học, những biến đổi nhanh chóng của xã hội tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về “tâm trạng” và hình thành nên một tâm thức (esprit) mới: tâm thức hậu-hiện đại; về phương diện triết học, các hình thức “hợp thức hóa” cho khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ta vào một hoàn cảnh (condition) mới: hoàn cảnh hậu-hiện đại, cần được giải quyết về mặt khoa học luận và triết học…” (…) Đó là một nỗ lực mới nhằm thức tỉnh trước những nguy cơ và cám dỗ để tiếp tục suy tưởng và kiến tạo những hình thức mới, phù hợp hơn để “cứu vãn” và bảo vệ những giá trị đích thực của Hiện đại: sự tự do và sự khai phóng của cá nhân. (…) Lyotard chủ trương sự cần thiết của một quan niệm công bằng về sự truyền thông, trong đó không chỉ cho phép tồn tại mà còn bảo vệ sự đa dạng (những dị biệt và bất-đồng thuận), có thể liên tục phá vỡ sự đồng thuận tạm thời”.

Số trang: 240 Khổ: 12 x 20 Giá bìa: 38.000 đ In và nộp lưu chiểu quý IV năm 2007

TRÍ TUEÄ ÑAÙM ÑOÂNG James Surowiecki

Nguyễn Thị Yến dịch Trần Ngọc Hiếu hiệu đính Trí tuệ đám đông đưa ra một giả thuyết đơn giản đến mức dễ gây lầm tưởng, thậm chí có phần kỳ quặc: khi đưa ra một quyết định đúng đắn hay giải quyết một vấn đề nào đó thì những đám đông luôn tỏ ra thông minh hơn một vài chuyên gia riêng lẻ. Đây là cuốn sách đưa ra một cách kiến giải hoàn toàn mới về sự vận hành thực sự của thế giới. Trí tuệ đám đông trình bày lịch sử của một ý niệm hàm chứa trong nó những bài học sâu sắc đối với việc điều hành kinh doanh, tổ chức xã hội, cơ cấu hệ thống chính trị, chống chủ nghĩa khủng bố và suy nghĩ về tương lai của chúng ta.

SUÙNG, VI TRUØNG VAØ THEÙP Jared Diamond Trần Tiễn Cao Đăng dịch

Súng, Vi trùng và Thép: Định mệnh của các Xã hội Loài người (Guns, Germs and Stell: The Fates of Human Societies), tác phẩm đoạt giải Pulitzer và giải Phi Beta Kappa về khoa học, cùng các cuốn Sụp đổ (Collapse), Loài tinh tinh thứ ba (The third Chimpanzee) đã đặt Jared Diamond vào hàng ngũ những nhà tư tưởng hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất ở Mỹ.

Cuốn sách sẽ hấp dẫn nhiều độc giả bởi James Surowiecki đã chỉ ra, theo một cách thức hoàn toàn mới, sự vận hành thực sự của thế giới này.

Là một bước tiến quan trọng để chúng ta hiểu các xã hội con người, Súng, Vi trùng và Thép kể theo trật tự thời gian cách thức xuất hiện thế giới hiện đại và những bất bình đẳng của nó. Tác phẩm này trả lời câu hỏi tại sao các dân tộc ở một số lục địa đã có thể xâm chiếm, chinh phục hoặc chiếm chỗ những dân tộc đã có mặt từ trước ở các lục địa khác và Jared Diamond khẳng định: “Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt về sinh học giữa bản thân các dân tộc đó”. Đây là một cuốn sách phong phú với những phát lộ đầy kịch tính hẳn là sẽ khiến bạn đọc mê mẩn ngay cả khi nó khác hẳn với những gì bạn đọc đã biết.

Số trang: 388 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 47.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2007

Số trang: 598 Khổ: 16 x 24 Giá bìa: 89.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2007

SUÏP ÑOÅ

LOAØI TINH TINH THÖÙ BA

Hà Trần dịch

Nguyễn Thủy Chung, Nguyễn Kim Nữ Thảo dịch

Jared Diamond

Từ pho tượng đá ma quái trên đảo Phục Sinh tới thành phố Maya đổ nát ẩn sâu trong rừng già, bao tàn tích bí ẩn của những thế giới đã bị hủy diệt và của những nền văn minh đã biến mất vẫn tiếp tục ám ảnh chúng ta. Tại sao các xã hội từng hùng mạnh như vậy lại sụp đổ? Và liệu một ngày nào đó những tòa nhà chọc trời của chúng ta có đứng lạc lõng và bị cây rừng bao phủ như những ngôi đền cổ xưa không? Jared Diamond đưa chúng ta vào một cuộc hành trình đậm chất sử thi, đi khắp thế giới, xuyên suốt lịch sử của nhân loại và tới tương lai, để khám phá chúng ta sẽ sống sót như thế nào khi ngày mai tới.

Số trang: 608 Khổ: 16 x 24 Giá bìa: 98.000 đ In và nộp lưu chiểu quý I năm 2007

Jared Diamond

Loài người chúng ta và loài tinh tinh chia sẻ tới 98% số gen di truyền. Tuy nhiên, trong khi loài người thống trị hành tinh này - tạo nên các nền văn minh và tôn giáo, phát triển các hình thức giao tiếp phức tạp và đa dạng, nghiên cứu khoa học, xây dựng các thành phố và sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại... - thì loài tinh tinh vẫn hàng ngày phải đấu tranh để giải quyết những nhu cầu tồn tại cơ bản. Vậy 2% số gen còn lại có ý nghĩa như thế nào trong việc tạo ra sự khác nhau cơ bản giữa hai loài có chung nguồn gốc tiến hóa? Trong cuốn sách hấp dẫn, sáng tạo, sôi nổi, hài hước và thú vị này, nhà khoa học - tác giả nổi tiếng từng đoạt giải Pulitzer, Jared Diamond đã tìm hiểu về cách mà trong một khoảng thời gian rất ngắn, loài người đã tìm ra phương thức thống trị thế giới... cũng như huỷ diệt nó vĩnh viễn.

Số trang: 672 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 79.000 đ In và nộp lưu chiểu quý II năm 2007

SÖÏ TROÃI DAÄY VAØ SUY TAØN CUÛA ÑEÁ CHEÁ THÖÙ BA Willam L. Shirer Diệp Minh Tâm dịch Trong dòng thời gian của nhân loại, chưa từng có một đế chế nào hùng mạnh như Đế chế thứ Ba. Nó đã để lại hàng núi tài liệu , thể hiện mỗi giai đoạn thăng trầm từ lúc phôi thai cho đến ngày tàn. Điều may mắn cho lịch sử là chế độ Đức Quốc xã có thói quen ghi chép tỉ mỉ nhiều sự kiện, nhiều biến cố – gần như từng giờ – nhưng lại không kịp tiêu hủy chúng khi đến ngày cáo chung. Cộng vào đó là lời khai của các nhà lãnh đạo Quốc xã và những người sống trong các trại tập trung, nhật ký của các tướng lĩnh và quan chức, nhật ký chiến trường, bản ghi chép nội dung trao đổi trong các buổi họp tối mật, thư từ cá nhân, hồi ký của những người trong cuộc... William L. Shirer (1904-1993) là phóng viên đã quan sát và tường thuật cuộc sống của Quốc xã từ năm 1925, tiếp cận với các nhà lãnh đạo Quốc xã hàng đầu, và sau chiến tranh trở lại quan sát họ đứng trước vành móng ngựa khi tác giả tham dự các phiên tòa xử tội phạm chiến tranh. Ông đã bỏ ra năm năm rưỡi để rà soát từng đống tài liệu. Từ những nguồn này, và cũng từ thông tin do ông tự thu thập ở Đức và châu Âu trong hơn bốn thập kỷ, ông đã tổng hợp nên một thiên sử liệu của một trong những thời kỳ hãi hùng nhất trong lịch sử nhân loại

Số trang: 1128 Khổ: 16 x 24 Giá bìa: 145.000 đ In và nộp lưu chiểu quý III năm 2007

NGHIEÂN CÖÙU TRIEÁT HOÏC CÔ BAÛN Lý Chấn Anh Nguyễn Tài Thư dịch Trần Văn Đoàn giới thiệu

Tại Trung Quốc, Đài Loan và những cộng đồng người Hoa, Giáo sư Lý Chấn Anh được biết đến như là một học giả, một nhà giáo dục nghiêm túc, nhiệt tâm đầy sức sáng tạo và một nhà lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực. [...] Nghiên cứu Triết học cơ bản xuất bản năm 1979, tái bản và bổ túc nhiều lần, vốn được phát triển từ những lớp triết học căn bản tại hai Đại học Phụ Nhân và Đại học Quốc lập Chính trị nơi Lý giáo sư từng giảng dạy nhiều năm. Tập sách mang hai công năng: giới thiệu những nguyên lí triết học, đồng thời phát triển tư tưởng triết học nhân bản toàn diện mà cụ chủ trương. Điều mà tôi [tức Gs. Trần Văn Đoàn] muốn bàn tới nằm ở điểm sau, tức về công năng của triết học chính là công việc hoàn thiện, thăng tiến con người: một con người toàn diện gồm trí năng, đức năng, mĩ cảm và thánh năng. Công năng triết học này không chỉ giải đáp câu hỏi “con người là gì?”, mà quan trọng hơn nữa, trả lời câu hỏi “tại sao làm người?”. [...] Trích Lời giới thiệu: Lý Chấn Anh và nền triết học nhân bản toàn diện

Số trang: 608 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 70.000 đ In và nộp lưu chiểu quý III năm 2006

COÙ MOÄT NÖÔÙC MYÕ KHAÙC

MOÛ CHIM SEÛ ÑAÛO

GS. TS. Đỗ Hoài Nam

Nguyễn Ngọc Hải dịch

Michael Harrington

Jonathan Weiner

Chịu trách nhiệm nội dung

Khi kiệt tác Có một nước Mĩ khác của Michael Harrington được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1962, nó đã được chào đón như một tác phẩm gây tiếng vang và trở thành nguồn động lực cho cuộc chiến chống đói nghèo. Bình luận về cuốn sách này trên tạp chí The New Yorker, Dwight Macdonald viết: “Với một số trang ít đến kinh ngạc (dưới 200 trang) Harington đã nêu bật được vấn đề, mô tả một cách chi tiết tới mức khó tin về việc cần hiểu thế nào là đói nghèo ở đất nước này hiện nay… và phân tích những nguyên nhân tồn tại dai dẳng tình trạng đói nghèo hàng loạt trong bối cảnh thịnh vượng chung. Đây là một trong những cuốn sách xuất sắc và hết sức có ý nghĩa.” Dạng tác phẩm kinh điển trong sáng và cảm động sâu sắc kiểu này vẫn tỏ ra phù hợp với nước Mĩ ngày nay. So với lần xuất bản đầu tiên, ấn bản này có thêm những bài luận bổ sung của Harrington về tình trạng đói nghèo trong những năm 70, 80 và cả lời giới thiệu mới của một tác giả có tác phẩm thuộc loại bán chạy nhất là Irving Howe.

Số trang: 608 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 70.000 đ In và nộp lưu chiểu quý III năm 2006

Trên một hòn đảo hoang vu ở giữa quần đảo Galápagos, nơi Darwin có được những gợi ý đầu tiên về thuyết tiến hóa, hai nhà khoa học, Peter và Rosemary Grant, đã dành hai mươi năm để chứng tỏ rằng Darwin đã không biết đến sức mạnh trong học thuyết của chính ông. Vì trong các loài chim sẻ ở Daphne Major, chọn lọc tự nhiên không ít gặp cũng không diễn ra chậm chạp; nó đang diễn ra hàng giờ và chúng ta có thể theo dõi được. Trong câu chuyện về nghiên cứu khoa học mang tính đột phá đầy ấn tượng này, Johnathan Weiner đã theo chân các nhà khoa học khi họ theo dõi chim sẻ Darwin và bắt kịp một hiểu biết mới về bản thân sự sống. Mỏ chim sẻ đảo là một kiệt tác tao nhã và thuyết phục về lý luận và giải thích theo truyền thống của Stephen Jay Gould.

Số trang: 496 Khổ: 13 x 20.5 Giá bìa: 55.000 đ In và nộp lưu chiểu quý III năm 2006

CHAÙU OÂNG RAMEAU Denis Diderot

Phùng Văn Tửu dịch và giới thiệu

Tác phẩm đặc biệt sâu sắc ở nhân vật “Tôi”: vừa biết nghe và hiểu sự phê phán đối với hệ thống, vừa sẵn sàng lên án kẻ phê phán ! Trong thâm tâm, “Tôi” thừa nhận sự phê phán nghiêm khắc của “Hắn”, nhưng, về mặt công khai, vẫn lên án “Hắn” là không xác đáng. Sự đời là vậy: sự xác đáng của kẻ phê phán khó mà được công khai thừa nhận khi anh ta dại dột phê phán trực diện một hệ thống hay một xã hội nhất định. “Hắn” vốn thừa biết cách nói cho hay điều dối trá để kiếm miếng ăn hàng ngày, nhưng lại không biết ăn nói (giả đạo đức) sao cho có thể chấp nhận được, vì thế, đã bị mất uy tín ngay trong hệ thống mà Hắn phê phán. Luận cứ và tâm thế của Tôi là một phiên bản tinh vi hơn, sành sỏi hơn của lối sống “makeno” (“mặc kệ nó”): nói gì thì nói, phải giữ đúng luật chơi. Ai không thích thì đi chỗ khác ! Diderot “trải đời”, và, nơi mọi góc khuất của xã hội hiện đại và… “không có vua”, đâu đâu cũng thấy những Rameun đang sống giữa chúng ta. Bùi Văn Nam Sơn

Số trang: 220 Khổ: 12 x 20 Giá bìa: 28.000 đ In và nộp lưu chiểu quý IV năm 2006

SAÙCH SAÉP XUAÁT BAÛN

TÖØ ÑIEÅN PHAÂN TÍCH KINH TEÁ HOÏC: KINH TEÁ VI MOÂ, KINH TEÁ VÓ MOÂ, LYÙ THUYEÁT TROØ CHÔI...),

HOÛI ÑAÙP BAÙCH KHOA Nguyễn Ngọc Hải biên soạn

Bernard Guerrien

Nguyễn Đôn Phước dịch

Từ điển trình bày một cách rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có phê phán hầu hết những khái niệm gặp phải trong quá trình học kinh tế tại đại học. Từ điển có thể đáp ứng nhiều yêu cầu rất khác nhau: yêu cầu của bạn đọc chỉ cần một cái nhìn chung về khái niệm nhất định cũng như yêu cầu của sinh viên muốn nắm rõ một lý thuyết. Mục tiêu chính của từ điển là trình bày một cách chính xác những điểm chủ yếu của lý thuyết và phân tích hiện đang thống trị kinh tế học và hợp thành nền tảng của chương trình học kinh tế; nhưng từ điển cũng trình bày, với ít nhiều chi tiết, nhiều chủ đề khác nhau của kinh trắc học, kinh tế học lao động, kinh tế công cộng, tiền tệ, tài chính, lý thuyết hợp đồng...

Trong gia đình, nhiều khi ông bà, cha mẹ rất “bí” trước các câu hỏi tưởng như ngây thơ nhưng rất “thông minh” của con cháu. Tất nhiên không thể trả lời bừa, hoặc cứ khất lần mãi là “lớn lên con sẽ biết”, vì sẽ khiến trẻ bị dằn vặt, bức xúc. Như bạn đọc sẽ thấy trong tập đầu tiên này, có những câu hỏi oái oăm tưởng như chỉ có ở trẻ nhỏ nhưng lại là của người lớn và rất có cơ sở khoa học. Bộ sách này nhằm vào nhiều chủ đề đa dạng khác nhau. Mỗi chủ đề là một bài ngắn gọn, cô đọng, được nêu thành từng câu hỏi và giải đáp kèm theo. Có thể phân chia các chủ đề thành khoa học cơ bản (toán, lý, hoá, sinh, y dược, thiên văn, vũ trụ, địa chất, địa lý, các khoa học xã hội và nhân văn…) và khoa học ứng dụng (nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, thực phẩm, môi trường, kỹ thuật, tin học, đời sống…). Cuốn sách dành cho những người ham khám phá!

Số trang: 1096

Số trang: 808

CHÍNH THEÅ ÑAÏI DIEÄN John Stuart Mill

DÖÔÙI NGOÏN CÔØ CUÛA CHA OÂNG James Bradley

Diệp Minh Tâm dịch

Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch và giới thiệu Tác phẩm này của Mill phân tích những đặc điểm và ưu điểm của chính quyền đại diện, về nghị viện, về cuộc bầu cử hai vòng, về vai trò của các Viện. Cơ bản gồm: Các hình thức chính thể là vấn đề lựa chọn; Tiêu chí để đánh giá một chính thể tốt; Hình thức chính thể lý tưởng nhất là chính thể đại diện; Dưới những điều kiện xã hội nào, chính thể đại diện không thể áp dụng được; Đâu là chức năng hợp lý của những bộ máy đại diện; Tính nguy hiểm và không kiên định có khả năng xảy ra trong chính thể đại diện; Nền cộng hoà chân thực hay giả dối; Đại diện của tất cả và đại diện của số đông; Mở rộng quyền bỏ phiếu; Liệu có nên có hai giai đoạn bầu cử hay không? Chế độ bầu cử; Thời gian tồn tại của nghị viện; Về chính quyền trong chính thể đại diện; Về chính quyền đại diện địa phương; Về dân tộc, khi kết hợp với chính thể đại diện, Về chính thể đại diện liên bang ...

Flags of Our Fathers là một trong những quyển sách tri thức hay nhất và cảm động nhất về chiến tranh và những hệ lụy của nó…, một phần là vì quyển sách truyền tải kiến thức và khiến ta xúc động bằng cách thức ta không ngờ đến. Ở một mức độ nào đó, ông Mr. Bradley đã soạn nên một bài điếu văn bùi ngùi cho người cha của ông, bài điếu văn tôn vinh người cha chính vì những phẩm chất đích thực đã làm cho người cha nổi danh ở Iwo Jima. Tác giả đã tạo nên bức tranh toàn cảnh khó quên về một trong những trận đánh ác liệt nhất trong lịch sử, một trận đánh mang đến chết chóc, thương tật và tàn phá trên diện rộng. Ngoài ra, tác giả còn suy tư về bản chất của anh hùng tính, sự cảm nhận của công chúng, và cái hố ngăn cách không gì lấp được giữa hai phạm trù ấy.

Số trang: 436 Số trang: 500

CAÁU TRUÙC CUÛA CAÙC CUOÄC CAÙCH MAÏNG KHOA HOÏC

BAÛY TRI THÖÙC TAÁT YEÁU CHO NEÀN GIAÙO DUÏC TÖÔNG LAI

Thomas S. Kuhn Chu Lan Bình dịch

Edgar Morin

Nguyễn Hồi Thủ dịch

Đây là một cuốn sách về khoa học triết học, phân tích cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học, cấu trúc các cộng đồng khoa học, sự phát triển của khoa học. Ông phân sự phát triển của các khoa học thành các giai đoạn tương đối ổn định mà ông gọi là khoa học thông thường, bị ngắt quãng bởi các thời kỳ được gọi là cách mạng khoa học. Trong khoa học thông thường về cơ bản không có cạnh tranh, các nhà khoa học tiến hành công việc như việc giải các câu đố. Khi các dị thường (sự không khớp với các tiên đoán và quan sát) xuất hiện, các nhà khoa học thường tìm cách giải quyết nó, và thường thành công. Tuy vậy có các dị thường có thể gây ra khủng hoảng. Khoa học khác thường nổi lên trong các giai đoạn như vậy. Nảy sinh nhiều trường phái khác nhau. Vì có tư duy và cạnh tranh, thường chỉ có một trường phái duy nhất sống sót, và khoa học lại bước vào khoa học thông thường mới. Tuy ông lấy các thí dụ chủ yếu từ lĩnh vực vật lý học, cuốn sách đề cập đến khoa học nói chung, và chủ đề của nó càng có ý nghĩa đối với các khoa học xã hội, các khoa học “chưa” thật “trưởng thành”.

Số trang: 378

Edgar Morin khiến chúng ta suy tư liên tục về một nền giáo dục thích hợp cần phải có trước sự phức tạp của thế giới mới. Hơn nữa, một sự tiếp cận liên môn học là cần thiết để nắm giữ lấy các vấn đề trong tính toàn thể của chúng. Cần phải tập hợp các kiến thức tản mát trong mỗi một môn học để "giảng dạy cái điều kiện nhân sinh và nhân thân con người". Cũng vậy, thay vì hạn chế việc giáo dục, chuyển tải tri thức đã được xác lập, thành lệ, với một quan niệm thường là có tính quyết định luận về sự phát triển xã hội, tốt hơn là giải thích cách sản sinh ra các tri thức, sản sinh ra "tri thức của tri thức" bằng việc nhấn mạnh sự không chắc chắn, "những lỗi lầm và những ảo tưởng" gắn liền với việc nghiên cứu khoa học."

Số trang:250

EÙMILE HAY VEÀ GIAÙO DUÏC J. J. Rousseau

Lê Hồng Sâm và Trần Quốc Dương dịch

Émile không phải được trưởng thành trong một cuộc sống cô độc; là một thành viên của xã hội, cậu phải làm tròn các nghĩa vụ xã hội. Sinh ra ở đời để sống với mọi người, cậu phải hiểu biết họ. Cậu hiểu biết con người nói chung, cậu còn phải biết các cá nhân. Cậu biết rõ những gì người ta làm ở ngoài đời; cậu còn phải thấy rõ người ta sống ra sao ở đó. Bây giờ đến lúc chỉ cho cậu thấy mặt ngoài của sân khấu rộng lớn ấy mà cậu đã biết tất cả các trò dư giấu bên trong. Cậu không còn đem theo vào đó sự thán phục sững sờ của một chàng trai dại khờ nữa, mà là sự phân biệt của một trí tuệ ngay thẳng và công bằng.

Số trang:800

DAÂN CHUÛ VAØ GIAÙO DUÏC; MOÄT DAÃN NHAÄP VAØO TRIEÁT LYÙ GIAÙO DUÏC John Dewey

Phạm Anh Tuấn dịch Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính Việc phân chia xã hội thành nhiều giai cấp gây nên hậu quả tai hại là tạo ra những sự phân ly có tính nhị nguyên, đang cản trở sự phát triển của giáo dục (như sự đối lập giữa hoạt động chân tay và hoạt động trí óc, giữa “văn hóa” và “học nghề”…). Chúng đưa đến quan niệm sai lầm rằng nội dung giáo dục là gồm nhiều lĩnh vực cô lập với nhau và có giá trị khác nhau đối với đời sống xã hội. Nguyên nhân sâu xa của sự đối lập này là xem Tinh thần, hành động và bản tính tự nhiên là khác nhau về bản chất. Triết lý [giáo dục] của Dewey cho rằng tinh thần con người tìm thấy nguồn gốc và cả chức năng của mình ở trong hoạt động kiến tạo môi trường sống chung quanh, nơi đó thể xác và tinh thần, tư duy và kinh nghiệm, cá nhân và cộng đồng, môi trường vật lý và môi trường xã hội không được phép tách biệt và tháo rời khỏi nhau.

Số trang: 500

MOÄT LYÙ THUYEÁT VEÀ COÂNG BAÈNG

HUYEÀN THOAÏI HOÏC

Jonh Rawls

Roland Barthes

Võ Hưng Thanh dịch Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính

Phùng Văn Tửu dịch

Kể từ khi xuất hiện vào năm 1971, cuốn sách Một lý thuyết về công bằng của John Rawls đã trở thành một tác phẩm kinh điển. Rawls nhắm tới việc phát biểu quan điểm về một phần cơ bản thuộc về hạt nhân chung của truyền thống dân chủ - công lý như là công bằng – và nhắm tới việc đưa ra một sự chọn lựa cho chủ nghĩa công lợi, vốn đã thống trị truyền thống tư duy chính trị Anglo-Saxon từ thế kỷ XIX. Rawls coi ý tưởng về khế ước xã hội như một bản kê khai thỏa đáng hơn về những quyền cơ bản và các quyền tự do của những công dân như những người tự do và ngang bằng nhau. “Mỗi người”, Rawls viết, “sở hữu một tính không thể xâm phạm được dựa trên công lý mà thậm chí cả sự thịnh vượng của xã hội như một chỉnh thể cũng không thể giày xéo lên nó”. Phát triển từ ý tưởng của Rousseau, Kant, Emerson và Lincoln, lý thuyết của Rawls vẫn có tác động đến chúng ta ngày nay như lần đầu tiên nó xuất hiện.

Thời cổ đại có Oedipe, và ở đây Barthes mang lại cho nước Pháp sau chiến tranh những tượng trưng mới : DS Citroën, Tour de France, steak frites... Những đồ vật của sự tôn thờ tư sản, nó trở thành những huyền thoại đích thực cho một xã hội kết thúc bằng việc nhìn thấu qua nó. Nhưng nếu Barthes quan tâm với sự nghiêm khắc của một nhà dân tộc học về những huyền thoại mới này, đó là để dễ dàng thông báo các cơ chế của nó: hệ tư tưởng thống trị chỉ phát kiến ra những giá trị để hợp thức hoá những « chuẩn mực tư sản ».

Số trang: 900

Số trang: 300

Được viết thường xuyên trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1956, những huyền thoại này phơi mở một lối viết tinh tế, có học thức và công bình, được đọc như những niên biểu nhỏ hấp dẫn, cuốn hút. Tuy nhiên, chúng ta ghi nhận trước hết ở tính thời sự của các vấn đề : trên cùng một hình mẫu, chúng ta dễ dàng tìm thấy những huyền thoại mới, chúng không hề quá xa lạ với những hình mẫu của Barthes đã minh bạch vào thời của ông.

MAÙY TÍNH VAØ BOÄ NAÕO

NHAÂN THAÂN VAØ BAÏO LÖÏC

Hà Dương Tường dịch

Lê Tuấn Huy dịch

John von Neumann

Amartya Sen

Với lời mở đầu của Paul M. Churchland và Patricia S. Churchland, hai tác giả xuất sắc trong lĩnh vực triết học, khoa học thần kinh và nhận thức, cuốn sách giới thiệu cho chúng ta quan điểm của một trong những nhà toán học kiệt xuất nhất thế kỷ XX về sự giống nhau giữa máy tính và bộ não con người. John von Neumann kết luận rằng bộ não vận hành một phần theo kiểu số hóa, một phần theo phép tương tự; bộ não sử dụng một loại ngôn ngữ thống kê đặc biệt không giống với ngôn ngữ mà con người dùng để lập trình máy tính.

Số trang: 200

Phá tan những khuôn mẫu như “Trung Đông đơn nhất” hay “tư duy phương Tây”, Amartya Sen đã khảo sát khái niệm về nhân thân – một khái niệm đang bị hiểu nhầm nhất hiện nay. Chưa bao giờ thế giới có thể dễ tan nát hơn bởi tính chất quá khích dẫn đe dọa đến tính mạng con người như hiện nay; Amartya Sen, tác giả đoạt giải Nobel, đề xuất trong tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng mang tầm triết học này rằng những hành động hung bạo xảy ra do nhầm lẫn cũng như do lòng căm hận không tránh khỏi. Xung đột và bạo lực được duy trì bởi ảo tưởng về một nhân thân duy nhất, bỏ qua nhu cầu về lý trí và khả năng lựa chọn trong việc quyết định chọn các quan hệ giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, các mối quan tâm khoa học, niềm tin tôn giáo và cả cái nhân thân làm người mà chúng ta cùng chia sẻ với nhau. Thách thức với quan điểm theo kiểu đơn giản hóa rằng con người của thế giới này có thể bị chia vào những chiếc hộp nhỏ theo những cái tên của các loại văn minh, Sen đã dựa vào điều kiện lịch sử, kinh tế, khoa học cũng như kinh nghiệm của chính bản thân về những khoảng thời gian khó khăn cũng như thuận lợi trên cả ba lục địa, để nêu lên viễn cảnh về một thế giới có thể dễ dàng đạt tới hoà bình cũng như đi tới chiến tranh và bạo lực trong những năm vừa qua.

Số trang: 350

NAÊNG LÖÏC CAÛM THOÂNG

KHAÛO LUAÄN VEÀ CAÙC NGUYEÂN TAÉC NHAÄN THÖÙC CUÛA CON NGÖÔØI

Noam Chomsky

G. Berkeley

Peter R. Mitchell và John Schoeffel

Mai Sơn dịch Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính

Đinh Bá Lô dịch Năng lực cảm thông là một tuyển tập gồm các cuộc trao đổi và seminar được ghi âm lại và chưa từng được xuất bản trước đây (từ 1989 đến 1999) của nhà phân tích chính trị xã hội Noam Chomsky. Mỗi chương là một vấn đề thảo luận khác nhau dưới dạng hỏi đáp giữa Chomsky và những người cùng tham gia. Chomsky nêu ra các chủ đề khác nhau như giới chính trị thứ ba của nước Mỹ, sự ngột ngạt của mối bất đồng rõ ràng, ảo tưởng về một nền truyền thông mạnh mẽ, chủ nghĩa đế quốc độc đoán của nước Mỹ (từ Nam Á đến Mexico), một cánh tả về chính trị của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoạt động khác thường và đang tự mình phá hủy, việc mạ vàng chính phủ của Kennedy và Carter và sự bất lực của các hiệp đoàn lao động.

Số trang: 600

Thực sự có một quan niệm đang phổ biến một cách kỳ lạ rằng những ngôi nhà, ngọn núi, con sông, nói tóm lại là tất cả những khách thể có thể cảm giác được đều tồn tại một cách tự nhiên hay thực tế khác biệt với sự tồn tại mà nó có được nhờ quá trình nhận thức. Trong cuốn sách này, Berkeley đã đưa ra lời khẳng định đáng chú ý rằng những vật tồn tại một cách vật lý kia chẳng là gì ngoài những ý tưởng, và chúng chẳng thể tồn tại ngoài tư duy. Berkeley biện luận hùng hồn rằng, một khi chúng ta hiệu chỉnh được nhận thức về thế giới vật lý, chúng ta sẽ tìm ra được bằng chứng về sự tồn tại của Chúa, bác bỏ được những hoài nghi về nhận thức của con người và giải quyết rất nhiều khó khăn và nghịch lý xuất hiện do những tiến bộ của khoa học. George Berkeley, cùng với Locke và Hume tạo thành bộ ba kinh nghiệm chủ nghĩa Anh, có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy hiện đại.

Số trang: 350

CAÁU TRUÙC TINH THAÀN KHOA HOÏC

CHUÛ NGHÓA THÖÏC DUÏNG - 1931

Hà Dương Tuấn dịch

Võ Hưng Thanh dịch

G. Bachelard

William James

Trong cuốn sách, Bachelard đã xây dựng một lý thuyết về tri thức và sự phát triển của nó. Lý thuyết này trở thành chìa khoá cho tư tưởng của ông về cái toàn thể - một khái niệm của “l’obstacle épistémologique” (trở ngại siêu hình học) - sự hiện diện tất yếu trong trí tuệ của một cá thể tư duy về những tư tưởng tiền kinh nghiệm và sai lạc bắt nguồn từ chính trong bản chất của ngôn ngữ và văn hóa. Đóng góp vào ngành tâm lý học phân tích về khả năng nhận thức khách thể của con người, chủ trương một lối tư duy năng động, không đi tìm sự xác tín và nhất trí mà rời bỏ lối nhìn cái giống nhau để đi tìm cái “khác”. Ảnh hưởng lớn đến Foucault, trường phái Genève và phong trào “phê bình mới”, tiền phong cho quan niệm của Thomas Kuhn về cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học.

Số trang: 410

Cuốn sách này bao gồm những bài giảng nổi tiếng về triết học của William James. Trong đó James đã cố gắng thống nhất một bức tranh như là nó hiện ra trước mắt ông, quan tâm đến những nét khoáng đạt và ngăn ngừa những tranh cãi vụn vặt. Nội dung: tình thế lưỡng nan hiện nay trong triết học; chủ nghĩa thực dụng là gì; một vài vấn đề về siêu hình học xét từ quan điểm của chủ nghĩa thực dụng; cái một và cái nhiều (cái đơn và cái đa); chủ nghĩa thực dụng và nhận thức chung; khái niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng; chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa nhân văn; chủ nghĩa thực dụng và tôn giáo.

Số trang: 400

PHAÃU THUAÄT CAÙI TOÂI

TAÂM LYÙ YÛ LAÏI

Takeo Doi

Amae No Kozo

Hoàng Hưng dịch

Takeo Doi Hoàng Hưng dịch

Takeo Doi (1920-): giảng viên Đại học Tokyo và Đại học Thiên chúa giáo Quốc tế Tokyo, một trong những nhà tâm thần học hàng đầu của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm kinh điển về tinh thần Nhật Bản, điểm khởi đầu để có được cách hiểu đúng đắn về hành vi của người Nhật. Xuất bản ở Nhật với tựa đề Amae no Kozo (Cấu trúc của cái Amae), công trình của Doi, tập trung bàn về từ “amae” (sự buông thả/sự ham mê) và những từ ngữ liên quan. Diễn tả xúc cảm trung tâm của người Nhật, từ “amae” ám chỉ đến sự nuông chiều, tình yêu thụ động - loại tình cảm bao bọc và củng cố cho cá nhân trong một nhóm, dù đó là gia đình, xóm giềng hay một thế giới rộng lớn hơn. Từ suy nghĩ về việc không có những từ như vậy trong ngôn ngữ phương Tây, Doi đã đưa ra những khác biệt cố hữu giữa hai nền văn hóa tương phản nhau về ý tưởng tự lực, về sự phụ thuộc lẫn nhau và sự ham thích tình trạng đau ốm cần được quan tâm, chăm sóc. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng khán thính giả Tây phương chẳng khó gì có thể nhận ra và đồng cảm với loại cảm xúc mà ông diễn tả, và thậm chí họ còn tìm được cách để diễn tả nhu cầu tình cảm này. Khái niệm “amae” được phát triển ở Nhật bản và cảm xúc mà nó đem lại có ảnh hưởng sâu sắc. Không dừng lại ở đó, công trình của Doi còn có ứng dụng trên toàn cầu vì nó không chỉ nói về người Nhật mà là về con người nói chung.

Số trang:300

Trong tác phẩm này, nhà tâm thần học hàng đầu Nhật Bản giới thiệu với chúng ta ý tưởng của ông về vai trò của cá nhân trong cái xã hội hình như thường chẳng có các cá nhân: xã hội Nhật Bản. Tác giả nhanh chóng khám phá ra những chuyện thần thoại mà người Nhật tự kể cho mình, đồng thời ông cũng bênh vực cho cái mà ông cho là đặc tính của xã hội đó. Ông trải rộng các vấn đề của mình, rút ra các kết luận từ những tri thức phong phú trong nền văn hóa của chính ông, và văn hóa được ông tiếp thu từ phương Tây: Freud, Weber, Max Picard và George Orwell. Phẫu thuật cái Tôi tiếp nối tác phẩm nổi tiếng nhất của Doi – Tâm lý ỷ lại, qua đó, xã hội Nhật Bản một lần nữa được sử dụng như chủ đề phân tích của Doi. Phẫu thuật cái Tôi nêu lên vấn đề về con người cá nhân của người Nhật và sự hòa nhập của mỗi người vào xã hội. Cách tiếp cận của Doi căn cứ trên những phân tích nhận thức của người Nhật về cộng đồng và cá nhân. Kiểu xã hội gì được hình thành bởi những cá nhân có khả năng chuyển đổi liên tục giữa những hành vi cư xử phát sinh từ hai quan niệm trái ngược nhau và song song tồn tại? Khi thảo luận về đặc tính này trong tâm lý người Nhật, Doi thường đối chiếu với tâm lý học phương Tây. Ông so sánh loại tổn thương cá nhân mà tâm lý học phương Tây tin là do sự đổ vỡ, với cảm giác của người Nhật cho rằng tuổi trưởng thành là do nhận thức được và điều chỉnh được những khác biệt. Cuối cùng, cuốn sách là một nguồn tham khảo bổ ích về lịch sử và tâm lý học, đồng thời kích động những đầu óc vốn quen kiểu tư duy theo những khái niệm về vô thức của Freud. Số trang: 450

CAÙI TOAØN THEÅ VAØ TRAÄT TÖÏ AÅN

XAÕ HOÄI DIEÃN CAÛNH

David Bohm

Guy Debord

Nguyễn Tùng dịch David Bohm là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của Einstein, ông vẫn, như thường thấy ở một nhà khoa học, bị kích thích bởi thuyết thần bí. Thực thế, vào những năm 1970, 1980, ông đã liên lạc với cả J. Krishnamurti và Dalai Lama, những người đã giúp ông định hình nên hướng nghiên cứu của mình. Trong cả lĩnh vực triết học và khoa học, Bohm quan tâm chủ yếu đến vấn đề bản chất của thực tại nói chung và của nhận thức nói riêng. Trong tác phẩm có tính kinh điển này, Bohm đã phát triển một lý thuyết về vật lý lượng tử, lý thuyết coi tổng số cái tồn tại như một cái toàn thể không thể bị phá vỡ. Cuốn sách được viết một cách sáng rõ và không có các biệt ngữ kỹ thuật, ông đã đem những tư tưởng phức tạp đến với tất cả những hai quan tâm tới bản chất của thực tại.

Số trang: 400

Cuốn Tư bản của thế kỷ XX. Một công trình cơ bản về lý thuyết của chủ nghĩa tình huống (situationism). Từ khi cuốn sách được xuất bản giữa những cơn biến động của thập kỷ 1960 đến nay, những luận đề có thể được hiểu bằng nhiều cách khác nhau của cuốn sách này đã biến đổi các cuộc tranh luận về hình thức của tính hiện đại, của chủ nghĩa tư bản và về mọi mặt trong đời sống của chúng ta. Sinh năm 1931, tại Paris, Guy Debord là một nhà làm phim, một nhà phê bình xã hội, người sáng lập và là thành viên lâu năm của tổ chức Situationist International (1957-1972). Ông mất năm 1994.

Số trang: 300

THÔØI CUÛA NHÖÕNG THAÙI CÖÏC

ÑOÂNG PHÖÔNG HOÏC

Lòch söû theá giôùi, 1914-1991

Edward W. Said

E.J. Hobsbawm Nguyễn Ngọc Giao dịch

Chủ đề của cuốn sách là con đường mà trong đó các truyền thống trí tuệ được tạo ra và truyền phát. Đông phương học là ví dụ mà Said sử dụng, và qua đó ông muốn đề cập đến một vài điều đặc biệt khác. Đông phương học là một trong những tác phẩm lớn xuất hiện sau sự sụp đổ của các đế chế châu Âu, là một phê phán đầy tính kích thích của những quan điểm phương Tây về các quốc gia phương Đông. Tác phẩm lịch sử này khảo sát những con đường mà phương Tây đã được khám phá và cách mà nó theo đuổi việc kiểm soát phương Đông từ những năm 1700 đến nay. Cuốn sách giúp các thế hệ ngày nay hiểu về chủ nghĩa thực dân, đế quốc...

Số trang: 500

Công trình này chủ yếu căn cứ vào năng lực quan sát và kinh nghiệm của con người. Cuốn sách chia ra ba giai đoạn chính: “Thời của những thảm họa”, “Thời đại hoàng kim” và “Lở đất” – đó chính là cái giá phải trả của thế kỷ XX. Thời của những thái cực khám phá những chủ đề như sự đổ vỡ của Cựu Thế giới và thế lực của các nước Thế giới Thứ ba.

Số trang: 750

XAÕ HOÄI RUÛI RO: HÖÔÙNG TÔÙI TÍNH HIEÄN ÑAÏI MÔÙI

COÄNG HOØA

Nguyễn Giang dịch

Bùi Văn Nam Sơn dịch

Ulrich Beck

Platon

Theo Ulrich Beck, trong trạng thái mọi thứ, kể cả các quan hệ chính trị, xã hội, tình cảm con người bị kéo căng ra gần tới cực điểm như hiện nay, ai ai cũng phải chịu các thúc ép rủi ro và mọi con người, mọi chính quyền, đảng phái, công ty v.v... đều tìm cách tránh rủi ro. Người ta đề phòng nguy cơ thất bại, sụp đổ, thua lỗ, bị lật đổ, bị bỏ rơi bằng cách tìm đến đủ loại biện pháp “bảo hiểm”. Nhưng tìm cái này thì nó lại sinh ra cái khác. Và điều đáng nói là cách đánh giá rủi ro và nguy cơ lại rất khác nhau, thậm chí gây ra mâu thuẫn giữa người này với người kia, nước này với nước kia. Vòng luẩn quẩn cứ thế không thể nào dừng. Tất cả chỉ vì ai cũng muốn tránh rủi ro cục bộ và muốn tăng cơ hội thăng tiến của mình. Ai cũng nghi ngờ và lo sợ ai đó khác vượt qua khiến mình bị bỏ rơi. Ai cũng tưởng cơ hội chỉ có một và phải làm gì đó ngay.

Số trang: 272

Tác phẩm Cộng hòa (hay Nhà nước lý tưởng) có vị trí đặc biệt quan trong lịch sử triết học và lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong tác phẩm, hình mẫu nhà nước lý tưởng lần đầu tiên được đưa ra một cách hoàn chỉnh, có hệ thống và là sự mở đầu cho sự ra đời của các lý tưởng chính trị xã hội không tưởng sau này.

Số trang: 444

THAM VOÏNG BAÙ QUYEÀN Noam Chomky

Trịnh Lữ dịch và giới thiệu Kịp thời, sáng sủa và cực kỳ cần thiết, những cuộc phỏng vấn trong cuốn sách này, do nhà báo phát thanh nổi tiếng David Barsamian tiến hành, đã cho chúng ta được nghe Noam Chomky bàn luận về nhiều chính sách của Hoa Kỳ trong bối cảnh ngày càng rối ren của thế giới kể từ sau sự kiện 11 tháng 9. Trong những cuộc trao đổi này, lần đầu tiên được in thành sách, Chomky đã bày tỏ những quan điểm bộc trực, thách thức và đầy đủ căn cứ của mình về cuộc xâm lăm và chiếm đóng Iraq, học thuyết tấn công phủ đầu chống lại cái gọi là nhà nước bất lương, và mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với hòa bình thế giới do tham vọng thống trị của Hoa Kỳ. Với phong cách không thể bắt chước, Chomky cũng phân tích hệ thống tuyên truyền đã cố tình dựng nên những huyền thoại trong quá khứ và xóa bỏ những sự thật khó chịu của lịch sử.

Số trang: 232 Khổ: 14.5 x 20.5 Giá bìa: 29.000 đ In và nộp lưu chiểu quý IV năm 2006

Related Documents

Slide Moi Nhat
November 2019 17
Catalog1_ban Moi Nhat
October 2019 10
Enzim Moi Nhat
June 2020 10
Moi Moi
October 2019 30
Bang Diem Hk 10 Moi Nhat
November 2019 16
Giay Moi Hop Phien Thu Nhat
November 2019 17