Cacphuongtientcdk_2

  • Uploaded by: Phi Van Hoe
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cacphuongtientcdk_2 as PDF for free.

More details

  • Words: 3,939
  • Pages: 140
Chuyªn ®Ò: CÁC PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG Gi¶ng viªn thùc hiÖn: ThiÕu t¸: L­u Thanh Truyền

Gi¶ng viªn thùc hiÖn ThiÕu t¸: L­u Thanh Truyền

I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG

1. Khái niệm, lịch sử phát triển các PTTCĐK 2. Thành phần của các PTTCĐK 3. Vai trò của các PTTCĐK 4. Nhiệm vụ của các PTTCĐK

1 - Khái niệm, lịch sử phát triển các PTTCĐK

a. Khái niệm về các PTTCĐK b. Lịch sử phát triển các PTTCĐK

a - Khái niệm về các PTTCĐK 

Phương tiện tiến công đường không là các loại vũ khí và các trang thiết bị dùng để tiến công từ trên không vào các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không của đối phương.

Vũ khí TCĐK

Tên lửa LGM-30

Vũ khí TCĐK

Bom MK-84

Phương tiện phục vụ TCĐK

Vệ tinh GPSIIF

Phương tiện phục vụ TCĐK

Radar

Phương tiện phục vụ TCĐK TU-160

b - Lịch sử phát triển các PTTCĐK

 

Được hình thành và phát triển từ khá sớm. Ngay từ năm 1812, khinh khí cầu có người điều khiển do Lêpikha chế tạo, đã được dùng để ném bom vào quân Pháp ở ngoại ô Matxcơva.



Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, những chiếc máy bay mang bom cỡ nhỏ hoặc được lắp những khẩu súng máy, từ trên cao dội bom hoặc xả đạn xuống đã trở thành một nỗi kinh hoàng cho đối phương ở dưới mặt đất.

b - Lịch sử phát triển các PTTCĐK

Đến đại chiến Thế giới lần thứ hai, xuất hiện Tên lửa, Máy bay, Bom hạt nhân.

Tên lửa V-1

Tên lửa V-2

P51-Mustang

B-29 Máy bay thả quả bom nguyên tử xuống Hiroshima

Bom nguyên tử Little Boy

b - Lịch sử phát triển các PTTCĐK 

Sau hai cuộc Đại chiến, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng KHKT & CN, các PTTCĐK cũng được phát triển nhanh chóng, trong đó chiến tranh Việt Nam là một điểm mốc quan trọng. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ đã sử dụng các PTTCĐK hiện đại như: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa – siêu pháo đài bay B-52

Pháo đài bay B-52

Máy bay cường kích cánh cụp cánh xoè F111A

Máy bay trinh sát SR-71

Máy bay không người lái Q-2C, máy bay trinh sát bằng Radar tầm xa E-2A (Còn gọi là máy bay hay hệ thống chỉ huy và báo động sớm AWACS)

Tên lửa tự dẫn chống radar Shrike (AGM - 45)

Tên lửa không đối đất Maverick (AGM – 65)

b - Lịch sử phát triển các PTTCĐK



Sau chiến tranh Việt Nam, các PTTCĐK đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại máy bay và vũ khí sát thương mới ra đời

F-117A

B-2A

2 - Thành phần của các PTTCĐK 

Thành phần chủ yếu của các PTTCĐK hiện nay gồm • Phương tiện mang • Phương tiện phá huỷ • Phương tiện dẫn đường • Phương tiện trinh sát, tác chiến điện tử, hệ thống chỉ huy, vận tải, tiếp dầu trên không phục vụ cho tiến công đường không

Phương tiện mang

B-52

Phương tiện phá huỷ

CLUSTER - JDAMS

Phương tiện dẫn đường

Vệ tinh GPSIIF

Phương tiện dẫn đường

Radar

2 - Thành phần của các PTTCĐK

Phương tiện trinh sát, tác chiến điện tử, hệ thống chỉ huy, vận tải, tiếp dầu trên không phục vụ cho tiến công đường không

Máy bay trinh sát SR-71

Máy bay tiếp dầu KC-135

2 - Thành phần của các PTTCĐK Trang bị hiện nay Các PTTCĐK được trang bị ở hầu hết các quân binh chủng

• Lực lượng Lục quân • Lực lượng Hải quân • Lực lượng Không quân

Lực lượng Lục quân

Trực thăng Apache

Lực lượng Hải quân

AV-8B Harrier

Lực lượng Không quân

B52

B2 A

F117A

F22

3 - Vai trò của các PTTCĐK 

Các PTTCĐK giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh, đặc biệt trong giai đoạn đầu mở màn cuộc chiến. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến và kết cục của chiến tranh.

Chiến tranh Việt Nam 1965-1975

3 - Vai trò của các PTTCĐK



Theo quan điểm của Mỹ và các nước phương tây thì: Các PTTCĐK giữ vai trò quyết định để đạt được các mục tiêu của chiến tranh

Chiến tranh Iraq 2003

4 - Nhiệm vụ của các PTTCĐK 

Tập kích đường không vào đối phương để phá huỷ tiềm lực quân sự, kinh tế, hệ thống lãnh đạo, chỉ huy của Nhà nước và quân đội, giành ưu thế hạt nhân và ưu thế trên không, cô lập khu vực tác chiến, yểm trợ trực tiếp từ trên không và thực hiện tác chiến điện tử nhằm tiêu diệt tiềm lực và khả năng tiến hành chiến tranh của đối phương

Tập trận Nga – Trung 2005



Thực hiện các hoạt động răn đe, gây sức ép, làm hoang mang rối loạn tinh thần đối phương, hỗ trợ cho các lực lượng trong nước gây bạo loạn lật đổ

II - CÁC PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG CHỦ YẾU 1. 2. 3.

Máy bay Tên lửa Các PTTCĐK khác

1 - Máy bay

a - Máy bay ném bom chiến lược b - Máy bay tiêm kích và cường kích chiến thuật c - Các loại máy bay khác

a - Máy bay ném bom chiến lược





Máy bay ném bom chiến lược tầm xa: B-29, B-52, B-1B, B-2A Máy bay ném bom chiến lược tầm trung: FB-111 của Mỹ và Mirage-IV của Pháp

B52

B-2A

a - Máy bay ném bom chiến lược Ưu điểm

  

Tải trọng lớn. Cự ly hoạt động rộng. Trang bị máy móc hiện đại

a - Máy bay ném bom chiến lược Nhược điểm 



Tốc độ hạn chế, khả năng cơ động kém dễ bị lực lượng Phòng không phát hiện và tiêu diệt nên thường phải có máy bay tiêm cường kích bảo vệ. Để đảm bảo cho một chuyến bay đòi hỏi rất tốn kém nên nó thường được sử dụng chủ yếu vào nhiệm vụ chiến lược.

b - Máy bay tiêm kích và cường kích chiến thuật 

Loại điển hình hiện nay: F-14 F-15, F-16, F-111, F117A F-22, SU27, SU30 ...

F-14

F-15

F-16 Fighting Falcon

F117A

F22

SU-24

SU.27

SU.30

MIG-21

MIG-23

MIG-25

MIG-27

MIG-29

MIG-31

b - Máy bay tiêm kích và cường kích chiến thuật Ưu điểm  

Tốc độ và khả năng cơ động tốt. Được trang bị vũ khí và máy móc hiện đại cho phép hoạt động chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình... xác suất tiêu diệt chính xác các mục tiêu được giao.

b - Máy bay tiêm kích và cường kích chiến thuật Nhược điểm 

Tải trọng nhỏ nên chỉ được trang bị số lượng ít vũ khí trang bị. Thường hoạt động ở tàng thấp nên dễ bị lực lượng Phòng không phát hiện và tiêu diệt, chỉ dùng làm nhiệm vụ chiến thuật, chiến dịch.

c - Các loại máy bay khác 

 



Máy bay cường kích của hạm tàu: Harrier MK1, MK2 của Anh và Mỹ, A6E, A-7E, F/A-18... Máy bay của Lục quân Máy bay trinh sát: U-2, SR-71, TR-1, RF-4C, RB-66 Máy bay làm nhiệm vụ vận tải, tiếp dầu trên không: C-130 (19.356 kg), KC-135 (118.100 kg).

Máy bay cường kích của hạm tàu Harrier

c - Các loại máy bay khác Máy bay của Lục quân 





Loại sử dụng chung (đa năng): UH1D, SH-3A... Loại chuyển quân đổ bộ đường không: CH-54, CH-47B, CH-47C... Loại yểm trợ hoả lực: AH-1, AH-64 (APACHE) Loại trinh sát: OH-58D...

Apache

Cnocker CH47

Máy bay trinh sát U-2

Máy bay trinh sát SR-71

Máy bay trinh sát TR-1

RF-4C

RB - 66

Máy bay làm nhiệm vụ vận tải, tiếp dầu trên không

C130

KC135 tiếp dầu cho F-16

2 - Tên lửa a - Tên lửa đường đạn b - Tên lửa hành trình c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay

a - Tên lửa đường đạn 



Còn gọi là tên lửa đạn đạo, là loại tên lửa mà đường bay gồm đoạn bay chủ động (đoạn bay tích cực) – không lớn lắm và đoạn bay thụ động bay theo quán tính theo đường cong đạn đạo. Tên lửa đường đạn không có cánh để tạo lực nâng khí động nên thường được phóng theo phương thẳng đứng lên cao (hàng chục, hàng trăm km) nhờ lực đẩy của động cơ, sau đó tạo góc nghiêng và bay theo quán tính tới mục tiêu.

Tên lửa đường đạn MX

Chiều dài: 71 feets Khối lượng: 87.750 kg Đường kính: 2.3m Tầm bắn: 6000 dặm Tốc độ:15000 dặm/h Động cơ: 3 tầng nhiên liệu rắn Bệ phóng: Ngầm dưới đất

a - Tên lửa đường đạn Ưu điểm 

 



Tên lửa đường đạn có tầm bay xa (tới hàng vạn km), độ cao bay lớn (tới hàng nghìn km). Tốc độ bay lớn (hàng nghìn km/h) Hệ thống điều khiển khó bị gây nhiễu (thường bay theo chương trình), không bị tác động lớn bởi các yếu tố bên ngoài (địa hình, thời tiết, khí hậu...), khó bị phát hiện và đánh trả. Sức công phá mạnh (có thể được trang bị các đầu đạn thông thường hay hạt nhân.

a - Tên lửa đường đạn Nhược điểm  



Giá thành cao hơn tên lửa cùng loại. Độ chính xác thấp hơn tên lửa hành trình có cùng cự ly. Tên lửa đường đạn bay theo chương trình định sẵn, không có khả năng cơ động linh hoạt để đối phó với các lực lượng Phòng không của đối phương.

b - Tên lửa hành trình 





Còn gọi là tên lửa có cánh hay tên lửa Cruiser, là loại tên lửa có điều khiển, có cánh để tạo lực nâng khí động khi bay trong khí quyển. Động cơ của tên lửa hành trình thường là loại phản lực không khí (sử dụng ôxy trong khí quyển làm chất ôxy hoá). Hình dạng bên ngoài của tên lửa hành trình giống như một máy bay không người lái. Loại điển hình hiện nay của Mỹ: Tomahawk

b - Tên lửa hành trình Ưu điểm 

Kích thước nhỏ, một số có cấu trúc đặc biệt nên diện tích phản xạ hiệu dụng rất nhỏ (từ 0,1 m2 đến 2 m2), nguồn bức xạ nhiệt của động cơ cũng nhỏ, rất khó bị phát hiện và bám sát bằng radar cũng như các thiết bị hồng ngoại, quang học.



Có thể bay được độ cao thấp và siêu thấp, bay lượn theo sự mấp mô của địa hình (Hmin =10m khi bay trên biển, Hmin = 60m đến 100m khi bay trên đồng bằng, Hmin = 250 đến 300m khi bay trên vùng rừng núi và cao nguyên), nên thường chỉ có thể phát hiện ở cự ly gần, khó đảm bảo thời gian thông báo, chuyển cấp, nổ súng tiêu diệt.







Không gian hoạt động rộng. Được phóng đi từ nhiều phương tiện, nhiều môi trường (trên đất liền, trên biển, trên không). Tầm bắn rộng (từ 450 km đến 2.500 km). Được phóng từ ngoài tầm hoả lực của các loại vũ khí Phòng không hiện có của nhiều nước, bảo đảm an toàn cho các phương tiện mang, tính bất ngờ cao khi tập kích. Giá thành rẻ hơn nhiều so với tên lửa đường đạn có cùng cự ly. Độ chính xác cao hơn tên lửa đường đạn cùng loại, nhờ sử dụng các hệ thống điều khiển mới kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GPS.

b - Tên lửa hành trình Thủ đoạn hoạt động 







Làm quá tải hệ thống hoả lực Phòng không bằng đội hình mật tập cả về số lượng và mật độ bay của tên lửa hành trình vào khu vực hoả lực Phòng không. Tiếp cận mục tiêu đánh phá bằng các tốp lẻ, chiếc lẻ, từ nhiều hướng khác nhau, theo đường bay phù hợp nhất, tránh những khu vực có hoả lực phòng không mạnh. Che phủ đội hình bằng nhiễu ngoài đội hình (nhiễu vô tuyến từ xa). Chế áp các trận địa hoả lực Phòng không trên đường bay đến mục tiêu bằng các tên lửa hành trình đã được chỉ định trước.

c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay 

Hiện nay, phần lớn các loại tên lửa trên máy bay đều là tên lửa có điều khiển. Bao gồm:

• Tên • •

lửa không đối đất có điều khiển chức năng chung Tên lửa tác chiến điện tử có điều khiển Tên lửa đối không có điều khiển

c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay 

Hiện nay, phần lớn các loại tên lửa trên máy bay đều là các loại tên lửa có điều khiển. Bao gồm:

• Tên lửa không đối đất có điều khiển chức năng • •

chung Tên lửa tác chiến điện tử có điều khiển Tên lửa đối không có điều khiển

c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay Tên lửa không đối đất có điều khiển chức năng chung 

Điển hình là loại tên lửa trang bị cho không quân Chiến thuật và không quân Hải quân.: • Maverick (AGM-65A,B,C,D) dùng chống các mục tiêu rắn xe tăng, xe bọc thép, có hệ thống điều khiển điện tử – quang học. Trong những năm gần đây, Mỹ chế tạo tên lửa Maverick mới có hệ thống điều khiển bằng lade. • AS-30: Có đầu dẫn bằng lade bán chủ động dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền, trên biển, đầu đạn có thể xuyên thủng bê tông dày 2m. • Hiện nay Mỹ đang tiến hành triển khai tên lửa tàng hình AGM-137.

c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay Tên lửa tác chiến điện tử có điều khiển 

Shrike (AGM-45): Tên lửa chống radar đầu tiên, được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1964 đến 1972. Hiện nay, Mỹ đã ngừng sản xuất và được thay thế bằng tên lửa HARM (Hight Speed Antirada Missile – tên lửa chống radar tốc độ cao).

Shrike AGM-45

c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay Tên lửa tác chiến điện tử có điều khiển 

Standard ARM- Antirada Missile – tên lửa chống radar (AGM-78), trang bị năm 1968 có đầu dẫn dải rộng đồng thời có thiết bị ghi nhớ toạ độ mục tiêu, do vậy tên lửa có thể được tiếp tục điều khiển ngay cả sau khi tắt đài radar • Đầu đạn phá gồm nhiều mảnh, có sức công phá lớn, được lắp thuốc tín hiệu, sau khi nổ tạo thành những đám khói làm vật chuẩn cho các máy bay khác ném bom. Ngừng sản xuất năm 1976 do cấu tạo phức tạp và giá thành cao, tuy vậy lực lượng không quân Mỹ vẫn còn khoảng 3.000 tên lửa loại này.

AGM-78 Standard ARM

c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay Tên lửa tác chiến điện tử có điều khiển 

HARM- Hight Speed Antirada Missile – tên lửa chống radar tốc độ cao (AGM88), trang bị năm 1983 để thay thế loại tên lửa Shrike và Standard ARM. Tên lửa này có tốc độ cao hơn nhiều so với tên lửa Shrike và có khả năng nhớ chính xác toạ độ mục tiêu sau khi đài radar tắt máy. Được sử dụng lần đầu tiên ở Libi và phổ biến trong các cuộc chiến tranh sau này.

AGM-88 HARM

c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay Tên lửa đối không có điều khiển 

Tên lửa đối không tầm ngắn: Trang bị năm 1960, gồm có: Sidewinder (AIM-9), Magic (R550) • Tên lửa đối không tầm trung: Sparrow (AIM-7), Super Matra (R-530), ARMAAM (Advanced Medium Range Air to Air Missile – Tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến)... • Tên lửa đối không tầm xa: Phoenix (AIM-54), AIAAM (Advanced Interceped Air to Air Missile – Tên lửa đánh chặn trên không tiên tiến).

AIM-9 Sidewinder

R-550 Magic

F18 phóng AIM-7 Sparrow

R-530 Super Matra

F-14 phóng AIM-54 Phoenix

F-16 phóng ARMAAM

c - Các tên lửa chiến thuật khác trên máy bay 

Các loại tên lửa không đối không qua nhiều lần cải tiến, tính năng kỹ, chiến thuật ngày càng được nâng cao. Mô hình khí động và động cơ từng bước đựoc hoàn thiện để tăng được tốc độ, cự ly, tính cơ động cũng như độ tin cậy. Hệ thống điều khiển ngày càng hiện đại làm tăng độ chính xác và khả năng chống nhiễu. Một số tên lửa tiên tiến có khả năng bắt và tiến công mục tiêu từ nhiều hướng.

3 - Các PTTCĐK khác

Bom hàng không  Vũ khí điều khiển chính xác 

a - Bom hàng không 

Bom ra đời sớm hơn cả máy bay. Nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, bôm mới được trang bị cho máy bay. Theo nguyên lý bay, bom được chia thành 2 loại: • Bom không có điều khiển. • Bom có điều khiển.

Bom không có điều khiển

Bom có điều khiển

b - Vũ khí điều khiển chính xác 



Vũ khí phóng và quên (Fire and Forget Weapons), báo chí còn gọi là vũ khí thông minh. Đây là loại tên lửa, bom, đạn pháo...điều khiển chính xác, có khả năng tự tìm tới mục tiêu đã chọn, không càn bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Nhờ ưu điểm này, ngay sau khi phóng vũ khí, thiết bị mang phóng có thể lập tức cơ động để tránh đòn đánh trả của đối phương. Vũ khí phóng và quên lần đầu tiên được sử dụng ở LiBi năm 1984, đó là tên lửa chống radar HARM.

III - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, HOẠT ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG

1 - Xu hướng phát triển 2 - Hoạt động của các PTTCĐK 3 - Phương hướng phòng chống các PTTCĐK

1 - Xu hướng phát triển 





Các phương tiện tiến công đường không ngày càng được giới quân sự các nước coi trọng, vai trò tác dụng của nó ngày càng được nâng cao. Hiện nay, các cường quốc quân sự đều tăng cường xây dựng lực lượng TCĐK, tập trung nghiên cứu, cải tiến, chế tạo hoặc mua sắm các PTTCĐK hiện đại. Xu hướng phát trển các PTTCĐK, chủ yếu là sử dụng triệt để các thành tựu kỹ thuật cao, mới như: • Kỹ thuật bố cục khí động học và động cơ • Kỹ thuật xử lý thông tin, điện tử viễn thông và tự động hoá. • Kỹ thuật công nghệ vật liệu phức hợp và kỹ thuật tàng hình

1 - Xu hướng phát triển Kỹ thuật bố cục khí động học và động cơ

Kỹ thuật xử lý thông tin, điện tử viễn thông và tự động hoá

Buồng lái F117A

Kỹ thuật công nghệ vật liệu phức hợp và kỹ thuật tàng hình

2 - Hoạt động của các PTTCĐK

a - Các phương pháp tiến công đường không b - Âm mưu và thủ đoạn của địch



 







Tập trung lực lượng lớn, tạo ưu thế hơn hẳn đối phương. Triệt để sử dụng vũ khí công nghệ cao. Tập kích liên hợp, sử dụng tổng hợp nhiều lực lượng, nhiều loại phương tiện vũ khí. Tiến công đường không hiện đại không leo thang, không phân tuyến, diễn ra trong thời gian ngắn, hiệu quả tác chiến cao. Thực hành tập kích từ xa – phi tiếp xúc (tác chiến siêu cự ly) đồng thời tiến công từ nhiều hướng, trên nhiều độ cao,vào nhiều khu vực. Trận mở đầu thường diễn ra vào ban đêm, sử dụng đòn đột kích mạnh ngay từ đầu.









Tiến công liên tục suốt ngày đêm, trong mọi điều kiện địa hình thời tiết, đánh tập trung kết hợp với đánh xen kẽ. Tàng hình đột phá tuyến phòng ngự của đối phương. Chặt đứt mắt xích, phá tan kết cấu của đối phương. Thực hiện tác chiến điện tử với cường độ mạnh trong suốt quá trinh chiến tranh để chế áp triệt để khả năng Phòng không của đối phương.

Điện Biên Phủ trên không 12/1972

b - Âm mưu và thủ đoạn của địch 



Tiến hành các chiến dịch ngoại giao để tranh thủ đồng minh, đồng thời lừa dối, đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước, kết hợp răn đe gây sức ép với đối phương. Tạo ra tình huống bất ngờ, chọn thời điểm thích hợp, nghi binh thời điểm và hướng tiến công, kết hợp với trinh sát trước, trong và sau khi đánh phá.

III - Phương hướng phòng chống các PTTCĐK

• Quán triệt cho toàn dân, toàn quân nhận thức được tính phức tạp và quyết liệt của TCĐK hiện đại, từ đó có sự chuẩn bị thực sự cho Đất nước để tránh tổn thất về người và của khi có chiến tranh xảy ra.

• Đẩy mạnh xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân. Xây dựng tốt lực lượng Phòng không 3 thứ quân, tập trung xây dựng lực lượng Phòng không dân quân tự vệ nhất là ở những nơi xung yếu, địa bàn chiến lược trọng điểm.



Phát huy truyền thống chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trước đây. Đó là truyền thống chiến đấu ngoan cường, mưu trí, dũng cảm kết hợp giữa thô sơ với tương đối hiện đại để đánh thắng vũ khí hiện đại và vũ khí “tinh khôn” của địch.

• Thường xuyên nghiên cứu nắm vững mọi diễn biến tình hình và âm mưu, thủ đoạn của địch.



Ra sức học tập nâng cao trình độ, làm chủ vũ khí trang bị, khí tài kỹ thuật.

• Kết hợp chặt chẽ chiến lược phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng.

• Có kế hoạch tổ chức cứu hộ kịp thời (Cứu sập, cứu thương, cứu hoả...).

KẾT LUẬN Vũ khí trang bị là khâu quan trọng nhưng không có vũ khí nào là tuyệt đối, vạn năng. Sức mạnh của vũ khí không thay thế được sức mạnh con người và con người vẫn là yếu tố quan trọng, quyết định trong các cuộc chiến tranh. Đó là con ngưòi được giác ngộ, có quyết tâm, có hiểu biết về nghệ thuật và khoa học kỹ thuật Quân sự, có lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

More Documents from "Phi Van Hoe"

Nhacden
November 2019 7
Dfdsf
November 2019 9
Loi Bai Hat In Cho Doi Vien
November 2019 13
Nhac Che Svtn
November 2019 7
Cacphuongtientcdk_2
December 2019 9
Quang Hoc- Song
December 2019 23