Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
BÀI TẬP MÔN BÁO CHÍ HỌC QUẢN LÝ “NỀN TRUYỀN THÔNG THỨ HAI” (Phân tích quan điểm “nền truyền thông thứ hai” trong bài viết “Một số vấn đề về lãnh đao, quản lý báo chí hiện nay” của TS Trần Đăng Tuấn) I.
Nhận dạng nền truyền thông thứ 2
II.
Tác động của nền truyền thông thứ hai nhìn từ blog và trang web xã hội
III.
Một số giải pháp quản lý và hạn chế tác động tiêu cực của nền truyền thông thứ hai
Thế kỷ XX được ghi nhận là thế kỷ đánh dấu bước tiến bộ đột biến trong lịch sử phát triển của loài người với việc ra đời của khoa học điện tử-tin học cùng với ứng dụng của nó là công nghệ thông tin. Sự phát triển nhanh chóng đến kinh ngạc cũng như những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin là tiền đề khoa học và vật chất cho cuộc cách mạng thông tin diễn ra ở các nước mà bản chất của nó là cuộc cách mạng trong giao tiếp và sở hữu trí tuệ xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử và tin học, không gian thông tin của báo chí - truyền thông ngày nay đã không còn giới hạn. Trong một thế giới ngày càng “phẳng ra” 1 những rào cản về chính trị, địa lý trở nên mờ nhạt hơn. Điều đó cũng có nghĩa mở ra cho thế giới những phương thức sản xuất, kinh doanh, những tình thế địa – chính trị hoàn toàn mới. Khi mà làn sóng toàn cầu hoá đang bước vào giai đoạn tăng tốc, san phẳng thế giới, không chỉ các quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn, mà các cá nhân ở khắp nơi đều bị tác động trong một chuỗi chung toàn cầu. Là sản phẩm và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá, truyền thông đại chúng xét trên
1
Thế giới phẳng . Thomas L. Friedman
1
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
phạm vi thế giới giờ đây đã mang nhiều đặc điểm mới với sự “tráng lệ và đa sắc”2 đòi hỏi cần được nghiên cứu kỹ càng trong chiến lược thông tin của mỗi quốc gia Sau hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, báo chí truyền thông nước ta đã có sự phát triển “thần kỳ” cả về quy mô và chiều sâu chất lượng. Đến nay, cả nước ta có 634 cơ quan báo chí với 813 ấn phẩm, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh, đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 1 hãng thông tấn, 10 báo điện tử và hàng nghìn trang tin trên Internet. Trong những năm qua, báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình trong đời sống xã hội. Báo chí thực hiện tốt hơn vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền, cổ vũ phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra ; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật đạt được thắng lợi bước đầu rất đáng khích lệ. Báo chí đã tích cực tham gia công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đặc biệt là trên truyền hình, phát thanh, báo điện tử trên mạng Internet đã góp phần quan trọng đưa thông tin Việt Nam ra với bạn bè quốc tế và giúp bạn bè quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn về đất nước, con người và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Báo chí là công cụ tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội, đấu tranh phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, bảo vệ quan điểm, đường lối, cương lĩnh của Đảng. Bước vào hội nhập sâu rộng trong một thế giới “tráng lệ và đa sắc” của thế kỷ XXI, báo chí truyền thông Việt Nam cũng đặt ra hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý và phát triển. Trong bài “Một số vấn đề của lãnh đạo, quản lý báo chí trong tình hình mới” của tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Ðài Truyền 2
Dự báo thế kỷ 21 – Nxb Thống Kê, 1998
2
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
hình Việt Nam đăng trên Tạp chí cộng sản điện tử tháng 6 năm 2007, nhận định: có ít nhất ba yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến báo chí - truyền thông nước ta trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới đó là: - Sự phát triển và phân hóa mạnh mẽ của các nhóm lợi ích trong xã hội - Tiềm lực thực hiện các hoạt động báo chí - truyền thông trong xã hội (ngoài khu vực các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và nhà nước) ngày càng lớn - Công nghệ báo chí - truyền thông thay đổi tận gốc rễ và có thể vượt qua các phương thức quản lý báo chí - truyền thông truyền thống. Đây là bài viết sâu sắc với hướng tiếp cận không hoàn toàn mới nhưng đem đến cái nhìn chiều sâu với rất nhiều thông tin thú vị, nhiều luận điểm mới gắn liền với thực tiễn phát triển báo chí truyền thông phong phú, sinh động thời gian qua, đặc biệt thuật ngữ “nền truyền thông thứ hai” lần đầu được gọi tên, đã thu hút sự quan tâm và có nhiều ý kiến tranh luận, lý giải trong giới nghiên cứu báo chí truyền thông cũng như các cơ quan quản lý nhà nước I. Nhận diện nền truyền thông thứ hai Nền truyền thông thứ hai, theo tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, ra đời cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet từ những năm 1990 của thế kỷ trước cùng với xu hướng tích hợp truyền thông, báo chí và công nghệ thông tin. Các dạng tồn tại chủ yếu của nó là các trang web xã hội ảo, các trang web chia sẻ âm thanh, hình ảnh, các trang thông tin cá nhân, Blog… Trên thế giới các trang web xã hội đã ra đời từ khá lâu và đang bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh. Hiện nay, chỉ cần đánh “sharing photos” lên google là chúng ta có thể thấy vô vàn các trang web chia sẻ các loại hình ảnh, video, âm thanh… Đặc biệt, với tốc độ gia tăng khách hàng trên 10% mỗi tháng, những trang 3
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
web xã hội đang tạo ra lượng người truy cập và tham gia trực tiếp khổng lồ, chiếm gần một nửa số người sử dụng Internet3. Ông Jon Gibs, Giám đốc của Nielsen/NetRatings - Mỹ, cho biết các trang web xã hội là “một chiếc tivi đích thực của Internet”. Với những ưu thế vượt chội về kỹ thuật và sử dụng dễ dàng các trang này đang phát triển thực sự bùng nổ và thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà tư bản giới truyền thông phương Tây. Mới đây, công ty News Corp (Mỹ) đã chi 1,3 tỉ USD mua lại một số trang web xã hội, trong đó riêng vụ mua lại công ty mẹ của MySpace.com đã có giá tới 580 triệu USD. Những nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại thung lũng Silicon nay cũng quan tâm và đổ tiền vào Facebook.com và các mạng xã hội khác. Hiện Myspace chiếm 80% thị phần khách hàng toàn cầu4 và tiếp tục mở rộng ảnh hưởng với việc mua đứt một đại gia cùng lĩnh vực này là Photobucket. Tại Việt Nam, ba năm trở lại đây là thời gian bùng nổ các trang thông tin cá nhân, các web xã hội ảo… Ví dụ VietSpace, Cyworld VN, thegioiblog… được nhiều người biết tới , nhất là đối với giới trẻ. Với số lượng thành viên từ vài nghìn người tới vài chục nghìn người, các “xã hội ảo” này cung cấp những dịch vụ rất đa dạng cho người sử dụng, từ blog, web cá nhân, diễn đàn trực tuyến, thư viện ảnh… Không chỉ thế, các mạng “xã hội ảo” này còn đang phát triển tới mức cho phép thành viên tạo ra các ngôi nhà, gia đình ảo, sống một “cuộc đời thứ 2” hoàn toàn giống như xã hội thật ngoài đời. Ở Việt Nam, mặc dù chưa có các web xã hội tầm cỡ "triệu công dân" như kiểu Myspace.com hay Facebook.com nhưng các trang web như www.ttvnol.com, www.diendan.edu.net, www.tintuc.vnn.vn, www.asvnonline.net... với các diễn đàn về mọi chủ đề kinh tế - văn hoá - xã hội giáo dục cũng đang thu hút hàng nghìn người lập account (tài khoản) để được trở 3
4
http://trangtinvietnam.com
http://news.vietnetworks.com.vn 4
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
thành thành viên, hoạt động sôi nổi không kém các trang web quốc tế. Hiện nay, hầu hết các mạng xã hội ảo ở Việt Nam đang trong giai đoạn “miễn phí” đối với các thành viên gia nhập. Điều này khiến số lượng thành viên của các mạng này ngày một gia tăng nhanh chóng và tác động của các xã hội ảo tới giới trẻ cũng ngày càng lớn Các trang web cá nhân, blog cũng được xem là một dạng của “nền truyền thông thứ hai”, trong đó có thể khẳng định, đáng quan tâm nhất chính là tốc độ phát triển và sức tác động của các blog. Blog xuất hiện vào những năm cuối thập niên 1990 và phát triển nhanh chóng đến mức không ai có thể dự báo được nó sẽ đi về đâu và sẽ như thế nào. Ban đầu blog chỉ là một dạng nhật ký của cá nhân trên mạng, nhưng đến giờ này nó không còn nằm trong phạm vi cá nhân nữa mà gần như trở thành một tờ báo có tính cộng đồng rất cao. Người ta sử dụng blog để trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình, trao đổi thông tin, tự giới thiệu nhằm quảng bá thương hiệu với mục đích kinh doanh. Trên Internet hiện có khoảng 70 triệu trang blog và cứ mỗi ngày có thêm 150.000 blog mới ra đời cùng với khoảng trên 1,6 triệu bài viết được đăng tải5. Ở một vài nước trên thế giới người đọc có xu hướng thích đọc các tin tức trên blog hơn là đọc báo, vì blog có thể đưa tin sâu hơn, điều mà báo chí không làm được do những hạn chế về thời gian (giờ ra báo) và không gian (độ dài của bài báo phải phù hợp khuôn khổ tờ báo). Hơn nữa, một số blogger có thể có trình độ chuyên môn sâu đôi khi có những nhận định, phân tích sâu sắc hơn thông tin trên báo chí. Ở Việt Nam, với đa số cư dân mạng, việc sử dụng blog hiện nay còn quen thuộc hơn là việc mua tờ báo vào mỗi buổi sáng. Đa số các blogger thay vì vào 5
Mỗi 0,5 giây có thêm 1 blog mới. Vietnamnet.vn
5
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
Internet để check mail (kiểm tra thư điện tử) và đọc báo mỗi sáng thì họ vào blog để cập nhật thông tin. Cụ thể là câu chuyện tỏ tình gây chấn động giới sinh viên ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, những hình ảnh về anh cảnh sát giao thông chặn một chiếc taxi vượt đèn đỏ… là những thông tin được đưa lên blog đầu tiên, sau đó được báo chí khai thác… Ngày nay, không chỉ dừng ở dạng là nhật ký cá nhân, dần dần blog đã trở thành một “loại hình báo chí mới” với đậm đặc các thông tin thời sự chính trị xã hội, và được nhiều người tạm gọi là “báo chí công dân”. Không khó khăn gì chúng ta có thể nhận thấy blog và hệ thống báo chí chính thống đang có một cuộc đua tranh nóng bỏng khi rất nhiều thông tin mới, thú vị xuất hiện sớm nhất trên các trang blog II. Tác động của “nền truyền thông thứ hai” nhìn từ các trang web xã hội và blog. 2.1. Tác động của các trang web xã hội Mặc dù các mạng xã hội còn rất non trẻ, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng sức tác động của chúng đã đang tạo ra một hình thức ứng xử xã hội mới. Thế hệ trẻ ngày nay đang coi web xã hội không chỉ là sự bổ sung tiện ích cho cuộc sống hàng ngày mà còn coi các web xã hội như những nhóm cộng đồng ảo và đòi hỏi cũng được xã hội hoá như xã hội truyền thống. Có thể nói các trang web xã hội đang tạo ra một bộ mặt mới của truyền thông thế giới và có tác động không thua kém nền truyền thông chính thống. Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang diễn ra với sự vào cuộc của hàng loạt các trang web xã hội đang thực sự mang đến sự đảo lộn khó tưởng tượng đối với một cuộc bầu cử thông thường. Khác với những trang web trong chiến dịch bầu cử năm 2000 và 2004, thường thu hút mọi người bằng một galerie các bức chân dung kèm theo một trích đoạn phát biểu, các chiến dịch tranh cử trên mạng cho cuộc 6
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
bầu cử tổng thống năm 2008 mang tính tương tác hơn và đổi mới hơn nhờ những tiện ích của công nghệ thông qua các trang web xã hội. Các ứng cử viên đã tự đưa ra các băng video tự quay post lên các trang web xã hội và tạo được những hiệu ứng ngoài mong đợi. Cử tri không còn phải đứng mệt mỏi nghe thuyết trình bị động mà được thể hiện quan điểm của mình ngay trên mạng. Chỉ cần với một đường truyền Internet đủ mạnh, một người ở bất kỳ địa điểm nào trên trái đất đều có thể upload những video, những bức ảnh, bài hát… của riêng mình lên mạng và chia sẻ nó với hàng tỷ người trong chốc lát mà hầu như không gặp trở ngại nào Ngoài những tiện ích có thể mang đến, ngược lại các trang web mạng xã hội (social website) chính là một mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và tạo đà phát triển cho các phần mềm độc hại như virus, spyware... Con số phân tích hơn 5 tỉ yêu cầu web được gửi đi trong tháng 7 vừa qua của hãng bảo mật ScanSafe cho thấy trung bình cứ trong số 600 trang thông tin cá nhân người dùng web xã hội có một trang chứa các loại phần mềm độc hại và hàng trăm loại virus mới được lan truyền. Xu hướng hiện nay các trang web xã hội đang phân hoá, đi vào từng lĩnh vực riêng lẻ như âm nhạc, thể thao, và không ai giám chắc rằng nó có thể thâm nhập vào những lĩnh vực an ninh chính trị hoặc những lĩnh vực bí mật, nhậy cảm của bất kể nước nào. Khi đó ảnh hưởng của nó sẽ là vô cùng lớn bởi nội dung của các mạng xã hội rất dễ tạo ra nhưng lại không dễ gì bị biến mất. Điều này đặt ra khó khăn vô cùng lớn trong công tác quản lý đối với mọi quốc gia. Thời gian đầu các tư liệu tham gia vào mạng ảo có thể là thông tin giải trí, nhưng rồi ranh giới sẽ dần dần không còn nữa. Xu hướng tích hợp sẽ làm cho các mạng này trở thành một loại hình truyền thông mới tụ hợp các nét của các loại hình báo viết, phát
7
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
thanh và truyền hình lẫn lộn…và tồn tại song song với hệ thống báo chí truyền thông "chính thống". 2.2. Tác động của blog Những năm gần đây blog trở nên quan trọng không chỉ với đời sống cộng đồng mạng, mà còn là tác động đến công chúng rộng rãi. Năm 2005, blog trở thành nơi chia sẻ nỗi niềm, quyên góp ủng hộ nạn nhân sóng thần Tsunami tấn công châu Á tháng 12.2005. Thời điểm này, blog đưa tin nhanh hơn cả báo chí và “nối tình người” gần nhau hơn. Trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, hàng nghìn blog trong nước cùng đồng loạt chưng cờ tổ quốc và ảnh Bác Hồ lên đầu trang đã thực sự tạo được ấn tượng sâu sắc. Blog không còn đơn giản là những trang nhật ký trực tuyến nữa, nó đã trở thành bức tranh muôn màu về cuộc sống với những chi tiết hoàn toàn có thực. Tuy nhiên tác động mặt trái của blog hiện nay đang thực sự trở thành vấn đề phức tạp, khá nhức nhối của xã hội. Các thế lực thù địch, các lực lượng chống phá đã lợi dụng các diễn đàn này để tuyên truyền bôi nhọ, bóp méo hình ảnh đất nước, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối. Sự kiện tháng 12 năm 2007, hàng loạt bloger lên tiếng kêu gọi biểu tình phản đối cuộc rước đuốc Olimpic tại thành phố Hồ Chí Minh, chống Trung Quốc sau sự kiện liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa đã tạo bầu không khí xã hội căng thẳng không có lợi cho đất nước. Vấn đề chính ở đây là “khi những blog vượt khỏi phạm vi của dạng nhật ký mang tính cá nhân, tham gia luận bàn các vấn đề chính trị xã hội rộng lớn thì nó đã bắt đầu mang vóc dáng xã hội như những tờ báo”6. Tác giả các blog này thu 6
Tạ Ngọc Tấn. Bài giảng môn Báo chí học
8
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
thập và kêu gọi những người đọc blog của mình tham gia thu thập các thông tin rộng rãi từ các nguồn khác. Lúc đầu blog là việc của cá nhân nhưng khi đã mở rộng để tiếp nhận, đăng tải thông tin từ ngoài thì nó đã thành dạng sản phẩm tập thể. Blog đã hình thành một thế giới truyền thông với sự tham gia của hàng triệu cá nhân. Các diễn đàn hình thành đội ngũ quản trị, đội ngũ này làm nhiều việc như biên tập viên. Như vậy hình thành một thế giới truyền thông với sự tham gia của hàng triệu cá nhân. Nhiều diễn đàn có máy chủ ở nước ngoài. Việc theo dõi phát hiện các vi phạm trên diễn đàn cá nhân, blog cá nhân cực kỳ khó khăn, do số lượng quá lớn, và sự ra đời của chúng (hoặc tái sinh của chúng) không dễ kiểm soát được. Theo quy luật, xuất hiện đầu tiên là các cá thể thông tin. Sau đó sẽ diễn ra quá trình liên kết, chọn lọc, sàng lọc tự nhiên. Có thể dự báo rằng không lâu nữa sẽ có tiến trình "nối mạng" kiểu này, và từ hàng chục vạn các blog cá nhân và các diễn đàn mạng sẽ xuất hiện một loạt các "tờ báo mạng", mỗi tờ báo kiểu này có số lượng cộng tác viên cung cấp tin tức, ý kiến, quan điểm, đề tài... vượt gấp hàng trăm, hàng vạn lần số cộng tác viên của tờ báo lớn nhất. Ngay bây giờ, một số diễn đàn mạng thực ra đã có lượng người xem lớn hơn nhiều so với các tờ báo trung bình. So với các tạp chí thì sự vượt trội còn ghê gớm hơn. Đối với các mạng xã hội ảo như You tobe, Myspace với hàng tỷ khách hàng có thể phát tán, thu nhận vô vàn những video đủ lĩnh vực qua Internet thì “không loại trừ khả năng, đây là mầm mống của một loại đài truyền hình khổng lồ, xuyên quốc gia”7, không cần giấy phép, hầu như không thể quản lý được theo các phương thức thông thường. Số lượng phóng viên của loại "Đài Truyền hình" mới này hầu như là vô hạn, vì các phương tiện ghi hình kỹ thuật số hiện ngày càng nhiều, ngày càng rẻ, hàng triệu người đang sử dụng chúng.
7
Trần Đăng Tuấn. Một số vấn đề lãnh đạo, quản lý báo chí hiện nay
9
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
Như vậy khó có thể hình dung ngay hết những tác động của “nền truyền thông thứ hai” này khi mà tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có thể sử dụng phục vụ vào lợi ích của cá nhân hoặc mục đích chính trị, kinh tế của một nhóm lực lượng nào đó. Biện pháp quản lý đối với hệ thống này như thế nào đang là bài toán vô cùng khó khăn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. III. Giải pháp hạn chế sức tác động và quản lý nền truyền thông thứ hai Ngày nay, tình hình quốc tế đang tiếp tục biến đổi nhanh chóng, phức tạp, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặt ra những yêu cầu mới về công tác quản lý báo chí truyền thông. Thực tiễn đã và sẽ xuất hiện những vấn đề mới về lý luận, đòi hỏi phải đánh giá, định hướng đúng, kịp thời lý giải thỏa đáng trong tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quản lý báo chí, truyền thông không thể tiến hành như cũ, khi các phương thức thông tin đa dạng, nhiều chiều gắn với các phương tiện hiện đại đang phát triển mạnh mẽ cả ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy, để đáp ứng đòi hỏi mới đó, chúng ta phải có nhiều nỗ lực mới, phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để có câu trả lời thỏa đáng, khoa học, góp phần định hướng chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực tế công tác quản lý nhà nước hiện nay chưa theo kịp với các thay đổi trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Việc cấp bách và đúng đắn là cần đầu tư, quan tâm đúng mức hơn nâng cao tiềm lực, năng lực của hệ thống báo chí truyền thông hiện có, để hệ thống này có thể đáp ứng được các thách thức trên mặt trận thông tin. Tăng cường thực lực của toàn bộ nền báo chí - truyền thông nói chung, đặc biệt là thực lực của các đơn vị báo chí đầu đàn, để truyền thông nhà nước nhất định đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin, nhất định chi phối được dư luận.
10
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
“Trong thông tin không thể có khoảng chân không, mà vận hành nguyên tắc bình thông nhau. Nếu công chúng không thỏa mãn những thông tin mà hệ thống báo chí - truyền thông hiện có cung cấp, người ta sẽ có xu hướng tìm thêm thông tin ở hệ thống truyền thông khác. Vì thế nếu nhìn nhận toàn cục thì giải pháp tốt nhất là xây dựng cho được một hệ thống báo chí - truyền thông nhà nước thật mạnh”8. Khi đó sẽ không còn cơ sở, hoặc ít ra là giảm thiểu lý do đòi hỏi có thêm các đơn vị báo chí truyền thông ngoài khu vực nhà nước và đoàn thể cách mạng, tổ chức nghề nghiệp. Cần xây dựng các đơn vị này thực sự mạnh về thực lực. Trong toàn bộ hệ thống báo chí - truyền thông, các đơn vị giữ vị thế đầu tàu, có vai trò là người chi phối dư luận xã hội , giữ nhịp cho cả hệ thống. Cần xây dựng một số tập đoàn báo chí - truyền thông nhà nước mạnh. Mạnh cả về con người, cả về kinh tế, kỹ thuật. Các tập đoàn mạnh này sẽ đáp ứng phần cơ bản nhu cầu chính đáng về thông tin của xã hội. Tránh hoặc giảm thiểu nhu cầu có hệ thống báo chí "khác". Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn đề nghị cần tăng cường "pháp trị" trong quản lý báo chí - truyền thông. Ở đây ý nói đến việc chỉ đạo, lãnh đạo, nắm giữ hoạt động báo chí - truyền thông thông qua các công cụ luật pháp. Các quy định pháp lý đối với hoạt động báo chí - truyền thông càng đầy đủ, chi tiết, thì càng có tác dụng khuyến khích hoạt động hữu ích, đồng thời ngăn ngừa các sai phạm của hoạt động báo chí- truyền thông. Cả khi cần chấn chỉnh sai sót thì cũng thuận tiện và hiệu quả hơn vì đã có các quy định pháp lý cụ thể, chi tiết để vận dụng. Hoàn chỉnh các quy định luật pháp không những mang lại thuận lợi cho người quản lý, mà còn thuận lợi cho bản thân hoạt động bị quản lý, bởi có sự minh bạch trong xử lý các vấn đề của hoạt động đó. Trước mắt cần dồn sức để hoàn chỉnh Luật Báo chí và các luật liên quan đến báo chí - truyền thông, chuyển từ dạng luật khung sang luật chi tiết.
8
Trần Đăng Tuấn. Một số vấn đề lãnh đạo, quản lý báo chí hiện nay
11
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
Khi có những hiện tượng mới của báo chí thì cần có các quy định dưới luật thật sát và kịp thời để điều chỉnh. Với các dạng truyền thông trên mạng (nền truyền thông thứ hai), thái độ duy nhất đúng là can dự vào để định hướng, lãnh đạo, nhưng không được mất chủ động trong quan hệ hợp tác. Vấn đề chính hiện nay là quản lý các xã hội ảo này như thế nào? Nhiều người cho rằng: Thông thường, chính các công ty, đơn vị thành lập ra các trang web xã hội ảo phải quản lý thành viên của mình (thông qua một hệ thống các cộng tác viên dày đặc). Đây cũng là một trong những giải pháp, tuy nhiên với số lượng khách hàng lớn tới con số hàng triệu thì công việc đó sẽ vô cùng khó khăn. Làm như thế nào để định hình một văn hóa mạng, văn hoá blogger Việt là việc khó nhưng có thể làm được bằng các giải pháp tâm lý, xã hội dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc truyền thống. Thực tế việc định hướng cho blog, thu hút bloger cùng nhau xây dựng một quy tắc ứng xử của blog Việt, tạo nên một cộng đồng blog Việt “sạch”, hướng các đối tượng này vào các mục tiêu xã hội tích cực đang bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực và có tính bền vững hơn. Càng ngày công nghệ truyền thông càng mở ra nhiều khả năng ưu việt cho việc sản xuất, phát hành sản phẩm truyền thông nhanh hơn, dễ dàng hơn, và các phương thức quản lý hiện có sẽ không bao quát hết được. Cần phải nghiên cứu, phân biệt làm rõ những khái niệm mới như blog cá nhân với những dạng “báo mạng”, khái niệm “nhà báo công dân”… hình thành khung pháp lý về quản lý dịch vụ cung cấp “xã hội ảo” trên mạng để phục vụ cho công tác quản lý trong tương lai. Đây là những vấn đề còn quá mới tại Việt Nam nhưng yêu cầu quản lý thì đã trở nên hết sức cấp thiết đối với qúa trình phát triển của báo chí truyền thông hiện
12
Nguyễn Trường Chinh – Cao học báo chí 13 -----------------------------
Báo chí học
nay và sau này, cần được nghiêm túc nghiên cứu bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo về đất nước trong thời kỳ mới.
13