Adam Smith.docx

  • Uploaded by: Hoà Hoàng
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Adam Smith.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 866
  • Pages: 2
1. -

Adam Smith Tốt nghiệp Đại học Glasgow ở tuổi 17. Nghiên cứu ở Oxford rồi quay về dạy học ở Scotland 10 năm. Khi thôi dạy ở Glasgow, ông đã gặp gỡ các nhà tư tưởng thời kì đó, việc này giúp ông định hình các tư tưởng và thôi thúc ông viết sách. - Tác phẩm lớn nhất của ông mang tên “The Wealth of Nations” năm 1776.  Ông tin tưởng vào nền kinh tế tự do. 2. Tác phẩm “Của cải của các quốc gia”. - Ngày 9 tháng 3 năm 1776, cuốn sách thứ hai này được xuất bản.Tác phẩm thứ hai của Adam Smith có tên là Tìm Hiểu Bản Chất và các Nguyên Do của Tài Sản của các Quốc Gia” (An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations), gọi tắt là Tài Sản của các Quốc Gia, hay Tài Sản. - Bắt đầu tác phẩm bằng phần thảo luận về cách phân công lao động, tác giả đã cứu xét nguồn gốc và công dụng của tiền tệ, giá cả của các loại mặt hàng, lương bổng của công nhân, lợi nhuận, tiền thuê đất đai, trị giá của bạc, sự phân biệt giữa lao động sản xuất và lao động phi sản xuất. Sau đó là phần trình bày sự phát triển kinh tế của châu Âu kể từ khi Đế Quốc La Mã sụp đổ, các phân tích và phê bình chính sách thương mại và thuộc địa của các quốc gia châu Âu, lợi tức quốc gia, các phương pháp quốc phòng và điều hành luật pháp của các xã hội sơ khai, nguồn gốc và sự phát triển của các đạo quân tại châu Âu, lịch sử giáo dục vào thời trung cổ, sự phát triển các món nợ công (public debts) và cuối cùng là việc cứu xét các nguyên tắc thuế vụ và hệ thống lợi tức công (public revenue). - Luận đề chính của tác phẩm Tài Sản được căn cứ vào niềm tin rằng mỗi con người đều chính thức bị thúc động bởi tư lợi (self-interest) mà điển hình là lòng ham muốn tài sản (desire for wealth). Các động lực ích kỷ là căn cốt của các hành động của con người và tác giả đã tin tưởng rằng tính ích kỷ cá nhân đã dẫn tới sự an lạc xã hội (society’s welfare), rằng nếu mỗi người cố gắng làm lợi cho chính mình một cách đều đặn, không ngừng, thì sẽ dẫn tới sự thịnh vượng của quốc gia. Người hàng thịt, người nấu rượu, người làm bánh mì chỉ vì tư lợi của họ mà khiến cho chúng ta có bữa cơm ăn. - Adam Smith còn cho rằng sự phân công lao động và tích lũy tư bản đã dẫn tới nền kỹ nghệ mới. Một bàn tay vô hình dẫn dắt con người trong khi làm việc có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng góp lợi ích cho tập thể và về điểm này, Adam Smith đồng ý với Thomas Paine là một chính quyền tốt nhất là loại chính quyền cai trị ít nhất. - Trong cách phân phối lao động, Adam Smith cho rằng nên phân chia tiến trình sản xuất thành các khâu đoạn nhờ đó gia tăng mức độ sản xuất. Trước vấn đề của chủ nhân và công nhân, Adam Smith đã viết: giới công nhân muốn đòi nhiều, giới chủ nhân muốn trả ít và tác giả đã có cảm tình với giới công nhân bởi vì lương bổng cao sẽ khiến cho người công nhân ham hoạt động hơn, chăm chỉ hơn và hưũ hiệu hơn, đồng thời tác giả còn cho rằng các luật lệ về thời gian học nghề là sự can thiệp bất công vào quyền lợi khi người công nhân ký khế ước làm việc, chọn nghề hay đổi nghề từ chỗ trả lương thấp tới nơi trả lương cao. - Lý thuyết về kinh tế của Adam Smith rất phức tạp, khó hiểu đối với người đọc ngay cả 200 năm về sau. Trong cuốn sách Lịch Sử của Nền Văn Minh, Henry Thomas Buckle đã nhận định rằng Tài Sản của các Quốc Gia có lẽ là tác phẩm quan trọng nhất đã từng được viết ra nếu xét về tư tưởng căn bản chứa đựng hay về các ảnh hưởng thực tế.

-

Adam Smith hiện diện giữa hai thời đại lịch sử và ông đã biện hộ cho nền kinh tế tự do. Trong khi Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ đang tiến hành, các thương gia người Anh vì nhận rõ giá trị của các lý thuyết của Adam Smith, đã bãi bỏ các giới hạn và đặc quyền của các nhà trọng thương nên trong thế kỷ 19, họ đã làm phát triển nước Anh thành quốc gia giàu có nhất thế giới. Các tư tưởng kinh tế của Adam Smith cũng ảnh hưởng tới các quốc gia mậu dịch khác và Nhà Kinh Tế Học Adam Smith xứng đáng được gọi là Người Cha của Nền Kinh Tế Mới.

Related Documents

Adam
June 2020 23
Adam
October 2019 51
Adam
November 2019 39
Adam
May 2020 23
Az Adam Ta Adam
April 2020 25
Adam Smith.docx
November 2019 7

More Documents from ""

Linux
May 2020 38
Rwservlet-2
October 2019 58
Rwservlet-1
October 2019 57
Nus Research Project
May 2020 14