Bai Tap Sinh Ly

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bai Tap Sinh Ly as PDF for free.

More details

  • Words: 1,357
  • Pages: 4
A-CHỨC NĂNG CỦA THẬN VÀ SỰ THAY ĐÔI SỐ LƯỢNG THÀNH PHẦN NƯỚC TIỂU I-ĐẠI CƯƠNG CHỨC NĂNG CỦA THẬN Thận có 2 chức năng cơ bản sau -chức năng ngoại tiết :Lọc và bài tiết nước tiểu -chức năng nội tiết là sản xuất một số nội tiết tố đưa vào máu như Renin giúp ổn định huyết áp và Erythropietin để duy trì số lượng hồng cầu. 1.Chức năng bài tiết nước tiểu: *Quá trình lọc: -Quá trình lọc diễn ra ở cầu thận theo cơ chế khuêchs tán dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa: +Áp suất thủy tĩnh của máu trong mao mạch cầu thận +Áp suất keo của huyết tương +Áp suất thủy tĩnh của bọc Bowman -Lượng nước tiểu lọc ra là lượng nước tiểu của huyết tương qua màng cầu thận (hay còn gọi là lượng nươc tiểu đầu).Ở người bình thường lượng nước tiểu đầu do cầu thận lọc ra khoảng 120-130ml/phút *Điều kiện lọc của cầu thận : -Huyết áp trung bình duy trì từ 80-180mmHg -nếu vượt qua giới hạn này thì mức lọc phụ thuộc vào huyết áp.nếu nhỏ hơn 70mmHg thì quá trình lọc bị ngừng . Sau khi diễn ra quá trình lọc ở cầu thận thì nước tiểu được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận qua các giai đoạn: +Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần +Tái hấp thu ở quai Henle +tái hấp thu ở ống lượn xa. +tái hấp thu và bài tiết ở ống góp. Nước tiểu đổ vào bể thận theo niệu quản tới bàng quang để chuẩn bị thải ra ngoài cơ thể . 2.Sự thay đổi số lượng và thành phần nước tiểu: 2.1 Sự thay đổi lượng nước tiểu: -Bình thường lượng nước tiểu dao động từ 0,5-2 lit.Trung bình khoảng 1-1,5 lit/ngày -Lượng nước tiểu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: +Chế độ ăn uống :nhiều nước hay ít nước +Thời tiết:trời nắng nóng thì lượng nước tiểu ít còn trơi lạnh thì lueongj nước tiểu nhiều. +Lao động cơ bắp:cường độ lao động mạnh thì lượng nước tiểu ít do thoát lượng lớn mồ hôi,cường độ lao động thấp thì lượng nước tiểu nhiều hơn.

Các bệnh lí liên quan tới sự thay đổi lượng nước tiểu 2.1.1- Đa niệu: *Nguyên nhân: -Nguyên nhân tại thận: + Do xơ thận :Ở người già,hoặc do viêm kẽ thận mãn tính,viêm bể thận mãn tính,tổn thương quanh ống thận là giảm chức năng tái hấp thu nattri và nước. +Bệnh tiểu nhạt:do tế bào ống thận kém nhạy cảm với ADH. -nguyên nhân ngoài thận; +Bệnh tiểu nhạt do ADH vùng dưới đồi giảm sản xuất,có thể bài tiết đến 25 lit/ngày do ống lượn xa hầu như không tái hấp thu. +Đa niệu thẩn thấu:do tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ống thận gây cản trở sự hấp thu nước ,có thể gặp trong bệnh tiểu đường ,khi truyền dung dịch manitol,dùng lợi tiểu thẩm thấu. *Điều trị: dùng phương pháp lợi tiểu 2.1.2- Thiểu niệu: Lượng nước tiểu nhỏ hơn 10ml/kg/24 giờ -Nguyên nhân trước thận; do đói nước ,mất nước,mất náu,xơ vữa động mạch thận,dẫn tới giảm áp lực lọc và lượng máu ở cầu thận. -Nguyên nhân tại thận:trong bệnh viên cầu thận,cơ thể thiểu niệu do cầu thận ứ đọng máu,calci huyết tương tại chỗ để hình thành dịch lọc,trong khi khả năng hấp thu của ống thận vẫn tương đối bình thường.Trong viêm ống thận tế bào ống thận sưng phù hoặc bong ra ,gây hẹp hoặc tắc ống thận,lưu lượng qua ộng thận rât kém. -Nguyên nhân sau thận;sỏi ,u có thể gây tắc đường tiết niệu. 2.1.3- Vô niệu: Lượng nước tiểu nhỏ hơn 5ml/kg/24 giờ -Nguyên nhân trước thận : do mất nước nặng. -Tại thận: do viêm cầu thận cấp,viêm ống thận nặng. -Sau thận:do tắc từ đài bể thận trở xuống. 2.2-Sự thay đổi thành phần nước tiểu: -Về lượng:Những thành phần bình thường của nước tiểu có thể tăng hay giảm về nồng độ theo số lượng nước tiể trong 24 giờ. -Về chất: Sự xuất hiện các thành phần bất thường trong nước tiểu điều này rất cần lí giải vì nó có liên quan đến bệnh lí .Có thể nguyên nhân do hệ tiết niệu hay ngoài hệ tiết niệu và được chia thành các trường hợp như; +protein niệu: Lượng protein niệu mất theo nước tiêu hàng ngày không đáng kể,albumin chiếm 10% do cầu thận thoát ra .còn lại chủ yếu là các protein do ống thận. Nguyên nhân trước thận:Vd bệnh đa tủy xương Nguyên nhân tại thận: có thể do lỗ lọc cầu thận dãn ratrong bệnh viêm cầu thận,dôi khi do đứng lâu.Lượng protein cao nhất trong thận hư nhiễm mỡ.

Hay do ống thận chức năng tái hấp thu protein ở ống thận kém sẽ thấy protein theo nước tiêủ tăng lên nhất là protein có kích thước lớn. Nguyên nhân sau thận:do tổn thương hoặc do viêm đường dẫn niệu. + Hồng cầu niệu: Do lượng hồng cầu trong nước tiểu lớn.hồng cầu niệu gồm Hồng cầu niệu trước thận Hồng cầu niệu tai thận. Hồng cầu niệu sau thận. +Trụ niệu: là cấu trúc vi thể trong nươc tiểu có hình trụ,do protein bị đông vón lại theo khuôn của lòng ống thận.Điều kiện để xuất hiện trụ niệu là: 1.Nồng độ prootein trong nước tiểu đủ cao. 2.Lượng nước tiểu tương đối thấp 3.Thay đổi hóa lý của nước tiểu làm cho pH giảm giúp protein đông vón dễ dàng Trụ niệu thường gập trong viêm cầu thận cấp,thận hư nhiễm mỡ. Phân loại trụ niệu gồm:trụ trong(thận hư nhiễm mỡ ),trụ hạt(viêm cầu thận),trụ hồng cầu(hồng cầu niệu),trụ mỡ(thận hư nhiễm mỡ.),trụ liên bào(tế bào ống thận bám vào). B-SINH LÍ BỆNH CỦA THẬN VÀ ỐNG THẬN: I-VIÊM CẦU THẬN CẤP: 1.Nguyên nhân: do rối loạn miễn dịch hay gập ở trẻ em hay do nhiễm khuẩn kéo dài. 2.Cơ chế bệnh sinh: Sự lắng đọng của phức hợp miễn dịch gây ra một số hậu quả: -các tế bào cầu thận phân triển,nhất là các tế bào biểu mô và tế bào masangial -Fe trong phức hợp miễn dịch hấp dẫn một số lớn bạch cầu tập trung tại cầu thận làm nhiệm vụ thực bào và phóng thích các enzym gây tiêu hủy. -gây viêm. 3.Biểu hiện và hậu quả: -Diễn biến cấp ,thiểu niệu hoặc vô niệu,nước tiểu có tỉ trọng cao,đục,đỏ,có chứa protein cao ,hồng cầu ,bạch cầu trụ hạt… -Trong máu ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa đưa đến hội chứng tăng ure máu có thể gây hôn mê,tăng áp lực thẩm thấu gây phù. III- VIÊM CẦU THẬN MẠN 1.Nguyên nhân: Một số do viêm cầu thận cấp chuyển sang nhưng đa số là viêm mạn tính từ đầu.Bệnh là do tự miễn quá mẫn,hậu quả của một số bệnh hệ thống,có tính gia đình. 2.Phân loại: -Thể phân triển tràn lan. -Thể phân triển từng ổ. -Thể phân triển màng đáy. -Thể viêm cầu màng.

-Thể viêm cầu phân triển tế bào mesangial. 3.Bệnh sinh: +Sau phân triển cầu thận bị xơ hóa ,một số bị hóa trong do vạy toàn bộ nephroncungx thoái theo +Ban đầu một số nephron thoái hóa không hồi phục các nephron còn lại duy trì được sự hằng định nội môi và các chất cặn bã,H+,phosphate,natri và nước.thuy nhiên số nephron vẫn tiếp tục giảm đi,thận thích nghi bằng cách phồng lớn các nephron còn lại dần dần dẫn dến xơ hóa. 4.Biểu hiện và hậu quả: Khi nephron giảm tới hạn dịch lọc cầu thận cũng giảm tới mức không chứa đủ chất thải cần thiết,khiến ứ đọng trong máu các chất nghư creatinin và ure,các acid,natri và nước,chức năng suy giảm thận dẫn dến hội chứng tăng ure huyết. IV-THẬN HƯ NHIỄM MỠ: Là tình trạng chức năng giữ protein của cầu thận bị suy giảm đồng thời tế bào ống thận bị hư nhiễm mỡ.

Related Documents

Bai Tap Sinh Ly
June 2020 11
Bai Tap
October 2019 78
Bai Tap
June 2020 39
Bai Tap
November 2019 67
Bai Tap
July 2020 30
Bai Tap
June 2020 24