ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG
NGUYỄN ĐÌNH KHÔI
XÂY DỰNG CHỈ SỐ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG (ALWEII) VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI BA XÃ VEN ĐÔ HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Ngành: Khoa học Môi trƣờng
Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Vũ Quyết Thắng
Hà Nội – 2009
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
LỜI CẢM ƠN Để khóa luận này được hoàn thành phải kể đến trước hết đóng góp to lớn của thầy hướng dẫn PGS.TS.Vũ Quyết Thắng. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ văn phòng dự án CEDO Hà Nam vì sự giúp đỡ nhiệt tình trong chuyến đi thực địa; tới Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vì đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu, và đặc biệt tới gia đình và bạn học – những người đã góp ý và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Nguyễn Đình Khôi
1
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Alweii: Access to Local Water Environmental Information Index (chỉ số tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc địa phƣơng) TAI: The Access Initiative (tên tổ chức, đồng thời là tên bộ chỉ thị)
2
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
MỤC LỤC DANH MỤC HỘP, BẢNG, HÌNH.................................................................................. 5 MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 6 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 8 1.1
TIẾP CẬN THÔNG TIN ................................................................................. 8
1.1.1
Các khái niệm ....................................................................................... 8
1.1.2
Vai trò của tiếp cận thông tin trong quản lý môi trƣờng ......................... 9
1.1.3
Vƣợt chƣớng ngại vật.......................................................................... 14
1.2 THE ACCESS INITIATIVE VÀ ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VỀ TIẾP CẬN THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM.................................................................................... 19
2
1.2.1
The Access Initiative ........................................................................... 19
1.2.2
Đánh giá ban đầu về tiếp cận thông tin tại Việt Nam ........................... 20
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................................ 21 2.1
BỘ CHỈ THỊ TAI 2.0 .................................................................................... 21
2.1.1
Cấu trúc .............................................................................................. 21
2.1.2
Nhận xét ............................................................................................. 23
2.2
PHƢƠNG PHÁP KIẾN TẠO CHỈ SỐ .......................................................... 24
2.2.1
Bản chất và các khái niệm ................................................................... 24
2.2.2
Công thức tính chỉ số .......................................................................... 26
2.3
CÁC PHƢƠNG PHÁP KHÁC ...................................................................... 30
2.3.1
Phiếu trƣng cầu ý kiến......................................................................... 30
2.3.2
Phỏng vấn không chính thức ............................................................... 30
2.3.3
Đánh giá nhanh môi trƣờng qua quan sát thực tế ................................. 31
2.3.4
Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp .................................................. 31
3 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHỈ SỐ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG ALWEII .................................................................................. 32 3.1 3.2 3.3
PHẠM VI ÁP DỤNG .................................................................................... 32 CẤU TRÚC CƠ BẢN ................................................................................... 32 LỰA CHỌN CHỈ THỊ VÀ CÔNG THỨC TÍNH ........................................... 33
3
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
3.4 3.5
NỘI DUNG CHI TIẾT .................................................................................. 34 PHÂN HẠNG ............................................................................................... 49
4 CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP-ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC BA XÃ VEN ĐÔ HUYỆN THANH LIÊM, HÀ NAM 51 4.1
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................... 51
4.1.1
Đặc điểm kinh tế-xã hội ...................................................................... 51
4.1.2
Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ................................................................ 54
4.2 4.3 4.4 4.5
THU THẬP THÔNG TIN ............................................................................. 56 TÍNH TOÁN CHỈ SỐ.................................................................................... 57 NHẬN XÉT .................................................................................................. 73 MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TIẾP CẬN THÔNG TIN
CHO KHU VỰC ĐÁNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ALWEII ...................... 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78 PHỤ LỤC 1: CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ....................................................................... 83 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÙNG NGHIÊN CỨU ....................................... 85 PHỤ LỤC 3: PHIẾU LẤY Ý KIẾN ............................................................................. 87 PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH NGƢỜI ĐƢỢC THAM KHẢO Ý KIẾN ....................... 92 PHỤ LỤC 5: BỘ CHỈ THỊ TAI 2.0 .............................................................................. 94
4
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
DANH MỤC HỘP, BẢNG, HÌNH DANH MỤC HỘP Hộp 1: Hạt tử thần ở Paraguay………………………………………………….............. 11 Hộp 2: Chì trong nƣớc của chúng ta…………………………………………………….. 16
DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cấu trúc bộ chỉ thị TAI 2.0 ................................................................................... 22 Bảng 2: Phân hạng chỉ số .................................................................................................. 30 Bảng 3: Cấu trúc và nội dung chỉ số tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc địa phƣơng ......... 34 Bảng 4: Công thức tính chỉ số Alweii ................................................................................ 49 Bảng 5: Phân hạng Alweii ................................................................................................. 50 Bảng 6: Tính toán chỉ số Alweii tại ba xã nghiên cứu ........................................................ 57 Bảng 7: Kết quả phân hạng................................................................................................ 72
DANH MỤC HÌNH Hình 1: Trạng thái hệ thống trong không gian pha……………………………………… 25 Hình 2: Cấu trúc Alweii……………………………………………………..................... 33 Hình 3: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam……………………………………….............. 52 Hình 4: Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm…………………………………………. 53 Ảnh 1: Nƣớc mƣơng bẩn ở xã Thanh Hà………………………………………………. 85 Ảnh 2: Nƣớc máy nhiễm sắt ở Liêm Tuyền………………………….…………………. 85 Ảnh 3: Dụng cụ làm bún nhà anh Hoàng Văn Lƣợng…….…………………………….. 86 Ảnh 4: Bà Tạ Thị Thuận, chủ một cơ sở thêu ở Thanh Hà và ngƣời viết.…………….... 86
5
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
MỞ ĐẦU Công dân có quyền hiểu và tác động lên các quyết định của nhà nƣớc ảnh hƣởng tới cuộc sống của họ và tiếp cận thông tin là điều kiện cần để thực hiện quyền này. Đối với dân cƣ trong vùng ô nhiễm nƣớc, tiếp cận thông tin lại càng quan trọng. Nƣớc ô nhiễm nhƣ thế nào? tại sao lại ô nhiễm? ô nhiễm nhƣ vậy thì tác động ra sao? chính quyền sẽ làm gì với vấn đề này? là các câu hỏi thƣờng xuyên đƣợc đặt ra, và – xét tình hình ô nhiễm nƣớc ngày càng phổ biến ở Việt Nam – sẽ đƣợc dấy lên gay gắt hơn nữa trong tƣơng lai. Tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc là nhu cầu chính đáng của công chúng mà chính quyền có trách nhiệm đáp ứng. Muốn cung cấp tiếp cận hiệu quả cần phải đánh giá đƣợc tình trạng hiện tại của tiếp cận. Bộ chỉ thị TAI 2.0 của tổ chức The Access Initiative hiện là công cụ hữu ích nhất để đánh giá toàn diện tiếp cận thông tin nói riêng và tiếp cận môi trƣờng nói chung. Song đánh giá của TAI 2.0 vẫn nặng về định tính, mô tả, không phù hợp để theo dõi diễn biến của tiếp cận, so sánh tiếp cận ở các khu vực khác nhau. Xét thấy phƣơng pháp kiến tạo chỉ số là thích hợp nhất để định lƣợng hóa tiếp cận thông tin, tôi quyết định chọn mục tiêu khóa luận là: xây dựng chỉ số tiếp cận thông tin môi trường nước địa phương – Alweii (Access to Local Water Environmental Index). Với nền tảng là bộ chị thị TAI 2.0, chỉ số này đƣợc kì vọng sẽ là công cụ đánh giá đơn giản, định lƣợng, hỗ trợ công việc hoạch định chính sách, cải thiện tiếp cận thông tin. Nhằm đánh giá khả năng áp dụng đại trà của Alweii, một nghiên cứu trƣờng hợp đã đƣợc thực hiện tại ba xã ven đô huyện Thanh Liêm, Hà Nam là Thanh Hà, Thanh Tuyền và Liêm Tuyền. Cấu trúc khóa luận này nhƣ sau: chƣơng đầu giới thiệu tổng quan về tiếp cận thông tin, The Access Initiative và đánh giá ban đầu về tiếp cận thông tin tại Việt Nam. Chƣơng 2 trình bày phƣơng pháp luận xây dựng Alweii, với hai nội dung chính là phƣơng pháp luận của bộ chỉ thị TAI 2.0 và phƣơng pháp kiến tạo chỉ số dùng hàm tích và logarit của tích. Alweii đƣợc xây dựng ở chƣơng 3 và đƣợc áp dụng vào nghiên cứu trƣờng hợp ở chƣơng 4. Kết luận trình bày các ƣu điểm và tiềm năng ứng dụng của Alweii cũng nhƣ các vấn đề cần nghiên cứu thêm. Để hoàn thành khóa luận, những nhiệm vụ sau đây đã đƣợc thực hiện: Phân tích phƣơng pháp luận của TAI 2.0
6
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Xây dựng Alweii Chuẩn bị phiếu hỏi Khảo sát và phỏng vấn chuyên gia và nhân dân địa phƣơng tại ba xã Thanh Hà, Thanh Tuyền, Liêm Tuyền trong thời gian 1 tuần vào cuối tháng 3/2009 Tổng hợp tài liệu để xây dựng khóa luận
7
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TIẾP CẬN THÔNG TIN 1.1.1 Các khái niệm Con ngƣời có quyền hiểu và tác động đến các quyết định của chính quyền ảnh hƣởng đến môi trƣờng của họ. Các điều kiện để đảm bảo quyền này – đƣợc biết tới dƣới cái tên chung là tiếp cận môi trƣờng – lần đầu tiên đƣợc diễn đạt một cách đầy đủ và trực tiếp tại Nguyên tắc 10, Tuyên bố Rio về Môi trƣờng và Phát triển: “Các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất khi có sự tham gia ở mức độ thích hợp của tất cả các công dân quan tâm. Ở cấp quốc gia, mỗi cá nhân phải được cung cấp một cách hợp lý khả năng tiếp cận thông tin về môi trường của chính quyền, bao gồm thông tin về các vật chất và hành vi nguy hại trong cộng đồng của họ và cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định. Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích nhận thức và sự tham gia của công chúng bằng việc cung cấp thông tin rộng rãi. Tiếp cận có hiệu quả đến các thủ tục tư pháp và hành chính, bao gồm bồi thường và khắc phục hậu quả, phải được cung cấp cho công chúng.”12[41]
Nhƣ Nguyên tắc 10 chỉ ra, tiếp cận môi trƣờng là khả năng và quyền của công chúng trong (1) thu thập và sử dụng thông tin môi trƣờng, (2) tham gia quá trình ra quyết định của chính quyền, và (3) sử dụng các cơ chế trọng tài chính thức để giải quyết tranh chấp môi trƣờng và khắc phục thiệt hại môi trƣờng. Ba yếu tố trên lần lƣợt đƣợc gọi là tiếp cận thông tin, tham gia công chúng, và tiếp cận tƣ pháp – ba trụ cột của tiếp cận môi trƣờng.
Nguyên văn: ““Environmental issues are best handled with participation of all concerned citizens, at the relevant level. At the national level, each individual shall have appropriate access to information concerning the environment that is held by public authorities, including information on hazardous materials and activities in their communities, and the opportunity to participate in decision-making processes. States shall facilitate and encourage public awareness and participation by making information widely available. Effective access to judicial and administrative proceedings, including redress and remedy, shall be provided.” 2 Từ đây về sau, các trích đoạn các điều ước quốc tế, trong trường hợp không có bản tiếng Việt chính thức, đều được chú thích nguyên văn. 1
8
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
1.1.2 Vai trò của tiếp cận thông tin trong quản lý môi trƣờng 1.1.2.1 Tiếp cận thông tin trong mối quan hệ với tham gia công chúng, tiếp cận tư pháp và dân chủ môi trường Tiếp cận thông tin, tham gia công chúng và tiếp cận tƣ pháp gắn bó mật thiết với nhau và với dân chủ môi trƣờng. Để có cái nhìn toàn cảnh về vai trò của tiếp cận thông tin, không cách nào hơn là xem xét nó trong mối quan hệ với hai yếu tố kia và xuất phát từ khái niệm bao quát nhất: dân chủ. Dân chủ là sự thực thi quyền làm chủ của nhân dân, mà cốt lõi là quyền lựa chọn đƣờng lối và mục tiêu của xã hội. Quyền lực “lựa chọn” đƣợc thực thi chủ yếu qua phản hồi của công chúng đối với nhà nƣớc, bao gồm các hình thức nhƣ bầu cử, kiến nghị, biểu tình và nhiều hình thúc khác. Hình thức căn bản nhất là bầu cử: ngƣời dân sẽ trao quyền cho những ngƣời theo đuổi hệ tƣ tƣởng, mục tiêu hoặc chính sách mà họ ủng hộ. Nói cách khác, bầu cử trung thực là điều kiện cần của một nền dân chủ đại diện Tuy nhiên, chỉ riêng bầu cử không đủ để duy trì một nền dân chủ hiệu quả. Trƣớc hết, nếu bầu cử là phƣơng tiện duy nhất để bộc lộ ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thì những nhóm thiểu số sẽ bị lấn át bởi nhóm đa số. Bảo vệ quyền lợi của nhóm thiểu số bằng cách nào? Ba biện pháp quan trọng nhất là (1) luật hóa quyền của nhóm thiểu số, (2) tăng cƣờng khả năng bảo vệ quyền lợi công dân thông qua hệ thống tƣ pháp, và (3) bổ sung các yếu tố dân chủ trực tiếp, nói cách khác là tăng cƣờng sự tham gia của các công chúng vào các quá trình ra quyết định của nhà nƣớc. Mặt khác, bầu cử chỉ đƣợc tổ chức vài năm một lần. Giữa các kì bầu cử, ngƣời dân cần có phƣơng tiện khác đề bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Tƣ pháp là phƣơng tiện quan trọng nhất. Chẳng hạn tòa án có thể đình hoãn hoặc vô hiệu hóa các quyết định của chính quyền; giải quyết xung đột trong nội bộ công chúng hoặc giữa một bộ phận công chúng và chính quyền; cung cấp bồi thƣờng cho bên bị hại và yêu cầu bên vi phạm khắc phục hậu quả. Tất cả đều nhằm phục vụ chức năng duy nhất: bảo vệ tính pháp quyền của nhà nƣớc dân chủ. Song, cả bầu cử, tham gia của công chúng và tiếp cận tƣ pháp sẽ mất ý nghĩa nếu chúng đƣợc thực thi bởi một công chúng thiếu thông tin. Công chúng cần thông tin để hiểu đƣợc bối cảnh, đánh giá các lựa chọn và đƣa ra quyết định phù hợp với ý chí và nguyện vọng của mình, dù ở hòm phiếu hay ở bàn tham nghị. Công chúng
9
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
cũng cần thông tin để tự bảo vệ quyền lợi bản thân cũng nhƣ lợi ích cộng đồng trong tòa án. Tiếp cận thông tin, do đó, là điều kiện tiên quyết để thực hiện tham gia công chúng và tiếp cận tƣ pháp, là thiết yếu đối với tính hiệu lực của một nền dân chủ. Bảo đảm tiếp cận thông tin là trách nhiệm không thể chối bỏ của bất cứ nhà nƣớc nào nhận mình là của dân, do dân và vì dân. Đối với thực thi dân chủ trong lĩnh vực quản lý môi trƣờng, tiếp cận thông tin càng phải đƣợc nhấn mạnh. Điều này có thể thấy rõ nếu nhìn môi trƣờng từ góc độ kinh tế học: phần lớn các dịch vụ và hàng hóa môi trƣờng là các hàng hóa công cộng3 và các tác động môi trƣờng là các ngoại ứng4. Không có thị trƣờng cho hàng hóa công cộng nên tình trạng môi trƣờng thƣờng không đƣợc phản ánh qua giá cả. Đây không những là trở ngại chung cho tất cả các bên liên quan khi đánh giá các phƣơng án trong quá trình ra quyết định mà còn dễ tạo ra hiện tƣợng mà kinh tế học gọi là “thông tin bất đối xứng” – khi một bên liên quan có nhiều thông tin hơn bên kia. Thông tin bất đối xứng dẫn nhiều hậu quả tiêu cực: nó ngăn cản các bên liên quan thực hiện các giao dịch tối ƣu nhất cho xã hội, và – trong lĩnh vực môi trƣờng – nó có thể bào mòn công bằng xã hội. Cũng bởi môi trƣờng khó định giá nên các dạng thông tin môi trƣờng còn lại (thông tin về tình trạng môi trƣờng, các nhân tố tác động đến môi trƣờng, và sự an toàn của con ngƣời) là chỗ dựa chủ yếu cho các phân tích khoa học phục vụ quá trình ra quyết định. Không có bình đẳng và phổ cập về tiếp cận thông tin thì không có bình đẳng về sức mạnh công dân trong quá trình lập quyết định, tức là không có dân chủ môi trƣờng. Bởi vì hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng mang tính chất công cộng, nên quyền sở hữu hoặc thụ hƣởng các chúng thƣờng khó xác định. Bởi vì tác động môi trƣờng mang tính chất ngoại ứng, nên chúng thƣờng xuất phát từ hành vi của một nhóm thiểu số và là gánh nặng của một nhóm đa số. Các điều kiện này là nguồn gốc của xung đột; và trong xung đột thì nhóm có nguồn lực dồi dào và nhiều đặc quyền hơn (“nhóm ƣu thế”, thƣờng là ngƣời giàu, ngƣời có quan hệ cá nhân hoặc liên đới lợi ích với nhà cầm quyền, nam giới, các cộng đồng có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao) sẽ có lợi thế hơn nhóm còn lại (“nhóm yếu thế”, thƣờng là ngƣời nghèo, phụ nữ, và cộng đồng kém phát triển). Để bảo vệ lợi ích, nhóm yếu thế thƣờng trông cậy vào Hàng hóa công cộng: hàng hóa mà nếu một cá nhân có thể sử dụng thì các cá nhân khác cũng có thể sử dụng mà không tốn chi phí tiếp cận. 4 Ngoại ứng: tác động sinh ra trong một hệ sản xuất lên các đối tượng nằm ngoài hệ đó. 3
10
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Hộp 1: Hạt tử thần ở Paraguay Câu chuyện sau nằm trong nội dung một báo cáo của The International Union of Food and Agriculture related Workers và được nhắc lại trong một hội nghị của UNEP, Geneva. Nó minh họa tính chất ngoại ứng của tác động môi trường và sự thiếu thông tin của cộng đồng địa phương đã dẫn đến kết quả tai hại như thế nào, cũng như quyền tiếp cận liên hệ mật thiết với nhân quyền ra sao. Julio Chávez sở hữu một mảnh đất trên 1 ha ở Rincon‟i, nhƣng sống ở thị trấn Ybycui lân cận. Đây có lẽ là lý do vì sao Chávez kí hợp đồng với Delta&Pine Paraguay Inc để biến mảnh đất này thành bãi rác. Chiếc xe tải đầu tiên chở các bao tải rác vào Rincon‟i vào tháng 11/1998. Khi những ngƣời hàng xóm ngạc nhiên hỏi chuyện gì đang diễn ra, Chávez nói rằng đây là những hạt bông quá đát đƣợc trộn xuống đất làm phân bón. Những ngày sau đó, xe tải nối đuôi nhau đổ hạt bông xuống mảnh đất của Chávez. Một số ngƣời, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đƣợc thuê dỡ rác khỏi xe. Họ làm 12 tiếng một ngày, không có quần áo bảo hộ, và không biết gì về những rủi ro mình đang đối mặt. Dù trên bao tải có in những dòng cảnh báo nhƣng ngƣời dân không đọc đƣợc vì chúng đƣợc viết bằng tiếng Anh. Hạt bông chồng chất ngày càng cao. Mùi thối rữa của chúng lan khắp khu vực khi trời mƣa. Những ngƣời sống gần khu vực rác thải than phiền rằng mùi đó làm họ đau đầu và mất ngủ. Khi dân làng phát hiện ra những vết sẹo lạ giống nhƣ vết bỏng trên bàn tay và cánh tay, việc thải hạt bông phải ngừng lại. Dù vậy, ngày càng nhiều ngƣời ở Rincon‟i mắc các chứng đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi và mất ngủ. Học sinh ở ngôi trƣờng gần đó phải thôi học và tất cả mọi ngƣời đều biết thủ phạm chính là bãi rác của Chávez. Nguồn: Carlos Amorin, Las Semillas de la Muerte, REL-UITA, Montevideol, 1999, (Seeds of death, UITA translation); trích trong [36].
hệ thống tƣ pháp. Nhƣng các quá trình môi trƣờng diễn ra rất phức tạp, các nạn nhân của thiệt hại môi trƣờng sẽ phải chứng kiến cánh cửa tƣ pháp đóng lại trƣớc mắt nếu không có đủ thông tin chứng minh mình thật sự là nạn nhân. Tiếp cận thông tin là một trong những chìa khóa của vấn đề. Nếu thông tin môi trƣờng đƣợc thu thập hiệu quả và phân phối rộng khắp, các mầm mống của xung đột lợi ích có thể đƣợc phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời. Ngay cả khi xung đột xảy ra, thông tin môi trƣờng có thể mang đến cho nhóm yếu thế, các nạn nhân của thiệt hại môi trƣờng ít nhất quyền đƣợc xét xử trƣớc tòa án, thậm chí là công cụ đƣa họ đến thắng lợi.
11
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Mặt khác, cũng do tính công cộng và ngoại ứng, lĩnh vực môi trƣờng là nơi mà thị trƣờng thƣờng thất bại và vì thế trách nhiệm điều hành thƣờng rơi vào tay nhà nƣớc. Sự tập trung quyền quyết định trong tay nhóm nhỏ các cá nhân nắm chức trách dễ sinh ra đặc quyền đặc lợi; đi kèm với sự loại trừ số đông công chúng khỏi quá trình ra quyết định. Tham nhũng và lãng phí là những hậu quả dễ thấy. Nhƣng ngay cả khi luật pháp không đƣợc tuân thủ, sự tập trung hóa cao độ quyền lực quản lý trong tay nhà chức trách cũng là nguồn gốc sinh ra các quyết định không hợp lòng dân. Nguyên nhân là môi trƣờng có những chiều giá trị riêng không đo đếm đƣợc theo đơn vị tiền tệ và phụ thuộc nhiều vào hệ giá trị của từng cá nhân, từng cộng đồng. Khoa học chƣa có cách hợp lý nào để dung nạp yếu tố phi kinh tế của môi trƣờng thành đầu vào của quá trình ra quyết định, và không thể là “nguồn cung cấp giải pháp duy nhất”5. Nguồn giải pháp đặc biệt quan trọng bên cạnh khoa học là ý kiến công chúng; và để là nguồn giải pháp hữu ích, công chúng cần phải đƣợc thông tin, đƣợc tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định, và có khả năng sử dụng đƣợc các cơ chế tƣ pháp để đảo ngƣợc các quyết định không đúng đắn của nhà chức trách. Những phân tích trên cho thấy tiếp cận thông tin – cùng với tham gia công chúng và tiếp cận tƣ pháp – vừa là chìa khóa mở cánh cửa của quá trình lập quyết định ra trƣớc công chúng, vừa là khuôn khổ giữ cho quá trình này diễn tiến theo đúng ý chí và nguyện vọng của xã hội. 1.1.2.2 Quyền tiếp cận thông tin và nhân quyền: những ghi nhận của luật pháp quốc tế Nhiều văn kiện quốc tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, đều cho rằng quyền tiếp cận thông tin nằm trong số các quyền của con ngƣời. Theo đó, quyền tiếp cận thông tin là bộ phận không thể tách rời của quyền tự do ngôn luận và quyền tự do thông tin, nhƣ đƣợc nêu trong điều 17, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, và truyền bá thông tin bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới” [8] và Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc 59(I) (1946): “Tự do thông tin là nhân quyền cơ bản”6 [44].
5
6
Yves Lador, Earth Justice Permanent Representative to the UN in Geneva, trích trong [36]. Nguyên văn: “Freedom of information is a fundamental human right” [44]
12
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Bởi vì tiếp cận thông tin là điều kiện cần để quản lý môi trƣờng hiệu quả, việc công nhận quyền đƣợc sống trong môi trƣờng lành mạnh là nhân quyền bản chất sẽ tạo thế đứng vững chắc của quyền tiếp cận thông tin nhƣ là một nhân quyền thủ tục 7. Sự công nhận này đƣợc tìm thấy trong một số công ƣớc khu vực. Điều 24 Hiến chƣơng Châu Phi về Quyền của con ngƣời và các dân tộc (1981) ghi “Mọi dân tộc đều có quyền hưởng môi trường thỏa mãn sự phát triển của họ”8 [39]. Điều 11, Nghị định thƣ bổ sung cho Công ƣớc Châu Mỹ về quyền con ngƣời trong các quyền kinh tế, xã hội, và văn hóa (1988) ghi: “Mọi người đều có quyền sống trong môi trường lành mạnh và sử dụng các dịch vụ công cơ bản”9 [40]. Tuy nhiên, phải đến Công ƣớc Aathus (1998), tiếp cận thông tin, cùng với tham gia công chúng và tiếp cận tƣ pháp, mới đƣợc công nhận trực tiếp nhƣ là quyền con ngƣời. Điều 1 của công ƣớc tuyên bố “Nhằm góp phần bảo vệ quyền của mỗi cá nhân thuộc thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong một môi trường thích hợp cho sức khỏe và phúc lợi của người đó, mỗi bên ký kết phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, quyền công chúng tham gia vào quá trình lập quyết định và quyền tiếp cận tư pháp trong các vấn đề môi trường theo các điều khoản trong công ước này” 10 [37]. Mặc dù chỉ giới hạn trong quy mô khu vực (các nƣớc kí kết đến giờ phần lớn là các nƣớc Châu Âu và Bắc Mỹ [33]), Công ƣớc Aarhus cho đến giờ – nhƣ Kofi A. Annan nhận định – là “sự cụ thể hóa ấn tượng nhất nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio”, “bước tiến tham vọng nhất trong lĩnh vực dân chủ môi trường dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc”, và do đó mang “ý nghĩa (…) toàn cầu” [33]. Sự ghi nhận của các văn kiện luật quốc tế đối với quyền tiêp cận thông tin có ý nghĩa lớn lao trong việc thúc đẩy dân chủ môi trƣờng trên thế giới. Mặc dù quan điểm xem quyền tiếp cận là nhân quyền vẫn gặp một số rào cản – nhƣ có thể bị xem Có hai nhóm quyền: quyền bản chất, ví dụ như quyền được sống, quyền được tự do; và quyền thủ tục, được coi là phương tiện để đạt được quyền bản chất [33] [39]. 8 Nguyên văn: “All people shall have the right to a general satisfactory environment favourable to their development”, African Charter on Human and Peoples’ Rights [39] 9 Nguyên văn: “"Everyone shall have the right to live in a healthy environment and to have access to basic public services”, Additional Protocol to the American Convention on Human Rights in the Area of Economic, Social and Cultural Rights [40] 10 Nguyên văn: “In order to contribute to the protection of the right of every person of present and future generations to live in an environment adequate to his or her health and wellbeing, each Party shall guarantee the rights of access to information, public participation in decisionmaking and access to justice in environmental matters in accordance with the provisions of this Convention.”, the Aarhus Convention [38]. 7
13
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
là mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia, hoặc trong bối cảnh đối thoại Bắc-Nam về phát triển và quản trị bị buộc tội là mang màu sắc chủ nghĩa thực dân mới [33] – vai trò của nó đối với sự nghiệp bảo vệ nhân quyền nói chung ngày càng đƣợc nhận thức sâu sắc. Tiếp cận môi trƣờng nói chung và tiếp cận thông tin nói riêng quan trọng không chỉ bởi vì nó giúp giải quyết các vấn đề môi trƣờng thuận lợi hơn, mà còn vì nó điều kiện không thể bỏ qua để bảo vệ hạnh phúc và nhân phẩm của con ngƣời [33]. 1.1.2.3 Các lợi ích khác Đối với những ngƣời không hứng thú với quan điểm tiếp cận thông tin là một phần của dân chủ môi trƣờng và nhân quyền, vẫn có lý do thực tiễn để ủng hộ tiếp cận thông tin. Kinh nghiệm ở các nƣớc đều chỉ ra rằng phát huy tiếp cận thông tin của công chúng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho tất cả các bên liên quan, nhƣ: Phân tán chi phí giám sát môi trường: việc giám sát môi trƣờng càng sát sao và rộng khắp thì quản lý môi trƣờng càng hiệu quả. Tuy nhiên trƣờng hợp phổ biến là chi phí giám sát vƣợt ra khỏi khả năng chi trả của chính quyền. Tiếp cận thông tin khuyến khích ngƣời dân, giới truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự huy động thời gian và công sức xem xét thông tin môi trƣờng và “rung chuông báo động” khi phát hiện hành động vi phạm. Bằng cách này, chính quyền có một mạng lƣới giám sát rộng khắp mà không phải chịu gánh nặng chi phí. Phát huy các biện pháp quản lý phi chính phủ: thay vì độc diễn trên sân khấu, chính quyền có thể đóng vai trò ngƣời đƣa tin và biến công chúng thành những nhà hành pháp. Công chúng liên quan, một khi nắm đƣợc thông tin, có thể phản hồi qua các cơ quan chính quyền (nhƣ khiếu nại và vận động cải cách luật), qua thị trƣờng (nhƣ thay đổi thói quen tiêu dùng, tẩy chay các nhà sản xuất vi phạm, hoặc gây áp lực trong vai trò chủ cổ phiếu), qua xã hội dân sự (nhƣ phê phán qua phƣơng tiện thông tin đại chúng). Thay đổi kì vọng của công chúng: cung cấp thông tin là một cách để chính quyền phát tín hiệu đến công chúng về tầm quan trọng và tính khẩn cấp của vấn đề môi trƣờng đƣợc nhắc đến, thúc đẩy phản hồi và tham gia của công chúng.
1.1.3 Vƣợt chƣớng ngại vật Mặc dù tầm quan trọng của tiếp cận thông tin là không thể phủ nhận, sự thực thi tiếp cận trong thực tế không tránh khỏi những chƣớng ngại. Sẽ có những ngƣời
14
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
tranh cãi rằng tiếp cận gây ra xung đột, tiếp cận trì hoãn phát triển, chi phí tiếp cận quá cao, hoặc tiếp cận phức tạp hóa mọi việc. Những luận điểm này không phải không có lý: chúng cho thấy có nhiều việc cần làm hơn là lý luận suông về lợi ích của tiếp cận thông tin. 1.1.3.1 Những chướng ngại trong hệ thống quản lý Tăng cƣờng tiếp cận môi trƣờng nói chung và tiếp cận thông tin nói riêng bao hàm sự chuyển đổi một phần quyền lực từ tay nhà chức trách vào công chúng, do đó không tránh khỏi những kháng cự từ những công chức mà lợi ích hoặc vị thế gắn chặt với mức độ kiểm soát quá trình ra quyết định. Chính trị của tiếp cận là bài toán phức tạp, và lời giải thƣờng vƣợt xa khỏi lĩnh vực môi trƣờng. Tuy nhiên, loạt báo cáo đánh giá quốc gia về tiếp cận môi trƣờng của The Access Initiative có thể cung cấp một số gợi ý hữu ích: những trở ngại chính trị có thể vƣợt qua nhờ các liên minh về tiếp cận và sự kích thích hợp lý phản ứng của công chúng [33]. Trong hầu hết trƣờng hợp, những tiến bộ đáng kể về tiếp cận thông tin không phải là kết quả công việc của một vài cá nhân hay tổ chức đơn lẻ mà là thành tựu của các liên minh về tiếp cận – một tập hợp các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động phong trào, các công ty tƣ nhân có liên đới lợi ích về tiếp cận. Nguyên nhân chính là một liên minh nhƣ vậy tập hợp đƣợc các cá nhân và tổ chức ủng hộ tiếp cận dƣới một danh nghĩa và chiến lƣợc thống nhất. Bài học kinh nghiệm cho thấy thành viên của liên minh không nhất thiết chỉ đến từ xã hội dân sự hoặc chỉ hoạt động trong lĩnh vực môi trƣờng. Các cơ quan nhà nƣớc có chính sách cởi mở, các công ty tƣ nhân tìm kiếm hợp đồng với nhà nƣớc có thể là những thành viên rất tích cực [33]. Trong việc kích thích phản ứng của công chúng, tạo ra cảm giác “sốc” luôn có hiệu quả cao do khai thác đặc điểm tâm lý con ngƣời là thƣờng phản ứng với những thay đổi đột ngột mạnh hơn là các thay đổi từ từ. Ví dụ, giá cổ phiếu có xu hƣớng
15
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Hộp 2: Chì trong nƣớc của chúng ta Ngay cả một nước có trình độ khoa học kĩ thuật cao và một lực lượng hùng hậu các quy định pháp lý về môi trường như nước Mỹ cũng không tránh khỏi những lổ hổng trong hệ thống thông tin. Năm 2004, thủ đô của nước này nổ ra một xì-căng-đan môi trường; thủ phạm hóa ra không phải là thiếu thông tin, mà là sự vụng về trong phổ biến thông tin ra công chúng. Vụ việc cũng minh họa vai trò của truyền thông đại chúng trong tiếp cận thông tin, cũng như phản ứng quyết liệt của công chúng đã buộc giới chức phải hành động khẩn cấp như thế nào. Số 31/1/2004 của tờ The Washington Post đăng tin các cuộc kiểm tra gần đây cho thấy hàm lƣợng chì trong nƣớc máy thành phố vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Công chúng bị khuấy động là điều dễ hiểu, nhƣng ngay cả giới chức cũng “kinh ngạc” không hiểu sao một chất ô nhiễm nghiêm trọng nhƣ vậy lại đột ngột lan tràn khắp Washington DC. Các cuộc điều tra và giải trình sau đó hé lộ sự thật: chì trong nƣớc không phải là một khám phá mới, Cơ quan Nƣớc và Nƣớc thải Washington DC (WASA) đã biết đến vấn đề này từ hè năm ngoái. Một bí ẩn khác đƣợc dấy lên: tại sao vấn đề đã có từ lâu mà WASA không giải quyết, thậm chí không công khai? (tiếp trang sau)
giảm mạnh khi thông tin về tác động môi trƣờng của công ty bị đột ngột phơi bày11, còn các công ty có xu hƣớng tự cải thiện khi giá cổ phiếu đi xuống12 [33]. Tuy nhiên một công chúng quá “sốc” có thể có hành động cực đoan, vì vậy cần thận trọng trong phƣơng pháp cung cấp thông tin. 1.1.3.2 Lấp đầy lỗ hổng trong hệ thống thông tin Xƣơng sống của tiếp cận là hệ thống thông tin môi trƣờng. Song, đánh giá cho thấy hệ thống thông tin của các quốc gia còn nhiều khiếm khuyết, với trọng tâm là ba vấn đề: thông tin trong trƣờng hợp khẩn cấp, tính công khai, tính khả dụng và tính kịp thời của thông tin [33]. Các tiến bộ khoa học đã làm cho thảm họa môi trƣờng nói chung, nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển, dễ dự báo hơn là khủng hoảng chính trị 13 [33]. Tuy
11
Badrinath và Bolster 1996; Hamilton 1995; Lanoie và Laptante 1994; Moighalu và nnk 1990, trích trong [33] 12 Khanna và nnk 1998, Konar và Cohen 1997, trích trong [33] 13 Hewitt 1983, Jarman và Kouzman 1994, Vaisutis-White 1994, Rosenthal và Kouzmin 1997, trích trong [33]
16
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Hộp 2: Chì trong nƣớc của chúng ta (tiếp trang trước) Thực ra WASA có công khai – nhƣng không đúng cách. Mặc dù các mẫu đã phân tích từ tháng 6/2003, đến tháng 11 các thông báo chính thức mới đƣợc gửi đi. Theo quy định, mỗi khách hàng sử dụng nƣớc phải nhận đƣợc thông báo nêu rõ “Một vài nhà trong cộng đồng này có nồng độ chì cao trong nƣớc uống. Chì có thể gây ra các rủi ro sức khỏe đáng kể”. Thông báo của WASA lƣợc đi các từ “nƣớc uống” và “đáng kể”. Mục đích cuộc họp quần chúng sau đó (cũng bắt buộc theo luật) chỉ đƣợc nêu đơn giản là “thảo luận và thu thập ý kiến công chúng về các dự án của WASA”. Hậu quả là hầu hết ngƣời dân không chú ý và vụ việc rơi vào quên lãng. Tình hình thay đổi khi chì trong nƣớc xuất hiện trên trang nhất các báo. Đƣờng dây nóng của WASA liên tiếp nhận cuộc gọi từ dân cƣ. Các phòng thí nghiệm ngập trong yêu cầu phân tích nƣớc. Nhà chức trách tổ chức họp quần chúng khẩn cấp. Một đội đặc nhiệm liên ngành đƣợc thành lập, cung cấp miễn phí thiết bị lọc, xét nghiệm nƣớc và xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các thông báo không nhất quán của WASA và Cơ quan bảo vệ môi trƣờng (EPA) sau đó lại khởi động làn sóng giận dữ mới từ công chúng. Ngƣời dân tự tổ chức các cuộc họp, lập trang web, viết kiến nghị và khiếu kiện. Mặc dù sau đó vấn đề đƣợc giải quyết, cũng nhƣ không thiệt hại sức khỏe đáng kể nào đƣợc xác định, phản ứng của công chúng đã dẫn đến những hành động quyết liệt của nhà chức trách. EPA phê bình WASA. Quốc hội mở điều tra về khuyết điểm EPA. Hàng triệu USD đƣợc đầu tƣ để thay thể đƣờng ống nhiễm chì. Và EPA đề nghị kiểm tra lại các quy định liên bang về chì và đồng. Nguồn: Joseph Foti (2008), Lead in Our Water – A Washington, DC mystery, [32]
vậy, tiếp cận thông tin trong trƣờng hợp khẩn cấp môi trƣờng lại chƣa đƣợc đảm bảo một cách tƣơng xứng. Theo đánh giá của The Access Initiative, 17/23 nƣớc khảo sát xếp loại yếu quy định về phổ biến thông tin cho công chúng khi tình huống khẩn cấp đang diễn ra; xếp loại yếu về chất lƣợng thông tin: 35/41 nƣớc; loại yếu về nỗ lực sử dụng truyền thông đại chúng trong khẩn cấp: 27/39 nƣớc; và loại yếu về chất lƣợng điều tra hậu khẩn cấp: 30/42 nƣớc [33]. Trong khi thông tin khẩn cấp yếu về tất cả các mặt, đánh giá cho thấy vấn đề chính của các dạng thông tin khác nằm ở tính công khai, tính khả dụng và tính kịp thời của thông tin. Chẳng hạn, ở nhiều nƣớc thông tin quan trắc tƣơng đối đầy đủ và chất lƣợng tốt nhƣng lại khó đến với công chúng. Hoặc mặc dù có cơ quan chính phủ
17
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
lãnh trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trƣờng nhƣng ít nỗ lực để trình bày báo cáo một cách dễ hiểu hay quảng bá chúng trên truyền thông đại chúng. Thông tin quá thiếu và đến quá muộn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự tham gia của công chúng không đạt hiệu quả mong đợi [33]. Ở đa số các trƣờng hợp khảo sát, công chúng không tiếp cận đƣợc những tài liệu thích hợp về dự án/chính sách ảnh hƣởng đến họ. Trong khi ý kiến công chúng rất quan trọng trong giai đoạn định hình chính sách, giai đoạn này thƣờng diễn ra trong phòng kín. Sự tham gia công chúngvào chính sách do đó bị thu hẹp thành ủng hộ/phản đối/sửa chữa các bản thảo. Dù nhiều nƣớc đã đƣa môn giáo dục công dân và giáo dục môi trƣờng vào chƣơng trình giảng dạy, mối liên kết giữa hai môn học này chƣa đƣợc thiết lập [33]. Trong tất cả các trƣờng hợp khảo sát, học sinh không đƣợc học về quyền tiếp cận môi trƣờng và không biết bảo vệ quyền của mình bằng cách nào [33]. Một công chúng chậm trễ về hiểu biết, hạn hẹp về tầm ảnh hƣởng, cộng thêm hạn chế về trình độ khó có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào các quyết định lớn. Có nhiều cách thức để bù đắp những khiếm khuyết trên. Chẳng hạn chuẩn hóa các chỉ thị trong quan trắc môi trƣờng, yêu cầu thông tin quan trắc đƣợc cung cấp miễn phí, chuẩn hóa định dạng của báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia, giảm lạm dụng thuật ngữ và đa dạng hóa hình thức trình bày. Đối với thông tin khẩn cấp cần có quy định về công bố thông tin kịp thời, khuyến khích chuẩn hóa nội dung thông tin, thiết lập hệ thống truyền tin bao gồm các hình thức liên lạc mới nhất nhƣ điện thoại di động và tin nhắn, và thiết lập danh sách các chất độc cần thông báo lập tức nếu bị rò rỉ. Để tăng chất lƣợng tham gia công chúng, giải pháp trung tâm là đa dạng hóa và tăng tính kịp thời các nguồn thông tin, đặc biệt là các sơ thảo chính sách hoặc dự án, và cải thiện cách thức quảng bá thông tin. Cần cung cấp đầy đủ thông tin cho các bên liên quan tham gia ngay từ các giai đoạn đầu của quá trình lập quyết định. Cần tăng cƣờng tích hợp các nội dung của giáo dục công dân và giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng. 1.1.3.3 Tăng cường năng lực cung cấp thông tin Ngoài việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về mặt pháp lý, cần phải tăng cƣờng năng lực thực thi quyền của các bên liên quan. Nghiên cứu ở các nƣớc [33] cho thấy nhiều công chức, bao gồm cả các cán bộ thuộc ngành tƣ pháp không hiểu rõ lý luận, luật, và thực hành của tiếp cận thông tin. Trong lúc đó, công dân thƣờng
18
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
không nhận thức đƣợc quyền của mình, chƣa nói đến kĩ năng tham gia quá trình lập quyết định, đòi hỏi thông tin hay tìm trợ giúp tƣ pháp. Mặc dù nhiều tổ chức xã hội dân sự giúp nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành tiếp cận thông tin của công dân, họ lại thiếu nguồn lực để làm điều này một cách thích đáng. Để xây dựng năng lực tiếp cận của cả bên cung (chính phủ) và bên cầu (công chúng), cần tăng cƣờng đào tạo công chức nhà nƣớc, xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền và các tổ chức xã hội dân sự và giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhau, hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho các tổ chức xã hội dân sự có kinh nghiệm trong giáo dục và tổ chức quẩn chúng trong các vấn đề môi trƣờng, tăng cƣờng tự do lập hội và khuyến khích các chƣơng trình giáo dục về tham gia công chúng và tích hợp các nguyên tắc minh bạch thông tin vào hoạt động các cấp, các ngành.
1.2 THE ACCESS INITIATIVE VÀ ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VỀ TIẾP CẬN THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM 1.2.1 The Access Initiative The Access Initiative - là Liên minh Toàn cầu Các tổ chức Xã hội Dân sự với mục tiêu thúc đẩy quản trị môi trƣờng minh bạch, dân chủ và có trách nhiệm, giúp đỡ các cá nhân giành đƣợc tiếng nói trong những quyết định ảnh hƣởng đến phúc lợi của họ và của cộng đồng. Đƣợc thành lập vào năm 1999 do sự khởi xƣớng của Chile, Hungary, Uganda, Thái Lan và Mỹ, cho tới năm nay The Access Initiative đã xây dựng quan hệ đối tác với hơn 150 tổ chức xã hội dân sự khắp thế giới [35]. Phƣơng thức hoạt động của The Access Inititative khá độc đáo. Các tổ chức đối tác tiến hành các đánh giá quy mô quốc gia về các chính sách và hoạt động của chính phủ, thực hiện các nghiên cứu pháp lý và nghiên cứu trƣờng hợp. Đến tháng 8/2007, 35 nghiên cứu đánh giá tiếp cận môi trƣờng ở 25 quốc gia đã đƣợc hoàn thành và 14 nghiên cứu khác đang đƣợc triển khai [35]. Không dừng lại ở nghiên cứu, các đối tác của The Access Initiative còn vận động thúc đẩy các quyền tiếp cận, thông thƣờng với sự hợp tác của các chính phủ và tổ chức quốc tế. Các thành tựu đáng kể của The Access Initiative bao gồm: Ở Chile, Ủy ban Quốc gia về Môi trƣờng thành lập hệ thống Kiểm kê Xả thải Độc hại đầu tiên của đất nƣớc. Các đối tác của The Access Initiave đóng góp vào việc thiết kế hệ thống này nhằm đảm bảo đến mức cao nhất quyền tiếp cận thông tin và quyền tham gia của công dân [35]
19
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Ở Uganda, các nghiên cứu và vận động của The Access Initiative đã dẫn đến Đạo luật Tự do Thông tin đƣợc soạn thảo, mang đến cho công dân quyền tiếp cận thông tin chính phủ [35]. Ở Indonesia, dựa trên các kết quả nghiên cứu, các đối tác của The Access Initiative đã làm việc cùng chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự khác soạn thảo luật Tự do Thông tin. Luật này đƣợc chính thức thông qua vào năm 2008 [35]. Ở Mexico, các đánh giá của The Access Initiative đã phát hiện ra các lổ hổng trong tiếp cận thông tin. Cuốn cẩm nang về tiếp cận thông tin của tổ chức đã làm tăng đáng kể số yêu cầu thông tin từ phía công dân và cải thiện hoạt động cung cấp thông tin của chính phủ [35]. Tất cả các đánh giá tiếp cận của The Access Initiative và đối tác đều sử dụng hệ phƣơng pháp luận thống nhât với nòng cốt là bộ chỉ thị TAI. Phiên bản 1.0 của bộ chỉ thị này đƣợc xây dựng vào năm 2003, đi kèm với phần mềm cho phép nghiên cứu viên phân tích và tổng hợp dữ liệu. Năm 2006, tổ chức cho ra đời phiên bản 2.0 sau khi thảo luận với các đối tác và rút kinh nghiệm từ hoạt động nghiên cứu thực tế. Chỉ số tiếp cận thông tin môi trường nước được xây dựng trong khóa luận này cũng dựa trên cơ sở phiên bản TAI cải tiến.
1.2.2 Đánh giá ban đầu về tiếp cận thông tin tại Việt Nam Năm 2006, chƣơng trình đánh giá tiếp cận môi trƣờng đƣợc khởi động tại Việt Nam dƣới sự chủ trì của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng Việt Nam – đối tác chính thức của The Access Initiative tại Việt Nam. Chƣơng trình đƣợc tài trợ chủ yếu bởi Viện Nghiên cứu Quốc tế (World Resource Institute), nhận hỗ trợ từ Viện Môi trƣờng Thái Lan và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN. 20 nghiên cứu điển hình đầu tiên sử dụng bộ chỉ thị TAI 2.0 đã đƣợc hoàn thành và lập báo cáo vào năm 2007 . Theo kết luận của báo cáo, pháp luật Việt Nam nhìn chung “đã lưu ý khá đầy đủ” quyền tiếp cận thông tin nhƣng “chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ kĩ thuật, hướng dẫn và đào tạo công chúng về kĩ năng tiếp cận thông tin” [6]. Về hoạt động thực tế, báo cáo cho rằng các tổ chức xã hội dân sự và truyền thông đã “hỗ trợ tốt” tiếp cận môi trƣờng, nhƣng các cơ quan nhà nƣớc “chưa chú trọng nâng cao năng lực tiếp cận thông tin cho công chúng” với các nỗ lực “chưa toàn diện”, ngân sách “chưa thỏa đáng”, không thu hút được các nhóm yếu thế [6]. Vai trò các tổ chức xã hội dân sự trong thúc đẩy tiếp cận thông tin bị đánh giá là “mờ nhạt” [6].
20
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
2 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1 BỘ CHỈ THỊ TAI 2.0 2.1.1 Cấu trúc Nòng cốt trong phƣơng pháp đánh giá tiếp cận môi trƣờng của The Access Initiative là bộ chỉ thị TAI 2.0 bao gồm 148 chỉ thị (mà thực chất là các tiêu chí định tính). Các chỉ thị này đƣợc chia thành bốn mục [34] bao gồm: 1. Tiếp cận thông tin 2. Tham gia công chúng 3. Tiếp cận tư pháp 4. Xây dựng năng lực Ba hạng mục đầu đại diện cho ba thành tố của tiếp cận thông tin môi trƣờng, tuy nhiên hạng mục thứ 4 không kém phần quan trọng: kinh nghiệm cho thấy xây dựng năng lực là điều kiện thiết yếu để đảm bảo tiếp cận bền vững. Hạng mục này chỉ có một số ít chỉ thị đứng riêng còn phần lớn mang tính chất “kiêm nhiệm” ví dụ các chỉ thị “xây dựng năng lực trong tiếp cận thông tin” thuộc hạng mục tiếp cận thông tin. Mỗi hạng mục chia thành ba nhóm chỉ thị: các chỉ thị luật14 đánh giá khả năng đảm bảo tiếp cận của khung pháp lý; các chỉ thị nỗ lực đánh giá các hoạt động cung cấp tiếp cận của chính phủ, bao gồm cả các hoạt động thi hành luật; các chỉ thị hiệu quả đánh giá mức độ luật và nỗ lực chuyển hóa thành kết quả thực tế. Trong từng hạng mục và từng nhóm, các chỉ thị lại đƣợc chia thành các chủ đề và chủ đề con. Trƣờng hợp ngoại lệ là các chỉ thị hiến pháp thuộc nhóm chỉ thị luật không phân hạng mục.
14
Luật ở đây nghĩa là hệ thống pháp luật nói chung; luật cơ sở, luật đặc thù (các chủ đề trong nhóm chỉ thị luật) bao hàm cả các văn bản luật và văn bản dưới luật theo cách gọi ở Việt Nam.
21
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Có hai loại chỉ thị. Trong đó, các chỉ thị “lõi” đƣợc coi là mang tính chất đại diện cao nhất, và đƣợc ƣu tiên hơn các chỉ thị còn lại trong trƣờng hợp việc đánh giá bị hạn chế vê nguồn lực. Đối với mỗi chỉ thị, The Access Initiative đều đƣa ra hƣớng dẫn tƣơng đối chi tiết về cách đánh giá, chẳng hạn nhƣ “phỏng vấn ít nhât hai công chức liên quan” hoặc “tham vấn các văn bản pháp lý”; ngoài ra còn có các đánh giá bổ sung về ngƣời nghèo và phụ nữ. Tất cả các chỉ thị đều đƣợc phân thành 5 hạng (rất xấu – xấu – trung bình – khá – tốt) dựa theo dựa theo mô tả định tính. Nhìn chung việc xếp hạng phụ thuộc nhiều vào chủ quan của nghiên cứu viên. Cấu trúc chi tiết bộ chỉ thị trình bày ở bảng dƣới. Danh sách toàn bộ chỉ thị xem phụ lục. Bảng 1: Cấu trúc bộ chỉ thị TAI 2.0; tử số thể hiện số chị thị lõi, phân số thể hiện tổng số chỉ thị. Các chỉ thị tiếp cận thông tin được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp ở chương 4 được đánh dấu bằng nền màu xám. Xây dựng dựa theo bảng các chỉ thị TAI 2.0 [34]. Nhóm
Tiếp cận thông tin
Chủ đề
Tham gia Tiếp cận tƣ Xây dựng công chúng pháp năng lực
Hiến pháp
LUẬT
Luật cơ sở
Luật đặc thù
Xây dựng năng lực
6/6
Phạm vi và chất lƣợng của tiếp cận
2/2
1/1
1/2
Giới hạn tiếp cận
1/1
2/2
2/2
Phạm vi và chất lƣợng tiếp cận
3/3
2/2
2/2
Giới hạn tiếp cận
1/1
1/1
1/1
Cơ quan nhà nƣớc
1/3
1/3
1/3
Công chúng
1/1
1/21
1/1
Cơ quan địa phƣơng
1/1
1/1
1/1
1/1
1/1
1/2
Tính kịp thời
3/7
22
NỖ LỰC
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Phạm vi và chất lượng tiếp cận
2/5
3/5
4/8
Chi phí và khả năng chi trả
1/1
1/1
1/1
Công bằng và bình đẳng
1/2
1/2
2/6
Tính kịp thời
1/3
1/2
1/2
Kênh tiếp cận
1/1
2/4
1/1
Cơ quan nhà nƣớc
3/5
3/5
3/5
Cơ quan địa phƣơng
0/1
0/1
0/1
Công chúng
1/2
1/2
1/2
Tác động của luật và nỗ lực của chính phủ
1/1
2/2
1/1
Thành quả của cung cấp tiếp cận
1/2
1/3
1/2
Cơ quan nhà nƣớc
1/1
1/1
1/1
Công chúng
0/1
0/1
0/1
Cơ quan địa phƣơng
0/1
0/1
0/1
Giới truyền thông
0/1
0/1
0/1
Tổ chức xã hội dân sự
1/1
1/1
1/1
HIỆU QUẢ
Xây dựng năng lực
Xây dựng năng lực
1/3
2.1.2 Nhận xét Bộ chỉ thị TAI 2.0 bao quát toàn diện các khía cạnh của tiếp cận môi trƣờng nhƣng có hai vấn đề sau: Một là hƣớng dẫn phân hạng cho mỗi chỉ thị nhìn chung là các mô tả thiếu cụ thể, ví dụ nhƣ ở đối với chỉ thị 11 “Pháp luật yêu cầu cơ quan nhà nước thu thập hoặc báo cáo thường xuyên và đa dạng các thông tin liên quan ở mức độ nào?”, nghiên cứu viên sẽ phân hạng theo các mức luật cấm thu thập/báo cáo – không có
23
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
quy định – hầu như không yêu cầu – yêu cầu ở mức thấp – yêu cầu ở mức trung bình – yêu cầu ở mức cao. Có lẽ đây là sự “mơ hồ có dụng ý” để có thể đƣợc áp dụng cho các nƣớc có bối cảnh khác nhau. Tuy nhiên nó khiến cho kết quả đánh giá phụ thuộc khá nhiều vào chủ quan của nghiên cứu viên. Hai là kết quả đánh giá các chỉ thị chỉ mang tính chất bán định lƣợng: mỗi chỉ thị đƣợc gán cho một hạng nhất định (từ kém đến tốt hoặc từ yếu đến mạnh). Mặt khác chỉ có phân hạng cho từng chỉ thị (từng khía cạnh của tiếp cận) mà không có cơ chế kết hợp các thông tin này thành những đánh giá khái quát hơn. Nhƣ vậy việc quan sát chiều hƣớng thay đổi của tiếp cận theo thời gian cũng nhƣ so sánh tiếp cận giữa các đối tƣợng cùng loại (ví dụ so sánh tiếp cận thông tin ở hai huyện, hai tỉnh) đều gặp khó khăn. Làm thế nào để có thể đánh giá một cách tổng thể và định lƣợng hóa tiếp cận môi trƣờng nói chung và tiếp cận thông tin nói riêng? Một trong các giải pháp là xây dựng một chỉ số tiếp cận môi trƣờng dựa trên các chỉ thị của TAI 2.0.
2.2 PHƢƠNG PHÁP KIẾN TẠO CHỈ SỐ 2.2.1 Bản chất và các khái niệm Từ những năm 1990, Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program - UNDP) trong các báo cáo thƣờng niên về Phát triển Con ngƣời đã công bố lần lƣợt nhiều chỉ số đo lƣờng sự phát triển con ngƣời nhƣ HDI (chỉ số Phát triển con ngƣời), HPI (chỉ số Nghèo con ngƣời), GPI (chỉ số Tiến bộ về giới) dựa trên một hệ phƣơng pháp định lƣợng. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu trong giáo trình Tiếp cận hệ thống trong Môi trƣờng và Phát triển, 2007, đã tổng quan hệ phƣơng pháp này dƣới tên gọi kiến tạo chỉ số và dựa theo đó đề xuất nhiều chỉ số khác [5]. Từ cách nhìn của tiếp cận hệ thống, kiến tạo chỉ số là phƣơng pháp đánh giá một trạng thái của một hệ thống thông qua việc mô tả định lƣợng trạng thái các yếu tố cấu thành nên hệ thống đó. Giả sử cần đánh giá trạng thái của hệ thống A. Quá trình nghiên cứu cho thấy trạng thái A đƣợc phản ánh qua một tập n yếu tố {x1, x2, …, xn}, đƣợc đại diện bởi các chỉ thị. Trạng thái của A tại một thời điểm nhất định đƣợc biểu diễn bởi một điểm trong hệ không gian pha n chiều, mỗi chiều tƣơng ứng với một chỉ thị.
24
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Để đơn giản, giả sử n = 3, ta có trạng thái của A đƣợc quyết định bởi ba chỉ thị x, y, và z. Các điểm A1(x1, y1, z1); A2(x2, y2, z3); A3(x3, y3, z3) thể hiện trạng thái của A ở các thời điểm t1, t2, t3. Mũi tên thể hiện sự thay đổi trong A của hệ thống qua thời gian.Trong trƣờng hợp việc biểu diễn tập giá trị (x,y,z) không thỏa mãn đƣợc mục tiêu đánh giá A, một hàm số đƣợc xây dựng để tổng hợp các giá trị này thành một giá trị duy nhất. Giá trị của hàm số này đƣợc gọi là chỉ số: I = f (x, y, z, Cx, Cy, Cz) với Cx, Cy, Cz lần lƣợt là trọng số của x, y, z, phản ánh tầm quan trọng của từng chỉ thị đối với trạng thái A.
Hình 1: Trạng thái hệ thống trong không gian pha: Trạng thái của A qua ba thời điểm khác nhau và các giá trị chỉ số tương ứng trong không gian pha 3 chiều
Khó khăn chung của phƣơng pháp kiến tạo chỉ số là lựa chọn yếu tố nào làm chỉ thị, xác định ngƣỡng và trọng số cho chúng thƣờng dựa vào các giả định của ngƣời xây dựng chỉ số hơn là các bằng chứng khoa học (ví dụ không có nghiên cứu nào chứng minh đƣợc là giáo dục và mức sống quan trọng nhƣ nhau đối với trình độ
25
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
phát triển con ngƣời của một quốc gia, hoặc sống lâu bao nhiêu là đủ tốt). Vì vậy có khoảng cách giữa chỉ số/chỉ thị và thực tế mà chúng phản ánh.
2.2.2 Công thức tính chỉ số Bên cạnh việc xác định các yếu tố lập chỉ thị, cách mà chỉ số đƣợc xây dựng từ các chỉ thị thành phần có ý nghĩa rất quan trọng đến khả năng phản ánh hiện thực của chỉ số. Phần tiếp theo sẽ khảo sát sơ lƣợc ba cách tính chỉ số và chọn ra cách thích hợp nhất để tính chỉ số tiếp cận môi trƣờng. 2.2.2.1 Hàm tổng Một ví dụ phổ biến của phƣơng pháp kiến tạo chỉ số sử dụng cách tính tổng là Chỉ số Phát triển con ngƣời HDI [37]. Trong đó hệ thống xét tới là một quốc gia; trạng thái nghiên cứu là trình độ phát triển con ngƣời của quốc gia đó; các yếu tố đƣợc lựa chọn làm chỉ thị bao gồm tuổi thọ trung bình L, trình độ giáo dục trung bình E, và mức sống trung bình S với giá trị nằm trong khoảng từ 0 (tệ nhất) đến 1 (tốt nhất). Chỉ số HDI đƣợc xây dựng theo hàm số: HDI = f(L, E, S) = 1/3L +1/3E + 1/3S Công thức xây dựng chỉ số từ một tổng I = C1x1 + … + Cnxn nhƣ công thức tính HDI khá phổ biến do tính đơn giản của nó. Tuy nhiên, công thức tính tổng tồn tại một yếu điểm về phƣơng pháp luận: nó biểu diễn hệ thống nhƣ là một hệ tuyến tính cấu thành bởi các yếu tố độc lập. Một hệ nhƣ vậy chỉ bị tác động bởi sự thay đổi tuyệt đối của từng yếu tố mà “miễn nhiễm” với sự thay đổi trong tƣơng quan giữa các yếu tố với nhau. Để minh họa, xét công thức sau: I = x + y (*) Nếu thêm vào a vào giá trị của x, thêm b vào giá trị của y thì chỉ số I thay đổi nhƣ sau: I’ = x’ + y’ = (x+a) + (y+b) = I + a + b Nhƣ vậy, sự thay đổi trong giá trị chỉ số đúng bằng tổng tuyệt đối của các thay đổi thành phần (I‟ – I = a + b). Sự thay đổi trong tƣơng quan giữa x và y (y‟- x‟ = y – x + a - b) không đƣợc thể hiện trong giá trị chỉ số.
26
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Trong thực tế, có những hệ thống chịu ảnh hƣởng mạnh từ tƣơng tác giữa các yếu tố cấu thành nó. Sự cân đối, hài hòa của các yếu tố nhiều khi không kém phần quan trọng so với tổng tuyệt đối các bộ phận đó. Một ngƣời có chiều cao, cân nặng trung bình đƣợc coi là khỏe mạnh hơn là một ngƣời quá cao so với cân nặng hoặc quá nặng so với chiều cao. Một địa phƣơng có mức độ phát triển kinh tế và chất lƣợng môi trƣờng ở dạng trung bình khá có lẽ đƣợc ƣa chuộng hơn địa phƣơng rất năng động về kinh tế nhƣng ô nhiễm trầm trọng. Tƣơng tự, chất lƣợng tiếp cận môi trƣờng ở một địa phƣơng sẽ không đƣợc đánh giá cao nếu, chẳng hạn, ngƣời dân đƣợc mời tham gia thảo luận chính sách nhƣng lại thiếu thông tin và thiếu năng lực để thảo luận. 2.2.2.2 Hệ số phân dị mảng Đối với những hệ thống ƣa thích sự cân đối nhƣ các ví dụ nói trên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đƣa tính cân đối/phân dị giữa các thuộc tính vào trong đánh giá chung cả hệ thống? Một số tác giả đã đề xuất bổ sung vào công thức tổng trọng số hệ số phân dị mảng15 nhƣ sau: I = x+y chuyển thành I = k (x+y) (k: hệ số phân dị mảng) Vũ Văn Hiếu (2001) khi đánh giá mức độ bền vững của các trang trại thủy sản tỉnh Khánh Hòa [4] đã sử dụng hệ số phân dị mảng có dạng: k1 = x/y (xy) Với x và y là chỉ số bền vững nhân văn và chỉ số bền vững môi trƣờng. Tuy nhiên, hệ số phân dị mảng nhƣ trên chỉ áp dụng cho tổng hai số hạng. Do đó, Vũ Thị Hồng Ngân (2008), cũng đánh giá mức độ bền vững các trang trại nuôi thủy sản [r], sử dụng hệ số phân dị mảng tổng quát cho tổng n số hạng: k2 = [𝑛 𝑛 − 1 ]/[2(
𝑛 𝑖,𝑖=1;𝑖# 𝑗
𝑋𝑖 − 𝑋𝑗 )]
Nhƣợc điểm chung của cả hai hệ số phân dị mảng trên là chúng cực đoan hóa ảnh hƣởng của phân dị mảng tới đánh giá chung của hệ thống. Một hệ thống gồm các thuộc tính ở mức thấp nhƣng đồng đều rất có thể đƣợc xếp cao hơn một hệ thống
15
Một mảng là một yếu tố được đánh giá thông qua các yếu tố nhỏ hơn, có thể coi mảng là phụ hệ của hệ thống đang xét.
27
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
khác có các thuộc tính ở mức cao nhƣng chênh lệch lớn. Giả sử có 2 hệ A (4,5; 5,5) và B (6; 10): Nếu tính tổng đơn thuần A = 10 < B = 16. Nếu áp dụng hệ số phân dị mảng k1: A = 8,2 > B = 4,8 Nếu áp dụng hệ số phân dị mảng k2: A = 10 > B = 4. Hai cách tính cuối có thể dẫn đến cách hiểu là hai trang trại có mức độ bền vững nhân văn tƣơng tự nhƣng trang trại A ô nhiễm thì bền vững hơn trang trại B thân thiện môi trƣờng. Chƣa kể nếu trang trại B càng cải thiện chất lƣợng môi trƣờng thì nguy cơ “tụt hậu” càng xa do hai mảng càng chênh lệch. Ngoài ra mỗi hệ số phân dị mảng lại có hạn chế riêng. Hệ số k1 không áp dụng đƣợc cho hệ thống nhiều hơn hai mảng, hệ số k2 khiến cho giá trị chỉ số không có ngƣỡng trên: khi giá trị chỉ số các mảng tiến gần đến nhau (bất kể các giá trị này là cao thay thấp), giá trị chỉ số hệ thống tiến đến vô cùng (+∞). Việc phân hạng do đó là bất khả thi. 2.2.2.3 Hàm tích và logarit của tích Nhằm khắc phục nhƣợc điểm trên, chúng tôi 16 không sử dụng hệ số phân dị mảng mà thay tổng bằng một tích [2], tức là: I = xy (x, y >0) Với công thức trên, sự thay đổi trong giá trị của x và y đóng góp nhƣ thế nào vào sự thay đổi tổng thể cả hệ thống? Xét hai hệ I(x; y) và I‟(x‟ = x + a; y‟ = y + b): I’ = x’y’ = (x + a)(y + b) = I + bx +ay + ab I’ – I = bx + ay + ab Dễ thấy: (1) thay đổi của hệ thống (I‟ – I = bx + ay + ab) không những phụ thuộc giá trị tuyệt đối của thay đổi ở từng bộ phận (ab) mà còn phụ thuộc vào quan hệ giữa một yếu tố với thay đổi ở yếu tố còn lại (bx + ay). (2) nếu a = 0; b > 0 hoặc a > 0, b = 0 thì I‟ > I; tức là trong mọi trƣờng hợp sự cải thiện của một bộ phận có tác dụng cải thiện cả hệ thống (ví dụ một trang trại thủy 16
Công thức tính chỉ số sử dụng hàm tích và logarit của tích được đề xuất bởi Phan Đặng Thu Hà, Hoàng Phi Long và Nguyễn Đình Khôi, xem [2]
28
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
sản càng thân thiện với môi trƣờng thì càng bền vững, nếu mức độ bền vững nhân văn của nó không thay đổi). Điều này có vẻ hiển nhiên trong thực tế nhƣng lại không đạt đƣợc khi dùng hệ số phân dị mảng. (3) nếu ab < 0, tức là một yếu tố đƣợc cải thiện nhƣng yếu tố kia lại kém đi, tức là tính phân dị giữa các yếu tố tăng lên, thì 2 trên 3 số hạng trong tổng (bx + ay + ab) sẽ mang dấu âm và làm giảm giá trị I‟. Nói cách khác phân dị không có lợi cho hệ thống. Tổng quát cho hệ n yếu tố I (x1,…, xn): I=
𝑛 𝑖=1 𝑥 i
(xi ≥ 0)
Nhằm thuận tiện cho việc phân hạng và tránh kết quả quá lớn, logarit hóa I: I = lg(
𝑛 𝑖=1 𝑥 i)
(xi ≥ 1) (*)
Trong trƣờng hợp này, các chỉ thị xi nhận giá trị không bé hơn 1 nhằm tránh trƣờng hợp I nhận giá trị âm. Trong trƣờng hợp cần trọng số, trọng số có thể đƣợc thể hiện trên lũy thừa của biến số, ví dụ x1c1; xncn. Hàm tích và logarit của tích đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau: Các yếu tố tƣơng tác chặt chẽ với nhau trong hệ thống Sự phân dị giữa các yếu tố làm giảm chất lƣợng tổng thể Sự cải thiện của một yếu tố có tác dụng cải thiện chất lƣợng tổng thể, bất kể sự biền đổi của các yếu tố khác diễn ra theo chiều hƣớng nào. Đối với hàm tích và loga, việc xác định trọng số thích hợp là vấn đề cần phải nghiên cứu sâu hơn. 2.2.2.4 Phân hạng Thông thƣờng việc tính chỉ số đi kèm với phân hạng giá trị chỉ số thành các khoảng (tốt, trung bình, kém, v.v). Một cách phân hạng chỉ số là dựa theo phân hạng chỉ thị thành phần. Giả sử các chỉ thị thành phần đƣợc phân thành n hạng với các ngƣỡng: 1 < t1 < t2 < … < tn-1 < 100 Dựa trên các ngƣỡng này, chỉ số có thể đƣợc phân hạng nhƣ sau:
29
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Bảng 2: Phân hạng chỉ số Hạng
xi
I
1
1… < t1
0… < f(t1)
2
t1… < t2
f(t1)… < f(t2)
…
…
…
n
tn-1… < 100
f(t2)… < f(100)
Ngoài ra có thể phân hạng theo đối tƣợng cùng loại (ví dụ khi đánh giá tiếp cận thông tin có thể chia tất cả các nƣớc đánh giá thành 5 nhóm có chỉ số từ thấp đến cao) hoặc phân hạng theo mức trung bình của tất cả các đối tƣợng (ví dụ đạt x% mức trung bình thế giới đƣợc xếp hạng tốt, đạt y% mức trung bình thế giới xếp hạng kém v.v).
2.3 CÁC PHƢƠNG PHÁP KHÁC Bên cạnh TAI 2.0 và kiến tạo chỉ số, bốn phƣơng pháp khác cũng đƣợc đƣợc sử dụng để thực hiện nghiên cứu trƣờng hợp.
2.3.1 Phiếu trƣng cầu ý kiến Còn gọi là phƣơng pháp anket, đây là phƣơng pháp thu thập thông tin gián tiếp qua bảng câu hỏi, cho phép thu thập ý kiến nhiều ngƣời trong một thời gian ngắn và thuận tiện cho định lƣợng hóa thông tin. Yêu cầu đặt ra là bảng câu hỏi dễ hiểu và có cấu trúc tốt, tránh cho ngƣời trả lời bối rối, bỏ cuộc, hoặc bị dẫn dắt theo chủ quan ngƣời hỏi.
2.3.2 Phỏng vấn không chính thức Trong phỏng vấn không chính thức, ngƣời trả lời không biết trƣớc câu hỏi hay chủ đề phỏng vấn, còn ngƣời hỏi cũng lựa theo diễn biến cuộc đối thoại mà đặt câu hỏi thích hợp. Phỏng vấn không chính thức là hình thức phỏng vấn linh hoạt nhất. Do ngƣời trả lời không có thời gian chuẩn bị nên việc bóp méo, trốn tránh sự thật đƣợc hạn chế.
30
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
2.3.3 Đánh giá nhanh môi trƣờng qua quan sát thực tế Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin về đối tƣợng nghiên cứu bằng cách quan sát các dấu hiệu thực tế (màu và mùi của nƣớc, tình trạng thực vật, tình trạng sức khỏe dân cƣ, v.v). Giải đoán các dấu hiệu này giúp phát hiện vấn đề, kiểm tra các thông tin khác và hiệu chỉnh các nhận định. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu trƣờng hợp.
2.3.4 Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp Các tài liệu thứ cấp, bao gồm cả các văn bản quy phạm pháp luật, đóng vai trò quan trọng trong cả xây dựng chỉ số và nghiên cứu trƣờng hợp.
31
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
3 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG CHỈ SỐ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG
ALWEII 3.1 PHẠM VI ÁP DỤNG Chỉ số đƣợc xây dựng sau đây áp dụng để đánh giá tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc ở các địa phƣơng cấp tỉnh, huyện, xã nằm trên lƣu vực sông. Chỉ số không đƣợc áp dụng cho các khu vực xuyên biên giới và hải đảo.
3.2 CẤU TRÚC CƠ BẢN Coi chỉ số tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc địa phƣơng – Alweii (Access to Local Water Environmental Information Index) là hệ thống đƣợc phản ánh thông qua ba yếu tố là pháp luật, nỗ lực, và hiệu quả. Mỗi yếu tố này là một mảng đƣợc cấu thành bởi những yếu tố nhỏ hơn, gọi là phân mảng, ví dụ nhƣ luật cơ sở là một phân mảng của mảng luật. Mỗi phân mảng lại đƣợc cấu thành bởi các chỉ thị đơn đƣợc xây dựng dựa trên chỉ thị lõi của TAI 2.0. Cấu trúc ba cấp của chỉ số đƣợc thể hiện ở sơ đồ hình 2.
32
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Hình 2: Cấu trúc Alweii. Chỉ số được xây dựng trên 3 mảng: luật, nỗ lực, hiệu quả . Mỗi chỉ số mảng được tính từ nhều phân mảng (kí hiệu trên hình: L1,…,L5; N1,…, N6; H1, H3).
3.3 LỰA CHỌN CHỈ THỊ VÀ CÔNG THỨC TÍNH Chỉ số đang xét đƣợc tính toán từ các chỉ số mảng; chỉ số mỗi mảng đƣợc tính toán từ các chỉ số phân mảng và mỗi chỉ số phân mảng đƣợc tính toán từ các chỉ thị đơn xây dựng dựa theo chỉ thị lõi của TAI 2.0. Giá trị tất cả các chỉ thị đơn, chỉ số phân mảng, chỉ số mảng đều nằm trong khoảng 0 – 10. Các tiêu chí định lƣợng do ngƣời viết đặt ra sau khi tham khảo hƣớng dẫn kèm theo TAI 2.0. Nhận định rằng (1) sự chênh lệch về mức độ đảm bảo tiếp cận thông tin giữa pháp luật, nỗ lực của chính quyền và hiệu quả thực thi sẽ làm giảm chất lƣợng tổng thể của tiếp cận thông tin, (2) sự cải thiện một trong ba yếu tố góp phần cải thiện tổng thể chất lƣợng tiếp cận thông tin, và (3) sự cải thiện về pháp luật sẽ thúc đẩy sự cải thiện về mặt nỗ lực và hiệu quả, cũng nhƣ sự cải thiện về nỗ lực sẽ tăng cƣờng hiệu quả thực thi tiếp cận. Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa các mảng pháp luật, nỗ lực, hiệu quả phù hợp với điều kiện nêu ở mục 2.2.3, hàm logarit của tích sẽ đƣợc áp dụng để tính chỉ số tiếp cận thông tin từ chỉ số ba mảng.
33
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Coi các mảng có tầm quan trọng ngang nhau và các phân mảng có tầm quan trọng ngang nhau, do đó không đƣa vào trọng số cho mảng và phân mảng (hoặc coi trọng số bằng 1). Coi các chỉ thị lõi trong TAI 2.0 có tầm quan trọng ngang nhau. Nếu n chỉ thị đơn đƣợc xây dựng từ cùng một chỉ thị lõi thì mỗi chỉ thị đơn có trọng số 1/n. Nếu một chỉ thị đơn đại diện cho n chỉ thị lõi thì chỉ thị đơn đó có trọng số n. Nến m chỉ thị đơn đại diện cho n chỉ thị lõi thì mỗi chỉ thị đơn có trọng số m/n. Chỉ số mỗi phân mảng đƣợc tính bằng cách lấy tổng có trọng số các chỉ thị đơn, sau đó chia cho tổng số chỉ thị. Chỉ số mảng đƣợc tính bằng cách lấy trung bình cộng các chỉ số phân mảng. Hàm tổng đƣợc áp dụng để đơn giản hóa tính toán; mặt khác hàm tích không thật sự cần thiết vì các phân mảng và chỉ thị đơn đại diện cho các yếu tố cùng loại, tính phân dị giữa các phân mảng và giữa các chỉ thị đơn không cần phải nhấn mạnh.
3.4 NỘI DUNG CHI TIẾT Nhƣ đƣợc biểu diễn trên hình 2, Alweii đƣợc tính toán từ ba mảng là luật, nỗ lực và hiệu quả. Bảng dƣới đây mô tả nội dung chi tiết của từng mảng. Trọng số của chỉ thị đơn đƣợc coi nhƣ bằng 1 trừ trƣờng hợp ghi chú khác. Chú ý các chỉ thị luật không xem xét quy hoạch, kế hoạch, hay bất cứ văn bản nào mang tính chất định hƣớng trong tƣơng lai. Bảng 3: Cấu trúc và nội dung Alweii Mã
Nội dung17
Định lƣợng18
L
MẢNG 1: LUẬT
L1
PHÂN MẢNG 1: HIẾN PHÁP19
L11
Những đảm bảo của hiến pháp về quyền đƣợc hƣởng môi trƣờng sạch và/hoặc an toàn rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào?
0: không quy định 4: có quy định Cộng 3 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc:
Ghi chú
“Rõ ràng” nghĩa là quyền đang xét đƣợc đề cập một cách trực tiếp thay vì đƣợc rút ra qua các quyền khác.
Nguyên văn nội dung các chỉ thị lõi của TAI 2.0, trừ trường hợp ghi chú khác Người viêt đề xuất theo hướng dẫn đi kèm TAI 2.0 [35] 19 Mặc dù TAI 2.0 coi hiến pháp là một phần của luật cơ sở nhưng xét thấy mức quan trọng và tính chất liên mảng của của các chỉ thị hiến pháp nên xếp thành một mảng riêng. 17 18
34
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
-
L12
Những đảm bảo của hiến pháp về quyền tiếp cận thông tin tại các cơ quan nhà nƣớc rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào?
L13
Những đảm bảo của hiến pháp về quyền của công chúng trực tiếp tham gia quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nƣớc rõ ràng và/hoặc đầy đủ ở mức độ nào?
L14
Những đảm bảo của hiến pháp về quyền tiếp cận tƣ pháp, bao gồm bồi thƣờng thiệt hại và khắc phục hậu quả rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào?
L15
L16
L2
Những đảm bảo của hiến pháp về quyền tự do ngôn luận rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào
Những đảm bảo của hiến pháp về quyền tự do lập hội rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào?
Quy định toàn diện Quy định rõ ràng
0: không quy định 4: có quy định Cộng 3 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Quy định toàn diện - Quy định rõ ràng 0: không quy định 4: có quy định Cộng 3 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Quy định toàn diện - Quy định rõ ràng 0: không quy định 4: có quy định Cộng 3 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Quy định toàn diện - Quy định rõ ràng
“Toàn diện”nghĩa là quy định áp dụng rộng khắp cho tất cả các trƣờng hợp. Quy định công dân đƣợc bảo vệ khỏi các tổn hại môi trƣờng trực tiếp nhƣng không đảm bảo quyền đƣợc hƣởng các lợi ích gián tiếp từ môi trƣờng; quy định chỉ cho phép tiếp cận đối với một số loại thông tin nhất định (dù các loại khác không nhất thiết là thông tin mật), hoặc chỉ tiếp cận đƣợc thông tin do một số cơ quan nhất định nắm giữ đƣợc coi là “không toàn diện”.
0: không quy định 4: có quy định Cộng 3 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Quy định toàn diện - Quy định rõ ràng 0: không quy định 4: có quy định Cộng 3 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Quy định toàn diện - Quy định rõ ràng
PHÂN MẢNG 2: LUẬT CƠ SỞ - CHẤT LƢỢNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA TIẾP CẬN
35
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
0: Không quy định hoặc quy định chính quyền không có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho công chúng 3: Không có luật khung về tiếp cận thông tin nhƣng có các quy định pháp lý đóng vai trò nhƣ luật khung. 6: Có luật khung về tiếp cận thông tin
L21
Trong hai trƣờng hợp cuối, cộng 1 Khung pháp luật hoàn điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: thiện ở mức độ nào trong - Quy định cụ thể công chúng việc hỗ trợ công chúng đƣợc quyền tiếp cận thông tin và các tổ chức xã hội dân ở mọi lãnh vực lập pháp, hành sự tiếp cận rộng rãi thông pháp, tƣ pháp, trừ thông tin tin của nhà nƣớc mà mật không phải thông tin - Quy định cụ thể công chúng mật? đƣợc lấy thông tin ở mọi cấp chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng - Quy định cụ thể mọi cá nhân và tổ chức đều đƣợc tiếp cận thông tin Cộng 0,5 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc Có quy định về cách thức tiếp cận thông tin. - Có quy định về thời hạn cung cấp thông tin.
L22
Pháp luật bảo vệ ở mức độ nào những công chức của chính quyền cung cấp thông tin cho công chúng để vạch ra sai phạm của chính quyền hoặc để bảo vệ lợi ích công?
0: Không có quy định các công chức đó không đƣợc bảo vệ 5: quy định chính phủ phải bảo vệ các công chức đó một cách chung chung 10: quy định các biện pháp bảo vệ chính phủ phải cung cấp để bảo vệ các công chức đó.
Các quy định “đóng vai trò nhƣ luật khung” là các quy định nằm trong các luật không phải là luật về thông tin (hoặc tƣơng đƣơng) nhƣng áp dụng phổ quát trong mọi trƣờng hợp. “Thông tin” ở đây là thông tin nói chung, không giới hạn trong lĩnh vực nào. Các giới hạn sẽ thu hẹp khả năng tiếp cận thông tin. Ví dụ, có quy định về tiếp cận thông tin của báo chí nhƣng thiếu quy định về tiếp cận thông tin của công dân là một dạng giới hạn bởi vì nó có thể giúp diễn giải luật thành “chỉ báo chí mới đƣợc tiếp cận thông tin”.
Các sai phạm thƣờng đƣợc phát hiện đầu tiên bởi các công chức làm việc trong cơ quan vi phạm. Song việc sai phạm không phải lúc nào cũng đƣợc khác phục nội bộ, buộc ngƣời phát hiện phải công bố sai phạm nhằm
36
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
gây áp lực cho cơ quan sai phạm. Bảo vệ tốt các công chức này góp phần tăng cƣờng tính minh bạch cơ quan nhà nƣớc.
0: Không xác định rõ thông tin nào đƣợc coi là mật 6: Xác định rõ các thông tin đƣợc coi là mật
“Phạm vi hợp lý” cho phép tiết lộ thông tin cần thiết cho việc điều tra, nghiên cứu tình trạng môi trƣờng, các nhân tố ảnh hƣởng đến nó, các tác động đến sự an toàn của con ngƣời và các biện pháp ngăn chăn tác động tiêu cực, từ đó cho phép công chúng đƣa ra những quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Chú ý rằng chỉ thị này chỉ xem xét thông tin môi trƣờng nói chung.
L23
Phạm vi thông tin mật trong lĩnh vực môi trƣờng đƣợc giới hạn và xác định rõ nhƣ thế nào?
L3
PHÂN MẢNG 3: LUẬT ĐẶC THÙ – CHẤT LƢỢNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA TIẾP CẬN
L31
Pháp luật hỗ trợ công chúng tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc, yêu cầu cơ quan nhà nƣớc thu thập và phổ biến thông tin môi trƣờng nƣớc ở điạ phƣơng
Về báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc các văn bản có chức năng tƣơng tự.
Trong thƣờng hợp xác định rõ thông tin mật, cộng thêm 2 điểm cho mỗi tiêu chí đƣợc đáp ứng: - Quy định thời hạn thông tin không còn đƣợc coi là mật - Thông tin mật chỉ xác định trong phạm vi hợp lý
0: quy định không phải làm báo cáo; hoặc phải làm báo cáo nhƣng không đƣợc công khai 0: không có quy định 4:Chỉ quy định các báo cáo phải đƣợc công khai. Cộng 2 điểm với mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Đƣa ra các yêu cầu về phƣơng tiện công bố thông tin - Quy định thông tin phải đƣợc truy cập miễn phí trên Internet và/hoặc các phƣơng tiện truyền thông đại chúng do nhà nƣớc quản lý.
Đại diện 3 chỉ thị lõi - Pháp luật hỗ trợ ở mức độ nào việc công chúng đƣợc quyền tiếp cận thông tin một cách toàn diện về lĩnh vực môi trƣờng (nƣớc, không khí, rừng, v.v) liên quan trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? - Pháp luật yêu cầu cơ quan nhà nƣớc thu thập hoặc báo cáo thƣờng xuyên
37
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
nhƣ thế nào?
-
Quy định cung cấp thông tin định kì nếu có thể
0: không quy định; hoặc quy định các thông tin không đƣợc công khai 4:Quy định thông tin phải đƣợc công khai
L32
Về các thông tin quan trắc môi trƣờng
Cộng 2 điểm với mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Đƣa ra các yêu cầu về hình thức công khai thông tin - Quy định thông tin phải đƣợc truy cập miễn phí trên internet và/hoặc các phƣơng tiện truyền thông đại chúng do nhà nƣớc quản lý - Quy định cung cấp thông tin định kì nếu có thể 0: không quy định; hoặc quy định các báo cáo không đƣợc công khai. 4: Chỉ quy định thông tin phải công khai.
L33
L34
Về báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh/huyện
Về thông tin trong tình huống khẩn cấp
Cộng 2 điểm với mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Đƣa ra các yêu cầu về hình thức công khai thông tin - Quy định thông tin phải đƣợc truy cập miễn phí trên internet và/hoặc các phƣơng tiện truyền thông đại chúng do nhà nƣớc quản lý - Quy định cung cấp thông tin định kì nếu có thể 0: quy định chính quyền không cần cung cấp thông tin trong tình huống khẩn cấp 0: không có quy định riêng cho tình huống khẩn cấp
-
và đa dạng loại thông tin liên quan ở mức độ nào? Pháp luật yêu cầu một cơ quan nhà nƣớc ở mức độ nào việc phổ biến công khai tất cả các thông tin đã thu thập hoặc báo cáo của dạng thông tin đang nghiên cứu?
Mỗi chỉ thị có trọng số 3/5 Các dạng thông tin nghiên cứu: tình trạng môi trƣờng nƣớc, tình trạng vệ sinh nƣớc sạch, các nhân tố ảnh hƣởng đến các tỉnh trạng trên, nhân tố ảnh hƣởng đến sức khỏe liên quan đến môi trƣờng nƣớc, các hành động liên quan của chính quyền; từ đây gọi tắt là thông tin môi trƣờng nƣớc. Hình thức, tính chủ động và phƣơng tiện truyền đạt thông tin có ý nghĩa lớn đối với ý nghĩa của tiếp cận. Các phƣơng tiện có tính đại chúng cao nhƣ Internet giúp tiếp cận dễ dàng hơn, ít nhất là cho các tổ chức xã hội dân sự.
38
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
6: quy định thông tin trong tình huống khẩn cấp chỉ cần cung cấp theo yêu cầu 8: Quy định chủ động công khai thông tin cho tình huống khẩn cấp Đối với trƣờng hợp dƣới cùng, cộng 2 điểm nếu có quy định hình thức thông báo.
L35
Về hình thức trình bày thông tin môi trƣờng khi đƣa ra công chúng
0: không quy định 5: yêu cầu cho một số loại thông tin 8: yêu cầu cho tất cả các loại thông tin đƣợc công khai Cộng thêm 2 điểm nếu có hƣớng dẫn pháp lý về các tiêu chí cụ thể cần đạt đƣợc đối với hình thức trình bày. 0: không quy định 6: cho phép chính quyền địa phƣơng và doanh nghiệp không công bố thông tin để bảo vệ lợi ích chính đáng.
L36
L4
L41
Những giới hạn về yêu cầu bảo mật đối với thông tin môi trƣờng nƣớc trong pháp luật rõ ràng và chặt chẽ ở mức độ nào?
Cộng 2 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc - quy định cụ thể các tiêu chí cho phép không công khai thông tin - Yêu cầu công khai tất cả thông tin liên quan trừ bí mật quốc gia hoặc bí mật kinh doanh (nếu có quy định về bí mật kinh doanh)
Thông tin cần đƣợc trình bày một cách dễ hiểu thì tiếp cận mới hữu ích cho công chúng. Trong tình huống khẩn cấp, thông tin cần đƣợc cung cấp chủ động vì trong nhiều trƣờng hợp, công chúng không biết tình huống khẩn cấp đang diễn ra nên không đƣa ra yêu cầu thông tin, nếu nhà chức trách chỉ cung cấp thông tin theo yêu cầu thì thông tin về thực tế không tiếp cận đƣợc.
Nếu quy định các thông tin bảo mật không rõ ràng, nhà chức trách hoặc doanh nghiệp có thể bảo mật cả những thông tin đáng lẽ phải đƣợc công khai. Khác với chỉ thị L23, chỉ thị này xem xét riêng thông tin môi trƣờng nƣớc.
PHÂN MẢNG 4: XÂY DỰNG NĂNG LỰC Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm
0: không yêu cầu 3: Có yêu cầu đối với cơ quan cấp quốc gia
Đại diện cho ba chỉ thị lõi: - Pháp luật yêu cầu ở
39
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
quản lý dạng thông tin môi trƣờng nƣớc trong việc xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức về quyền tiếp cận thông tin?
3: có yêu cầu đối với cơ quan địa phƣơng đang nghiên cứu
Cộng 1 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Có quy định về phân bổ nguồn lực cho cơ quan cấp quốc gia - Có quy định về phân bổ nguồn lực cho cơ quan địa phƣơng - Quy định xây dựng năng lực phải tiến hành định kì ở cơ quan cấp quốc gia - Quy định xây dựng năng lực phải tiến hành định kì cho cơ quan địa phƣơng đang nghiên cứu 0: không yêu cầu 3: Có yêu cầu đối với cơ quan cấp quốc gia 3: có yêu cầu đối với cơ quan địa phƣơng đang nghiên cứu
L42
L43
Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý thông tin môi trƣờng nƣớc trong việc xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân viên về môi trƣờng?
Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý thông tin môi trƣờng nƣớc trong việc
Cộng 1 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Có quy định về phân bổ nguồn lực cho cơ quan cấp quốc gia - Có quy định về phân bổ nguồn lực cho cơ quan địa phƣơng - Quy định xây dựng năng lực phải tiến hành định kì ở cơ quan cấp quốc gia - Quy định xây dựng năng lực phải tiến hành định kì cho cơ quan địa phƣơng đang nghiên cứu 0: không yêu cầu 3: Có yêu cầu đối với cơ quan cấp quốc gia 3: có yêu cầu đối với cơ quan địa phƣơng đang nghiên cứu
-
-
-
mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý dạng thông tin đang nghiên cứu trong việc xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân viên về quyền tiếp cận thông tin? Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý dạng thông tin đang nghiên cứu trong việc xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân viên về môi trƣờng? Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý dạng thông tin đang nghiên cứu trong việc duy trì cơ sở vật chất cần thiết giúp công chúng tiếp cận thông tin Pháp luật yêu cầu chính phủ xây dựng năng lực cho các cấp chính quyền địa phƣơng nhằm tạo quyền tiếp cận dạng thông tin đang nghiên cứu ở mức độ nào?
Trọng số mỗi chỉ thị: 4/3
40
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
duy trì cơ sở vật chất cần thiết giúp công chúng tiếp cận thông tin?
Cộng 1 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Có quy định về phân bổ nguồn lực cho cơ quan cấp quốc gia - Có quy định về phân bổ nguồn lực cho cơ quan địa phƣơng đang nghiên cứu - Quy định tình trạng cơ sở vật chất ở cơ quan cấp quốc gia phải đƣợc kiểm tra và báo cáo định kì - Quy định tình trạng cơ sở vật chất ở cơ quan địa phƣơng đang nghiên cứu phải đƣợc kiểm tra và báo cáo định kì
0: Không yêu cầu 6: Có yêu cầu
L44
Pháp luật yêu cầu chính quyền hỗ trợ kỹ thuật, Cộng hai điểm với mỗi tiêu chí đạt hƣớng dẫn hoặc đào tạo đƣợc: công chúng về cách thức - Quy định riêng về phân bổ tiếp cận và sử dụng thông nguồn lực cho xây dựng năng tin môi trƣờng nƣớc ở lực công chúng mức độ nào? - Có quy định về các hình thức nâng cao năng lực công chúng
Không nhầm lẫn việc tuyên truyền, giáo dục môi trƣờng với việc tuyên truyền, giáo dục về quyền và các phƣơng pháp tiếp cận thông tin.
PHÂN MẢNG 5: TÍNH KỊP THỜI
L5
L51
Tiếp cận thông tin sẽ bị cản trở nếu công chức nhà nƣớc không có kiến thức về môi trƣờng, không đề cao hoặc không hiểu rõ giá trị của sự minh bạch trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, hoặc không đủ điều kiện để cung cấp tiếp cận thông tin nhƣ mong đợi. Do đó cần xây dựng năng lực trên cả ba khía cạnh tiếp cận thông tin, kiến thức môi trƣờng về cơ sở vật chất. Việc này phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên mới có hiệu quả.
Pháp luật xây dựng rõ ràng nhƣ thế nào một lộ trình hợp lý để các cơ quan có trách nhiệm phải tiến hành cung cấp thông tin môi trƣờng nƣớc cho công chúng?
0: không quy định về lộ trình Xét các tiêu chí sau: - Quy định khung thời gian công bố cho báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc văn bản có chức năng tƣơng tự
Chia tình huống khẩn cấp làm 2 loại: loại thảm họa hoặc có mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm buộc lãnh đạo chính phủ trung ƣơng phải công bố tình trạng
41
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Quy định khung thời gian công bố cho báo cáo hiện trạng môi trƣờng địa phƣơng - Quy định khung thời gian công bố cho thông tin quan trắc - Quy định khung thời gian công bố cho tình huống khẩn cấp, trong đó yêu cầu khi tình huống khẩn cấp xảy ra, chính quyền phải thông báo thông tin sớm nhất có thể cho công chúng. Khung thời gian bao gồm thời điểm bắt đầu lập báo cáo và thời điểm công bố. Nếu hai thời điểm này cách nhau quá xa, thông tin sẽ bị lỗi thời. Với mỗi tiêu chí thuộc 3 tiêu chí đầu, nếu có quy định về thời gian lập báo cáo cộng 2 điểm; nếu có quy định về thời gian công bố báo cáo cộng 0,5 điểm. -
khẩn cấp. Loại thứ hai ở mức độ ít nghiêm trọng hơn và không đƣợc tuyên bố một cách chính thức là “tình trạng khẩn cấp”. Chỉ thị này xem xét các thông tin loại thứ hai.
N
MẢNG 2: NỖ LỰC
N1
PHÂN MẢNG 1: CHẤT LƢỢNG VÀ PHẠM VI TIẾP CẬN
N11
Mức độ định kì của chính quyền địa phƣơng trong khảo sát đánh giá môi trƣờng nƣớc
N12
Hệ thống thu thập dữ liệu và quản lý tổng hợp dạng thông tin đang nghiên cứu tồn tại ở mức độ nào?
Chất lƣợng cơ sở dữ liệu
0: chƣa bao giờ khảo sát đánh giá 4: khảo sát đánh giá không định kì 7: mỗi năm một lần 10: ít nhất 2 lần một năm
0: không lƣu dữ liệu 3: có lƣu dữ liệu, chƣa sắp xếp thành cơ sở dữ liệu dạng số 6: có cơ sở dữ liệu dạng số Cộng 2 điểm với mỗi tiêu chí đạt
Do các hoạt động ở thƣợng lƣu sẽ ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc ở hạ lƣu nên cần thiết phải có cơ chế chính thức chia sẻ thông tin với các địa phƣơng có lãnh thổ nằm trên cùng một lƣu vực, đặc biệt là với địa phƣơng lân cận và có hoạt động xả thải mạnh. Trọng số mỗi chỉ thị: 1/3
42
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
đƣợc: - dữ liệu đƣợc cập nhất ít nhất 2 lần/năm - Cơ sở dữ liệu dạng số đƣợc kết nối với các sở ban ngành khác.
N13
Việc chia 0: không bao giờ hoặc chia sẻ sẻ thông tin không đáng kể môi trƣờng 5: thông tin đƣợc chia sẻ nhƣng nƣớc với chỉ khi có yêu cầu địa phƣơng 10: thông tin đƣợc chủ động chia chia sẻ lƣu sẻ thƣờng xuyên theo một cơ vực sông chế thích hợp
N14
10: Chính quyền huyện hoặc tỉnh cung cấp đầy đủ thông tin về: (1) chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, (2) các yếu tố ảnh hƣởng đến chất Nội dung lƣợng môi trƣờng nƣớc, (3) các phản hồi tác hại đến sức khỏe nếu có, (4) yêu cầu các chính sách và hành động của thông tin từ chính quyền để giải quyết vấn chính đề. quyền 5: Cung cấp thông tin không đầy đủ bốn nội dung trên 0: Yêu cầu thông tin hiếm khi hoặc không đƣợc trả lời.
N15
Việc đáp ứng các yêu cầu thông tin đầy đủ, thích hợp và chính xác ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu?
Trọng số mỗi chỉ thị: 1/2
0: không 10: có
PHÂN MẢNG 2: CHI PHÍ VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
N2
N21
Cơ quan môi trƣờng có nỗ lực làm cho thông tin môi trƣờng trở nên dễ hiểu với cộng đồng không?
Tính đầy đủ là yếu tố quan trọng đối với thông tin về môi trƣờng nƣớc [35].
Công chúng có thể tiếp cận
Lệ phí lấy thông tin môi trƣờng
0: nộp lệ phí trên 10.000 đồng 2: nộp lệ phí dƣới 10.000 đồng 10: miễn phí
Chi phí lấy thông tin có nhiều dạng: lệ phí, chi
43
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
thông tin miễn phí hoặc với chi phí thấp ở mức độ nào?
N22
nƣớc (không kể chi phí photocopy tài liệu)
Các kênh cung cấp thông tin có thể
phí đi lại, chi phí liên lạc qua điện thoại hoặc thƣ, khoản tiền phải trả để bù đắp sao tài liệu (thông thƣờng là chi phí photocopy) .
Cộng hai điểm với mỗi tiêu chí đạt đƣợc: - Đề đạt trực tiếp tại cơ quan quản lý môi trƣờng - Họp chính quyền và dân - Điện thoại - Email/website - Đài phát thanh, truyền hình, báo
Chi phí lấy rào cản đối với tiếp cận thông tin. Thông tin càng rẻ càng khuyến khích sự tiếp cận của công chúng. Chính quyền có thể giảm chi phí lấy ngƣời dân bằng cách xóa bỏ lệ phí và mở rộng các kênh cung cấp thông tin, nhất là website, Email, và điện thoại do tính thuận tiện của các kênh này. Trọng số mỗi chỉ thị là 1/2 Có sự khác biệt lớn về giữa lệ phí nhỏ và miễn phí, ít nhất là trên khía cạnh tâm lý, và cả trên khía cạnh kinh tế nếu ngƣời lấy tin là ngƣời nghèo. Trong chỉ thị N21, 10.000 đồng đƣợc chọn làm mốc phân biệt giữa lệ phí nhỏ, lệ phí lớn và miễn phí với giả định đây không phải là giá trị lớn đối với ngƣời dân trung bình, nhƣng lại không nhỏ với ngƣời nghèo.
44
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
N3
PHÂN MẢNG 3: TÍNH CÔNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG
N31
Chính sách và cơ chế tăng cƣờng cung cấp thông tin cho phụ nữ
0: Không có chính sách ƣu tiên cung cấp thông tin cho phụ nữ 5: Có chính sách ƣu tiên nhƣng không có hoạt động cụ thể 10: Có chính sách ƣu tiên, thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ tổ chức họp mặt, lớp tập huấn, và các hoạt động của Hội phụ nữ.
Chính sách và cơ chế tăng cƣờng cung cấp thông tin cho ngƣời nghèo.
0: Không có chính sách ƣu tiên cung cấp thông tin cho ngƣời nghèo. 5: Có chính sách ƣu tiên cung cấp thông tin cho ngƣời nghèo nhƣng không có hoạt động cụ thể 10: Có chính sách ƣu tiên, thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ tổ chức họp mặt, lớp tập huấn, và các hoạt động khác.
N32
N33
Cơ quan có trách nhiệm đã thực hiện nỗ lực ở mức độ nào nhằm phổ biến thông tin cho các thành phần yếu thế trong xã hội trong trƣờng hợp đang nghiên cứu?
Chính sách và cơ chế tăng cƣờng cung cấp thông tin cho cộng đồng dân tộc thiểu số
Bỏ chỉ thị N21 nếu trên địa bàn không có ngƣời nghèo. Bỏ chỉ thị N32 nếu trên địa bàn không có cộng đồng dân tộc thiểu số hoặc ngƣời dân tộc thiểu số có trình độ phát triển tƣơng tự nhƣ nhóm tộc ngƣời khác. Trọng số mỗi chỉ thị là 1, 1/2 hoặc 1/3 tùy theo số chỉ thị đƣợc tính
PHÂN MẢNG 4: KÊNH TIẾP CẬN
N4
N41
0: Không có chính sách ƣu tiên cung cấp thông tin cho cộng đồng dân tộc thiểu số. 5: Có chính sách ƣu tiên nhƣng không có hoạt động cụ thể 10: Có chính sách ƣu tiên, thông qua các hoạt động cụ thể phù hợp với trình độ kinh tế và đặc điểm văn hóa.
Các nhóm yếu thế thông thƣờng là nhóm thiếu thông tin nhƣng dễ bị tổn thƣơng do thiệt hại môi trƣờng nhất, do đó cần chủ động cung cấp thông tin cho các nhóm này qua các kênh thích hợp. Trong điều kiện Việt Nam,ba nhóm yếu thế phổ biến phụ nữ, ngƣời nghèo, và ngƣời dân tộc thiểu số.
Mọi thông tin liên quan trong trƣờng hợp nghiên cứu có thể đƣợc tìm thấy ở mức độ nào tại các đầu mối khác nhau, ở các khu vực khác nhau?
Lặp lại chỉ thị N22.
45
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
N5
PHÂN MẢNG 5: TỈNH KỊP THỜI
N51
0: Không thông báo 3: Thông báo không kịp thời 6: Thông báo kịp thời nhƣng không đủ các nội dung trên 10: Thông báo kịp thời cho ngƣời dân về mối đe dọa, cách phòng tránh và các biện pháp xử lý của chính quyền
N52
Chính phủ phổ biến loại hình thông tin nghiên cứu với mức độ kịp thời nhƣ thế nào?
N62
N63
Thông tin quan trắc môi trƣờng của cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn
0: Không đƣợc thông báo cho ngƣời dân 5: Đƣợc thông báo cho ngƣời dân nhƣng muộn hơn một tháng sau khi hoàn thành báo cáo quan trắc 10: Đƣợc thông báo cho ngƣời dân trong vòng một tháng sau khi hoàn thành báo cáo quan trắc
Bỏ chỉ thị N52 nếu không có cơ sở sản xuất kinh doanh nào trên địa bàn phải quan trắc môi trƣờng. Trọng số mỗi chỉ thị là 1 hoặc 1/2 tùy theo số chỉ thị đƣợc tính. Nếu loại cả hai chỉ thị thì loại cả phân mảng.
PHÂN MẢNG 6: XÂY DỰNG NĂNG LỰC
N6
N61
Tình huống khẩn cấp
Bỏ chỉ thị N51 nếu trên địa bàn chƣa bao giờ xảy ra tình huống khẩn cấp .
0: Không ai đƣợc tập huấn hay Nhân viên trong cơ quan đƣợc cung cấp bản hƣớng dẫn quản lý loại hình thông 5: Chỉ một số cán bộ đƣợc tập tin đang nghiên cứu đƣợc huấn hoặc cung cấp bản hƣớng hƣớng dẫn hoặc đào tạo dẫn ở mức độ nào về tiếp cận 10: Tất cả cán bộ và nhân viên đều thông tin trong 3 năm đƣợc tập huấn hoặc cung cấp vừa qua? bản hƣớng dẫn Nhân viên trong cơ quan quản lý loại hình thông tin đang nghiên cứu đƣợc hƣớng dẫn hoặc đào tạo về môi trƣờng ở
Đối tƣợng đào tạo
0: Không ai đƣợc tập huấn hay đƣợc cung cấp bản hƣớng dẫn 5: Chỉ một số cán bộ đƣợc tập huấn hoặc cung cấp bản hƣớng dẫn 10: Tất cả cán bộ và nhân viên đều đƣợc tập huấn hoặc cung cấp bản hƣớng dẫn
Nội dung đào tạo (nếu có)
0: không có nội dung riêng về lƣu vực sông của địa phƣơng 10: Có nội dung riêng về lƣu vực
The Access Initiative khuyến nghị tất cả các nhân viên đều đƣợc đào tạo hoặc hƣớng dẫn về tiếp cận thông tin [35]. The Access Initiative khuyến nghị tất cả các nhân viên đều đƣợc đào tạo hoặc hƣớng dẫn về môi trƣờng và nội dung hƣớng dẫn cần bao gồm các nội dung về lƣu vực sông [35]. Bỏ chỉ thị N63 nếu không ai đƣợc tập huấn
46
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
mức độ nào trong 3 năm vừa qua?
sông của địa phƣơng.
hay cung cấp bản hƣớng dẫn. Trọng số mỗi chỉ thị bằng 1/2 hoặc bàng 1 tùy theo số chỉ thị tính toán.
N64
Việc phân bổ ngân sách nhà nƣớc cho việc hỗ trợ thu thập và phổ biến loại hình thông tin đang nghiên cứu đầy đủ ở mức độ nào?
N65
Những hƣớng dẫn cho công chúng cách thu thập loại hình thông tin đang nghiên cứu rõ ràng và thuận tiện ở mức độ nào?
0: không có 5: thiếu 10: đủ để thực hiện trách nhiệm luật định
Phân bổ ngân sách thể hiện chính quyền thật sự cam kết thúc đẩy tiếp cận thông tin thay vì chỉ tuyên bố suông.
0: Không hƣớng dẫn 5: Hƣớng dẫn chung chung, sơ sài 10: Hƣớng dẫn rõ ràng, chi tiết
Ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ tự xác định thế nào là “rõ ràng”, “chi tiết”. Giá trị chỉ thị là tổng hợp từ nhiều lựa chọn của nhiều ngƣời
H
MẢNG 3: HIỆU QUẢ
H1
PHÂN MẢNG 1: THÀNH QUẢ CỦA CUNG CẤP TIẾP CẬN 20
H11
20
Thông tin đã dẫn đến những hành động thận trọng ở mức độ nào nhằm tránh hoặc giảm các tác động tiêu cực đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời?
Dựa trên các thông tin môi trƣờng có đƣợc: - Chính quyền điều chỉnh kế hoạch và chính sách - Các cơ sở sản xuất kinh doanh Chỉ thị này đánh giá điều chỉnh kế hoạch hoạt động khả năng các bên liên - Ngƣời dân điều chỉnh hoạt quan khai thác thông động sinh hoạt tin có đƣợc. Cộng 3 điểm cho mỗi tiêu chí đạt đƣợc, nếu không đạt cả ba thì cho 0 điểm, nếu đạt cả ba tiêu chí cho 10 điểm
Lược bỏ phân mảng Tác động của luật và nỗ lực chính phủ do chỉ thị duy nhất của nó có nhiều yếu tố trùng lặp với chỉ thị lõi đại diện bởi N51 và N52. Khác biệt giữa hai chỉ thị lõi này là một chỉ thị đánh giá tính kịp thời trong công bố thông tin của chính quyền, một chỉ thị đánh giá tính kịp thời của thông tin đó đến với công chúng. Trong điều kiện cụ thể về thông tin môi trường nước địa phương, việc phân biệt hai điều này là rất khó.
47
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
H2
H21
H22
PHÂN MẢNG 2: XÂY DỰNG NĂNG LỰC
Các nhân viên/công chức đã thực hiện trách nhiệm cung cấp và quản lý thông tin của mình tốt ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu?
Trong trƣờng hợp đang nghiên cứu, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự đã hỗ trợ việc tiếp cận thông tin ở mức độ nào?
0: kém 5: trung bình 10: tốt
Chỉ thị này đánh giá mức độ thỏa mản của các bên liên quan về chất lƣợng cung cấp thông tin của chính quyền. Tƣơng tự nhƣ chỉ thị N65, mỗi ngƣời đƣợc hỏi sẽ lựa chọn “kém”, “trung bình” hoặc “tốt” tùy theo kinh nghiệm riêng; tổng hợp các câu trả lời sẽ cho kết quả cuối cùng.
0: ngƣời dân hầu nhƣ không nhận đƣợc hỗ trợ 5: ngƣời dân nhìn chung nhận hỗ trợ khi đề đạt 10: ngƣời dân nhìn chung đƣợc chủ động hỗ trợ
Chỉ thị này đánh giá năng lực của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy tính minh bạch và bảo vệ lợi ích công. Do đặc thù Việt Nam, chấp nhận các tổ chức chính trị-xã hội nhƣ là một phần của xã hội dân sự dù các tổ chức này phụ thuộc nhiều vào nhà nƣớc.
48
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Chỉ số đƣợc tính nhƣ sau: Bảng 4: Công thức tính chỉ số Alweii
Alweii = L*N*H L = 1/5
5 𝑖=1 𝐿i
Li = 1/n’
N = 1/6
6 𝑖=1 𝑁 i
Ni = 1/p’
𝑝 𝑗 =1 𝐶𝑛ij
Nij
H = 1/2
2 𝑖=1 𝐻 i
Hi = 1/q’
𝑞 𝑗 =1 𝐶 hij
Hij
𝑛 𝑗 =1 𝐶𝑙 ij Lij
Trong đó: Alweii: chỉ số tiếp cận thông tin môi trường nước địa phương L: chỉ số mảng luật; N: chỉ số mảng nỗ lực, H; chỉ số mảng hiệu quả Li: Chỉ số phân mảng i thuộc mảng luật; Ni: chỉ số phân mảng i thuộc mảng nỗ lực;Hi: chỉ số phân mảng i thuộc mảng hiệu quả. n, p, q: lần lượt là số chỉ thị đơn thuộc các phân mảng Li, Hi, Ni. n’, p’, q’: lần lượt là số chỉ thị lõi được dùng để xây dựng chỉ thị đơn thuộc phân mảng Li, Hi, Ni. Clij, Cnij, Chij: lần lượt là trọng số các chỉ thị Lij, Nij, Hij.
3.5 PHÂN HẠNG Nhƣ trên đã đề cập, có hai cách phân hạng chỉ số: dựa theo phân hạng chỉ thị thành phần và dựa theo đối tƣợng cùng loại. Ở đây sử dụng cách thứ nhất với hai lý do: (1) các giá trị chỉ số cho các địa phƣơng khác nhau chƣa đƣợc tính toán, và (2) các hƣớng dẫn đánh giá chỉ thị do các tác giả của TAI 2.0 đƣa ra tạo cơ sở để phân hạng theo chỉ thị thành phần. Do các chỉ thị TAI 2.0 đƣợc đánh giá theo 5 hạng tạm thời chỉ số thông tin môi trƣờng nƣớc địa phƣơng và các chỉ số thành phần cũng đƣợc phân thành 5 hạng nhƣ sau:
49
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Bảng 5: Phân hạng Alweii
Li, Ni, Hi
L, N, H
Alweii
Mô tả: tiếp cận thông tin đƣợc đảm bảo ở mức:
0…<2
0…<2
0…<8
Rất kém
2…<4
2…<4
8…<64
Kém
4…<6
4…<6
64…<216
Trung bình
6…<8
6…<8
216…<512
Khá
8…10
8…10
512…1000
Tốt
50
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
4 CHƢƠNG 4
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC BA XÃ VEN ĐÔ HUYỆN THANH LIÊM, HÀ NAM 4.1 KHU VỰC NGHIÊN CỨU Nghiên cứu trƣờng hợp đánh giá chất lƣợng tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc tại ba xã Thanh Hà, Thanh Tuyền và Liêm Tuyền thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cả ba xã này chiếm phần lớn diện tích vùng ven đô phía nam thành phố Phủ Lý với đặc điểm chung là tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều vấn đề bức xúc về môi trƣờng nƣớc và đang diễn ra một chƣơng trình giáo dục và truyền thông về môi trƣờng do Dự án Phát triển bền vững dựa vào cộng đồng khu vực ven đô thực hiện. Vì vậy đây là khu vực thích hợp cho nghiên cứu trƣờng hợp áp dụng Alweii.
4.1.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội TỈNH HÀ NAM Hà Nam đƣợc coi là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội. Bên cạnh tỉnh lỵ là thành phố Phủ Lý, tỉnh có năm đơn vị hành chính cấp huyện là Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm và Bình Lục. Tổng diện tích của Hà Nam là 851 km2 [1], trong đó khoảng 55% là đất nông nghiệp [1]. 90% trong tổng số dân 826.600 ngƣời (2007) sống ở nông thôn [1]. Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Nam đã có những bƣớc tiến đáng khích lệ. Tăng trƣờng GDP trung bình hàng năm là 11,1 %, cao hơn mức trung bình cả nƣớc [1]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng công nghiệp hóa và đa dạng hóa. Năm khu công nghiệp với tổng diện tích 800 ha [1] đã đƣợc quy hoạch, phục vụ mục tiêu đạt tỷ trọng công nghiệp 42% vào 2010 [12]. Tăng trƣởng mạnh nhất là công nghiệp xây dựng, tiếp đến là sản xuất bia, hàng may mặc [1]. Thủ công nghiệp cũng đang phát triển nhanh và có xu hƣớng nhân rộng: 2/3 trong số 52 làng nghề ở Hà Nam là làng nghề mới [7]. Cùng với công nghiệp hóa, Hà Nam cũng đang chứng kiến sự lan rộng của đô thị. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng cấp thoát nƣớc và xử lý nƣớc
51
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
thải, thu gom và xử lý rác thải không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày một tăng cao, gây nên sức ép đáng kể về môi trƣờng.
Hình 3: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam (chưa cập nhật sự mở rộng của Hà Nội) [14]
HUYỆN THANH LIÊM Huyện Thanh Liêm nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam; giáp thành phố Phủ Lý về phía Bắc. Huyện có 19 xã và một thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 17.501,94 ha, 53% là đất nông nghiệp. Dân số năm 2003 là 137.552 ngƣời. Trên địa bàn huyện Thanh Liêm hiện có 18 làng nghề bao gồm thêu ren xuất khẩu, khâu nón, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến lƣơng thực, thực phẩm, đƣợc quy hoạch thành ba cụm tiểu thủ công nghiệp [1]. Công nghiệp là trọng tâm phát triển của huyện. Tính đến hết năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp và thủ công
52
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
nghiệp đạt 370 tỷ đồng [1], chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kinh tế nông nghiệp phát triển tƣơng đối đa dạng, đang chuyển dịch về phía kinh tế hàng hóa với các trang trại tập trung. Với lợi thế là nằm trên quốc lộ 1A và có hệ thống chợ nông thôn đa dạng, lâu đời, ngành dịch vụ ở Thanh Liêm tăng nhanh về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế.
Hình 4: Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm [15]. Diện tích được viền đậm (do người viết thêm vào) là ba xã Thanh Tuyền, Thanh Hà và Liêm Tuyền.
53
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
CÁC XÃ THANH TUYỀN, THANH HÀ, LIÊM TUYỀN Xã Thanh Tuyền phía bắc giáp với Phủ Lý, phía nam giáp với xã Thanh Phong, phía Đông giáp với xã Thanh Hà, phía Tây giáp với thị trấn Kiện Khê. Địa bàn xã có đƣờng quốc lộ 1A và sông Đáy đi qua. Toàn xã có tám thôn, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa hai vụ và chăn nuôi gia cầm quy mô hộ gia đình. Ngƣời dân có nhu cầu đƣợc học thêm nghề phụ nhƣ mây tre đan và đƣợc tập huấn kĩ thuật chăn nuôi để cải thiện kinh tế [1]. Xã Thanh Hà phía Bắc giáp Phủ Lý, phía Đông giáp xã Thanh Phong, phía Nam giáp xã Thanh Bình, phía Tây giáp với Thanh Tuyền. Thanh Hà nằm dọc theo quốc lộ 1A, gồm bảy thôn. Tƣơng tự nhƣ ở Thanh Tuyền, trồng trọt (hai vụ lúa, một số nơi trồng màu vụ đông) và chăn nuôi là sinh kế chính của ngƣời dân Thanh Hà. Diện tích đất lúa đã bị thu hẹp sau khi một phần đất đƣợc dành để xây nhà tạm giam, nhà máy bia và nhà máy thép. Sản lƣợng lúa những năm gần đây giảm rõ rệt [1]. Năm 2008 ở Thanh Hà xảy ra dịch tả và tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa, da liễu tăng lên trong những năm gần đây mà nguyên nhân có lẽ liên quan đến sự xuống cấp về vệ sinh nƣớc sạch. Xã Liêm Tuyền giáp với Phủ Lý về phía Tây, huyện Bình Lục về phía Đông, huyện Duy Tiên về phía Bắc, và xã Liêm Tiết về phía Nam. Trên địa bàn xã có đƣờng quốc lộ qua Nam Định và sông Châu Giang bắt nguồn từ sông Đáy và sông Nhuệ chảy qua. Xã có bốn thôn là Liềm Trì, Bích Trì, Ngái Trì và Xóm 7. Kinh tế hai thôn đầu dựa chủ yếu vào nghề thủ công truyền thống nhƣ làm bún, miến, bánh đa, bánh chƣng, bánh nếp; thu nhập ngƣời dân hai thôn sau chủ yếu từ nông nghiệp. Ngoài ra còn có nghề truyền thống của địa phƣơng là chế biến lƣơng thực, thực phầm và một nghề mới đang đƣợc phát triển là ghép nứa sơn mài. Đáng chú ý là Liêm Tuyền có nhiều hộ chăn nuôi bán công nghiệp, hai hộ chăn nuôi trang trại lớn [1]. Trong ba xã, Liêm Tuyền cũng là xã duy nhất mà ngành chăn nuôi ít bị ảnh hƣởng bởi các dịch bệnh gần đây [1].
4.1.2 Hiện trạng môi trƣờng nƣớc TỈNH HÀ NAM Ô nhiễm nƣớc hiện là vấn đề môi trƣờng bức xúc nhất của Hà Nam. Chât lƣợng nƣớc mặt từ sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu và hệ thống ao hồ đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô. Nguồn nƣớc sông ô nhiễm ảnh hƣởng đến
54
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
55,4% diện tích đất nông nghiệp; 70,7% số xã phƣờng và 58,52% các hộ gia đình [1]. Sự suy thoái cả về chất và lƣợng của nƣớc ngầm cũng là vấn đề rất đáng lo ngại. Mặc dù trữ lƣợng khai thác tiềm năng lên đến 165 triệu m3, ƣớc tính mỗi năm mực nƣớc ngầm của tỉnh giảm đi 28 cm [1]. Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Vệ sinh Môi trƣờng Nông thôn, 51% trong số 7069 giếng lấy mẫu có hàm lƣợng asen vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 62 lần [3]. Hàm lƣợng vƣợt chuẩn của sắt, clorua, xianua, nitrit cũng đƣợc tìm thấy khắp các địa phƣơng [3]. CÁC XÃ THANH HÀ, THANH TUYỀN, LIÊM TUYỀN Ngƣời dân Thanh Liêm ƣa dùng nƣớc mƣa và nƣớc máy để ăn uống song cả hai nguồn này đều không đủ để đáp ứng nhu cầu. Chỉ có 8,1% số hộ trong toàn huyện sử dụng nƣớc sinh hoạt từ các công trình cấp nƣớc tập trung (tính đến 10/2006) [1]. Trong ba xã nghiên cứu chỉ thôn Mậu Chử, Thanh Hà đƣợc cấp nƣớc. Nƣớc máy nhìn chung không bị phàn nàn về chất lƣợng nhƣng lƣu lƣợng không ổn định, nƣớc chỉ đƣợc bơm vào một số thời điểm nhất định trong ngày. Nguồn nƣớc ăn uống thứ hai là nƣớc mƣa thƣờng xuyên bị thiếu vào mùa khô, mặc dù có 90% số hộ có bể chứa nƣớc mƣa nhƣng đến 74% hộ không đủ nƣớc mƣa để sử dụng [1]. Các hộ nghèo đôi khi phải đi xin nƣớc. Đáng chú ý là ngƣời dân thôn An Hòa, Thanh Hà cho biết xuất hiện hiện tƣợng nƣớc mƣa màu đen, nổi bọt [1]. Cho các mục đích sinh hoạt ngoài ăn uống thì nƣớc ngầm là nguồn quan trọng nhất song chất lƣợng của nguồn này có nhiều vấn đề, đặc biệt là ô nhiễm asen. Huyện hiện có 84% số hộ dùng nƣớc giếng, nhƣng chỉ 58% các giếng đang đƣợc sử dụng có hệ thống lọc [1]. Theo kết quả phân tích mẫu nƣớc ở ba xã Thanh Tuyền, Thanh Hà và Liêm Tuyền, 100% các giếng bị nhiễm sắt vƣợt cả tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc ngầm và tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc sinh hoạt, 36% mẫu nhiễm asen vƣợt tiêu chuẩn nƣớc sinh hoạt từ 6 lần và tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc ngầm từ 1,2 lần trở lên [1]. Các mẫu này sau khi qua bể lọc vẫn có hàm lƣợng vƣợt tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc sinh hoạt. Ngoài ra có đến 31,5 % số giếng quá gần với khu chuồng trại vệ sinh, nên dễ bị ô nhiêm vi sinh [1]. Nƣớc mặt chủ yếu đƣợc dùng để tƣới tiêu, nuôi thủy sản, và là nguồn cấp nƣớc sinh hoạt cho khoảng 27% số hộ trong ba xã đang xét [1]. Nƣớc mặt ở đây có nhiều dấu hiệu phú dƣỡng đặc trƣng. Ở xã Liêm Tuyền, sông Châu bị chặn lại bởi hai đập là nơi nuôi cá, có mùi khó chịu; nƣớc kênh mƣơng ở đây màu đen, mùi hôi, cá chết nhiều nhƣng lại có nhiều bèo tây, rau muống, ốc bƣơu vàng (xem phụ lục 2).
55
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Ở Thanh Tuyền cũng gặp dấu hiệu tƣơng tự; ở thôn 3 các nhà máy Đại Việt, Ba Nhất thải nƣớc thải xử lý sơ bộ gây ô nhiễm nặng các ao, mƣơng xung quanh. Nƣớc mặt Thanh Hà cũng bị ô nhiễm do tiếp nhận chất thải từ các cơ sở sản xuất và hộ dân gần đó. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các mẫu có nồng độ NH 4+ cao hơn tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt và hàm lƣợng coliform cao hơn tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc sinh hoạt từ 1960 đến 2782 lần [1]. Việc vẫn còn một số hộ sử dụng nƣớc mặt làm nƣớc sinh hoạt vì vậy rất đáng lo ngại.
4.2 THU THẬP THÔNG TIN Để áp dụng chỉ số xây dựng ở chƣơng 3 vào vùng nghiên cứu, thông tin đƣợc thu thập theo ba con đƣờng: (1) Phát phiếu trƣng cầu ý kiến cho các đại diện ngƣời dân, các cán bộ Ủy ban nhân dân ba xã, cán bộ Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Hà Nam, phòng Tài Nguyên Môi trƣờng huyện Thanh Liêm, các cán bộ quản lý môi trƣờng của ba xã nghiên cứu; các cán bộ hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ các xã và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn nghiên cứu. Nhƣ vậy, dù số lƣợng phiếu thu về không lớn (22 phiếu) nhƣng mẫu khảo sát phù hợp với hƣớng dẫn kèm theo TAI 2.0 (nhấn mạnh việc thu thập ý kiến từ cán bộ, công chức cơ quan nhà nƣớc và lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự). (2) Phỏng vấn trực tiếp với ngƣời dân, cán bộ quản lý môi trƣờng, lãnh đạo đoàn thể chính trị-xã hội và cán bộ tổ chức phi chính phủ, bao gồm cả phỏng vấn tập thể và cá nhân, theo hình thức phỏng vấn không chính thức. Đây là nguồn thông tin đƣợc dùng để cho điểm đa số các chỉ thị. (3) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật cấp quốc gia và địa phƣơng có liên quan đến môi trƣờng và thông tin; truy cập vào các website chính thức của Ủy ban Nhân dân tỉnh, của Sở Tài nguyên Môi trƣờng và của báo Hà Nam, vừa để tìm kiếm thông tin, vừa để đánh giá khả năng cung cấp thông tin của các website này. Sử dụng nhiều nguồn thông tin nhƣ trên không những cho phép kiểm tra tính sát thực của thông tin thu đƣợc mà còn giúp đánh giá các quan điểm và nhận thức của các đối tƣợng khác nhau về chủ đề nghiên cứu, từ đó rút ra các bài học để thúc đẩy tiếp cận thông tin môi trƣờng.
56
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
4.3 TÍNH TOÁN CHỈ SỐ Các nguồn thông tin thu đƣợc cho phép định lƣợng tất cả các chỉ thị, chi tiết thế hiện ở bảng dƣới. Bảng 6: Tính toán chỉ số Alweii tại ba xã nghiên cứu Mã L
Phân tích
Điểm
MẢNG 1: LUẬT PHÂN MẢNG 1: HIẾN PHÁP
L1
(Phân tích Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001 [16]) Không có quy định về quyền đƣợc hƣởng môi trƣờng lành mạnh của cá nhân hay cộng đồng. Có thể suy ra quyền này từ các điều 71 và 29: Điều 29: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường.
L11
Điều 71: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
4: quy định không toàn diện, không rõ ràng
Nhƣ vậy, nếu một hành vi gây hủy hoại môi trƣờng và sự hủy hoại này đe dọa hoặc làm tổn hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân, thì hành vi đó đã vi phạm quyền công dân đƣợc quy định trong hiến pháp. Tuy nhiên nếu môi trƣờng bị hủy hoại nhƣng không có mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bất kì công dân nào thì hành vi đó không vi phạm hiến pháp.
L12
Không có quy định nào về quyền đƣợc tiếp cận thông tin do cơ quan Nhà nƣớc nắm giữ. Quyền này chỉ có thể suy ra từ quyền tham gia quản lý, giám sát công việc của Nhà nƣớc quy định ở điều 8, 11, 53 (xem bên dƣới).
4: quy định không toàn diện, không rõ ràng
57
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Điều 8: Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng Điều 11:
L13
Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng
10: quy định toàn diện, rõ ràng
Điều 53: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Điều 74: Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
L14
Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
10: quy định toàn diện và rõ ràng
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
L15
Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật
10: quy định toàn diện và rõ ràng
58
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
L16
Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật
10: quy định toàn diện và rõ ràng
L1 = 1/6 (L11 + L12 + L13 + L14 + L15 + L16) = 8 L2
PHÂN MẢNG 2: LUẬT CƠ SỞ - CHẤT LƢỢNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA TIẾP CẬN Luật về quyền tiếp cận thông tin đang đƣợc xây dựng. Hiện tại quyền tiếp cận thông tin chính phủ đƣợc đề cập rải rác ở nhiều quy định thuộc nhiều lĩnh vực.
L21
8: Không có luật khung về tiếp cận Luật Phòng chống tham nhũng 2005 (số hiệu 55/2005/QH-11) [18] thông tin - Điều 31: Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức nhƣng có 1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quy định tạo khung quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có pháp lý cho quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy tiếp cận định của pháp luật. thông tin. 2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, Mọi cá tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường nhân, cơ hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện quan, tổ thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công chức chức khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì đều có phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu quyền yêu rõ lý do. cầu cung - Điều 32: Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân cấp thông 1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyền tin nhƣng quyền của yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân bị đó. giới hạn ở 2. Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, đơn vị phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động công tác và của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó. cơ quan 3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, người hành pháp được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nơi cƣ trú. nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông Có quy tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; định về trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả thời hạn lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết và nêu rõ lý do. cung cấp thông tin
59
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Chỉ thị 27/2007/CT-TTg của Thủ tƣờng chính phủ về chấn chính việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc [25], điều 1, khoản k: Quy định việc số hoá, lưu trữ, cập nhật và chia sẻ dữ liệu thông tin, báo cáo qua mạng điện tử của Bộ, ngành và địa phương (trừ các thông tin, báo cáo mật) để mọi tổ chức, cá nhân có thể khai thác, sử dụng. Điều 12 Pháp lệnh cán bộ công chức (01/1998/PL-UBTVQH), sửa đổi năm 2003 [20]: Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
L22
Điểm c, khoản 1, điều 5, Luật Phòng chống tham nhũng (55/2005/QH11) [18] Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ và quyền hạn: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng
và có quy định về hình thức cung cấp thông tin dù chƣa toàn diện
5: quy định chính phủ phải bảo vệ các công chức đó một cách chung chung
Không có quy định về bảo vệ ngƣời cung cấp thông tin vì lợi ích công chúng trái với ý muốn của cấp trên ở hai văn bản trên và ở Quyết định ban hành Quy định về quản lý công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (98/QĐ-BTNMT) [29] Quyết định số 212/2003/QĐ-TTG của Thủ tƣớng chính phủ về danh mục bí mật nhà nƣớc độ tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng [24]: quy định danh mục thông tin tối mật còn rộng, chằng hạn bao gồm chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh thành lập, duy trì , phát triển các tổ chức lưu vực sông quốc tế có liên quan đến Việt Nam; đấu tranh bảo vệ quyền lợi quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước sông quốc tế (điểm a khoản 1 điều 1); tài liệu về điều tra cơ bản trên sông, suối, nguồn nước biên giới (điểm c khoản 1 điều 1). L23 Quyết định 919/2003/QĐ-BCA (A11) của Bộ trƣởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nƣớc độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng [28]: xác định rõ các thông tin mật, nhƣng phạm vi còn rộng, chẳng hạn bao gồm bản đồ quy hoạch sử dụng nước chuyên ngành ở các vùng liên quan đến biên giới tỷ lệ 1:25000 hoặc lớn hơn, bản đồ địa chất thủy văn có tỷ lệ 1:10000 và lớn hơn. Mặc dù các bản đồ này ở một số vùng có thể chứa thông tin cần bảo vệ, việc coi các bản đồ này ở tất cả các vùng đều là thông tin mật là không hợp lý, gây khó khăn cho nghiên cứu , điều tra khoa học.
6: xác định rõ thông tin mật nhƣng giới hạn còn rộng, không quy định thời hạn thông tin hết mật.
60
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Pháp lệnh số 30/2000/Pl-UBTVQH10 Bảo vệ bí mật Nhà nƣớc [19] và hai văn bản ở trên đều không quy định về thời hạn mật của thông tin môi trƣờng. L2 = 1/3 (L21 + L22 + L23) = 6,3 L3
PHÂN MẢNG 3: LUẬT ĐẶC THÙ – CHẤT LƢỢNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA TIẾP CẬN CẤP QUỐC GIA
L31 L32 L33
Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 [17] - Điểm a, khoản 1, điều 61: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm sau đây: công khai thông tin các nguồn thải ra sông. - Khoản 3 điều 102: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ và áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường.; - Khoản 3 điều 103: Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. - Điều 104: Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường 1. Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai: a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; b) Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường; d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia. 2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.
L31 = 10 L32 = 10 L33 = 10 quy định rõ ràng, có quy định về hình thức công khai thông tin, bao gồm Internet, quy định công bố thông tin định kỳ
61
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
3. Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai. Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi thành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng [21]: Điều 23: Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường: 1. Trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định sau đây: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường quốc gia; b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc ngành, lĩnh vực do mình quản lý; c) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai thông tin, số liệu về môi trường trên địa bàn do mình quản lý; d) Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc phạm vi mình quản lý. 2. Hình thức công khai thông tin, dữ liệu về môi trường được quy định như sau: a) Phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí và đưa lên trang web của đơn vị đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này; b) Phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí, đăng tải trên trang web của đơn vị (nếu có), báo cáo trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân, thông báo trong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở của đơn vị và của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị hoạt động đối với các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Thông tƣ liên tịch Bộ tài nguyên và Môi trƣờng – Nội vụ 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng ở địa phƣơng [26]: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có nhiệm vụ: - Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường” (điều 2, điểm 2.7.3) - Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng
62
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
-
cường tiềm lực trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (điều 2, điểm 2.8.2, nội dung về môi trƣờng nƣớc) Báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất tình hình nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. (điều 2, khoản 2.16)
Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng số 600/2003/QĐ-BTNMT quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nƣớc [27]: Cục quản lý tài nguyên nƣớc có nhiệm vụ: - Tổng hợp số liệu, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống trao đổi dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước theo sự phân công của Bộ (điều 2, khoản 6) - Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất nhiệm vụ được giao (điều 2, khoản 19) TỈNH HÀ NAM Quy định về Bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định 03/2008/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam [30]: - Điều 5, điểm d: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; thực hiện công bố thông tin môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường theo định kỳ và chuyên đề;” - Điều 17, điểm 1, khoản a: Trách nhiệm của các Sở, ban ngành: Quan trắc, giám sát chất lượng nước sông phát hiện kịp thời mức độ ô nhiễm; ra thông báo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho các cấp, các ngành có liên quan và nhân dân trong khu vực để có biện pháp giảm thiểu các thiệt hại, có phương án sử dụng nước sinh hoạt, nước sản xuất hợp lý. - Điều 24: Quy định số lần quan trắc môi trường 1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường của toàn tỉnh. a) Định kỳ hàng tháng lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí; theo dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái;
63
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
b) Khi có sự cố môi trường xảy ra, tổ chức lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí; theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trạng thái các hệ sinh thái; 2. Ban quản lý các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm tổ chức quan trắc môi trường khu vực sản xuất do đơn vị mình quản lý, định kỳ mỗi quí một lần và gửi kết quả quan trắc, các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường về Sở Tài nguyên và Môi trường; về phòng Tài nguyên và môi trường huyện, thị xã nơi có các cơ sở sản xuất đang hoạt động đóng trên địa bàn (chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của quí sau). - Điều 25, điểm 1: Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, hiện trạng môi trường của huyện, thị xã bao gồm các nội dung sau đây: a) Hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn tác động xấu đối với môi trường; b) Hiện trạng, diễn biến, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải theo ngành, địa phương; c) Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý; d) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, địa phương; đ) Dự báo các thách thức đối với môi trường; e) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. QUỐC GIA
L34
Nghị định của Chính phủ số 71/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trƣờng hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm [23]: Điều 3: Đưa tin về tình trạng khẩn cấp 1. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng tải ngay toàn văn Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh; đăng tải toàn văn Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp.
8: quy định thông tin trong tình huống khẩn cấp phải đƣợc chủ động cung cấp, quy định hình thức công bố.
64
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp được niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan, tổ chức và những nơi đông người qua lại. 2. Các báo khác ở Trung ương và địa phương, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở cơ sở có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố tình trạng khẩn cấp và quá trình khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh. Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005, điểm d, khoản 1, điều 104 [17]: Thông tin, dữ liệu môi trường sau đây phải được công khai: khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường. HÀ NAM
Quy định về Bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định 03/2008/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam [30]: điều 17, khoản 2, điểm d: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: khi nhận được thông báo nước sông bị ô nhiễm phải tiếp tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. L35
Chỉ có quy định về hình thức công khai (xem các chỉ thị L31, L32, L33), chƣa có quy định về hình thức trình bày thông tin.
0
L36
Thông tin đang nghiên cứu bao gồm thông tin về chất lƣợng, tác động của môi trƣờng nƣớc, nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc, chính sách và hành động của chính quyền thể hiện rõ trong các quy định là không thuộc dạng thông tin mật .
10
L3 = 1/4 [3/5 (L31 + L32 + L33 + L34 + L35) + L36] = 8,2 PHÂN MẢNG 4: XÂY DỰNG NĂNG LỰC
L4
L41
Không có quy định nào về xây dựng năng lực cho cán bộ, công chức các cơ quan quản lý thông tin môi trƣờng về tiếp cận thông tin hay nội dung tƣơng tự. QUỐC GIA
L42
Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005 [17] - điều 17, khoản 3: Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
0 8: quy định cụ thể bao gồm cả phân bổ nguồn lực
65
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
-
-
điều 110, khoản 2: Ngân sách nhà nước có mục chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường ở từng thời kì. Điều 111, khoản 2: Sự nghiệp môi trường bao gồm các hoạt động sau đây: Quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường (điểm a), Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường, đào tạo, tập huấn chuyên môn quản lý về bảo vệ môi trường (điểm k)
Nghị định 81/2007/NĐ-CP quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn bảo vệ môi trƣờng tại cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc [22]: điều 11, khoản 1, điểm a: Bộ trường Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm: ban hành kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức phụ trách về bao vệ môi trường.
và phân định trách nhiệm nhƣng không đƣa ra yêu cầu về lộ trình hay khung thời gian xây dựng năng lực.
Quyết định 600/2003/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nƣớc [27]: Cục Quản lý tài nguyên nƣớc có nhiệm vụ: - Đào bồi dưỡng chuyên môn cho công chức, viên chức, lao động thuộc cục theo phân cấp (điều 2, khoản 18) - Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất nhiệm vụ được giao (điều 2, khoản 19) Thông tƣ liên tịch Bộ tài nguyên và Môi trƣờng – Nội vụ 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng ở địa phƣơng [26]: - Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ: Chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, nghiệp về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã (mục I, điều 2, khoản 2.11); Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (mục I, điều 2, khoản 2.17) - Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường: tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã phường thị trấn.
66
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
TỈNH HÀ NAM Quy định về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định 03/2008/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam [30] - Sở nội vụ: có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn toàn tỉnh (điều 14) - Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện): dành ít nhất 1% tổng chi ngân sách huyện, bố trí sử dụng hiệu quả đúng mục đích nguồn vốn sự nghiệp môi trường (điều 6, khoản 5) Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005 [17], điều 111, khoản 2, điểm a: Sự nghiệp môi trường bao gồm các hoạt động sau đây: Quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường. Quy định về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định 03/2008/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam [30], điều 5, khoản 1, điểm d: Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh. L43 Các quy định vè nguồn kinh phí (xem chỉ thị L42) Thông tƣ 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV [26] có yêu cầu các cơ quan quản lý môi trƣờng báo cáo định kì tình hình thực hiện nhiệm vụ nhƣng trong các nhiệm vụ đƣợc quy định không có nhiệm vụ duy trì cơ sở vật chất phục vụ tiếp cận thông tin hoặc nội dung tƣơng tự. Không tìm thấy yêu cầu báo cáo tình trạng cơ sở vật chất định kì trong Quy định về bảo vê môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà Nam số 03/2008/QĐUB [p11]
L44
Có các quy định về tuyên truyền phổ biến pháp luật và các thông tin môi trƣờng khác cho ngƣời dân ở Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005 và nhiều văn bản khác nhƣng không có quy định về phổ biến, hƣớng dẫn ngƣời dân và các tổ chức về tiếp cận thông tin
8: Chú ý chỉ thị này xem xét cơ sở vật chất phục vụ tiếp cận thông tin, không phải cơ sở vật chất bảo vệ môi trƣờng nói chung.
0
L4 = 1/5 [4/3 (L41 + L42 + L43) + L44] = 4,3 L5
L51
PHÂN MẢNG 5: TÍNH KỊP THỜI Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005 [17] - điều 99, khoản 2: Định kỳ năm năm một lần, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường theo kỳ
6
67
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
-
-
-
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. điều 100, khoản 2: Định kỳ năm năm một lần, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo kỳ kế hoạch năm năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. điều 101, khoản 2: Định kỳ năm năm một lần, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập báo cáo môi trường quốc gia theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường điều 103, khoản 3: Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
Trong Luật Bảo vệ Môi trƣờng [17], nghị định 80/2006/NĐ-CP [21], Quy định về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà Nam [30] và nhiều văn bản khác đều yêu cầu cơ quan môi trƣờng lập báo cáo định kỳ. Nhƣng không có quy định cụ thể về thời hạn đăng tải các báo cáo này lên nơi lƣu trữ thông tin công cộng. Không có quy định về một lộ trình cung cấp thông tin trong tình huống khẩn cấp 21
L = 1/5 (L1 + L2 + L3 + L4 + L5) = 6,6 N
MẢNG 2: NỖ LỰC
N1
PHÂN MẢNG 1: CHẤT LƢỢNG VÀ PHẠM VI TIẾP CẬN
N11
Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh tiến hành thu mẫu nƣớc theo từng quý, nhƣng số lƣợng mẫu ít (khoảng 80-90 mẫu) và không mang tính đại diện. Riêng 3 xã nghiên cứu chƣa có kế hoạch quan trắc định kỳ.22
4: Khảo sát đánh giá không định kỳ
N12
Không có cơ sở dữ liệu dạng số, từ năm 2005 không còn sử dụng GIS trong khảo sát môi trƣờng nên rất khó cập nhật, không liên kết dữ liệu
3
21 22
Loại 2, xem chỉ thị L51, bảng 5. Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hà Thái, chuyên viên Trung tâm Thông tin Quan trắc Phân tích Tài nguyên Môi trường (nơi phụ trách hoạt động khảo sát chất lượng môi trường), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam.
68
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
với Sở kế hoạch Đầu tƣ nên không thống kê đƣợc tình hình bảo vệ môi trƣờng của doanh nghiệp 23 N13
Thông tin môi trƣờng nƣớc đƣợc chia sẻ giữa Hà Nội và Hà Nam khi có một trong hai tỉnh có yêu cầu và gửi công văn24
5
N14
60% tổng số phiếu, 100% phiếu của cán bộ quản lý môi trƣờng cho rằng chính quyền không cung cấp thông tin đủ các nội dung đã liệt kê. Thông tin phỏng vấn cán bộ quản lý môi trƣờng và ngƣời dân xác nhận điều này. 25 Thông tin đƣợc cung cấp thƣờng là dạng (1) và (4). Thông tin đƣợc cung cấp cho ngƣời dân dựa theo kinh nghiệm quản lý của cán bộ là chính. 26
5
N15
60% phiếu trả lời có
10
N1 = 1/2[1/3 (N11 + N12 + N13) + 1/2 (N14 + N15)] = 5,8 N2
PHÂN MẢNG 2: CHI PHÍ VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
N21
Thông tin lấy miễn phí27. 60% phiếu cho rằng thông tin đƣợc lấy miễn phí, 40% còn lại không lựa chọn.
10
N22
Thông tin có thể đƣợc cung cấp qua tất cả các hình thức liệt kê28. Một năm có 4 lần giao lƣu trực tuyến giữa sở Tài nguyên Môi trƣờng và ngƣời dân 29. Họp mặt giữa cán bộ xã và ngƣời dân đƣợc tổ chức thƣờng xuyên (ít nhất 1 lần/tháng) và là kênh tƣơng tác quan trọng nhất giữa ngƣời dân và cơ quan quản lý môi trƣờng 30. Tuy nhiên nhiều ngƣời dân cho rằng phải đề đạt trực tiếp với cán bộ thì thắc mắc mới đƣợc giải đáp.31 Website của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (www.hanam.gov.vn) và Website của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (www.tnmthanam.gov.vn) có nội dung phong phú, cập nhật thƣờng xuyên.
10
Phỏng vấn bà Trịnh Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Tổng hợp, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hà Nam 24 Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền, bà Nguyễn Thị Hà Thái; phỏng vấn tập thể cán bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường và phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Liêm 25 Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền, bà Nguyễn Thị Hà Thái; phỏng vấn tập thể cán bộ quản lý môi trường, phỏng vấn cá nhân ông Hoàng Văn Lượng,bà Tạ Thị Thuận (người dân) 26 Phỏng vấn bà Trịnh Thị Thanh Huyền 27 Xác nhận bởi tất cả các cán bộ quản lý môi trường, phỏng vấn ông Lại Đức Thành, chủ tịch hội Cựu chiến binh xã Thanh Hà 28 Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền, bà Nguyễn Thị Hà Thái; phỏng vấn tập thể cán bộ quản lý môi trường. 29 Phỏng vấn bà Trịnh Thị Thanh Huyền 30 Phỏng vấn ông Lại Đức Thành, bà Nguyễn Thị Hà Thái. 31 Phỏng vấn cá nhân ông Hoàng Văn Lượng,bà Tạ Thị Thuận 23
69
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
N2 = 1/2 (N21 + N22) = 10 N3
PHÂN MẢNG 3: TÍNH CÔNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG
N32
Không có sự khác nhau giữa hoạt động cung cấp thông tin của chính quyền cho hộ nghèo, phụ nữ với cho các đối tƣợng khác. Tuy nhiên chính quyền có tổ chức họp mặt, tập huấn trong đó có hội phụ nữ tham gia32; ý kiến này đƣợc xác nhận bởi 58% số phiếu.
N33
Không áp dụng đƣợc
N31
10 0
N3 = 1/2 (N31 + N32) = 5 N4 N41
PHÂN MẢNG 4: KÊNH TIẾP CẬN Nhƣ chỉ thị N22
10
N4 = 10 N5
PHÂN MẢNG 5: TÍNH KỊP THỜI
N51
50% số phiếu cho rằng chính quyền thông báo kịp thời và đầy đủ các nội dung liệt kê, 50% số phiếu cho rằng chính quyền thông báo kịp thời 0,5 (6+10) nhƣng không đầy đủ các nội dung. Ý kiến của cán bộ cũng xoay quanh =8 hai phƣơng án này. Do không kiểm chứng thực tế đƣợc nên tạm thời tính điềm nhƣ ở bên:
N52
Thông tin quan trắc của các cơ sở sản xuất kinh doanh gửi về chỉ giữ lại phục vụ công tá thanh kiểm tra, không đƣợc đăng tải công khai hoặc thông báo cho ngƣời dân. Không có chế tài bắt buộc các cơ sở gửi báo cáo quan trắc nên có cơ sở không gửi. 33
0
N5 = 1/2 (N51 + N52) = 4 N6 N61
PHÂN MẢNG 6: XÂY DỰNG NĂNG LỰC Chỉ một số cán bộ đƣợc hƣớng dẫn, tập huấn34. 6/11 phiếu của cán bộ
5
32
Phỏng vấn cá nhân bà Tạ Thị Thuận,chủ một cơ sở thêu xuất khẩu thôn Thanh Hòa, Thanh Hà; ông Lại Đức Thành; tập thể cán bộ quản lý môi trường.
33
Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền, bà Nguyễn Thị Hà Thái Phỏng vấn tập thể cán bộ quản lý môi trường
34
70
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
N62
xác nhận điều này, 3 phiếu cho rằng không ai đƣợc hƣớng dẫn tập huấn, 2 phiếu cho rằng tất cả đều đƣợc hƣớng dẫn tập huấn. Sự khác biệt trong câu trả lời có lẽ là do số cán bộ đƣợc hƣớng dẫn, tập huấn ở các phòng ban không giống nhau. Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng có cán bộ phụ trách trả lời dân.35
5
N63
Tất cả phiếu cán bộ cho rằng nội dung đào tạo về môi trƣờng có nội dung riêng về lƣu vực sông Nhuệ-Đáy
10
N64
Tất cả phiếu cán bộ và cán bộ đƣợc phỏng vấn36 đều cho rằng kinh phí không đủ và đề đạt tăng ngân sách cho hoạt động của cơ quan quản lý môi trƣờng
5
N65
10/19 phiếu cho rằng ngƣời dân không đƣợc hƣớng dẫn các cách thức để lấy thông tin môi trƣờng nƣớc từ cơ quan có trách nhiệm, còn lại cho rằng ngƣời dân đƣợc hƣớng dẫn chung chung, sơ sài
(0+9*5)/19 = 2,4
N6 = 1/4 [N61 + 1/2 (N62 + N63) + N64 + N65] = 5,0
N = 1/6 (N1 + N2 + N3 + N4 + N5 + N6) = 6,2 H
MẢNG 3: HIỆU QUẢ
H1
PHÂN MẢNG 1: THÀNH QUẢ CỦA CUNG CẤP TIẾP CẬN
H11
Ngƣời dân rất quan tâm đến chất lƣợng nƣớc, thậm chí chấp nhận đóng góp kinh phí để để bảo vệ môi trƣờng nhƣng có hành động nào đáng kể từ phía chính phủ. Một số ngƣời đã đệ đơn kiện nhà máy gây ô nhiếm môi trƣờng. Không thấy có thay đổi đáng kể từ phía các cơ sở sản xuất kinhh doanh37
3: hành động từ ngƣời dân
H1 = 3 H2
H21
PHÂN MẢNG 2: XÂY DỰNG NĂNG LỰC
58% chọn trung bình, 32% chọn kém, 10% chọn kém
0,58*5 + 0,1*10 = 3,9
Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền, bà Nguyễn Thị Hà Thái; phỏng vấn tập thể cán bộ quản lý môi trường 37 Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền, ông Hoàng Văn Lượng, bà Tạ Thị Thuận,ông Lại Đức Thành, ông Nguyễn Minh Thọ (cán bộ Dự án phát triển bền vững khu vực ven đô dựa vào cộng đồng tại Hà Nam) 35 36
71
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
H22
Ở ba xã nghiên cứu, hoạt động năng nổ nhất là các hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân (đa số các phiếu nêu tên các hội này). Sở Tài nguyên và Môi trƣờng kí nghị quyết liên tịch với Mặt trận tổ quốc và các hội thành viên về bảo vệ môi trƣờng và hàng năm cung cấp một kinh phí nhỏ để tổ chức hội thảo, giám sát hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhƣng38. Tuy nhiên các hội không có ý thức chủ động yêu cầu chính 5 quyền cung cấp thông tin cho ngƣời dân mà chủ yếu phản ánh ý kiến ngƣời dân với chính quyền và phổ biến lại cho ngƣời dân thông tin chính quyền cung cấp cho các hội. Ngoài ra một văn phòng Dự án phát triển bền vững dựa vào cộng đồng khu vực ven đô (CEDO) đang hoạt động tại các xã này nhƣng tiếp cận thông tin không phải nội dung hoạt động chính. 39 H2 = 1/2 (H21 + H22) = 4,5
H = 1/2 (H1 + H2) = 3,8 Alweii = L*N*H = 6,6*6,2*3,8 = 155,5 Bảng 7: Kết quả phân hạng Hạng
Luật
Nỗ lực
Hiệu quả
Alweii
Rất kém
Kém
Trung bình Khá
Tốt
38 39
Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền. Phỏng vấn cá nhân bà Trịnh Thị Thanh Huyền, ông Hoàng Văn Lượng, bà Tạ Thị Thuận,ông Lại Đức Thành, ông Nguyễn Minh Thọ (cán bộ văn phòng dự án CEDO Hà Nam, thuộc một tổ chức phi chính phủ Đan Mạch)
72
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
4.4 NHẬN XÉT Có thể thấy tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc ở khu vực nghiên cứu không tốt, đặc biệt là về mặt hiệu quả thực hiện tiếp cận. Một trong những nguyên nhân chính là những yếu kém về xây dựng năng lực tiếp cận thông tin (các chỉ số phân mảng xây dựng năng lực đều nhận giá trị dƣới 5, có chỉ thị xây dựng năng lực đƣợc 0 điểm). Trong khi đào tạo chuyên môn về môi trƣờng đã đƣợc quy định rõ từ cấp trung ƣơng đến cấp địa phƣơng thì đào tạo về tiếp cận thông tin – cho cả cán bộ, công chức nhà nƣớc và xã hội dân sự – hầu nhƣ các nhà làm luật không đƣợc chú ý. Năng lực cung cấp thông tin của chính quyền ở khu vực nghiên cứu đặc biệt hạn chế do thiếu thốn về nguồn lực, dẫn đến tình trạng ngay cả ba xã ven đô cũng không đƣợc khảo sát định kỳ dù môi trƣờng nƣớc ô nhiễm thấy rõ. Năng lực tiếp cận thông tin của cộng đồng cũng không khá hơn khi quyền tiếp cận thông tin còn là khái niệm rất mơ hồ và hƣớng dẫn về cách thức lấy thông tin không đƣợc cung cấp. Ƣu điểm nổi bật trong trƣờng hợp nghiên cứu là sự đa dạng về đầu ra của thông tin (chỉ số phân mảng kênh tiếp cận N4 = 10). Việc các website đƣợc xây dựng bài bản, nội dung phong phú, cập nhật, hình thức đẹp và tổ chức giao lƣu trực tuyến định kỳ cho thấy tinh thần cởi mở và xu hƣớng tận dụng công nghệ thông tin của chính quyền. Ở đây có thể tìm thấy một phần lời giải cho bài toán kinh phí của tiếp cận thông tin: các tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng mạng, cho phép các bên chia sẻ thông tin và tƣơng tác ở mức độ ngày càng cao với chi phí ngày càng thấp. Tuy nhiên liệu Internet có thể trở thành kênh tƣơng tác chính giữa ngƣời dân và chính quyền hay không còn phụ thuộc vào sự phát triển cơ sở hạ tầng thông tin mà hiện tại còn ở trình độ thấp. Sự năng nổ và gắn kết chặt chẽ với chính quyền của các tổ chức chính trị-xã hội nhƣ hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân ở khu vực nghiên cứu đƣa đến những lợi thế khác. Mối liên hệ chặt chẽ truyền thống với dân mang đến cho các tổ chức này tiếng nói có trọng lƣợng và khả năng nhận thức sớm các vấn đề của cộng đồng – điều mà các tổ chức phi chính phủ mới đến không thể có. Nếu biết tận dụng tốt các thế mạnh này, các tổ chức trên có thể là những nhân tố chủ chốt thúc đẩy mạnh tiếp cận thông tin sâu hơn và rộng hơn.
73
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
4.5 MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TIẾP CẬN THÔNG TIN CHO KHU VỰC ĐÁNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ALWEII Giải pháp quan trọng nhất để cải thiện tiếp cận thông tin là đẩy mạnh xây dựng năng lực về cung cấp thông tin của chính quyền năng lực tìm tiếm thông tin của công chúng, tập trung xung quanh các biện pháp sau: (1) Tăng cƣờng nguồn kinh phí cho hoạt động khảo sát môi trƣờng sao cho thông tin về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ở tât cả các khu vực đều đƣợc thu thập và xử lý định kì, tránh “vùng trắng” về thông tin quan trắc. Tần suất báo cáo khảo sát môi trƣờng ít nhất phải bằng tần suất lập báo cáo trƣớc năm 2009 (3 tháng/lần, năm 2009 giảm còn 6 tháng/lần) 40 và sẽ phải tăng dần cho phù hợp với tốc độ phát triển ở các xã ven đô. (2) Xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin môi trƣờng mạnh, kết nối với dữ liệu của các ban ngành khác trong tỉnh và với các sở Tài nguyên và Môi trƣờng của các tỉnh thành khác cùng lƣu vực sông, đặc biệt với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. Đi xa hơn, có thể xây dựng một mạng lƣới thông tin môi trƣờng nƣớc của lƣu vực sông, trong đó mỗi sở là một nút mạng. Trong điều kiện kết nối cơ sở dữ liệu chƣa thực hiện đƣợc, ít nhất phải thiết lập một cơ chế trao đổi thông tin thƣờng xuyên, thuận tiện giữa hai sở, thay thế hình thức liên lạc qua công văn. Hoạt động phong phú của các trang tin điện tử chính thức cần tiếp tục phát huy, hai ƣu tiên trƣớc mắt là đa dạng hóa các loại thông tin môi trƣờng đƣợc đăng tải (hiện tại chỉ có tin tức và văn bản pháp luật) và “địa phƣơng hóa” thông tin. Nói cách khác cần có các cổng thông tin riêng cho từng khu vực (ví dụ nhƣ khu vực ven đô phía Bắc) hoặc theo từng xã để thuận tiện cho nhu cầu truy vấn của công chúng. (3) Tăng cƣờng xây dựng năng lực cán bộ về cung cấp thông tin. Hoạt động này không chỉ nhằm nâng cao kĩ năng mà còn xây dựng văn hóa quản lý cởi mở về thông tin. Vì thế yêu cầu đặt ra là tất cả cán bộ, công chức đều đƣợc đào tạo, và đào tạo phải thƣờng xuyên. (4) Tăng cƣờng năng lực cho công chúng. Ngƣời dân cần hiểu rõ quyền tiếp cận của bản thân. Các tổ chức chính trị-xã hội cần nắm đƣợc trách nhiệm của mình không chỉ là tuyên truyền phổ biến pháp luật, vận động ngƣời dân làm theo chính 40
Phỏng vấn cá nhân bà Nguyễn Thị Hà Thái
74
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
sách mà còn là ngƣời bảo vệ quyền tiếp cận của dân, là ngƣời hƣớng dẫn dân thực thi quyền đó. Một số hoạt động xây dựng năng lực cho công chúng có thể thực hiện nay là phổ biến cho ngƣời dân về quyền tiếp cận và cách thức tiếp cận thông qua đài truyền thanh, tờ rơi (nhƣ nhiều ngƣời đề đạt), hoặc tổ chức buổi họp mặt giữa cán bộ chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức thuộc xã hội dân sự chuyên về tiếp cận thông tin. Cần có các biện pháp ƣu tiên cho ngƣời nghèo và phụ nữ, nhất là ngƣời nghèo do phụ nữ đƣợc đại diện bởi hội Phụ nữ nhƣng ngƣời nghèo không đƣợc đại diện riêng bởi tổ chức nào. Vƣợt ra khỏi phạm vi địa phƣơng, yêu cầu đặt ra cấp thiết là xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh vê tiếp cận thông tin, chằng hạn dƣới dạng luật tự do thông tin hoặc luật tiếp cận thông tin. Mặc dù nhiều khía cạnh của tiếp cận thông tin đã đƣợc thể hiện trong nhiều quy định, các quy định này có xu hƣớng phân tán ở nhiều nơi, từ Luật Phòng chống tham nhũng đến Luật Bảo vệ môi trƣờng, làm giảm hiệu lực pháp lý của quy định. Một luật duy nhất bao quát tất cả khía cạnh cơ bản của tiếp cận thông tin sẽ là động lực lớn đẩy tiếp cận thông tin tiến lên trƣớc.
75
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Chỉ số tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc địa phƣơng Alweii đƣợc xây dựng dựa trên bộ chỉ thị TAI 2.0 của The Access Initiative (đƣợc Hội Bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trƣờng Việt Nam sử dụng để đánh giá trên phạm vi cả nƣớc năm 2008) và theo hƣớng dẫn đi kèm bộ chỉ thị . So với TAI 2.0, Alweii có 3 ƣu điểm: (1) đơn giản hơn do có ít chỉ thị hơn, (2) có tính định lƣợng cao và khách quan hơn, tạo điều kiện theo dõi diễn biến tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc hoặc so sánh tiếp cận thông tin ở các địa phƣơng khác nhau, và (3) giúp phát hiện nhanh các vấn đề tiếp cận chính. Phƣơng pháp xây dựng Alweii cũng có thể đƣợc dùng để xây dựng các chỉ số tƣơng tự về tiếp cận môi trƣờng. Các chỉ số này sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà hoạch địch chính sách, các nhà quản lý và các tổ chức ủng hộ tiếp cận môi trƣờng. 2. Đƣợc xây dựng lần đầu nên Alweii vẫn còn những khiếm khuyết. Mặc dù là sự đơn giản hóa đáng kể so với bộ chỉ thị TAI 2.0, chỉ số vẫn chứa nhiều chỉ thị thành phần dẫn đến thời gian tính toán kéo dài. Số chỉ thị thành phần các mảng còn chênh lệch nhiều. Nội dung chỉ thị cần cải tiến cho phù hợp hơn với đặc điểm kinh tế, chính trị ở Việt Nam, nhất là các nội dung liên quan đến xã hội dân sự . 3. Áp dụng vào trƣờng hợp ba xã ven đô huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chỉ số thể hiện tính hữu ích khi làm rõ các vấn đề phải khắc phục (năng lực tiếp cận thông tin kém của các bên liên quan) và các thế mạnh cần phát huy (đầu ra thông tin đa dạng, trang tin điện tử phong phú, cập nhật liên tục). Alweii cũng giúp làm rõ các hƣớng giải pháp để tăng cƣờng tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc, nhƣ tăng cƣờng kinh phí cho hoạt động khảo sát định kỳ, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin môi trƣờng đƣợc kết nối, đẩy mạnh đào tạo tiếp cận thông tin cho cả chính quyền và công chúng, và xây dựng luật khung về tiếp cận thông tin.
KHUYẾN NGHỊ 1. Nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết và thực hiện thêm một số nghiên cứu trƣờng hợp để cải thiện khả năng áp dụng và tính sát thực của Alweii, nhƣ cắt giảm số chỉ thị thành phần, cân đối số chỉ thị giữa các mảng. Do đặc điểm kinh tế-chính trị
76
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
ở Việt Nam có nhiều khác biệt so với nƣớc khác (nhƣ không có truyền thông tƣ nhân, xã hội dân sự kém phát triển, có nhiều tổ chức phi chính phủ từ bên ngoài vào hoạt động, các tổ chức chính trị-xã hội có tính chất gần với cơ quan nhà nƣớc hơn là tổ chức xã hội dân sự), ngƣời viết khuyến nghị xem xét lại nội dung các chỉ thị để Việt hóa Alweii. 2. Dựa trên phƣơng pháp kiến tạo chỉ số và bộ chỉ thị TAI 2.0, xây dựng thêm các chỉ số tƣơng tự nhƣ Alweii, chẳng hạn nhƣ chỉ số tiếp cận tƣ pháp hoặc chỉ số tham gia công chúng, và chỉ số tổng hợp đánh giá tiếp cận môi trƣờng. 3. Trong tƣơng lai, nếu Alweii đƣợc hoàn thiện và chứng minh khả năng ứng dụng tốt, cần áp dụng chỉ số này cho nhiều địa phƣơng, đặc biệt là các địa phƣơng thuộc các lƣu vực sông bị ô nhiễm nặng nhƣ Cầu, Nhuệ-Đáy, Đồng Nai; từ đó rút ra các bài học về quản lý môi trƣờng.
77
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Dự án CEDO Hà Nam (2009), Tổng quan về môi trường nước huyện Thanh Liêm, Hà Nam. 2. Phan Đặng Thu Hà, Nguyễn Đình Khôi, Hoàng Phi Long (2009), Đề xuất công thức kiến tạo chỉ số sử dụng hàm tích và logarit của tích, Báo cáo khoa học sinh viên, khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Đặng Thu Hiền (4/1/2008), Công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam, http://tnmthanam.gov.vn/index.php?nrehanam=News&nth_in=viewst&sid=133 4. Vũ Văn Hiếu (2001), Kiến tạo chỉ số đánh giá độ bền vững các trang trại nuôi tôm ven biển tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ khoa học Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyến Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2005), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng Việt Nam (2007), Báo cáo tổng hợp các nghiên cứu điển hình của dự án quyền tiếp cận môi trường tại Việt Nam. 7. Trịnh Thị Thanh Huyền (30/8/2007), Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ở Hà Nam, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam, http://www.tnmthanam.gov.vn/index.php?nrehanam=News&nth_in=viewst&sid=67 8. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (1948), Tuyền ngôn nhân quyền toàn thế giới, http://www.ohchr.org/EN/UDHR/Documents/UDHR_Translations/vie.pdf 9.
Vũ Thị Hồng Ngân (2008), Đánh giá tính bền vững của một số trang trại nuôi thủy sản tại thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ khoa học Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Lệ Thủy (20/1/2009), Chất lượng nguồn nước ngầm tại Hà Nam suy giảm mạnh, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam, http://tnmthanam.gov.vn/index.php?nrehanam=News&nth_in=viewst&sid=343
78
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
11. Hoàng Tuấn, Minh Nam (12/5/2009), “Đòi bồi thƣờng khi bị ô nhiễm, chứng cứ đâu? Bài học „Vedan‟”, Báo Thanh Niên, số 132 (4889). 12. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Mục tiêu và định hƣớng phát triển tổng quát kinh tế – xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2010, http://www.hanam.gov.vn/index.asp?subMenuID=163&language=tiengviet 13. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Khí hậu, thủy văn tỉnh Hà Nam, http://www.hanam.gov.vn/index.asp?newsID=512&language=tiengviet 14. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam, http://www.hanam.gov.vn/index.asp?subMenuID=108&language=tiengviet 15. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm, http://www.hanam.gov.vn/Index.asp?newsID=494&language=tiengviet
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 16. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001. http://laws.dongnai.gov.vn/2001_to_2010/2002/200201/200201070011 17. Luật Bảo vệ môi trƣờng 52/2005/QH http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/dulieu/lbvmt.htm 18. Luật Phòng chống tham nhũng 55/2005/QH-11 www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=18968&type=html&searchType=fu lltextsearch&searchText 19. Pháp lệnh số 30/2000/Pl-UBTVQH10 Bảo vệ bí mật Nhà nƣớc http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/2000/200012/200012280008 20. Pháp lệnh cán bộ công chức 01/1998/PL-UBTVQH http://www.vinhphuc.gov.vn/sonoivu/sonoivu/vbpq/PLCBCC-1998.html 21. Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi thành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng. www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=19912&type=html&searchType=fu lltextsearch&searchText= 22. Nghị định 81/2007/NĐ-CP quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn bảo vệ môi trƣờng tại cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc, http://www.monre.gov.vn/monreNet/Modules/Deed_Detail.aspx?DeedID=443
79
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
23. Nghị định của Chính phủ số 71/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trƣờng hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=14449&type=html&searchTy pe=fulltextsearch&searchText="kh%E1%BA%A9n%20c%E1%BA%A5p" 24. Quyết định số 212/2003/QĐ-TTG của Thủ tƣớng chính phủ về danh mục bí mật nhà nƣớc độ Tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=19912&type=html&searchTy pe=fulltextsearch&searchText= 25. Chỉ thị 27/2007/CT-TTg của Thủ tƣờng chính phủ về chấn chính việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=21782&type=html&searchTy pe=fulltextsearch&searchText= 26. Thông tƣ liên tịch Bộ tài nguyên và Môi trƣờng – Nội vụ 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng ở địa phƣơng http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=16473&type=html&searchTy pe=fulltextsearch&searchText="s%E1%BB%B1%20c%E1%BB%91%20m%C3%B4i %20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng 27. Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng số 600/2003/QĐ-BTNMTquy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nƣớc, http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=21152&type=html&searchTy pe=fulltextsearch&searchText= 28. Quyết định 919/2003/QĐ-BCA (A11) của Bộ trƣởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nƣớc độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=229&idmid=&ItemID=2047 29. Quy định 98/QĐ-BTNMT về quản lý công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng, http://www.monre.gov.vn/monreNet/Modules/Deed_Detail.aspx?DeedID=649 30. Quy định về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định 03/2008/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, http://www.tnmthanam.gov.vn/uploads/Laws/files/3.%20QD%2003.08%20UB.doc
80
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 31. John E.Bonine (2009), Best Practices - Access to Justice, The Access Initiative, http://www.accessinitiative.org/sites/default/files/Best%20Practices%20-%20Access% 32. Joseph Foti (2008), Lead in Our Water – A Washington, DC mystery, http://www.accessinitiative.org/blog/2008/03/lead-our-water-a-washington-dc-mystery 33. Joseph Foti et al, Voice and Choice: Opening the Door to Environmental Democracy, The World Resources Institute. http://pdf.wri.org/voice_and_choice.pdf 34. The Access Initiative (2005), TAI Version 2.0 Training Documents, www.accessinitiative.org/Training_documents/12_Case_study_Guidelines.doc 35. The Access Initiative, website cung cấp bộ chỉ thị TAI 2.0 và các nghiên cứu ban đầu tại Việt Nam và nhiều nƣớc khác. Để truy cập cần lập tài khoản tại http://reasearch/theaccessinitiative.org 36. United Nations Environment Programme for the Geneva Environment Network (2004), “Human Rights and the Environment”, Proceedings of a Geneva Environment Network roundtable, United Nations Environment Program, http://www.environmenthouse.ch/docspublications/reportsRoundtables/Human%20Righ ts%20Env%20Report.pdf 37. United Nations, Calculating the Human Development Indices http://hdr.undp.org/en/media/HDR_20072008_Tech_Note_1.pdf
LUẬT QUỐC TẾ 38. Aarhus Convention www.unece.org/env/pp/documents/cep43e.pdf 39. African Charter on Human and Peoples' Rights, art.16-26, http://www.hrcr.org/docs/Banjul/afrhr4.html 40. Additional Protocol To The American Convention On Human Rights In The Area Of Economic, Social And Cultural Rights "Protocol Of San Salvador" http://www.oas.org/juridico/English/treaties/a-52.html 41. Rio Declaration on Environment and Development, http://www.unep.org/Documents.Multilingual/Default.asp?documentid=78&articleid=1 163
81
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
42. United Nations General Assembly (1966), International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/a_cescr.htm 43. United Nations General Assembly (1966), International Covenant on Civil and Political Rights, http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/a_ccpr.htm 44. United Nations General Assembly (1946), resolution 59 (I), http://daccessdds.un.org/doc/RESOLUTION/GEN/NR0/033/10/IMG/NR003310.pdf?O penElement
82
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
PHỤ LỤC 1: CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 1. Dân chủ đại diện: dân chủ thực thi thông qua đại diện của công dân. 2. Dân chủ môi trƣờng: Dân chủ trong lĩnh vực quản lý môi trƣờng. 3. Dân chủ trực tiếp: dân chủ thực thi thông qua sự tham gia trực tiếp của công dân vào quản trị. 4. Cá nhân: thể nhân hoặc pháp nhân 5. Công chúng: bao gồm các thể nhân, pháp nhân và các hội. 6. Công chúng liên quan: bộ phận công chúng bị ảnh hƣởng, có thể bị ảnh hƣởng bởi, hoặc có liên đới lợi ích đến quá trình ra quyết định liên quan đến môi trƣờng. Các tổ chức phi chính phủ đƣợc pháp luật công nhận và vận động bảo vệ môi trƣờng đƣợc coi là có lợi ích liên đới. 7. Chính quyền/nhà chức trách: (a) Chính phủ cấp quốc gia hoặc cấp địa phƣơng. (b) Thể nhân hoặc pháp nhân thực thi chức năng hành chính công theo luật định, trong đó có các nhiệm vụ, hoạt động và dịch vụ liên quan đến môi trƣờng. (c) Thể nhân hoặc pháp nhân thực thi chức năng công hoặc cung cấp dịch vụ công dƣới sự kiểm soát của cơ quan hoặc cá nhân xác định ở mục (a) hoặc mục (b). 8. Thông tin môi trƣờng: thông tin ở dạng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, điện tử và các dạng vật chất khác về: (a) Tình trạng của các thành phần của môi trƣờng, bao gồm không khí, nƣớc, thổ nhƣỡng, đất đai, cảnh quan, đa dạng sinh học và các thành phần của nó, kể cả sinh vật biến đổi gen; và sự tƣơng tác giữa các thành phần ấy. (b) Các yếu tố vật chất và năng lƣợng; các chính sách, kế hoạch, hoạt động, khế ƣớc hay hiệp định, văn bản pháp quy - ảnh hƣởng hoặc có khả năng ảnh hƣởng đến các thành phần môi trƣờng liệt kê trong mục (a); các phân tích và các giả định đƣợc sử dụng trong quá trình ra quyết định liên quan đến môi trƣờng.
83
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
(c) Sức khỏe, sự an toàn, điều kiện sống của con ngƣời, các sản phẩm văn hóa và các cấu trúc nhân tạo bị ảnh hƣởng hoặc có thể bị ảnh hƣởng bởi các thành phần môi trƣờng hoặc bởi các yếu tố, chính sách, hoạt động, khế ƣớc/hiệp định và văn bản đề cập ở mục (b). 9. Tiếp cận: quyền hoặc khả năng thu đƣợc hoặc sử dụng đối tƣợng nhất định. Trong khóa luận này, tiếp cận đƣợc hiểu là tiếp cận môi trƣờng. 10. Tiếp cận môi trƣờng: khả năng thu thập hoặc sử dụng thông tin môi trƣờng, tham gia quá trình ra quyết định môi trƣờng, và các tiếp cận tƣ pháp. 11. Tiếp cận thông tin: khả năng của công chúng trong việc thu thập hoặc sử dụng thông tin môi trƣờng do chính quyền nắm giữ. 12. Tiếp cận tƣ pháp: khả năng của công chúng đƣợc cơ quan trọng tài chính thức, bao gồm tòa án tƣ pháp, các cơ quan phân xử hành pháp hoặc lập pháp và các dạng khác đƣợc pháp luật công nhận, giải quyết tranh chấp về tiếp cận thông tin và vấn đề tham gia của công chúng trong quyết định môi trƣờng, hoặc khắc phục các thiệt hại môi trƣờng. 13. Tổ chức xã hội dân sự: tổ chức không thuộc khu vực tƣ nhân (khu vực lợi nhuận) và nhà nƣớc bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng và các tổ chức dựa vào cộng đồng. 14. Quyền đƣợc xét xử: quyền pháp lý đƣợc đệ trình yêu cầu trƣớc một cơ quan trọng tài chính thức. 15. Quyết định môi trƣờng hay quyết định liên quan đến môi trƣờng: quyết định của chính quyền mà ảnh hƣởng hoặc có khả năng ảnh hƣởng đến các đối tƣợng liệt kê ở mục 6.
84
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÙNG NGHIÊN CỨU Ảnh do tác giả chụp , tháng 3/2008
Ảnh 1: Nước mương bẩn ở xã Thanh Hà, màu đen, bốc mùi, có nhiều ốc bươu vàng và bèo, không thấy cá.
Ảnh 2: Sắt trong nước máy ở Liêm Tuyền bị oxy hóa tọa thành các vết màu vàng đỏ trên tường
85
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Ảnh 3: Dụng cụ làm bún nhà anh Hoàng Văn Lượng, thôn Bích Trì, Liêm Tuyền. Nghề làm bún là một trong số các nghề thủ công chủ lực ở Liêm Tuyền
Ảnh 4: Người viết cùng bà Tạ Thị Thuận, chủ một cơ sở thêu xuất khẩu thôn Thanh Hòa, xã Thanh Hà. Bà Thuận cho biết ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến nghề thêu.
86
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
PHỤ LỤC 3: PHIẾU LẤY Ý KIẾN 1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có thƣờng kì tổ chức khảo sát đánh giá môi trƣờng nƣớc trên địa bàn huyện không? a. Ít nhất 2 lần một năm b. Mỗi năm một lần c. Có thu thập thông tin nhƣng không định kì d. Chƣa bao giờ Ý kiến riêng:……………………………………………………………………. 2. Tình hình chia sẻ thông tin về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc giữa tỉnh Hà Nam và Hà Nội? a. không bao giờ hoặc chia sẻ không đáng kể b. thông tin đƣợc chia sẻ nhƣng chỉ khi có yêu cầu c. thông tin đƣợc chủ động chia sẻ thƣờng xuyên theo một cơ chế thích hợp Ý kiến riêng: …………………………………………………………………….. 3. Yêu cầu thông tin về môi trƣờng nƣớc từ ngƣời dân đƣợc đáp ứng ở mức nào? a. Chính quyền huyện hoặc tỉnh cung cấp đầy đủ thông tin về: (1) chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, (2) các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, (3) các tác hại đến sức khỏe nếu có, (4) các chính sách và hành động của chính quyền để giải quyết vấn đề. Thông tin đƣợc trình bày dễ hiểu. b. Cung cấp thông tin không đầy đủ bốn nội dung trên c. Yêu cầu thông tin hiếm khi hoặc không đƣợc trả lời. Ý kiến riêng: ……………………………………………………………………… 4. Cơ quan môi trƣờng có cố gắng làm cho các thông tin môi trƣờng trở nên dễ hiểu đối với cộng đồng không? a. Có b. Không Ý kiến riêng: ………………………………………………………………………… 5. Để lấy đƣợc thông tin về môi trƣờng nƣớc từ cơ quan môi trƣờng của tỉnh hoặc huyện, ngƣời dân: a. Lấy thông tin miễn phí b. Nộp lệ phí dƣới 10.000 đồng
87
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
c. Nộp lệ phí trên 10.000 đồng Ý kiến riêng:………………………………………………………………………….. 6. Thông tin về môi trƣờng nƣớc đƣợc cung cấp cho ngƣời dân qua: (có thể chọn nhiều phương án) a. Đề đạt trực tiếp tại cơ quan quản lý môi trƣờng b. Họp chính quyền và dân c. Điện thoại d. Email/website e. Đài phát thanh, truyền hình, báo Ý kiến riêng: …………………………………………………………………………. 7. Chính quyền có cơ chế tăng cƣờng cung cấp thông tin cho phụ nữ trên địa bàn? a. Có, thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ tổ chức họp mặt, lớp tập huấn, và các hoạt động của Hội phụ nữ. b. Có chính sách ƣu tiên cung cấp thông tin cho phụ nữ nhƣng không có hoạt động cụ thể c. Không có chính sách ƣu tiên cung cấp thông tin cho phụ nữ Ý kiến riêng: ………………………………………………………………………. 8. Chính quyền có cơ chế tăng cƣờng cung cấp thông tin cho ngƣời nghèo trên địa bàn? a. Có, thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ tổ chức họp mặt, lớp tập huấn, và các hoạt động khác. b. Có chính sách ƣu tiên cung cấp thông tin cho ngƣời nghèo nhƣng không có hoạt động cụ thể c. Không có chính sách ƣu tiên cung cấp thông tin cho ngƣời nghèo. d. Trên địa bàn không có ngƣời nghèo. Ý kiến riêng:……………………………………………………………………….. 9. Trong tình huống khẩn cấp (ví dụ nƣớc bị nhiễm độc hoặc mầm bệnh có khả năng gây bùng phát dịch), chính quyền: a. Thông báo kịp thời cho ngƣời dân về mối đe dọa, cách phòng tránh và các biện pháp xử lý của chính quyền b. Thông báo kịp thời nhƣng không đủ các nội dung trên c. Thông báo không kịp thời d. Không thông báo e. Trên địa bàn chƣa bao giờ xảy ra tình huống khẩn cấp.
88
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Ý kiến riêng:……………………………………………………………………….. 10. Thông tin quan trắc môi trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn: a. Đƣợc thông báo cho ngƣời dân trong vòng một tháng sau khi hoàn thành báo cáo quan trắc b. Đƣợc thông báo cho ngƣời dân nhƣng muộn hơn một tháng sau khi hoàn thành báo cáo quan trắc c. Không đƣợc thông báo cho ngƣời dân d. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh nào trên địa bàn phải quan trắc môi trƣờng Ý kiến riêng:………………………………………………………………………….. 11. Trong 3 năm trở lại đây, cán bộ, nhân viên Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh và phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện có đƣợc tập huấn hoặc cung cấp bản hƣớng dẫn về cung cấp thông tin cho ngƣời dân và báo chí không? a. Tất cả cán bộ và nhân viên đều đƣợc tập huấn hoặc cung cấp bản hƣớng dẫn b. Chỉ một số cán bộ đƣợc tập huấn hoặc cung cấp bản hƣớng dẫn c. Không ai đƣợc tập huấn hay đƣợc cung cấp bản hƣớng dẫn Ý kiến riêng:………………………………………………………………………….. 12. Trong 3 năm trở lại đây, cán bộ, nhân viên Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh và phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện có đƣợc tập huấn hoặc cung cấp bản hƣớng dẫn về môi trƣờng không? a. Tất cả cán bộ và nhân viên đều đƣợc tập huấn hoặc cung cấp bản hƣớng dẫn b. Chỉ một số cán bộ đƣợc tập huấn hoặc cung cấp bản hƣớng dẫn c. Không ai đƣợc tập huấn hay đƣợc cung cấp bản hƣớng dẫn Ý kiến riêng: ………………………………………………………………………… 13. Nội dung tập huấn hoặc hƣớng dẫn (nếu có) có nội dung riêng về lƣu vực sông Nhuệ Đáy không? a. Có b. Không Ý kiến riêng: ………………………………………………………………………. 14. Kinh phí cho việc thu thập và cung cấp thông tin môi trƣờng của Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh và các phòng Tài nguyên Môi trƣờng trên địa bàn: a. Dồi dào b. Vừa đủ để thực hiện trách nhiệm luật định
89
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
c. Thiếu Ý kiến riêng:………………………………………………………………………… 15. Ngƣời dân có đƣợc hƣớng dẫn các cách thức để lấy thông tin môi trƣờng nƣớc từ cơ quan có trách nhiệm? a. Hƣớng dẫn rõ ràng, chi tiết b. Hƣớng dẫn chung chung, sơ sài c. Không hƣớng dẫn Ý kiến riêng:………………………………………………………………………… 16. Ngƣời dân có đƣợc hƣớng dẫn các cách thức để lấy thông tin quan trắc môi trƣờng nƣớc của các cơ sở sản xuất kinh doanh? a. Hƣớng dẫn rõ ràng, chi tiết b. Hƣớng dẫn chung chung, sơ sài c. Không hƣớng dẫn Ý kiến riêng: ……………………………………………………………………….. 17. Dựa trên các thông tin môi trƣờng có đƣợc (có thể chọn nhiều phƣơng án) a. Chính quyền điều chỉnh kế hoạch và chính sách b. Các cơ sở sản xuất kinh doanh điều chỉnh kế hoạch hoạt động c. Ngƣời dân điều chỉnh hoạt động sinh hoạt Ý kiến riêng:………………………………………………………………………….. 18. Nhìn chung trong thực tế, cán bộ nhân viên của cơ quan Quản lý môi trƣờng địa phƣơng cung cấp thông tin môi trƣờng nƣớc cho ngƣời dân tốt ở mức độ nào? a. Tốt b. Trung bình c. Kém Ý kiến riêng: …………………………………………………………………………. 19. Đề nghị cho biết tên các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội (ví dụ: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, .... và các tổ chức phi chính phủ) hoạt động trên địa bàn huyện thúc đẩy việc cung cấp thông tin cho ngƣời dân. a. Tên các hội chủ động, tích cực giúp đỡ bằng các hoạt động cụ thể: ………………………………………………………………………………………
90
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
b. Tên các hội giúp đỡ khi có yêu cầu từ phía ngƣời dân: ……………………………………………………………………………………………… c. Tên các hội hiếm khi giúp hoặc không giúp: ……………………………………………………………………………………………… Ý kiến riêng:………………………………………………………………………… 20. Đề nghị ông / bà cho biết tên và địa chỉ để Ban Phản biện Xã Hội của Hội Bảo vệ TN và MT tiện liên hệ về sau: Họ và tên:…………………………………………………………………………… Cơ quan công tác:…………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… Số Điện thoại:……………………………………………………………………..
91
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH NGƢỜI ĐƢỢC THAM KHẢO Ý KIẾN PHIẾU LẤY Ý KIẾN Họ tên
Đơn vị
Trịnh Thị Thanh Huyền Lê Thị Vân
Phòng Tổng hợp, Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo Vũ Văn Sơn Lê Phƣơng Thu Đỗ Thu Hòa Nguyễn Thị Hƣờng
Nguyễn Thị Ngọc Diễm
Nguyễn Thị Hà Thái Đinh Thị Huệ Nguyễn Thị Vân
Phòng Kiểm soát ô nhiếm, Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trƣờng, Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam Trung tâm Thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam Trung tâm Thông tin Quan trắc Phân tích Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, huyện Thanh Liêm
Đới Thị Khánh Hà Nguyễn Minh Thọ
Dự án Phát triển bền vững dựa vào cộng đồng khu vực ven đô, văn phòng Hà Nam
Nguyễn Sĩ Tuân Nguyễn Thị Lam Lê Mạnh Anh Ngô Xuân Phúc
Cán bộ xã Thanh Tuyền Cán bộ xã Thanh Hà
92
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Lê Việt Từ Hoàng Đức Hiền Hà Thị Bích
Cán bộ xã Liêm Tuyền
Trần Văn Chiến Nguyễn Thị Hiền
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thanh Tuyền
Lại Đức Thành
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thanh Hà
Tạ Thị Thuận
Ngƣời dân xã Thanh Hà
Hoàng Văn Lƣợng
Ngƣời dân xã Liêm Tuyền
PHỎNG VẤN Họ tên Trịnh Thanh Huyền
Nguyễn Thị Hà Thái
Đơn vị Phòng Tổng hợp, Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam Trung tâm Thông tin Quan trắc Phân tích Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam
Trịnh Thị Thanh Huyền Lê Thị Vân Nguyễn Thị Phƣơng Thảo Lê Phƣơng Thu Đỗ Thu Hòa
Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Hà Nam (phỏng vấn tập thể)
Nguyễn Thị Hƣờng Nguyễn Thị Ngọc Diễm Nguyễn Thị Hà Thái Tạ Thị Thuận
Ngƣời dân xã Thanh Hà
Hoàng Văn Lƣợng
Ngƣời dân xã Liêm Tuyền
Nguyễn Minh Thọ
Dự án phát triển bền vững dựa vào cộng đồng khu vực ven đô (CEDO), văn phòng Hà Nam
93
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
PHỤ LỤC 5: BỘ CHỈ THỊ TAI 2.0 Chủ đề: LUẬT
Tiếp cận thông tin
Sự tham gia của công chúng
Tiếp cận tƣ pháp
Xây dựng năng lực
Chủ đề phụ: Luật chung: Phạm vi và chất lƣợng của sự tiếp cận 1. Những đảm bảo của hiến pháp về quyền đƣợc hƣởng một môi trƣờng trong sạch và/hoặc an toàn rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 2. Những đảm bảo của hiến pháp về quyền đƣợc tiếp cận thông tin tại các đơn vị công rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 3. Những đảm bảo của hiến pháp về quyền của công chúng trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định của các cấp chính quyền rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 4. Những đảm bảo của hiến pháp về quyền tiếp cận tƣ pháp, bao gồm bồi thƣờng thiệt hại và khắc phục hậu quả rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 5. Những đảm bảo của hiến pháp về quyền tự do ngôn luận rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 6. Những đảm bảo của hiến pháp về quyền tự do lập hội rõ ràng và đầy đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM Tiếp cận thông tin 7. Khung pháp luật hoàn thiện ở mức độ nào trong việc hỗ trợ công chúng và các tổ chức xã hội dân sự tiếp cận rộng rãi thông tin của chính phủ ? TRỌNG TÂM 8. Pháp luật bảo vệ công chức nhà nƣớc ở mức độ nào khi họ cung cấp thông tin cho công chúng về tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan công quyền hoặc nhằm bảo vệ lợi ích công cộng? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Luật chung: Những giới hạn về tiếp cận 9. Phạm vi các thông tin mật đƣợc giới hạn và xác định rõ nhƣ thế nào? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Luật đặc thù: Phạm vi và chất lƣợng tiếp cận 10. Pháp luật hỗ trợ ở mức độ nào việc công chúng đƣợc quyền tiếp cận thông tin một cách toàn diện về lĩnh vực môi trƣờng (nƣớc, không khí, rừng, v.v) liên quan trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM 11. Pháp luật yêu cầu cơ quan nhà nƣớc thu thập hoặc báo cáo thƣờng xuyên và đa dạng loại thông tin liên quan ở mức độ nào? TRỌNG TÂM
94
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
12. Pháp luật yêu cầu một cơ quan nhà nƣớc ở mức độ nào việc phổ biến công khai tất cả các thông tin đã thu thập hoặc báo cáo của dạng thông tin đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Luật đặc thù: Những giới hạn 13. Những giới hạn về yêu cầu bảo mật đối với dạng thông tin đang nghiên cứu rõ ràng và chặt chẽ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Xây dựng năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc 14. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý dạng thông tin đang nghiên cứu trong việc xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân viên về quyền tiếp cận thông tin? TRỌNG TÂM 15. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý dạng thông tin đang nghiên cứu trong việc xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân viên về môi trƣờng? TRỌNG TÂM 16. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý dạng thông tin đang nghiên cứu trong việc duy trì cơ sở vật chất cần thiết giúp công chúng tiếp cận thông tin? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Xây dựng năng lực cho công chúng 17. Pháp luật yêu cầu chính phủ hỗ trợ kỹ thuật, hƣớng dẫn hoặc đào tạo công chúng về cách thức tiếp cận và sử dụng dạng thông tin đang nghiên cứu ở mức độ nào? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Xây dựng năng lực đối với các cơ quan cấp địa phƣơng 18. Pháp luật yêu cầu chính phủ xây dựng năng lực cho các cấp chính quyền địa phƣơng nhằm tạo quyền tiếp cận dạng thông tin đang nghiên cứu ở mức độ nào? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Tính kịp thời 19. Pháp luật xây dựng rõ ràng nhƣ thế nào một lộ trình hợp lý để các cơ quan có trách nhiệm phải tiến hành cung cấp dạng thông tin đang nghiên cứu cho công chúng? TRỌNG TÂM
Chủ đề: CÁC CHỈ THỊ NỖ LỰC
Truy cập sử dụng thông tin Chủ đề phụ : Phạm vi và chất lƣợng tiếp cận 20. Hệ thống thu thập dữ liệu và quản lý tổng hợp dạng thông tin đang nghiên cứu tồn tại ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 21. Cơ quan hoặc hệ thống tạo ra và/hoặc thu thập thông tin ở mức độ nào về lĩnh vực môi trƣờng (nƣớc, không khí, rừng, v.v) liên quan trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM
95
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
22. Các hệ thống giám sát và/hoặc chế tài đối với việc không tuân thủ nhằm bảo đảm việc một cơ quan thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đang có ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 23. Việc đáp ứng các yêu cầu thông tin đầy đủ, thích hợp và chính xác ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM 24. Các thông tin phổ biến cho công chúng đã đầy đủ, thích hợp và chính xác ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Chi phí và khả năng chi trả 25. Công chúng có thể tiếp cận thông tin miễn phí hoặc với chi phí thấp ở mức độ nào? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Tính công bằng và bình đẳng 26. Những nỗ lực cung cấp thông tin rộng rãi cho các bên liên quan mang tính toàn diện và có kế hoạch ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? 27. Cơ quan có trách nhiệm đã thực hiện nỗ lực ở mức độ nào nhằm phổ biến thông tin cho các thành phần yếu thế trong xã hội (bao gồm: phụ nữ, ngƣời nghèo và dân tộc thiểu số, v.v.) trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Tính kịp thời 28. Chính phủ tạo ra/thu thập loại hình thông tin nghiên cứu một cách thƣờng xuyên và kịp thời ở mức độ nào? 29. Chính phủ phổ biến loại hình thông tin nghiên cứu với mức độ kịp thời nhƣ thế nào? TRỌNG TÂM 30. Các yêu cầu thông tin trong trƣờng hợp nghiên cứu đƣợc đáp ứng nhanh ở mức độ nào? Chủ đề phụ: Các kênh tiếp cận 31. Mọi thông tin liên quan trong trƣờng hợp nghiên cứu có thể đƣợc tìm thấy ở mức độ nào tại các đầu mối khác nhau, ở các khu vực khác nhau? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc 32. Cơ quan quản lý loại hình thông tin đang nghiên cứu yêu cầu nhân viên có trách nhiệm rõ ràng ở mức nào trong việc phổ biến thông tin và đáp ứng các yêu cầu? 33. Nhân viên trong cơ quan quản lý loại hình thông tin đang nghiên cứu đƣợc hƣớng dẫn hoặc đào tạo thƣờng xuyên ở mức độ nào về tiếp cận thông tin trong 3 năm vừa qua? TRỌNG TÂM 34. Nhân viên trong cơ quan quản lý loại hình thông tin đang nghiên cứu đƣợc hƣớng dẫn hoặc đào tạo về môi trƣờng thƣờng xuyên ở mức độ nào trong 3 năm vừa qua? TRỌNG TÂM 35. Việc phân bổ ngân sách nhà nƣớc cho việc hỗ trợ thu thập và phổ biến loại hình thông tin đang nghiên cứu đầy đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan địa phƣơng
96
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
36. Các công chức nhà nƣớc cấp địa phƣơng có liên quan đƣợc hƣớng dẫn và đào tạo thƣờng xuyên ở mức độ nào về tiếp cận loại hình thông tin nghiên cứu trong 3 năm vừa qua? Chủ đề phụ: Nâng cao năng lực cho công chúng 37. Những hƣớng dẫn cho công chúng cách thu thập loại hình thông tin đang nghiên cứu rõ ràng và thuận tiện ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 38. Những hoạt động nâng cao năng lực cho công chúng về loại hình thông tin đang nghiên cứu đƣợc thực hiện thƣờng xuyên ở mức độ nào trong 3 năm vừa qua?
Chủ đề: CÁC CHỈ THỊ HIỆU QUẢ
Truy cập sử dụng thông tin Chủ đề phụ: Các tác động của luật và những nỗ lực của chính phủ 39. Các thông tin liên quan trong trƣờng hợp đang nghiên cứu đến với công chúng kịp thời ở mức độ nào? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Các kết quả từ việc cho phép tiếp cận 40. Sự lựa chọn và hành vi cá nhân đã thay đổi ở mức độ nào do đƣợc tiếp cận thông tin? 41. Thông tin đã dẫn đến những hành động thận trọng ở mức độ nào nhằm tránh hoặc giảm các tác động tiêu cực đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc 42. Các nhân viên/công chức đã thực hiện trách nhiệm cung cấp và quản lý thông tin của mình tốt ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM Chủ đề phụ: Nâng cao năng lực cho công chúng 43. Trong trƣờng hợp đang nghiên cứu, các bên liên quan đã có những kỹ năng và kiến thức ở mức độ nào để thu đƣợc những thông tin cần thiết? Chủ đề phụ: Nâng cao năng lực đối với các cơ quan địa phƣơng 44. Trong trƣờng hợp đang nghiên cứu, các cơ quan nhà nƣớc cấp địa phƣơng đã hỗ trợ việc tiếp cận thông tin ở mức độ nào? Chủ đề phụ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan truyền thông 45. Trong trƣờng hợp đang nghiên cứu, sự tham gia của các cơ quan truyền thông đã hỗ trợ việc tiếp cận thông tin ở mức độ nào? Chủ đề phụ: Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự
97
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
46. Trong trƣờng hợp đang nghiên cứu, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự đã hỗ trợ việc tiếp cận thông tin ở mức độ nào? TRỌNG TÂM
Chủ đề : LUẬT
Sự tham gia của công chúng 47. Pháp luật hỗ trợ sự tham gia rộng rãi của công chúng và các tổ chức xã hội dân sự ở mức độ nào trong quá trình ra quyết định của các cơ quan hành chính và hành pháp? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Luật chung: Những giới hạn về tiếp cận 48. Phạm vi của các quyết định “kín" có ảnh hƣởng đến môi trƣờng đƣợc giới hạn và xác định rõ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 49. Ở mức độ nào “công chúng” có thể tham gia vào quá trình ra các quyết định đƣợc xác định là có liên quan đến lợi ích của các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự ? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Luật cụ thể: Phạm vi và chất lƣợng tiếp cận 50. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào việc các cơ quan nhà nƣớc cung cấp các thông tin liên quan cho công chúng về dự kiến ban đầu của quá trình ra quyết định trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM 51. Pháp luật yêu cầu chính phủ tạo cơ hội cho công chúng tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan trƣờng hợp đang nghiên cứu ở mức độ nào? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Luật cụ thể: Những giới hạn 52. Những giới hạn về yêu cầu bảo mật thông tin liên quan về quá trình ra quyết định trong trƣờng hợp đang nghiên cứu rõ ràng và chặt chẽ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực đối với các cơ quan nhà nƣớc 53. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào cơ quan có trách nhiệm ra quyết định liên quan thực hiện việc xây dựng năng lực cho nhân viên về vấn đề tham gia của công chúng ? TRỌNG TÂM 54. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào cơ quan có trách nhiệm ra quyết định liên quan xây dựng năng lực cho nhân viên về môi trƣờng ? 55. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào cơ quan có trách nhiệm ra quyết định liên quan duy trì cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ sự tham gia của công chúng ? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho công chúng 56. Pháp luật yêu cầu chính phủ ở mức độ nào về hỗ trợ kỹ thuật, hƣớng dẫn hoặc đào tạo công chúng về sự tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan? TRỌNG TÂM
98
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
57. Pháp luật yêu cầu chính phủ ở mức độ nào về hƣớng dẫn và đào tạo công chúng về ảnh hƣởng của những quyết định đƣợc ban hành đối với môi trƣờng ? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực đối với các cơ quan cấp địa phƣơng 58. Pháp luật yêu cầu chính phủ xây dựng năng lực cho các cấp chính quyền địa phƣơng về việc tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan ở mức độ nào? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Tính kịp thời 59. Pháp luật xây dựng rõ ràng ở mức độ nào khung thời gian hợp lý cho sự tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan? TRỌNG TÂM
Chủ đề: CÁC CHỈ THỊ VỀ NỖ LỰC
Sự tham gia của công chúng TIỂU ĐỀ: Phạm vi và chất lƣợng tiếp cận 60. Cơ quan có trách nhiệm cho phép công chúng tiếp cận và cung cấp thông tin rõ ràng về các quá trình ra quyết định của mình ở mức độ nào, kể cả về các cơ hội tham gia của họ? TRỌNG TÂM 61. Hệ thống giám sát và/hoặc chế tài đối với việc không tuân thủ nhằm đảm bảo cho cơ quan thực hiện các nghĩa vụ của mình về hỗ trợ quá trình tham gia của công chúng đang có ở mức độ nào? 62. Cơ quan phụ trách đã cung cấp ở mức độ nào cho công chúng các thông tin liên quan đến các phƣơng án quyết định và những tác động đến môi trƣờng và sức khoẻ trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM 63. Cơ quan phụ trách đã tổ chức ở mức độ nào các buổi làm việc có sự tham gia của công chúng ở tất cả các giai đoạn của quá trình ra quyết định trong trƣờng hợp đang nghiên cứu ? TRỌNG TÂM 64. Cơ quan đã tổ chức ở mức độ nào các buổi tham vấn nhằm chủ động thu hút và nắm bắt những ý kiến dóng góp của công chúng trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TIỂU ĐỀ: Chi phí và khả năng chi trả 65. Cơ quan phụ trách duy trì chi phí tham gia thấp ở mức độ nào cho các đối tƣợng tham gia trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Tính công bằng và bình đẳng 66. Những nỗ lực của cơ quan phụ trách toàn diện và có kế hoạch ở mức độ nào nhằm thu hút sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? 67. Cơ quan phụ trách đã thực hiện nỗ lực ở mức độ nào nhằm thu hút thành phần yếu thế (bao gồm phụ nữ, ngƣời nghèo và dân tộc thiểu số, v.v.) tham gia vào quá trình ra quyết định trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM
99
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
TIỂU ĐỀ: Tính kịp thời 68. Sự thông báo về việc bắt đầu các giai đoạn của quá trình ra quyết định có dành đủ thời gian hợp lý để đảm bảo sự tham gia hiệu quả của công chúng không? CORE 69. Khoảng thời gian của mỗi đợt tham khảo ý kiến công chúng trong trƣờng hợp đang nghiên cứu hợp lý ở mức độ nào? TIỂU ĐỀ: Các kênh tiếp cận 70. Cơ quan phụ trách duy trì tốt ở mức độ nào nơi đăng ký những quyết định đã ban hành và đang tồn đọng mà công chúng có thể tiếp cận? TRỌNG TÂM 71. Cơ quan phụ trách duy trì tốt ở mức độ nào nơi đăng ký những tài liệu hỗ trợ liên quan đến các quyết định mà công chúng có thể tiếp cận? 72. Trong trƣờng hợp đang nghiên cứu, những hồ sơ về các quyết định và quá trình đƣa ra quyết định đã giúp công chúng cập nhật ở mức độ nào về tình hình ra quyết định ấy, những quyết định liên quan khác, cũng nhƣ những quyết định và sự tham vấn sắp tới? 73. Các tài liệu hỗ trợ liên quan sẵn có ở mức độ nào tại các nơi đăng ký công cộng trong quá trình ra quyết định liên quan? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc 74. Cơ quan chủ trì thực hiện quá trình ra quyết định liên quan đã yêu cầu nhân viên có trách nhiệm rõ ràng ở mức nào về sự tham gia của công chúng? 75. Việc hƣớng dẫn hoặc đào tạo về vấn đề tham gia của công chúng cho các công chức trong cơ quan chủ trì thực hiện quá trình ra quyết định liên quan đƣợc thực hiện thƣờng xuyên ở mức độ nào trong 3 năm vừa qua? (s) TRỌNG TÂM 76. Việc hƣớng dẫn hoặc đào tạo về môi trƣờng cho các công chức trong cơ quan chủ trì thực hiện quá trình ra quyết định liên quan đƣợc thực hiện thƣờng xuyên ở mức độ nào trong 3 năm vừa qua? TRỌNG TÂM 77. Việc phân bổ ngân sách nhà nƣớc nhằm hỗ trợ có hiệu quả sự tham gia của công chúng vào quá trình ra quyết định liên quan đầy đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan địa phƣơng 78. Các công chức nhà nƣớc cấp địa phƣơng đƣợc hƣớng dẫn và đào tạo thƣờng xuyên ở mức độ nào về sự tham gia của công chúng vào quá trình ra quyết định liên quan trong 3 năm vừa qua? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho công chúng 79. Những hƣớng dẫn cho công chúng về cách tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan rõ ràng và dễ tiếp cận ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 80. Những hoạt động nâng cao năng lực cho công chúng để tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên ở mức độ nào trong 3 năm vừa qua?
100
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Chủ đề: CÁC CHỈ THỊ VỀ HIỆU QUẢ
Sự tham gia của công chúng TIỂU ĐỀ: Các tác động của luật và những nỗ lực của chính phủ 81. Hồ sơ công cộng đƣợc lƣu giữ ở dạng dễ tiếp cận, với các chi tiết về các ý kiến đóng góp, những ý kiến đƣợc tiếp thu trong quyết định liên quan và những lý do bác bỏ các ý kiến đóng góp đang có ở mức độ nào ? TRỌNG TÂM 82. Công chúng đã nhận đƣợc thông tin kịp thời ở mức độ nào về việc từ chối tiếp thu ý kiến đóng góp trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Các kết quả từ việc cho phép tiếp cận 83. Các ý kiến đầu vào trong trƣờng hợp nghiên cứu có phạm vi rộng ở mức độ nào? 84. Sự tham gia của công chúng ảnh hƣởng ở mức độ nào đến quyết định cuối cùng trong trƣờng hợp đang nghiên cứu ? TRỌNG TÂM 85. Quyết định cuối cùng mang tính bảo vệ môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời nhiều hơn ở mức độ nào so với quyết định sơ bộ ban đầu trong trƣờng hợp đang nghiên cứu ? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc 86. Nhân viên/công chức thực hiện trách nhiệm tham gia của mình ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu ? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho công chúng 87. Trong trƣờng hợp đang nghiên cứu, các bên liên quan đã có những kỹ năng và kiến thức cần thiết ở mức độ nào để tham gia một cách hiệu quả? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực đối với các cơ quan địa phƣơng 88. Các cơ quan nhà nƣớc cấp địa phƣơng đã hỗ trợ sự tham gia của công chúng ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan truyền thông 89. Sự tham gia của các cơ quan truyền thông đã hỗ trợ sự tham gia của công chúng ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội 90. Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự đã hỗ trợ sự tham gia của công chúng ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM
Chủ đề:: LUẬT
101
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Quyền tiếp cận tƣ pháp 91. Pháp luật hỗ trợ rộng rãi công chúng và các tổ chức xã hội dân sự về quyền đƣợc hƣởng bồi thƣờng thiệt hại và khắc phục hậu quả tốt ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 92. Hệ thống pháp luật công nhận trách nhiệm pháp lý đối với những thiệt hại về môi trƣờng ở mức độ nào? TIỂU ĐỀ: Luật chung: Những giới hạn về quyền sử dụng tƣ pháp 93. Phạm vi các cơ quan nhà nƣớc đƣợc miễn tố đối với các vụ khiếu kiện đòi bồi thƣờng đƣợc giới hạn về số lƣợng và xác định rõ nhƣ thế nào? TRỌNG TÂM 94. Tƣ cách khiếu kiện đƣợc xác định ở mức độ nào để bất kỳ cá nhân hay tổ chức xã hội dân sự nào có liên quan đều có thể tham gia? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Luật cụ thể: Phạm vi và chất lƣợng về quyền sử dụng tƣ pháp 95. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào một toà án để xét xử vụ khiếu kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại liên quan và ra quyết định? TRỌNG TÂM 96. Ở mức độ nào pháp luật cho phép một bên đƣơng sự yêu cầu xem xét lại vụ khiếu kiện liên quan hoặc yêu cầu một đơn vị độc lập có quyền lực giúp đỡ nhằm đảo ngƣợc quyết định? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Luật cụ thể: Những giới hạn 97. Những giới hạn về yêu cầu bảo mật thông tin liên quan đến vụ khiếu kiện bồi thƣờng đang nghiên cứu rõ ràng và chặt chẽ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc 98. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào toà án liên quan phải xây dựng năng lực cho các thành viên về quyền tiếp cận tƣ pháp ? TRỌNG TÂM 99. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào toà án liên quan xây dựng năng lực cho các thành viên về môi trƣờng ? 100. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào toà án liên quan duy trì cơ sở vật chất cần thiết nhằm đáp ứng quyền đƣợc hƣởng bồi thƣờng thiệt hại và khắc phục hậu quả ? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho công chúng 101. Pháp luật yêu cầu chính phủ hỗ trợ kỹ thuật, hƣớng dẫn hoặc đào tạo công chúng về cách sử dụng toà án liên quan ở mức độ nào? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực đối với các cơ quan cấp địa phƣơng
102
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
102. Pháp luật yêu cầu chính phủ xây dựng năng lực cho các công chức nhà nƣớc cấp địa phƣơng ở mức độ nào nhằm giúp họ hiểu biết và hỗ trợ quyền công dân trong khuôn khổ hệ thống tƣ pháp? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Tính kịp thời 103. Pháp luật xây dựng khung thời gian hợp lý cho những quyết định của toà án rõ ràng ở mức độ nào? TRỌNG TÂM
Chủ đề:: CÁC CHỈ THỊ VỀ NỖ LỰC
Quyền sử dụng tƣ pháp TIỂU ĐỀ: Phạm vi và chất lƣợng tiếp cận 104. Có hiện diện một toà án đủ khả năng giải quyết loại khiếu kiện bồi thƣờng đang nghiên cứu không? 105. Những chuẩn mực, quy định hoặc chính sách chính thức nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan và công bằng của toà án mạnh ở mức độ nào ? TRỌNG TÂM 106. Công chúng đƣợc tiếp cận rộng rãi ở mức độ nào những thông tin liên quan đến nguyên tắc tố tụng và các vụ khiếu kiện bồi thƣờng do toà án giải quyết? 107. Một tổ chức độc lập do công chúng tài trợ có khả năng trả bồi thƣờng ở mức độ nào đối với vụ khiếu kiện bồi thƣờng đang nghiên cứu ? 108. Toà án đã độc lập và khách quan ở mức độ nào trong trƣờng hợp nghiên cứu ? TRỌNG TÂM 109. Cả hai bên có thể tiếp cận thông tin và tiến hành tìm cứ liệu ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu ? TRỌNG TÂM 110. Quá trình này minh bạch ở mức độ nào đối với công chúng trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM 111. Toà án đã xem xét ở mức độ nào tất cả những quy định của pháp luật và thực tiễn pháp lý, bao gồm những dữ liệu khoa học và kỹ thuật liên quan đến trƣờng hợp đang nghiên cứu? TIỂU ĐỀ: Chi phí và khả năng chi trả 112. Toà án duy trì chi phí thực hiện khiếu kiện bồi thƣờng thấp ở mức độ nào cho các bên trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Tính công bằng và bình đẳng 113. Những nỗ lực của toà án toàn diện và có kế hoạch ở mức độ nào để tạo điều kiện cho các bên liên quan tiếp cận đƣợc toà án trong trƣờng hợp đang nghiên cứu?
103
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
114. Toà án đã thực hiện tốt ở mức độ nào các bƣớc tạo điều kiện tiếp cận toà án đối với các thành phần yếu thế (bao gồm phụ nữ, ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số, v.v.) trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM 115. Việc thiếu tính tự nguyện đã ngăn cản ở mức độ nào các bên liên quan thực hiện khiếu kiện hiệu quả trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? 116. Việc bắt buộc cam kết nói đúng sự thật (hay việc áp dụng nghĩa vụ chứng minh) đã hỗ trợ ở mức độ nào quyền sử dụng và/hoặc bảo vệ môi trƣờng? 117. Tƣ cách pháp lý đƣợc toà án xác định rõ ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM 118. Những nguyên tắc hạn chế hoặc giới hạn của toà án có tính hỗ trợ ở mức độ nào đối với những quyền lợi về môi trƣờng và “quyền tiếp cận” trong trƣờng hợp đang nghiên cứu TIỂU ĐỀ: Tính kịp thời 119. Vụ kiện có chƣơng trình rõ ràng đến mức nào và có cung cấp cho cả hai bên đầy đủ thông báo và lƣợng thời gian hợp lý để hành động không? 120. Toà án đã giảm thiểu ở mức độ nào những trì hoãn khi xét xử và khi ra quyết định về khiếu kiện bồi thƣờng? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Các kênh tiếp cận 121. Có sự lựa chọn ở mức độ nào các toà án để xét xử khiếu kiện bồi thƣờng? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc 122. Toà án yêu cầu nhân viên chịu trách nhiệm một cách rõ ràng việc trả lời những thắc mắc của công dân muốn khiếu kiện và cung cấp những thông tin liên quan cho công chúng ở mức độ nào? 123. Việc hƣớng dẫn hoặc đào tạo cho các thành viên toà án về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên ở mức độ nào trong 3 năm vừa qua? CORE 124. Việc hƣớng dẫn hoặc đào tạo về môi trƣờng cho các thành viên toà án về môi trƣờng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên ở mức độ nào trong 3 năm vừa qua? TRỌNG TÂM 125. Việc phân bổ ngân sách nhà nƣớc nhằm hỗ trợ chức năng tƣ pháp của toà án đủ ở mức độ nào? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan địa phƣơng 126. Các công chức nhà nƣớc cấp địa phƣơng liên quan đến trƣờng hợp nghiên cứu đƣợc hƣớng dẫn và đào tạo thƣờng xuyên ở mức độ nào về quyền tiếp cận tƣ pháp trong 3 năm vừa qua? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho công chúng 127. Những hƣớng dẫn cho công chúng về cách sử dụng toà án rõ ràng và thuận tiện ở mức độ nào? TRỌNG TÂM
104
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
128. Những hoạt động nâng cao năng lực cho công chúng về cách sử dụng toà án đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên ở mức độ nào trong 3 năm vừa qua?
Chủ đề:: CÁC CHỈ THỊ VỀ HIỆU QUẢ
Quyền tiếp cận tƣ pháp TIỂU ĐỀ: Các tác động của luật và những nỗ lực của chính phủ 129. Quyết định của toà án đã đƣợc thực hiện ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Các kết quả từ việc cho phép sử dụng 130. Quyết định của toà án đã dẫn đến việc thay đổi hành vi của mọi đối tƣợng tham gia vụ việc ở mức độ nào? 131. Quyết định của toà án trong trƣờng hợp đang nghiên cứu đã dẫn đến những biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trƣờng hoặc sức khoẻ con ngƣời hoặc cải thiện quyền tiếp cận và tham gia ở mức độ nào? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc 132. Thành viên/nhân viên toà án thực hiện trách nhiệm của mình về quyền tiếp cận tƣ pháp tốt ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho công chúng 133. Trong trƣờng hợp đang nghiên cứu, các bên liên quan đã có những kỹ năng và kiến thức cần thiết ở mức độ nào để sử dụng toà án một cách hiệu quả? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực đối với các cơ quan địa phƣơng 134. Các cơ quan nhà nƣớc cấp địa phƣơng đã hỗ trợ về quyền tiếp cận tƣ pháp ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các cơ quan truyền thông 135. Sự tham gia của các cơ quan truyền thông đã hỗ trợ quyền tiếp cận tƣ pháp ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TIỂU ĐỀ: Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội 136. Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự đã hỗ trợ quyền tiếp cận tƣ pháp ở mức độ nào trong trƣờng hợp đang nghiên cứu? TRỌNG TÂM
Chủ đề:: LUẬT
105
_____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____
Nâng cao năng lực 137. Pháp luật và các quy tắc về đăng ký và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy môi trƣờng thuận lợi cho các tổ chức xã hội dân sự ở mức độ nào? TRỌNG TÂM 138. Pháp luật và quy tắc tạo ra ở mức độ nào các động lực mang tính pháp lý khuyến khích sự độc lập về tài chính của các tổ chức xã hội dân sự ? 139. Pháp luật và các quy tắc về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức truyền thông ủng hộ tự do báo chí đangở mức độ nào? TRỌNG TÂM 140. Pháp luật và các quy tắc cho phép các cơ quan truyền thông hƣởng nguồn tài trợ khác nhau đang ở mức độ nào? 141. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào hệ thống các trƣờng công lập dạy môn giáo dục công dân? 142. Pháp luật yêu cầu ở mức độ nào hệ thống các trƣờng công lập dạy môn giáo dục môi trƣờng ? 143. Pháp luật yêu cầu chính phủ cung cấp hỗ trợ pháp luật miễn phí ở mức độ nào? TRỌNG TÂM
Chủ đề:: CÁC CHỈ THỊ VỀ NỖ LỰC
Nâng cao năng lực TIỂU ĐỀ: Phạm vi và chất lƣợng tiếp cận 144. Chính phủ cung cấp tốt ở mức độ nào nguồn lực cho các lớp huấn luyện hoặc các khoá giảng dạy về quyền tiếp cận cho các giáo viên công lập ? TRỌNG TÂM 145. Chính phủ cung cấp cơ hội và động lực tốt ở mức độ nào để nâng cao chuyên môn của các giáo viên dạy giáo dục môi trƣờng ? TIỂU ĐỀ: Chi phí và khả năng chi trả TIỂU ĐỀ: Tính công bằng và bình đẳng 146. Chính phủ thực hiện các quy tắc và quy định về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự công bằng ở mức độ nào? 147. Chính phủ thực hiện các quy tắc và quy định về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức truyền thông công bằng ở mức độ nào? 148. Chính phủ cung cấp hỗ trợ pháp luật miễn phí ở mức độ nào? TRỌNG TÂM
Nguồn: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2007), Báo cáo tổng hợp các nghiên cứu điển hình của dự án quyền tiếp cận môi trường tại Việt Nam. [6]
106