-cau 1: Vì sao vấn đề dân tộc mang tính chiến lược và nóng hổi -cau 2: Vì sao trong thời đại ngày nay các thế lực phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để chóng lại sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân việt nam -cau 3: Hiểu như thế nào về sự hình thành dân tộc ở việt nam -cau 4: Vì sao CM tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân -cau 5: Vì sao trong thời đại ngày nay các thế lực phản động thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống lại sự nghiệp CM công nhân việt nam, hãy tìm biện pháp để chống lại chúng. - cau 7: Vì sao trong thời đại ngày nay mô hình 1 vợ 1 chồng, ít con, bình đẳng là mô hình tiến bộ nhất. -cau 8: Vì sao trong thời đại ngày nay nguồn lực con người có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia dân tộc trên con đường phát triển tra loi Cau 01: Vì sao vấn đề dân tộc mang tính chiến lược và nóng hổi. - Vì Dân tộc VN phân bố rải rác . các dân tộc thiểu số cư trú trên những địa bàn trọng yếu về an ninh chính trị kinh tế xã hội . - Lợi dung trình độ dân trí thấp , các thế lực thù địch đã xuyên tạc đường lối cách mạng của Đảng kích động họ chống phá nhà nước , cho nên một trong các biện pháp giải quyết là xây dựng đội ngũ cán bộ các dân tộc ít người , nâng cao dân trí , thu hẹp khoảng cách vời miền xuôi Đã có một thời, vấn đề dân tộc tưởng chừng như đã được giải quyết xong xuôi, nhưng ngày nay nó lại nổi lên như một văn đề thời sự nóng hổi nhất. Đây là vấn đề cực kỳ phức tạp và rắc rối. Trên thế giới, hàng ngày hàng giờ chiến sự vẫn tiếp tục nổ ra xoay quanh việc tranh chấp lãnh thổ, thanh lọc sắc tộc mà thực chất là vấn đề dân tộc. Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục làm đau đầu các nhà lãnh đạo tại các quốc gia đa sắc tộc. Nếu không giải quyết tốt thì tại mỗi quốc gia này sẽ tiềm ẩn "nhưng thùng thuốc nổ" của chiến tranh, chết chóc. Trên chính trường thế giới, các cuộc chiến tranh Iran - Irắc và Irắc - Côoét vừa mới nguội tắt, khói lửa của cuộc xung đột sắc tộc ở Nam Phi chưa kịp tan thì cuộc chiến tranh "huynh đệ tương tàn" ở Nam Tư lại tiếp tục. Thậm chí, ngay cả khi đã dẹp xong Taliban, ở Apganistan vấn đề sắc tộc vẫn có nguy cơ bùng phát trong việc cai quản đất nước. Do sự phức tạp của vấn đề dân tộc nên hiện nay các học giả trên thế giới đang tìm cách xác định lại khái niệm này. Chính vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề này vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi và cấp bách. Link đọc thêm: Cau 02: Vì sao trong thời đại ngày nay các thế lực phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để chóng lại sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân việt nam - Dân tộc VN phân bố rải rác . các dân tộc thiểu số cư trú trên những địa bàn trọng yếu về an ninh chính trị kinh tế xã hội. - Lợi dung trình độ dân trí thấp , các thế lực thù địch đã xuyên tạc đường lối cách mạng
của Đảng kích động họ chống phá nhà nước , cho nên một trong các biện pháp giải quyết là xây dựng đội ngũ cán bộ các dân tộc ít người , nâng cao dân trí , thu hẹp khoảng cách vời miền xuôi - So với đồng bằng và vùng đã phát triển tương đối thì miền núi và vùng dân tộc thiểu số còn là vùng khó khăn nhất, còn nhiều kẽ hở để bọn phản động dễ lợi dụng, khoảng cách còn khá xa, tỷ lệ đói nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao; đã xuất hiện những hiện tượng chệch hướng, nếu trong thời gian tới không có những giải pháp hữu hiệu có thể khoảng cách đó còn xa hơn nữa sẽ không có lợi cho sự ổn định phát triển bền vững của đất nước Cách giải quyết + Có chính sách phát triển hàng hóa ở vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng của từng dân tộc; + Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc; + Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, cấm mọi hành vi mệt thị và chia rẽ dân tộc; + Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, nâng cao dân trí , thu hẹp khoảng cách vời miền xuôi. Cau 03: Hiểu như thế nào về sự hình thành dân tộc ở việt nam (không hiểu câu hỏi này lắm vì trong giáo trình mình học chỉ có phần sự hình thành dân tộc chứ đâu có học cụ thể là dân tộc VN đâu?) Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn: Theo các nhà nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở
xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại Chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á. Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (Bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt, Âu Việt (Tây Âu) (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc bộ, Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, TàyThái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm .Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau: Địa bàn cư trú của người Bách Việt: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam . Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam đang cập nhật... Cau 04: Vì sao CM tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân Để hiểu đúng nhận định này ta cần hiểu thuốc phiện là gì?Thuốc phiện ngay từ lúc phát hiện đến nay được sử dụng trong y học như một thứ thuốc giảm đau hiệu quả, thuốc phiện từng được xem như một phát kiến vĩ đại trong thế kỷ 19. Về bản chất thuốc phiện không xấu nhưng do tính chất gây nghiện, với mục đích sử dụng không lành mạnh thuốc phiện đã bị xem thư một thứ ma túy làm cho con người đắm chìm trong lạc thú hư ảo xa rời thực tại, con người không còn làm chủ bản thân mình được nữa. Ngày nay, nói đến thuốc phiện chúng ta thường nghĩ ngay đến mặt tiêu cực của nó và chính vì vậy khi giải thích câu nói nổi tiếng của Mác: “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân“ chúng ta thường nghĩ Mác cũng như CNXH bài bác tôn giáo. Thực chất chúng ta phải nhìn hai mặt của một vấn đề. Luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc phiện, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống. Tôn giáo giúp con người mạnh mẽ hơn và biết tin vào những điều tốt đẹp.Tuy nhiên ,cùng với sự thiêú hiểu biết Tôn giáo cũng thường đi kèm với sự u mê và mù quáng. Tôn giáo là thứ mà người ta tin theo. Đầu tiên là tin sau đó sẽ theo tức là người ta suy nghĩ, hành động cũng theo tôn giáo. Nói nó là thuốc phiện bởi khi đã tin thì thường người ta tin tuyệt đối, không rời bỏ và luôn tôn thờ nó. Không tách được ra vì nó ăn sâu vào
trong đời sống vật chất và tinh thần của con người, hơn nữa nó làm thõa mãn rất nhiều nhu cầu tinh thần của con người. Một mặt tôn giáo cũng hướng con người đến hạnh phúc hư ảo, niềm hy vọng hão huyền làm tiêu tan nghị lực, nhụt ý chí phấn đấu, hạn chế quá trình vươn lên làm chủ con người. Từ 2 điểm này có thể thấy nó cũng giống như thuốc phiện vậy, làm thỏa mãn tinh thần và không thể tách ra được(hoặc rất khó khăn để tách). Thuốc phiện mang đến sự thỏa mãn nhưng chỉ là sự thỏa mãn giả tạo và tức thời hơn nữa sẽ tàn phá thân thể cũng như tinh thần người nghiện. Tôn giáo cũng có thể như thế, nó làm cho người ta chỉ theo 1 trường phái, 1 khuynh hướng nhất định dẫn đến bảo thủ, hạn chế về nhận thức từ đó dẫn đến lạc hậu, mông muội... Đã có biết bao nhiêu kẻ đã lợi dụng vào tôn giáo ,đức tin để mê hoặc,kích động và chia rẽ cộng đồng để đạt được những mưu đồ của mình.Tuy nhiên , ta cũng ko thể nào phủ nhận những giá trị mà các tôn giáo đã mang lại cho sự phát triển của loài người. Tôn giáo hiện đại phát triển theo chiều hướng tích cực hơn bới nhận thức của người theo tôn giá0o cũng đã được nâng lên nhiều và cũng có cống hiến nhiều cho xã hội. Tôn giáo bản thân nó hầu hết khuyên con người sống lương thiện, chan hòa với nhau nên có rất nhiều những tác động tích cực. Tuy nhiên cũng có những tôn giáo thuộc "tà" làm mông muội tinh thần và ngăn trở sự phát triển sự đi lên của xã hội. Từ các ý phân tích trên ta thấy được ý nghĩa xác đáng và rất sâu sắc trong nhận định của C.Mác về tôn giáo. Cau 05: Vì sao trong thời đại ngày nay các thế lực phản động thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống lại sự nghiệp CM công nhân việt nam, hãy tìm biện pháp để chống lại chúng. - Tôn giáo đã tồn tại lâu đời ăn sâu vào tiền thức, tâm lý của giáo dân. Người theo tôn giáo tin tưởng làm theo đức tin của mình một cách mù quáng vì vậy rất dễ bị kích động, lợi dụng. - Đảng và nhà nước hoạch định chủ trương,chính sách đối với tôn giáo ở tầm vĩ mô.Đồng thời chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam được xây dựng trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng-tôn giáo.Và theo đó thì giải quyết vấn đề tôn giáo mang ý nghĩa giải phóng con người vì tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của con người,giải quyết tôn giáo là vì hạnh phúc thực sự của con người. Các thế lực thù địch lợi dụng điều này để kích động quần chúng nhân dân. - Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm . tôn giáo phản ánh nhu cầu giải phóng của nhân dân muốn thoát khỏi sự áp bức bóc lột của các thế lực tự nhiên xã hội . khi giai cấp có đối kháng tính chính trị của tôn giáo đc thể hiện , các thế lực thù địch đã lợi dụng điểm này để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc chống lại sự nghiệp cách mạng Biện Pháp: Tín ngưỡng,tôn giáo là 1 vấn đề nhạy cảm và phức tạp,vì vậy giải quyết vấn đề tôn giáo trong CNXH cần phải hết sức thận trọng,tỉ mỉ và chuẩn xác,phải có những quan điểm chỉ đạo đúng đắn.Đó là: - Khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống XH, phải gắn liền với quá trình cải tạo XH cũ,xây dựng xã hội mới là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân. - Đoàn kết giữa những người theo hoặc ko theo tôn giáo,đoàn kết giữa những người theo tôn giáo khác nhau,đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Phát huy những giá trị văn hóa,đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo” - Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan,các hành vi lợi dụng tín ngưỡng,tôn giáo làm phương tiện hại đến lợi ích chung của đất nước,vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân - Hướng các chức sắc tôn giáo hội hoạt động theo đúng pháp luật,ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo,làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với sự nghiệp cách mạng của toàn dân,thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở 1 số nước độc lập. - Nâng cao cảnh giác,kịp thời chống lại âm mưu,thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước,lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân,chống CNXH. - Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo đúng pháp luật,đường lối,chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước. Cau 07: Vì sao trong thời đại ngày nay mô hình 1 vợ 1 chồng, ít con, bình đẳng là mô hình tiến bộ nhất. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phân tích vị trí, vai trò của gia đình đối với xã hội. Như ta đã biết đối với Xã hội, Gia đình đóng những vai trò sau: - Chức năng tái sản xuất ra con người - Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình - Chức năng giáo dục của gia đình - Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình. Gia đình một vợ một chồng ít con là một gia đình no ấm có đầy đủ về vật chất như đủ ăn, đủ mặc, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, có nhà ở ổn định, vững chắc, có tiện nghi thiết yếu phù hợp phục vụ sinh hoạt và làm việc. Gia đình một vợ một chồng ít con được coi là bình đẳng các thành viên trong gia đình có khả năng và tuỳ theo khả năng cùng chia sẻ, bàn bạc và quyết định, tham gia vào mọi công việc. Có cơ hội như nhau để hưởng các quyền lợi trong học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ, hưởng thụ văn hoá, tham gia công tác xã hội và sinh hoạt cộng đồng. Trong gia đình không phân biệt con trai, con gái, không có bạo hành. Gia đình một vợ một chồng ít con là Gia đình tiến bộ: lao động giỏi, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Mọi thành viên thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, có lối sống lành mạnh, văn minh, biết tôn trọng, giữ gìn thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Gia đình hạnh phúc khi các thành viên hoàn toàn hài lòng, toại nguyện với tổ ấm của mình và đạt cả ba tiêu chí về "no ấm, bình đẳng, tiến bộ" Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội có thể ví xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được "sắp xếp, tổ chức" theo nhiều mối quan hệ trong đó gia đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên. Như vậy vị trí, vai trò của gia đình trong một xã hội tiến bộ là rất quan trọng mang tính sống còn, mô hình gia đình tiến bộ nhất là mô hình đáp ứng được vị trí,
vai trò của mình đối với Xã hội. Gia đình 1 vợ một chồng ít con đảm bảo vai trò tái sản xuất con người. Một vợ một chồng hạnh phúc, yêu thương con cái đáp ứng được vai trò tâm sinh lý tình cảm của gia đình. Một vợ một chồng ít con, vợ chồng đồng thuận nuôi dạy con tốt đáp ứng được chức năng kinh tế và giáo dục. Gia đình một vợ một chồng có thể nói là đáp ứng hầu hết vị trí vai trò của nó trong một xã hội tiến bộ, vì vậy có thể nói mô hình một vợ một chồng, ít con là mô hình tiến bộ nhất. Cau 08: Vì sao trong thời đại ngày nay nguồn lực con người có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia dân tộc trên con đường phát triển - Trong các nguồn lực có thể khai thác thì nguồn lực con người là quyết định nhất bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Khi so sánh với các nguồn lực khác thì nguồn lực con người càng thể hiện vị trí quan trọng của mình. Con người là nguồn lực duy nhất biết tác động vào các nguồn lực khác để thúc đẩy các nguồn lực khác khởi động, đồng thời con người biết gắn kết chúng lại để tạo ra sức mạnh cho sự phát triển. Nếu không có các nguồn lực khác thì nguồn lực con người cũng rất khó thể hiện được vai trò của mình. Tuy nhiên, nếu không có nguồn lực con người tác động vào các nguồn lực khác sẽ không có ý nghĩa gì cho quá trình phát triển. - Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt ,ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng ,phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờ cạn.Ngược lại nguồn lực con người càng được sử dụng ,lại càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả. Trong thời đại ngày nay nguồn lực con người có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia dân tộc trên con đường phát triển Để làm rõ quan điểm trên,chúng ta tiến hành nghiên cứu vai trò nguồn lực con người trong các lĩnh vực :kinh tế,chính trị,văn hóa và xã hội. a) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế Trong bất cứ xã hội nao,người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất.V.I.Lênin đã chỉ ra:”Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân ,là người lao động”. Con người khi được làm chủ tư liệu sản xuất,được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng kinh tế.Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng ,do vậy, các quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. Trong quá trình xây dựng CNXH,người lao động đã trở thành người làm chủ đất nước,làm chủ quá trình tổ chức quản lý sản xuất.Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người ,phát triển kinh tế-xã hôi nhanh và bền vững ,làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. b) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản,Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng,nước ta phải đi đến dân chủ thực sự,”Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội,để nâng cao đời sống của nhân dân,thực hiện dân chủ thực sự” Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận ,hiểu biết thực tiễn ,thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân ,sẽ hết lòng phụng sự và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Cán bộ nhà nước tích cực tuyên truyền đường lối của đảng,kết hợp với việc người dân chủ động tích cực thực hiện đường lối đó sẽ làm tăng sức mạnh của nhà nước XHCN. Nói về vai trò quân chúng tham gia công việc của Nhà nước,Hồ Chí Minh đã viết:khi người dân”…biết hưởng quyền dân chủ,biết dùng quyền dân chủ của mỉnh dám nói ,dám làm”,”thì việc khó khăn mấy họ cũng lam được,hy sinh mấy họ cũng không sợ”. Có thể khẳng định ,nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước XHCN,nhà nước của dân,do dân,vì dân;Trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng,bảo vệ chế độ XHCN;đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. c) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa Nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội. Quần chúng lao động là những người góp phân xây dựng nên những công trình văn hóa ,những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Một khi con người có tri thức ,có hiểu biết vầ các hình thức nghệ thuật,sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Con người có văn hóa cũng là những người có nghĩa vụ bảo tốn di sản văn hóa của đất nước ,của nhân loại. Trình độ tri thức của mỗi người về văn hóa là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác,loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mình,làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ tri thức ,tạo điều kiện tốt cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước ,cho sự phát triển của xã hội. d) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội Những vấn đề xã hội bao gồm:Vấn đề lao động việc làm,thực hiện công bằng xã hội,xóa đói –giảm nghèo…muốn giải quyết tốt những vấn đề này,đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con người. Muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm ,đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người từ nâng cao sức khỏe,trình độ học vấn ,tay nghề ,năng lực quản lý,tới ý thức chính trị cho người lao động. Chính sách xóa đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính những người nghèo thấy được trách nhiệm của mình để nỗ lực phấn đấu vươn lên. Như vậy con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất ,mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội.Sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng sẽ tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức ,cải tạo tự nhiên và xã hội. Hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người tùy thuộc vào chế độ xã hội,cơ chế và chính sách của xã hội. Nguồn lực con người không khai thác ,không phát huy được là lãng phí lớn nhất.Nước ta đang còn là một nước nghèo,kinh tế kém phát triển,thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng.