Bai Giang Xdmd Chuong 5a

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bai Giang Xdmd Chuong 5a as PDF for free.

More details

  • Words: 7,869
  • Pages: 150
Chương 5(a)

MẶT ĐƯỜNG ĐẤT ĐÁ GIA CỐ CKD HỮU CƠ

5.1. Khái niệm - yêu cầu vật liệu 1. Khái niệm về mặt đường nhựa: - Vật liệu: cốt liệu chính là đất, đá dăm tiêu chuẩn, đá dăm cấp phối; sử dụng chất kết dính hữu cơ thông thường là bitum dầu mỏ (nhựa đường) dưới hình thức trộn hoặc tưới.

Nguyên lý sử dụng VL : “Cấp phối” - “Đá chèn đá“ - “Đất gia cố” Cấu trúc vật liệu : “Đông tụ“ hoặc “Tiếp xúc“

2. Phân loại mặt đường nhựa: - Láng nhựa: tưới nhựa trên mặt đường đã lu lèn chặt, sau đó rải đá con & lu lèn. - Thấm nhập nhựa: tưới nhựa thấm nhập vào lớp đá dăm đã lu lèn tương đối chặt, rải đá chèn & tiếp tục lu lèn.

- Trộn tại đường: cấp phối cốt liệu nguội trộn ngay tại đường với nhũ tương nhựa hoặc nhựa đặc pha dầu hoả. - Trộn tại trạm trộn: trộn cấp phối cốt liệu đã được rang nóng với nhựa đặc đun đến nhiệt độ thi công trong máy trộn chuyên dùng.

3. Đặc điểm chung: - Có khả năng chịu nén, chịu cắt; chịu lực ngang tốt. - Chịu tải trọng động tốt, ít hao mòn, ít sinh bụi. - Độ cứng không quá cao, xe chạy êm thuận, ít gây tiếng ồn. - Mặt đường có mầu sẫm, cường độ giảm khi nhiệt độ cao.

- Kém ổn định nhiệt. - Kém ổn định nước, nhanh hư hỏng khi bị nước tác dụng lâu dài. - Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường thường giảm khi mặt đường bị ẩm ướt. - Mặt đường bị “hoá già” dưới tác dụng của thời gian, tải trọng & các yếu tố khí quyển; trở nên dòn, dễ gãy vỡ do khả năng biến dạng giảm.

4. Yêu cầu đối với vật liệu làm mặt đường nhựa: 4.1. Yêu cầu đối với cốt liệu: - Đủ cường độ - Chịu hao mòn tốt - Dính bám tốt với nhựa.

Chọn loại cốt liệu phải căn cứ vào loại mặt đường, tầng lớp kết cấu, lưu lượng xe, tải trọng xe, cấu trúc hoá học của cốt liệu, đặc điểm khí hậu của khu vực, loại nhựa sử dụng. (Đá có cường độ cao, dính bám với nhựa kém cũng không nên sử dụng trong mặt đường nhựa, nếu dùng phải có phụ gia tăng dính ).

4.2. Yêu cầu đối với nhựa: - Dễ thi công, bọc đều đá. - Dính bám tốt với đá. - ổn định nhiệt, chịu được nhiệt độ cao. - ổn định nước. - Có khả năng biến dạng ở nhiệt độ thấp.

- ít bị hoá già theo thời gian. Chọn loại nhựa nào phải căn cứ vào loại mặt đường, tầng lớp kết cấu, lưu lượng xe, tải trọng xe, cấu trúc hoá học của cốt liệu, đặc điểm khí hậu của khu vực. Với điều kiện khí hậu Việt Nam chỉ nên dùng loại nhựa đặc.

5. Các hình thức dùng nhựa đặc tại Việt Nam: 5.1. Nhựa đặc đun đến nhiệt độ TC: Ưu điểm: - Đảm bảo dễ tưới, dễ bao bọc cốt liệu. - Tương tác mạnh với bề mặt khoáng vật. - Rút ngắn được thời gian bảo dưỡng, cường độ nhanh hình thành.

Nhược điểm: - Dễ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường. - Thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết. - Yêu cầu cốt liệu khi dùng phương pháp tưới phải sạch, khô ráo; khi dùng phương pháp trộn phải được rang nóng.

5.2. Nhựa đặc pha dầu hoả (20 - 30% dầu): Ưu điểm: - Dễ tưới, dễ bao bọc cốt liệu. - Không yêu cầu thiết bị gia công nhựa phức tạp. - Có thể trộn với cốt liệu tại đường, thi công hỗn hợp đá trộn nhựa với khối lượng nhỏ.

Nhược điểm: - Dính bám kém với bề mặt khoáng vật. - Phải đun ấm nhựa khi trộn, rải. - Thi công vẫn phụ thuộc vào thời tiết. - Giá thành cao, yêu cầu bảo dưỡng mặt đường dài. - Yêu cầu cốt liệu khi dùng phải sạch, khô ráo.

5.3. Nhũ tương nhựa: Ưu điểm: - Dễ tưới, dễ bao bọc cốt liệu, dễ thấm. - Có thể trộn với cốt liệu tại đường, thi công hỗn hợp đá trộn nhựa với khối lượng nhỏ. - Khi nhiệt độ không khí thông thường không yêu cầu đun nóng nhũ tương khi tưới, trộn.

- Có thể thi công khi thời tiết không thuận lợi, cốt liệu ẩm. - Thi công rất an toàn, không gây ô nhiễm. Nhược điểm: - Yêu cầu thời gian bảo dưỡng mặt đường dài. - Phải sử dụng đúng chủng loại nhũ tương tuỳ theo cấu tạo hoá học của cốt liệu. - Phải có thiết bị trộn nhũ tương chuyên dụng.

6. Thành phần cơ bản của nhựa đường: 6.1. Các nhóm chất chính: - Nhóm Asphalt ( 10-20%): Chất rắn, giòn, không nóng chảy. Làm tăng tính ổn định nhiệt, quánh, giòn & khả năng cấu trúc hoá của bitum - Nhóm chất nhựa( 20-40%):

Chất dễ nóng chảy. Làm tăng độ giãn dài, đàn hồi & tính dính bám của bitum. - Nhóm chất dầu ( 10-20%): Chất dẻo, dễ bay hơi. Làm tăng độ linh động, làm giảm nhiệt độ hoá mềm của bitum.

6.2. Các nhóm chất phụ: - Nhóm các-ben và các-bô-ít (13%): Giòn, chặt hơn Asphalt. Làm tăng tính quánh, tính giòn. - Nhóm Axít Asphalt và các Al-hyđric của nó ( 1%):

Giống nhóm chất nhựa. Làm tăng khả năng dính bám của bitum với cốt liệu. - Nhóm Pa-ra-phin ( 0,5-3%): Làm giảm nhiệt độ hoá mềm và khả năng phân tán, tăng tính giòn của bitum

Tiêu chuẩn nhựa đường đặc dùng trong đường bộ (22 TCN 279-01) T T

C¸c chØ tiªu

TrÞ sè tiªu chuÈn theo cÊp ®é kim lón (m¸c)

§ ¬n



40/60

60/70

70/100

100/150

150/250

40÷60

60÷70

70÷100

100÷150

150÷250

39÷47

35÷43

1

§é kim lón ë 250C

0,1m m

2

§ é kÐo dμi ë 250C

cm

3

NhiÖt ®é ho¸ mÒm (Ph−¬ng ph¸p vßng vμ bi)

0C

4

NhiÖt ®é b¾t löa

0C

5

L−îng tæn thÊt sau khi ®un nãng 1630C trong 5 giê

%

max.0,5

6

Tû lÖ ®é kim lón cña nhùa ®−êng sau khi ®un nãng ë 1630C trong 5 giê so víi ®é kim lón ë 250C

%

mim.80

7

L−îng hßa tan trong Trichloroethylene

%

8

Khèi l−îng riªng ë 250C

g/cm3

9

§ é dÝnh b¸m ®èi víi ®¸

CÊp ®é

10

Hμm l−îng Paraphin

%

mim 100 49÷58

46÷55

43÷51

mim.230

mim.220

max.0,8

mim.75

mim.70

mim. 99 1,00 ÷ 1,05 mim. cÊp 3 max. 2,2

mim.65

mim.60

3. Tiêu chuẩn nhựa đường pôlime ( 22 TCN 319-04) TT

C¸c chØ tiªu

§¬n vÞ

TrÞ sè theo m¸c nhùa PMB1

PMB2

PMB3

min. 70

min. 80

1

NhiÖt ®é hãa mÒm

oC

min. 60

2

§é kim lón ë 25oC

0,1mm

50 - 70

3

NhiÖt ®é b¾t löa

oC

min. 230

4

L−îng tæn thÊt sau khi nung ë 163oC trong 5h

%

max. 0.6

5

§é kim lón cßn l¹i sau khi nung ë 163oC trong 5h

%

min. 65

6

L−îng hßa tan trong Trichloroethylene

%

min. 99

7

Khèi l−îng riªng ë 25oC

g/cm3

1.01 – 1.05

cÊp

min. cÊp 4

8 9

§é dÝnh b¸m víi ®¸ §é ®μn håi (ë 25oC, mÉu kÐo dμi 10 cm)

10

§é æn ®Þnh l−u tr÷

11

§é nhít ë 135oC

%

min. 60

40 - 70

min. 65

oC

Max 3.0

Pa.S

Max 3.0

min. 70

5.2. Bổ túc về nhũ tương nhựa 1. Khái niệm: được phát minh ra ở châu Âu năm 1920. Nhũ tương nhựa là một hệ thống không đồng nhất gồm 2 pha chất lỏng (một pha là nhựa, pha còn lại là nước hoặc dầu hoả), trong đó một pha liên tục còn pha thứ hai phân tán thành những hạt cực nhỏ vào pha thứ nhất.

2. Thành phần cơ bản của nhũ tương nhựa: - Nhựa đường đặc. - Nước (hoặc dầu hoả). - Các chất nhũ hoá (giữ ổn định cho hệ thống).

3. Phân loại nhũ tương: 3.1. Theo nguồn gốc: - Nhũ tương thuận: pha liên tục là nước hoặc dầu. - Nhũ tương nghịch: pha liên tục là nhựa. 3.2. Theo kích cỡ hạt: - Nhũ tương thường: Cỡ hạt bị phân tán 1 ÷ 20.10-6m - Vi nhũ tương: Cỡ hạt bị phân tán 0,01 ÷ 0,05.10-6m

3.3. Theo tốc độ phân tích: - Nhũ tương phân tích nhanh: 15 ÷ 30 phút - Nhũ tương phân tích vừa: 30 ÷ 60 phút - Nhũ tương phân tích chậm: 4 ÷ 24 giờ 3.4. Theo hàm lượng nhựa: (60%, 65%, 69%)

3.5. Theo điện tích hạt bị phân tán: - Nhũ tương Cationic: hạt nhựa mang điện tích dương. - Nhũ tương Anionic: hạt nhựa mang điện tích âm.

Cationic

Anionic

4. Quá trình phân tích của tương nhựa (khi lưu trữ quản):

nhũ bảo

4.1. Chìm lắng: nhựa bắt đầu bị lắng xuống đáy bồn. 4.2. Kết tủa: các hạt nhựa xích lại gần nhau dưới đáy bồn chứa, nước nổi lên trên, nhưng chất nhũ hoá vẫn bao bọc bề mặt các hạt.

4.3. Đông đặc: các hạt nhựa bắt đầu dính lại với nhau do màng chất nhũ hoá bao bọc bề mặt hạt nhựa đã bị phá vỡ; một số hạt nhựa đã dính kết lại với nhau thành một khối.

5. Quá trình phân tích của nhũ tương (khi tương tác với cốt liệu):

5.1. Lắng: nhựa bắt đầu bị lắng xuống bề mặt cốt liệu, nước nổi ra ngoài. 5.2. Kết tủa: các hạt nhựa xích lại gần nhau nhưng chất nhũ hoá vẫn bao bọc bề mặt các hạt.

5.3. Đông đặc: các hạt nhựa bắt đầu hộn lại với nhau do màng chất nhũ hoá bao bọc bề mặt đã bị cốt liệu hấp phụ, phá vỡ; một số hạt nhựa đã dính kết lại với nhau thành một khối. 5.4. Ninh kết: nước bị tách ra ngoài trở thành pha gián đoạn. Nhựa liên kết lại với nhau thành pha liên tục.

5.5. Màng nhựa có hiệu lực: nước hoàn toàn bị tách ra ngoài, tính chất của nhựa bao bọc cốt liệu hoàn toàn giống nhựa đặc thông thường.

6. Quá trình tương tác nhũ tương - cốt liệu:

biÓu ®å ph¸t trªn nhò t−¬ng CationÝc ë Ph¸p 100

96

98

99

1982

1987

93 90

90 82

80

70

60 50

50

40

30

26

20

17

10

6 2

0 1952

1955

1957

1959

1962

1967

1970

1972

1977

Cốt liệu hấp phụ bitum

5.3. Mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa (TNN) 1. Khái niệm: Đá dăm cơ bản đồng kích cỡ được san rải & lu lèn chặt rồi tưới thấm nhập nhựa đến một chiều sâu quy định. Nhựa có tác dụng bao bọc liên kết các viên đá dăm chứ không có tác dụng lấp đầy lỗ rỗng. - Nguyên lý sử dụng VL : "Đá chèn đá"

- Cốt liệu: đá dăm cơ bản đồng kích cỡ 40x60, 20x40 & các loại đá dăm chèn 20x40, 10x20, 5x10. - Chất liên kết: nhựa nóng, nhũ tương. - Hình thành cường độ: nhờ sự chèn móc & ma sát giữa các viên đá, và thành phần lực dính do nhựa tạo ra. - Loại mặt đường: cấp cao A2, kết cấu không toàn khối, mặt đường hở.

Mặt đường đá dăm

Mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa

2. Phân loại: 2.1. Theo loại nhựa thấm nhập: - ĐD TNN dùng nhựa nóng. - ĐD TNN dùng nhũ tương. 2.2. Theo kích cỡ đá dăm cơ bản và chiều sâu thấm nhập nhựa: - ĐD TNN sâu: đá 40x60, dày 7 ÷ 9cm, nhựa thấm hết chiều dày lớp đá .

- ĐD bán TNN: đá 40x60, dày 10 ÷ 16cm, nhựa thấm 1/2 chiều dày lớp đá (chỉ nên dùng khi cải tạo mặt đường đá dăm cũ). - ĐD TNN nhẹ: đá 20x40, dày 4,5 ÷ 6cm, nhựa thấm hết chiều dày đá. Hiện nay chỉ dùng loại TNN nhẹ do các nhược điểm của loại mặt đường này.

3. Ưu nhược điểm: 3.1. Ưu điểm: - Sử dụng đá dăm tiêu chuẩn dễ tìm kiếm, có thể gia công bằng thủ công. - Thi công đơn giản, không yêu cầu thiết bị phức tạp. - Giá thành thấp.

3.2. Nhược điểm: - Độ rỗng lớn, kết cấu hở, dễ bị bong bật. - Nhựa bao bọc đá không hoàn hảo, liên kết giữa nhựa & đá không bền. - Cường độ mặt đường phụ thuộc rất nhiều vào khâu thi công. - Dễ thất thoát nhựa.

4. Phạm vi sử dụng: - Làm lớp mặt trên của mặt đường cấp cao A2. - Làm lớp mặt dưới của mặt đường cấp cao A1. Chỉ sử dụng khi không có điều kiện làm lớp mặt bê tông nhựa hoặc trong giai đoạn đầu khi phân kỳ đầu tư kết cấu mặt đường.

5. Cấu tạo:

- Độ dốc ngang mặt đường : 3 ÷ 4%. - Phải cấu tạo hệ thống rãnh thoát nước. - Nếu chiều dày < 5cm phải tưới nhựa dính bám với lớp móng; - Không đặt trực tiếp trên nền đất.

6. Mặt đường đá dăm TNN dùng nhựa nóng (22 TCN 270 - 01): 6.1. Khái niệm: - Đá dăm cơ bản 20x40 & các loại đá dăm chèn 10x20, 5x10. - Dùng nhựa đặc 40/60 hoặc 60/70 đun đến nhiệt độ thi công 160oC. -Chiều dày rải đá & thấm nhập nhựa ( 4,5 - 5 - 6 cm)

6.2. Yêu cầu vật liệu: 6.2.1. Đá dăm: C¸c chØ tiªu c¬ lý

Giíi h¹n cho phÐp

Ph−¬ng ph¸p thÝ nghiÖm

≥ 1000 (800) ≥ 800 (600)

TCVN 1772 - 87 (lÊy chøng chØ tõ n¬i s¶n xuÊt ®¸)

≤ 25 (30) ≤ 35 (40)

AASHTO T96 - 87

§¹t yªu cÇu

22 TCN 279-01

1 - C−êng ®é nÐn (daN/cm2) a) §¸ d¨m xay tõ ®¸ m¸c ma vμ ®¸ biÕn chÊt b) §¸ d¨m xay tõ ®¸ trÇm tÝch

2 - L.A kh«ng lín h¬n, (%) a) §¸ m¸c ma vμ ®¸ biÕn chÊt b) §¸ trÇm tÝch 3 - §é dÝnh b¸m cña ®¸ víi nhùa

Hình dạng hạt: - Lượng hạt cỡ kích cỡ > "D" và lượng hạt < "d" không quá 5%. - Viên đá dăm phải có dạng hình khối, sắc cạnh. Lượng hạt thoi dẹt không quá 10% khối lượng (thí nghiệm theo TCVN 1772 - 87)

- Lượng hạt mềm yếu và phong hóa không quá 3% khối lượng (thí nghiệm theo TCVN 1772- 87). - Đá phải khô, sạch, hàm lượng bụi sét trong đá không quá 2%. Lượng sét dưới dạng vón hòn không quá 0,25% khối lượng (thí nghiệm theo TCVN 1772 87).

6.2.2. Nhựa: - Sử dụng là loại nhựa đặc gốc dầu mỏ có độ kim lún 60/70. - Nhựa đặc gốc dầu mỏ để thấm nhập phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật trong 22 TCN 279 - 01.

- Nhựa tưới thấm bám trên mặt đường đá dăm cũ bẩn là loại nhựa MC 30 hoặc MC 70, nếu dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hỏa theo tỷ lệ dầu hỏa chiếm 35% đến 40% và tưới 0 thấm ở nhiệt độ 60 C. Có thể dùng nhựa nhũ tương a-xít phân tách vừa hoặc nhanh theo 22 TCN 250 - 98.

- Trước khi sử dụng nhựa phải kiểm tra hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa và phải lấy mẫu thí nghiệm lại theo quy trình 22 TCN 231 - 96 và thí nghiệm theo quy trình 22 TCN 279 - 01.

6.3. Trình tự thi công: 1. Làm lớp móng hoặc xử lý mặt đường cũ (nếu có). 2. Làm hệ thống thoát nước mặt đường. 3. Vận chuyển vật liệu đá dăm cơ bản. 4. Rải đá dăm cơ bản. 5. Lu lèn sơ bộ đá dăm cơ bản. 6. Lu lèn chặt đá dăm cơ bản.

7. Đun & tưới nhựa lần 1.

8. Vận chuyển & rải đá chèn 10x20. 9. Lu lèn đá chèn. 10. Đun & tưới nhựa lần 2. 11. Vận chuyển & rải đá chèn 5x10. 12. Lu lèn đá chèn. 13. Hoàn thiện & bảo dưỡng.

6.4. Kỹ thuật thi công: 1. Làm lớp móng hoặc xử lý mặt đường cũ (nếu có) : lớp móng phải được thi công đúng quy trình & phải được nghiệm thu trước khi làm lớp đá dăm. Nếu lớp móng là mặt đường cũ bằng phẳng đủ cường độ phải làm sạch mặt đường; nếu mặt đường cũ rời rạc, nhiều ổ gà phải tiến hành vá ổ gà, làm phẳng, lu lèn lại trước khi thi công lớp đá dăm TNN.

2. Làm hệ thống thoát nước mặt đường: hệ thống rãnh xương cá phải được làm hoàn chỉnh trước khi thi công lớp đá dăm thấm nhập để đảm bảo mặt đường luôn khô ráo trong suốt quá trình thi công. Gia cố 2 mép lề bằng đá vỉa. Chiều cao đá vỉa H = Htk + (10 đến 15) cm, khối lượng được tính riêng; chiều rộng đá vỉa không tính vào chiều rộng mặt đường.

- Nhựa tưới thấm bám trên mặt đường đá dăm cũ bẩn hoặc tưới nhựa dính bám dùng loại nhựa MC 30 hoặc MC 70, nếu dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hỏa theo tỷ lệ dầu hỏa chiếm 35% đến 40% và tưới thấm ở nhiệt độ 60 0C. Có thể dùng nhựa nhũ tương gốc a-xít phân tách vừa hoặc chậm. - Liều lượng 0,8 kg/m2.

3. Vận chuyển vật liệu đá dăm cơ bản: - Đá dăm phải được kiểm tra chất lượng theo đúng yêu cầu, chỉ các loại đá đạt chất lượng mới được vận chuyển đến công trường.

- Khối lượng đá dăm phải được tính toán đầy đủ với hệ số rải xấp xỉ 1,3. Đá có thể tập kết ở 1 hoặc 2 bên lề với khoảng cách hợp lý nhưng phải đảm bảo xe máy thi công đi lại dễ dàng & không gây ách tắc giao thông đối với các tuyến cải tạo, nâng cấp.

4. Rải đá dăm cơ bản: - Rải bằng máy rải hoặc thủ công. - Phải đảm bảo chiều dày & độ dốc ngang thiết kế. - Thường xuyên kiểm tra chiều dày lớp đá bằng con xúc xắc hoặc bộ sào 3 cây tiêu; kiểm tra độ dốc bằng thước đo độ dốc hoặc máy thuỷ bình. - Phải chừa lại một lượng đá dăm cơ bản để bù phụ sau này.

5. Lu lèn đá dăm cơ bản: - Nên lu lèn bằng các loại lu tĩnh bánh cứng. - Nhất thiết phải có sơ đồ lu của các phương tiện lu lèn. - Kết thúc 1 lượt lu nhẹ đầu tiên phải tiến hành công tác bù phụ.

- Kết thúc 3÷4 lượt lu nhẹ phải kết thúc công tác bù phụ & tiến hành kiểm tra độ dốc, độ bằng phẳng. Tiếp tục lu cho đến khi bánh lu không để lại vệt hằn rõ rệt trên mặt đường thì thay loại lu khác nặng hơn. - Quá trình lu nặng tiếp theo phải quan sát & kết thúc đúng thời điểm, tránh đá bị vỡ nhiều khi lu.

6. Tưới nhựa lần thứ nhất: - Nên tưới nhựa bằng xe tưới nhựa, có thể tưới bằng thủ công. - Nhựa phải được đun đến nhiệt o độ thi công (160 C).

- Phải tiến hành tưới thử để xác định chính xác tốc độ xe tưới và độ mở của dàn phun tương ứng với các lượng nhựa tưới.

- Phải thường xuyên kiểm tra tốc độ di chuyển của xe tưới, tổng lượng nhựa đã tưới & lượng nhựa tưới 2 trên 1 m .

Mặt đường đá dăm TNN dùng nhựa nóng

Kiểm tra trong quá trình thi công

- Tổng thời gian giữ nhựa ở nhiệt độ thi công không nên quá 5 giờ (tối đa 8 giờ); Nếu quá 8 giờ phải giảm nhiệt độ nhựa dưới nhiệt độ làm việc 30o 40 C.

- Nhựa phải được tưới thấm đều vào kẽ đá, sai số cho phép 5%. Những chỗ thiếu nhựa dùng vòi tưới cầm tay tưới bổ sung. - Phải ngừng tưới nhựa ngay nếu có sự cố hoặc trời mưa.

7. VC & rải đá chèn lần thứ nhất (10x20): - Nên rải bằng xe rải đá con chuyên dụng. - Nhựa tưới đến đâu phải rải ngay đá chèn đến đấy. - Đá chèn phải lọt hết xuống khe hở của đá dăm cơ bản. - Thường xuyên kiểm tra lượng đá chèn/m2

8. Lu đá chèn 10x20: - Nên lu lèn ngay khi mặt đường còn nóng. - Tốt nhất nên dùng lu bánh hơi. 9. Tưới nhựa lần thứ 2: 10. VC & rải đá chèn lần thứ hai (5x10): 11. Lu đá chèn 5x10: ( Tương tự lần 1 )

12. Hoàn thiện & bảo dưỡng: - Thu gom vật liệu rơi vãi, lấp rãnh thoát nước tạm, hoàn thiện bề mặt lớp đá dăm thấm nhập & lề đường.

- Sau khi thi công xong có thể cho thông xe hạn chế ngay. Trong 2 ngày đầu tiên cần hạn chế tốc độ xe không quá 10 km/h và không quá 20km/h trong vòng 7 - 10 ngày sau khi thi công. Phải đặt các barie và biển báo hiệu để hạn chế tốc độ và điều chỉnh xe ôtô chạy đều khắp trên mặt đường.

- Bố trí nhân lực theo dõi bảo dưỡng trong 15 ngày để quét các viên đá nhỏ rời rạc bị bắn ra ngoài khi xe chạy, sửa chữa các chỗ bị lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa, chỗ thiếu đá và nhựa.

6.5. Kiểm tra-nghiệm thu: 6.5.1. Nội dung kiểm tra: 6.5.2. Các sai số cho phép: ( Xem quy trình )

ChÊt l−îng líp mÆt ®−êng §D TNN

Ph−¬ng ph¸p kiÓm tra

Tiªu chuÈn

1- Nhùa lªn ®Òu, ®¸ kÝn mÆt, ®¸ nhá kh«ng bÞ rêi r¹c, bong bËt

Quan s¸t b»ng m¾t

2- §¸ nhá kh«ng bÞ vì vôn

Quan s¸t b»ng m¾t

3- MÆt ®−êng kh«ng bÞ låi lâm côc bé. §é b»ng ph¼ng ®¹t yªu cÇu (®o 3 - 5 mÆt c¾t ngang cho mçi km; ë mçi mÆt c¾t ngang ®o t¹i 3 vÞ trÝ: tim ®−êng vμ c¸ch mÐp mÆt ®−êng 1m) 4- BÒ mÆt mÆt ®−êng (®o t¹i 5 - 10 mÆt c¾t ngang cho mçi km)

Quan s¸t b»ng m¾t. §Æt th−íc dμi 3m song song víi tim ®−êng

Khe hë kh«ng qu¸ 7mm

§o b»ng th−íc d©y ®o

Sai lÖch kh«ng qu¸ - 10cm

5- ChiÒu dμy líp mÆt ®−êng §D TNN vμ chiÒu s©u nhùa thÊm nhËp (kiÓm tra 2-3 mÆt c¾t ngang cho 1 km, ë mçi mÆt c¾t ngang kiÓm tra 1-2 vÞ trÝ tim ®−êng vμ c¸ch mÐp ®−êng 1m)

§μo hè s©u hÕt chiÒu dμy líp §D TNN , mçi c¹nh dμi 25cm. §o chiÒu dμy

6- §é dèc ngang (kiÓm tra t¹i 3-5 mÆt c¾t ngang cho mçi km)

§¸ nhá phñ kÝn mÆt ®−êng

>98% diÖn tÝch. Xe ch¹y víi tèc ®é 20 km/h (sau 15 ngμy thi c«ng) ®¸ nhá kh«ng bÞ bong bËt

th¼ng gãc víi tim ®−êng

b»ng th−íc vμ quan s¸t chiÒu s©u nhùa thÊm §o b»ng th−íc mÉu cã

èng thñy tinh (bät n−íc)

Sai lÖch kh«ng qu¸ ±10% bÒ dμy thiÕt kÕ. Nhùa ph¶i thÊm hÕt bÒ dμy cña líp ®¸ d¨m vμ kh«ng ®äng nhiÒu ë ®¸y hè. Sai lÖch kh«ng qu¸ ±5% so víi ®é dèc ngang thiÕt kÕ.

7. Mặt đường đá dăm TNN dùng N.T: 7.1. Khái niệm: - Đá dăm cơ bản 20x40 - 40x60 & các loại đá dăm chèn: 20x40 10x20, 5x10. - Dùng nhũ tương nhựa 60% - 65% - 69%. -Chiều dày rải đá & thấm nhập nhựa ( 6 - 9 cm) - Quy trình : 22 TCN 10 - 77 và

22 TCN 250-98

7.2. Yêu cầu vật liệu: 7.2.1. Đá dăm: (tương tự mặt đường đá dăm). 7.2.2. Nhũ tương: (theo 22 TCN 250- 98).

7.3. Trình tự thi công: 1. Làm lớp móng hoặc xử lý mặt đường cũ (nếu có). 2. Làm hệ thống thoát nước mặt đường. 3. Vận chuyển vật liệu đá dăm cơ bản. 4. Rải đá dăm cơ bản. 5. Lu lèn đá dăm cơ bản (tưới nước nếu cần). 6. Tưới nhũ tương nhựa lần 1. 7. Vận chuyển & rải đá chèn 10x20.

8. Lu lèn đá chèn. 9. Tưới nhũ tương nhựa lần 2. 10. Vận chuyển & rải đá chèn 5x10. 11. Lu lèn đá chèn. 12. Tưới nhũ tương nhựa lần 3. 13. Vận chuyển & rải đá chèn 5x10. 14. Lu lèn đá chèn. 15. Hoàn thiện & bảo dưỡng.

7.4. Kỹ thuật thi công: Tương tự mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa dùng nhựa nóng. Một số điểm khác biệt: - Có thể tưới nước làm ẩm đá, giảm ma sát trong quá trình lu lèn. - Mỗi lượt tưới nhũ tương không quá 2lít/m2 để nhũ tương không chui xuống dưới đáy lớp đá dăm.

- Tưới xong 1 lượt, chờ nhũ tương đông đặc mới tưới lượt tiếp theo. - Tưới hết nhũ tương, rải ngay đá chèn, bắt đầu lu lèn khi nhũ tương đông đặc, kết thúc lu lèn trước khi màng nhựa có hiệu lực.

7.5. Kiểm tra-nghiệm thu: 7.5.1. Nội dung kiểm tra: 7.5.2. Các sai số cho phép: (xem quy trình)

5.4. Mặt đường láng nhựa 1. Khái niệm: - Tưới nhựa trên mặt đường cũ hoặc mới, sạch, phẳng & khô ráo rồi rải đá con và lu lèn được gọi là lớp láng nhựa. Tuỳ theo cấu tạo mà có thể láng nhựa 1, 2 hoặc 3 lớp. - Gần đây, một số nước tiên tiến còn dùng hỗn hợp đá dăm nhỏ trộn nhựa để làm lớp láng nhựa cho kết quả rất tốt.

2. Chức năng của lớp láng nhựa: Mặc dù không được đưa vào tính toán trong chiều dày KCAĐ, song lớp láng nhựa là một giải pháp cấu tạo rất quan trọng, cho phép nâng cao chất lượng phục vụ của mặt đường, kéo dài được tuổi thọ của kết cấu do có tác dụng sau đây :

- Chịu hao mòn: hạn chế mặt đường sinh bụi, đảm bảo chiều dày KCAĐ được duy trì trong suốt thời gian khai thác. - Tạo ma sát: đảm bảo hệ số ma sát giữa bánh xe & mặt đường cao, cho phép xe chạy với vận tốc cao mà vẫn an toàn.

- Bảo vệ áo đường: hạn chế nước mưa, nước mặt thấm vào kết cấu áo đường, cải thiện được chế độ thuỷ nhiệt nền - mặt đường, nâng cao tuổi thọ kết cấu. Hạn chế tác dụng xung kích của xe cộ, hạn chế các lớp mặt gia cố CKD vô cơ gẫy vỡ.

- Khôi phục độ bằng phẳng: cho các kết cấu đã sử dụng một thời gian, lớp mặt bị biến dạng, kém phẳng (lớp BTN thảm mỏng). - Thoát nước mặt đường: (lớp BTN thoát nước).

3. Phân loại lớp láng nhựa: 3.1. Theo phương pháp thi công: - Láng nhựa dùng đá con (láng mặt). - Láng nhựa dùng hỗn hợp đá trộn nhựa: vữa nhựa, BTN. 3.2. Theo loại nhựa sử dụng: - Láng nhựa dùng nhựa nóng. - Láng nhựa dùng nhũ tương.

3.3. Theo số lớp láng nhựa: - Láng nhựa 1 lớp. - Láng nhựa 2 lớp. - Láng nhựa 3 lớp.

4. Phạm vi sử dụng lớp láng nhựa: 4.1. Mặt đường mới: -Mặt đường có kết cấu hở: lớp láng nhựa đóng vai trò lớp bảo vệ (láng 2 ÷ 3 lớp). -Mặt đường chịu tải trọng động kém: lớp láng nhựa đóng vai trò lớp bảo vệ (láng 2 ÷ 3 lớp).

-Mặt đường có ma sát nhỏ: láng nhựa đóng vai trò lớp tạo ma sát (láng 1 ÷ 2 lớp). -Mặt đường có độ hao mòn lớn: lớp láng nhựa đóng vai trò lớp chịu hao mòn (láng 2 ÷ 3 lớp). - Đường có tốc độ xe chạy cao (> 100 km/h), đường quan trọng trong đô thị: lớp láng nhựa đóng vai trò lớp thoát nước.

4.2. Mặt đường cũ: - Các loại mặt đường nêu ở trên song chưa có điều kiện làm lớp láng nhựa. -Mặt đường nhựa sau một thời gian khai thác nhựa nổi lên nhiều, trơn trượt về mùa mưa (láng 1 ÷ 2 lớp). -Mặt đường nhựa sau một thời gian dài khai thác bị nứt nẻ nhiều (láng 1 ÷ 2 lớp).

-Mặt đường nhựa sau một thời gian dài khai thác bị hao mòn nhiều (láng 2 ÷ 3 lớp). -Mặt đường BTN, BTXM sau một thời gian dài khai thác bị nứt nẻ, kém bằng phẳng (láng nhựa 3 lớp, thảm BTN mỏng).

5. Mặt đường láng nhựa dùng nhựa nóng 5.1. Khái niệm: - Lớp láng nhựa: tưới nhựa nóng rồi rải đá dăm nhỏ (đá con) kích cỡ 15x20, 10x15 hoặc 5x10 phủ kín bề mặt rồi lu lèn. Nếu láng nhựa nhiều lớp thì lặp lại các trình tự trên. - Dùng nhựa đặc 60/70 đun đến nhiệt độ thi công 150oC - 160oC. -Chiều dày lớp láng nhựa: 1 ÷ 3,5 cm - Quy trình thi công & nghiệm thu:

22 TCN 271 - 01

5.2. Các trường hợp sử dụng: (theo 22 TCN 271 - 01) - Láng nhựa 1 lớp: Khi lớp láng nhựa cũ bị bào mòn hoặc hư hỏng; Khi mặt đường nhựa cũ bị bào mòn (bạc đầu), trơn trượt và ít xe.

- Láng nhựa 2 lớp: Khi cần tăng thêm độ nhám, phục hồi độ nhám và độ bằng phẳng cho các loại mặt đường khác nhau. Khi cần làm lớp bảo vệ và nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường đá dăm và mặt đường cấp phối đá dăm có hoặc không gia cố với xi măng hoặc với các chất liên kết vô cơ khác.

- Láng nhựa 3 lớp: Khi cần bảo vệ và nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường cấp phối đá có lưu lượng xe lớn hơn 80 xe/ngày đêm (đã quy đổi ra xe có trục 10 tấn) mà chưa có điều kiện để làm lớp mặt đường nhựa lên trên.

Láng nhựa dưới hình thức nhựa nóng trên các loại mặt đường chỉ được thi công khi thời tiết nắng ráo, nhiệt độ o không khí ≥ 15 C.

5.3. Yêu cầu vật liệu: 5.3.1. Đá con: được xay từ đá tảng hoặc cuội sỏi (phải có tối thiểu 2 mặt vỡ) Các trị số trong ngoặc ( ) dùng cho đường cấp 40 trở xuống C¸c chØ tiªu c¬ lý 1 - C−êng ®é nÐn (daN/cm2) a) §¸ d¨m xay tõ ®¸ m¸c ma, ®¸ biÕn chÊt b) §¸ con xay tõ ®¸ trÇm tÝch 2 - §é hao mßn Los Angeles (LA), (%) a) §¸ d¨m xay tõ ®¸ m¸c ma, ®¸ biÕn chÊt b) §¸ con xay tõ ®¸ trÇm tÝch

Giíi h¹n cho phÐp

≥1000 ≥ 800 ≤25 (30)

TCVN 1772 - 87 (lÊy chøng chØ tõ n¬i s¶n xuÊt)

AASHTO T96 - 87

≤ 35 (40)

3- Hμm l−îng cuéi sái ®−îc xay vì (cã Ýt nhÊt 2 mÆt vì) trong khèi l−îng cuéi sái n»m trªn sμng 4,75mm, (%)

≥ 90

4. Tû sè nghiÒn cuéi sái RC = Dmax/ dmin

≥4

5. §é dÝnh b¸m cña ®¸ víi nhùa

Ph−¬ng ph¸p thÝ nghiÖm

§¹t yªu cÇu

B»ng m¾t kÕt hîp víi x¸c ®Þnh b»ng sμng

Theo 22 TCN 279-01

- Viên đá phải có dạng hình khối, sắc cạnh. - Lượng hạt có kích cỡ lớn hơn D, nhỏ hơn d không được quá 10% ; lớn hơn (D + 5mm) và nhỏ hơn 0,63d không được quá 3% khối lượng. - Lượng hạt thoi dẹt không quá 5% khối lượng.

- Lượng hạt mềm yếu và phong hóa ≤3% khối lượng. - Đá phải khô ráo và sạch, hàm lượng bụi sét trong đá không vượt quá 1%; lượng sét dưới dạng vón hòn không quá 0,25%.

5.3.2. Nhựa: (tương tự mặt đường thấm nhập nhựa) - Sử dụng là loại nhựa đặc gốc dầu mỏ có độ kim lún 60/70 đun đến nhiệt độ thi công 160oC trước khi tưới. - Nhựa đặc gốc dầu mỏ phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật trong 22 TCN 279 - 01.

- Nhựa tưới thấm bám trên mặt đường đá dăm cũ bẩn là loại nhựa MC 30 hoặc MC 70, nếu dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hỏa theo tỷ lệ dầu hỏa chiếm 35% đến 40% và tưới thấm ở nhiệt độ 60 0C. Có thể dùng nhựa nhũ tương a-xít phân tách vừa hoặc nhanh theo 22 TCN 250 - 98.

- Trước khi sử dụng nhựa phải kiểm tra hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa và phải lấy mẫu thí nghiệm lại theo quy trình 22 TCN 231 - 96 và thí nghiệm theo quy trình 22 TCN 279 - 01.

Lượng đá - nhựa Lo¹i l¸ng mÆt

ChiÒu dμy (cm)

Nhùa Thø tù nhùa

§¸ nhá L−îng nhùa (kg/m2)

Thø tù r¶i

KÝch cì ®¸ (mm)

L−îng ®¸ (lÝt/m2)

1,0

ChØ mét lÇn

1,2*

ChØ mét lÇn

5/10

10-12

1,5

ChØ mét lÇn

1,5 (1,8)

ChØ mét lÇn

10/16

15-17

LÇn thø nhÊt

1,5 (1,8)

LÇn thø nhÊt

10/16

14-16

LÇn thø hai

5/10

10-12

LÇn thø nhÊt

16/20

18-20

Mét líp

Hai líp

2,0 - 2,5 LÇn thø hai LÇn thø nhÊt

Ba líp

3,0 - 3,5

1,2 1,7 (1,9)

LÇn thø hai

1,5

LÇn thø hai

10/16

14-16

LÇn thø ba

1,1

LÇn thø ba

5/10

9-11

- (*) Chỉ dùng khi láng nhựa một lớp trên mặt đường nhựa cũ có lưu lượng xe ít - Trị số trong ( ) là lượng nhựa tưới lần thứ nhất khi láng nhựa trên mặt đường đá dăm mới làm. - Định mức nhựa ở bảng chưa kể đến lượng nhựa thấm bám.

5.5. Trình tự thi công: 1. Xử lý bề mặt mặt đường (mới hoặc cũ). 2. Vận chuyển đá con. 3. Tưới nhựa. 4. Rải đá con. 5. Lu lèn lớp đá. 6. Hoàn thiện, bảo dưỡng. (Láng nhựa thêm 1 lớp lặp lại các trình tự 2, 3, 4, 5 hoặc 3, 4, 5)

5.6. Kỹ thuật thi công: 1. Xử lý bề mặt mặt đường: Mặt đường mới: - Làm sạch mặt đường rộng thêm về mỗi bên 0,2m bằng thủ công hoặc xe quét đường. - Nếu đường quá bẩn có thể phải rửa đường.

- Trên mặt đường sạch & khô tưới 1 lượng nhựa thấm trước khi làm lớp láng mặt 2-3 ngày; trong trường hợp đặc biệt thì ít nhất phải được 4 - 5 giờ. - Tiêu chuẩn nhựa : 1,0-1,3kg/m2 với mặt đường CPĐD; 0,8-1,0kg/m2 với mặt đường gia cố CLK vô cơ. Mặt đường đá dăm, đá dăm TNN không cần tưới nhựa thấm.

Mặt đường cũ: - Bù vênh, vá ổ gà, làm sạch mặt đường rộng thêm về mỗi bên 0,2m. - Trên mặt đường sạch & khô tưới 1 lượng nhựa thấm trước khi làm lớp láng mặt 2-3 ngày; trong trường hợp đặc biệt thì ít nhất phải được 4-5 giờ. Tiêu chuẩn nhựa : 0,8kg/m 2

2. Vận chuyển đá con : vận chuyển đổ đống 2 bên lề đường hoặc đổ vào máy rải đá chuyên dùng (tương tự mặt đường thấm nhập nhựa).

3. Tưới nhựa: - Tưới bằng thủ công hoặc xe tưới nhựa. - Tưới từ thấp đến cao. - Khống chế tốc độ dàn phun & vận tốc xe tưới để nhựa phun đồng đều trên 1m2 (sai số 5%).

- Thường xuyên kiểm tra lượng nhựa tưới. - Tưới bổ sung các chỗ thiếu hụt, vệt tưới các lớp nên lệch nhau - Giữ lại 10% nhựa trong thùng xe tưới, trời mưa phải ngừng tưới.

4. Rải đá con : máy rải hoặc xe có gắn thiết bị rải đi lùi rải đá ngay sau khi tưới nhựa (chậm nhất 3 phút ) phủ kín mặt nhựa xong không được chồng lên nhau. Nếu rải nhiều vệt chừa lại 0,2m vệt đã tưới nhựa không rải đá. - Tưới nhựa đến đâu rải đá ngay đến đấy để đá dính bám tốt với nhựa.

Xe tưới nhựa

Tưới nhựa đến đâu rải đá đến đấy

Xe rải đá con chuyên dụng

5. Lu lèn lớp đ : lu bánh lốp 6 l/đ, có thể dùng lu nhẹ bánh cứng lu 6 đến 8 l/đ.

Lu lèn mặt đường láng nhựa bằng lu bánh lốp

Mặt đường sau khi lu lèn xong

6. Hoàn thiện & bảo dưỡng: - Thu gom vật liệu rơi vãi, lấp rãnh thoát nước tạm, hoàn thiện bề mặt lớp đá dăm thấm nhập & lề đường. - Sau khi thi công xong có thể cho thông xe hạn chế ngay. Trong 2 ngày đầu tiên cần hạn chế tốc độ xe không quá 10 km/h và không quá 20km/h trong vòng 7 - 10 ngày sau khi thi công. Phải đặt các barie và biển báo hiệu để hạn chế tốc độ và điều chỉnh xe ôtô chạy đều khắp trên mặt đường

- Bố trí nhân lực theo dõi bảo dưỡng trong 15 ngày để quét các viên đá nhỏ rời rạc bị bắn ra ngoài khi xe chạy, sửa chữa các chỗ bị lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa, chỗ thiếu đá và nhựa.

5.7. Kiểm tra - nghiệm thu: (xem quy trình)

6. Mặt đường láng nhựa dùng nhũ tương: 6.1. Khái niệm: - Lớp láng nhựa: tưới nhũ tương nhựa rồi rải đá dăm nhỏ kích cỡ 10x14, 6x10, 4x6 , 2x4 phủ kín bề mặt rồi lu lèn. Nếu láng nhựa nhiều lớp thì lặp lại các trình tự trên.

- Nhiệt độ rải nhũ tương bằng nhiệt độ không khí, nếu mùa đông trời lạnh phải đun ấm (50oC ÷ 80oC) để đảm bảo độ linh động. -Chiều dày lớp láng nhựa : 0,6 ÷ 3,0 cm - Quy trình thi công & nghiệm thu : 22 TCN 250 - 98.

6.2. Các trường hợp sử dụng: (theo 22 TCN 250 - 98) - Láng nhựa 1 lớp: Khi cấu tạo lớp bảo vệ nhằm đảm bảo giao thông và tăng cường ma sát. - Láng nhựa 2 lớp: Khi cần tăng thêm độ nhám, phục hồi độ nhám và độ bằng phẳng cho các loại mặt đường khác nhau. Khi cần làm lớp bảo vệ và nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường đá dăm và mặt đường cấp phối đá dăm có hoặc không gia cố với xi măng hoặc với các chất liên kết vô cơ khác.

- Láng nhựa 3 lớp: Khi cần làm lớp bảo vệ và nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường đá dăm và mặt đường cấp phối đá dăm có hoặc không gia cố với xi măng hoặc với các chất liên kết vô cơ khác.

6.3. Yêu cầu vật liệu: 6.3.1. Đá con: xay từ đá tảng hoặc cuội sỏi. - Viên đá phải có dạng hình khối, sắc cạnh. - Lượng hạt có kích cỡ lớn hơn D, nhỏ hơn d không được quá 10% và lớn hơn (D + 5mm) nhỏ hơn 0,63d không được quá 3% khối lượng. - Lượng hạt thoi dẹt không quá 5% khối lượng - Lượng hạt mềm yếu và phong hóa ≤3% khối lượng. - Đá phải khô ráo và sạch, hàm lượng bụi sét trong đá không vượt quá 1%; lượng sét dưới dạng vón hòn không quá 0,25%

Kích cỡ đá KÝch cì ®¸ (mm)

Cì h¹t (d/D)

d

D

10/4

10

14

Ghi chó

6/10

6

10

4/6

4

6

2/4

2

4

§Ó tÝnh ®æi sang sμng lç trßn ph¶i nh©n víi 1,25 VÝ dô cì 10/14 t−¬ng øng víi 12,5/17,5 theo sμng lç trßn.

Độ hao mòn L.A C¸c chØ tiªu c¬ lý §é hao mßn Los Angeles (LA), (%) a) §¸ d¨m xay tõ ®¸ m¸c ma §¸ con xay tõ ®¸ trÇm tÝch, ®¸ biÕn chÊt b)

Giíi h¹n cho phÐp

≤ 35

≤ 40

Ph−¬ng ph¸p thÝ nghiÖm AASHTO T96 - 87

6.3.2. Nhũ tương nhựa:

Chế tạo từ nhựa đặc gốc dầu mỏ có độ kim lún 60/70 thành nhũ tương thuận phân tích nhanh gốc a-xít.

C¸c chØ tiªu 1. Hμm l−îng n−íc, % 2. §é nhít quy −íc Engler 250 3. §é nhít quy −íc chuÈn ë 250, sec (®−êng kÝnh lç ch¶y 4mm)

4. §é ®ång nhÊt - H¹t lín h¬n 0,63mm(%) - H¹t gi÷a 0,63mm vμ 0,16mm (%) 5. §é æn ®Þnh (b»ng c¸ch ®Ó l¾ng) % a. Nhò t−¬ng tån tr÷ ng¾n h¹n (15 ngμy) - ThÝ nghiÖm b−íc 1 - ThÝ nghiÖm b−íc 2 b. Nhò t−¬ng tån tr÷ l©u (tíi 3 th¸ng) 6. ChØ sè ph©n t¸ch 7. DiÖn tÝch c¸c h¹t

Hμm l−îng nhùa (%)

60 39-41 2-15 -

65 34-36 >6 -

69 30-32 -

<0,1 <0,25 <5

<0,1 <0,25 <5

<0,1 <0,25 <5

≥90 ≥75 ≥75 <100 d−¬ng

≥90 ≥75 ≥75 <100 d−¬ng

≥90 ≥75 ≥75 <100 d−¬ng

9

Lượng đá - nhũ tương Cì ®¸ (mm)

Láng 1 lớp

L−îng ®¸ yªu cÇu (lÝt/m2)

4/6

1,300

1,200

1,100

6-7

6/10

1,620

1,500

1,400

8-9

10/14

-

-

1,850

11,5-13

60%

65%

69%

Líp 1 10/14

1,200

1,100

1,000

L−îng ®¸ yªu cÇu (lÝt/m2) 10-11

Líp 2 4/6

1,600

1,500

1,300

6-7

Céng

2,800

2,600

2,300

Líp 1 6/10

1,100

1,000

0,900

8-9

Líp 2 2/4

1,400

1,300

1,200

5-6

Céng

2,500

2,300

2,100

Cì ®¸ (mm)

Láng 2 lớp

L−îng nhò t−¬ng yªu cÇu kg/m2, víi nhò t−¬ng cã hμm l−îng nhùa 60% 65% 69%

L−îng nhò t−¬ng y/c kg/m2, víi hμm l−îng nhùa

Lượng đá - nhũ tương

60%

65%

69%

L−îng ®¸ yªu cÇu (lÝt/m2)

Líp 1 : ë trªn 4/6

1,5

1,38

1,3

10

Líp 2 : ë gi÷a 6/10

1,5

1,38

1,3

8

Líp 3 : ë d−íi 10/14

1,83

1,69

1,59

14

Cì ®¸ (mm)

Láng 3 lớp

L−îng nhò t−¬ng yªu cÇu kg/m2, víi nhò t−¬ng cã hμm l−îng nhùa

Để chính xác hóa lượng nhũ tương tưới và lượng đá (sỏi sạn) cần rải, để kiểm tra sự hoạt động và phối hợp hoạt động xe máy giữa các bước thi công và xác định số lần lu lèn thích hợp . . . trước khi thi công đại trà với khối lượng lớn cần tổ chức làm thử một đoạn 100 - 120m để rút kinh nghiệm và tiến hành điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình thực tế.

6.4. Trình tự thi công: 1. Xử lý bề mặt mặt đường (mới hoặc cũ). 2. Vận chuyển đá con. 3. Tưới nhũ tương. 4. Rải đá con. 5. Lu lèn lớp đá. 6. Hoàn thiện, bảo dưỡng. (Láng nhựa thêm 1 lớp lặp lại các trình tự 2, 3, 4 hoặc 3, 4).

6.5. Kỹ thuật thi công: 1. Xử lý bề mặt mặt đường (mới hoặc cũ): Mặt đường mới: - Làm sạch mặt đường, nếu cần tưới nước rửa sạch đường. - Trên mặt đường sạch & khô tưới 1 lượng nhũ tương thấm trước khi làm lớp láng mặt 2÷3 ngày; tối thiểu 2 ÷ 3 giờ.

- Tiêu chuẩn nhựa thấm bám: 2,0 ÷ 2,5kg/m2 với mặt đường ĐD & CPĐD. - Nếu mặt đường đá dăm tưới nhựa thấm xong rải 1 lớp đá 4x6 và lu chặt trước khi láng mặt; - Với mặt đường gia cố CLK vô cơ sau khi tưới nhũ tương bảo dưỡng cần làm sạch trước khi làm lớp láng mặt.

Mặt đường cũ: - Bù vênh, vá ổ gà, làm sạch mặt đường. Trên mặt đường sạch & khô tưới nhựa thấm trước khi láng mặt 2 ÷ 3 ngày; T/chuẩn 1,0kg/m2 (mặt đường nhựa nứt dưới 10% không cần tưới nhựa thấm).

2. Vận chuyển đá con: vận chuyển đổ đống 2 bên lề đường hoặc đổ vào máy rải. 3. Tưới nhũ tương: - Tưới từ thấp đến cao. - Khống chế tốc độ dàn phun & vận tốc xe tưới để nhựa phun đồng đều trên 1m2 (sai số 5%). - Thường xuyên kiểm tra lượng nhũ tương tưới. - Tưới bổ sung các chỗ thiếu hụt, vệt tưới các lớp nên lệch nhau.

4. Rải đá con: máy rải hoặc xe có gắn thiết bị rải đi lùi rải đá ngay sau khi tưới nhựa (20 đến 40 giây) phủ kín mặt nhựa xong không được chồng lên nhau. Nếu rải nhiều vệt chừa lại 0,2m vệt đã tưới nhựa không rải đá. 5. Lu lèn lớp đá: lu bánh lốp 4 ÷ 6 l/đ sau đã rải xong các lớp đá-nhựa, nên dùng lu nhẹ bánh cứng lu 2 ÷ 3 l/đ để hoàn thiện tạo phẳng.

6. Hoàn thiện & bảo dưỡng: - Trong trường hợp có kinh phí, cho phép phun tưới 0,9 kg/m2 nhũ tương đen toàn bộ mặt đường sau khi thi công, cấm thông xe 20 - 30 phút, chờ nhũ tương chuyển màu từ nâu sang đen là cho phép thông xe.

- Sau khi thi công xong có thể cho thông xe hạn chế ngay. Hạn chế tốc độ xe không quá 20km/h trong vòng 7 - 10 ngày sau khi thi công. Phải đặt các barie và biển báo hiệu để hạn chế tốc độ và điều chỉnh xe ôtô chạy đều khắp trên mặt đường.

- Bố trí nhân lực theo dõi bảo dưỡng trong 15 ngày để quét các viên đá nhỏ rời rạc bị bắn ra ngoài khi xe chạy, sửa chữa các chỗ bị lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa, chỗ thiếu đá và nhựa. - Thu gom vật liệu rơi vãi, hoàn thiện bề mặt & lề đường.

6.6. Kiểm tra -nghiệm thu: (xem quy trình)

Mặt đường láng nhựa dùng vữa nhựa

Máy rải vữa nhựa

Láng nhựa bằng vữa nhựa sau khi hoàn thiện

Láng nhựa bằng vữa nhựa sau khi hoàn thiện

Related Documents

Bai Giang Xdmd Chuong 5a
November 2019 15
Bai Giang Xdmd Chuong3
November 2019 18
Bai Giang Xdmd Chuong1
November 2019 15
Bai Giang Chuong 6
June 2020 9
Bai Giang Chuong 4
June 2020 5
Bai Giang Chuong 5
June 2020 13