HƯỚNG DẪN NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁCH TRÌNH BÀY BÀI TẬP LỚN NGUYÊN LÝ MÁY A. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN Phần 1: Tổng hợp và phân tích động học cơ cấu phẳng 1. Tính bậc tự do 2. Phân tích chuyển động của cơ cấu Phân tích nguyên lý hoạt động và chuyển động của các khâu trong cơ cấu Hai phần này sinh viên tự làm theo lý thuyết đã học 3. Tổng hợp động học cơ cấu Căn cứ vào dữ liệu đầu bài xác định kích thước động của các khâu trong cơ cấu, dựng cơ cấu theo yêu cầu của đầu bài (tham khảo sách hướng dẫn làm đồ án môn học Nguyên lý máy của trường – có sẵn ở thư viện), lập bảng kích thước động các khâu. Chú ý kích thước thực tính bằng m, kích thước biểu diễn tính bằng mm. 4. Phân tích động học cơ cấu 4.1. Vẽ họa đồ chuyển vị Đối với máy bào, máy xọc: Vẽ họa đồ chuyển vị tại 11 vị trí trong đó có 8 vị trí chia đều xuất phát từ vị trí chết đầu tiên của hành trình làm việc, 1 vị trí chết thứ hai (kết thúc hành trình làm việc), 2 vị trí 0,05H (khi dao bào, xọc cắt vào phôi và rời khỏi phôi). Sinh viên phải hiểu được đồ thị lực cản và cách xác định lực cản trên đầu bào, đầu xọc từ đồ thị lực cản ở cả hành trình làm việc và chạy không. Đối với máy ép: Họa đồ chuyển vị được vẽ tại 9 vị trí trong đó có 8 vị trí chia đều xuất phát từ vị trí chết đầu tiên của hành trình làm việc, 1 vị trí chết thứ hai (kết thúc hành trình làm việc). Sinh viên phải hiểu được đồ thị lực cản và cách xác định lực cản trên đầu ép từ đồ thị lực cản ở cả hành trình làm việc và chạy không. Đối với cơ cấu dẫn động băng tải lắc: Họa đồ chuyển vị được vẽ tại 9 vị trí trong đó có 8 vị trí chia đều xuất phát từ vị trí chết đầu tiên của hành trình làm việc, 1 vị trí chế thứ hai (kết thúc hành trình làm việc). Sinh viên phải xác định điều kiện quay toàn vòng của khâu 1. Đối động cơ đốt trong: Họa đồ chuyển vị được vẽ tại 8 vị trí chia đều xuất phát từ vị trí chết đầu tiên của hành trình làm việc. Sinh viên phải xác định các chu kỳ làm việc của hai piston và sự phối hợp hoạt động của hai piston này kèm theo vẽ sơ đồ. Sinh viên phải hiểu được các đồ thị chỉ thị công và cách xác định lực từ buồng đốt tác dụng lên 2 pistons. Chú ý: Chọn µ l [m/mm] cho phù hợp với không gian của giấy sau đó vẽ họa đồ chuyển vị. Chọn µ Pc hoặc µ p sau đó vẽ đồ thị lực cản hoặc đồ thị chỉ thị công. Việc đánh số thứ tự phải thực hiện liên tục từ vị trí số 1 (điểm chết đầu tiên bắt đầu của hành trình làm việc) đến hết theo chiều của vận tốc góc khâu dẫn. Vẽ đậm vị trí được phân công vẽ họa đồ vận tốc, gia tốc trên họa đồ chuyển vị. 4.2. Vẽ họa đồ vận tốc tại 1 vị trí được giao - Không vẫn vẽ tách riêng họa đồ cơ cấu ở vị trí được giao mà sử dụng trực tiếp họa đồ cơ cấu trên họa đồ chuyển vị đã vẽ. - Xác định tỷ xích µ v [m/s.mm] cho phù hợp với không gian bản vẽ (đảm bảo không
1
thừa hoặc thiếu không gian cho họa đồ và nên theo lời khuyên trong hướng dẫn đồ án Nguyên lý máy hoặc sách giáo khoa. Không được chọn µ v tùy ý không có liên hệ gì với µ l và ω 1). - Viết các phương trình véc tơ vận tốc. - Vẽ họa đồ vận tốc (vẽ cho tất cả các điểm có tên trên các khâu, kể cả trọng tâm khâu). - Tính vận tốc của tất cả các điểm có tên, trên tất cả các khâu (kể cả trọng tâm khâu) với thứ nguyên [m/s]. - Tính vận tốc góc của các khâu quay (xác định chiều kèm theo kết quả) và lập bảng với thứ nguyên [rad/s]. 4.3. Vẽ họa đồ gia tốc tại 1 vị trí được giao - Xác định tỷ xích µ a [m/s2mm] cho phù hợp với không gian bản vẽ (đảm bảo không thừa hoặc thiếu không gian cho họa đồ và nên theo lời khuyên trong hướng dẫn đồ án Nguyên lý máy hoặc sách giáo khoa. Không được chọn tùy ý µ a không có liên hệ gì với µ l và ω 1). - Viết các phương trình véc tơ gia tốc. - Vẽ họa đồ gia tốc (vẽ cho tất cả các điểm có tên trên các khâu, kể cả trọng tâm khâu). - Các gia tốc pháp tuyến, gia tốc côriôlit phải dựng trực tiếp bằng hình học ngay trên họa đồ chuyển vị để xác định độ dài của các véc tơ này, không được dựng ra ngoài và không được tính trực tiếp. - Tính gia tốc của tất cả các điểm có tên, trên tất cả các khâu (kể cả trọng tâm khâu). Nếu gia tốc có 2 thành phần chỉ cần tính gia tốc tổng hợp với thứ nguyên [m/s2]. - Tính gia tốc góc của các khâu quay (xác định chiều kèm theo kết quả) và lập bảng với thứ nguyên [rad/s2]. Phần 2: Phân tích áp lực khớp động của nhóm (4.5) bằng phương pháp giải tích ma trận và tính Mcb trên khâu dẫn bằng phương pháp di chuyển khả dĩ Phần này sẽ được bổ sung vào tuần học thứ 6 1. Phân tích áp lực khớp động của nhóm (4,5) 2. Tính mô men cân bằng trên khâu dẫn B. CÁCH TRÌNH BÀY Bài tập lớn Nguyên lý máy cần được thể hiện trên 1 thuyết minh và 2 bản vẽ A3. 1. Thuyết minh - Trang bìa - Trang áp bìa Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Khoa Cơ khí – Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí THUYẾT MINH BÀI TẬP LỚN NGUYÊN LÝ MÁY Máy: ……….. Phương án: ……. Họ và tên sinh viên: ……… Mã số: …………. Lớp sinh viên: ……………. Lớp học phần: Email liên hệ: ……………… Giáo viên hướng dẫn: ……… Thái Nguyên, năm 2009 (Sinh viên tự bố trí sao cho hợp lý và đẹp). 2
- Đề bài Phải có chữ ký của giáo viên hướng dẫn - Mục lục - Lời nói đầu Sinh viên cần thể hiện được việc làm Bài tập lớn Nguyên lý máy giúp cho sinh viên nắm được những vấn đề gì trong quá trình học tập của học phần. Có thể có phần cám ơn thầy cô đã giúp sinh viên hoàn thành bài tập lớn. - Các nội dung phải viết trong thuyết minh Thuyết minh phải trình bày được tất cả các nội dung trong phần 1 và phần 2 đi kèm với những hình vẽ minh họa, họa đồ vận tốc, gia tốc, sơ đồ tính lực, tính Mcb trên khâu dẫn. 2. Bản vẽ Sinh viên có thể thể hiện kết quả làm bài tập trên 1 bản vẽ Ao được chia làm 2 phần theo thứ tự (2/3 và 1/3 theo chiều ngang của bản vẽ - không vẽ đường phân cách đậm): 1. Phần 1: Phân tích động học cơ cấu phẳng bằng phương pháp vẽ (chú ý tỷ xích các họa đồ). 2. Phần 2: Phân tích áp lực khớp động của nhóm 4,5 bằng phương pháp giải tích ma trận và tính Mcb trên khâu dẫn. Đối với động cơ đốt trong sinh viên có thể thay thế việc phân tích nhóm (4,5) bằng nhóm (3,4) cũng được. Chú ý: - Những hình đã được thể hiện trên bản vẽ đều phải được thể hiện trên Thuyết minh. - Ký hiệu và hình vẽ trong thuyết minh và bản vẽ không được mâu thuẫn với nhau. C. ĐÁNH GIÁ Sinh viên phải đảm bảo làm theo đúng bài tập theo phương án được giao. Mọi sự gian lận, thay đổi số liệu của đầu bài không được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn sẽ dẫn đến việc nhận điểm F của học phần Nguyên Lý Máy. Sinh viên phải tự mình làm Bài tập lớn không được mua, sao chép. Những sinh viên cố tình mua, sao chép khi bị phát hiện sẽ nhận điểm 0 Bài tập lớn. Bài tập lớn sẽ được bảo vệ vấn đáp tại văn phòng bộ môn và tính 15% điểm học phần. D. TRÌNH TỰ THÔNG QUA Thông qua lần 1: Phần 1, vào một buổi tối của tuần thứ 8. Thông qua lần 2: Phần 2, vào một buổi tối của tuần trước khi ôn thi. Chú ý: - Khi đi thông qua tất cả sinh viên phải mang theo cả Thuyết minh và Bản vẽ thể hiện được tất cả các nội dung nêu trên. Những sinh viên không chấp hành theo quy định này sẽ không được thông qua, phải tự làm để bảo vệ. - Sinh viên phải tự làm, mọi thắc mắc của sinh viên được phản ảnh bằng văn bản tới lớp trưởng lớp học phần. Lớp trưởng lớp học phần tập hợp gửi cho giảng viên hướng dẫn và thầy giáo sẽ trả lời trực tuyến trên Website hoặc ngày trên lớp. Thái Nguyên, ngày 21/9/2009 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Quang Thế
3