Cac Mau Hinh Ky Thuat

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cac Mau Hinh Ky Thuat as PDF for free.

More details

  • Words: 1,566
  • Pages: 4
Vai-Đầu-Vai (top) Để phân biệt với (bottom) 1. Khái niệm Vai-Đầu-Vai (top) là mẫu hình kỹ thuật đảo chiều, hình thành sau một uptrend, khi hoàn thành thì nó sẽ đánh dấu kết thúc uptrend trước đó. Hình mẫu có ba đỉnh gồm đầu là cao nhất và hai vai ở mức thấp hơn và gần như bằng nhau. Đường nối hai đáy được gọi là đường vòng cổ (neckline). Mẫu hình này được xem là hoàn thành khi đường giá cắt chéo qua đường vòng cổ (breakout). Điều quan trọng để hình thành hình mẫu Vai-Đầu-Vai (top) là sự tồn tại của một uptrend trước đó, không có uptrend thì không có Vai-Đầu-Vai (top) . Nếu có hình dạng như thế cũng không được xem là Vai-Đầu-Vai (top)

2.Hình thành - Vai trái: Trong một uptrend, đường giá quay đầu đi xuống hình thành một đỉnh gọi là đỉnh thứ 1 (vai trái). Sau đó quay lên lại tạo thành một đáy. Đáy này cao hơn các đáy trước cho thấy biểu đồ giá vẫn ở trong uptrend. Điểm đáy này là điểm thứ nhất của đường vòng cổ. - Đầu: Từ điểm đáy thứ nhất này , giá đi lên vượt qua đỉnh củ , sau đó quay đầu xuống tạo thành một đỉnh thứ 2 (đầu) cao hơn đỉnh 1. Giá tiếp tục đi xuống rồi lại quay lên tạo thành một đáy mới , đó là điểm thứ 2 của đường vòng cổ. Điểm này nằm thấp hơn đường xu hướng trước đó, phá vở (break) uptrend line, báo hiệu uptrend sắp kết thúc. -Vai phải: Từ điểm thứ 2 , giá đi lên sau đó lại quay đầu tạo đỉnh thứ 3 (vai phải) thấp hơn đỉnh 2. Đỉnh 3 có giá trị gần bằng đỉnh 1. Giá tiếp tục đi xuống cắt qua đường vòng cổ hình mẫu hoàn thành. - Đường vòng cổ (neckline): là đường thẳng qua đáy 1 và đáy 2. Đường vòng cổ có thể dốc lên, dốc xuống hoặc đi ngang. Độ dốc của neckline sẽ ảnh hưởng đến biểu đồ giá, dốc lên thì tèo chậm , còn dốc xuống thì tèo nhanh hơn. Ngoài ra neckline còn đóng vai trò như là đường hổ trợ khi chưa break out. Còn sau khi breakout thì nó lại thành đường kháng cự. Khối lượng: khối lượng đóng vai trò quan trọng. Khối lượng có thể được đo như là bằng các chỉ số (obv, Chaikin Money Flow), hoặc đơn giản bằng cách phân tích các khối lượng . Điều kiện lý tưởng là ( nhưng không phải luôn luôn) khối lượng đằng trước của vai trái thường cao hơn khối lượng đằng trước của đầu. Hai dấu hiệu khối lượng giảm và giá đạt đỉnh đầu cùng xảy ra được xem như là một dấu hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu cảnh báo kế tiếp là khối lượng tăng lên khi giá từ đỉnh đầu đi xuống. Và dấu hiệu cuối cùng khi biểu đồ giá từ điểm đáy thứ 2 đi lên gần bằng đỉnh 1 (vai trái) , một khối lượng tăng đột biến báo hiệu đỉnh vai phải sắp hình thành. Bây giờ thì 1,2,3 … CHẠY, chứ còn đợi gì nữa. Bởi vì theo thống kê của Bulkowsky thì sau khi vai phải hình hành, 93 % là break out và tèo.

- Giá mục tiêu: Sau khi break out , vùng giá hướng tới của biểu đồ được tính toán dự kiến như sau: lấy giá trị tại vị trí break out trừ cho khoảng cách từ đỉnh đầu đến neckline.Xem hình dể hơn. Thường là giá sẻ thấp hơn giá trị tìm được, giá mục tiêu được xem là đáng tin cậy khi nó gần trùng với một mốc Fibonacci hoặc một trendline nào đó. - Thời gian: Một số chuyên gia nói rằng một mẫu trung bình mất ít nhất ba tháng kể từ bắt đầu đến khi breakout. Tuy nhiên, cho một mẫu có thể kéo dài tới sáu tháng. -Các đoạn màu xanh là ý kiến riêng của Tèo tui. -Bài viết chủ yếu là cùng nhau học hỏi, chắc chắn có nhiều thiếu sót và nhờ các bạn bổ sung thêm. Lẩu Dê Tay Cầm ( Cup with Handle) 1. Khái niệm :Lẩu Dê Tay Cầm là loại mẫu hình củng cố xu thế tăng , xuất hiện trong thị trường có xu hướng giá tăng. Nó đã được phát triển bởi William O'Neil và được giới thiệu trong cuốn sách của mình 1988, How to Make Money in Stocks. Mẫu hình gồm có hai phần: cái Lẩu và Tay cầm . (Xem hình minh họa). Phần Lẩu thì hình cong tròn, còn cái cán thì dài . Sau khi breakout biểu đồ giá tiếp tục đi lên. 2.Hình thành: Để hình thành mẫu hình thì xu hướng tăng trước đó phải tồn tại được vài tháng để đảm bảo xu hướng tăng này không quá yếu. - Lẩu : Phần Lẩu hình thành từ đợt điều chỉnh sau một đợt tăng giá của thị trường. Hình dáng cái Lẩu rất quan trọng, càng cong càng đáng tin cậy. Nếu nhọn quá thì không giống cái Lẩu. Khi đáy nhọn thì Lẩu dể thủng và trở thành xu hướng đảo chiều. Cái Lẩu hoàn hảo có đỉnh hai bên thành bằng nhau, nhưng điều này không quan trọng lắm. Độ sâu của Lẩu thường bằng hoặc nhỏ hơn 1 / 3 hoặc chiều cao của đợt tăng giá trước đó. Tuy nhiên, trong thị trường có nhiều biến động bất ổn cao thì độ sâu có thể lên tới 1 /2, thậm chí là 2/3 chiều cao của đợt tăng giá trước đó. Tay cầm: Khi mô hình Lẩu hoàn thành một mô hình khung giao dịch (dạng Flag hoặc Pennant) sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái Tay cầm. Tay cầm thường có hướng dốc xuống, và phần thấp nhất của tay cầm bằng khoảng 1/3 độ sâu cái Lẩu. Thời gian : Theo một số chuyên gia chứng khoán thì thời gian hoàn thành phần Lẩu mất từ 1 đến 6 tháng (có khi lên đến vài năm), còn phần Tay cầm có thể được hoàn tất trong vòng 1-4 tuần. Nhưng theo ông chủ quán Lẩu dê đầu ngỏ nhà tôi thì chỉ mất từ 1 đến 4 giờ để hoàn thành toàn bộ cái Lẩu. -Khối lượng: Trong quá trình hình Lẩu, giá giảm, khối lượng có xu hướng giảm. Tại đáy lẩu , khối lượng rất thấp. Khi giá tăng trở lại, khối lượng tăng. Trong quá trình tay cầm hình thành, khối lượng giảm. Sau đó khối lượng tăng lên và giá breakout tiếp tục xu hướng tăng (xem hình minh họa)

- Giá mục tiêu: Độ sâu của cái Lẩu là chỉ báo cho tiềm năng tăng giá sau khi break out . Vùng giá hướng tới của biểu đồ được tính toán dự kiến như sau: lấy giá trị tại vị trí break out cộng cho khoảng cách từ đáy đến miệng Lẩu. Tuy nhiên, theo thống kê của Bulkowski, "Nhiều thất bại sau khi Cốc chỉ tăng 10% đến 15%. Nên sử dụng lệnh Stop loss để bảo đảm lợi nhuận".

Lưu ý, các chỉ báo sau đây một thất bại tiềm năng: - Giá của phần tay cầm không nên rớt qua khỏi 1 /2 cái Lẩu -Giá không nên rớt qua đường MA 200

Ý kiến cá nhân : Loại hình mẩu này không đáng tin cậy cho NBs. Khi gặp loại hình này, giá mua tốt nhất là ở đáy Lẩu, nhưng tại thời điểm ấy , nếu không châm nước kịp thì Lẩu dể bị cháy và thủng đáy. Còn đợi cho đến khi breakout mới mua thì lợi nhuận chẳng còn được bao nhiêu.

Bài về Cup with handle bằng tiếng việt được viết khá chi tiết tại đây: http://www.tvsi.com.vn/faq.asp?channelid=5&newsid=134 - 61k http://www.pdfcoke.com/doc/4878252/Phan-tich-k-thut - 231k (hai link cùng một bài ) Dưới đây là một ví dụ điển hình về Cup with handle. Phân tích cổ phiếu VIP:

(1) :Xu hướng tăng đã tồn tại hơn 3 tháng, đảm bảo xu hướng này không qua yếu. (2) :Cup hình thành từ đợt điều chỉnh, vừa tròn vừa sâu, hai đỉnh thành Cup bằng nhau.Độ sâu của Cup = 1/2 đợt tăng giá trước đó (khoảng 5.800đ). Thời gian hình thành Cup từ 8/06->21/08 (2,5 tháng), Tại đáy Cup khối lượng rất thấp. (3) : Handle hình thành từ ngày 21/08->09/09 (2,5 tuần) có hướng dốc xuống, độ sâu handle =2.700đ (tức <1/2 Cup). Khi hình thành handle, khối lượng giảm. (4) Break out : Khối lượng tăng mạnh và giá break out đường xu hướng giảm ngắn hạn vào ngày 09/09/2009. Vùng giá hướng tới dự trên Fibonacci projection và độ sâu Cup dự đoán khoảng 24.000 Rủi ro: Như đã nói ở bài trước, nhiều khã năng thất bại khi giá đạt được 10%-15% kỳ vọng lãi(khoảng 600đ-900đ). Tuy nhiên với kỳ vọng lãi là 6000đ, tức khoảng 30% so với giá vốn

(khoảng 19.000đ) thì củng rất đáng để mạo hiểm, nhưng phải canh chừng chốt lãi hoặc cắt lổ, nên theo tôi cổ phiếu này, hiện nay không phù hợp cho newbie.

Related Documents